Chương 10: Ngượng Ngùng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng








Tôn sư trọng đạo là điều tiên quyết,

tự cao tự phụ là điều tối kị.

Năm Tái Hữu thứ Hai mươi mốt, Lâm Xuyên Quận vương Kha Nhiên mười bốn tuổi, Thất điện hạ Tiểu Đường tám tuổi, Thập Tứ điện hạ Dụ Ngôn năm tuổi.

Ngôi Trữ quân chưa định.

Mặc dù kiếp trước Dụ Ngôn không có tư duy chính trị, thế nhưng bốn năm thính chính ở Cẩn Thân điện, bây giờ nàng cũng có thể coi là có chút tâm tư, có đủ hiểu biết về Tấn triều.

Đồng hồ nước, truyền giáo, nước hoa, hỏa thương,... và còn nhiều manh mối khác nữa, chỉ ra rằng triều đại này quả thật song song với Minh triều. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương bãi bỏ chế độ Thừa Tướng đứng đầu quan lại, Minh Thành Tổ Chu Lệ lập Nội Các, nắm chắc trong tay quốc sách triều cương. Nội Các là nơi bàn luận chính sự, dưới có Lục bộ, dưới Lục bộ có các Thừa tuyên bố chính sứ ty, Đề hình án sát ty, Đô chỉ huy sứ ty. Phối hợp chặt chẽ, từ hành chính đến tư pháp, quân sự.

Dưới thời Minh Tuyên Tông, Nội Các đưa kiến nghị phối hợp với một trong mười hai giám - chính là Tư Lễ giám, cùng nhau luận nghị can gián những quyết định đã được Hoàng đế thông qua, sau đó mới thành chiếu chỉ, xuống đến Lục bộ. Cũng chính vì lẽ này mà quyền lực san đều, vừa kìm hãm vừa phối hợp lẫn nhau, không để cá nhân nào nắm trong tay quá nhiều quyền lực, dẫn đến thảm trạng thao túng triều đình. Pháp chế, triều cương của Tấn triều gần như là hoàn toàn tương đồng với Minh triều, dưới Hoàng đế có Nội Các, dưới Nội Các có Tả tướng Hữu tướng khắc chế lẫn nhau, Nội đình mặc dù có Thập Nhị giám, lại không có Thiệp chính.

Hoàng đế vẫn là Quân chủ cao cao tại thượng, phía dưới có Tả - Hữu phò trợ lại khắc chế lẫn nhau, cơ hồ là làm thành một khóa sắt, không thể nào có sơ hở cho quyền thần lộng hành.

Nhưng rồi lại vẫn có một câu hỏi chưa có lời giải.

Ngôi Trữ quân có nên để trống hay không?

Không nên. Vậy nếu như lập, lập ai?

Với năng lực nhìn thời thế của bá quan trong triều, những năm qua đã sớm nhìn ra được Hoàng đế và Tiêu Thận có ý hướng về Thất điện hạ Tiểu Đường. Thân phụ của Tiểu Đường là Hoàng đệ cùng chi với Hoàng đế. Năm ấy tước Vương bị giáng xuống thành Quận Vương, cũng là do hắn và Khổng Hoài Tín đối nghịch, bị Khổng Hoài Tín lợi dùng thiên thời mà xúi giục thao túng đám Ngự Sử buộc tội. Sau, Khổng Hoài Tín thoái ẩn quan trường, Trưởng tử Tôn Nhuế nối theo gót cha, cầm hốt của Hữu tướng quyền cao chức trọng, tâm tư thâm sâu, đã nhìn ra được nếu Kha Nhiên đăng cơ, án của đời trước rồi sẽ lần nữa bị mang lên.

Tôn Nhuế, dường như nghiêng về phía Lâm Xuyên Quận vương Kha Nhiên. Sinh phụ của Kha Nhiên, Thọ Vương, phong đất xứ Điền Nam, nơi ấy khó có thể coi là đất lành phì nhiêu, mà còn có thể nói là đất phong thủy không lành. Thời điểm Kha Nhiên nhập cung làm dưỡng tử của Hoàng đế, khi ấy hắn đã mười tuổi, hiểu được ai là thân sinh phụ mẫu, gì là huyết nhục tình thân. Tuy rằng cung kính quỳ lạy khấu đầu gọi "phụ hoàng mẫu hậu", thế nhưng trong lòng hẳn là phải có phụ mẫu thân sinh. Thọ Vương ở đất Điền Nam xa xôi, trong Hoàng cung Yến Kinh này, Kha Nhiên và Thọ Vương phi ngụ tại Cam Tuyền cung, cô nhi quả phụ dễ thao túng, dùng chút thủ đoạn, chẳng mấy chốc mà phục tùng.

Mỗi khi thiết triều nghị sự, Lưu Vũ Hân và Tôn Nhuế chưa bao giờ thôi căng thẳng. Quyền quyết định tối cao vẫn nằm trong tay Hoàng đế, Hoàng đế xuống chỉ liền xong xuôi – Chuyện đâu có đơn giản như thế? Hoàng đế vừa bày tỏ nghiêng về phía Tiểu Đường, đã có Ngự sử Đô Sát viện, dẫn theo Cấp sự trung Lục khoa, dâng tấu gián nghị, đương nhiên, chính là mang án cũ năm xưa ra, rằng thân phụ bị giáng tước, việc lập Trữ quân phải cân nhắc thận trọng. Cấp sự trung Lục khoa và Ngự sử Đô Sát viện này nắm trong tay lợi thế không nhỏ. Lục khoa cấp sự là cơ quan gián nghị, thậm chí còn có thể bác ý chỉ của Hoàng đế. Đô Sát viện là cơ quan giám sát tối cao, duy trì trật tự trong triều, mà Ngự sử của Đô Sát viện, đôi khi chỉ nói vài lời cũng đã đủ để tiễn một mạng người.

Con người là phàm nhân, không phải thánh hiền, ai sống trêи đời lại không có sai lầm. Hoàng đế đăng cơ đã lâu, thế nhưng nhìn xuống bách tính cũng chỉ là nhìn qua những con chữ trong tấu chương mà triều thần dâng lên. Pháp chế triều cương rất chắc, nhưng giả như, nếu vẫn có lừa trêи gạt dưới, cuối cùng vẫn là không thể nắm tường tận trong lòng bàn tay được. Dù là triều đại nào, có trung thần, ắt phải có gian thần, trước tiền triều dù cho là sóng yên biển lặng, nhưng ai dám chắc mạch nước ngầm không sôi sục?

Lại nói, Kim Lăng Khổng thị là dòng dõi thế gia vọng tộc, đã trải qua hơn hai trăm năm hương hỏa nghi ngút, có qua lại với danh sĩ uyên thâm chốn dân gian, được võ tướng quyền thần trong triều đình ủng hộ. Tôn Nhuế ủng hộ Kha Nhiên, việc này không có gì khó, nhìn vào hợp tình hợp lý.

Giả như, Hoàng đế vẫn cố ý muốn lập Tiểu Đường lên ngôi Trữ quân, có lẽ ngôn quan sẽ viết tấu từ quan, cởi mũ cánh chuồn, gấp lại quan phục. Nếu Hoàng đế cố chấp hơn nữa, rồi cũng sẽ nhận lấy tám chữ "trí tuệ hẹp hòi, chuyên quyền độc đoán", sau này, tên trong sử sách khó trách được một vết nhơ.

Âu vì lẽ đó, Trữ vị vẫn bỏ ngỏ tới nay.

Suy cho cùng, ngôi Trữ quân này rốt cuộc là của Kha Nhiên hay là Tiểu Đường – hết thảy những việc này cũng không có liên quan tới Thâp Tứ điện hạ Dụ Ngôn. Sự tồn tại của nàng, cũng có thể coi là một bảo kiếm trừ tà dành cho Tuyết Tự cung, để bảo vệ che chở cho tôn tử hoàng tự.

Tới nay Dụ Ngôn vẫn khỏe mạnh, quan hệ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu cũng dần dịu đi.





Mặt trời nhô lên, ban mai ló rạng.

Hoàng hậu tới búi tóc cho Dụ Ngôn, đứa trẻ này lại làm trò cũ, gục đầu trên tay nàng không chịu động đậy. Hoàng hậu nhìn ra âm mưu, rồi cũng chỉ mỉm cười.

"Buồn ngủ phải không, buồn ngủ thì nằm xuống ngủ đi, Cẩn Thân điện cũng không cần phải tới nữa, ta cho người đi nói với phụ hoàng ngươi một câu là được rồi."

Uy hiếp rõ ràng!

Dụ Ngôn mím môi: "Không cần... Gần đây tâm tình phụ hoàng rất tốt, rất có hứng đấy, nhi thần nào dám chọc phụ hoàng mất vui."

Tiên hoàng hậu đã băng thệ được gần bảy năm, miếu hiệu đã định từ lâu, Hoàng đế vậy mà vẫn ngủ mơ thấy Tiên hoàng hậu, nhớ mong trong lòng vẫn chưa mấy nguôi ngoai. Có vài Ngự sử dám can gián nói thẳng, rồi lại chạm đến điểm cấm kỵ của Đế vương, Hoàng đế ban trượng đánh đến tàn phế. Dụ Ngôn chưa từng tận mắt thấy cảnh ấy, thế nhưng chưa từng nghĩ Hoàng đế lại tàn nhẫn như vậy, nhất thời cũng không khỏi sinh khiếp đảm sợ hãi.

Vừa dứt lời, đột nhiên Dụ Ngôn thấy mình bị đẩy một cái, đến lúc hoàn hồn đã nằm sấp xuống, cũng chỉ có thể ngước đầu lên dùng ánh mắt mờ mịt mà nhìn Hoàng hậu. Nét cười trên môi càng lúc càng sâu, Hoàng hậu đánh mông hài tử, gọi là đánh, thế nhưng chẳng dùng mấy phần lực, coi như là lướt qua lớp vải mà thôi.

"Không dám chọc phụ hoàng tức giận nhưng mỗi sáng thức dậy đều ở đây nghiêng ngả với ta, chính là cố ý bắt nạt mẫu hậu phải không?"

Dụ Ngôn biến ngốc trong chốc lát, mặt hồng lên, màu hồng giống với màu hồng của nắng sớm phía bên ngoài kia, mặt áp xuống chăn, tựa như chỉ hận không thể chôn đầu vào đó.

Tư thế này, lại còn bị mẫu hậu đánh, mất thể diện tới mức nào?

"Đau sao?"

Hoàng hậu nghiêng đầu nhìn, thấy mặt đứa trẻ này đã hồng lên cả, ấp úng không nói nên lời. Tưởng mình quá tay rồi, nhíu mày muốn cởi trung y của Dụ Ngôn ra kiểm tra. Đầu ngón tay nàng lúc nào cũng lành lạnh, chạm tới bên hông khiến cho Dụ Ngôn bất giác giật mình, vội vàng giữ lấy bàn tay kia.

"Không đau không đau, thoải mái..."

"Thoái mái?" Hoàng hậu nghi hoặc.

Dụ Ngôn hoảng, thực lòng thực dạ không hiểu hai chữ kia là từ đâu mà ra, bản thân nàng cũng không hiểu! Lồm cồm bò dậy, lui sâu vào góc giường, nấp phía sau đống chăn, giọng nói ấp úng.

"Mẫu hậu đừng chọc nhi thần, nhi thần... da mặt mỏng."

Nói đùa hay nói thật đây? Ngày ngày bám dính lấy ta, ta đuổi cũng không được, da mặt mỏng?

Hoàng hậu nghe, cười một tiếng, rồi lắc đầu. Lại ngồi vào gần một chút, kéo đống chăn xuống, dịu giọng dỗ dành.

"Được rồi, mẫu hậu không chọc ngươi. Mau ra đây, coi chừng muộn giờ."

Hai má vẫn chưa hết nóng, Dụ Ngôn vẫn không chịu đi ra.
Nụ cười của Hoàng hậu nhạt bớt, hạ giọng.

"Tiểu Tứ, đi ra."

Hoàng hậu nói chuyện, trước nay đều là ôn thanh hòa khí, mỗi khi tông giọng thấp xuống, ắt sẽ khiến người ta cảm thấy uy áp. Dụ Ngôn đương nhiên thích được dung túng nuông chiều, thế nhưng cũng rất biết ơn mỗi khi Hoàng hậu nghiêm khắc, bởi vì nàng hiểu rằng chỉ có những người thật sự quan tâm đến ngươi mới có thể chỉ ra sai lầm thiếu sót của ngươi, thúc giục cho ngươi càng lúc càng trưởng thành. Mỗi lúc như vậy, Dụ Ngôn không oán trách, mà biết ơn.

Chẳng mấy chốc sau Dụ Ngôn đã lồm cồm bò ra. Hoàng hậu nhìn bộ dáng nhăn nhăn nhó nhó kia cũng cảm thấy thật buồn cười, lại chỉnh lại nếp tóc cho nàng. Cung nga đã vào điện chuẩn bị hầu rửa mặt thay y phục rồi, lại nghe Hoàng hậu nói với Dụ Ngôn.

"Con trẻ nhà ai chưa từng bị đánh đòn, xấu hổ vì nỗi gì chứ. Mồ hôi ướt gáy rồi, lát nữa ra ngoài nhiễm lạnh, sinh bệnh cũng chẳng phải mình ngươi chịu khổ."

Cung nhân nghe thế, có người cười khẽ. Chuyện này một truyền mười, mười truyền trăm, chỉ sợ toàn bộ trên dưới Tuyết Tự cung sẽ đều biết hôm nay Thập Tứ điện hạ bị đánh đòn.

Hoàng hậu nhận lấy khăn ấm, thấm mồ hôi sau gáy cho Dụ Ngôn, lại thấy vành tai nàng đỏ hồng lên, lập tức nghiêng đầu quét mắt nhìn quanh. Ánh mắt kia cực kỳ nhẹ, ấy thế mà khiến cung nga đứng đó lập tức cúi đầu mím môi. Hẳn là không cần nàng phải mở miệng dặn dò, cung nhân trên dưới sẽ tự biết mà giữ mồm giữ miệng, không để thể diện của Thập Tứ điện hạ da mặt mỏng như trường thành kia tổn hại dù chỉ một chút.

Văn Hoa điện nằm ở phía Đông Hoàng thành, lập nên, chính là để làm nơi cho Trữ quân tu dưỡng nhiếp sự. Cung điện trong Hoàng thành đều dùng ngói lưu ly vàng rực, chỉ duy có Văn Hoa điện khác biệt. Theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, phương Đông thuộc Mộc, mà Mộc gắn với màu xanh của cây cối, sức sống tràn dầy, tự nhiên sinh trưởng. Tầng tầng lớp lớp mái ngói của Văn Hoa điện đều được dùng mái ngói lưu ly lục sắc, cũng có ý tứ rằng tổ tiên dòng dõi hoàng thất nhà họ Đường phù hộ che chở cho tôn tử, phúc khí dài lâu.

Phu tử, tên Thương Tán, là Đại học sĩ Hàn Lâm viện, xuất thân Trạng Nguyên nhất giáp năm Nhĩ Thuận, đức cao vọng trọng, là lão học sĩ mà mỗi người trong triều đều kính trọng.

Hôm đó Thương Tán vừa tiễn vài vị quan viên Hàn Lâm viện trẻ tuổi quay về Văn Hoa điện, từ xa đi tới, đi tới gần lại chợt nghe thấy tiếng của trẻ con.

"Hôm qua môn sinh không dự giảng, việc học chậm trễ. Môn sinh tạ lỗi, xin lão sư lượng thứ."

Từ khi bắt đầu cầm trên tay sách vở, mỗi khi Dụ Ngôn vắng mặt, hôm sau tới đều sẽ đích thân tạ lỗi với Thương Tán. Hoặc là có sự khác, hoặc là do bệnh tật, vắng mặt không dự giảng cũng đều là uổng công sư phụ soạn bài, phụ lòng phu tử lo lắng. Người khác thay mình tạ lỗi và chính bản thân mình tạ lỗi, đều là tạ lỗi, thế nhưng khác biệt rất lớn. Thương Tán nghĩ, có lẽ là đứa trẻ này được Hoàng hậu dạy dỗ, dòng dõi thế gia vô cùng trọng lễ tiết, tôn sư trọng đạo là điều tiên quyết, tự cao tự phụ là điều tối kị.

Dụ Ngôn để nội thị đứng đợi ở phía xa, tự mình đứng ở chỗ rẽ này đợi Thương Tán. Vóc người nhỏ bé, nếu đứng cạnh người khác, sợ là sẽ bị bỏ qua. Thương Tán nghe tiếng quen thuộc, cũng theo đó mà nhìn về, nhìn thấy Dụ Ngôn, nhanh chóng tới đỡ đứa trẻ lúc này đang hành lễ sư đồ đứng thẳng dậy.

"Tiểu điện hạ vẫn khỏe mạnh chứ? Tiết xuân se lạnh, phải càng biết quan tâm tới sức khỏe của bản thân mới phải."

Dụ Ngôn từ nhỏ đã yếu, mỗi khi Dụ Ngôn vắng mặt, Thương Tán sẽ tự cho là đứa trẻ này lại mệt mỏi không khỏe rồi, đâu biết rằng hôm qua nàng ở Tuyết tự cung ngủ tới lúc mặt trời lên lưng chừng mới dậy.

Dụ Ngôn bước bên Thương Tán, bước chân chầm chậm, vô cùng cẩn thận quan tâm đến lão nhân gia, lại nói:

"Để lão sư lo lắng là lỗi của môn sinh, nhưng cũng là điều khiến môn sinh vui vẻ. Lão Sư tuy rằng sức khỏe kiện khang, tinh thần phấn chấn, thế nhưng cũng phải chú ý y phục cho ấm mới được."

Thương Tán xưng là học giả Nho giáo, đương nhiên để ngoài mắt đám phe phái quan lại trên tiền triều, nếu không phải vì lưu luyến tàng thư ở Văn Uyên các, hẳn là cũng đã sớm mai danh ẩn tích từ lâu. Tả tướng và Hữu tướng, đảng phái phân tranh, Trữ quân bỏ ngỏ, ngoại thích loạn chính, vũng nước đục chốn triều đình này, đối với Thương Tán hết thảy cũng đều như mây khói mà thôi.

Người cầu thị ham học hỏi yêu đạo lý, Thương Tán rất yêu thích. Người cầu thị ham học hỏi yêu đạo lý lại thông hiểu lễ tiết, hắn càng trọng. Nói chuyện vài ba câu với Dụ Ngôn, Thương Tán cười thành tiếng, gương mặt đã in hằn những vết nhăn nheo, khi cười lên tràn đầy hòa ái. Vừa bàn chuyện công khóa, hai bóng lưng một lớn một nhỏ, cùng bước bên nhau đi vào chính điện.

**

Lời mạn đàm: Bệ hạ da mặt "mỏng như tường thành" với bán manh không nên nết trong nhà thôi chứ ra ngoài vẫn là có mặt mũi lắm, điện hạ cứ đùa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro