Chap 118: Thuyết giáo mùa cuối tháng 7 năm 2020 của các tiểu thịt tươi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày 26 tháng 7 năm 2020, 16 giờ 30 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 26 tháng 7 năm 2020, 15 giờ 30 phút, GMT + 8, giờ Trung Hoa Đại Lục. Tương đương với ngày 26 tháng 7 năm 2020, 14 giờ 30 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.

Toàn thế giới có hơn 16,2 triệu người nhiễm Covid-19, hơn 648 nghìn người tử vong, hơn 9,9 triệu người hồi phục. Thông số sẽ biến động trong thời gian sắp tới. Tóm tắt ngắn gọn tình hình dịch bệnh hiện tại chỉ bấy nhiêu thôi.

Cụ thể hơn ư? "Cập nhật tình hình Covid-19 ở toàn thế giới theo nguồn Worldometers.info lúc ngày 26 tháng 7 năm 2020, 14 giờ 30 phút, GMT + 7, giờ Đông Nam Á, đã có 16,207,130 ca nhiễm toàn thế giới, trong đó có 648,513 ca tử vong và 9,916,266 ca hồi phục. Tình hình virus corona tại Hoa Kỳ (Mỹ), đã ghi nhận 4,315,709 ca nhiễm, 149,398 ca tử vong và 2,061,692 ca hồi phục. Brazil có 2,396,434 ca nhiễm, 86,496 ca tử vong và 1,617,480 ca hồi phục. Ấn Độ có 1,389,097 ca nhiễm, 32,127 ca tử vong, 887,295 ca hồi phục. Trung Quốc có 83,830 ca nhiễm, 4,634 ca tử vong, 78,908 ca hồi phục. Singapore có 49,888 ca nhiễm, 27 ca tử vong, 45,352 ca hồi phục. Nhật Bản có 28,786 ca nhiễm, 993 ca tử vong và 21,567 ca hồi phục. Hàn Quốc có 14,150 ca nhiễm, 298 ca tử vong, 12,890 ca hồi phục. Thái Lan có 3,291 ca nhiễm, 58 ca tử vong, 3,109 ca hồi phục. Việt Nam có 418 ca nhiễm, 0 ca tử vong, 365 ca hồi phục. Các thông số có thể thay đổi trong các cập nhật kế tiếp." Bản tin cập nhật tình hình Covid-19 quốc tế ngày 26 tháng 7 năm 2020 vang lên những thông số.

Lại thêm một video livestream của Juru tổng hợp đủ kiểu đạo lý, lần này cậu diễn với Kairi, Kou, Lucky, Yamato. Nội dung văn bản như thế này:

Juru: "Người ngốc nếu biết mình ngu muội, tự biết mình là ai, mình đang ở đâu, ít ra còn có thể đánh giá đó là người có trí tuệ. Còn người không biết mình là ai, mình đang ở đâu, luôn tự cho mình là thông minh, ấy mới thực sự là người ngu si."

Kairi: "Làm việc phải chọn chắc mục tiêu, nhưng phải chọn mục tiêu bằng cách nào, chọn mục tiêu như thế nào, đó lại là vấn đề then chốt. Muốn hoàn thành công việc, cần phải lựa chọn mục tiêu chính xác và hợp lý, chỉ có như vậy mới hoàn thành công việc một cách hiệu quả, hiện thực hóa kế hoạch đã định ra. Không có mục tiêu sẽ chẳng khác nào con thuyền nhỏ lênh đênh trôi theo sóng nước trên biển lớn, không biết sẽ dạt về phương nào. Khi chúng ta đặt ra mục tiêu cuộc đời như thế nào, chúng ta sẽ có một cuộc đời thế đó. Một trong những lý do khiến giấc mơ chỉ là giấc mơ, đó là mọi người luôn giữ nó ở một giai đoạn mơ hồ. Chúng ta chắc chắn sẽ không thể thực hiện được giấc mơ, hoài bão, lý tưởng của bản thân nếu chúng ta không thể trả lời được giấc mơ cụ thể, mục tiêu cụ thể của mình là gì. Chỉ khi xác định được mục tiêu một cách rõ ràng, chúng ta mới có thể bám vào đó, từng bước hiện thực hóa những gì đã đặt ra."

Kou: "Thật khó đưa ra định nghĩa chính xác như thế nào là tiểu nhân, rõ ràng khái niệm này không dùng để chỉ người ít tuổi hay vóc dáng nhỏ con, đừng hiểu nhầm giữa tiểu nhân với người nhỏ bé, nói cách khác tiểu nhân có thể điển trai, xinh gái hơn người khác, ăn nói cũng lưu loát văn vẻ chẳng kém ai, rất nhiều kẻ tiểu nhân tướng mạo đường đường, có vẻ thông minh lịch lãm. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý quan sát thể nghiệm, vẫn có thể nhận biết được kẻ tiểu nhân. Nói chung nên hình dung tiểu nhân là người có tâm hồn thấp kém, lòng dạ ích kỷ, hẹp hòi, hành động, cử chỉ thiếu văn hóa, bất chấp lẽ phải, không biết ứng xử theo đúng đạo lý, sẵn sàng áp dụng những thủ đoạn bỉ ổi, độc ác để đạt được mục đích mưu lợi cho mình, trong lời ăn tiếng nói và hành vi thường nổi lên một số đặc điểm như sau: Thích bịa đặt ăn không nói có, khi không gây chuyện; Gây xích mích chia rẽ quan hệ của người khác; Có thói bợ đỡ xu nịnh; Hay lật lọng; Ham theo đuổi quyền lực; Nếu xét thấy có lợi cho mình, thì có gan dẫm lên xác của người khác để tiến thân, coi người khác chỉ là vật hy sinh cho họ, không quan tâm đến mất mát, khổ đau của người khác; Có thói xấu giậu đổ bìm leo, khi ai đó bị vấp váp, thì tìm cách nhấn chìm họ luôn, khi người khác gặp bất hạnh thì trong lòng họ thấy hả hê; Thích tìm kẻ mạnh, khi họ mắc lỗi, thì tìm cách đổ vấy cho người khác để họ chịu tội thay cho mình. Thực ra, những thói xấu của kẻ tiểu nhân không chỉ có bấy nhiêu, nếu đưa ra một nhận xét mang tính tống quát, thì mọi việc phi đạo đức, bất chấp lẽ phải, không có tình người đều là cách biểu hiện đặc trưng của tiểu nhân."

Lucky: "Sống lương thiện, có đức tin là một điều tốt, vì nó sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một 'vị thần' khác cũng quan trọng không kém, có thể giúp chúng ta đối mặt với những nguy nan, đi đến thành công cuối cùng. 'Vị thần' đó chính là bản thân mỗi chúng ta. Chờ đợi ai đó giúp mình, chi bằng hãy tự mình giúp mình. Con người biết suy nghĩ và hành động một cách sáng suốt, linh hoạt thay đổi theo từng tình huống, không quá cực đoan trong bất kỳ một vấn đề gì, nhất định có thể chiến thắng nghịch cảnh, tự mở lối đi cho chính mình."

Yamato: "Lúc còn trẻ cứ nghĩ rằng chỉ một chút thương tổn thôi là bản thân cũng sẽ không chịu đựng nổi. Sau khi đã trải qua mưa gió nhấp nhô trong cuộc sống, mới biết qua những ngày tháng dài đằng đẳng của một kiếp người thì không có gì là không thể tha thứ, không có gì là không thể buông tay.​ Khi còn trẻ, trái tim chúng ta như được bọc bằng lá, bằng hoa, bằng những hi vọng và bằng những nỗi buồn. Lúc ấy, ta thật hồn nhiên, luôn đặt niềm tin vào sự tươi đẹp của cuộc sống để rồi ta dễ dàng rơi lệ trước những việc tưởng chừng nhỏ bé nhất. Những giọt nước mắt của chúng ta lúc ấy thật đỗi quen thuộc. Chúng ta khóc khi thú cưng của ta đi mất, hay khi chia tay, khi bị điểm kém, hay bị cha mẹ trách. Những cú sốc cứ đến rồi cứ qua, khiến ta không sao quên được, khiến ta dường như đau thấu tim can, khiến ta ước mong chỉ có người ở bên chúng ta an ủi, tâm sự, sẻ chia. Khi không có ai, ta lại mở những bài nhạc buồn lên, rồi lại rơi nước mắt."

Juru: "Có phải giữa cách dạy con trai và con gái của nhiều bậc phụ huynh thường dính liền với quan điểm là luôn sẵn lòng an ủi, vỗ về con gái khi buồn, nhưng lại bắt buộc và cố gắng rèn luyện cho con trai phải tự mình vượt qua, con trai phải có bản tính kiên cường, không ủy mị và phải giấu đi cảm xúc yếu đuối. Thế nhưng, các chuyên gia lại cho rằng, phải có sự cân bằng trong quan niệm nuôi dạy con của con trai và con gái sẽ như nhau. Cả hai giới khi gặp vấn đề đều sẽ có những lúc yếu mềm, nhạy và mang theo tâm lý tiêu cực trong lòng. Thay vì muốn con trai của bạn luôn cứng rắn và mạnh mẽ, bạn nên giúp trẻ tự nhận biết cảm xúc của chúng lúc đó thuộc về sắc thái nào, vui buồn, lo lắng, tự hào dũng cảm... Bằng cách đó, con trai của bạn sẽ có cơ hội được bộc lộ và thể hiện cảm xúc qua hành động, hiểu được cảm giác của bản thân mình và có sự điều tiết tâm lý phù hợp trong những tình huống."

Kairi: "Nhiều bậc cha mẹ thường không quan tâm đến ngoại hình của con trai vì nghĩ nam giới thì phải mạnh mẽ chứ không nên quá điệu đà. Thế nên khi con lôi thôi quá mức, họ cũng mặc kệ và nghĩ đây chẳng phải vấn đề to tát. Suy nghĩ này thật sự sai lầm. Con trai hay con gái thì đều cần sạch sẽ, gọn gàng. Cho dù con tướng mạo bình thường nhưng nhất định phải ăn mặc chỉnh tề nhất có thể. Điều này giúp gây ấn tượng tốt với mọi người xung quanh. Trong công việc tương lai, đây lại càng là ưu điểm."

Kou: "Trong cách nuôi dạy con thường thấy của đại bộ phận cha mẹ Việt, mọi người thường mang tâm lý muốn bảo vệ con gái trước những hiểm họa từ xã hội mà quên mất rằng ngay cả các bé trai cũng có thể là nạn nhân trong tương lai. Bởi vì không có quan niệm con trai cần được bảo vệ nên vẫn thấy nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra trong xã hội đối với các bé trai. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên thay đổi cách dạy con trai bằng việc hướng dẫn trẻ từ nhỏ về tầm quan trọng của các bộ phận trên cơ thể, không cho người khác tiếp xúc nếu các em không muốn và chỉ cho trẻ thấy vùng an toàn của cơ thể cần được bảo vệ."

Lucky: "Khó khăn, thách thức trong công việc là thứ mà ai cũng cần phải đối mặt. Đối mặt với khó khăn, có người chọn cách tìm giải pháp tháo gỡ, vượt qua, cũng có người chỉ ngồi một chỗ và chọn cách than vãn cũng như oán trách vì sao cuộc sống quá tàn nhẫn, nhiều lần đưa họ vào hoàn cảnh ngặt nghèo. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống của bạn, đầu tiên hãy thay đổi chính mình. Nếu bạn cảm thấy luôn không vừa lòng thì tất cả những chuyện phát sinh đều khiến bạn cảm thấy như gặp xui xẻo. Trái lại nếu bạn cảm thấy hôm nay là một ngày may mắn, như vậy hôm nay mỗi người bạn gặp phải, đều có thể là quý nhân của bạn. Cho nên chúng tôi tin rằng, nếu chúng tôi muốn vui vẻ, phải thôi phàn nàn, phải thay đổi chính mình. Từ thời khắc đó, chúng tôi quyết định sẽ đối xử tử tế với mỗi người bước qua cuộc đời của mình. Thật vậy, thay vì cứ mãi than vãn để rồi chẳng nhận được kết quả gì khả quan hơn, sao chúng ta không chọn cách đối mặt và cải thiện bản thân từng ngày. Mỗi hành động đều mang đến một kết quả nhất định, nên việc chọn cho mình động thái phải ứng tiêu cực thì thứ bản thân có thể nhận lại cũng chẳng thể tích cực là bao."

Yamato: "Chúng ta đã thay đổi rồi. Chúng ta ít nói hơn, chúng ta ghét những mối quan hệ dây dưa lằng nhằng phức tạp, chúng ta đã ít rơi nước mắt hơn. Chúng ta không còn rơi nước mắt khi chúng ta bị la mắng, khi bị mất việc, khi chúng ta bị tổn thương dù ít hay nhiều. Chúng ta dần học cách bỏ qua, học cách buông tay tất cả. Đó là do đâu? Phải chăng là do những sóng gió của cuộc đời, do bão tố của guồng quay cuộc sống, do chúng ta đã bị tổn thương quá nhiều khi chúng ta còn trẻ mà trái tim đã trở nên sắt đá hay do chúng ta đã trưởng thành? Dù vì bất kì lí do gì đi nữa, chúng ta cũng đã trở nên rắn rỏi hơn, sắt đá hơn, không dễ dàng gì để gục ngã trước cuộc đời, khó mà có thể bị tổn thương bởi những lời nói cay nghiệt của người khác. Thế nhưng, có lẽ chúng ta cũng đã mất đi sự hồn nhiên, sự năng động của tuổi trẻ, chúng ta cũng đã dần không quan còn quan tâm đến cảm xúc, trái tim của mình vì cho rằng lý trí luôn đúng và để rồi, một lúc nào, khi không kìm nén được nữa, ta lại vỡ ào trong cảm xúc."

Juru: "Một người muốn có thành tựu lớn, đầu tiên phải xử lý mối quan hệ với người nhà, trong đó có thái độ cư xử đối với người nhà. Nhưng thực tế đó là, đối với người nhà nếu thấy chướng tai gai mắt bèn chỉ trích ngang ngược; Không đạt được mong muốn kỳ vọng bèn quát mắng thét gào; Nếu người nhà làm sai bèn ác ngôn chỉ trích. Chúng ta thường tử tế với người ngoài nhưng lại nóng nảy, cục xúc với người nhà, khiến gia đình bất hòa thì lấy đây ra vạn sự hưng. Gia đình hòa thuận, tức phải đối xử tử tế với người nhà, điều này cần phải chúng ta tu luyện và học hỏi cả đời. Nho nhã lễ độ với người ngoài rất có thể chỉ là sự khéo léo, giảo hoạt trong đối nhân xử thế, còn thái độ tốt đối với những người mà mình yêu thương mới là nhân cách thực sự ăn sâu vào tận xương tận tủy của mỗi người. Làm thế nào để biết được nhân phẩm chân thực nhất của một người? Rất đơn giản, hãy nhìn vào thái độ cư xử của họ trước người nhà. Bởi trước mặt người nhà, họ sẽ tháo bỏ tất cả mặt nạ ngụy trang, thể hiện bản chất chân thực nhất của mình."

Kairi: "Muốn biết chân tướng thật của một người, không thể chỉ nhìn vào biểu hiện trước mắt, mà còn còn xem thái độ cư xử của họ trước mặt người nhà. Những kẻ sỹ diện, thích lấy lòng người ngoài để được khẳng định thường không cử xử tốt với những người thân xung quanh họ. Bởi năng lượng tích cực họ đã sử dụng hết với người ngoài, còn khi đối mặt với người nhà, họ chỉ còn năng lượng tiêu cực và bản tính cục cằn của mình mà thôi. Một người mà ác ngôn với người nhà nhưng lại cung kính trước người ngoài, thì cần phải đặt dấu hỏi lớn về nhân phẩm của họ. Bởi thái độ cư xử với người nhà luôn ẩn chứa những phẩm chất chân thực nhất của một người."

Kou: "Người nhà cãi nhau tuyệt đối không nên nói những lời hung ác, tàn nhẫn. Bởi quen biết lẫn nhau, nên mỗi câu nói đều có thể đâm thẳng vào chỗ hiểm của đối phương với lực sát thương mạnh gấp nhiều lần so với người ngoài. Dù sau này có làm lành nhưng vẫn sẽ để lại sẹo. Tùy tiện trút xả cảm xúc tiêu cực của mình, mặc dù qua rồi sẽ sóng yên biển lặng nhưng trước sau gì cũng sẽ để lại dấu vết. Những lời chửi bới, mắng nhiếc người nhà mặc dù chỉ là sự phận nỗ nhất thời, nhưng không có nghĩa là không bị tổn thương. Đừng đợi đến khi quan hệ đổ vỡ rồi thì dù hối hận cũng không kịp. Gia đình là nơi để bày tỏ yêu thương, chứ không phải là bãi rác để xả cảm xúc. Bởi vậy, đừng để dành những cảm xúc tiêu cực, xấu xa nhất cho người thân của mình."

Lucky: "Cách đối xử đúng đắn nhất đối với người nhà đó là vứt bỏ cảm xúc tiêu cực bên ngoài, cư xử với người nhà bằng một tâm trạng vui vẻ, hòa nhã và an yên nhất. Đừng chỉ để lễ phép và tôn trọng cho người lạ; Đừng chỉ mang tính khí và nóng giận cho người nhà. Giữ tâm trạng tốt đẹp với người nhà mới khiến gia đình ngày càng hòa thuận và hạnh phúc. Chỉ khi gia đình hòa thuận, bản thân lo sự nghiệp bên ngoài mới không phải suy tư; Chỉ khi gia đình hòa thuận, bản thân mới có thể có tiếng nói trước bạn bè, đồng nghiệp; Chỉ khi gia đình hòa thuận thì hạnh phúc mới đong đầy. Phúc nhân cư phúc địa, phúc địa phúc nhân cư. Gia đình hòa thuận là bến đỗ ấm áp của mỗi người, là nơi nuôi dưỡng sự sống và tình cảm trường tồn. Thực ra, thiện đãi với người nhà mới chính là phong thủy tốt nhất của mỗi gia đình."

Yamato: "Cái gì cũng có hai mặt: mặt lợi và mặt hại. Nếu ta sống như tuổi trẻ, ta dễ gục ngã, dễ dàng có thể bị đánh quật. Nhưng khi vững chãi như cột nhà, có thể đối mặt với sóng gió cuộc đời, ta nhiều khi lại bỏ mặc xúc cảm bản thân mà hoạt động như một chú robot. Thế nên, quan trọng là cách chúng ta sống, là quan niệm sống của chúng ta. Do vậy, ta hãy tự mình chọn cách sống sao cho phù hợp. Đừng quá ngây thơ mà cho rằng cuộc đời toàn màu hồng, cũng đừng quá băng giá mà nghĩ rằng ta chỉ cần làm việc, chỉ cần có đủ cơm ăn áo mặc. Ta cần biết tự làm chủ chính bản thân mình, làm chủ cảm xúc nhưng cũng không đánh mất chính bản thân mình, lúc nào cũng chỉ buông trôi, phó mặc cho số phận."

Juru, Kairi, Kou, Lucky, Yamato: "Cuốn 'Đạo đức kinh' viết: 'Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi.' Biết thỏa mãn, sẽ không bị bẽ mặt, biết khi nào nên dừng lại sẽ không gặp nguy hiểm, vậy mới là sự bình an lâu dài, 'tiểu phú tất an, tiểu ai tất mãn', không quá giàu tất sẽ an yên, không yêu quá nhiều ắt sẽ không bi lụy. Trông thì có vẻ như là không có chí tiến thủ, thực ra là sự kiểm soát mình ở mức độ thích hợp của nội tâm. Trên đời này, khái niệm về 'giàu có' đối với mỗi người là khác nhau, trên con đường tiến lên, 'biết khi nào nên dừng' mới là điều khó nhất. Không được quá tham vọng, biết khi nào nên dừng lại, mới không bị lợi ích khống chế rồi đánh mất đi chính mình. Phàm là chuyện gì dù xấu dù tốt, một khi 'quá', thì tự nhiên sẽ thành 'tai họa'. Tham vọng, khát khao quá lớn, thực ra là khởi nguồn của những đau khổ. Tham vọng nội tâm và hiện thực nếu không có sự tương đồng, vậy thì niềm vui đơn giản cũng sẽ chẳng tồn tại. Tham vọng của con người là vô tận, bạn vĩnh viễn không bao giờ có thể thỏa mãn tất cả những khao khát của mình, bởi lẽ bản chất của nó vốn dĩ là đã là vô hạn. Có những thứ tốt đẹp, không nhất định là phải có. Nếu hiểu được đạo lý này, bạn sẽ không bị rơi vào cái hố của tham vọng."

Juru, Kairi, Kou, Lucky, Yamato: "Hương thơm luôn lưu lại trên tay của người trao đi đóa hoa hồng. Bạn không cần giàu có hay tài giỏi thì mới có thể tạo ảnh hưởng đến thế giới. Một nụ cười tươi tắn, lời chào thân thiện hay một việc làm tử tế nhỏ bé của bạn cũng đủ để tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của người khác. Và nếu mọi người chung tay làm một điều tử tế mỗi ngày, thế giới sẽ tốt đẹp biết bao. Dù khó tránh khỏi tổn thương trương quá trình thưởng thành, nhưng không thể lấy đó làm cớ để chỉ trích người nhà. Dù cuộc sống này đối với chúng ta như thế nào, chúng ta đều phải tu dưỡng bản thân, hồi đáp người nhà bằng thái độ hòa nhã và niềm nở nhất. Điều đáng ghét nhất trên thế gian này không gì bằng bộ mặt tức giận. Việc hèn hạ nhất trên thế gian này không gì bằng mang vẻ mặt tức giận cho người nhà xem, điều này còn khó chịu hơn cả việc bị đánh, bị mắng. Những người có nhân cách, có giáo dục thực sự luôn biết cách cư xử với người nhà bằng thái độ và cảm xúc tốt đẹp nhất. Vui vẻ hòa nhã với người nhà, là nhân cách giáo dưỡng tốt nhất. Đời người dài nhưng cũng rất ngắn, hy vọng chúng ta luôn cư xử với người nhà của mình một cách vui vẻ hài hòa và ấm áp nhất có thể."

Ngày 26 tháng 7 năm 2020, 17 giờ 30 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 26 tháng 7 năm 2020, 16 giờ 30 phút, GMT + 8, giờ Trung Hoa Đại Lục. Tương đương với ngày 26 tháng 7 năm 2020, 15 giờ 30 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.

Hết livestream.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro