Ngoại truyện 4: Thời thanh xuân rồi cũng sẽ qua.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Công Phượng quyết định từ giã sự nghiệp ở tuổi 40. Và không bất ngờ, chỉ một tháng sau đó, anh thủ quân tài giỏi nhất của đội tuyển Việt Nam cũng tuyên bố giải nghệ.
Với Lương Xuân Trường bây giờ, anh thấy ở tuổi này, cuộc sống của anh quá mĩ mãn. Anh được đá bóng, được cậu yêu thương và có Híp- đứa con trai của anh và cậu. Chuyện về Híp là cả một sự tích.
Chuyện là, hồi còn trẻ, Công Phượng đã mở CP10 Coffee. Đó là tâm huyết, là mơ ước của cậu. Hàng ngày ngoài tập luyện bóng đá, cậu còn trông coi cửa hàng, vì vậy hay đi đi lại lại giữa CP10 và Câu lạc bộ. Mọi hôm, anh sẽ cùng đi với cậu đến quán, nhưng hôm ấy, cách đây gần 8 năm, vì có việc đột xuất, anh đành phải ở lại, chỉ có một mình cậu đến quán.
9h30 phút tối, tiếng điện thoại của Công Phượng vang lên. Là anh giục cậu về nhanh kẻo muộn rồi. Ôi cậu mải tính tính toán toán, chả để ý thời gian. Cậu vâng dạ, đóng cửa quán chuẩn bị ra về. Đường từ CP10 về CLB tuy gần nhưng khá tối và ít người. Anh có bảo anh đến đón cậu, nhưng cậu nằng nặc từ chối, bảo em về được, có mấy cái bước chân chứ xa xôi gì. Nhưng...tất cả đều không như cậu dự kiến, trời đổ mưa. Mưa phố núi như trút nước xuống đất, cậu không mang theo dù, đành phải vào mái hiên hàng tạp hoá trú tạm rồi gọi anh đến đón. Giờ cũng đã muộn, đường đi chẳng còn ai, cậu đứng co ro nép vào bên trong vì mưa hắt. Nhưng, từ đâu đó, tiếng khóc của trẻ con ré lên át cả tiếng mưa. Gì chứ? Sao lại có tiếng trẻ con khóc ở đây? Không lẽ... Bậy, bậy rồi. Làm gì có ma cỏ gì. Tính tò mò nổi lên, cậu đi về chỗ phát ra tiếng khóc.
Bước chân của cậu nhanh hơn, rồi sau đó là chạy về phía đó. Chiếc nôi tre nằm lọt thỏm trong khe trống giữa hai ngôi nhà. Trong nôi, đứa bé còn đỏ hỏn khóc như xé vải giữa lùng bùng chăn tã. Cậu vội vàng bế đứa bé lên, ôm vào lòng, ủ ấm cho đứa nhỏ. Người đứa bé lạnh toát vì ướt nước mưa dần ấm lên, nhưng tiếng khóc vẫn xé lòng như cũ. Cậu lếch thếch, vừa bế đứa nhỏ vừa xách chiếc nôi, ra đường lớn gọi taxi. Phải đưa đứa nhỏ vào bệnh viện trước, nó ngấm mưa rồi nhỡ ốm thì sao?
Anh đến nơi, nhưng chả thấy đâu cả, liền gọi cho cậu:
- Alo?
- Ơ hay, đi đâu rồi, bảo đứng yên để anh đến đón mà.
- Em đang trong bệnh viện ạ.
- Sao...sao lại trong bệnh viện. Em làm sao rồi?- anh hốt hoảng, mèo nhỏ của anh, mèo nhỏ của anh bị sao rồi?
- Không, không, anh bình tĩnh lại đi. Em không sao. Nhưng thôi anh cứ vào viện đi, có chút chuyện không tiện nói qua điện thoại.
- Ừ, ừ, anh qua liền. Đợi anh chút nhé!
Đứa bé đã được đưa vào để khám tổng quát. Cậu bây giờ mới rảnh tay xem xét chiếc nôi. Ngoài chăn, tã, cùng một mẩu giấy nhoè nước, không rõ nước mưa hay nước mắt ghi "06-10"- có lẽ là ngày sinh đứa trẻ, thì không còn gì khác. Vậy là mới 10 ngày tuổi ư? Có lẽ bố mẹ nó không có khả năng nuôi, nên mới bỏ nó đi. Tội nghiệp đứa trẻ, nó có tội tình gì chứ?
Anh đến thì cũng vừa đúng lúc cô ý tá bế đứa nhỏ ra trao cho cậu:
- Cậu là bố em bé sao, sao lại để em bé bị ướt như thế này? Chưa có dấu hiệu của viêm phổi, nhưng sáng ngày kia hãy cứ đến khám lại nhé! Nhớ về lau người cho em bé bằng nước ấm, rồi ủ ấm. Đừng cho em bé ra gió.
- Vâng, cảm ơn bác sĩ.
Anh nhìn cậu, lại nhìn đứa trẻ cậu đang nựng trong tay. Ơ...?
- Em ơi, em đẻ rơi khi nào vậy?
- Ăn nói bậy bạ. Là em nhặt được bé ở gần quán của mình nên mới đưa bé đi bệnh viện. Về nhà thôi, không bé lạnh. Xách cái nôi kia về cho em đi.
Thế là một nhà ba người họ kẻ trước người sau kéo nhau về học viện.
Nhưng rồi, một vấn đề xảy ra là, hai thằng đàn ông, chưa có con bao giờ, làm sao với một đứa trẻ sơ sinh? Sau một hồi vật vã, cậu phải cầu cứu vợ của bác bảo vệ. Nguyên một đêm, cả cái học viện náo loạn vì một đứa trẻ.
Hôm sau, cậu và anh tới trình báo công an. Sau khi xác định một loạt giấy tờ, anh và cậu được giao giữ đứa trẻ và phải đăng báo tìm người nhà cho nó, sau ba tháng nếu không có phản hồi, hai người được quyền nhận nuôi đứa trẻ.
Ba tháng ấy với cậu dài đằng đẵng. Cậu cố gắng hết sức, đăng bài trên mọi thông tin, nhưng đều không có kết quả. Thời hạn ba tháng cuối cùng đã hết, dù có vài người tìm đến, nhưng rồi họ cũng lắc đầu ra về, đứa trẻ vẫn vô thừa nhận. Ngày làm xong giấy tờ nhận nuôi, cậu ôm đứa trẻ vào lòng, thơm lên má nó, thủ thỉ nhẹ nhàng:
- Híp của ba, lớn lên ngoan ngoãn mạnh khoẻ nhé! Ba và bố Trường luôn yêu con.
- Ơ, cái gì cơ? Sao lại là Híp? Rõ ràng tên khai sinh của con là Lương Nguyễn Thiên Bảo cơ mà.
- Nhưng, em thích gọi như thế, sao nào?
- À thôi, theo ý em tất, hề hề, theo ý em tất.
Thiên Bảo... Bảo vật của trời giành cho 2 ba. Một nhà ba người nhà chúng ta, mãi mãi hạnh phúc.

8 năm. Híp luôn là niềm vui, niềm tự hào của hai ba. Con luôn ngoan ngoãn, khoẻ mạnh, lại rất thích bóng đá. Mấy lần con từng hỏi "Sao con không có mẹ". Ba Phượng lại xoa đầu con nói " Con không có mẹ, nhưng con có những hai người bố yêu thương con. Lại có các chú, các bác dạy con chơi bóng. Con không vui à?". Những lúc như vậy, Híp lại cười rất tươi đáp rằng "Con vui lắm, con mãi yêu hai ba, yêu các chú".
- Nhưng có vẻ bố Trường hơi hơi không vui với con ạ?
- Làm gì có, bố Trường của con hâm hấp đấy. Kệ đi. Bố Trường thương con lắm!
Bố Trường con là ghen vì ba ôm con nhiều quá thôi...
Ngày Tổng kết năm 5 tuổi, Híp được bầu chọn là học sinh cháu ngoan Bác Hồ toàn diện, được trao giấy khen, rồi được lên phát biểu nữa. Ba Phượng, bố Trường tự hào về con lắm!
Hạnh phúc chẳng có gì khó kiếm, xa xôi. Hạnh phúc ở trong những điều giản đơn nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro