Phần IV.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nghe đến đây bèn cất tiếng phản đối Adeimantus nói cuộc đời của số người lựa chọn mang danh vệ quốc chẳng vui sướng tí nào. Đáp lời Socrates bảo có lẽ thế thật, song đó không phải vấn đề. Mục đích của người cầm quyền chân chính là làm cho toàn thể thành quốc gồm ba thành phần vệ quốc, trợ thủ, sản xuất sung sướng. Mục đích buộc nhà cầm quyền phải để ý nhiệm vụ của vệ quốc. Thứ nhất, vệ quốc phải cố gắng thủ tiêu khuynh hướng quá giàu hoặc tình trạng quá nghèo trong thành phần thành quốc. Thứ nhì, vệ quốc phải cảnh giác đối với khuynh hướng mở rộng biên cương. Thứ ba, vệ quốc phải dập tắt tức thì mọi ý định đổi mới âm nhạc và thể dục. Quy định lặt vặt có thể để pháp quan hiện thời tùy nghi quyết định, nhưng lễ hội và nghi thức tôn giáo phải căn cứ vào sấm ngữ do thần linh đền thờ Delphi truyền phán. Đến đây sau khi phác họa quá trình ngoi lên của thành quốc từ đầu đến cuối Socrates trở lại câu hỏi: Thế nào là công bình chính trực? Ta tìm cái đó ở chỗ nào trong thành quốc? Nếu tổ chức hợp lý, thành quốc phải hoàn hảo. Nếu hoàn hảo, thành quốc phải hiểu biết, can đảm, tiết độ và công bình. Vì vậy, coi đức hạnh của thành quốc như số lượng đã định, cấu thành bằng hiểu biết, can đảm, tiết độ và công bình, nếu có thể tìm thấy ba số, bằng chính tiến trình đó, ta sẽ khám phá ra bản chất số thứ tư. Hiểu biết của thành quốc hiển nhiên tập trung ở thành phần thiểu số vệ quốc hoặc pháp quan. Can đảm của thành quốc hiển nhiên quy tụ ở thành phần trợ thủ, và cơ bản bao gồm thẩm định đúng đắn cái gì thực sự đáng sợ, cái gì không thực sự đáng sợ. Thực chất của tiết độ là kiềm chế. Thực chất của tiết độ chính trị nằm ở chỗ thừa nhận quyền năng của người cầm quyền, thái độ ủng hộ và tuân theo của thứ dân. Thực chất đó không quy tụ ở thành phần đặc biệt, như hiểu biết và can đảm, mà phân tán khắp thành quốc dưới hình thức tán đồng, hoặc hài hòa đối với đề tài. Như thế là ta đã tìm ra ba số, vậy số thứ tư ở đâu? Sau khi loại bỏ hiểu

biết, can đảm và tiết độ, ta thấy vẫn còn có cái trợ giúp cho ba cái kia nảy nở, phát triển trong thành quốc, đồng thời duy trì cả ba nguyên vẹn. Vậy cái đó hẳn phải là công bình. Có thể định nghĩa cái đó như cái dạy mọi người chăm chú vào việc của mình, không xen vào việc của người khác, cái kết nối, liên hợp ba thành phần trong thành quốc, giữ mỗi thành phần ở vị trí của mình. Trái lại, thực chất của bất công chính trị tụ tập ở tinh thần can thiệp, thái độ nhòm ngó tràn ngập cả ba thành phần, đưa đẩy mỗi thành phần can thiệp vào nhiệm sở, dụng cụ, bổn phận của hai thành phần kia.

Ta hãy áp dụng kết quả vừa kể vào con người cá thể.

Cái gì xuất hiện trong thành quốc cũng xuất hiện trong con người cá thể. Bởi lẽ làm sao cái đó có thể đi vào thành quốc nếu không đi qua con người sống trong thành quốc? Do vậy ta hy vọng tìm thấy trong con người cá thể ba căn nguyên tương ứng với ba thành phần trong thành quốc. Ta thử dò xét xem hy vọng như thế có thành tựu hay không? Hai xung động đối nghịch cùng tồn tại trong tâm trí không thể phát xuất từ cùng nguồn gốc. Người khát nước thường không muốn uống. Như vậy chắc hẳn có hai căn nguyên trong người đó, một thúc đẩy, một ngăn cản người đó uống. Căn nguyên trên xuất phát từ thèm muốn hoặc ước ao, căn nguyên dưới bắt nguồn từ suy luận hoặc lý luận. Vì thế ta có ít nhất hai yếu tố riêng biệt trong tâm trí, một hợp lý, một phi lý, thèm muốn hoặc ước ao. Theo đà tương tự ta thấy phải tìm cho ra yếu tố thứ ba, đó là cảm giác bực bội, nóng nảy, tức giận và có thể gọi đó là yếu tố hung hăng, sôi nổi, dữ dằn. Khi xảy ra phân ly giữa căn nguyên hợp lý và căn nguyên phi lý, căn nguyên thứ ba luôn luôn đứng về phe căn nguyên trên. Bởi thế ta có yếu tố hợp lý, yếu tố hung hăng và yếu tố thèm muốn trong con người cá thể tương ứng với vệ quốc, trợ thủ và thành phần sản xuất trong thành quốc. Do vậy con người cá thể hiểu biết ấy là vì tình trạng hiểu biết của yếu tố hợp lý; can đảm ấy là vì tình trạng can đảm của yếu tố hung hăng; tiết độ ấy là vì yếu tố hợp lý chi phối với sự đồng tình đầy đủ của hai yếu tố kia; và cuối cùng công bình, khi mỗi yếu tố thực hiện phần việc của mình không xía vô phần việc của yếu tố khác. Hài hòa bên trong của tâm trí có hé lộ ra bên ngoài khi thực hiện việc làm thường coi là công bình, đồng thời tránh xa những gì là bất công không? Trái lại, bất công quấy rối, xáo trộn chức năng của ba căn nguyên; thủ tiêu tình trạng đồng thuận và hài hòa của ba căn nguyên thể hiện ra bên ngoài dưới nhiều hành vi trọng tội khác nhau. Vậy công bình là thứ hài hòa tự nhiên và thói quen lành mạnh, trong khi bất công là thứ bất hòa và chứng bệnh trái tự nhiên, không bình thường của tâm trí. Nếu vậy, đương nhiên chẳng cần tìm hiểu cái nào ích lợi đối với người sở hữu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro