CNXHKH - Câu 3 - 07DBB

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trình bày những nội dung cơ bản của lý luận CM không ngừng của chủ nghĩa Mac-LêNin? Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng lý luận này trong quá trình cách mạng Việt Nam như thế nào?

A. Nội dung lý luận cách mạng không ngừng:

-Tư tưởng cách mạng không ngừng của C. Mác và Ph. Ăngghen.

Xuất phát từ mục tiêu cách mạng của giai cấp công nhân là xóa bỏ giai cấp, dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm của cuộc đấu tranh giai cấp ở pháp trong những năm 1848-1852, Mác và Ăngghen đưa ra tư tưởng cách mạng không ngừng. Hai ông quan niệm: Cách mạnng không ngừng làm một quá trình đấu tranh giai cấp quyết liệt, trải qua nhiều giai đọan khác nhau nhưng phát triển liên tục Mỗi giai đọan có những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể tạo tiền đề cho giai đọan phát triển tiếp theo để đi đến mục tiêu cuối cùng. Đối với những nước còn chế độ quân chủ thì giai cấp công nhân tham gia cách mạng tư chủ tư sản, đánh đổ chế độ quân chủ với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập. Sau đó giai cấp công nhân liên minh với tầng lớp nhân dân tiến bộ để chống lại giai cấp tư sản và những thế lực chính trị đại diện cho chúng.

-Tư tưởng cách mạng không ngừng được Lênin tiếp tục phát triển trong hòan cảnh mới của lịch sử.

Khi CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã phát triển tư tưởng cách mạng không ngừng thành lý luận cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Theo Lênin cách mạng dân chủ tư sản ở thế kỷ XX mang tính nhân dân sâu sắc. Giai cấp công nhân không chỉ tham gia mà còn có khả năng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chế công - nông, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển sang thực hiện nhiệm vụ của cách mạng XHCN. Giữa hai cuộc cách mạng này không có bức tường ngăn cách. Đó là giai đọan của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Để chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới sang cách mạng xã hội chủ nghĩa cần có những đk nhất định: giai cấp công nhân phải giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng, liên minh công - nông phải được thiết lập và củng cố vững chắc, chính quyền công - nông có khả năng chuyển sang làm nhiệm vụ của chuyên chính vô sản.

B. Sự vận dụng lý luận cách mạng không ngừng của Đảng cộng sản Việt Nam:

Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hòan cảnh lịch sử cụ thể của VN một cách sáng tạo.

Vào đầu thế kỷ XX, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhiệm vụ của cách mạng VN là đánh đổ phong kiến và thực dân, giành lấy độc lập tự do cho dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đảng cộng sản VN đã xác định Trong bối cảnh lịch sử ấy, giai cấp công nhân VN là giai cấp duy nhất có thể lãnh đạo cuộc cách mạng thực hiện nhiệm vụ trên nhầm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Ngay trong luận cương chính trị 1930, Đảng cộng sản VN nêu rõ: Cách mạng VN phải trãi qua hai giai đọan là cách mạng tư sản dân quyền và tiến lên cách mạng XHCN. Sau đó khi nửa đất nước được giải phóng (1954), Đảng ta đã tiếp tục tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam. Từ 1975, khi cả nước thống nhất thì cách mạng XHCN diễn ra trên phạm vi cả nước. Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, giai cấp công nhân VN luôn giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng của giai cấp mình. Liên minh công - nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác đã được thiết lập và củng cố chắc chắn. Bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta là: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro