Đề 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 1. Có ý kiến cho rằng: Đọc bài thơ "Mộ", người ta bắt gặp hình ảnh một chiến sĩ cộng sản kiên cường. Ý kiến khác khẳng định: Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của một thi sĩ dạt dào cảm hứng thơ.
Bằng cảm nhận của anh/chị về bài thơ Mộ ("Chiều tối" – Hồ Chí Minh), hãy bình luận các ý kiến trên.

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về bài thơ Mộ

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mộ ("Chiều tối") nằm trong cuốn "Ngục trung nhật kí" ("Nhật kí trong tù") của Hồ Chí Minh. Đây là bài thứ 31 của tập thơ; được thi sĩ cách mạng sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
- Chiều tối là thời khắc cuối cùng của ngày. Với người tù cách mạng Hồ Chí Minh, đây là chặng cuối cùng của ngày bị đày ải. Trong hoàn cảnh này, thường con người ta dễ mệt mỏi, buồn chán. Thế nhưng, với Bác, cảm hứng thơ lại đến một cách ngẫu nhiên, dạt dào.
- Quên đi hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, người nghệ sĩ đã hướng cái nhìn của mình vào thiên nhiên và cuộc sống để họa lại những bức tranh tuyệt đẹp:
+ Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng được vẽ bằng những hình ảnh quen
thuộc của thi ca (cánh chim, chòm mây). Nhưng cánh chim và chòm mây trong bài thơ được bổ sung thêm ý nghĩa trạng thái, tâm trạng (quyện – mỏi, cô – cô đơn, mạn mạn – lững lờ) qua cái nhìn cảm thông của tác giả. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình thương yêu mênh mông của thi nhân – tù nhân. Cánh chim, chòm mây như mang tâm trạng con người: mệt mỏi, cô đơn, lẻ loi, lặng lẽ và dường như chúng cũng mang nỗi buồn trong cảnh ngộ chia lìa.
- Hai câu thơ thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ: nếu không có ý chí, nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên một cách sâu sắc và tinh tế như thế.
+ Hai câu sau là bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người:
Điểm nhìn của tác giả có sự chuyển dịch từ cao xa tới gần thấp, từ bức tranh thiên nhiên
nghiêng về ước lệ sang bức tranh cuộc sống con người gần gũi, chân thực.
- Câu thơ thứ ba miêu tả chân thật, giản dị vẻ đẹp khỏe khoắn của cô gái xóm núi đang xay ngô bên lò than. Hình ảnh thơ mang lại chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui trong hạnh phúc cho người đi đường, gợi cảnh gia đình và cuộc sống bình yên, sum họp. Tâm hồn người tù cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường của con người nơi đất khách.
- Chữ "hồng" cuối bài thơ khiến mọi cảm giác nặng nề, mệt nhọc bị xua tan, chỉ còn thấy màu đỏ nhuốm lên cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Nguyên văn không có chữ "tối" mà vẫn thấy tối dần dần, chầm chậm thay thế ánh chiều muộn. Như vậy, cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sáng ấm nóng tình người.
-> Bằng những từ ngữ cô đọng, hàm súc, thủ pháp đối lập và điệp liên hoàn, bài thơ đã dựng lại vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.

* Bình luận các ý kiến

- Hai ý kiến đều xác đáng, thể hiện cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình – tác giả – trong bài thơ Mộ.
- Hai ý kiến không đối lập, trái chiều mà bổ sung cho nhau. Vốn dĩ trong bài thơ, vẻ đẹp hình ảnh một chiến sĩ cộng sản kiên cường và hình ảnh một thi nhân với tâm hồn dạt dào thi hứng đã quyện hòa với nhau, làm nên chất thi sĩ – chiến sĩ trong hình ảnh nhân vật trữ tình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#mỏ