1-1. Waterloo của Napoleon và Khải hoàn môn của Rothschild của Rothschild

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nathan là con trai thứ ba và cũng là ngƣời gan dạ, thông minh nhất trong số năm anh em trong gia tộc Rothschild. Năm 1798, Nathan đƣợc cha mình điều chuyển từ Frankfurt đến Anh để khai phá lĩnh vực ngân hàng của dòng họ Rothschild. Nathan là một chuyên gia ngân hàng có lòng dạ thâm hiểm và cách hành xử quyết đoán, chƣa từng có ai thực sự hiểu đƣợc thế giới nội tâm của ông ta. Do có tài năng thiên bẩm đáng kinh ngạc về tài chính cùng những thủ đoạn tinh vi, đến năm 1815, ông ta đã trở thành một trong những ông trùm ngân hàng nổi tiếng tại London. Amschel - ngƣời anh trai của ông ta chuyên lo việc điều hành đại bản doanh (M.A Rothschild and Sons) của ngân hàng gia tộc Rothschild tại Frankfurt, trong khi Salomon ngƣời anh trai thứ hai - đã xây dựng đƣợc một chi nhánh ngân hàng khác của dòng họ này ở thành Vienna - Áo (S.M Rothschild and Sons), còn Calmann - ngƣời em thứ tƣ của Nathan - đã xây dựng một chi nhánh khác ở thành phố Napoli của Ý, và James - ngƣời em trai thứ năm - cũng có một ngân hàng ở Paris. Hệ thống ngân hàng do dòng họ Rothschild xây dựng là tập đoàn ngân hàng quốc tế đầu tiên trên thế giới. Lúc này, năm anh em nhà Rothschild đang tập trung chú ý vào tình hình chiến tranh châu Âu năm 1815. Đây là một cuộc chiến tranh quan trọng liên quan đến số phận và tiền đồ của đại lục địa châu Âu. Nếu nhƣ Napoleon giành đƣợc thắng lợi chung cuộc thì nƣớc Pháp sẽ ở vào vị thế bá chủ đại lục châu Âu. Còn nếu Công tƣớc Wellington đánh bại đƣợc quân Pháp thì nƣớc Anh sẽ ở vào thế cân bằng chiến lƣợc của một nƣớc lớn chủ đạo của châu lục này. Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, với tầm nhìn xa rộng, dòng họ Rothschild đã xây dựng hệ thống thu thập và truyền tin tình báo chiến lƣợc cho riêng mình. Họ đã xây dựng một mạng lƣới những ngƣời đại diện bí mật, giống nhƣ những gián điệp tình báo chiến lƣợc. Những ngƣời này đƣợc cử đi nằm vùng ở các thủ đô, các thành phố lớn, các trung tâm giao dịch và trung tâm thƣơng mại quan trọng ở các quốc gia châu Âu. Tình báo thƣơng mại, chính trị cũng nhƣ tình báo trong các lĩnh vực khác đi về nhƣ con thoi giữa các thành phố lớn nhƣ London, Paris, Frankfurt, Vienna và Napoli. Hiệu suất, tốc độ và độ chính xác của hệ thống tình báo này đều đạt đến trình độ khiến ngƣời ta phải thán phục, vƣợt rất xa so với tốc độ của bất kỳ mạng lƣới tin tức của các cơ quan nhà nƣớc nào, còn các đối thủ cạnh tranh thƣơng mại khác càng khó mà đuổi kịp họ. Tất cả những điều này khiến cho ngân hàng Rothschild luôn chiếm đƣợc ƣu thế vƣợt trội trong cạnh tranh quốc tế(3). "Cỗ xe của ngân hàng Rothschild băng băng trên con đƣờng quốc lộ của các vùng đất châu Âu, con thuyền ngân hàng Rothschild lao nhanh qua những eo biển hẹp, những tay gián điệp của ngân hàng Rothschild tràn ngập trên các đƣờng phố châu Âu. Gia tộc này nắm giữ một lƣợng lớn hiện kim, công trái, thƣ tín và thông tin. Thông tin độc quyền nóng hổi nhất của họ đƣợc truyền đi với tốc độ cực nhanh trên trị trƣờng cổ phiếu và thị trƣờng hàng hoá. Nhƣng những tin tức ấy đều không thể nào so sánh đƣợc với kết quả của chiến dịch Waterloo"(4). Ngày 18 tháng 6 năm 1815, trận Waterloo đƣợc. triển khai ở ngoại ô Brussels - Bỉ. Đó không chỉ là cuộc quyết đấu sinh tử giữa hai đoàn hùng binh của Napoleon và Wellington mà còn là canh bạc lớn của hàng vạn nhà đầu tƣ, kẻ thắng sẽ giàu có vô biên, còn kẻ thua sẽ trắng tay, mất nghiệp. Không khí trên thị trƣờng giao dịch cổ phiếu London căng thẳng đến cực điểm, tất cả mọi ngƣời đều chờ đợi kết quả cuối cùng của trận Waterloo trong lo âu. Nếu nƣớc Anh thất bại thì giá trái phiếu của xứ sở sƣơng mù sẽ rớt xuống đáy vực; còn nếu thắng, trái phiếu của quốc gia này sẽ tăng giá ngút trời xanh. Khi hai đoàn hùng binh chạm trán nhau trong những trận chiến sống mái thì các gián điệp của Rothschild cũng khẩn trƣơng cố gắng hết mức để thu thập các thông tin tình báo chính xác về tình hình chiến sự của hai bên. Nhiều điệp viên còn phụ trách việc chuyển các thông tin mới nhất liên quan đến tình hình chiến sự về trạm trung chuyển tin tình báo Rothschild gần chiến trƣờng nhất. Đến chạng vạng tối, kết cục thất bại của Napoleon đã an bài. Một nhân viên chuyển thƣ nhanh của Rothschild tên là Rothworth đã tận mắt chứng kiến tình hình chiến sự và lập tức lao lên xe ngựa chạy với tốc độ phi mã về hƣớng Bruxelles, sau đó chuyển hƣớng về cảng Oostende. Khi Rothworth nhảy lên chuyến thuyền Rothschild tốc hành với giấy thông hành đặc biệt thì trời đã rất khuya. Eo biển Anh (English Channel) lúc này sóng to gió lớn, sau khi trả khoản phí 2.000 francs, Rothworth cũng đã tìm đƣợc một thuỷ thủ chịu giúp mình vƣợt đƣợc eo biển này ngay trong đêm(5). Đến sáng ngày 19 tháng 6, anh ta đã đến đƣợc bờ bên kia, tức là Folkestone của Anh. Đích thân Nathan Rothschild đã đứng đợi anh ta ở đó Nathan tức tốc xé thƣ ra xem, lƣớt nhanh qua dòng tít của bản tin chiến sự rồi giục ngựa lao thẳng về phía Sở Giao dịch chứng khoán London. Khi Nathan vừa bƣớc chân vào Sở Giao dịch chứng khoán, tất cả những ngƣời đang chờ đợi tin chiến tranh trong bầu không khí sốt ruột ở đó lập tức yên lặng. Mọi con mất đều đổ dồn vào gƣơng mặt đầy bí ẩn không lộ chút cảm xúc của Nathan. Nathan bƣớc chậm rãi về phía ghế chủ toạ vốn đƣợc xem là "trụ cột của Rothschild". Lúc này, cơ mặt của ông ta gần nhƣ chẳng biến đổi chút nào, trông cứ nhƣ là tƣợng đá vậy. Đại sảnh của Sở Giao dịch khi đó hoàn toàn im phăng phắc chứ không huyên náo nhƣ mọi ngày. Mỗi ngƣời đều đem tất cả mọi sự giàu sang vinh nhục của mình ký thác vào ánh mắt của Nathan. Im lặng trong giây lát, Nathan liếc mắt ra hiệu cho các nhà đầu tƣ cổ phiếu của gia tộc Rothschild đang đứng chờ bên cạnh, mọi ngƣời ngay lập tức ùa về phía quầy giao dịch, bắt đầu bán đổ bán tháo công trái Anh. Đại sảnh thoáng chốc trở thành một khu hỗn loạn. Một số ngƣời bắt đầu to nhỏ với nhau, không ít ngƣời đờ đẫn đứng một chỗ. Khi đó, một lƣợng trái phiếu của Anh trị giá hàng mấy trăm nghìn đô-la Mỹ trong phút chốc bị đẩy thốc đẩy tháo ra thị trƣờng. Giá công trái bất đầu tuột dốc, tạo nên một cơn sóng trƣợt giá, cơn sau mạnh hơn cơn trƣớc, báo hiệu một sự sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, Nathan ngồi dựa mình vào ghế với vẻ mặt lạnh tanh. Cuối cùng, trong đại sảnh Sở Giao dịch có ngƣời đã thét lên rằng "Rothschild đã biết rồi!", "Rothschild đã biết rồi!", "Wellington đã thất bại?". Tất cả mọi ngƣời có mặt ngay lập tức hoảng loạn nhƣ bị điện giật. Cuộc bán tháo trái phiếu cuối cùng đã trở nên hỗn loạn. Trong lúc mất hết lý trí, ngƣời này đã bắt chƣớc ngƣời kia tạo nên một kiểu hành vi tự phát. Mỗi ngƣời đều muốn bán tống bán đổ những trái phiếu trong tay vốn đã không còn chút giá trị, cố vớt vát đƣợc gì hay nấy. Sau mấy giờ bán đổ bán tháo nhƣ vậy, trái phiếu của Anh đã chất đầy thành đống nhƣ đống rác, giá trị mệnh giá công trái chỉ còn lại 5%(6). Nathan lúc này vẫn thản nhiên ngồi quan sát tất cả những diễn biến xảy ra. Ông ta liếc nhẹ ánh mắt về phía các nhà đầu tƣ cổ phiếu - cái liếc mắt mà nếu không trải qua huấn luyện lâu dài thì không ai có thể hiểu đƣợc. Ngay lập tức, các nhà đầu tƣ cổ phiếu ập đến các quầy giao dịch, bắt đầu mua vào bằng hết những công trái Anh có trên sàn. 11 giờ đêm ngày 21 tháng 6, Henry Percy - ngƣời đƣa tin của Công tƣớc Wellington - cũng đã về đến London. Tin cho hay, đại quân của Napoleon đã thất bại hoàn toàn sau trận đánh suốt 8 giờ, tổn thất một phần ba số quân, nƣớc Pháp đã tiêu rồi! Tin tức này đã chậm hơn cả một ngày so với tin tình báo của Nathan! Và trong một ngày này, Nathan đã kiếm đƣợc một lƣợng tiền gấp 20 lần so với tổng số của cải mà Napoleon và Wellington có đƣợc từ mấy chục năm chiến tranh(7)! Trận Waterloo đã biến Nathan trở thành chủ nợ lớn nhất của chính phủ Anh để từ đó chi phối quyền phát hành công trái của nƣớc này. Công trái Anh chính là chứng từ thu thuế của chính phủ trong tƣơng lai, và nghĩa vụ nộp các khoản thuế của ngƣời dân Anh cho chính phủ đã biến tƣớng thành việc trƣng thu thuế mà ngân hàng Rothschild đánh vào toàn dân. Các khoản chi tiêu của chính phủ Anh chủ yếu dựa vào việc phát hành công trái mà có, hay nói cách khác, chính phủ Anh cần phải đi vay tiền của các ngân hàng tƣ nhân để chi tiêu vì không có quyền phát hành tiền tệ trong khi còn phải chi trả lãi suất khoảng 8%, và toàn bộ đều đƣợc kết toán bằng tiền kim loại. Khi đã nắm giữ công trái Anh với số lƣợng áp đảo, trên thực tế Nathan là ngƣời đang quyết định giá trị của công trái, chi phối hoàn toàn lƣợng cung ứng tiền tệ của nƣớc Anh, và nhƣ vậy, mạch máu kinh tế của nƣớc Anh đã bị gia tộc Rothschild siết chặt. Nathan đã không cần che đậy vẻ kiêu ngạo khi chinh phục đƣợc đế quốc Anh: Tôi chẳng cần quan tâm con rối Anh nào đang thống trị đế quốc mặt trời không bao giờ lặn này. Ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ của đế quốc Anh thì người đó khống chế được đế quốc Anh, mà người này chẳng ai khác ngoài tôi(8).


----------------------------
CHÚ THÍCH

(3) Des Griffm, Trở về thời nô lệ (Descent into Slavery) - Emissary Publications, 1980, Chƣơng 5. (4) Des Griffm, Trở về thời nô lệ (Descent into Slavery) - Emissary Publications, 1980, tr. 94. (5) Eustace Mullins, The Secrets of the Federal Reserve - The London Connection (Bankers Research Institute, 1985), Chƣơng 5.

(6) Des Griffm, Trở về thời nô lệ (Descent into Slavery) - Emissary Publications, 1980, Chƣơng 5.

(7) Ignatius Balla, Chuyện tình của gia tộc Rothschilds (The Romance of the Rothschilds) - Everleigh Nash, London, 1913 Tờ New York Times, số 1/4/1915 đăng một báo cáo rằng, năm 1914, Baron Nathan Mayer de Rothschild yêu cầu toà án đình bản cuốn sách của Igatius Balla vì những gì mà tác giả viết về thân phụ ông trong cuốn sách này đều không đúng và bôi nhọ danh dự của gia đình ông. Toà án ra phán quyết rằng, cảu chuyện trong cuốn sách là đúng sự thật và bác đơn của Baron Nathan Mayer de Rothschild đồng thời ra lệnh cho ông ta phải chi trả toàn bộ chi phí toà án.

(8) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) - Bankers Research Institute, 1985, Chƣơng 5. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro