văn hóa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quan điểm của HCM về văn hóa

a. khái niệm

Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thầnđoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng đạo lý, đức tính cần cù sáng tạotrong lao động, dũng cảm trong chiến đấu…Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc dântộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, biết gạn đục khơi trong, nâng cao trình độvăn hóa của nhân dân, biệt chọn lọc, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính củadân tộc mình.

 văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức như sau:

- Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội.

- Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.

 - Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa

- Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế

b. tính chất

 Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủmới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến. Nền văn hóa đó có ba tính chất: dân tộc - khoahọc - đại chúng.

 -Tính chất dân tộc: là đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Nó phân biệt văn hóa của các dân tộc khác. Tính chất dân tộc có sự phát triển, bổ sung những tinh túy mới

 -Tính chất khoa học: phải thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiệnđại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.  Đội ngũ những người làm công tác văn hóa phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến; phải có chiến lược văn hóa, xây dựng lý luận văn hóa mang tầm thờiđại.

 -Tính chất đại chúng: là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọngnhân dân, đậm đà tính nhân văn. Đó là nền văn hóa do đại chúng nhân dân xây dựng.

  c) Chức năng

Chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóacó ba chức năng chủ yếu sau đây:

Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.

Hai là, nâng cao dân trí.Văn hóa luôn gắn với dân trí. Không có văn hóa không có dân trí. Văn hóa nâng caodân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài.

Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh,luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừng hoàn thiện bảnthân mình

d. 3 lĩnh vực

-Quan điểm của HCM về văn hóa giáo dục: Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến (kinh viện, xa thực tế, coi sách củathánh hiền là đỉnh cao của tri thức...) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá,nguy hiểm hơn cả sự dốt nát). Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập. Nền giáo dục ấy thực sự ra đời từ Cách mạng Tháng Tám thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh xác định, xâydựng nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp phần làmcho dân tộc ta xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Văn hóa giáo dục là một mặt trậnquan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà

-Tư tưởng HCM về VH văn nghệ và VH đời sống.

A, Văn hóa văn nghệ: Văn nghệ được hiểu là văn học và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền vănhóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc.  Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắcbén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Đồng thời văn nghệ có vai trò thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lựclượng, động viên dân chúng phấn khởi, tin tưởng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước

B, Văn hóa đời sống: Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi mới giànhđược chính quyền, nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo độnglực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung:đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất.

 - Đạo đức mới:Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.

- Lối sống mới:Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòatruyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh,tiên tiến.

-Nếp sống mới:Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thóiquen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tụclâu đời của dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#kin