Cau hoi KTCT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU HỎI ON TẬP

Câu 1 : Đối tượng nghiêm cứu của kinh tế chính trị

Nghiên cứu mỗi quan hệ giưa người với ngưới, tức nghiên cứu quan hệ sản xuất, xã hội sản xuất

->bản chất của xã hội đó như thế nào. Nghiên cứu quan hệ sản xuất không tách rời với lực lượng sản xuất, mỗi quan hệ biện chứng giữa chúng.

Nghiên cứu ktct phải đi tư những khái niệm phạm trù chung nhất từ đó rút ra bản chất của chế độ xã hội do quan hệ sản xuất đó chi phối.

Chúng ta phải nghiêm cứu các quy luật kinh tế vì thông qua sự hoạt dộng của các quy luật kinh tế bản chất của nó mới dược bộc lộ

+ Quy luật kinh tế Tồn tại trong mọi phương thức sản xuất

VD : Quy luật tăng năng suất , Quy luật quan hệ sản xuất

+ Quy luật kinh tế cho 1 số phương thức sản xuât

VD : Quy luật giá trị , quy luật cạnh tranh , lưu thông tiền tệ tồn tại trong nền kinh tế sản xuấ hàng hóa

+ Quy luật kinh tế hoạt động đặc thù : Mổi PTSX có một quy luật kinh tế hoạt động đặc thù

VD : QL giá trị thặng dư là quy luật kinh tế đặc thù dưới chế độ TBCN. Dưới chế độ XHCN trong quá trình

Câu 3 : Sản xuất hàng hoá là gì? Nó ra đời và phát triển như thế nào? Nó có ưu việt gì so với kinh tế tự nhiên?

Khái niệm

Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán, các quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua việc mua bán sản phẩm của nhau trên thị trường

Điều kiện ra đời :

+ Có sự phân công lao động xã hội : Chính sự phân công lao động trong điều kiện ngày nay làm sản xuất hàng hóa phát triền , phân công lao động mở rộng là cơ sở để :

+ Phát triển khả năng lao động của từng người , sở trường , năng lực từng người

+ Cho phép khai thác tối đa tiềm năng kinh yế từng vùng , địa phương và mổi quốc gia

VD : Trong điều kiện phát triển quan hệ kinh tế thì các nước phải tận dụng lợi thế so sánh của mình và các nước trên thế giới :

+ Việt Nam có thế mạnh về sản xuất lương thực thưc phảm, mỹ nghệ nên có thể xuất khẩu để nhập khẩu máy móc từ đó có thể rút ngắn thời gian nghiêm cứu

+ Nhật phát triển sản xuất máy móc xuất khầu để nhập khẩu lương thực thực phẩm để giảm chi phí lao động trong nước

+ Có chế độ tư hữu về tư kie65u sản xuất ( mỗi người làm chủ một tư liệu sản xuất nhất định ) từ đó có quyền quyết định sản xuất : sàn xuất cái gì , như thế nào , bao nhiêu . Đây là diều kiện cần để nền sản xuất tồn tại

Kết luận : Đây chính là điều kiện cho mỗi người dân được làm giàu và làm giàu chính đàng trên cơ sỡ pháp luật cho phép góp phần thực hiện dân giàu nước mạnh

Ưu thế sản xuất hang hóa so với sản xuất tự nhiên

Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm, tăng năng suất lao động.

Làm cho sản xuất gắn liền với tiêu dùng, sản phẩm thường xuyên được cải tiến chất lượng, hình thức phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Thúc đẩy nhanh chóng quá trình xã hội hoá sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng sự giao lưu thị trường trong nước và quốc tế.

Là cơ sở thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng, tiến bộ xã hội, phá vỡ tính bảo thủ, trì trệ, phường hội của kinh tế tự nhiên,tự cấp tự túc vv..

Tuy nhiên, sản xuất hàng hoá có mặt trái của nó như

Làm nền kinh tế mất cân đối do chạy theo lợi nhuân ( đầu tư vào những nghành có nhu cầu lớn => những nghành này sẽ được mở rộng, những nghành khác bị thu hẹp ) Đâ chính là nguyên nhân tiềm ẩn dẩn đến khủng hoảng kinh tế

Tiêu cực nảy sinh trong xã hội => đạo đức băng hoại

Câu 5 Lượng của hang hóa đuợc tính như thế nào . Cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

* Lượng giá trị hàng hóa

+ Mặt chất : Giá trị hàng hóa là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong sản phẩm

+ Mặt lượng: Lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa . Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm trong điều kiện trang thiết bị trung bình, cường độ lao động trung bình và các điều kiện khác trung bình

+ Trong thực tế mỗi người sản xuất hàng hóa có trình độ sản xuất khác nhau, trình độ quản lý khác nhau => hao phí lao động khác nhau => tạo ra giá trị cá biệt khác nhau . Nhưng khi đem sản phẩm ra trao đổi trên thị trường người ta không thể căn cứ vào lao động cá biệt để trai đổi mà phải căn cứ vào lao động xã hội . Hao phí lao động xã hội dựa trên cơ sỡ những người sản xuất , nhà sản xuất nào bán sản phẩm trên thị trường được thị trường chấp nhận nhiều nhất , hay người mua nhiều nhất thì nhà sản xuất đó có giá trị cá biệt phú hợp với giá trị xã hội chứ không phải do các nhà sản xuất quyết định mà giá trị xã hội này là do thị trường quyết định . Cho nên cạnh tranh của những người sản xuất trong cùng một nghành sẽ hình thành giá cả thị trường . Còn giá cả thị trường lấy giá trị làm cơ sỡ , giá cả có thể cao hoặc thấp nhung nó quay xung quaynh giá trị xã hội , đây chính là cơ chế điêu tiết của quy luật giá trị

Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.

Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.

Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát

Câu 6 Nội dung yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị

* Yêu cầu của quy luật giá trị

+ Khi đem sản phẩm ra trao đổi trên thị trường phải lấy hao phí lao động xã hội làm cơ sở, Tất cả những người sản xuất hàng hóa phải tuân thủ theo yêu cầu này . Hao phí lao động xã hội được tính bằng thời gian lao động xã hội trung bình nhất

+ Khi trao đổi phải đảm bảo tính ngang giá ( ngang bằng về giá trị )

* Tác dụng

+ Điều tiết sản xuất , điều tiết lưu thông

+ Điều tiết sản xuất : Người sản xuất bỏ ngành có giá cả thấp, đổ xô ngành có giá cả sản xuất cao, làm cho qui mô sản xuất của một số ngành được mở rộng, một số ngành bị thu hẹp

+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.

+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.

Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Điều tiết lưu thông : Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

+Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất phát triển năng suất lao động tăng, đây là cơ sở nâng cao đời sống vật chất cho xã hội

VD : Vì mục đích lợi nhuận của mình các nhà tư bản không ngừng cải tiến kỹ thuật . Theo quy luật giá trị thì phải có giá trị trung bình . Ai có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị trung bình sẽ bị lỗ , ngược lại sẽ có lãi => Tất cả người sản xuất phải cải tiến kỹ thuật => năng suất lao động tăng => khối lượng của cải vât nhiều , giá cả thấp, đời sống vật chất nâng cao

+ Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu và người nghèo

Do quá trình điều tiết sản xuất hang hóa và cải tiến kỹ thuật cho nên nhà sản xuất nào có trình độ kỹ thuật cao, khả năng quản lý tốt, tìm đúng nghành nghề..=> Sẻ thắng trong quá trình cạnh tranh => người giàu . Ngươc lại sẽ trở thành những người nghèo. Những người giàu có lượng tiền của lớn sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh do đó sẽ vượt qua khả năng quản lý của họ nên họ sẽ thuê mướn nhân công nên họ trở thành những nhà tư bản . Đây là nguồn gốc ra đời chủ nghĩa tư bản . Những người thất bại trong quá trình cạnh tranh không có tư liệu sản xuất nên buộc phải làm thuê đó là giai cấp vô sản . Đến đây chúng ta có thể lý giải tại sao khi đi vào nghiêm cứu phương thức sản xuất tư bản Mac lại bắt đầu từ nền sản xuất hàng hóa vì chính hông qua quá trình sản xuất hàng hóa ấy đã tạo ra CNTB . Mà muốn tìm hiểu về bản chất CNTB chúng ta phải hiểu tế bào sinh ra nó . Có thể nói tế bào sinh ra CNTB là nền sản xuất hàng hóa

Kết luận : Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế VN phát triển theo kinh tế thị trường đòi hỏi Đảng và nhà nước phải phát huy, khai thác thế mạnh kinh tế thị trường và hạn chế những tiêu cực do nền kinh tế thị trường phat sinh . Từ đó dẩn dắt nền kinh tế thị trường đi theo quỹ đạo, mục đích của chủ nghĩa XH làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Câu 7 Khi nào tiền chuyển thành tư bản

Tiền chuyển thành tư bản khi tiền này tham gia vào quá trình bóc lột giá trị thặng dư Vì :

1. Công thức chung của tư bản.

a) So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn với công thức chung của tư bản Lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức: H-T-H (1). Trong công thức này, tiền tệ không phải là tư bản. Tiền tệ chỉ trở thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Mọi tư bản đều xuất hiện từ một khối lượng tiền nhất định và vận động theo công thức: T-H-T' (2). Đây là công thức chung của tư bản, vì mọi tư bản đều vận động theo công thức này. Giữa công thức (1) và công thức (2) có những điểm khác nhau:

- Về điểm xuất phát và kết thúc quá trình vận động trong công thức 1 là H (Hàng); trong công thức 2 là T (Tiền).

- Về trình tự của quá trình vận động: Trong công thức 1 bán trước, mua sau; trong công thức 2 mua trước, bán sau.

- Về mục đích của quá trình vận động: Trong công thức 1 là giá trị sử dụng; trong công thức 2 là giá trị. Ở đây, tiền thu về (T') phải lớn hơn tiền ứng trước (T) một lượng là t. Do đó T' = T + (T'. Số tiền trội lên so với tiền ứng ra ban đầu là giá trị thặng dư, ký hiệu là (m). Như vậy, số tiền ứng ra ban đầu (T) với mục đích đem lại giá trị thặng dư cho người chủ có tiền được gọi là tư bản. Qua đó, đi đến kết luận: Tiền tệ chỉ trở thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản

b) Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của những người sản xuất hàng hóa tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào công thức T-H-T' người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi vận động trong lưu thông. Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không tự lớn lên được. Tiền không thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên. Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ bán đắt, cũng không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư; ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi bởi nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ khác, vì tổng khốilượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian nhất định là một số lượng không đổi. Tuy vậy, không có lưu thông cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qualưu thông. Sở dĩ như vậy vì nhà tư bản tìm được trên thị trường một loạihàng hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó là hàng hóa sức lao động.

2 Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt :

+

+

+

Câu 9 Tư bản bất biến và tư bản khả biến ; Tư bản cố định và tư bản lưu động

-Tư bản bất biến: phần tư bản ứng trước tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất, trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới lượng giá trị của chúng không thay đổi. (Nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên liệu...)

-Tư bản khả biến: phần tư bản ứng trước dùng để mua sức lao động, biến thành các tư liêu tiêu dùng và mất đi trong tiêu dùng của công nhân. Trong sản xuất, người lao động lại tạo ra giá trị mới, do đó có sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất.

-Tư bản cố định: là một bộ phận của TB sản xuất và LÀ MỘT BỘ PHẬN của TB bất biến, tham gia quá trình sản xuất nhưng giá trị không chuyển hết và sản phẩm mà chuyển dần theo mức độ hao mòn. (Nhà xưởng, máy móc thiết bị...)

-Tư bản lưu thông: là một bộ phận của TB sản xuất và GỒM MỘT PHẦN của TB khả biến, được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị chuyển hoàn toàn vào sản phẩm. (Nguyên vật liệu, sức lao động).

Tóm tắt: gọi

c1: giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng...

c2: giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu...

v: giá trị sức lao động...

TB bất biến: c1 + c2

TB khả biến: v

TB cố định: c1

TB lưu thông: c2 + v

Từ đây có thể thấy là tất cả chúng đều là TB ứng trước do nhà TB bỏ ra trong quá trình sản xuất.

Việc phân chia ra TC bất biến và khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ phận trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Mục đích để chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư tạo ra trong quá trình sản xuất TB.

Việc phân chia thành TB cố định và lưu thông là đặc điểm riêng của TB sản xuất và dựa vào phương thức chuyển dịch giá trị vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, hay phương thức chu chuyển TB. Không chỉ rõ nguồn gốc giá trị thặng dư nhưng có ý nghĩa trong quản lý, tối ưu quá trình sử dụng vốn lưu động, vốn cố định và áp dụng KHKT để giảm thiểu hao mòn tài sản cố định.

Câu 10 Phân tích phương pháp bóc lột giá trị thặng dư Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch

* Nguồn gốc giá trị thặng dư : Giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài giá trị sức lao động , là kết quả lao động không công của người lao động. Do đó, nếu quá trình lao động dừng lại ở điểm mà giá trị sức lao động thì chỉ có sản xuất giá trị giãn đơn, khi quá trình lao động vượt quá điẻm đó mới có sản xuất giá trị thặng dư.

* Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuát giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu; trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

· Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi lao động còn thấp.

· Với lòng tham không đáy, nhà tư bản mọi cách kéo dài ngày lao động để nâng cao trình độ bóc lột. Nhưng do giới hạn về ngày tự nhiên, về sức lực con người nên không thể kéo dài vô hạn. Mặt khác, còn do đấu tranh quyết liệt những giai cấp công nhân đòi rút ngắn thời gian lao động cũng không thể rút ngắn chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường lao động vì tăng cường lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày trong khi thời gian lao động càn thiết không thay đổi.

* Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian loa động thặng dư lên trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động cũng như cũ.

· Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm bớt giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Muốn vậy, phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tuw liệu sản xuất tiêu dùng.

- Giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có điểm giống nhau đều làm tăng thời gian lao động thặng dư của người công nhân không chỉ đủ nuôi sông mình, mà còn tạo ra phần thặng dư. Song, hai phương pháp này có sự khác nhau về cách thức làm tăng thời gian lao động thặng dư.

* Giá trị thặng dư siêu ngạch: Là giá trị thặng dư thu được do người áp dụng công nghẹ mới sớm hơn các xí nghiệp khác, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi đa số các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ thì giá trị thặng dư sieu ngạch của doanh nghiệp đó không còn nữa.

· Xét từng đơn vị sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, cục bộ. Nhưng xét về toàn bộ tư bản, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng thường xuyên. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là một động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.

· Giá trị thăng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư tương đối giống nhau ở chỗ đều là tăng năng suất lao động. Vì vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau: giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt; còn giá trị thặng dư tương đối thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.

Kết luận :

Trong điều kiện hiện nay chủ nghĩa tư bản phát triên hình thức bóc lột chính vẩn là hính thức bóc lột giá trị thang dư tương đối :

+ Để che đậy bản chất của chủ nghĩa tư bản

+ Xoa dịu giai cấp công nhân

+ Kéo dài hời gian tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Chúng ta nghiêm cứu vấn đề này nhằm lên án chủ nghĩa tư bản là dây là tài liệu để giai cấp công nhân đấu tranh chống giai cấp tư bản

Câu 12

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#vuonglk