Lê Ngoạt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lê Ngoạt (chữ Hán: 黎兀, sinh ngày 28 tháng 10 năm 1415), tự Tùng Tiết (松節), hiệu Đình Lễ (亭禮), là một con người tài giỏi và chính trực. Ông làm quan dưới của triều nhà Lê, đến chức Viên ngoại lang, trật hàm chánh ngũ phẩm thì cáo về hưu do không chịu quy phục dưới quyền của Thiên Hưng đế. Ông còn là thầy dạy nhạc và người bạn thân thiết nhất của Hoàng tử Lê Khắc Xương.

Lê Ngoạt là người làng Võng Thị, vùng Bưởi, huyện Quảng Đức, là con của một cặp vợ chồng ngư dân nghèo, chuyên đánh cá ở hồ Dâm Đàm. Tuy cha mẹ đều không biết chữ, từ nhỏ Lê Ngoạt đã luôn có mong ước nhận mặt chữ, và một ngày được làm quan trong triều. Năm 27 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ xuất thân và được bổ dụng vào làm quan dưới thời của của vua Lê Thái Tông. Ông chăm chỉ làm việc, tuyệt đối không muốn dính dáng gì đến các cuộc tranh giành quyền hạn của các thế lực trong triều. Dưới sự thanh trừng quan lại nghiêm khắc của Thiệu Bình Đế, ông (lúc đó chỉ là một vị quan chánh bát phẩm nhỏ nhoi) rất sợ bản thân bị ép theo phe phái của các vị quan to khác nên đã trốn rất kĩ, chỉ có mặt khi cần, hạn chế giao thiệp bên ngoài và chỉ nói chuyện với các vị nữ quan, như Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Ngoài ra, ông cũng từng một vài lần được tình cờ diện kiến Nguyễn Trãi và có những cuộc đàm luận văn thơ và âm nhạc thú vị. Từ đó, chàng trai Lê Ngoạt đâm ra ngưỡng mộ Nguyễn Trãi, và đã vô cùng bàng hoàng trước thảm án Lệ Chi Viên giáng xuống dòng họ Nguyễn không lâu sau đó.

Lê Ngoạt trước khi làm quan đã có hứng thú với âm luật và hát chèo. Năm bảy tuổi, ông tự mày mò học thổi sáo, thổi tiêu, rồi tìm thầy dạy cho mình các loại nhạc cụ dân tộc khác như đàn tranh, đàn nhị, đàn bầu, đàn tì bà. Khi đã biết chữ, tự ông đã viết ra nhiều tập truyện, tuỳ bút, kịch bản, lời bài hát, thơ Hán và thơ Nôm. Ông cũng tự kiếm tiền trang trải cho bản thân bằng cách này. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông càng có ham muốn học hỏi thêm về dòng lễ nhạc cung đình, thậm chí viết thư xin được chuyển vào bộ Lễ. Ở đây, Lê Ngoạt tiếp tục trau dồi và ngày càng xuất chúng, đến nỗi ông đã được chính Thái hậu giao cho nhiệm vụ dạy dỗ âm luật và nhạc cụ cho các hoàng tử. Trong số các hoàng tử thì Tân Bình vương Lê Khắc Xương là người học trò yêu thích của ông.

Tân Bình vương cũng vô cùng yêu quý và kính trọng người thầy của mình. Cậu bé hễ kết thúc bài học là cứ lẽo đẽo đi theo thầy đòi dạy thêm, và rất thích vòi vĩnh những món quà vặt dân dã ông đem vào từ bên ngoài thành. Hai người đã cùng nhau soạn ra nhiều bài nhã nhạc và nhạc dân gian. Cả hai đều có mong muốn thay thế dòng nhạc cung đình phỏng theo quy chế của nhà Minh bằng dòng nhạc mang thuần sắc thái của Đại Việt, nhưng không thành. Chính vì sự nghiêm khắc và cứng nhắc của triều đình nhà Lê, Khắc Xương đã vô cùng bất mãn. Trước sự kinh ngạc của Lê Ngoạt, cậu thiếu niên 16 tuổi đã bắt chước thầy mình và sáng tác một loạt các vở và bài hát chèo rồi nhờ ông bí mật tuồn ra ngoài Đông Kinh. Khắc Xương không giấu thầy mình điều gì (ngay cả chuyện lén lút yêu một cô ca kỹ), và ngược lại, Lê Ngoạt không hề trách móc hay đánh giá cậu. Ông thương cậu như thương con ruột của mình vậy. Vì không có bè bạn tâm sự, Lê Ngoạt không hề biết Khắc Xương đã rơi vào trạng thái trầm cảm thế nào sau khi ông cáo bệnh về hưu.

Viên ngoại lang Lê Tùng Tiết (33 tuổi) và Tân Bình vương Lê Khắc Xương (8 tuổi)

Lê Ngoạt là con người chất phác, thẳng thắn, chính trực, yêu thích nghệ thuật, đặc biệt là kịch, nhưng rất chán ghét khi cuộc sống cung đình chính là vở kịch mà ông phải diễn hàng ngày. Trước chính biến, ông khoác lên mình một vỏ bọc vô hại, nhưng nhờ tài ăn nói và quan hệ rộng rãi, lại ở phe trung lập, ông nắm trong tay nhiều thông tin bí mật của các phe phái đối lập khác nhau. Đối với ông, kiến thức ấy chính là sức mạnh để sống sót chốn quan trường. Khi chính biến Diên Ninh diễn ra, ông đem lòng hận kẻ giết vua kia, rồi chán ghét hoạn lộ nên đã giả vờ bệnh nặng rồi xin nghỉ hưu, trở về với cuộc sống đạm bạc trước kia. Ông làm vậy là do được Nguyễn Trãi truyền cảm hứng, và chính ông cũng chẳng ham gì vinh hoa phú quý sau bao năm làm quan. Điều duy nhất khiến ông hối tiếc là phải từ biệt người học trò cưng của mình.

Lê Ngoạt cực kì tò mò trước người con trai út của Nguyễn Trãi – Nguyễn Duy An, người mà ông gọi là Đức Bình. Lúc nghe về án ở huyện Gia Định, ông đã tự nhủ phải tìm ra được cậu bé và giúp đỡ cậu minh oan cho dòng họ. Ai ngờ rằng bọn họ đã tự tìm đến ông, ở ngay tại làng Yên Thái, và Duy An còn rất thân thiết với Lê Khắc Xương. Theo Lê Ngoạt, Duy An có vẻ ngoài hơi ngớ ngẩn, cư xử kì quặc, nhưng được cái văn võ song toàn, lại tuổi trẻ tài cao, biết nhiều ngôn ngữ và quen thân với người ngoại quốc. Cậu bé có chí lớn thế là tốt, nên Lê Ngoạt sẽ không ngần ngại giúp cậu khi cần: một chuyến đi đò, một bữa cơm, một lời giải thích liên quan đến kì thi Hương. Ông luôn hy vọng có ngày Duy An sẽ thay thế mình, kết thân với Khắc Xương để cậu bớt cô đơn trong cung cấm.

Còn trong hai sứ giả ngoại quốc, Lê Ngoạt đặc biệt có ấn tượng với cậu "Hy Lạp Hoạ Gia" Ninh Khang kia. Dù bản thân không giỏi hội hoạ, ông rất ngưỡng mộ tài năng của cậu và hy vọng sẽ học được gì đó mới mẻ. Lê Ngoạt có tư duy của một người luôn thích tìm tòi, học hỏi những điều mới lạ. Tuổi tác sẽ không bao giờ là rào cản đối với ông.

Về bức vẽ: Ông là người có đam mê thổi sáo, và ông thổi những bản nhạc ngẫu hứng rất hay. Hình xăm trên người ông có hoạ tiết thuỷ quái (thuồng luồng) và hoa văn cổ xưa, một nét đẹp văn hoá dân tộc mà ông tự hào mang theo mình. Hai bên hông của ông đeo theo cái nơm và giỏ đựng cá.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro