Quyển I: I.Thiên Tượng - II.Kén Mộ - III.Chọn Tướng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I: Thiên tượng (Hình tượng của trời) 

 (1)Sách Võ bị chí (2):


Gặp khi đất trời mịt mờ tối tăm, gió thổi cát mù, cờ xí không cắm được, chiên trống không nghe được thì không nên ra quân. Nếu có quân giặc nhân khi tối tăm mà đem kỵ binh mạnh đến đánh, ta phải ra lệnh, nhắc đi nhắc lại, ước thúc ba quân, Bền giữ đinh trận, không được rối động, chỉ lấy lá chắn để đỡ tên đạn, dùng cung khỏe, nỏ cứng, cứ ngồi mà bắn, chờ khi quân định trễ tràng thì đem quân nhanh mạnh, nhân lúc rối loạn không ngờ, ngầm cho hậu quân đón chặn con đường yếu hại địch dùng mà tới để đánh thì có thể bắt được ngay.

   Gặp khi trời đất gió mưa đen tối mịt mờ bốn bể, thì không nên tiến quân, không nên hành dinh, cứ bền giữ dinh trại, phòng quân sỹ sinh biến và phòng giặc ngoài đến đánh.

             
             (1): Chương này phần nhiều nói đến những điều hoang đường mê tín về thiên văn xưa, chúng tôi bỏ không dịch, chỉ dịch một mục trích ở sách Võ Bị Chí chép về thời tiết mà thôi.
   (2): Võ bị chí: Tác phẩm của Mao Nguyên Nghi đời Minh, 19 quyển. Xem Võ bị chế thắng chí, quyển 6, chương “Thẩm thời”


Gặp khi gió to mưa lớn, rét lớn, nắng lớn, không nên cho quân đi đánh, phải nên vỗ về quân sỹ mà bền giữ dinh trại. Tất nhiên giặc cũng chẳng ra quân. Nếu quân ta đi đường thình lình thấy giặc, thì nên gấp đóng dinh trại, đợi cho nó ngày chiều thế kém mà dùng kế sách khác. Sách Tam lược nói: Xét tính thiên thời, rình chỗ sơ hở.
   Gặp khi tuyết lớn bay mù, trong khoảng trăm bước mà chẳng trông thấy người ngựa, địch hay đặt quân kỳ (1) quân phục ở nơi đường hiểm để đánh vào chỗ ta không ngờ. Nếu ta cho tướng nhỏ ra ứng đối thì nó giả thua chạy, mong ta đuổi đánh, để dẫn ta vào chỗ phục binh. Nếu ta thấy cơ trời như thế, thì nên sớm sai 5,7 viên tướng nhỏ, vài mươi đội kỵ giỏi, chờ giặc từ tả hữu trước sau đem quân đến nhử ta, nếu giặc dùng quân kỵ giỏi để xung đột quân ta, thì ta cho ngay hai viên tướng ra sau quân, bàn định thăm dò, cho quân và ngựa đi quanh quất tìm xét, liệu tính đường về của giặc, rồi nhắm các nơi hiểm ải, dò thăm xem có phục binh hay không, nếu có thì nên chia binh ra làm hai ba nơi thay đổi nhau mà đánh, như thế thì chúng phải thua  chạy, mà kẻ đến đánh ta trước kia đầu đuôi không thấy được nhau. Quân ta đã đuổi quân phục của địch, dùng binh giỏi lộn lại làm quân đón triệt, thì bọn giặc đến để đánh ta đó không biết quân phục ở chỗ kia hiện đã tan chạy. Vả quân ta đã sai kỵ binh giỏi đến, một đạo tiến, một đạo lùi, thay đổi nhau đuổi đánh, chờ khi nó vào nơi có quân phục của ta thì đầu đuôi cùng ứng, có thể bắt gọn cả quân. Đấy là nói đại khái, chứ hoàn toàn là phải biến…(1): Quân lẻ để đánh thình lình


         ....thông ở lúc lâm thời, để đối phó trong lúc hoãn cấp. Còn như người Khiết đơn thì không thế. Thấy có tuyết lớn thổi mù thì cung cứng, ngựa mạnh, người khỏe họ coi là thường không việc gì mà cứ đi săn bắn, huống chi trong lúc hai quân đánh nhau thì ta nhân đó mà thắng sao được? Họ ở phía Tam Quan (1), phía bắc Đại Hà (2), trong khoảng Tức ký (3), đất phẳng như đá mài, quân lính tiện được đường rộng, sau khi tuyết lớn, họ biết rằng quân bộ của ta khó tiến, họ bèn dùng mưu lạ, đặt nhiều kỵ giỏi ở trước sau tả hữu dinh lũy của ta, khêu nhử quân ta, hoặc dùng kỵ giỏi đi đi lại lại xông đánh quân ta, hòng quân ta ra thì chia quân tản ra bốn phía để đầu đuôi đánh lại, một mặt đánh dinh trại ta, một mặt chặn lương thảo ta, khiến cho quân ta đầu đuôi không cứu được nhau. Như thế thì quân ta bền giữ chẳng đi, đợi cho quân họ xông lại thì ta mới dùng cung khỏe, nỏ cứng và nỏ bàn (4), một cái trên, một cái dưới mà bắn ra. Giặc đã mất thế thì không còn ý chí chiến đấu nữa. Có thể bắt gọn cả quân.
   Gặp cơn gió to, thổi bay bụi cát, không nên tiến binh đi đánh. Như đương ở giữa đường thì nên dừng chân mà tìm nơi thuận tiện yên nghỉ. Như đường trước gặp quân phục đón chặn, hay có trận lớn, thì đó là cái điểm trời chưa thuận vậy. Như gặp lúc đương ở dinh dã thì nên ra lệnh dặn đi dặn lại ba quân bền giữ dinh

   (1): Ba cửa quan ở phía Bắc Trung Quốc: Cửa Nhạn môn, Cửa Vũ Ninh, Cửa Thiên đầu
   (2): Tức sông Hoàng Hà
   (3): Tức là khoảng tỉnh Hà Nam, Ký là khoảng tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc.
   (4): Nỏ bản: Nỏ lớn đặt lên bệ mà bắn một phát nhiều tên


...trại, phòng quân giặc nhân gió thuận mà đến để dò hoặc cướp, xông đánh trại ta. Như lúc trận quân vừa mới bố trí mà thấy có gió thì cũng không nên đánh, phải bền giữ.
     Khi hành quân ở đường hay đương ở dinh mà gặp có gió to mưa to, tuyết lớn mù lớn, mờ tối không thể tiến quân để đánh, thì nên vỗ về quân sĩ, cố giữ là hơn.

II: KÉN MỘ


     Đặt ba khoá để kén mộ tráng sĩ: Từ thuộc lại trở xuống, mỗi người đều cử người mình biết, tốt nhất là loại ăn cướp, sau đến loại hay đánh người và trộm cắp, rồi đến loại không nghề nghiệp. Sai thu 300 cỗ ngựa của các tướng, để cho quân cảm tử tình nguyện dùng, dù không phá được địch, cũng có thể làm nhụt nhuệ khí của địch.
     Cái đạo mạnh binh để chiến thắng cốt yếu có 5 điều:
     1. Sửa sang binh khí.
     2. Có đủ quân lính và xe cộ.
     3. Súc tích nhiều.
     4. Rèn luyện quân sĩ tốt.
     5. Kén được tướng giỏi.
     Năm điều ấy được đầy đủ thì mới có thể mạnh quân.
     Kén lính: Quân cần giỏi không cần nhiều. Nên chọn người khoẻ mạnh mà dùng, không lấy nhiều người nhỏ yếu để thêm số lượng. Nên kén, người nhiều anh em, người không bố mẹ, người độc thân mà đã có con kế tự, người nghèo đói mà sức vóc khoẻ mạnh. Có những người không nên kén là... (1)

III: CHỌN TƯỚNG


     Sách Võ kinh:
     Phương pháp xem người có tám điểm:
     1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không.
     2. Gặn gùng bằng lời lẽ xem có biến hoá không.
     3. Cho gián điệp thử để xem có trung thành không.
     4. Hỏi rõ ràng tường tận để xem đức hạnh thế nào.
     5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không.
     6. Lấy sắc đệp mà thử để xem có đứng đắn không.
     7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
     8. Cho uống rượu say để xem có giữ được thái độ không.
     Có tướng dũng và tướng trí, nên dùng thế nào cho phải? Rằng tướng dũng có thể giúp được việc đánh thành hãm trận; nhưng liệu tính việc địch, chia đặt quân kỳ, lam cơ ứng biến, nếu không có tướng trí thì không được. Mà kẻ dũng thì thường kém kẻ mưu. Cho nên đời xưa đăng đàn, đắp đài, đẩy xe (2), phải tìm tướng mưu trí để giúp cho kẻ có sức mạnh. Người làm tướng không nên lấy giỏi cung đao cưỡi bắn làm tài, mà phải lấy thông suốt cổ kim làm giỏi.(1) Nguyên văn thiếu một đoạn.
(2) Chỉ việc phong tướng.


Xem giỏi ở chỗ nào? Muốn biết tướng giỏi hay tồi cần phải kích thích để xem động hay không động. Kích thích mà động đó là tướng ngu. Tướng ngu thấy lợi thì động, khinh địch thì động. Nên dùng hai phép dụ thì bắt được ngay: kẻ thấy lợi mà dụ bằng mồi là bắt được; kẻ khinh địch thì uy hiếp là bắt được. Kích thích mà không động là tướng hiền. Tướng hiền thì trí chu đáo nên không động, phép chu đáo nên không động. Nên dùng hai phép để nắm. Đấu trí với nhau, không ai thắng ai, phải dùng phép để nắm chỗ sơ hở của trí, nhằm một chút hở của trí mà đánh vào. Đấu phép với nhau, không ai chịu ai, phải dùng tí để nắm chỗ biến hoá của phép, nhân chỗ ngẫu nhiên sơ hở của phép mà đánh vào. Sách Binh chí (1) nói "đánh mưu" là thế đó. Hai bên giao chiến với nhau mà muốn biết tình hình thực hư ở trong quân, trước hết là mình phải biết người ta mà đừng để người t biết mình. Biết được tình hình hư thực của người rồi thì đánh chỗ mềm mà không đánh chỗ cứng. Sách Binh chí nói đánh chỗ cứng thì mềm phải cứng, đánh chỗ mềm thì chỗ cứng phải mềm, chính là thế. Đi sâu vào đến chỗ vô hình, giấu kỳ ở chính, giấu chính ở kỳ, lấy kỳ làm chính, lấy chính làm kỳ. Sách Binh chí nói: Phàm đánh trận dùng chính mà hợp, dùng kỳ mà thắng, muốn chiến thắng không ngoài kỳ với chính, kỳ chính biến hoá không biết thế nào là cùng, kỳ chính cùng sinh ra nhau, nh ư cái vòng tròn không có đầu mối. Xét được hư thực, rõ được mềm cứng, hiểu được kỳ chính, đó là ba điều báu của phép dùng binh vậy. Lại nói: biết mình biết người, trăm trận tăm thắng (2). Nuôi khí dân, định chí quân, thế gọi là biết mình; xét rõ tình hình địch, thế gọi là biết người. đó là ba điều thiết yếu. Ba điều thiết yếu cũng như ba điều căn bản, tại sao? Vì đạo làm tướng coi quân, khoan và nghiêm dùng không nhất định, mà phải lấy nghiêm làm gốc, cho nên binh gia với hình gia và danh gia phối hợp với nhau; động và tĩnh không có hình thế thường, mà phải lấy tĩnh làm chủ, cho nên binh gia và âm dương gia (3) giúp đỡ nhau. Hình gia và danh gia không cần kiêm làm binh gia, mà binh gia thì phải kiêm hình gia và danh gia; âm dương gia thì không cần kiêm làm binh gia, mà binh gia thì phải kiêm âm dương gia. bởi thế mới nói ba điều thiết yếu cũng là ba điều căn bản. Nhân được những điều hay của bốn nhà mà lợi dụng lấy thì phương lược làm tướng có thể đủ được.
     Đạo dùng tướng là thế nào? Trước hết phải cho có quyền: Tướng nói dân có thể dùng thì dùng. Tướng nói dân không thể dùng thì đừng dùng. Tướng nói quân có thể động thì động. tướng nói quân không thể động thì đừng động. Tướng nói địch có thể đánh được rồi thì đánh. Tướng nói địch không thể đánh được thì đừng đánh. Như thế thì phép không rối, cơ không ngừng. Nhưng người giỏi dùng tướng trước hết phải giỏi chọn tướng. Người giỏi chọn tướng thì trước hết phải giỏi biết tướng. Ba điều giỏi ấy, cái tinh vi của người dùng tướng dùng quân đều ở cả đó. Tuy thế, Tôn Võ và Ngô Khởi thì đã giỏi trong lĩnh vực ấy rồi, nhưng theo lời của Mạnh Tử, Tuân Tử thì cho là chưa được. Vì sao mà nói thế? Vì bảo rằng kế căn bản chưa có. Vậy thì Tôn Võ, Ngô Khởi chỉ là cái rìu búa đẽo nước mà thôi, bệnh ở ngoài mà hại ở trong, mất nước có thể kiễng chân mà chờ đến.(1) Hiện nay chưa tìm ra sách này.
(2) Tông Tử, thiên II nói: Biết mình biết người, trăm trận không nguy.
(3) Binh gia, hình gia, danh gia, âm dương gia là những học phải của Trung Quốc ở thời Chiến quốc.


Ngô Khởi1 nói: Phàm điều cốt yếu ở trong việc chiến trận, trước nhất phải xem người tướng và xét tài của tướng, rồi nhân hình thế mà dùng quyền biến thì không khó nhọc mà thành công. Tướng ngu hay tin người thì dùng cách dối mà lừa; tướng tham khinh danh vọng thì dùng của mà đút; tướng coi thường sự biến mà không mưu thì làm cho vất vả mà phải khốn; người trên giàu mà kiêu, người dưới nghèo mà oán, thì dùng cách chia cho lìa nhau; tiến thoái đa nghi, quân sĩ không nương tựa được, thì làm cho hoảng sợ mà chạy; quân khinh thường tướng mà có ý muốn về nhà, thì chẹn đường dễ mở đường khó, có thể đón mà bắt được; đường tiến dễ, đường lui khó, thì nên săn ở phía trước; đường tiến khó đường lui dễ, thì nên đến sát mà đánh; đóng quân ở nơi thấp, nước không có chỗ thông, mà hay mưa dầm, thì nên tháo nước vào cho ngập; đóng quân ở nơi chằm hoang, cây cỏ um tùm, gió thổi lồng lộng, thì nên đốt mà tiêu diệt; quân đóng mãi một nơi, tướng sĩ trễ nải, quân không đề phòng, thì nên lẻn mà đánh úp.

*
*   *


Sách Kinh thế2:

Có nho tướng, có dõng tướng, có cảm tướng, có xảo tướng, có nghệ tướng. Nho tướng hay mưu; dõng tướng hay đánh; cảm tướng nhiều can đảm; xảo tướng giỏi chế tác; nghệ tướng thì tài năng; gồm cả thì không gì không thần, đủ cả thì không gì không lợi.

Hòa mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Hòa ở trong nước thì ít phải dùng binh; hòa ở ngoài biên thì không sợ báo động. Bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng, càng quý hòa mục. Vua tôi hòa mục thì dùng được người tài; tướng văn tướng võ hòa mục thì làm nên công nghiệp; tướng sĩ hòa mục, trong lúc thưởng sẽ nhường nhịn nhau, gặp nguy nan sẽ cứu giúp nhau. Đó, hòa mục là đạo rất hay cho việc  trị nước hành binh, không thay đổi được.

*
*   *


Sách Bảo giám3:

Khí lượng của tướng, lớn nhỏ khác nhau. Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến điều quân chúng oán ghét, đó là tướng chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, đó là tướng chỉ huy được trăm người. Tướng thắng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh, đó là tướng chỉ huy nghìn người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người hiền, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người. Tướng mà dùng nhân ái dvoi kẻ dưới, lấy tín nghĩa phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lí, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ, không ai địch được…

Ra trận mà đổi tướng, điều đó nhà binh rất kiêng. Nên chờ ngày tháng để buộc cho thành công.
______________________________1. Tôn tử, thiên IV
2. Sách Kinh thế bát loại toản biên, “Binh tào”, quyển 63-68
3. Chúng tôi không tìm ra sách Bảo giám.

*
*   *


Phép lập đàn phong tướng1


Phụ: Trao quyền cho tướng.

Thái công2 nói: Nhà nước yên hay nguy, quan hệ ở một người tướng.

Bèn sai quan thái sử ăn chay ba ngày, đem rùa bói ngày lành, ra Thái miếu để trao cho phủ việt3– Vua vào cửa miếu, đứng trông mặt về phía tây; tướng đứng trông mặt về phía bắc. Vua thân cầm cái việt, giữ lấy lưỡi mà trao chuôi cho tướng, nói: “Từ đây lên tới trời là quyền của tướng quân”. Vua lại cầm cái phủ, giữ lấy chuôi mà trao lưỡi cho tướng, nói: “Từ đây xuống tới vực là quyền của tướng quân”. Tướng nhận lấy, lạy mà đáp lại vua rằng: “Thần nghe: Nước không thể tự bên ngoài mà trị; quân không thể tự bên trong mà chế; kẻ hai lòng không thể thờ được vua; kẻ phân chí không thể đánh được giặc. Thần đã vâng mệnh, chuyên cầm uy phủ việt, thần không dám mong được sống mà về. Xin vua rủ bảo cho thần một lời. Vua không hứa với thần thì thần không dám làm tướng”. Đó là trên không nệ thời trời, dưới không nệ thế đất, trước không biết có địch, sau không nệ mệnh vua4.
__________________________1. Chương này trích ở sách Hổ trướng khu cơ, ở đây xin bỏ, xin xem Hổ trướng khu cơ ở sau
2. Xem Võ kinh trực giải, phần “Lục thao”, chương 20.
3. Hai thứ búa lớn và búa nhỏ dùng để đánh chém, tiêu biểu cho uy quyền.
4. Võ kinh trực giải diễn nghĩa ca, chương 20 dịch là: ở sau thì đã chịu mệnh vua rồi


*
*   *


Sách Kinh thế:

Đời sau dùng người không như thế. Nói bàn thì một người, làm việc thì một người, do đó người nói không biết việc của người làm là khó, mà thường đề cao thuyết của mình. Người làm thì muốn vâng thì ý của người bàn mà không hợp với cơ nghi; thậm chí làm việc chỉ có một người, mà bàn nói thì có đến mấy mươi người, trong đó hiền gian lẫn lộn, yêu ghét mỗi người một lòng. Người được yêu thì mưu kế dù kém cũng phụ hội, mà người bị ghét thì mưu kế dù hay, cũng cố tìm cách để ngăn trở. Không lường tình thế giặc mạnh yếu thế nào, mà cứ cho là đánh nhỏ thì được nhỏ, đánh lớn thì được lớn; không hỏi thời thế khó hay dễ, hễ đóng quân là bắt tội dùng dằng, bền giữ là kết tội nhút nhát. Người làm việc thì trông tả nhìn hữu, muốn đánh muốn giữ, hoặc tiến hoặc lui, đều không thể tự chủ được, đến nỗi mười cỗ xe của nguyên nhung chưa đi, mà chức quan nói đã dâng giấy đàn hặc dồn dập1; chỉ huy ở trong màn trướng2 mới định mà quan tú y3 đã có lệnh thúc giục rồi; dâng quân cho địch, dâng tướng cho địch, đều là do kẻ bàn nói mà đến nỗi. Các triều Đường, Tống, Minh bị thua, đều vì cớ đó, mà nhà Tống quá tệ, nhà Minh lại càng tệ hơn. Người luận về việc nhà Tống thì cho rằng bàn bạc nhiều mà thành công ít; người luận về việc nhà Minh thì cho rằng nhà Minh mất nước, không mất ở giặc cướp mà mất ngay từ trong cổng ngõ, không mất ở bờ cõi mà mất ngay từ lời can của đài quan4, cái tệ là ở chỗ không bàn lấy người làm được việc, mà chỉ bàn lấy người không biết làm việc, bàn bạc rối bời như tơ khó gỡ. Xem xét xưa nay thì chỉ có vua Tuyên đế nhà Hán dùng Triệu Sung-quốc5 là đúng phép dùng tướng thôi.
___________________________1. Nghĩa là tướng được sai đi đánh chưa xuất quân mà chức quan ngự sử có trách nhiệm ăn nói đã dâng sớ lên nhà vua dồn dập để vạch lỗi của tướng, chỉ cái tệ người làm thì ít, người nói thì nhiều.
2. Màn trướng, chữ Hán “duy ốc” là chỗ làm việc của vua.
3. Tú ý trực là chức quan thị ngự sử đời Hán.
4. Đài quan: Tức quan ngự sử, có trách nhiệm nói bàn.
5. Triệu Sung-quốc: Tướng nhà Hán, đời Vũ đế đánh Hung-nô, đời Tuyên đế đánh Tây-khương, tức Tiên-ty, lập được nhiều chiến công, Hán Tuyên đế chuyên nghe kế hoạch của Sung-quốc nên thành công.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro