Chương 29 - Thân thế tiểu hoà thượng (Tiếp theo)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Không thể nào nghe tiếp những lời nói vô căn cứ, tôi đứng dậy, đập bàn và quát:

- Này, sao các cậu lại tin vào những câu chuyện vô căn cứ như vậy chứ, sao không nghĩ đến những đóng góp của ngài ấy cho nền Phật giáo tại Trung Nguyên? Hầu hết những kinh phật chúng ta đang đọc hiện tại đều do ngài dịch, như 'Kinh Kim Cang', 'Kinh Diệu Pháp Liên Hoa', 'Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh'. Còn những ghi chép kia, ai có thể chứng minh được chúng đều là sự thật chứ. Dù sao đi nữa thì Kumalajiva cũng chính là người mà mình luôn ngưỡng mộ và kính trọng.

Hoàng Tiểu Mỹ cười nói:

- Ây da, vì chúng ta nói xấu đến nam thần của Ngải Tình nên cậu ấy giận rồi này!

Tôi tức giận:

- Mình chỉ ngưỡng mộ ngài ấy thôi, sao mọi người lại suy nghĩ bậy bạ vậy chứ!

Bình thường chúng tôi rất thân thiết với nhau, nhưng hôm đó suýt chút nữa thì tôi đã đoạn tuyệt với bọn họ chỉ vì Kumarajiva. Thật ra tôi không quan tâm lắm khi mọi người bàn tán những câu chuyện xung quanh các nhân vật lịch sử khác, duy chỉ có Kumarajiva là người mà tôi không muốn nghe những tin đồn vô căn cứ nhất. Tôi cũng không biết lý do vì sao, nhưng tôi thật tâm muốn bảo vệ ngài ấy, cho dù Kumarajiva sống cách tôi 1650 năm, dù cho tôi chỉ biết ngài ấy qua những trang sách mà thôi.

Một cốc nước đặt ngay trước mặt tôi, một mảnh khăn ướt thấm nhẹ trên trán. Tôi ngẩng lên và bắt gặp trong đôi mắt như hồ nước thu ấy vẻ lo lắng không giấu giếm:

- Trán cô hơi nóng, hình như cô bị cảm lạnh. Ngày mai tôi sẽ căn dặn người hầu sắc thuốc cho cô.

Sau khi uống nước, tôi trở nên bình tĩnh hơn. Lồng ngực không còn nhói đau, cơn đau trong phút chốc đã biến mất như chưa từng xuất hiện. Ngượng ngùng nở nụ cười ngây ngô:

- Ha ha, xin lỗi, tôi vô ý quá!

Cậu ta cũng cười:

- Tôi chưa từng thấy Ngải Tình như vậy bao giờ. Mà cô luôn miệng gọi tôi là Kumarajiva, đó có phải tên tiếng Hán của tôi không?

Tôi gật đầu. Tôi liên hiểu ra lý do vì sao khi mà hàng ngày bản thân đều gọi tên cậu ấy nhưng lại không hề nhận ra thân phận thật sự của cậu. Vấn đề xuất phát từ cách phát âm. Trong các văn bản hiện đại, tên của cậu ấy luôn được viết ra theo chữ cái tiếng Anh là Kumarajiva, nên tôi liền xem đây là điều hiển nhiên và phát âm theo như vậy. Và cũng chưa bao giờ nghĩ ra rằng cách phát âm đó so với cách phát âm tiếng Phạn lại có điểm không tương đồng.

Tại sao lại có sự sai lệch như vậy chứ?

Tôi phát hiện ra rồi! Người dịch lúc bấy giờ đã sử dụng cách phát âm tiếng Phạn để dịch ra tên của cậu trong các văn bản tiếng Trung, chứ không sử dụng quy tắc phát âm tiếng Anh ngày nay. Giống như cách đọc tên vị thần Shiva của Ấn Độ giáo vậy. Phát âm theo tiếng Anh là Shiva, nhưng khi đọc bằng tiếng Phạn thì lại là Shibo. Nếu như 'v' trong tiếng Phạn được phát âm là 'b' và 'a' là 'o', thì Shiva sẽ được đọc là Shibo, Jiva sẽ thành Jibo. Và tên Kumarajiva trong tiếng Phạn sẽ là Kumalajibo.

Kumala chính là Kumara. Nhưng còn Jiba thì sao lại biến thành Jiva được nhỉ? Không biết ai đã dịch tên của Kumarajiva sang tiếng Hán, nhưng rõ ràng nghe hay hơn tên Kumalajiba mà lâu nay tôi thường gọi. Kumara là họ của cha cậu, là một họ phồ biến của người Bà La Môn Thiên Trúc và là một dòng họ cao quý. Jiva là tên mẹ cậu. Đặt tên con cái bằng cách ghép họ của người cha và tên của người mẹ vốn là phong tục của người Thiên Trúc, cũng có lúc tên gọi còn được đưa thêm vào một số ý nghĩa khác nữa, do đó, tên của người Ấn Độ thời xưa rất dài. Chả trách khi đọc sách lịch sử Phật giáo, tôi không thể nào nhớ nổi tên của các vị cao tăng Tây Vực và Ấn Độ. Thực sự là rất dài và rất khó đọc.

Tôi biết cha cậu là Kumarayana, còn mẹ cậu là Jiva, những tên gọi vốn đã rất quen thuộc đối với người Hán. Tăng sĩ Tây Vực và Ấn Độ đều dùng tên gọi thông thường, khác với cách dùng pháp hiệu của các nhà sư Trung Nguyên.

Kumarajiva đặt tập giấy nháp trước mặt tôi và đề nghị:

- Cô có thể viết tên gọi tiếng Hán của tôi vào đây được không?

Tôi nắn nót từng nét một: Ku- ma- ra- ji- va.

Cậu ta ngắm nghía tỉ mỉ, đọc lại một lượt, rồi ngước lên nhìn tôi, khuôn mặt rạng rỡ niềm vui:

- Hay! Kumarajiva. Nếu là tên gọi do Ngải Tình đặt, thì từ nay về sau tên tiếng Hán của tôi sẽ là Kumarajiva! Tôi sẽ nói mọi người gọi tôi bằng tên này.

Tôi giật mình ngẩng lên, há hốc mồm

Kumarajiva vui vẻ:

- Ngải Tình, cô muốn gọi tôi là gì?

Tôi ngẩn người đáp:

- Rajiva, tôi gọi cậu là Rajiva, được không?

Thực ra tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách xưng hô với Kumarajiva. Tên tiếng Phạn của cậu ta rất khó đọc, tên tiếng Hán nghe có vẻ khách sáo. Trong các tài liệu liên quan, thì tên cậu ta có lúc là Rajiva, có lúc là "Jiva". Sách cổ thường gọi cậu ta là Jiva, còn trong văn bản hiện đại thì đều viết là Rajiva. Nếu phân tích rạch ròi, thì Kumara là họ, Jiva mới là tên. Nhưng nếu chỉ gọi là Jiva, nghe không ổn lắm. Bởi vậy, sau khi suy đi tính lại, tôi quyết định gọi cậu ta bằng cách của những người hiện đại.

Cậu mỉm cười gật đầu:

- Rajiva! Được, như vậy thì cô sẽ không thể quên được tên của tôi.

Cậu cầm lấy bút và viết lại tên tiếng Hán ngay dưới dòng chữ của tôi. Nhìn thấy nụ cười rất đậm hiện rõ trong đôi mắt cậu, tôi sững sờ không biết bản thân mình đang ở nơi nào. Không có tài liệu nào ghi lại thông tin về người đã đặt tên tiếng Hán cho cậu ta, không lẽ người đó là tôi? Tên gọi mà tôi đọc được ở thế kỷ XXI hoàn toàn trùng khớp với tên gọi mà tôi đặt cho cậu ta 1650 năm về trước. Điều đó có nghĩa là, việc tôi vượt thời gian đến đây và gặp gỡ Kumarajiva đều là sự tất nhiên ư? Điều này có mối liên quan, logic gì? Tôi chỉ là du khách đi bên lề lịch sử, hay tôi đã gia nhập vào thời đại này một cách hoàn toàn tình cờ?

Có lẽ câu hỏi này vĩnh viễn sẽ không có lời giải đáp.

Tôi chỉ biết rằng, đểm đó, khi quay trở về lán trại của mình, tinh thần của tôi rất phấn chấn, vui vẻ. Tôi cứ lặp đi lặp lại tên của cậu ấy, ngay cả trong giấc mơ cũng không ngừng gọi 'Rajiva', 'Rajiva'....Tuy chỉ là một cái tên, nhưng dường như cái tên ấy lại mang đầy mị lực khiến tôi không ngừng kêu lên. 'Rajiva' – cái tên này thật sự rất đẹp....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro