dd map dia ly

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐẶC ĐIỂM BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ  

Trước đây người ta thường quan niệm: bản đồ địa lí là sự biểu hiện thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên bản vẽ. Quan niệm trên chưa đầy đủ và chính xác về bản đồ địa lí. Bản đồ địa lí không phải là một bức ảnh chụp hàng không hay bức tranh phong cảnh vẽ thu nhỏ toàn bộ trái đất mà nó còn có khả năng giải thích toàn bộ tính chất của các đối tượng có trên bản đồ. Mặt khác nói như trên, bản đồ địa lí chỉ hạn chế trong việc biểu hiện những đối tượng có trên bề mặt trái đất, trong khi đó nó còn biểu hiện những đối tượng hiện tượng phức tạp phân bố trên bề mặt, trong không gian, dưới lòng đất và cả những hiện tượng đó có thể biến đổi theo thời gian.

Muốn như vậy, bản đồ địa lí cần phải có 3 đặc điểm cơ bản:

I.1 Cơ sở toán học  

Là phương pháp toán học nhằm đảm bảo nguyên tắc và quy luật chuyển bề mặt tự nhiên của trái đất lên mặt chiếu hình, thu nhỏ kích thước của mặt chiếu hình rồi dùng phép chiếu hình khai triển bề mặt đó thành mặt phẳng (bản đồ). Mặt chiếu hình là bề mặt toán học của trái đất đón nhận hình chiếu. Mặt chiếu hình phải được đặt sát với bề mặt tự nhiên của trái đất, trùng với bề mặt nước biển trung bình. Tuỳ thuộc vào diện tích khu vực cần chiếu và độ chính xác của tỷ lệ bản đồ, người ta có thể chọn mặt chiếu hình là những mặt khác nhau: mặt phẳng, mặt cầu hoặc elipsoid. Nếu đo vẽ bình độ tỷ lệ lớn cho một khu vực nhỏ, độ cong trái đất là không đáng kể, tất cả các điểm đều được xem như trên một mặt phẳng, mặt chiếu hình được chọn là mặt phẳng, không tính đến ảnh hưởng độ cong trái đất. Mặt chiếu hình là mặt cầu (R=6.371.116 m) trong trường hợp đo vẽ cho khu vực có bán kính khoảng 200km. Nếu khu vực đo vẽ rộng lớn và cần độ chính xác cao, thì phải dùng mặt chiếu hình là elipsoid. Quá trình trên được minh hoạ như sau

Cơ sở toán học bản đồ bao gồm:

·         Cơ sở trắc địa: hệ thống các điểm khống chế, kích thước elipsoid, toạ độ và độ cao các điểm.

·         Tỷ lệ bản đồ

·         Phép chiếu bản đồ

·         Chia mảnh và danh pháp bản đồ

·         Bố cục và khung bản đồ 

Cơ sở toán học bản đồ cho phép ta có được tài liệu đúng đắn về vị trí, hình dạng, kích thước các yếu tố biểu hiện trên bản đồ.

I.2. Hệ thống kí hiệu bản đồ  

Là phương tiện để phản ánh toàn bộ hay một khía cạnh nào đó của vật thể, đối tuâọng hiện tượng. Hệ thống kí hiện bản đồ (ngôn ngữ bản đồ) bao gồm các dạng đồ hoạ, màu sắc, chữ cái, con số và cả từ ngữ để ghi nhận vị trí không gian của các đôid tượng, đồng thời phản ánh qui luật phát triển của hiện tượng theo thơig gian.

Người ta căn cứ vào đặc tính cơ bản của các yếu tố đồ hoạ và màu sắc để hối hợp chúng với nhau theo những quy tắc và phương pháảptong môn kí hiệu học, ngôn ngữ học, lí thuyết về màu sắc và có xét đến khía cạnh tâm lí, thẩm mỹ để tạo nên kí hiệu bản đồ.

I.3. Tổng quát hoá bản đồ   

Tổng quát hoá bản đồ là quá trình lựa chọn, phân cấp các đối tượng cần thể hiện lên bản đồ, trong đó có sự cân đối hài hoà giữa các thành phần của một yếu tố và giũă các yếu tố với nhau. Mục đích của tônge quát hoá bản đồ là phản ánh chính xác bản chất của đối tượng và đáp ứng tối ưu yêu cầu đã đặt ra.

0978832023

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro