Chương 27: Lạy gia tiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vừa sáng sớm gà còn chưa gáy, Nhất Bác đã ba chân bốn cẳng chạy ra tiệm vàng ngoài chợ lấy đôi nhẫn. Vốn là đám cưới riêng, đám hỏi riêng. Nhưng vì Chiến đang mang thai, sức khỏe không thích hợp để làm đúng lễ nghi sáu lễ. Nên người lớn hai nhà thống nhất gom cả hai lễ hỏi cưới cùng một ngày.

Ngồi trong bếp với cái bụng bầu bốn tháng đang nhô lên, cho chị Hạnh trang điểm. Chiến gục gà gục gật như con gà đang mổ thóc, miệng thì ngáp lên ngáp xuống y chang như người ta đang lên đồng. Tối qua nhóm họ, đã vậy bà con dòng họ rủ nhau hát hò đến 1, 2 giờ khuya mới chịu dừng lại. Gặp thêm hai tên nhóc trong bụng cứ thi nhau đạp, làm cậu ngủ không được mấy tiếng.

Thấy em trai ngáp lên ngáp xuống, chị Hạnh không trang điểm được bèn bảo thằng Tí leo lên ghế giữ đầu cậu út nó lại cho chị làm cho xong. Chị biết Chiến thức rất sớm, nhưng hôm nay là đám cưới của cậu, thợ sẽ chụp lại rất nhiều ảnh. Nếu không trang điểm, đến khi lên hình thì khác gì cái xác chết trôi sông.

Bà con dòng họ đến càng lúc càng đông, Chiến ngồi nghe bọn họ nhiều chuyện về Nhất Bác mà bực mình. Anh làm ngành gì, lương tháng bao nhiêu thì liên quan gì đến bọn họ chứ. Huống hồ, bọn họ chỉ là hàng xóm thôi, lấy quyền gì mà nhiều chuyện.

Đang ngồi cho chị Hạnh xịt keo tóc, Chiến bị một bàn tay vỗ lên vai. Đi cùng với cái vỗ vai đó là một câu hỏi siêu cấp vô duyên:

- Hai đứa đám cưới xong thì nhớ có con liền nghe. Không thôi là tịt luôn đó. Mà nhà nó giàu không, nó làm ngành gì vậy? Có lăng nhăng không?...

Người phụ nữ vô duyên đệ nhất trong dòng họ được Chiến gọi là mợ hai. Vốn không ưa bà ta, nhưng vì là bà con ruột nên thầy Khánh bắt buộc phải mời bà ta qua dự đám cưới. Cũng vì sự xuất hiện của người phụ nữ này, mà cậu tức anh ách, không dám trả lời lại. Sợ ảnh hưởng đến đứa nhỏ.

Cô Hồng đi ra đi vào hướng dẫn cho thợ sắp xếp bàn ghế để một chút bên nhà họ Vương qua đến có chỗ ngồi. Nghe bà mợ vô duyên của Chiến hỏi tới về Nhất Bác, bà bực bội quá gắt lên:

- Sao chị nhiều chuyện quá vậy chị hai? Giàu hay không thì cũng là tài sản của người ta, mắc gì mình quan tâm. Mà thằng rể tui nó có lăng nhăng hay không thì cũng là cái số thằng con tui, tui còn không có quyền lên tiếng. Vậy thì chị lấy quyền gì chê bai thằng rể tui.

Nghe mẹ mình nói xong, Chiến lặng lẽ để tay dưới vạt áo dài truyền thống bật ngón tay cái đồng ý với cô Hồng. Người phụ nữ vô duyên này còn gì khác để hỏi ngoài mấy câu này không, lần nào trong nhà có đám cưới cũng hỏi cái câu nhà bên kia giàu hay nghèo. Giàu thì ăn được tài sản của người ta chắc, chẳng ai ngu mà làm giàu cho mình nhảy vào hưởng bao giờ.

Trang điểm và chải tóc cho Chiến xong, chị Hạnh liền quay nhét em trai mình trở ngược vào phòng. Sau đó đem hết những ai có trong nhóm đưa cậu sang nhà họ Vương ra trang điểm hết một lần. Chị vừa trét trét quẹt quẹt mĩ phẩm trang điểm lên mặt người này người kia, mà cảm thấy may mắn khi hồi học cao học bám theo nhỏ bạn học làm điệu. Không thì bây giờ phiền to rồi.

Theo thống nhất của hai nhà, giờ làm lễ xin dâu và rước dâu là 9 giờ. Ông cụ Vương ngồi trên đi-văng thấy thằng cháu nội xà quần xà quần, đi ra đi vào hết tìm giày thì đến tìm keo vuốt tóc, thì chỉ biết thở dài não nề. Sắp đến giờ qua nhà bên kia làm lễ, mà giờ này Nhất Bác chưa thắt xong cái cavat.

Lắc đầu với Nhất Bác, mặc kệ anh muốn làm gì làm, miễn qua nhà bên kia kịp giờ là được. Cụ Vương đảo mắt qua nhìn mấy đứa cháu gái trong nhà, lần cụ hết ý kiến rồi. Đám cưới cháu đích tôn của cụ, mà tụi nó xúm lại trang điểm khoe quần áo. Rốt cuộc là đám cưới ai.

Thắt ca-vat mãi không được, Nhất Bác tức quá quyết định nhờ chị Hân làm giúp. Gần đến giờ qua nhà Chiến làm lễ, mà giờ này anh còn đang vật lộn với cái ca-vat chưa đâu vào đâu. Anh thừa nhận cái gì có thể học một lần là nhớ, nhưng với cái thứ siết cổ lịch sự này thì anh tự nguyện đầu hàng

Đứng tực lưng vào tủ nhìn chị Hân thắt cavat giúp, mà Nhất Bác cảm thấy không biết cách thắt ca-vat là một sai lầm. Lúc trước chê cái sợi lòng thòng này cho lắm vào, bây giờ thì phải xài tới nó.

Chị Hân thắt ca-vat xong liền đưa cho Nhất Bác và nói:

- Trong nhà ai cũng biết thắt ca-vat, trừ mày. Chị nhớ là chỉ mày mấy lần rồi mà, vẫn thắt không được là sao?

Nhất Bác bật cổ áo, vừa tròng cái ca-vat vào cổ chỉnh lại cho dể thở vừa nói:

- Chị hỏi em, rồi em hỏi ai. Không thắt được, thì là không thắt được thôi. Ba mình cũng đâu có biết. Mỗi lần ba đi làm toàn không phải má, thì là hai làm sẵn không chứ đâu.

Chỉnh lại cổ áo, lấy cái kẹp cavat cố định lại cho nó không rơi ra trong lúc lạy gia tiên. Nhất Bác nhìn đồng hồ biết đến giờ qua bên nhà Chiến làm lễ, liền nhanh chân đi vào phòng lấy bó hoa cưới, rồi đi ra trình diện với ông cụ Vương chuẩn bị sang nhà vợ làm lễ đón dâu.

Từ nhà họ Vương sang nhà họ Tiêu mất 10 phút đi bộ là nhờ cái cầu bắt ngang qua bên giồng. Nhưng vì hồi trước tết cây cầu bị phá để xây cầu mới, nên phải đi đò để qua, mà bến đò lại cách nhà sáu cây số. Nên cụ Vương đã thuê xe để cả nhà sang bên nhà sui gia làm lễ. Đi đường này, mà về đường khác, không được đi lại đường cũ.

Nhìn thấy xe hoa đón đâu, mà tài xế kiêm rể phụ lần này cho đám cưới là Thiên Quân phụ trách. Nhất Bác nhếch môi cười tinh quái, cơ hội phục thù của anh đến rồi. Lần trước dám biến anh thành bóng đèn sợi tóc công suất cao, hôm nay anh thề trước dòng họ tổ tiên nhà họ Vương, không lấy lại vốn lãi ngày hôm đó, thì anh không phải là cháu đích tôn của dòng họ.

Làm lễ lạy ông bà tổ tiên xong, ông cụ Vương bảo mọi người ra xe chuẩn bị qua nhà sui gia làm lễ rước dâu. Theo thứ tự là cụ Vương, sau lưng là rể phụ, kế tiếp là Nhất Bác, cuối cùng là bà con dòng họ cùng nhóm bê tráp.

Thiên Quân đi trước mặt Nhất Bác cảm nhận được nụ cười sởn gai óc của thằng em cô cậu ở sau lưng, thì mồ hôi túa ra như tắm. Cảm thấy hối hận tột cùng khi lần trước biến thằng em mình thành bóng đèn, bây giờ thì hay rồi. Anh đang lên kế hoạch báo thù chuyện cũ.

Ngồi lái xe cảm nhận được em trai mình đang lên kế hoạch trả đũa, da gà da vịt của Quân thi nhau mọc. Nụ cười tinh quái này thì là xác định rồi, thế nào một hồi Quân cũng bị hốc cho cả họng mà thôi. Ai thì Quân không biết, chứ Vương Nhất Bác là tuýp người thù dai nhớ kĩ. Lần này Quân thấy mình sắp sáng hết công suất rồi. Thảm thật.

Dừng xe trước cổng cưới bên nhà họ Tiêu, Nhất Bác cùng những người khác đứng bên ngoài. Chỉ có Thiên Quân đi cùng ông cụ Vương vào trình lễ. Trước khi theo cụ Vương đi vào, Quân quay đầu lại nói với thằng em cô cậu:

- Một lát mày lạy cụp lưng nè em trai.

Nhất Bác biết trước thế nào mình cũng làm trò lễ nên bình tĩnh khịa lại:

- Lo cho mình trước đi bạn.

Việc làm trò lễ trong đám cưới Nhất Bác đã được Đình Nguyên cảnh cáo trước. Thậm chí, thằng bạn thân chí cốt của anh còn từ bi hỉ xả giúp anh luyện tập đứng lên ngồi xuống mấy tiếng đồng hồ mà không mệt. Quân đội kỉ luật sắt một sai lầm nhỏ cũng nhảy cóc mười vòng sân, nên cũng không khó để anh vượt ải lạy gia tiên dễ dàng.

Mặc dù là quân nhân, có thể nhảy cóc mười vòng sân, hoặc trồng chuối ngược mấy tiếng đồng hồ. Nhưng cả Quân và Nhất Bác đều có chung một nổi ám ảnh, chính là nghe đọc diễn văn trong các buổi lễ lớn của quân đội. Mà làm lễ gia tiên, tất nhiên không thể thiếu màn phát biểu của trưởng tộc hai nhà, khiến cho hai anh chàng sĩ quan nào đó khóc không ra nước mắt.

Lúc nhìn thấy cụ Vương và cụ Tiêu để lên bàn năm tờ giấy tập viết kín chữ cả hai mặt. Vương Nhất Bác cảm giác ngày tháng gian truân khổ ải ngồi trong giảng đường chịu trận cả năm tiết Mác-Lê Nin đã quay lại với mình. Mười trang, là mười trang giấy tập giáo án. Trời ơi, ám ảnh đời sinh viên của anh.

Đứng sau lưng cụ Vương nghe cụ đọc phát biểu, mà hai mắt của Nhất bác và Thiên Quân nhướng cách mấy cũng không lên. Cụ vốn là gốc Bắc giọng nhấn nhá rất chuẩn, lại từng dẫn chương trình trong các buổi văn nghệ của học viện. Nên khi đọc phát biểu làm lễ xin dâu, thì không khác gì đang ru ngủ hai thằng cháu.

Cụ Vương đọc bài phát biểu xong, liền bảo Thiên Quân rót rượu và nói:

- Mời nhà thông gia kiểm tra sính lễ. Chúng tôi đem qua một đôi đèn long phụng, hai mâm trầu cau và bốn măm quả.

Ba mẹ Chiến và ba mẹ Nhất Bác theo lời bước ra mở tráp. Mỗi thứ đều được quấn thành một cặp. Thầy Khánh và cô Hồng chọn lễ đặt lên bàn thờ rồi thắp hương khấn vái tổ tiên nhà họ Tiêu. Sau đó là lần phát biểu của cụ Tiêu.

Nhất Bác đứng sau lưng ông cụ Vương lấp la lấp ló nhìn vào trong phòng Chiến. Qua từ lúc 9 giờ đến bây giờ đã nửa tiếng đồng hồ rồi, mà anh vẫn chưa được gặp cậu. Khổ nỗi, còn bài phát biểu của cụ Tiêu còn chưa đọc xong. Khi nào anh mới được gặp vợ của anh đây, anh nhớ cậu quá đi.

Đọc xong bài phát biểu dài mười trang giấy, cụ Tiêu mới lên tiếng cho Nhất Bác đi vào phòng dẫn Chiến ra ngoài trình diện họ hàng hai bên. Cụ biết cháu rể của cụ nôn lắm, nhưng vì cái tội làm cháu nội của cụ mang thai trước khi cưới. Nên cụ đã thức nguyên một đêm soạn một bài phát biểu dài ngoằn để trả đũa.

Mở cửa phòng bước vào để dẫn Chiến ra chào họ hàng hai bên. Thấy cậu nằm dài trên giường ngủ say đắm, Nhất Bác nhẹ nhàng đi đến gần vừa lay người cậu vừa nói:

- Chiến...Chiến...dậy...dậy...ra chào dòng họ.

Chiến vừa dụi mắt vừa ngồi dậy và nói:

- Nghe ông nội đọc phát biểu em ngủ hồi nào không biết luôn.

Đỡ Chiến ngồi dậy, Nhất Bác nắm tay cậu đi ra trình diện dòng họ. Trong đầu anh thủ sẵn tâm lý lạy dòng họ hai bên, tổng cộng không dưới năm mươi người. Nhưng nhờ là quân nhân nên đứng lên quỳ xuống một trăm lần là chuyện nhỏ. Vì mỗi lần bị phạt, là nhảy cóc mười vòng sân. So với lạy năm mươi người còn kinh khủng hơn nhiều.

Mặc dù là con nhà nòi, nhưng số Nhất Bác sinh ra là để ông bà tổ tiên hai nhà hành lên bờ xuống ruộng. Vốn tưởng họ hàng cả hai nhà Vương-Tiêu cộng lại mới hơn năm mươi người, nhưng thực tế chỉ bà con ruột của Chiến thôi đã là gần năm mươi người. Vì ông cụ Tiêu có đến mười người con, còn bên bà ngoại của cậu cũng không ít hơn mười người.

Lạy hơn năm mươi người bên nhà họ Tiêu, Nhất Bác cảm giác lưng mình sắp gãy đến nơi. Anh vốn tưởng là ngang vai vế với nhau thì anh chỉ lạy một lần, nhưng mà sự thật nó không phải vậy. Cụ Tiêu bắt anh lạy từng người, mà phải lạy mỗi người hai lạy. Cụ Tiêu đúng nghĩa là hành cháu rể lên bờ xuống ruộng.

Đến giờ rước dâu về nhà họ Vương, cụ Vương đứng lên đọc phát biểu xong, rồi cùng dòng họ hai nhà đi ra xe. Cụ nhìn thấy thằng cháu nội mình cuốc xong sáu mươi người, hơn một trăm hai mươi lạy, trong lòng thầm khen Nhất Bác giỏi chịu đựng. Nhưng chỉ một tiếng nữa thôi, cháu trai của cụ sẽ biết thế nào xương sống đơ như cán cuốc. 

Bên nhà họ Vương nội ngoại cộng lại cũng sương sương vài chục người thôi chứ mấy.

(Lí do tui ế: Quá du côn, dị ứng nhà giàu, ai thả thính là phũ).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro