c1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là kế sinh nhai và ngành nghề đem đến thu nhập, giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, Những năm qua, ngành nông nghiệp tuy đã có những thành tựu nổi bật và ấn tượng nhưng bên cạnh những kết quả tích cực đó thì cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Điển hình như diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, … dẫn đến tình trạng thu nhập và đời sống của người dân nông thôn còn chưa được cao. Vì thế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp là một xu thế tất yếu.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất thì trước hết nông hộ phải có vốn để đầu tư. Trong những năm qua, nhằm hổ trợ cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, qua đó mang lại nhiều ưu đãi trong việc vay vốn và lượng tiền vay giúp cho nông dân dễ dàng tiếp cận hơn với các khoản vốn vay. Mặc dù vậy, nông hộ không thể tiếp cận được các khoán vốn vay này do không phải ai cũng có đủ điều kiện để vay.
Do đó, để giải quyết vấn đề về vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, khá nhiều nông hồ đã áp dụng hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp. Ưu điểm của mua chịu là cho phép nông hộ có ngay vật tư dùng vào sản xuất mà không phải mất thời gian tìm nguồn vay tiền rồi mới tìm nơi mua vật tư, không phải tổn chi phí giao dịch để vay tiền, không phải thế chấp tài sản và nhất là có thể kiểm chứng chất lượng hàng hoá trước khi trả. Vì vậy, hình thức ngày càng phổ biến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn do những lợi ích của nó. Đổi lại, do phải chịu phần lãi suất từ việc mua chịu, làm tăng chi phí sản xuất, từ đó, làm lợi nhuận  của nông hộ cũng bị giảm theo.
Thị xã Long Mỹ là một trong tám đơn vị hành chính của tỉnh Hậu Giang, Là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, thích hợp cho sự phát triển nông nghiệp, nên thị xã Long Mỹ luôn tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, còn triển khai thực hiện nhiều mô hình trồng lúa áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Tuy có nhiều thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp như vậy, nhưng hình thức mua chịu VTNN trên địa vẫn khá phổ biến. Từ những thực tế trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang” với mục tiêu là tìm hiểu thực trạng cũng như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu VTNN của nông hộ trên địa bàn, qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng mua chịu VTNN, giúp nông hộ tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng thu nhập.

MỤC TIÊU CHUNG
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nhằm hạn chế tình trạng mua chịu vật tư của nông hộ.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 2: Ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến số tiền mua chịu VTNN của nông hộ trên địa bàn thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hạn chế tình trạng mua chịu VTNN của nông hộ, góp phần làm giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của nông hộ.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Thông tin sơ cấp, phỏng vấn trực tiếp 106 nông hộ trên địa bàn thị xã Long Mỹ
Thông tin thứ cấp, Tổng cục thông kê, chi cục thống kê TX Long Mỹ, Cổng thông tin điện tử thị xã Long Mỹ.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả và đánh giá thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ trên địa bàn thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 2: Để ước lượng mô hình, tác giả sử dụng mô hình hồi quy bị kiểm duyệt (Tobit) để chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến số tiền mua chịu của các nông hộ ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hâu Giang.
- Mục tiêu 3: Kết hợp kết quả phân tích từ mục tiêu 1 và 2, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng mua chịu VTNN của nông hộ, giúp nông hộ giảm thiểu chi phí góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của nông hộ.

THỰC TRẠNG MUA CHỊU
Hình thức mua chịu VTNN rất phổ biến trên địa bàn khảo sát (hơn 90% hộ lựa chọn hình thức này) với tổng số tiền mua chịu của các nông hộ lên đến 1431 triệu đồng/106 hộ được khảo sát. Và chỉ có 10 hộ tương đương 9,4% không lựa chọn hình thức này..
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ TIỀN MUA CHỊU VTNN
Chỉ tiêu kiểm định của mô hình Prob > chi2 = 0,0000 < 1% cho thấy mô hình nghiên cứu có ý nghĩa trong việc ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến số tiền mua chịu VTNN của nông hộ. Kết quả ước lượng cho thấy, số tiền mua chịu VTNN của nông hộ ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chịu tác động của 4 yếu tố đó là giá trị đất nông nghiệp, thời gian quen biết, số đại lý và thời gian cư trú tại địa phương và theo kết quả của mô hình các biến có ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10%.

Đầu tiên, biến giá trị đất nông nghiệp (GTDATNONGNGHIEP) có hệ số dương (β1 = 0,01) ở mức ý nghĩa 1%. Điều đó cho thấy, những hộ càng sở hữu giá trị  đất nông nghiệp thì số tiền mua chịu càng lớn.
Bởi giá trị đất nông nghiệp lớn đồng nghĩa với quy mô sản xuất cũng lớn, nên cần sử dụng nhiều VTNN và cũng nhờ giá trị đất nông nghiệp này mà chủ đại lý vật tư sẽ dễ dàng chấp nhận cho nông hộ mua chịu với số tiền cao bởi đất nông nghiệp là tài sản đảm bảo khả năng vay mượn của nông hộ.

Hệ số β của biến TGQUENBIET là 0,03, có mức ý nghĩa ở mức 5%. Qua đó, nếu nông hộ có thời gian quen biết với chủ đại lý vật tư càng lâu thì số tiền được cho mua chịu càng tăng.
Do đã có quan hệ mua bán lâu dài, chủ đại lý vật tư biết rõ các thông tin của người mua, cũng như dần dần hình thành mối quan hệ thân thiết và có sự tin tưởng lẫn nhau nên chủ đại lý vật tư sẽ dễ dàng cho nông hộ mua chịu hơn.

Biến tuổi (SODAILY) có hệ số dương (β = 4,03) ở mức ý nghĩa 1%, Điều này có nghĩa nếu nông hộ càng biết nhiều đại lý thì đại lý đang có quan hệ mua bán với nông hộ sẽ dễ dàng cho mua chịu hơn và số tiền cho mua chịu nhiều hơn,
để giữ chân khách hàng. Điều này cho thấy cũng có sự cạnh tranh giữa các đại lý, bởi hiện tại, các đại lý VTNN cũng đã bao phủ khắp các vùng nông thôn do nhu cầu sử dụng VTNN của nông hộ. Do đó, nông hộ có nhiều lựa chọn dẫn đến việc mua chịu giữa nông hộ và đại lý dễ dàng xảy ra hơn.

Hệ số β của biến TGCUTRUDIAPHUONG là - 0,17, có mức ý nghĩa ở mức 10%. Điều này có nghĩa là nông hộ sống ở địa phương càng lâu thì số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp sẽ giảm xuống.

Những hộ đã sống ở địa phương lâu đa phần là những người lớn tuổi, thông thường ở những hộ này, do con cái đã lớn và ra ở riêng nên chủ hộ sẽ chia đất để các con tự mình canh tác, làm ăn nên khi đó, diện tích mà chủ hộ sở hữu sẽ giảm xuống, hoạt động canh tác cũng ít đi nên số tiền mua chịu VTNN sẽ giảm xuống. Mặt khác, do tuổi đã cao, không còn nhiều sức khoẻ để tham gia vào các hoạt động sản xuất, con cái lại có những công việc ổn định trong lĩnh vực khác hiệu quả hơn và không muốn tham gia vào việc sản xuất nên chủ hộ thường sẽ cho thuê phần đất của gia đình, không tham gia vào sản xuất nữa.





GIẢI PHÁP VỚI NN&CQĐP
Thứ nhất, Chính phủ và chính quyền địa phương cần có chính sách huy động, đa dạng hoá các nguồn vốn và các chương trình hổ trợ tài chính phù hợp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, cần có những chính sách hổ trợ cho nông hộ gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh cũng như tăng cường các hoạt động hổ trợ các yếu tố đầu vào (cây giống, con giống, VTNN), … góp phần giúp nông hộ giảm thiểu một phần chi phí sản xuất.

Thứ ba, thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết sản xuất. Chính quyền địa phương nên tập hợp, liên kết, khuyến khích các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ tham gia vào các hợp tác xã, cùng nhau lập thành các cánh đồng mẫu lớn,
Thứ tư, cần có những chính sách quản lý chặt chẽ về giá cả vật tư nông nghiệp. Những năm gần đây, giá VTNN luôn có xu hướng tăng do đó, đây là 1 việc hêt sức cần thiết.
Thứ năm, đa dạng các nguồn thu nhập cho nông hộ. Mở các lớp dạy nghề thủ công để nông hộ có thể làm thêm tại cũng như phổ biến nhiều chương trình giới thiệu việc làm hơn nữa để nông hộ có thể dễ dàng biết đến.
Thứ sáu, Chính quyền địa phương phối hợp với những bên liên quan, tổ chức các buổi diễn thuyết cách trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả, cách sử dụng phân bón đúng cách và không gây lãng phí để nông hộ có thể sản xuất hiệu quả hơn, giúp giảm bớt chi phí sản xuất.


GIẢI PHÁP VỚI NÔNG HỘ
Áp dụng các canh tác tiến tiến vào trong sản Đồng thời, nông hộ cần có cách thức sử dụng VTNN một cách hiệu quả, để không gây lãng phí và lạm dụng quá nhiều VTNN vào trong sản xuất.
Nông hộ cần nên tích cực, chủ động tham gia vào các hợp tác xã sản xuất. Việc tham gia này sẽ có thể giúp nông hộ được hỗ trợ trong canh tác như kỹ thuật sản xuất, cây giống, con giống,
Nông hộ cũng nên chủ động giữ các mối quan hệ với thương lái, cò lúa, đại lý VTNN. Nhờ những mối quan hệ này, nông hộ có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin về giá lúa, giá vật tư, giúp nông hộ có thêm thông tin vào quá trình sản xuất, từ đó có thể ra những quyết định phù hợp, ví dụ như thời điểm bán lúa hay kế hoạch mua tạm trữ VTNN, …

Nông hộ cũng cần thường xuyên quan tâm nhiều hơn về đến các chính sách tín dụng của Nhà nước, các tổ chức tín dụng. Từ đó, nông hộ có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn giúp phát triển kinh tế gia đình.

Ngoài ra, nông hộ cũng nên tăng cường các hoạt động tạo ra thu nhập để tăng thêm thu nhập của gia đình, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn bao gồm lĩnh vực phi nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Hoạt động mua chịu VTNN trên địa bàn khá sôi nổi (90,6%). Đa phần nông hộ lựa chọn hình thức này bởi vì nó mang lại khá nhiều lợi ích mà nó mang lại
Đề tài nhằm mục tiêu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu VTNN của nông hộ trên địa bàn thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trên cơ sở thông tin sơ cấp được thu thập từ 106 nông hộ trên địa bàn. Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả đã sử dụng mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu VTNN của nông hộ. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu là giá trị đất nông nghiệp, số đại lý, thời gian sống tại địa phương và thời gian quen biết với đại lý của chủ hộ. Các yếu tố trên có mức ý nghĩa thống kê từ 1 – 10%.
Từ đó, đưa ra một số giải pháp giúp nông hộ trên đia bàn thị xã Long Mỹ, tỉnh Hâu Giang hạn chế tình trạng mua chịu VTNN. Để các giải pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả thì cần có sự phối hợp từ nhiều phía, đặc biệt là các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và sự hưởng ứng từ phía nông hộ.


KIẾN NGHỊ VỚI NN
Tiếp tục tiến hành những chính sách đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, điện, thuỷ lợi, … để các hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiệu quả.
Chính phủ cũng cần nên quan tâm hơn trợ giá yếu tố đầu vào như vật tư nông nghiệp, đây là một việc hết sức cần thiết, khi giá vật tư nông nghiệp ngày một tăng cao trong bổi cảnh COVID-19.
Ngoài ra, Chính phủ cần phải thực hiện nhiều chính sách phát triển thị trường vốn trong nông nghiệp và nông thôn, cố gắng mở rộng đa dạng mạng lưới các tổ chức tín dụng để có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng đa dạng của người dân nông thôn

KIẾN NGHỊ CQĐP
Tiếp tục thi hành các chính sách và hoạt động hỗ trợ về nông nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, xác định các nông sản sản chủ lực để ưu tiên đầu tư. Mở rộng, phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả đến mỗi hộ dân, vận động cùng tham gia, thi đua sản xuất

Đẩy mạnh công tác kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tránh tình trạng các cơ sở sản xuất VTNN kém chất lượng hoặc các chủ đại lý tích trữ để tăng giá vì mục đích trục lợi. Cùng với đó là vận động người dân cần sử dụng vật tư nông nghiệp đúng cách.

Chính quyền địa phương cần phát huy hiệu quả các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ.




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#abc