Chương III

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


- Mày té sông tới lú lẫn luôn rồi hả, còn mắc tao phải đút tới miệng phải không?

Gã đàn ông thô lỗ nạt Trúc Anh làm cho cơ thể cô run lên một cái theo bản năng và ôm lấy tô cháo ăn lấy ăn để.

Nhìn thấy cô ngoan ngoãn như vậy mặt người đàn ông hòa nhã hơn một chút, ông ta nói tiếp:

- Để tao đi hỏi bác Lộc coi mày còn phải ở lại trạm xá bao lâu nữa mới được về nhà, ngồi yên đó ăn tao cấm mày đi đâu hết.

Cô nhìn ông ta rồi gật đầu một cái, bây giờ trong đầu cô không có suy nghĩ nào khác ngoài vị của tô cháo trắng này cả. Nó thật sự quá nhạt, đúng theo nghĩa đen là cháo trắng, chỉ có gạo với nước. Nghĩ vậy nhưng vì quá đói nên cô không thể đổ bỏ được thật là phí của.

Nói rồi người đàn ông bước lại chổ bác sĩ tên Lộc bên ngoài phòng bệnh. Trúc Anh một lần nữa rơi vào trầm tư, bây giờ mọi thứ với cô quá dỗi xa lạ, cô không thể có bất kỳ hành động thiếu suy nghĩ nào được.

Sao khi quyết định trong đầu xong, cô trườn người đem cái tô cháo đã ăn hết đặt lên trên tủ kế giường bệnh rồi ngồi ngoan ngoãn đợi người đàn ông kia trở lại.

Một lúc sau ông ta trở lại đồng thời có thêm người vợ theo sao. Bà Hoa thấy cô ăn xong tô cháo, mỉm cười dịu dàng nói với cô:

- Lúc nảy ba má đi hỏi bác Lộc rồi, bác ấy nói là con ở lại tới trưa nếu không có gì nữa thì có thể về nhà luôn.

Thấm thoát tới buổi chiều, cuối cùng cô cũng xuất viện được. Nhưng điều làm cô mệt hơn cả nằm viện là đường về nhà, ông Tâm chở cô trên chiếc xe đạp cũ kỹ, đường ngoằn ngèo khó đi, cứ xốc lên xốc xuống. Không những thế, ông ta còn liên tục càm ràm làm cô nhứt hết cả óc.

- Nhờ mày mà tao với má mày phải nghỉ làm đó con, mai mốt cho mày khỏi dám xuống sông nữa... Tới nhà rồi, mày lội vô đi, tao còn phải đi qua đồng bên giúp má lặt ớt nữa.

Nói rồi ông ta thắng lại một cách thô bạo làm cho Trúc Anh không kịp chuẩn bị đập đầu vào lưng ông ta.

Cô lấy tay xoa đầu, bĩu môi rồi nhảy xuống xe đạp nhìn ông ta đạp đi mà không thèm quay đầu lại.

Trúc Anh ngơ ngác đứng tại chổ, xung quanh cô toàn là cánh đồng xanh ngát. Lúc nãy trên đường cô luôn quan sát xung quanh, cô thấy nơi này trông giống như phim vậy, mấy bộ phim của thập niên ngày xưa toàn là hình ảnh giống như thế này, không có xe máy, chỉ có những chiếc xe đạp cũ kĩ lác đác vài người đạp trên đường. Ngoài xa đồng thì cô thấy một người khom lưng như đang làm gì đó, nhưng do xa quá nên cô không nhìn rõ.

Quay lại tình hình hiện tại, cô đứng trước sự phân vân, Trúc Anh không biết căn nhà nào là nhà của cô. Người đàn ông ban nãy chỉ đưa cô đến đây rồi đạp xe đi, theo cô phân tích thì khả năng hơn 80 phần trăm ông ta là ba của cơ thể này, nhưng cô không thể đuổi theo hỏi đâu là nhà của mình được, ông ta chắc chắn sẽ tưởng cô bị mất trí hoặc ma nhập thì coi như xong.

Trúc Anh đi qua mấy khu lúa để ra giữa đồng, cô đạp trên bờ mương đất mà đi, lần đầu tiên trong cuộc đời cô được cảm nhận không khí trong lành yên tỉnh đến thế này.

Trong Thành phố thì lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt, không khí phần nhiều bị ô nhiễm khá nặng, còn cô thì chưa bao giờ được ra đồng chơi, dù có về quê thì cũng chỉ ở trong nhà nhìn ra đám bạn cùng tuổi chạy rượt đuổi băng qua cánh đồng. Cô từng rất hâm mộ họ vì có được tuổi thơ đẹp như vậy, trong khi cô và anh trai từ nhỏ đến lớn chỉ biết học và học. Nhưng ba cô luôn nói những người nào vì ước mơ mục tiêu mà dám từ bỏ cả tuổi thơ thì những người đó mới là vĩ đại.

Cô hi vọng ở nơi này cô có thể được nhìn thấy những hình ảnh mà trước giờ cô chỉ thấy qua phim ảnh cho dù Trúc Anh không biết đây là đâu và là thời nào. Cô cũng không hi vọng mình lấy lại được tuổi thơ vì cô đã trưởng thành rồi.

Cuối cùng cô cũng đã đứng trước sân nhà mà cô cho là của mình, cô không dám bước vô, cô sợ ngộ nhỡ chủ nhà ra hỏi cô đâu đây thì khổ nữa, ở đây cô không hề biết ai là ai.

Căn nhà được lợp bằng lá dừa nước, trông khá nhỏ, hơi tồi tàn một tí nhưng vẫn có thể ở được. Phía trước sân nhà có một cái lu nước khá to cùng với một cây cao khá nổi bật để phân biệt.

Trúc Anh đứng chờ mãi một hồi vẫn không thấy có ai trong nhà, cuối cùng cô vẫn lấy hết can đảm mà bước vào trong.

Căn nhà này chỉ có đúng hai gian, và khá ít đồ dùng, có lẽ cái đáng giá nhất là chiếc giường bằng cây nằm chễm chệ bên phải lối vô. Phía bên trong thì có một cái bàn cây nhỏ và vài ba chiếc ghế con để ngồi tiếp khách.

Cô đi qua bên gian nhà thứ hai thì mới biết đó là là nơi để các lò bếp nấu ăn, ngoài ra không có gì thêm.

Ngắm căn nhà chán chường xong, cô đặt lưng lên giường nằm suy nghĩ liệu cô thể chắc được phần nào đây không phải là thế kỷ XXI hay không, mọi thứ quá là xa lạ, từ quần áo của mọi người đến cách hành xử, giống hệt như người xưa. Còn cả cách bố trí căn nhà này nữa, Trúc Anh cảm thấy mình như được xuyên không quay về quá khứ vậy.

Chìm trong suy tư một hồi, bổng cô nghe tiếng người gọi ai đó trước cửa nhà cô, hiện tại cô đã dám khẳng định căn nhà này là của mình.

- Lan ơi, dì Lành tới thăm con nè.

Trúc Anh ngạc nhiên, có lẽ đây là người quen của cơ thể này và cô sợ liệu mình có bị phát hiện gì hay không. Nhưng cô không có thời gian suy nghĩ nhiều, cô chạy ra trước cửa rồi cố gắng bắt chước như một đứa con nít chào đón.

- A, dì Lành tới rồi. Con cũng vừa mới về lúc nảy thôi.

Người phụ nữ này có vẻ khá đoan trang, sạch sẽ hơn người "mẹ" của cô hiện tại.

- Dì đem tới cho nhà con một con cá lóc nè, hồi nảy thằng Minh nó mới câu được.

- Con cảm ơn dì nhiều lắm. Mời dì vô nhà chơi ba mẹ con đi hái ớt ở ruộng bên rồi chắc không lâu sẽ về thôi.

Cô nhanh chóng nhận lấy cá và cảm ơn cô Lành. Trúc Anh kín đáo quan sát đánh giá bà ta. Người phụ nữ này trông trạc tuổi "mẹ" của cô, nhưng bà có vẻ không luộm thuộm như vậy, bà ta ăn mặc rất sạch sẽ tóc tai được búi lên gọn gàng trông khá tri thức.

Bổng vẻ mặt của bà ấy thay đổi, đôi mày chau lại nghi vấn. Cô mới nhận ra lúc nảy mình theo thói quen kêu bằng mẹ rồi, đúng là mồm nhanh hơn não mà.

- Lan này, con có vẻ hiếu động hơn rồi đấy. Mà nảy cháu kêu bằng mẹ hả?

Thôi rồi bà ấy bắt đầu nghi ngờ, cô đành chã lã cho qua chuyện.

- Đâu có đâu nảy con kêu bằng má mà dì, với lại dì cho nhà con cá nên con mới mời dì vô nhà chơi thôi.

- Ủa vậy chắc là dì già lú lẫn rồi, chắc giờ chị Hoa cũng sắp về rồi để dì vô nhà giúp con nấu đồ ăn. Mới ra khỏi trạm xá chắc con chưa khỏe hẳn đâu.

Mặt của dì Lành bắt đầu giản ra và đi vào nhà cô làm cô đỡ lo hơn. Hù, may là cô ứng biến kịp không thôi là bị nghi ngờ rồi.

Sau khi cô trở vô nhà cô mới nhận ra một chuyện là mình không hề biếc nấu ăn, cùng lắm chỉ là rán trứng với luộc rau. Trúc Anh đen mặt tự thấy mình vô dụng, cô đành đưa con cá cho dì ấy nấu còn mình thì ở bên cạnh xem trò vui.

Trời đã bắt đầu đổi sắc, dì Lành còn phải về nhà nấu cơm cho con trai nên cô không thể giữ chân người ta hoài được đành cảm ơn rồi tiễn dì ra cửa.

- Con cảm ơn dì vì đã cho nhà con cá và còn nấu cơm cho nhà con. Để con tiễn dì ca cửa.

- Con nhỏ này, hàng xóm không mà nói chuyện câu nệ dữ vậy. Thôi dì về đây.

Cùng lúc đó mẹ cô đã về, nhìn thấy dì Lành từ trong nhà bước ra lên tiếng chào hỏi trước:

- Ủa em tới đây làm gì hả Lành? Con nhỏ này sao con không mời dì vào nhà chơi đi.

- Em tới nảy giờ rồi chị, giờ em phải về nhà để nấu cơm cho thằng Minh nữa.

Dì Lành không chần chừ ở lại lâu, chào hỏi mẹ cô xong là dì liền trở về nhà. Hóa ra là căn nhà mái ngói đỏ gạch bên kia là nhà của dì.

- Vô nhà thôi con, con mới ra khỏi trạm xá đứng đây một hồi là bị bệnh đó. Bác Lộc nói là không được cho con ra ngoài chơi nhiều, cần phải nghỉ ngơi thêm.

Nói rồi mẹ cô dắt tay cô bước vô nhà, vừa đi mẹ cô vừa ngửi như phát hiện cái gì đó.

- Ây da dì Lành nấu giùm nhà mình hả con, cá lóc kho tộ thơm quá, hít hà.

- Ủa sao má không nghĩ là con làm?

Cô thắc mắc hỏi, ban nảy cô nói chuyện với dì Lành đã biết được đây là mùa hè năm 1956, là sau hai năm Mỹ đánh chiếm miền Nam. Bình thường những người nông dân nghèo không được đi học, không tiếp xúc với xã hội nhiều lý nào lại nhanh nhạy đoán ra được ai nấu cơm từ những cái nhỏ nhặt.

- Thì bình thường lần nào con ở nhà một mình là dì Lành không nấu cơm cho con.

Câu nói của mẹ cô đã đánh bay đi mấy cái suy nghĩ sâu xa của cô. Trúc Anh cảm thấy mình quá nghiêm túc với nghề rồi đi đâu cũng đánh giá mọi người cẩn thận.

Giúp mẹ dọn chén lên bàn ăn, cô giã lã hỏi bà:

- Má ơi má có biết chữ không má?

Mẹ cô ở gian sau bưng mâm đồ ăn ra nói với cô:

- Tính chọc má mày không biết chữ hả con.

Đặt đồ ăn lên bàn xong bà quay sang cốc lên đầu con gái mình một cái.

Vậy là cô đoán không sai, người mẹ này của cô đúng là nông dân ngày xưa không hề biết chữ. Vậy cũng đơn giản rồi, nếu cô làm gì bí mật thì bà cũng ít có khả năng phát hiện hơn.

Dọn cơm xong, Trúc Anh nhìn mà tặt lưỡi, chỉ có một dĩa con cá khô tộ với tô canh rau má đầu cá lóc. Thật là giản dị, những món ăn này làm cô nhớ đến những ngày còn nhỏ khi được bà nội nấu ăn cho, ôi hoài niệm làm sao!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro