Chương 35: Mùa ủ rượu nho mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

    Thời gian cứ thế trôi qua, nhanh như vậy đã sắp vào mùa vụ.

    Năm nay vì bận công việc khai khẩn đồng ruộng và làm đường thế cho nên dù có đường mới để đi rồi nhưng mọi người vẫn theo thói quen mỗi tháng lên trấn hai lần như cũ.

    Cho đến hiện tại, công việc đều đã xong, mọi người cũng thong thả , số lần đi lên trấn đã nhiều hơn rất nhiều, không chỉ năm ngày phiên chợ đều đi mà mỗi khi trong nhà cần mua đồ đạc hay bán đồ gì cũng có thể thoải mái lên chợ để mua về, chính vì vậy mà có thể thấy được sinh hoạt hằng ngày của mọi người trong thôn phong phú hơn nhiều so với trước.

   Lúc này Nguyên Vũ đang ngồi ké xe lừa nhà ông bà ngoại lên trấn, bới vì Đại Tráng và Nhị Văn đi học trên trấn nên được đặc cách ngồi xe lừa nhà cô đi, bây giờ trong nhà muốn lên trấn thì phải qua ngồi xe bên ngoại.

   Trời đã vào thu, lá cây bắt đầu ngả vàng , cả một cũng rừng núi  chỗ thôn của cô cũng có một màu như vậy, nhưng không phải là đến từ cây rừng mà là từ những mẫu ruộng bậc thang trồng đậu tương, những cây đậu đến vụ cho thu hoạch bắt đầu vàng hết, lá cũng bắt đầu rụng dần, mặc dù nhìn năng suất có vẻ không cao lắm nhưng không ai phàn nàn cả, vì đây là vụ đầu tiên, đất mới khai hoang cho nên không đòi hỏi được nhiều.

   Lần này Nguyên Vũ lên trấn là vì đi đặt một số lượng lớn bình sứ về để ủ rượu nho, hôm qua Đại Tráng lên núi về nói với cô rằng nho trên núi bắt đầu chín rồi, cũng chính là báo hiệu mùa ủ rượu của năm nay chuẩn bị bắt đầu rồi.

   Năm trước nhà cô chỉ ủ được hơn ba mươi vò rượu đều được thương đoàn của Bách Vị Lâu mua cả không đủ để bán, hơn nữa năm nay Tề tổng quản cũng đã xuống tận nơi cam kết sẽ mua hết số rượu nhà cô ủ, vì vậy không cần lo đến chuyện tiêu thụ, cô có thể thẳng tay làm rượu.

   Chỗ mua vò rượu vẫn là tiệm bán đồ gốm lần trước, có thể nói nhà Nguyên Vũ là khách quen của tiệm, còn là khách lớn, lần nào mua hàng cũng phải chất thành xe đem về. Thấy Nguyên Vũ đi vào cửa tiệm, lão bản lập tức niềm nở ra chào mời :

- Tiểu cô nương lại đến đấy à, không biết làn này cô nương cần mua cái gì?

   Nguyên Vũ bước vào cửa tiệm nhìn ngó một lượt, bây giờ mẫu mã đồ gốm ở đây đã nhiều hơn hồi trước rất nhiều, ngoài những đồ gia dụng thường ngày còn có một ít đồ dùng cao cấp, được làm tỉ mỉ, chính là từ những bản vẽ đặt làm của Nguyên Vũ. Vị lão bản này cũng là một người có đầu óc và ánh mắt, sau khi nhìn thấy bản vẽ đặt hàng của nguyên Vũ thì xin phép cô có thể làm số lượng lớn để bán, nếu cô đồng ý lão bản có thể mua lại bản vẽ vv, nhưng Nguyên Vũ không quan tâm đến chuyện đó, bảo ông chủ hoàn thành số hàng cô đặt là được còn lại mẫu mã thì tùy ý, cô không để tâm.  

   Chính từ khi có những mẫu sản phẩm mới này mà cửa hàng gốm này sinh ý nhiều lên hắn, không còn vắng vẻ như lần đầu tiên Nguyên Vũ qua đây nữa.

  - Lão bản, lần này ta cần đặt một số lượng lớn bình gốm kích cỡ năm mươi cân, tầm một hai trăm vò, không biết lão bản có thể cung cấp không?

   - Mời cô nương vào trong tiệm bàn bạc?

  Bình thường mua mười mấy vò đã là nhiều, lần này nghe đến mấy trăm vò, vị lão bản này liền lập tức mời Nguyên Vũ vào trong để bàn bạc.

 - Không biết cô nương cần cụ thể bao nhiêu và khi nào cần lấy ?

 - Ta cần mua hai trăm vò, kích cỡ năm mươi cân, phải là loại tốt, ông chủ giao hàng đến nhà của ta là được, đầu tiên giao đến cho ta năm mươi vò, sau đó tùy ý  ông chủ sắp xếp miễn sao đủ cho ta hai trăm vò là được.

 - Còn về chuyện tiền bạc thì ngài cứ tính toán, ta đặt cọc trước hai mươi lượng bạc, đến khi hàng được giao xong thì ta sẽ thanh toán chỗ còn lại?

   Nói rồi Nguyên Vũ lấy ra hai mươi lượng bạc đưa cho ông chủ. Ngoài đặt vò rượu cô còn mua một số thau chậu kích thước lớn nữa, là dùng thể sơ chế nho, mai mốt phải đến tiệm rèn nhờ làm mấy cái chậu bằng kim loại mới được, ở đây người ta có chậu gỗ và chậu gốm mà thôi, chưa có ai dùng kim loại để làm thành chậu cả, nhưng Nguyên Vũ lại muốn dùng chậu bằng kim loại, như vậy độ bền cũng cao hơn, dung tíc chứa được cũng nhiều hơn, cũng tiện cho việc sơ chế lượng lớn nho một lúc.

   Sau khi đặt bình ủ rượu xong, ngày mai người ta sẽ chở số hàng đầu tiên đến nhà cô, bây giờ cô đang trên đường đến tiệm bán gia vị, lương thực, cũng là một cửa hàng quen, bởi vì cần giao gia vị số lượng lớn cho Bách Vị Lâu nên số lượng gia vị các thứ cô mua ở đây đều không ít, đối với cửa hàng là một sinh ý không nhỏ.

   Lần này không chỉ có dầu muối mà chủ yếu là mua đường, chính vì chuẩn bị ủ số lượng lớn rượu nho cho nên số lượng đường cần là rất nhiều. Sau khi bàn đơn hàng cho ông chủ cửa hàng cũng với cho địa chỉ giao hàng, Nguyên Vũ đi về.

   Lúc ghé ngang qua chợ, thấy lão hán bán thịt heo mà thường ngày cô vẫn hay mua liền ghé vào.

- Đại thúc, bán cho ta hai cân thịt mỡ với hai cây xương lớn.

- Được được, có ngay, ồ là tiểu cô nương à, lâu rồi mới thấy đến chỗ ta mua thịt, ta tưởng quên luôn tiệm bán thịt này của ta rồi chứ?

    Lão hán bán thịt heo cắt thịt cho Nguyên Vũ xong nhìn lại thì thấy cô liềm lộ ra vẻ ngạc nhiên.

     Nguyên Vũ cười hì hì:

   - Làm sao quên được chứ. Mấy tháng vừa rồi nhà cháu bận việc không có lên trấn đi chợ nên không có ghé qua đây được. Bây giờ có dịp liền ghé qua đây đấy thôi.

    Lão hán cũng ha ha cười lớn.

    Nguyên Vũ nhìn lại mấy người làm công cho các thương đoàn đang khuân vác từng kiện hàng hóa, năm nay nhộn nhịp hơn hẳn năm ngoái, bởi vì thu hoạch mùa vụ đều tốt thế cho nên các thương đoàn cũng thu gom được nhiều hàng hóa hơn. Điều này rất có lợi cho sự phát triển kinh tế của trấn và của huyện.

    Vốn dĩ Nguyên Vũ cũng có kế hoạch mở tiệm ăn ở đây, chính là hướng về những người làm công này, nhưng bởi vì công việc trong thôn quá nhiều không phân thân ra để làm được, có khi lại phải dời lại sang tận năm sau, đúng là muốn làm nhiều cái mà không đủ sức.

  ...

  Về đến nhà, công việc đầu tiên phải làm chính là dọn dẹp lại gian nhà kho chuẩn bị ủ rượu. Từ khi làm nhà kho phía sau hậu viện Nguyên Vũ đã xây riêng một gian để thực hiện việc này. 

   Gian phòng kho này khá lớn, đủ để chứa khoảng một trăm vò rượu, thế nhưng năm nay số lượng sẽ vượt qua dự tính cho nên cần đóng thêm một ít kệ gỗ để đặt bình rượu.

   Chuyện đóng kệ gỗ này, Nguyên Vũ nhờ Liễu phụ thu xếp, cô đeo gùi đi lên trên núi, từ hồi khai hoang đến giờ ít có thời gian lên núi, tranh thủ đào ít măng rừng hay gì đó về nấu ăn luôn cũng được. 

   Mặc dù đồ ăn trong nhà không ít, cũng không thiếu chút tiền ấy để mua nhưng cái chính là cô thích cảm giác đi đào măng về tự tay chế biến rồi tự thưởng thức cái vị thanh thanh thuần túy tự nhiên ấy.

   Đúng như lời Đại Tráng nói, nho trên rừng đã chuẩn bị chín rồi, năm nay nhìn chung cũng sẽ nhiều như năm ngoái vậy, nếu thế mấy chị em cô muốn làm hết cũng không nổi, phải thuê người tới giúp mới được. 

   Năm trước chỉ có ba chị em cô làm, từ khi nho mới cho đến khi hết mùa được hơn ba mươi vò thế nhưng đó chỉ là số ít, nhìn số nho chín rồi rụng đi mà không thể làm gì được chính là cảm giác thấy tiền trước mặt cứ thế bị ném đi. Năm nay quyết tâm không để chuyện đó xảy ra nữa. Nhìn chỗ nho này e phải tầm một tuần nữa mới chín, như vậy cũng đủ thời gian để thu xếp công việc.

    Sang ngày hôm sau năm mươi cái vò sứ được cửa tiệm giao đến, chở bằng mấy chuyến xe ngựa, bởi vì con đường đã được làm lại dễ đi hơn rất nhiều, thế cho nên vận chuyển cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Cả nhà đều bị Nguyên Vũ huy động đến để tẩy rửa và phơi nắng cho khô, dựng lại một góc sân để chuẩn bị ủ rượu.

   Đường cũng đã được cửa hàng giao đến tận nhà, đều cất hết ở trong kho, như vậy chuẩn bị đều đã xong chỉ chờ nho chín nữa là có thể bắt đầu.

   Trong thời gian đó, lúa ngoài ruộng cũng đã bắt đầu ngả vàng, đậu tương trên ruộng bậc thang cũng đã đến kì cho thu hoạch, không khí trong thôn ngày càng rộn ràng, nhộn nhịp chuẩn bị cho một mùa thu hoạch mới.

   Vẫn như lần trước, những mẫu ruộng nước tháo nước tát cá trước, sau đó thu hoạch lúa sau, cá bắt được con lớn thì thu lấy con còn nhỏ thì thả lại vào trong ao, chờ mấy tháng nữa bắt cũng không vội.

   Thu hoạch lần này so với vụ xuân còn khả quan hơn nhiều, thời tiết thuận lợi, đất đai chuẩn bị kĩ càng, chăm bón cũng tốt thế cho nên sản lượng rất đáng mừng, mỗi một mẫu ruộng có thể thu được hơn sáu trăm cân lương thực, cơ như là gấp đôi sản lượng thường ngày, mọi người trong thôn đều rất hân hoan, hai vụ mùa đều bội thu, năm nay là một năm thắng lợi của toàn thôn, lương thực được thêm nhiều, nhà có thêm ruộng đất. Mọi người càng thêm kính nể gia đình Nguyên Vũ, những thứ mọi người có được đều có công lao của gia đình cô.

  Thu hoạch của nhà Nguyên Vũ cũng không tệ, mười mẫu ruộng nước, được sáu mươi lăm thạch lương thực ( mỗi một thạch lương thực là một trăm cân ) năng suất cao hơn những nhà khác một ít bởi vì dù sao cũng có kĩ sứ nông nghiệp ra trận. Khác với nhà khác tát cá trước gặt lúa sau, nhà cô không tát cá, bởi vì năm nay số lượng ruộng nhà cô có khá nhiều, cô không định trồng khoai hay ngô gì thêm nữa, không phải cô không muốn mà là không có khả năng, mười sáu mẫu ruộng trên núi còn chưa thu xếp xong, trồng trọt ở trên đó cũng đã đủ rồi, năm sau nếu thuê được người làm thì sẽ tính tới chuyện trồng hết tất cả các ruộng, cũng chính vì như vậy nên cá  vẫn được giữ lại nuôi trong ruộng chờ đến ngày thu hoạch luôn.

  Mấy nhà khác cũng biết cách làm của nhà Nguyên Vũ thế nhưng họ muốn trồng thêm một mùa nữa cho nên tiến hành thu hoạch như cũ.

   Trong nhà có một xe trâu và một xe lừa, nhà bà ngoại lại cho người sang giúp thế cho nên công việc thu hoạch cũng không quá vất vả. Thư viện cũng biết đến mùa thu hoạch nên Đại Tráng và Nhị Văn cũng được cho nghỉ học về giúp gia đình.

   Tính ra thì triều đình hiện tại cũng còn có chút tiến bộ, không hoàn toàn biến những văn nhân kia thành mọt sách, không biết cuộc sống vất cả là gì.

   Sau khi thu hoạch lúa đến thu hoạch rau đậu, năm nay đậu tương mọi người thu được đều có thể đem đến nhà Nguyên Vũ để bán, bởi vì số lượng vật nuôi của nhà Nguyên Vũ nhiều, dự trữ cho mùa đông cũng nhiều nên cô không ngại thu mua.

   Sau một vụ trồng đậu trên các thửa ruộng, mọi người có thể trồng ngô khoai, rau cỏ gì cũng được, riêng nhà Nguyên Vũ thì không như thế mười sáu mẫu ruộng chỉ có sáu mẫu để trồng ngô khoai thôi còn mười mẫu ruộng còn lại để trồng rau, năm nay Nguyên Vũ thông qua thương đoàn của tửu lâu tìm về được những giống rau mình cần, chính là những loại rau mùa đông có thể chịu lạnh như rau cải bắp, ... chính vì vậy trên mỗi thửa ruộng đó trồng những loại rau khác nhau, từ ớt cay gừng , củ cải trắng, cải bắp đến cà chua, đậu đũa... một phần là rau để ăn, một phần là nguyên liệu phối gia vị cho tửu lâu, ngày trước bởi vì không nhà không có đất trồng phải cân nhắc ưu tiên trồng lương thực cho nên mới phải chịu khó đi mua, bây giờ đã có đất rồi nên cô thẳng tay mà trồng.

  Cứ như vậy chỗ ruộng nhà Nguyên Vũ trồng là bắt mắt nhất cả thôn, từng dải màu từng dải màu khác nhau kế tiếp, nhìn từ xa cũng có thể phân biệt được chỗ nào là ruộng nhà Nguyên Vũ. sau này từ nhà Nguyên Vũ người trong thôn có thêm hạt giống các loại rau mới cho nên trồng được nhiều loại rau phong phú hơn, mùa đông cũng không cần chỉ ăn mấy loại dưa chua hay đồ khô tẻ nhạt nữa. Nhưng đó là của mấy năm sau.

   Mọi việc trên ruộng làm xong thì cũng đã qua nửa tháng, nho trên núi cũng đã chín một khoảng thời gian rồi, Nguyên Vũ liền vội vàng bắt tay vào công việc. 

   Mấy ngày trước cô đã bảo với Tam Nữu và Tiểu Tráng, huy động bạn bè của chúng nó thông báo với đám trẻ con trong thôn lên núi hái nho về bán cho cô, hai văn tiền một cân, ban đầu mấy đứa trẻ đều ngờ  ngợ không tin, nhưng sau khi có mấy đứa trẻ lớn tiên phong lên núi hái xuống bán được tiền thật chúng mới đổ xô đi hái.

   Cũng dễ hiểu thôi, bởi vì nho rừng ở trên núi là hằng hà sa số, từ trước đến nay không ai thèm để ý đến, tiện tay đi hái một lúc cũng được cả một giỏ đầy, cho nên có người thu mua loại thứ quả này phản ứng đầu tiền là không tin tưởng, sau này có người tiên phong mới có người đi theo.

   Mấy đứa Tam Nữu cũng dặn kĩ chỉ mua nho chín, hái cẩn thận không để dập nát thế cho nên mấy chùm nho được đem đến bán Nguyên Vũ rất hài lòng, cũng không ngờ đến lực lượng thiếu niên trong thôn lại đông đảo như thế.

   Mấy ngày sau, khắp cả sân nhà Nguyên Vũ đều tràn ngập những nho rừng là nho rừng, rổ rá, chậu , gùi , giỏ,.. cái gì đựng được đều được huy động ra để đựng hết.

   Nguyên Vĩ làm không xuể thế cho nên phải ngừng thu mua, hẹn năm ngày sau mua lại, mấy đứa nhỏ trong thôn khi nghe nói không thu mua nữa thì khá là thất vọng thế nhưng khi nghe nói không phải ngừng thu mua hẳn mà năm ngày sau mua tiếp thì vui vẻ trở lại.

   Mấy ngày nay nhờ bán nho rừng mà chúng nó kiếm được kha khá tiền, hai văn tiền một cân không phải đắt nhưng nho rừng trên núi rất nhiều, mỗi ngày chúng nó tranh thủ lên núi cũng có thể hái được tám đến mười cân nho, bữa nào nhiều có thể đến mười lăm hai mươi cân, số tiền bán được còn nhiều hơn tiền làm công một ngày của người lớn trong nhà, khiến chúng rất vui mừng, cứ như vậy đến khi nho trên rừng hết cũng được một khoản tiền, mấy đứa nhỏ thì mua kẹo, đồ ăn vặt, những đứa lớn hơn hoặc là đưa cho gia đình hoặc cất làm tiền riêng, ai cũng có tính toán của mình cả.

   Mặc dù tạm thời ngừng thu mua nho nhưng số nho còn tồn đọng lại cũng khiến Nguyên Vũ quay cuồng, quá nhiều, ngày trước chỉ có ba chị em cô hái cho nên một mình cô có thể xoay xở làm hết nhưng bây giờ là cả một đội quân nhỏ đi hái nên ba chị em cô có ba đầu sáu tay cũng làm không kịp, mai mốt hết ngày mùa trên thư viện lại đi học lại, Đại Tráng sẽ không được nghỉ nữa, khi đó sẽ chỉ còn hai chị em cô thôi, chắc chắn không được.

   Cuối cũng Nguyên Vũ phải nhờ người đến giúp, chính là Hoa Nhi nhà đại cữu, hơn Nguyên Vũ một tuổi, năm nay đã mười lăm, hằng ngày đều ở nhà làm việc nhà ít khi nào ló mặt ra ngoài đường. Nguyên Vũ sang gọi Hoa Nhi, ban đầu cô bé còn chần chừ cho tới khi đại cữu nương thuyết phục mới chịu đi, lại nhờ thêm Tú Nhi nhà Trần đại thẩm, là con gái đầu nhà thẩm ấy cũng có trong đội quân đến bán nho rừng, năm nay cũng mười lăm tuổi, như vậy có bốn người xử lí nho còn lại việc vận chuyển vào nhà kho này nọ đều nhờ đến Liễu phụ và đại cữu làm giúp, toàn những vò rượu năm mươi cân mấy đứa con gái chân yếu tay mềm như Nguyên Vũ bưng không nổi.

   Nguyên Vũ đem hết chậu lớn đã mua ở tiệm gốm ra lấy, thực là rất nặng, thật hoài niệm đồ nhôm và đồ nhựa ở hiện đại quá đi, mặc dù cũng có chậu gỗ nhưng Nguyên Vũ ở sơ chế nho trong chậu gỗ dễ bị dính bẩn thế cho nên chọn chậu gốm để làm.  

   Lấy nho đã được rửa sạch để ráo nước, bỏ vào trong chậu, chỗ nho này đều được cân qua để tiện phối đường, công việc này đều là của Nguyên Vũ, vài năm nữa Tam Nữu lớn hơn, cô sẽ dạy lại, bây giờ coi như là lưu thủ đi. Công việc của ba người còn lại là tách nho ra khỏi chùm rồi vầy nát, có thể dùng tay hoặc dùng chày gỗ giã cũng được, ban đầu còn khỏe có thể dùng tay sau một lúc hai tay đều mỏi lừ thì đều dùng chày gỗ để giã. 

   Sau khi làm xong thì chuyển lại cho Nguyên Vũ để cô phối đường, lại lấy chậu khác để làm.       

   Cũng may Nguyên Vũ tính trước chuyện này, lúc mua vò gốm cũng mua luôn một số chậu lớn để sẵn không thì bây giờ không có mà dùng.

   Nguyên Vũ nhận lấy chậu đựng nho đã được vầy nát, cân đường đổ vào rồi trộn đều sau, đó cho vào trong vò gốm để ủ,  chờ hỗn hợp đến lưng lưng vò thì đậy kín lại, lúc này là đẩy kín, sau này phối thêm hai lần đường nữa thì sẽ dùng đất sẽ đắp miệng vò lại cho tới khi dùng.

   Lượt đầu tiên làm được tổng cộng hai mươi vò rượu, Liễu phụ vận chuyển vào trong kho xếp thành một hàng dọc theo phòng kho, Nguyên Vũ lấy giấy bút ghi rõ ngày làm để sau này dễ thao tác.

   Đến hẹn năm ngày, một số lượng lớn nho rừng lại đổ bộ vào nhà Nguyên Vũ, lần này còn nhiều hơn lần trước, bởi vì qua năm ngày người thì chờ đợi, nho thì có thời gian để chín cho nên được nhiều hơn, Nguyên Vũ thu mua ba ngày lại nghỉ hai ngày, như vậy mới kịp tiến độ làm.

   Dần dần nho trên núi cũng ít dần, số vò rượu trong nhà kho cũng nhiều lên, gian phòng được chuẩn bị sẵn không chứa đủ Nguyên Vũ phải để ké ở gian phòng bên cạnh vốn chưa nông cụ và đồ đạc, bởi vì gian chứa lương thực cũng đã chật.

   Sau một tháng, nho trên rừng gần như hết, công việc ủ rượu cũng hoàn thành, tổng cộng số rượu ủ được còn nhiều hơn cô dự tính nhiều, vốn dĩ cô đặt hai trăm vò rượu là đã tính dư để mai mốt khi tát cá sẽ ủ tương cá và làm nước mắm, ai ngờ còn không đủ ủ rượu còn phải mua thêm.

   Hơn nữa vốn dĩ cô có kế hoạch trồng nho rừng trên núi, để cho năng suất quả cao hơn cũng như chất lượng tốt hơn, bây giờ là thuần túy khai thác từ thiên nhiên chưa có can thiệp của bàn tay con người thế cho nên nhìn thấy thu hoạch được nhiều là vì vốn dĩ ở thôn cô nhiều núi, số lượng nho rừng nhiều chứ thực chất năng suất cho quả không cao, trái cũng nhỏ. Đây cũng chính là lí do mà Nguyên Vũ đề xuất mua núi, mai mốt ngoài trồng hương liệu ra thì, chỗ sườn núi vốn đã được phát quang xong nhưng không có làm ruộng bậc thang sẽ trồng nho rừng.

   Nhìn số vò rượu nho đang được xếp ngay ngắn trong nhà kho của mình, Nguyên Vũ cẩm thấy có chút thành tựu, có chút vui vẻ, nếu như tính bằng giá như năm ngoái thì năm nay số tiền thu được từ việc bán rượu nho của cô sẽ là một con số không nhỏ nha, Nhưn cũng tiếc một điều là ở đây điều kiện còn quá lạc hậu, không có biện pháp tiệt trùng nên rượu nho để lâu sẽ vì lên men mà bị chua đi, mất đi hương vị ban đầu, cho nên không thể bảo quản rượu nho lâu được.

   Trong thời gian Nguyên Vũ ủ rượu thì trong thôn công việc cấy trồng vụ mùa cũng hoàn thành, đây là vụ làm thêm năm nay tuy bội thu thắng lợi cả hai vụ nhưng người ta vẫn tiếp tục trồng, không ai ngại nhà nhiều lương thực, kèm với ấn tượng về lần hạn hoán mất mùa năm trước nên ai cũng nguyện ý trồng thêm. 

   Đường xá được cải tạo, ngô khoai trồng ra năng suất cao cũng có thể bán được giá cao nữa nên không ai ngại kiếm thêm tiền cả, chính vì vậy cả một cánh đồng ngát một màu xanh, ngô khoai đan xen, độc nhất là mười mẫu ruộng nước liền kề của nhà Nguyên Vũ vẫn nguyên gốc rạ, nhưng không ai để tâm bởi vì không ai có ý kiến gì với những cách làm của cô bé mười bốn tuổi này cả, bởi vì chính cô bé này đã đem đến sự thay đổi to lớn cho cả thôn, mọi người ai cũng nhìn thấy trong mắt.

...

    Đúng như Nguyên Vũ sở liệu ban đầu, người thôn Thượng Kiều nhìn thấy thôn Tam Thạch mấy màu liền bội thu, nhìn thu hoạch còn tốt hơn ruộng nước thượng đẳng bên thôn mình đều tò mò, có nhiều người đã đến tận nơi để hỏi thăm, cũng có người là gián tiếp hỏi nhưng đều không thu được thông tin gì bởi vì trong thôn đã bàn bạc thống nhất tạm thời không công khai cách gieo trồng này ra ngoài.












Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro