Nhân vật Tràng sáng ngày hôm sau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nếu Nguyễn Công Hoan quan niệm: " Đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh", Thạc Lam cho rằng: " Đời là miếng vải có lỗ thủng, có những vết ố nhưng vẫn nguyên vẹn", thì đến vs Kim Lân ta lại có thêm 1 định nghĩa mới về đời: "Đời là những kiếp người bị cái đói xô đẩy đến bước đường cùng nhưng vẫn lấp lánh tình người, vẫn lóe lên niềm tin về sự sống". Có thể nói với tác phẩm " Vợ nhặt", Kim Lân xứng đáng là nhà văn " nhân đạo từ trong cốt tủy" khi chỉ với 1 thiên truyện ngắn, ô không chỉ lột tả đc c/s nghèo đói của người nông dân trong nạn đói 1945 mà còn thể đc tình yêu thương giữa con người vs nhau trong cảnh khốn khó. Và trong truyện ngắn "Vợ nhặt", nhân vật Tràng hiện lên vs những nét đẹp phẩm chất đáng trân trọng. Đặc biệt qua đoạn trích sáng ngày hôm sau ta không chỉ thấy đc rõ hơn những phẩm chất ấy mà còn cảm nhận đc giá trị hiện thực và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
"Vợ nhặt" được xem là một kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng như là một truyện ngắn suất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của "Vợ nhặt" là 1 chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" viết ngay sau 1945. Tới năm 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết "Vợ nhặt" sau này được in trong tập " Con chó xấu xí". Nhận xét về "Vợ nhặt" Trần Đồng Ninh từng khẳng định: "Nhà văn dùng "Vợ nhặt" làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện "Vợ nhặt" đầy bóng tối nhưng từ đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng". Những tia sáng ấy đã được lóe lên từ trong vẻ ngoài có phần thô kệch, xấu xí của Tràng.
Hiện lên đầu thiên truyện của Kim Lân không phải là 1 anh hùng hay 1 chàng hoàng tử đến cưu mang, dìu dắt và bao bọc cuộc đời "cô công chúa" mà là 1 anh cu Tràng đối nghịch hoàn toàn. Dáng vẻ của anh thô kệch, xấu xí, đậm nét của những người nông dân chính gốc. Không chỉ vậy hoàn cảnh sống của Tràng là trong xóm ngụ cư, nay đây mai đó chẳng kiếm đc cái "nhà" yên thân. Gia đình chỉ còn mẹ già là bà cụ Tứ, cha mất, em gái đi lấy chồng, 2 mẹ con nương tựa nhau mà sống. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê, công vc vất vưởng cố chút bạc leo lắt qua ngày. Chẳng những thế, tính cách Tràng còn dở dở ương ương. Qua đó, ta có thể dễ dàng khẳng định sẽ khó có ai lấy anh, nhất là trong thời kì đói kém lúc bấy h. Ấy thế mà trong nạn đói ấy, Tràng lại nhặt đc vợ.
Trong tp, KL đã vô cùng tàiChỉ sau 2 lần gặp gỡ vs 4 bát bánh đúc Tràng bất ngờ lấy đc vợ.Chính sự kiện này đã khiến anh dần có sự thay đổi về tâm lí, tính cách khi trên đường về nhà, khi giới thiệu ng vợ với mẹ và còn đc tiếp tục vào sáng hôm sau.
Buổi sáng sau một đêm có vợ, Tràng thức dậy vô cùng dễ chịu, "êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra", như nắng sớm đã ghé qua ngôi nhà nhỏ ấy thêm ít ngọt, ít tình, anh vẫn còn nguyên vẹn một cảm giác "ngỡ ngàng" với việc mình đã có vợ. Hạnh phúc này anh đã chờ đợi rất lâu, nay nó đã đến một cách bất ngờ, nó quá lớn đến nỗi anh tưởng mình đang nằm mơ, mơ cả trong giấc ngủ lẫn ban ngày. Anh "lững thững bước ra sân" rồi "chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì của thay đổi mới mẻ, khác lạ". Đứng trước cảnh nhà cửa, sân vườn hôm nay vừa được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng, mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vứt lung tung ở góc nhà cx đc đem ra phơi; "hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp"; rồi "đống rác màn tung bành ngay lối đi đã hót sạch". Chỉ mới hôm qua, căn nhà xiêu vẹo của anh còn lớn nhốn cỏ dại, anh còn "xăm xăm" dọn dẹp nhà cửa để đón thị. Vậy mà sáng nay, anh nhìn thấy mẹ "lúi húi giấy những bụi cỏ mọc nham nhở", anh ngắm vợ mình đang quét lại cái sân, "tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất" tuy giản đơn nhưng hôm nay lại đặc biệt vô cùng, vì nó thức tỉnh anh - rằng đây không phải một giấc mơ, đây là sự thật, anh đang có một gia đình thực sự. Cảm xúc của Tràng trong lúc này như có sự tương đồng với xúc cảm của Chí Phèo, khi Chỉ nhận thấy mình đang sống lúc lắng nghe "tiếng cười nói của mấy người đàn bà đi chợ" sau một đêm ốm nặng. Cả hai người đàn ông ấy đều có những rung động tinh tế trước cuộc sống đang diễn ra, mà chất xúc tác ở đây chính là tình người và bàn tay ấm áp, vỗ về của yêu thương.

Nhìn cảnh tượng cả nhà cùng hợp lại để dọn dẹp, Tràng thấy thấm thía cảm động khó tả. Đã lâu rồi anh mới thấy nhà mình gọn ghẽ, cùng làm, cùng gắn bó như vậy. Bỗng nhiên anh thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của anh lạ lùng. Anh ý thức được mình đã có một gia đình đúng nghĩa, rồi vì anh sẽ sinh con đẻ cái và ngôi nhà này sẽ là tổ ấm che nắng che mưa cho họ. Có "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng", Tràng thấy mình nên người, anh thấy rõ vai trò trụ cột gia đình của mình, ý thức rõ bổn phận "lo lắng cho vợ con sau này". Những cảm xúc thi nhau đến gõ cửa trong lòng Tràng, từ câu đùa bâng quơ ban đầu, đến sự nghĩ ngợi, rồi tự đắc, ngờ ngợ, ngượng nghịu, lúng túng, sượng sùng đến cảm giác phấn chấn, êm ái và đỉnh điểm là cảm động, hạnh phúc. Lúc bấy giờ, Tràng đã từ một người vô tư,ngốc nghếch trở thành người chồng biết suy nghĩ, biết lo cho mái ấm gia đình và biết gánh vác. Đó cũng là tài nghệ miêu tả tâm lí của nhà văn Kim Lân, thể hiện chiều sâu tâm lý của nhân vật vô cùng sâu sắc. Sau những cảm giác thi nhau gõ nhịp lòng Tràng, anh lại "xăm xăm" một lần nữa, anh chạy ra giữa sân, muốn cùng mẹ và vợ mình dựng xây tổ ấm, mà hành động giản đơn đầu tiên chính là "dự phần tu sửa lại căn nhà". Dù có rong ruổi nơi đâu, ta vẫn mãi mãn nguyện vì những thứ trong veo, ấm lòng và ngọt như những bức tranh ta từng lướt qua rồi nhớ mãi. Có một căn nhà tươm tất, gọn gàng, hơi bếp ấm áp mỗi ngày chính là có được một tổ ấm tròn vẹn, và bước chân của Tràng sẽ là bước tiến của tình yêu thương, của trách nhiệm và sự trưởng thành đang ngày một lớn dần trong anh. Đây chính là sự thay đổi toàn diện nhất trong suy nghĩ và tính cách của Tràng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro