Phân tích nhân vật ông Sáu trong tp:"Chiếc lược ngà

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                Bài làm
     Không biết từ bao giờ văn học trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống đối với mọi người. Văn học là thế giới của tâm hồn, của sự sống cất lên từ sâu thẳm trái tim nhiệt huyết của người nghệ sĩ. Không chỉ đơn giản là những con chữ vô tri mà là những nốt nhạc thốt lên từ những dòng chữ ,câu thơ. Là những hình ảnh đẹp đẽ về con người trong tâm trí độc giả mà nhà văn đã tạo nên trong những tác phẩm. Chỉ bằng những hình ảnh thân thuộc mà người nghệ sĩ mang đến cho người đọc những triết lý sâu sắc, cảm xúc tinh tế. Điển hình là truyện ngắn: “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm mang đến cho chúng ta tình cảm cha con thiêng liêng, tình yêu vô bờ bến mà ông sáu dành cho con gái của mình.
       Chiếc lược ngà là câu chuyện về tình cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong thời chiến. Sau tám năm kháng chiến ông về thăm nhà nhưng đứa con mà ông hằng thương nhớ không chịu gọi mình là ba. Suốt ba ngày phép ông tìm đủ mọi cách vỗ , ân cần để bé Thu nhận ba nhưng con bé càng ngang bướng, cự tuyệt,xa lánh chứ nhất quyết không chịu gọi ông là ba. Nhưng đến lúc lên buồn con bé mới chịu gọi ông là ba. Ở chiến khu ông dồn hết tâm huyết làm cây lược nhưng trong một trận càn quét của mỹ ông đã hi sinh, trước khi chết ông đã trao lại chiếc lược cho đồng đội nhờ đưa cho bé Thu. Một câu chuyện thật đẹp về tình cha con nhưng lại có kết buồn.
      Bằng lời văn nhẹ nhàng với những cung bậc cảm xúc,  đã lay động trong lòng độc giả bao nỗi niềm xót xa thương cảm cho số phận của những người lính  trong quá khứ , khắc họa nên nhân vật ông sáu là một người lính với trái tim yêu nước kiên cường. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc ông rời xa gia đình , xa đứa con gái còn thơ dại lên đường chiến đấu bảo vệ đất nước . Mà minh chứng có lẽ rõ nhất cho lòng yêu nước của ông là ông lên  đường từ năm 1946 mãi đến năm 1954 ông mới có dịp về thăm nhà. Ông kiên cường chiến đấu trong xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp để rồi ngã xuống hi sinh khi chưa kịp hoàn thành lời hứa với đứa con. Ở ông có một tình yêu quê hương tha thiết và mãnh liệt . Ông đã làm tròn nghĩa vụ của một người công dân nhưng lại không thể hoàn thành trách nhiệm của một người cha.
  Nét nổi bật ở nhân vật này là tình cảm lớn lao mà ông dành cho con . Tình cha con thể hiện qua hành động, được bác Ba là người kể chuyện thuật lại rất sinh động. Xuồng vào , nhìn thấy đứa bé , anh Sáu: “đoán  biết là con, không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thoát lên, xô chiếc thuyền tạt ra”. Cử chỉ nhún chân nhảy lên bờ khi xuồng chưa cập bến, đã nói lên sự náo nức của người cha muốn gặp con, anh “kêu to” gọi con, anh tiến về phía con ,khom người, giang tay đón chờ con . Anh không ghìm được xúc động ,giọng run run . Chỉ bấy nhiêu cử chỉ, dáng vẻ, động tác thôi đã khiến lòng người đọc xao xuyến. Nhưng một tình thế đầy kịch tính bất ngờ đã diễn ra. Trái ngược với dự đoán và sự chờ mong của anh, đứa bé ngơ ngác, lạ lùng nhìn anh vụt chạy và kêu thét. Nỗi đau bất ngờ khó tả, anh buông thỏng  hai tay như bị gãy ,anh không tự chủ được. Ngày đoàn tụ mong ước của ông Sáu biến thành nỗi đau, nỗi buồn. Ba ngày nghỉ phép anh Sáu ở nhà “ chẳng đi đâu xa lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé lại càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi”. Người cha ít nói, chỉ biểu cảm bằng hành động. Anh chỉ nhìn con bé khẽ lắc đầu cười: “Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc nên anh phải cười vậy thôi”. Đến một tình thế tưởng như khó khăn dồn bé Thu vào bước đường cùng là cần chất nước nồi cơm đang sôi, nó vẫn không chịu kêu anh giúp. Một cử chỉ chăm sóc thương mến mà anh dành cho con là gấp cho nó cái trứng cá to thì lại bị gạt bỏ trống sự giận dữ đến mức làm cơm văng tung tóe. Câu chuyện được diễn biến dần tăng thêm nỗi thương cảm của người đọc đối với tình cảnh trớ trêu của người làm cha. Ngay cả khi anh Sáu không nén được giận mà buông tay đánh con thì ta vẫn hiểu là tình thế bị dồn nén quá sức vì đấy là bữa cơm với gia đình cuối cùng trong ba ngày phép của anh và hơn hết đó có thể là bữa cơm cuối cùng mà anh ngồi ăn cùng gia đình, vì sự khốc liệt của chiến tranh anh có thể ra đi mãi bất cứ lúc nào. Thiệt thòi đình cảm cha con của người lính trong chiến tranh là quá lớn, họ chấp nhận vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà hi sinh. Ai không ao ước một cuộc đoàn tụ gia đình song chính tình cảm đặc biệt của anh Sáu ấy mới làm nổi bật lên khía cạnh sự mất mát, hy sinh tình cảm gia đình đáng trân trọng của những người lính anh dũng chống giặc khiến ta không khỏi suy nghĩ. Đến ngày chia tay, khi anh đã alo trên vai sẵn sàng đi anh chẳng dám lại gần mà anh chỉ đưa mắt nhìn con. Chắc hẳn anh cũng muốn ôm con nhưng lại sợ nó hét, bỏ chạy nên anh chỉ: “nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”. Người cha ấy rất đau khổ, ông anh vẫn không muốn làm tổn thương con một lần nữa nên chỉ khe khẽ chào con. Nhưng chính lúc này một chuyện đã xảy ra và bất ngờ lớn đối với người cha. Bé ôm chặt lấy ba, cất tiếng gọi ba, không cho ba đi, khóc mếu máo. Tiếng gọi ba xé lòng mà anh mong chờ tận tám năm khiến cảm xúc anh vỡ oà. Giọt nước mắt mà anh cố giấu cùng lời hứa trở về với chiếc lược ngà đã gói trọn tình yêu thương sâu sắc dành cho con.  Tình yêu thương con của anh Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt ly nó vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy.
  Trong những đêm nằm gần nơi chiến khu anh luôn cảm thấy ân hận khổ tâm vì đã đánh con, nữa khổ ấy cứ giày vò anh. Rồi anh kiếm được khúc ngà voi : “mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Tuy ăn ít nói nhưng từng hành động việc làm của anh lại nói lên rất nhiều điều. Anh dồn hết thảy những nỗi nhớ tình yêu thương day dứt vào việc làm chiếc lược ngà. Anh cưa từng chiếc răng tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Cây lược ấy là trọn vẹn tình yêu anh dành cho con. Cây lược dùng để chải mái tóc dài cho con gái chỉ có một hàng răng thưa. Người cha tẩn mẫn khắc từng nét chữ lên cây lược: “ Yêu nhớ tặng con Thu của ba”. Anh đã dồn hết tình yêu thương con vào cây lược ngà và nó khiến anh mong mỏi sớm ngày được gặp con. Từ hình ảnh cây lược nhưng tác giả lại khắc họa được hình ảnh người cha vô cùng thương con. Nhưng người cha rất mực yêu thương con ấy đã vĩnh viễn không bao giờ có thể trở về để trao cây lược cho con gái: cái chất bất ngờ của anh trong một trận càn quét lớn của Mỹ-ngụy đã cướp đi cái quyền làm cha rất thiêng liêng đó. “ Trong giây phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”. Vết thương nặng khiến ông kiệt sức nhưng vẫn dồn hết tàn lực lấy cây lược giao cho đồng đội và gửi gắm qua anh, đó là lời trăn trối cuối cùng của một người cha khao khát được sống. Anh chỉ nhắm mắt xuôi tay khi ngồi đồng đội hứa sẽ trao tận tay cây lược cho bé Thu. Cái chết tuy đáng sợ nhưng vẫn không thể cướp đi tình yêu thương con của ông Sáu. Tình cha con bất diệt ấy đã nâng đỡ cô bé trưởng thành vượt qua mọi đau thương mất mát. Nhân vật ấy là biểu tượng cho tình yêu thương sự ân cần chở che người cha dành cho con.
  Như chúng ta đều biết câu chuyện cảm động trên được kể lại theo lời của nhân vật tôi-ông Ba, người đồng đội của ông Sáu, tác giả đã lựa chọn ngôi kể hết sức ấn tượng. Người ngoài cuộc không có khả năng thâm nhập nội tâm nhân vật nhưng lại có cái nhìn khách quan toàn diện khi quan sát miêu tả chân dung, hành động, ngôn ngữ,..  của nhân vật. Nhờ vậy nhân vật được khắc họa sinh , chân thực có sức thuyết phục cao đối với người đọc. Làm nổi bật cho tác phẩm là hai tình huống truyện éo le đã góp phần đẩy cảm xúc dồn nén đến mức căng thẳng nhất hấp dẫn độc giả.
    Chiếc lược ngà là một truyện ngắn đa chủ đề. Tác phẩm hát lên bài ca ca ngợi tình cảm cha con tuyệt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời cũng cho thế hệ sau hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh. Chiến tranh đã qua như sự mất mát đau thương vẫn còn mãi nên ta hãy biết trân trọng những hi sinh mất mát mà thế hệ cha ông ta đã trải qua để có được cuộc sống hòa bình như ngày nay.
    

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro