Chương 4: Gặp lại anh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 4: Gặp lại anh

Căn phòng trống không, ngoài chiếc máy tính còn bật sáng ra không có ai trong phòng hết. Diệu tiến lại gần bàn làm việc và để thức ăn xuống, bao nhiêu nghi vấn hiện lên trong đầu cô, cậu chủ nếu còn nhỏ tại sao lại viết luận văn về cách thức quản lí nhân viên, xây dựng mô hình quản lí đầu vào đầu ra của sản phẩm...có lẽ nào...

- Bà Tư, khăn tắm của tôi đâu?!

Miệng cô lúc này đã há hốc, công việc y tá không như cách nghĩ của Diệu ban đầu. Không những cậu chủ là một thanh niên trưởng thành mà còn là"người qua đường xấu số". Diệu vội vàng để lại bức ảnh của anh ta lên bàn, không còn sự lựa chọn nào tốt hơn ngoài việc chạy thoát thân. Chưa kịp chạy thì hiện thực đã ập về, còn bản hợp đồng đã kí với bác sĩ Lâm, gánh nặng tiền bạc đã giữ Diệu ở lại.

- Y tá !?

Nhớ lại thân phận của mình lúc này, không phải kẻ gây thương tích rồi bỏ chạy mà là y tá tư. Thật may khi đi làm cô mặc áo blu, dù có hoảng sợ đến mấy cũng phải thật bình tĩnh để lo liệu ổn thỏa sự cố này.

Triệu Quang ra khỏi phòng tắm khi nhận ra nãy giờ mình đang độc thoại, bà Tư không phải nặng tai vì tuổi già mà không nghe rõ. Còn nhớ cách đây không lâu, anh vô tình làm rơi vỡ cốc thủy tinh mà bà lão ngoài 60 đã rất nhanh có mặt trong phòng dù trước đó bà còn nấu ăn dưới bếp.

Anh ra ngoài trong bộ dạng không kín đáo lắm, cũng không cần kín đáo vì đó là nhà anh, là phòng anh, mọi thứ quanh đây đều quá quen thuộc rồi...chỉ trừ y tá thôi!

Cô bé mặc chiếc blu trắng, quần jean, băng khẩu y tế(?) Anh không nhận thấy biểu hiện gì ở người con gái đó ngoài đôi mắt nhìn mình chằm chằm. Cô ta đang nhìn anh, có lẽ thế, nhưng nhìn cái gì thì không biết chỉ là cảm giác sắp bị ăn-tươi-nuốt-sống thôi thúc anh lấy áo và mặc thật nhanh.

- Cô mới đến?- Quang hỏi sau khi che kín cơ thể và ngồi xuống ghế

Bà Tư thật là đã già nhưng mắt nhìn người không vì thế mà kém đi, đúng là gừng càng già càng cay. Không thể phủ nhận rằng "cậu chủ thật sự rất đẹp trai...6 múi rất đẹp đó...!"

- Nói chuyện có thể bỏ khẩu trang không? Tôi không mắc bệnh truyền nhiễm nên đừng sợ.

- Vâng...Cậu dùng bữa, tôi xin phép ra ngoài.

- Cô tên gì? Khi nào cần tôi còn gọi.

- Diệu

- Cô còn đi học không?

Rõ ràng cô đã đi tới cửa rồi xong vẫn bị gọi lại và được tra khảo đủ điều. Cuối cùng, khi dùng xong bữa sáng anh mới nói cô có thể đi.

Ngày hôm đó sẽ được coi là kì tích nếu như không có sự kiện ông bà chủ phải tham gia hội nghị với công ty đối tác đến 10 giờ đêm!

Tuy rằng cả ngày bệnh nhân không có ở nhà nhưng Diệu vẫn phải ở lại. Cô Lan để cho cô bé một phòng cạnh chỗ bà Tư để nghỉ ngơi giữa buổi, hết giờ làm có thể về.

Triệu Quang phải uống thuốc trước khi đi ngủ để giảm bớt sự căng thẳng. Sau khi tan ca học lúc 6 giờ chiều, anh về nhà và dùng bữa tối một mình. Trước lời mời cùng dùng bữa của anh, bà giúp việc cũng ngồi vào bàn. Bụng đói meo vì lúc trưa Diệu uống một hộp sữa và ăn một chút bánh mì, còn chưa kịp trôi xuống dạ dày đã được cậu chủ gọi lên là áo- mặc dù đó không phải công việc của y tá.

- Ăn đi.

Quang nói lại lần hai sau khi không thấy Diệu có phản ứng gì.

- À không...hai người ăn đi, tôi không đói.

Anh bỗng nhiên dừng lại, đặt bát xuống bàn, chống cằm nhìn cô:

- Tôi chưa thấy mặt cô.

- Tôi...tôi nghĩ là...nhan sắc của mình không được bình thường cho lắm, theo cấp độ đi xuống, sợ là cậu chủ hoảng sợ thôi...

- Con bé này, ta thấy cháu cũng xinh xắn mà. – Bà Tư nói

Diệu xua tay lia lịa, miệng cố gắng phủ nhận không phải, nhất quyết không chịu lộ diện. Cố gắng hết mức có thể để kéo dài thời gian mà để làm gì thì Diệu cũng không biết. Nếu ngay lúc này, mọi người biết: cô chính là kẻ đã tiêm thuốc an thần cho anh ta. Đứng trước mặt họ là nguyên nhân sâu xa tái phát căn bệnh về tâm lí của con trai mình. Họ sẽ làm gì đây... cô không dám tưởng tượng tiếp nữa.

Sự thật giống như một con dao hai lưỡi, đối mặt để cảm nhận cơn đau tức thời, vết thương dù có lớn đến mấy theo thời gian cũng sẽ lành. Hoặc chọn cách né tránh để mang nỗi ám ảnh, day dứt mãi sau này. Diệu không đủ tỉnh táo để đối mặt với nó và cô đã chọn né tránh đến khi nào còn có thể.

Lúc đó cũng đã 8 giờ, khoảng thời gian chắc chắc Diệu phải có mặt ở phòng trọ, hôm nay là trường hợp ngoại lệ. Chị Nguyệt đã gọi vài cuộc, Diệu không nghe vì chưa có cơ hội. Trong lúc mang nước lên cho Triệu Quang chị lại gọi cho cô bé lần nữa.

Diệu đành ra ban công tầng hai nghe điện thoại, chị nói không nghe rõ câu gì nên cô đành gỡ khẩu trang và thở như bị thiếu oxi.

- Em tăng ca, chị đừng đợi cơm

- Làm ở đó được không? Nhà chủ tốt chứ?

- Một sự cố không thể tưởng tượng được đã xảy ra, đến bây giờ em còn hoang mang chị ạ. Em sẽ kể cho chị khi nào về

"Cạch"

Nhấp một ngụm nước đầy khoang miệng, cổ họng đã khát khô cả rồi. Chưa bao giờ cô thấy mình sống chui lủi và nơm nớp lo sợ như bây giờ.

Biểu hiện mất tập trung vào điện thoại, đầu dây bên kia tiếp tục câu chuyện trong khi người bên này đã từ chối mọi âm thanh ngoại trừ tiếng dép xột xoạt trên sàn nhà. Khi đôi mắt vô tình đưa sang ngang, tầm nhìn trước mặt bỗng tối thui lại vì dáng người cao lều nghều. Tiếng tim đập thình thình, đúng là của vật thể đối diện nhưng Diệu còn cảm thấy tim mình bắn ra ngoài và đập liên hồi trong khoảng khắc cạn kiệt sức lực lúc cuối đời.

Cô nhận ra mình bị kim đâm sau một thời gian để nó trong bọc. Miếng nước trong miệng chưa kịp xuống họng cũng vì sự thức tỉnh này mà làm cho khó nuốt, cứ thế phụt ra ngoài.

Cơn sặc nước làm cô bé ho sặc sụa trong khi người bị hại đứng như trời trồng với cái áo ướt nhẹp. Và như nhớ lại điều gì, Triệu Quang miệng liên hồi gọi bà Tư, giống người ngủ mơ gặp ác mộng. Anh không còn điềm tĩnh để nghe con nhỏ nói điều gì. Việc một người điên có mặt trong nhà mình làm anh không thể bình tĩnh được. Suy nghĩ lúc này là xuống nhà gọi bà Tư và anh đang làm thế.

Trường hợp này cô chưa tính đến, nếu có thì bây giờ cũng không nhớ là phải làm thế nào. Hành động sau đó của Diệu đều mang tính bộc phát. Sau này nghĩ lại cô tự hỏi tại sao mình lại cư xử như vậy. Điều trước mắt không thể để mọi người biết cô đã làm gì với cậu chủ. Thế là cô nhảy lên bịt miệng Quang lại sau khi nải nỉ không thành. Mất rất nhiều sức lực để khống chế một thanh niên bình thường cao to khỏe mạnh. Cô khâm phục bản thân vì đã làm được việc đó, phải cảm ơn thời gian làm việc cùng bệnh nhân tâm thần đã giúp cô có được kinh nghiệm như ngày hôm nay.

Triệu Quang không thể gạt bỏ suy nghĩ con bé bị điên sau hành động gây trấn động ấy.Anh bị ép vào tường, con nhỏ cố gắng giải thích, anh không nghe không được. Trạng thái bị ép buộc.

- Nghe này, tôi không cố ý làm hại anh, được chưa, lần trước là sự cố nghề nghiệp. Xin lỗi, tôi rất cần công việc này. Làm ơn nghe tôi nói đi. Tôi biết là mình sai rồi.

- Tôi đến đây là để giúp anh chữa bệnh, anh bị như vậy một phần là vì tôi, tôi thực sự muốn bù đắp lỗi lầm mà mình gây ra. Tôi không thể mất công việc này được cậu chủ à.

- Cô biết đến sự có mặt của tôi?

Bỗng nhiên, Quang giật phắt cánh tay Diệu ra bằng một nguồn lực nào đó khác hẳn bình thường. Thoáng chốc người bị động lại là Diệu, ngơ ngác giây lát vì ánh mắt của anh như muốn ăn sâu vào tâm can người đối diện, mang theo sự lạnh lùng tàn nhẫn.

Câu hỏi tuy chẳng liên quan gì nhưng Diệu không để ý, cô bất giác trả lời như được lập trình sẵn. Cô nói biết đến anh, là người đang đứng ngay trước mặt cô, là một cơ thể hoàn hảo, không lẫn vào đâu được!

Mọi chuyện dừng lại khi bà Tư chạy từ dưới tầng lên. Sắc mặt Triệu Quang trắng bệch đi, người mềm nhũn, đứng thất thần như bị rút mất linh hồn.

- Có chuyện gì vậy?

- Tôi không sao, bà đi nghỉ đi.

- Cậu ấy...

- Y tá, tôi có chuyện muốn nói với cô.

Diệu bị ngắt ngang lời khi định nói về việc mới diễn ra nhưng đã bị cậu chủ kéo đi. Tiếng điện thoại của cô ngay lúc đó đổ chuông, trước ánh mắt chờ đợi của anh, Diệu chỉ chỉ màn hình nói:

- Bà chủ gọi

- Đừng nói về những gì mới xảy ra. Tôi cũng sẽ không nhắc lại việc trước đây cô đã làm.

Từ khi bắt đầu cho tới lúc kết thúc cuộc gọi, Diệu miễn cưỡng mở loa ngoài, điều này có nghĩa là cuộc hội thoại của ba người xong chỉ 2 người nói, người còn lại làm công việc dẫn dắt người kia trả lời theo ý mình.

Nhiều ngày sau đó Diệu vẫn đi làm như chưa từng có chuyện gì. Quyển sổ theo dõi bệnh án bây giờ thuộc quyền giám sát của bệnh nhân, bác sĩ có nhiệm vụ ghi chép và thông báo thông tin do người bệnh tự bịa đặt ra. Sau khi âm thầm kí hiệp định "bí mật của đôi ta- sống để bụng, chết mang theo" cũng đồng nghĩa với việc bác sĩ và bệnh nhân chấp nhận đứng chung một con thuyền dối trá, không ai trong họ biết bơi, nếu lật thuyền thì cùng nhau gánh chịu hậu quả do chính mình tạo ra.

Triệu Quang không nói mà Diệu cũng không hỏi tại sao anh lại giấu giếm tình trạng của mình. Anh đang tự tạo nguy hiểm cho bản thân bằng cách né tránh nó đi mà không hề biết rằng có những điều dần thay đổi theo thời gian, đến khi nhận thức được sự khác biệt mà đem so sánh với nhau thì mới thấy căn bệnh này không còn như lúc ban đầu. Có những sự thay đổi giúp con người ta tốt hơn, dễ dàng thích nghi với môi trường hơn hoặc ngược lại và đương nhiên nó sẽ đem lại tai họa cho vật chủ về cả con người và nhân cách. Chính sự thay đổi này trong anh, đã hoàn toàn rẽ cuộc đời anh sang mỗi con đường khác, đầy đau thương nước mắt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro