Thân bài ( 2 câu thơ đầu)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi nhắc đến "trao duyên" có thể ta sẽ nghĩ ngay đến diễn cảnh trao duyên đầy thơ mộng của đôi lứa yêu nhau nhưng ở đoạn trích Trao duyên thì nó hoàn toàn trái ngược lại, không có vẻ thơ mộng như ta nghĩ mà đó là sự gửi duyên, gửi tình nhờ người khác chắp nối mối tơ duyên của mình. Đớn đau chấp nhận ôm lấy bao cay đắng tủi khổ cho riêng mình Kiều chấp nhận bán mình để lấy tiền chuộc cha và em trai bởi bọn ác ôn của xã hội thôi nát đã nói rằng:" Có ba trăm lạng việc này mới xong". Đêm trước khi đi cùng Mã Giám Sinh, nàng với bao nỗi buồn khổ mà ngồi thao thức lẻ loi giữa đêm khuya. Lúc này, Thuý Vân đang ngủ say thì chợt tỉnh giấc " Thuý Vân chợt tỉnh giấc xuân" nàng thấy chị mình thì quan tâm và bước đến " Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han". Lúc bấy giờ, người đang ôm bao tâm sự suy nghĩ về sự lở hẹn bội thề của mình với Kim Trọng là Kiều khi thấy em mình thì nàng đã sinh ra ý định đó là nối duyên cho Vân và Trọng. Song, nàng lại đắng đo, e ngại bởi duyên là thứ trời cho không thể cưỡng cầu gượng ép, vì thế thật khó để nàng mở lời " Hở môi ra cũng thẹn thùng" nhưng " Để lòng thì phụ tấm lòng với ai". Thương cha nàng bán mình, thương chàng nàng phải buông lời cậy em:
" Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Nguyễn Du thật đúng là bậc thầy trong việc sử dụng từ ngữ. Không khó để chúng ta có thể thấy được ngay tại hai câu thơ trên thì trọng lượng đã hoàn toàn đặt vào 4 chữ "cậy", "chịu", "lạy", "thưa". "Cậy" và "nhờ" đều có nghĩa là nhờ vả xin sự giúp đở của ai đó nhưng thay vì sử dụng từ "nhờ" tác giả đã lựa chọn từ "cậy" bởi lẽ từ "cậy" nói lên sự tin tưởng, hy vọng, phó thác vào Vân của Kiều và dường như nó còn nói lên sự việc Kiều sắp nói ra đây là vô cùng hệ trọng. Cũng như thế thay vì từ "nhận" tác giả đã sử dụng từ "chịu" bởi vì khác với từ "nhậ" nói lên sự tự nguyện thì từ "chịu" bao hàm ý van nài, nài ép pha lẫn sự bắt buộc khiến Vân khó lòng mà chối từ. Song, mặc dù chúng có nghĩa tương đồng nhưng ta lại không thể thay thế chúng cho nhau vì khi ấy sẽ làm mất đi sắc thái biểu cảm và không hợp luật bằng trắc của câu thơ. Thông qua điệp từ "em" cho thấy sự khẳng định của Kiều là chỉ có thể là Vân mà không ai có thể thay thế được. Qua đó, cho ta thấy Thuý Kiều đã rất thông minh trong việc sử dụng ngôn ngữ trao duyên thể hiện sự tinh tế và sắc sảo của nàng. Tiếp đó, nàng đã bảo Vân ngồi lên vị trí cao hơn mình còn mình thì quỳ dưới và lạy trước - thưa sau. Từ xưa cho đến nay, thì chỉ có bề dưới lạy bề trên còn việc chị lạy em là điều không thể, bởi đây là trái với lẽ thường, là hành động nghịch lý. Nhưng hành động tưởng chừng như nghịch lý ấy thì trong hoàn cảnh này lại vô cùng đúng lý hợp tình. Bởi cái lạy của Kiều là cái lạy của người mang ơn, tạ ơn, cái lạy cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của Vân, cũng như là cái lạy của sự thấu hiểu những thiệt thòi mà Vân phải gánh chịu vì Vân không hề yêu Trọng... Và đáng lẽ ra ta nên nói chuyện trước rồi hẳng lạy nhưng Kiều không làm như vậy bởi nàng muốn dùng lễ nghĩa để ép buộc Vân. Vì khi Vân đã nhận cái lạy này thì Vân sẽ khó mà từ chối được yêu cầu của Kiều. Không khí trao duyên giờ đây vô cùng trang nghiêm...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro