2. Một số dẫn chứng cho các bài NLXH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a. Ứng dụng một số từ ngữ hay cho bài NLXH (Dù không ảnh hưởng đến bài làm quá nhiều như việc sử dụng các dẫn chứng, nhưng nếu biết cách sử dụng tinh tế những từ ngữ mang tính thời sự cao cũng sẽ phần nào giúp bài làm NLXH thêm ấn tượng hơn. Mình sẽ liệt kê vài từ mình hay sử dụng trong bài làm NLXH của mình và các bạn cũng có thể tìm thêm cho riêng mình nha ^.^)

1. Nền kinh tế tri thức

2. Tác phong công nghiệp

3. Thời đại kĩ thuật số

4. Thế giới phẳng

5. Cách mạng công nghệ

6. Thế hệ bông tuyết (Từ điển Oxford và Collin - hai từ điển tiếng Anh chính thống và được sử dụng rộng rãi, có riêng một từ để chỉ thế hệ người trẻ quá nhạy cảm hay quá căng thẳng khi mọi việc không theo ý của mình, đó là "Snowflake" - nghĩa đen là "Bông tuyết").

7. Thế hệ dâu tây (Thế hệ dâu tây" là một cụm từ bắt nguồn từ Đài Loan để chỉ những người sinh sau năm 1981. Ở các nước phương Tây cũng có một cụm từ tương đương là "thế hệ bông tuyết". Những người thuộc thế hệ dâu tây không chịu được áp lực xã hội và không sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được những gì họ muốn. Hiểu một cách đơn giản, cụm từ này ý chỉ những người được nuôi nấng quá kĩ càng và được nâng niu ngay từ nhỏ, vậy nên đến thời điểm họ phải rời xa sự bảo bọc vốn đã trở nên quen thuộc, họ thường không thích nghi được và dễ bị gục gã trước khó khăn, điều này giống như những quả dâu luôn được nuôi trồng kĩ càng nhưng cũng rất dễ bị bầm dập nếu ta không bảo quản kĩ)

8. Thế hệ cuối đầu (Ý chỉ một thế hệ luôn chăm chăm cuối đầu và chiếc điện thoại của bản thân)

b. Dẫn chứng bằng số liệu: (Đối với bài NLXH, đặc biệt là các bài thi HSGQG thì việc ứng dụng một số dẫn chứng bằng số liệu sẽ giúp cho bài làm thêm tính thời sự, tạo chiều sâu và sự khác biệt, ghi dấu cho bài viết. Nếu theo dõi những đề HSGQG gần đây, ta dễ nhận thấy đa số các đề NLXH đều đề cập đến những vấn đề nóng của xã hội, vậy nên việc các bạn sử dụng các dẫn chứng bằng số liệu sẽ thể hiện được sự am hiểu của bạn về vấn đề ấy, qua đó phần nào tạo được ấn tượng với giám khảo. Dưới đây là những dẫn chứng mình sưu tầm được trong thời gian mình ôn thi ở đội tuyển, tuy nhiên các bạn có thể sưu tầm thêm nhiều số liệu mới hơn trong những năm gần đây nhất qua các trang báo, trang thời sự chính thống nhá)

1. Việt Nam có 72 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 73% dân số, nhóm 18-34 tuổi là nhóm sử dụng nhiều nhất

2. Báo cáo Digital 2021 cho thấy, mỗi ngày người Việt dùng Internet trung bình 7 tiếng, trong đó gần 2,5 tiếng dành riêng cho mạng xã hội

3. Khi tiến hành thí nghiệm 72h không mạng xã hội, gần 1 nửa số người tham gia vi phạm cam kết ngay sau 6 tiếng đầu tiên. Những trạng thái cảm xúc thường thấy là mất kết nối với bạn bè, lạc hậu do không nắm được các thông tin đang diễn ra và bứt rứt, thiếu thốn một thứ gì đó

=> Ứng dụng cho những dạng đề bàn về sự ảnh hưởng của mạng xã hội.

 4. Từ điển tiếng anh Collins chọn từ của năm là: Permacrisis - khủng hoảng kéo dài. Theo thống kê, năm 2023, 96% dân số thế giới chịu ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu; 60% diện tích Châu Âu bị hạn hán, đây được xem là tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất của châu lục này trong 500 năm qua; Những trận đại hồng thuỷ trong mùa hè năm nay khiến cho 30% diện tích Pakistan ngập trong biển nước.

5. Báo cáo từ WHO, ô nhiễm không khí cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm. Đây được coi là một đại dịch "thầm lặng", thậm chí đem lại nhiều thương vong hơn chiến tranh và các đại dịch khác.

6. Trong tháng 3/2021, các số liệu từ Trung Quốc cho thấy chri nhờ hai tháng cách ly, hơn 4000 trẻ em và 73000 ngươi lớn đã thoát khỏi nguy cơ bệnh tật từ ô nhiễm môi trường. Tại thời điểm đó, con số này vượt cao hơn số người tử vong vì Covid-19.

=> Ứng dụng cho những dạng bài bàn về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường xung quanh mình.

c. Dẫn chứng bằng lí lẽ:

Đây là những dẫn chứng được trích từ các câu châm ngôn, các câu nói nổi tiếng từ những nhân vật có ảnh hưởng, phần này mình đã đăng ở chương trước nên mọi người lướt lên chương ở trên xem nha.

d. Dẫn chứng bằng những hội chứng tâm lí xã hội:

1. Hội chứng FOMO: Hội chứng tâm lý fomo được hiểu như một nỗi sợ hãi mà bản thân bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó. Các nghiên cứu đã tiến hành mô tả người bị hội chứng fomo cho thấy, những cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể đang có trải nghiệm về sự hạnh phúc, vui vẻ hoặc hoàn toàn thú vị hơn bản thân bạn. Tâm lý lo lắng này sẽ khiến cho bạn luôn muốn cập nhật các hoạt động của bạn bè hoặc người khác đề có thể xem được họ đang làm cái gì.

2. Hội chứng Quasimodo (Hội chứng mặc cảm ngoại hình): Khi người bệnh mắc phải hội chứng này sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực và đánh giá xấu về vẻ ngoài của bản thân. Họ thường ngắm nhìn bản thân trong nhiều nhiều giờ để tìm ra hoặc tưởng tượng và phóng đại các khuyết điểm của cơ thể mình như mũi to, có hay tóc thưa. Không những vậy, kể cả những khuyết điểm tạm thời cũng có thể khiến người bệnh căng thẳng thái quá, mặc cảm về bản thân và mất tự tin khi đối thoại, giao tiếp với người xung quanh. Sự lo lắng này thường đến từ sự phóng đại quá mức những khuyết điểm nhỏ trên cơ thể. Căng thẳng tinh thần không thực tế sẽ khiến bệnh nhân lập nên rào cản tâm lý với môi trường xung quanh => Ứng dụng cho những vấn đề về Bodyshamning; cách đối xử giữa người với người trong thời đại công nghiệp;.......

3. Hiệu ứng cánh bướm: Hiệu ứng cánh bướm hay hiệu ứng bươm bướm là thuật ngữ ẩn dụ cho triết lý: "Một hành động nhỏ, sự kiện nhỏ có thể dẫn tới kết quả/hậu quả bất ngờ lớn sau đó. Thậm chí là thay đổi cả một cuộc đời ai đó hoặc cả lịch sử." => Có thể ứng dụng cho những dạng đề về hành động của một cá nhân hay một tập thể,.....

4. Hiệu ứng đám đông:  Đây là hiệu ứng tâm lý quen thuộc nên mình sẽ không ghi định nghĩa, nhưng đây cũng là một trong những hiệu ứng tâm lí có thể ứng dụng trong nhiều dạng bài, đặc biệt là các dạng bài bàn về mạng xã hội - môi trường màu mỡ để hiệu ứng đám đông phát triển theo chiều hướng tiêu cực khiến nhiều người vô tội bị hại.

5. Qui luật về sự quyết định của các điều kiện kinh tế xã hội đối với tâm lí con người: Điều kiện xã hội, điều kiện đời sống có khả năng chi phối tâm lý con người. Tâm trạng xã hội tích cực, hưng phấn bắt nguồn từ sự đi lên của kinh tế, sự đầy đủ hơn của điều kiện sống.

          VD: + Xã hội nô lệ -> tinh thần con người, đất nước đi xuống

                  +Xã hội tự do, hạnh phúc -> đời sống phát triển, đi lên

=> Mỗi người cần lựa chọn môi trường tích cực, phù hợp để có điều kiện phát triển tốt nhất

=> Để giảm tình trạng tội phạm, để nhiều người không lầm đường lỡ bước, cải tạo điều kiện sống là một yêu cầu cần thiết mà các cá nhân tổ chức cần quan tâm

=> Toả sáng - mang lại giá trị tích cực cho cuộc đời, con người là mục đích sống cao cả của mỗi người. Nhưng để làm được điều đó, mỗi người, đặc biệt là trẻ em cần được tạo điều kiện để sống trong môi trường đủ đầy, phát triển. Bởi theo Qui luật về sự quyết định của các điều kiện kinh tế xã hội đối với tâm lí con người, điều kiện sống tốt sẽ giúp con người tích cực, từ đó nỗ lực và cống hiến hết mình. 

6. Qui luật bắt chước: G.Tarde trong tác phẩm "Những quy luật bắt chước" viết 1890 đã dùng qui luật này để giải thích hành vi con người. Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành vi, suy nghĩ, tâm trạng của các cá nhân khác trong đời sống xã hội.

=> Tích cực: Người khổng lồ là người đứng trên vai những người khổng lồ khác, "Những qui luật bắt chước" của Tarde chỉ ra rằng: bắt chước là nền tảng xã hội tồn tại và phát triển. Nhờ bắt chước, các phát minh, sáng chế, các hành vi có ích cho xã hội được duy trì, phát triển. Trước khi sáng tạo, mỗi người cần dựa trên nền tảng của người đi trước để kế thừa tinh hoa và có những bước phát triển vững chắc.

=> Tiêu cực: Theo "Những qui luật bắt chước" của Tarde, bắt chước là một qui luật tự nhiên tạo ra sự tương đồng nhất giữa các cá nhân trong xã hội. Nếu mỗi người chỉ đơn thuần sao chép mà không khẳng định sự độc đáo, mỗi người sẽ dần mất đi bản sắc trong thế giới đa dạng và phong phú này.

7. Cơ chế lây lan: Lây lan được hiểu là sự lan truyền xúc cảm từ cá nhân này sang cá nhân khác trong nhóm xã hội một cách mạnh mẽ. Điều này cho thấy không phải lúc nào cá nhân ở trong đám đông cũng hành động một cách lí trí, nhiều khi hành động đó là cơ chế lây lan trong tâm lý tạo ra.

=> Tích cực: Theo Cơ chế lây lan, khi một người trong nhóm mang đến năng lượng tích cực, hứng khởi, năng lượng đó sẽ được cộng hưởng và lan toả đến các thành viên.

=> Tiêu cực: ta thấy không phải lúc nào cá nhân ở vị trí trong đám đông cũng hành động một cách lí trí do ảnh hưởng của cơ chế lây lan trong "Quy luật hình thành và phát triển tâm lý xã hội". Vì vậy, trước một làn sóng, một sự kiện, vấn đề, mỗi người cần kiên định với lập trường của mình và tỉnh táo để không bị đồng hoá suy nghĩ, cảm xúc.

8. Cơ chế đồng nhất hoá: Đồng nhất hoá là quá trình chủ thể thống nhất bản thân với các cá nhân khác dựa trên các liên hệ cảm xúc, đồng thời nội tâm hoá các chuẩn mực, các giá trị của họ. 

=> Ứng dụng cho các dạng đề sự hoà nhập giữa cá nhân với cộng đồng, sự thích nghi,.....

9. Lập trình ngôn ngữ NLP:

-  Lập trình ngôn ngữ NLP là một cách tiếp nhận giả khoa học trong giao tiếp, phát triển cá nhân và tâm lý trị liệu được tạo ra bởi Richard Bandler và Johin Gri ở Califonia, Hoa Kì vào những năm 1970.

- Những người sáng tạo NLP tuyên bố rằng có một mối quan hệ giữa quá trình thần kinh (nuro), ngôn ngữ (linguistic) và các mô hình hành vi được thông qua kinh nghiệm (progamming) hay viết tắt gọi là NLP. Và những điều này có thể được thay đổi để đạt được các mục tiêu cụ thể trong cuộc sống.

10. Ba chức năng của não bộ:

- Xoá: Não bộ sẽ xoá mờ một số hình ảnh do chỉ nhận được 134/ 2 triệu byte. Não rất hạn chế, chỉ tập trung vào một số điểm nên mọi điều ta nhìn thấy đều chỉ là một phần. 

- Bóp méo: VD có 134 quả cam nhưng lại nhìn ra 134 quả chuối => Do đặc tính này, một số điều ta đánh giá là suy diễn, khác với sự thật.

- Khái quát hoá: VD: Nhìn thấy một cây cam trong vườn và cho rằng là cả vườn cam =>  Thông qua một sự việc, hành động, con người có xu hướng khái quát thành bản chất mà chưa có sự tách biệt rõ ràng, dẫn đến cái nhìn chủ quan, sai lệch về đối tượng.

11. Thí nghiệm búp bê Bobo:

- Nhà tâm lý học Albert Bandua (Mỹ) đã nghiên cứu vấn đề nguồn gốc bạo lực của trẻ em và kết luận rằng hành vi bạo lực hình thành qua con đường học tập chứ không phải di truyền.

- Kết quả nghiên cứu diễn ra gần giống với dự đoán của Bandura. Cụ thể, trẻ chứng kiến hành vi bạo lực của người lớn với búp bê Bobo có xu hướng bắt chước lại hành vi này khi không có ai giám sát. Ngược lại, trẻ không chứng kiến hành vi bao lực tỏ ra bình tĩnh.

e. Dẫn chứng từ quan niệm Phật giáo:

1. Vũ trụ quan (Cái nhìn về thế giới):

- Đạo Phật cho rằng vũ trụ là vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là biến hoá vô thường, vô định.

- Tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ, theo triết học Phật giáo, từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô cùng lớn, đều không thoát ra khỏi sự chi phối của luật nhân duyên. Cái nhân (hetu) nhờ có cái duyên (pratiya) mới sinh ra, từ đó tạo nên cái quả.










Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro