Chương Chín

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1

Sở chỉ huy sư đoàn nằm ở phía đồng bác Hà Tân. Không cần ống nhòm cũng nhìn rõ bộ đội xung phong lên Thượng Đức. Mái hầm thùng, được che bằng lá nón. Giữa hầm có chiếc bàn, mặt ken bằng nứa. Hai bên bàn là hai chiếc ghế ghép bằng hai cây gỗ vỏ còn thơm nồng mùi nhựa cây. Sư trưởng Lê Công Phê rất bằng lòng với vị trí đã chọn. Người chỉ huy ngoài việc dùng điện thoại liên hệ với các mũi, các hướng khi cần có thể chạy bộ tới các trung đoàn, tiểu đoàn. Tham gia đánh giặc từ lúc còn là chiến sĩ bộc phá thời chống Pháp, Lê Công Phê không thể nhớ hết các trận đánh trên mọi chiến trường. ở cương vị chỉ huy, anh có mặt hầu hết trong những trận đánh lớn. Cả cuộc đời anh, sống với đồng đội thì nhiều nhưng với vợ con thì chẳng được bao nhiêu. Hai lần về phép là hai lần vợ anh sinh hạ hai đứa con gái. Không lần sinh đẻ nào anh có mặt ở nhà. Nhà anh ở một vùng ven biển gần thị xã Thanh Hóa. Quảng Nam là mảnh đất kết nghĩa của quê hương anh. Từ những ngày đầu đánh Mỹ, một tiểuđoàn đặc công toàn là cán bộ chiến sĩ Thanh Hóa đã được thành lập gửi vào chiến trưòng Quảng Đà. Tỉnh đội trưởng Lê Quang Phùng, bạn thân thích của anh, làm tiểu đoàn trưởng. Phùng to cao như người Tây. Trận đầu tiên tiểu đoàn đánh vào đồn Mỹ nghe đâu cũng ở vùng B Đại Lộc. Trận đánh không được thuận lợi. Bộ đội đang mở rào thì gặp lính Mỹ đi tuần. Địch nổ súng trước. Lính trong đồn báo động. Phùng buộc lòng phải lệnh cho bộ đội đánh cưỡng tập. Để trận đánh chắc thắng, Phừng nhảy vào đồn chỉ huy bộ đội. Lê Quang Phùng hy sinh khi trận đánh đã kết thúc. Anh cùng một tốp bộ đội lom khom đi trong chiến hào. Một chiến sĩ của anh bị thương ngay từ đầu nằm lại, ngỡ anh là một thằng Mỹ đang tìm đường tẩu thoát. Anh ta bắn một tràng AK. Đạn xuyên qua lồng ngực Lê Quang Phùng. Chiến tranh đến là lắm kiểu hy sinh. Anh chiến sĩ khi nhận ra việc bắn nhầm đã giật súng ngắn của thủ trưởng mình định tự sát. May mọi người ngăn kịp. Bộ đội chuyển Phùng về bệnh viện dã chiến được một lúc thì anh tắt thở. Phùng có một vợ và hai con. Vợ Phùng mấy lần viết thư cho anh, nếu có vào Quảng Đà thì tìm mộ Phùng. Khôn thiêng hãy ủng hộ cho Sư đoàn 304 trong tận đánh tói Phùng ơi! Trận đánh thắng lợi, thế nào mình cũng đi tìm Phùng.

Ngay sát hầm bên cạnh, Sáu Nam cũng đang giao nhiệm vụ gì đó cho cán bộ của mình. Trước trận đánh, có những lúc tĩnh lặng đến vô cùng. Người chỉ huy thậm chí không biết làm gì ngoài sự hồi ức hay liên tưởng gì đó. Lê Công Phê đi lại chỗ Sáu Nam. Anh hỏi Sáu Nam về Phùng, về Tiểu đoàn 91, con em của tỉnh Thanh Hóa.

- Tiểu đoàn ấy là con cưng của Quảng Đà đấy. Gan dạ dũng cảm, lập nhiều chiến công. Nhưng bây giờ chắc không còn ai là người Thanh Hóa nữa. Đánh miết, hy sinh miết.

- Thanh Hóa có tiếp tục bổ sung người cho Tiểu đoàn 91 mà?

- Tôi biết, có bổ sung sáu bảy lượt. Nhưng không lại. Con em Quảng Đà bổ sung. Con em các tỉnh khác ở miền Bắc cũng bổ sung. Giờ nó chỉ còn cái tên và một truyền thống tuyệt vời vậy thôi. Anh định hỏi ai ở đó?

- Tôi có người bạn thân làm tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 91. Anh ấy hy sinh từ 68 kia. Tôi muốn đi tìm mộ anh ấy.

- Khó đó. Anh em bộ đội miền Bắc hy sinh biết mấy ở đất Quảng Đà. Mà đâu chỉ hy sinh trong chiến đấu. Đi gùi gạo, gùi hàng chết. Đi trồng sắn, trồng bắp, chết. Sốt rét chết. Qua sông qua suối, nước cuốn chết. Không ít anh em mình chết vì đói... Mồ mả người có, người không. Người có mồ, mình cũng không giữ được. Địch cày đi ủi lại đến thế, biết làm sao? Cũng chỉ chờ ngày yên hàn xem sao.

Trong khi Lê Công Phê bùi ngùi nhờ về người bạn của mình và đau đớn nghĩ đến biết bao nhiêu nam nữ thanh niên đã vào đây, đã hy sinh thầm lặng, thì Sáu Nam lại đang nhớ về những ngày địch tổ chức tố Cộng rất dã man. Ba ngọn bạch lạp đang cháy lung linh trong căn hầm của sở chỉ huy đã làm cho anh rùng mình. Ngày ấy, bọn địch đã bắt hàng vạn người quỳ xuống trực những ngọn bạch lạp như thế. Những người quỳ, đầu cúi sát đất. Họ chỉ được ngẩng lên khỉ các ngọn bạch lạp tàn lụi. Những ai không chịu đựng được hoặc chống đối, chúng giết ngay. Cái mà chúng gọi là sự sám hốì cũng đã gieo vào cán bộ nhân dân Quảng Đà một niềm căm uất. Đã có người đứng dậy hét vào mặt kẻ thù: -"Không thể nào chịu được nữa rồi. Mày giết tao đi...". Biết bao cán bộ ta, những năm đen tối đó đã bị Mỹ ngụy trói thành từng đàn như súc vật dẫn tới đập Vĩnh Trinh, tàn sát dã man. Đập Vĩnh Trinh đã thành cái mồ chung của không biết bao gia đình, của không biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng... Sáu Nam và nhiều đồng chí khác đã cắn răng chịu đựng, vượt qua những ngày thê thảm đó. Đói khát, nằm hầm bí mật, nằm ngay dưới ao bèo, ăn cám lợn. Bằng mọi cách phải sống, bằng mọi cách phải gây dựng lại lực lượng. Các cụ, các mẹ, các chị em đã che chở, đã đương đầu với tàn bạo, với sắt thép. Từng tấc đất được giành giật từ tay kẻ thù. Những bà mẹ lao lên trước mũi xe ủi của thằng địch, tay cầm đuốc, tay xách can xăng: "Mày cứ nghiến vào tao đây. Tao chết mày chết". Những chị gái ôm con nhỏ trong lòng lăn ra ngay trước xe bọc thép của địch. Những đoàn học sinh, sinh viên trẻ măng phơi phới tuổi xuân rầm rập xuống đường biểu tình đấu tranh. Súng địch xả vào họ... Sao đêm nay những hình ảnh đó bỗng đang nhớ về

Dồn dập trở về trong đầu Sáu Nam. Hình như đây là món nợ nhắc nhở anh, nhắc nhở những người đang âm thầm chuẩn bị tiến đánh Thượng Đức. Sáu Nam lắc lắc đầu như muốn xua đi những vướng bận trong lòng. Anh quay qua hỏi Thủy:

- Công tác chuẩn bị cho dân nổi dậy đến đâu rồi?

- Báo cáo anh đã liên hệ chặt chẽ, hợp đồng chu đáo. Chỉ chờ nổ súng.

- Hay lắm. Chuyến này thì chắc chắn gặp được vợ con rồi đó.

-Dạ.

Thủy cố tỏ ra bình thường, nhưng giọng vẫn không giấu được sự ngùi tủi. Anh quay mặt đi, khoé mắt đã rơm rớm. Anh biết, chủ tịch thương anh, quan tâm đến chuyện riêng của anh. Sự quan tâm ấy vô tình đụng nỗi đau nhức nhới mà anh đang ráng chịu. Lúc nào nghĩ đến nó anh đều phải lắc đầu xua đuổi, để còn sức vượt lên, còn sức làm việc. Trưóc đây, giải phóng Thượng Đức là tiếng gọi thiêng liêng của hàng nghìn người dân trong ấp Hà Tân. Anh là bí thư, anh có trách nhiệm với mảnh đất, con người của quê hương anh. Nhưng tiếng gọi đó còn dành một khoảng riêng trong tâm hồn anh, ấy là những khao khát mong đợi được gặp lại vợ con. Lúc này, khoảng riêng đó không còn. Lấp vào đó là một mối thù hận ngùn ngụt mà không kìm nén được, anh có thể phát điên phát dại. Cách đây vài tháng, cháu Thông gửi thư cho anh.

Trong thư, Thông báo tin vợ con anh không còn. Nửa đêm, ngôi nhà của anh bỗng nhiên bốc cháy. Vợ con anh đã không kịp thoát ra... Bao nhiêu hy vọng chờ đợi ở anh thế là thành tro khói. Bao nhiêu hy vọng chờ đợi ở anh bây giờ thành vực sâu của lòng uất hận. Tại sao nhà anh bốc cháy? Tại sao, không ai cứu vợ con anh? Rõ ràng là có bàn tay của kẻ địch. Ngu ơi là ngu! Tại sao anh không tìm cách đưa Trang ra vùng giải phóng. Làm sao chúng có thể để cho vợ con anh sống yên Ổn trong ấp. Nhưng tại sao chúng không giết Trang khi anh nhảy núi? Kẻ nào đã tố cáo Trang là vợ của anh?

Thủy nhớ lại thời kỳ anh đi tập kết ra Bắc. Những năm tháng đó, anh cồn cào không yên khi nhớ về quê hương mình. Ngày anh ra Bắc, Trang còn vô tư và hồn nhiên lắm... Trưa hôm đó, anh và Trang quấn quỳt chuyện trò như một đôi bạn thân. Anh lớn hơn Trang đến năm tuổi. Anh và Trang đều đang ở tuổi manh nha của những tình cảm vừa mơ hồ vừa lãng mạn. Trang tập hát cho anh. Trang kể chuyện cho anh nghe. Đang vui, chợt Trang bảo anh nên tranh thủ ngủ chút xíu, Trang có việc phải về chốc lại sang. Ngủ dậy, anh thấy mọi người-trong nhà nhìn anh lạ lẫm. Chẳng những thế, ai nấy bưng miệng cười ngặt nghẽo. Mẹ kéo anh vào nhà soi gương. Anh cười chảy nước mắt. Mặt anh bị ai vẽ đầy râu ria trông nghịch ngợm, bẩn tưởi. Chỉ có Trang. Trang vốn hay chọc quậy anh. Nhưng sao Trang lại chơi trò quỷ quái ấy vào lúc anh lên đường. Và nữa, giờ tập trung của anh đến rồi sao vẫn chẳng thấy Trang đâu? Cô bận gì? Không hiểu sao, cái giờ lên đường ấy, sự day dứt, bịn rịn ấy khiến anh nôn nao. Sự vắng mặt của người con gái anh vừa coi là bạn, vừa coi như em gái cứ như một sợi dây vô hình níu giật anh lại. Vì sao Trang lấy nhọ than bôi đầy mặt anh? Vì sao lúc cần gặp anh nhất, cô lại vắng. Anh đã ráng trì hoãn từng phút từng giây để chờ Trang, nhưng rồi khi anh bạn đèo Thủy vòng qua con ao làng, anh mới nghe tiếng gọi thảng thốt của Trang. Anh ngoái lại. Tay Trang cầm một chiếc khăn vẫy rốì rít. Cô chạy hớt hải về phía anh, mặt đầm đìa nước. Không thể kịp nữa rồi Trang à! Đã quá trễ. Nếu dừng lại cũng có nghĩa là hủy bỏ chuyến đi. Người bạn của Thủy cũng biết rõ như thế nên ráng phóng xe về phía trước.

Lạ lùng thay, bao nhiêu năm ở miền Bắc, hiện đi hiện lại mãi trong ký ức Thủy vẫn là hình ảnh Trang. Và câu hỏi, tại sao Trang bôi than lên mặt anh, tại sao Trang vắng mặt lúc anh lên đường cứ như một bí mật. Trằn trọc với những đêm không ngủ, anh tự hứa với lòng sẽ tìm cách trở về miền Nam sớm nhất, sẽ tìm gặp bằng được Trang sớm nhất. Anh nói với tổ chức, với bạn bè một cách công khai: "Sau này gặp lại Trang, nhất định tôi sẽ cưới Trang, chỉ sợ Trang... nhưng tôi tin".

Trở lại đất Quảng vào đúng thời điểm cách mạng miền Nam đang giai đoạn gian khổ nhất, khốc liệt nhất, Thủy đà xin được về đứng chân trên đất Đại Lộc. Mây lần anh nàn nỉ xin cấp trên cho anh về hoạt động ở Hà Tân. Không thể hoạt động hợp pháp anh xin được hoạt động bí mật. Anh đã gặp Trang trong những ngày đêm kẻ thù lùng sục vây ráp cán bộ cách mạng ráo riết. Cuộc gặp lần đầu Trang đã lả đi trên tay anh. Tim Trang đã muốn ngưng đập khi nhận ra anh có mặt trong nhà mình. Cô mừng muốn chết, mà sợ cũng muốn chết luôn. Trang nói với anh rằng không hiểu vì sao từ lúc anh đi khỏi Hà Tân, cô luôn tin rằng: thế nào cũng có lúc anh trở lại. Thế nào anh cũng gặp Trang và thế nào tình cảm giữa hai người cũng sẽ xảy ra như hôm nay. Trang nói rằng từ lúc Trang biết thương, biết nhớ, cô chỉ dành tình cảm đó cho một người thôi, người đó là anh. Cô đã sống trong mơ tưởng chờ đợi và bây giờ cô đã được toại nguyện. Trang lục trong túi xắc lấy ra một chiếc khăn, dúi vào tay Thủy: "Anh biết chiếc khăn này em đã giữ bao nhiêu năm không? Từ hồi xa anh đó. Hôm anh đi, em đang thêu dở. Bôi than vào mặt anh để anh không đi ngay được, vậy mà vẫn chẳng kịp. Gọi hết hơi mà anh không dừng. Người chi có thứ người ác vậy chớ? Răng mà vội vậy anh?". "Thì ra thế. Anh đâu biết em chậm vì việc thêu khăn, cả việc em bôi nhọ lên mặt, anh cũng chẳng hiểu làm sao. Cứ nghĩ, lớn tướng như em sao tính khí còn trẻ con vậy chớ". "Anh là vô tâm lắm. Được đi ra Bắc là quên hết trọi hết trơn, chẳng còn nhớ ai nữa à!". "Đâu phải vậy. Nhớ muốn chết ấy chớ!

Lòng dạ bồn chồn lắm. Thắc thởm không yên vì vắng em. Thương quá trời mà không biết làm sao được...

Kỷ niệm làm cho Thủy càng thêm yêu Trang bội phần. Anh nấn ná không muốn rời Trang. Yêu Thủy đắm đuối, nhưng Trang không muốn giữ Thủy ở lại nhà. Sự hoạt động của Thủy ở Hà Tân rất nguy hiểm, dễ bị lộ. Muốn giữ tình yêu phải giữ an toàn cho anh. Mấy lần, Trang giục anh đi, nhưng chính cô cứ dùng dằng không dứt ra được. "Hay chúng ta là vợ chồng của nhau đi" anh dè chừng nói với Trang. "Đâu được, bộ anh tưởng dễ vậy sao?". "Thấy em sống lủi thủi một mình anh thương quá. Em không thấy cô quạnh à? Hay không thương anh", "ủa! Không thương anh thì thương ai chớ. Nhưng còn tổ chức chớ. Bộ tổ chức có đồng ý không?". "Việc đó anh lo. Anh sẽ nói với mấy anh ở huyện. Mấy anh sẽ thông cảm, sẽ thương mình hơn. Chỉ sợ em không đồng ý". "Đồng ý, đồng ý liền à. Nhưng là vợ chồng, sẽ sinh con. Có con trong hoàn cảnh này liệu có nuôi nổi không anh? Mới lại, tụi chúng ở đây nữa chớ. Nó hỏi chồng nào mà có con, trả lòi răng...". "Rõ là nhiều cái khó rồi. Nhưng đợi hết khó, có khi mình đã thành tro bụi"...

Thủy còn nhớ cả những ngón tay chợt run rẩy của Trang khi ôm chầm lấy anh. Nước mắt Trang giàn giụa thấm ướt vai anh. "Em thương anh nhiều lắm. Nhưng biết làm sao hả anh?". Tình thương yêu khi đã cùng rung lên trong nhịp đập của hai con tim thì khó có gì ngăn cản được. Dẫu thế, cả hai vẫn cố kìm nén, cố chịu đựng. Nhưng rồi cái gì đến vẫn cứ đến. Đêm đó- cái đêm tan vào nhau của hai người, một tế bào nhỏ nhoi trong bụng Trang đã hình thành. Họ đã giữ được khá lâu những tình cảm sôi sục luôn diễn ra khi nghĩ về nhau, khi gần gũi nhau. Nhưng cái đêm ấy... Cho cùng, đối với Trang chưa có một lễ cưới nhưng anh coi Trang đã là vợ. Một ngựời vợ đoan trang, chính trực của anh từ cái đếm hôm ấy...

Đêm hôm ấy, từ hầm bí mật, anh lại chui về nhà Trang. Hai người được dịp ôm ấp nhau thoả thích. Bỗng thấy súng nổ rộ ngoài mí vườn. Tiếng bọn dân vệ thào thọt gì đó. Những bước chân chạy vội. Thôi chết, nó phát hiện được gì chăng? Nó lùng sục. Phía sau nhà có một chiếc hầm. Cũng chỉ là hầm Trang đào tránh pháo. Trang nhanh nhẩu kéo Thủy chạy ra chiếc hầm đó. Cô vừa ấn anh xuống hầm thì bọn dân vệ đã sục vào tận nhà. "Làm chi bối rối vậy cô Hai?". Một thằng dân vệ, ý như toán trưởng hỏi. "Đang đi vệ sinh ngoài vườn, nghe động ngỡ trộm vội vào. Làm chi mà mặt mày đằng đằng sát khí vậy mấy anh?". Trang cố giữ vẻ bình thản hỏi lại.

"Có một Việt cộng nằm vùng vừa vào nhà. Cô Hai thừa biết điều đó chớ". Trang không khỏi tái mặt. Nhưng chính cái giây phút nguy khốn ấy, cô cũng đã nghĩ ngay ra một cách đối phó hiệu nghiệm, "ủa! Các ông vừa nói có Việt cộng nằm vùng vô đây? Vậy ra giữa cái ấp các ông bảo là yên lành, là được bảo vệ chu đáo, Việt cộng ra vô dễ dàng vậy sao? Chết cha chúng tôi chớ. Nhà chỉ có một thân một mình. Thế ni sống răng được chớ?". Sau câu nói ấy, cô càng tái mặt, càng run rẩy. Và vậy là lời nói dối của cô càng giống sự thật. Nhưng bọn dân vệ đã không chịu mất thời gian đôì đáp. Thằng toán trưởng lệnh cho ba thằng đỉ theo lùng sục. Chuyến này anh Thủy khó' thoát. Trời ơi! cả ba đứa đang theo hướng cô vừa đi vào bươn tới. Nơi đó có chiếc hầm. Nơi đó có Thủy của cô. Thủy sẽ bị chúng túm tóc lôi lên. Cũng có thể chúng xả súng bắn ngay. Nghĩ như thế, chẳng còn tĩnh táo được hơn, Trang chạy theo mấy thằng dân vệ. Nó đi đâu, cô đi đó. Trang nghĩ: "Tao sẽ liều chết với tụi mày, nếu tụi mày đụng đến ảnh". Nhưng khi tụi dân vệ và cô đi tới miệng hầm mà chính cô đưa Thủy trốn thì không còn dấu vết tăm dạng. Cô tan nát hết hồn vía. Cô vừa mừng vừa muốn ngất xỉu. Bọn dân vệ sục sạo một thôi một hồi quanh khu vườn rồi lặng lẽ rút. Chúng vừa đi khỏi, Trang không còn biết đất trời gì nữa... Thủy đã có mặt kịp thời. Anh vẫn lẩn quất ngay khu vườn. Đêm. Bọn dân vệ hãi. Thủy biết rõ mỗi bước chân của chúng trĩu nặng âu lo. Chúng không dám sục sạo quyết liệt, sợ dẫm mìn, sợ anh chống trả. Anh nghĩ vậy và không đi khỏi khu vườn. Anh không dám tự thú với mình là: Tính mệnh của Trang lúc đó còn hơn tính mệnh của anh nhiều. Anh thoát được, còn Trang bị chúng đánh đập, làm nhục tin sao? Điều đó đã không xảy ra, nhưng sự đời lại xảy ra ở một hướng khác. Nếu anh không kịp thời tới bên miệng hầm, không biết rồi Trang sẽ như thế nào? Trên tay anh, người Trang mềm oặt, lạnh tanh. Anh ôm riết Trang vào lòng, truyền sức sống của anh cho Trang. Anh đưa Trang vào trong nhà, ấp ủ sưởi ấm cho Trang.

Đêm hôm đó, sau khi đã hồi tỉnh, đã nằm kề người yêu, Trang vẫn còn như trong mộng mị. Và khi biết chắc mình còn sống, Thủy còn sống, cô đã có một quyết định táo bạo. Cô hiến dâng sự trong trắng, trinh nguyên của đòi cô cho Thủy... Sau giây phút mê đắm, tận hưởng những khát khao cháy bỏng trong cuộc đời người con trai, Thủy giật mình thấy gương mặt Trang đẫm nước. "Sao vậy em? Em ân hận sao?". Trang vít đầu Thủy xuống bầu ngực nóng hổi vun tròn của mình. "Không mà. Em khóc vì sung sướng đó anh".

2

Quan hệ giữa Thủy và Trang vẫn bình thường. Hoạt động của Thủy vẫn êm xuôi nếu lần đó tụi Bảo an không phát hiện ra chiếc hầm bí mật của Bá. Lúc đó, Thủy chưa thể biết Bá sẽ thế nào khi về với địch. Nhưng Bá là người biết sự hoạt động bí mật của Thủy. Hồi đi tập kết, Bá là người đi chuyến cuối cùng. Rủi cho Bá, gần thoát được ranh giới kiểm soát của địch thì bị chặn lại. Anh đành quay trở về quê. Bá không lạ gì Thủy. Và vì vậy, khi Bá bị lộ, Thủy phải nhanh chớng rời Hà Tân lên núi. Đó là nguyên tắc không thể làm khác.

Lên núi, không ngày nào Thủy không quay nhìn về mảnh đất Hà Tân. ở đó còn một vài cơ sở Bá không biết, nhưng liệu họ có bị đánh phá không? Anh phập phồng lo âu cho Trang. Trời ơi! Trang của anh đã mang thai. Trang của anh có thể bị Bá khai báo và không thoát khỏi sự trừng trị của địch. Cũng có thể mạo hiểm tìm cách đưa Trang lên núi. Nhưng Trang thoát được, tụi địch sẽ sinh nghi, ráo riết tìm kiếm cơ sở cách mạng còn lạĩ. Như vậy tính mạng đồng chí đồng đội sẽ chênh vênh thêm nhiều... Đó là nỗi đau không tìm ra lối thoát. Anh đã báo cáo hết sự tình với tổ chức. Tổ chức khuyên anh nên bình tĩnh. Tin tức từ cơ sở cho biết Trang không bị lộ...

Trời ạ! Còn may mắn nào hơn đây? Và Thủy chẳng còn cách gì khác là chờ đợi. Chờ đợi từng giờ, từng ngày. Chờ đợi từng tháng, từng năm. Anh thấp thỏm đếm từng ngày đứa con ra đời. Trang sẽ sanh con trai hay con gái. Liệu vắng anh, mẹ con Trang có được vuông tròn. Và khi đứa bé oa oa chào đời, tụi địch có để Trang yên. Cám ơn trời phật. Mọi sự đều tốt lành. Anh thành người bô". Con anh, một bé gái bụ bẫm. Bọn địch có đến tra khảo nhưng Trang vẫn không việc gì. Nguồn tin cơ sở đã miêu tả cuộc đấu trí rất thông minh của Trang. Bọn cảnh sát hỏi Trang: "Khai thành khẩn thì cả hai mẹ con còn giữ được tính mạng, không thành khẩn đừng hy vọng khoan hồng". "Thì ba nó là mấy ông lính ở đồn Thượng Đức, ra ấp Hà Tân ăn nhậu chớ còn ai". "Xạo, dám vu không cho lính quốc gia. Tội đáng chết. Lính ở đồn Thượng Đức không thể có chuyện ấy. Chỉ có thể một thằng Cộng sản gộc nào đó. Hãy khai ra nếu còn muốn sống", "ủa! Tôi thuộc diện các ông canh chừng, không được ra khỏi ấp. Vậy làm sao tiếp xúc với Cộng sản chớ? Hay là trong ấp có Cộng sản". "Có hay không cấm hỏi. Nhưng lính quốc gia thì phải có tên có tuổi. Khai đúng sẽ được tha". "Không dám. Khai rồi ông quận trưởng đuổi béng đi nơi khác. Tội nghiệp mấy ảnh. Mà rồi má con tôi biết dựa vào ai để sống". Một vài lần nữa chúng cho người từ ty cảnh sát đến doạ nạt nhưng chính chúng lại sợ Trang khai tùm lum, mang vạ. Chúng biết rõ quận trưởng sẽ thẳng tay trừng trị kẻ nào dính líu đến vụ này. Mà Trang thì dễ chỉ bậy bạ bất cứ ai. Gỡ cho được chắc gì còn là thằng người. Là nghĩ thế, chúng không dám ra tay. Trang đưa mắt nhìn chúng và nói: "Từ hồi ba má tôi mất biết bao nhiêu người của các anh đến nhũng nhiễu. Nếu khai có lẽ phải hàng mấy chục". Chúng biết Trang bịa chuyện, nhưng thôi, dây với ngữ đàn bà này khéo mà xấu mặt. Chúng bỏ qua...

Khi mà nỗi lo không còn canh cánh trong lòng Thủy, khi mà niềm mơ ước được đoàn tụ với vợ con đã gần kề lại chính là lúc sét giáng vào đầu anh. Hiệp định Pa-ri chỉ chứng minh một điều, muốn giành thắng lợi không có con đường nào khác là đánh tới. Đánh tận sào huyệt của địch. Sào huyệt của địch trên đất Đại Lộc là Thượng Đức. Sau cơn choáng váng, thất vọng, anh đã tỉnh táo trở lại. Cán bộ trên quân khu, cán bộ trên tỉnh cũng tỉnh táo lại. ông Sáu Nam nói với anh: "Bữa trước mình gặp ông Năm Công đi họp ngoài kia vào. ông bảo Trung ương có chỉ đạo rồi đó, đánh tới đi". Đánh tới, đúng là tiếng vọng của con tim khối óc Thủy. Đánh tới là nguyện vọng của mọi cán bộ chiến sĩ huyện Đại Lộc. Tình hình biến chuyển khá mau lẹ, đòn trừng trị kẻ thù bùng nổ khắp nơi. Và trên đất Quảng Đà, anh đã định đoán được những gì xảy ra khi gặp ông già Lê Trọng Tấn. Chiến dịch này không còn là chiến dịch thông thường như mọi chiến dịch. Trận đánh này không thể là trận đánh lặp lại của những năm trước đây. Ngọn lửa niềm tin trong anh đang được thắp sáng lên. Ấy vậy mà trước những gì lung linh ngọt ngào anh hằng mơ ước chưa tới tai họa đã tìm đến anh, giáng cật lực vào đầu anh. Cái chết của vợ con anh lẽ nào không dính đến thủ đoạn độc ác của thằng địch, cháu Thông của anh đi lính vào thời điểm ta tấn công Thượng Đức lẽ nào chỉ là chuyện ngẫu nhiên. Bố mẹ Thông trước khi mất đã gửi gắm đứa con trai duy nhất cho anh. Anh đã không tròn trách nhiệm sự ủy thác của anh cả, của chị dâu. Thôi thì người chết không thể cứu được, nhưng người còn sống không thể để mặc. vẫn biết nó bị xúi giục cưỡng bức, nhưng khi đã là lính của đồn Thượng Đức nó là đối tượng tác chiến của ta. Thằng Thông có thể gây tội ác với bà con. Phải viết thư cho nó, khuyên bảo nó việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Cùng với những ý nghĩ ấy anh chợt nhớ một gương mặt khác. Anh ngờ ngợ việc sát hại vợ con anh, việc đẩy cháu anh vào con đường tội lỗi có dính đến Nguyễn Bá. Bá là ấp trưởng ấp Hà Tân. Bí mật gia đình anh Bá không lạ. Bá ơi! Mày là một thằng hèn. Tao ngỡ thế là đủ. Ai ngờ mày còn là một tên ác ôn.

3

Không thể chia sẻ những tin đau buồn với ông Sáu Nam, lòng Thủy như có muối xát. Đồng chí chủ tịch tỉnh cần rảnh rang đầu óc để toan tính bao nhiêu việc quan trọng. Mình cũng vậy, không thể chết chìm chết ngập trong đau buồn. Hàng đống công việc đang chờ. Nào là phương án cụ thể cho từng đơn vị, từng cá nhân đánh chiếm các vị trí được giao. Nào là việc đưa dân ra khỏi khu vực bom đạn khi chiên sự nổ ra, lo chỗ ăn chỗ ở cho họ ở nơi mới đến. Xa hơn, phải tính chuyện giữ tài sản, trật tự an ninh ở ấp khi dứt điểm Thượng Đức... Phải lãnh đạo bộ phận quân quản chớp thời cơ xoá chính quyền cũ, vận động quần chúng đi theo cách mạng, làm chủ vận mệnh của mình. Số du kích dẫn đường cho bộ đội phải thật khôn khéo, dũng cảm. Lực lượng kìm kẹp của địch phải tiêu diệt, nhưng một trăm ba mươi nghìn dân phải được bảo vệ. Bốn trăm tấn gạo, hai trăm tấn muối tỉnh chuẩn bị cho dân phải được phân phát chu đáo đến từng gia đình. Phải tạo niềm tin với dân ngay từ đầu. Đừng để họ nghỉ mình chỉ nói suông. Đưa họ về vùng giải phóng không chu đáo họ sẽ oán cách mạng. Làm thế nào để họ hiểu, đi với cách mạng khổ nhưng chỉ là tạm thời. Sống nhục thì sống để làm gì? Việc chọn người làm dân vận giỏi, biết đồng cam cộng khổ với dân, sông chết vì dân không dễ dàng chút nào.

Phải thành lập ngay các tiểu ban bảo vệ đời sống, bảo vệ tài sản. Số cán bộ được chọn sẽ đột nhẬp vào từng khu, hướng dẫn dân ra khỏi nơi bom đạn khi bộ đội đánh các đồn ngoại vi. Dân trong ấp dù có tư tưởng gì cũng vẫn là dân của mình. Nhiều người cùng họ hàng ruột thịt với bộ đội, với cán bộ của ta. Đừng để đầu rơi máu chảy trong khi có thể tránh được...

Công việc nhiều đến vậy mà chỗ nào Thủy cũng muốn có mặt, kiểm tra, bàn bạc kỹ lưỡng với mọi người, anh đâu còn thời gian nghĩ đến mình. Cũng lạ, thức thâu đêm, ăn uống qua quỳt nhưng anh thấy trong người khỏe re.

Cẩm Linh nói với anh:

- Bí thư tranh thủ nghỉ ngơi chút đi. Trông anh hốc hác quá à!

Cẩm Linh ít hơn Thủy đến hai mươi tuổi. Mấy năm trước, Cẩm Linh gọi anh bằng chú cơ đấy. Gần đây chẳng hiểu sao, có lúc Cẩm Linh gọi Thủy bằng anh. Công việc gì Thủy phân công Cẩm Linh đều làm rất tốt. Có những việc chẳng đợi Thủy sai, cô chủ động giải quyết đâu vào

Đấy. Có một cán bộ gái trẻ, xinh đẹp, xông xáo tận tụy thế, không chỉ anh mà các cơ quan của huyện đêu quỳ mến. Việc gì cũng làm, dễ sai, dễ bảo, Câm Linh bị cấp trên điều như con thoi. Trong chiến dịch, cô còn là tay chân của quân chủ lực nữa kia đây. Vậy mà rỗi rãi là Cẩm Linh về cơ quan huyện. Có một cái gì đó trong việc làm, trong ánh mắt của Cẩm Linh dành cho anh khác hơn mọi người. Anh biết điều đó lắm. Có lẽ Cẩm Linh thương anh cặm cụi với công việc. Có lẽ Cẩm Linh thương anh côi cút một mình. Cũng có khi anh nghĩ tới Cẩm Linh với sự bổi hổi trong lòng nhưng rồi anh vội gạt đi. Tầm bậy, tầm bạ nào. Nó thuộc loại con cháu. Bao nhiêu chàng trai khỏe mạnh trẻ trung xúm xít mời chào nó chẳng thèm để mắt đến. Mình đã ngần này tuổi. Đúng là viển vông, vơ vào...

Nhưng đó là tâm trạng, là nghĩ suy thường nhật. Hôm nay, lại khác, Cẩm Linh đang nhìn anh, ánh mắt trìu mến thương cảm. Và lạ, sao ánh mắt ấy buồn thăm thẳm, chan chứa một cái gì đó. Giọng của Cẩm Linh nghe khác thường, nghèn nghẹn, ngàn ngạt. Hay là... Lại tầm phào nữa. Thủy gạt tiếp ý nghĩ vừa nhen nhóm trong lòng. Tránh cái nhìn của Cẩm Linh và vờ như không nghe Cẩm Linh vừa nói gì, anh hỏi:

- Anh Chiến đâu? Việc phối hợp với bộ đội đánh ngoại vi Thượng Đức đã thật chu đáo chưa?

Đụng đến công việc, giọng Cẩm Linh khác hẳn, lanh lảnh: Bí thư yên tâm đi. Công việc là công việc. Em thấy anh Chiến hào hứng hung. Anh bảo, vòng trong là của chủ lực, kệ họ thôi. Vòng ngoài của anh em mình. Thà chết chứ đừng để ảnh hưởng đến kết quả chung. Phải bóc thật sạch bọn địch ở vòng ngoài để chủ lực có điều kiện tập trung xử lý bên trong...

- Tốt. Còn may cờ, Cẩm Linh chuẩn bị đến đâu?

- Hàng trăm chiếc đã may xong. Rồi anh xem, cờ sẽ đỏ rực trời Thượng Đức.

- Lá cờ của tỉnh Cẩm Linh giao cho ai?

- Em dành cho cô Ba ở An Điềm.

- Được lắm...

Cán bộ huyện Đại Lộc ai cũng biết cô Ba. Năm nay Ba mới chừng hai mươi nhăm tuổi nhưng cô đã phải sống năm năm trong nhà tù của ngụy. Hồi ấy, An Điềm của cô bị bọn địch tập trung đánh phá thật dữ dằn. Chúng tập trung cày đi ủi lại đến trắng phớ cả một vùng rậm rạp cây cối. Chúng biết rõ nơi đây cất giấu lương thực của quân ta. Chúng biết đây là đường dây liên lạc của bộ đội, của cán bộ ta giữa núi rừng và đồng bằng. Ta cũng hiểu rằng mất An Điềm là mất luôn cả một vùng đồng bằng rộng lớn mà biết bao xương máu của bộ đội, của cán bộ nhân dân Quảng Đà mới mở ra được. Còn một người bám trụ ở An Điềm là còn giữ được mạch nối dân đối với Đảng. Cô Ba bấy giờ là du kích. Cô như một sự thách thức với kẻ thù. Cô nói với bọn địch: "Đây là nơi cha mẹ tôi sinh ra. Tôi không đi đâu hết". Cô bị địch bắt, nhưng hành động quả cảm của cô đã khiến nhiều người noi theo: hàng chục gia đình không rời khỏi An Điềm. Ra tù, cô Ba lại về quê, về mảnh đất An Điềm, về với bà con cô bác đã theo gương cô bám sâu vào lòng đất quê hương. An Điềm đã trở thành khu ranh giới không bên nào kiểm soát. Một rừng cây keo ngút ngàn màu xanh tràn xuống đồng bằng.

Ôi chao, những cây keo. Có cây nào còn sống do tay cô ươm hạt gieo trồng năm năm về trước. Năm năm trong tù, cô Ba vẫn hướng về cách mạng với một niềm hy vọng khôn nguôi. Những năm tháng ấy, cô đã nhặt những bao đựng cát chắn đạn của địch, 'tỉ mẩn tháo ra, đan lại thành những chiếc gối xinh xinh. Chỉ là những dây bao lác nhưng cô thêu thành nhiều cánh hoa, tô điểm cho chiếc gối đó. Ai khéo đọc khéo suy có thể tìm thấy dòng chữ "Chiến thắng" cô gửi gắm trong những chiếc gối. Thoát khỏi gông xiềng, cô mang theo những chiếc gối tặng tỉnh nhà. Chủ tịch Sáu Nam là người thay mặt lãnh đạo tỉnh nhận món quà của cô. Ông tấm tắc khen cô khéo tay. Và ông không ngờ sự khéo tay của cô lại hữu ích cho công việc rất có ý nghĩa hôm nay. Giăng lá cờ cho Cẩm Linh xem, mặt cô Ba hồng lên. Mắt cô long lanh, sáng rực. Lá cờ rộng một mét hai, dài đến hai mét, xung quanh viền chỉ vàng. Ngôi sao giữa lá cờ như được truyền linh hồn những người đã hy sinh, những người đang chiến đấu, lấp lánh, tởa các tia sáng. Dòng chữ: "Nhân dân Quảng Nam - Đà Năng tặng đơn vị chiến thắng..." nổi lên lung linh...

- Sao không bảo cô Ba thêu nốt mấy chữ cuốì vào - Thủy hỏi Cẩm Linh.

- Dạ, cô Ba bảo chưa có lệnh của chủ tịch Sáu Nam.

4

Ngay đêm đó, ông Sáu Nam đi gặp cô Ba, đọc nốt dòng chữ cuối cùng để cô ghi vào lá cò. ông có một niềm tin không gì lay chuyển được. Những người như cô Ba ông biết không bao giờ để lộ bí mật. Bỗng Ba ôm lay lá cờ, gục đầu nức nở. ôi! giấc mơ một đòi người của cô sắp được thực hiện rồi. Năm năm trước, lính Thượng Đức đã mang còng số 8, chế tạo từ Mỹ khóa hai bàn tay của cô. Hai bàn tay cô hôm nay, rưng rưng, run rẩy là để tự do luồn kim xe chỉ thêu lên một trang mới của đòi cô, thêu lên một trang mới của nhân dân cô: Chiến thắng Thượng Đức.

Bên cạnh sư trưởng Lê Công Phê là sư phó Nguyễn Ân. Người Nguyễn Ân to cao lừng lững. Tuổi chưa đến bốn mươi nhưng tóc ông đã bạc trắng. Trong chiến tranh, cấp phó nhất là phó quân sự bao giờ cũng phải khỏe chân để cơ động. Chỗ nào cần phải điều chỉnh phương án của sư đoàn, cấp phó đi. Chỗ nào trục trặc, cấp phó đến. Thậm chí cán bộ trung đoàn bị thương hy sinh, cấp phó đến thay. Cấp phó còn rất cần giỏi địa hình, giỏi bản đồ. Nguyễn Ân đáp ứng được mọi yêu cầu đó.Lê Công Phê đang nghe điện thoại. Nguyễn Ân chống nạnh đứng bên chờ lệnh. Ở một góc hầm, Trần Đình đang rủ rỉ động viên các đơn vị...

Chuông điện thoại loạt roạt kêu. Lê Công Phê cầm ống nói.

- Xong rồi hả? Tốt.

Ông quay lại nói với Nguyễn Ân:

- Công binh và bộ đội địa phương báo đã chôn xong cọc trên sông Vu Gia.

- Anh hỏi họ xem nhà cửa cho dân đã chuẩn bị đến đâu? - Nguyễn Ân nhắc Lê Công Phê.

Từ đầu dây bên kia tiếng của trung đoàn trưởng công binh Phan:

- Báo cáo đã làm xong. Dân bước đầu sẽ vô đây, ít lâu sau, chúng tôi sẽ chuyển đi một chỗ mới.

- Các anh chưa làm kịp hay là đã làm nhưng còn tạm thời, báo cáo cho rõ ràng đi xem nào? Biết rồi, ai chả biết các anh vất vả. - Giọng Lê Công Phê vừa quả quyết vừa thông cảm.

Công binh là đơn vị ngay từ đầu đã ngập đầu ngập cổ vì chồng đống công việc. Mở đầu đã phải gọi họ. Có họ mới có đường đi. Có nhiều đoạn đường không thể làm trước sợ lộ nên phải chờ khi súng nổ. Chưa xong việc làm đường kéo pháo, chuyển lương thực, đạn dược lại phải lo làm nhà cho dân, chuẩn bị gạo muối để khi nổ súng đưa dân ra được ngay. Qua cái rề rà quanh co của trung đoàn trưởng Phan, Lê Công Phê biết rằng không cách gì họ làm kịp nhà ở cho dân trong một thời gian ngắn như vậy. Ông an ủi:

- Lúc đầu dân ở chật chút cũng được, nhưng sau đó phải làm thêm nhà. Làm cho đàng hoàng. Tôi sẽ đề nghị bên tỉnh giúp thêm nhân lực. Nhưng anh Phan ơi! Anh Phan đâu rồi? Anh nhớ là khi có tiếng nổ đầu tiên anh phải huy động ngay được bộ đội ra làm các đoạn đường còn lại để đưa pháo vào nghe chưa? Được, được, tôi sẽ nói bên tỉnh cho thêm người hỗ trợ các anh.

Chuông lại reo. Đầu đằng kia là trung đoàn trưởng Trung đoàn pháo bỉnh 8:

- Báo cáo tư lệnh. Khẩu pháo 85 ly ở nam sông Côn kéo bằng tay đã được đưa vào trận địa, chỉ chờ lệnh.

- Còn hai khẩu ở hướng bắc sông thế nào?

- Báo cáo cũng chiếm lĩnh xong lâu rồi ạ. Chỉ còn một khẩu ở An Điềm chúng tôi sẽ chuyển bằng thuyền, chắc chắn cũng sẽ tới vị trí đúng giờ quy định ạ.

- Các anh khá lắm!

Lê Công Phê buông máy. Căn phòng rạo rực hẳn lên. Bưóc chân đến vùng đất mới, nỗi lo đầu tiên của ông là đường. Không làm được đường thì không thể đưa pháo lớn vào. Không có pháo lớn làm sao có thể tiêu diệt được Thượng Đức. Việc trung đoàn pháo binh sớm hoàn thành nhiệm vụ ban đầu có công rất lớn của công binh. Sự phối hợp tuyệt vời của dân Quảng Đà như một thứ men say, như một thứ đòn bẩy... Lòng ông lâng lâng xúc động. Ông cầm máy gọi về hướng Trung đoàn bộ binh 3A của Sư 324. Trung đoàn 3A có nhiệm vụ đánh Ba Khe sau đó bao vây Hà Sống chốt chặn đường bộ và đường sông, không cho địch lên tiếp viện Thượng Đức và không cho địch từ Thượng Đức rút về Đà Nẵng.

- Báo cáo chúng tôi đã chiếm lĩnh xong trận địa. Tốt đẹp cả, không có chuyện gì xảy ra. Nhưng du kích địa phương nói sáng sớm, sương mù ở đây rất dày đặc ạ.

Lê Công Phê biết trung đoàn trưởng Trung đoàn 3A muốn gì. Giọng ông chậm rãi:

- Anh sợ không nhìn rõ mục tiêu phải không? Anh có thể chậm lại, chừng nào mục tiêu hiện rõ sẽ bắn, đừng lãng phí đạn vô ích mà thằng địch lại coi thường. Cứ thế anh nhé.

Chuông lại reo. Hai tiểu đoàn của Quảng Đà và các lực lượng du kích lần lượt báo cáo đã chiếm lĩnh trận địa thuận lợi...

Không khí ở sở chỉ huy sư đoàn mấy hôm liền tràn ngập hân hoan, nhưng sát đến ngày nể súng mặt sư trưởng bỗng biến sắc, tay cầm ống nghe chợt run lên. Sở chỉ huy đang bừng bừng khí thế, đang sôi lên như chảo lửa trước giờ nổ súng bỗng như có cả ao nước lạnh dội vào. Từ bên kia đầu dây, trung đoàn trưởng Nguyễn Quỳ báo cáo gặp khó khăn. Nguyễn Quỳ cho biết Tiểu đoàn 7 chưa vào tới vị trí xuất phát tiến công. Trung đoàn chưa nắm được Đại đội 2 và Đại đội 4, hai đại đội đang lạc đâu đó. Giọng Nguyễn Quỳ nghèn nghẹn trong máy:

- Trung đoàn chưa thực hiện được lệnh nổ súng đúng giờ G. Xin phép được lụi lại một thời gian.

Lê Công Phê đưa tổ hợp ra xa, nói vói Trần Bình và Nguyễn Ân. Hai người đang đứng bên cạnh, lưng gù xuống, tai lắng nghe tiếng được tiếng chăng trong máy điện thoại.

- Làm sao đây? - Câu hỏi quặn thắt lòng dạ bao nhiêu người trong căn hầm.

- Anh để tôi. - Nguyễn Ân giằng ống nghe từ tay Lê Công Phê, giọng rít lên - Anh chỉ huy cái chết mẹ gì lạ thế anh Quỳ. Nổ súng đến nơi rồi mà quân tướng rối bung rối bét lên thế còn đánh đấm gì. Tất cả các mũi, các hướng người ta sẵn sàng rồi. Phải đình lại chờ anh chắc? Tôi sẽ cho trinh sát tìm hai đại đội đang lạc dẫn họ vào vị trí. Được, Tiểu đoàn 9 anh cứ cho liên kết bộc phá. Thời gian à? Sư trưởng sẽ quyết định. Nhưng anh không khẩn trương khắc phục hậu quả, anh sẽ phải chịu trách nhiệm đấy... ;;

Nguyễn Ân còn định nói gì nữa nhưng Trần Bình đã đặt tay lên vai anh ra hiệu dừng lại. Trần Bình cầm máy. Giọng anh điềm đạm, khi nói, gương mặt vẫn tươi tắn như cười:

- Bình tĩnh anh Quỳ nhé. Rối không giải quyết được gì đâu. Sư trưởng sẽ quyết định thời gian, nhưng anh khẩn trương nắm lại đội hình của anh đi. Chú ý động viên bộ đội. Quát mắng chỉ làm họ cuống. Đây, anh nói chuyện với anh Lê Công Phê. Sư trưởng sau khi hội ý chớp nhoáng với mọi người, cầm máy nói rành rọt:

- Đồng ý cho anh lùi lại một thòi gian. Nhưng đúng 5 giờ anh phải nổ súng được. Trinh sát sư đoàn và du kích địa phương sẽ giúp anh tìm hai đại đội bị lạc. Anh nghe rõ chưa?

5

Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 Nguyễn Thành thực sự hoang mang. Trên đường tiếp cận vị trí chiến đấu các đại đội của tiểu đoàn bị địch đánh tan tác. Tiểu đoàn anh được giao nhiệm vụ tấn công, hướng chủ yếu, hướng tây tây bắc. Nỗi lo của anh ngay từ đầu vẫn là đường. Hướng này không biết thằng địch có đề phòng không, nhưng thám báo hoạt động rất ráo riết. Bữa trước, các đơn vị ơở tiền duyên đã bắt năm tên thám báo và mươi tên lính Bảo an trà trộn vào dân. Quãng đưòng đi của các đại đội phải qua các địa hình rất khác nhau. Đồi núi. Đồng ruộng. Có những quãng trống trải. Chốc chốc, đâu đó lại vang lên tiếng các loại súng của địch. Có lẽ địch phục kích chặn các lối đi, bộ đội tán loạn, chệch mất hướng ban đầu. Chính anh cũng không biết mình đang ở đâu, nên đi hướng nào?

Bỗng lúc đó, thông tin tiểu đoàn đưa máy cho anh. Trung đoàn trưởng đang chửi vung vít trong máy. Anh biết trung đoàn trưởng là người nóng tính. Anh dè dặt:

- Báo cáo trung đoàn trưởng. Chỗ này không nói to được. Địch hình như rất gần. Bộ đội đang lạc lung tung.

- Sợ cái cóc khô gỉ nữa hả? Anh đang ở đâu nói đi? '

- Tôi đang xuôi xuống chân đồi. sắp qua một con đường trống trải lắm. Hình như cuối con đưòng là đồng lúa.

- Giở bản đồ ra tôi chỉ cho. Đã lộ toẹt còn sợ địch gì nữa? Thôi thế này nhé. Anh dừng lại đã. Trinh sát sẽ đến đó dẫn anh đi. Chú ý dùng tín hiệu chứ không lại bắn vào người của nhau. Rõ chưa?

6

Đi được một đỗi đường, Toản nói với Cẩm Linh:

- Thế quái nào mà cấp trên của em cứ đụng đến những tình huống khó lại cử em đi?

- Sao anh không hỏi cấp trên của anh về trường hợp của anh?

- Anh khác. Anh là trinh sát. Anh tình nguyện.

- Em cũng là du kích. Em tình nguyện, đã sao nào?

- Tại sao không là người khác mà lại là em nhỉ? Cứ đi với nhau mãi khéo rồi anh em mình dính nhau.

- Đừng có ảo tưởng. Cái cô người yêu ngoài kia để đâu?

- Lâu nay chăng thư từ gì. Có khi yêu người khác rồi cũng nên...

-Họ bắt đầu rẽ vào một lối mòn. Đêm. Mông lung qua. Chẳng biết cái gì ở phía trước. Đã hợp đồng với nhau, nếu Cẩm Linh không nói gì tức là chỗ đó nguy hiểm. Đi nhẹ nhàng, không nói chuyện, Cẩm Linh bắt đầu im như thóc nên Toản đành ngâm miệng. Nhưng tính anh có người mà không nói chuyện khác gì một hình phạt.

- Đưòng có gì đâu mà các bố lạc. Đúng là vừa đi vừa ngủ gật rồi.

- Thả anh ra một mình thử xem?

- Anh mà đã đi một lần. Lần sau đố có trật.

Cẩm Linh không nói gì. Cô xác nhận. Mấy lần đi với

nhau, cô thấy Toản có trí nhớ tuyệt vời. Nghề trinh sát giống như anh lái xe. Không nhớ đường có lạc suốt ngày. Lái xe lạc đường còn hỏi được. Trinh sát lạc đường khác gì tự trói mình nạp cho địch.

- Này, đi trinh sát anh cứ thích đụng độ thằng địch tí cho vui.

- Lại độc miệng. Không nhớ lần trước sao?

- Em cứ hay lo xa. Lâu mà chết được anh nhá. Có chết, chết lâu rồi.

- Xuỵt. Không nói nữa, ở đây dễ gặp thám báo.

Họ đã đến chỗ con đường mòn có hai lối rẽ.

- Bây giờ thế này, - Cẩm Linh nói như người chỉ huy - hai đại đội chỉ lạc từ đây. Cả hai đường đều xuôi chân đồi xuống một cánh đồng lúa. Cứ men đồng lúa mà đi sẽ đến chân đồn Thượng Đức. Tiểu đoàn đang đợi ở đó. Anh đi một lối. Em đi một lối. Gặp bộ đội thì dẫn đến chỗ tiểu đoàn. Không gặp thì trở lại hay đi tiếp, tùy. Nhớ là đừng đi qua cánh đồng. Bọn địch thường phục kích ở bên kia. Hiểu chưa?

- Rồi, hiểu rồi. Trước khi chia tay cho anh ôm hôn cái được không?

- Vớ vẩn, đi đi. Sắp sáng rồi đấy. - Cẩm Linh nói rồi rẽ cây lá đi về phía con đường. Toản ngẩn ngơ nhìn theo, định nối một câu gì đó nhưng sơ, lại thôi.

Trời đang sáng dần. Rừng đón bình minh bằng một kho tiếng nổ, bí ẩn, chết chớc, Ai đón mình đây? Bộ đội, hay là địch? Toản nghĩ vẩn vơ. Quái sao từ lúc xa Cẩm Linh anh thấy thắc thỏm trong lòng. Cái hướng đột nhập ai chọn có vẻ như không ổn. Gần đây thám báo, lính Bảo an nống ra khắp nơi. Rừng ít lói đi là rất bất tiện. Dễ lọt vào chỗ địch phục. Đang nghĩ thế bỗng anh nghe loạt soạt ngay cạnh. Nhanh như cắt, ai đó ôm chặt lấy anh. Lại thám báo rồi. Vậy là không đông, không phải chúng chờ tiêu diệt quân ta. Nó muốn bắt riêng anh. Nó cũng muôn khai thác, muốn giữ bí mật. Anh nghĩ đến Cẩm Linh ở con đường bên kia. Liệu Cẩm Linh có được yên ổn.

Trong trường hợp bị khóa như anh, thoát ra bằng cách nào? Lính trinh sát anh biết phải xử trí ra sao. Với một sức mạnh vượt trội, anh tụt người xuống. Hai khuỷu tay anh thúc đúng bộ hạ thằng thám báo. Một tiếng "á" như chọc tiết. Một thằng thám báo khác chồm tới, bị anh hất tung lăn long lóc. Nếu chỉ có hai thằng, chúng không

thể làm gì nổi anh. Nhưng chúng cố đến chục đứa. Chúng đã quây lây anh. Súng đứa nào đứa ấy lăm lăm. Tôt lắm rồi. Rất cần có tiếng nổ. Nếu bộ đội đang ồ phía trước sẽ đề phòng không bị địch đánh từ sau lưng. Nếu bộ đội ở đưòng bên kia, sẽ kịp nghĩ cách xử trí. Anh lôi quả thủ pháo giật nụ xòe. Anh tính chúng không thể làm gì được anh khi quả thủ pháo phát nổ. Thằng nào còn sống sẽ hoảng hồn lo thoát thân. Anh sẽ biến vào rừng. Rủi thay. Quả thủ pháo anh hất vào đám địch kia lại bật trở lại mới nổ bung. Anh gần quả thủ pháo quá. Anh nghe nhới buốt ở cánh tay phải. Mắt anh tóe lửa. Anh ngã nhào xuống vẫn kịp lăn mấy vòng liền xuống chân đồi.

7

5 giờ 1 phút, đáng lẽ tiếng pháo của quân ta bắt đầu gầm lên đổ đạn vào chi khu quân lỵ Thượng Đức, nhưng do thời tiết xấu, thời gian nổ súng vào căn cứ chính được lùi lại. Đúng 6 giờ 30 phút, sư trưởng lệnh cho pháo binh bắn vào chi khu Thượng Đức. Tên lửa A72 điều khiển từ xa, như một con chim lửa tìm đúng căn nhà hầm có quận trưởng Hùng đang chỉ huy. Pháo 122 ly đặt trong một bản dân bỏ đi từ lâu, nay cây đã mọc thành rừng, bất ngờ phóng đạn tối tấp vào Thượng Đức. Cối 160 ly được già trẻ trai gái Khu 5 âm thầm kéo vào vị trí cách địch 3km, đang gầm lên thủng thẳng từng quả chọn đúng mục tiêu đã định. Pháo 85 vượt qua bãi lầy, dốc đứng đang vững chân trên điểm cao 188 bắn thẳng vào trung tâm Thượng Đức. Tiếng nổ cấp tập, long trời lở đất. Thượng Đức chìm nghỉm trong khói lửa. Mọi hoạt động của địch hoàn toàn bị tê liệt. Trựởng ban trinh sát cắm đầu trên tấm bản đồ ghi tọa độ, ghi số liệu, máy điện thoại từ các nơi ngân lên rối rít: địch đã bị một nghìn hai trăm quả đạn pháo của ta dọng vào Thượng Đức. Bảy mươi phần trăm hầm hào, lô cốt bị phá. Địch đang chui hết vào hầm ngầm. Bộ đội ta áp sát hàng rào. Máy bay A37 ào ào xuất hiện, bổ nhào, bỏ bom. Pháo cao xạ đâu chưa thấy đáp trả. Cùng với máy bay, pháo địch cũng từ Núi Đất bắn tới. Cuộc đấu trí đấu lực giữa ta và địch bắt đầu. Thời cơ có một không hai đang đến, không chớp lấy sẽ khó khăn. Lê Công Phê cầm máy chỉ huy các hướng. Giọng ông âm vang cả căn hầm.

- Anh Quỳ đâu? Máy bay, pháo bắn, tôi biết rồi. Tôi sẽ cho pháo binh và cao xạ kiềm chế cho các anh. Anh thúc thằng Tiểu đoàn 9 áp sát vào chuẩn bị mở cửa...

- Tiểu đoàn 7 hở. Vướng chỗ khu đồn ông Máy hả? Địch trà trộn vào dân à. Tôi sẽ bảo chỗ tỉnh cho người lên ngay đấy. Họ sẽ phân biệt cho anh đâu địch, đâu ta.

- Ba Khe hở. Bắt tù binh, thu cối 81... ô hay, vạ gì. Dùng ngay cối 81 ấy bắn vào Hà Sống chứ.

- Tiểu đoàn 7 đâu? Không lên được hở? Địch hồi lại rồi à? Cho bộ đội tản ra tránh phi pháo, tránh đạn thẳng, chờ lệnh nhé. Tiếng bom, tiếng pháo, tiếng súng bắn chống trả của địch. Tiếng máy bay gầm rít. Tiếng ra mệnh lệnh chen lấn nhau. Hầm chỉ huy lấp lóa ánh bình minh của một ngày mới.

Ở chiếc hầm thùng bên cạnh, chủ tịch Sáu Nam, tỉnh đội phó Phước và bí thư huyện ủy Hoàng Thủy cũng đang chụm đầu với nhau xem bản đồ, nghe báo cáo và chỉ huy các cánh quân của mình. Nhìn gương mặt rạng rỡ của họ đủ biết các khu vực địa phương đảm nhiệm, tình hình rất khả quan. Những nụ cười hân hoan, những cái gật đầu thỏa nguyện, những cái bắt tay hoan hỉ...

Các tiền đồn A, B, C, Gò Cấm, Ba Khe đều báo về ta đã hoàn toàn làm chủ. Một đơn vị bao vây khu chợ Hà Tân đang gọi địch ra hàng. Tiểu đoàn 1, Tieu đoàn 10 của tỉnh đã phá vỡ hệ kìm kẹp ở các ấp 11, 12, 13, 14, 15, hỗ trợ cho các đội công tác. Nhân dân các thôn xóm vùng dậy cùng bộ đội diệt bọn ngụy quyền, bắt bọn phản động. Nhà nhà treo cờ giải phóng. Lá cờ nửa đở nửa xanh phần phật bay trên mái nhà, cây cau, hàng rào, ven đường... Có nhà treo ba bốn lá cờ liền. Cờ nối với nhau thành một vòng bao la quây lấy Thượng Đức. Cờ thành một lực lượng uy hiếp kẻ thừ. Các đội công tác vào từng nhà giúp dân cất giấu đồ đạc, đưa dân ra khỏi nơi bom đạn tới khu vực nhà mới. Tiếng loa kêu gọi địch ra hàng, lanh lảnh vang xa, chất giọng rắn rởi mà ngọt ngào của các cô gái địa phương cũng đang là những mũi tiến công vào đồn địch: "Hỡi các binh sĩ trong đồn Thượng Đức, đã đến lúc các binh sĩ nên hạ vũ khí đầu hàng quân giải phóng để được hưởng khoan hồng của cách mạng". "Đã đến lúc các anh trở về sum họp với gia đình hay chết oan uổng tức tưởi chỉ vì dại dột, theo bè lũ cướp nước bán nước...". "Hỡi các binh sĩ...".

Cẩm Linh lúc đó đang ở vị trí xuất phát của Tiểu đoàn 7. Số bộ đội còn sống sót được cô dẫn về đó. Lòng cô rối lên như mốỉ tơ vò. Tiếng bộc phá nổ phía Toản đã cứu Tiểu đoàn 9 thoát khỏi một đại đội địch phục kích ở phía trưóc. Nhưng còn Toản, không biết Toản có việc gì không? Đáng lẽ cô sẽ cùng đi với bộ đội đến chỗ Toản, nhưng Toản ơi! hãy tha thứ cho em. Em còn nhiều việc lắm. Em còn cha đang ở ấp Hà Tân. Dân trong ấp sát ngay đồn Thượng Đức, chưa ai thoát ra ngoài. Ba ơi! Ba đang ở đâu, đang làm gì? Bom đạn từ sáng đến giờ có việc gì không? Thông thổ địa hình, Cẩm Linh thoăn thoắt tìm về các đơn vị địa phương. Các mục tiêu ngoài Thượng Đức được giải quyết đẹp như mơ. Đang chạy, cô chợt nhìn thấy Thủy.

- Anh Thủy. - Cẩm Linh reo lên. Chạy đến ôm lấy Thủy.

Nhưng ngay sau đó, cô như người có lỗi, ngước nhìn Thủy khóe mắt lầng lậng nước:

• Chia buồn với anh. Chị và cháu không còn phải không?

Thủy chợt lặng người. Quái lạ, sao Cẩm Linh lại hỏi như vậy? Cẩm Linh mới biết chuyện hay đã lâu rồi.

- Sao em biết? Em biết từ dạo đầu năm. Sợ anh buồn không dám hỏi.

- Trời ơi! Vậy mà anh cứ tưởng chỉ mình anh biết.

Lẽ nào gần một năm nay, Cẩm Lỉnh đôi xử với anh rất khác mọi người. Đã có lúc anh nghĩ: Hay là Cẩm Linh yêu anh. Hóa ra đâu phải vậy. Không thể có chuyện một cô con gái xinh đẹp, trinh nguyên, kém anh đến ngần ây tuổi đem lòng yêu anh được. Chẳng qua là trước sự mất mát của anh, cô muốn chăm sóc anh, an ủi anh vậy thôi.

- Anh biết ơn em lắm Cẩm Linh à! Anh biết viêc vợ con anh từ lúc mới xảy ra.

-Đến lượt Cẩm Linh lặng đi, ngơ ngác. Thật thế sao? Một tin đau buồn như thế mà anh nén chịu một mình. Một năm trời, không thấy anh có biểu hiện gì của sự buồn nản. Chỉ thấy anh chạy đây chạy đó lo toan công việc, bận rộn, vất vả... Cẩm Linh chạnh lòng nhớ đến ba. Xung quanh ngoại vi Thượng Đức đồn địch bị nhổ sạch rồi, dân rộn rịp chuyển về khu giải phóng hết lượt rồi. Chỉ còn Hà Tân. Ba chắc còn phải làm nốt nhiệm vụ trên giao. Thủy từ phía Hà Tân ra có thể nắm được tình hình. Liệu có nên hỏi anh về ba mình không? Đừng. Trong khi gia đình như thế, mà anh còn giữ kín tận bây giờ. Mình chưa chi đã sốt ruột sốt gan vậy? Mới lại Thượng Đức đang mù mịt khói đạn. Biết thế nào mà đã vội lo cho việc riêng nhà mình. Nghĩ thế, cô không dám hỏi. Nhưng Thủy hiểu tâm trạng cô. Anh nói với Cẩm Linh: Tin tức về gia đình, Cẩm Linh đã nắm được gì chưa?

- Dạ chưa biết chi.

- Cũng phải chờ thôi Cẩm Linh à. Bọn anh đang liên hệ với cơ sở trong đó. Nhưng khó có thể làm được điều gì.

- Khỏi bận tâm đi anh. Em hiểu mà.

8

Sở chỉ huy Trung đoàn 6 nằm gần đường 14 đi Hà Tân. Trong ba hướng tấn công vào Thượng Đức đây là hướng chủ yếu do Tiểu đoàn 7 đảm nhận. Nguyễn Quỳ muốn nắm chặt Tiểu đoàn 7 và khi có tình huống bất trắc có thể chạy bộ tới nơi trực tiếp chỉ huy. Hầm hào được đào dưới những gốc tre gai. Giống cây sống khỏe đến kỳ lạ. Địch bắn phá cày ủi là thế vẫn không tiệt được gốc rễ của chúng. Dẫu bị bom pháo xé tan quăng quật khắp nơi, nhưng chỗ nào có đất nó sẽ bám lại, sinh sôi nảy nở, kết thành bụi thành bờ. sở chỉ huy gần với tầm đạn của Thượng Đức nhưng đã có những bụi tre gai che chắn.

Pháo vẫn bắn cấp tập, Nguyễn Quỳ rời máy bộ đàm ngó ra ngoài trời. Trong tiếng gầm thét của đạn pháo, bộ đội các mũi các hướng đang khẩn trương chiếm lĩnh trận địa. Tiểu đoàn 9 vừa báo về đã nắm được các đại đội, đang tiến vào vị trí ghép nối bộ phá rào.

Tiểu đoàn 8, tiểu đoàn đột phá hướng nam đã tiêu diệt toàn bộ địch ở xóm Mới, ở đồn Mồ Côi, đang chốt chặn chuẩn bị đánh địch lên tiếp ứng. Có tiếng máy trinh sát O V1O, L19, máy bay ném bom A37. Nguyễn Quỳ chưa kịp ra lệnh bắn máy bay thì tiếng súng máy cao xạ đã nổ rổn rang trên bầu trời. Đấy, chúng mày có giỏi cứ liều mạng xông vào. Nguyễn Quỳ nghĩ vậy và quay lại máy bộ đàm. Điều làm anh nóng bởỏng ruột gan là Tiểu đoàn 7. Mẹ kiếp, ai ngờ cái tay Thành, chi huy tiểu đoàn dở đến vậy. Pháo sắp chuyển làn đến nơi quân vẫn còn lạc lung tung đâu đó. Thế này có chết không chớ?

- Anh Thành đâu? Thế nào rồi?vẫn chưa liên lạc được với Đại đội 2, Đại đội 4 hả?

-Quái, anh cho người kiểm tra xem. Sư đoàn sắp lệnh nổ súng rồi đây.

- Thủ trưởng bình tĩnh để chúng tôi xử trí ạ.

- Xử trí cái con khỉ. Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 9 vào được vị trí từ lâu rồi. Mũi của anh là mũi chủ yếu. Anh hiểu không? Hiểu không hả? Giờ G đến nơi rồi, anh hiểu không hả?

Nguyễn Quỳ buông máy, cạnh anh, tiếng chuông điện thoại giục giã:

- Anh Quỳ à! Anh chuẩn bị cho bộ đội áp sát mục tiêu nhé. Tôi cho pháo chuyển làn đấy.

- Thủ trưởng ơi!... Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 7... - Anh chưa nói được gì thì tiếng của sư trưởng đã chuyển qua máy khác...

Nguyễn Quỳ úp mạnh tổ hợp vào máy. Đứng dậy đấm tay vào không khí.

- Cái thằng Thành... mày làm hỏng hết mọi chuyện rồi. Nguyễn Quỳ cầm lấy máy ơi ới gọi:

- Thành đâu? Anh Thành đâu... Nhung đầu dây đằng kia chỉ ầm ào tiếng súng to, súng nhỏ vọng trong mốy.

Thành đã bỏ máy giao cho chính trị viên. Anh bảo trinh sát đưa anh quay trở lại hướng xuất phát của Đại đội 2, Đại đội 4. Anh biết ngồi ở hầm chỉ huy không giải quyết được việc gì. Cái mà trung đoàn trưởng không biết, ấy là khả năng hai đại đội của tiểu đoàn bị địch đánh chặn từ vòng ngoài. Không lỉên lạc được với họ. Chỉ có những loạt đạn đại liên, trung liên rền rĩ. Không phải là lần đầu trực tiếp chỉ huy một tiểu đoàn vào trận, nhưng Thành cảm thấy lúng túng. Là một sinh viên khoa ngữ văn trưòng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thành tình nguyện vào bộ đội. Anh không phải đắn đo do dự khi phải đối mặt với gian khó hiểm nguy, thậm chí cả hy sinh. Nhưng càng đi vào cuộc chiến, anh càng thấy có nhiều ngỡ ngàng. Hình như anh chưa chuẩn bị thật tốt, chưa hình dung ra hết các tình huống của chiến tranh, về đơn vị, thấy anh là người tháo vát nhanh nhẹn, được học hành chu đáo, cấp trên đưa anh làm cán bộ tiểu đội, trung đội rồi đại đội. Anh lên nhanh, cán bộ chiến sĩ hy sinh nhiều quá. Có còn ai mà lựa chọn. Đại đội anh chốt ở cồn Bãi Sậy, một tháng, đến khi địch rút, cả đại đội còn ba người. Vậy là chọn trong ba người đó lấy một cán bộ đại đội, họ chọn anh. Hai người kia anh biết dày dạn trận mạc hơn anh, lãnh đạo chỉ huy giỏi hơn anh nhưng đều bị thương nặng phải nằm viện. ở miền Bắc, đọc báo chí, xem phim, xem truyện và nghe các buổi nói chuyện thời sự, anh thấy cuộc đòi lính đẹp, lãng mạn. Các trận đánh có khốc liệt nhưng đấy chất anh hùng ca. Cấp trên đối với cấp dưới chân tình ấm áp. Thực tiễn không như vậy: xô bồ, ngổn ngang, phức tạp. Thằng địch không giống như anh hình dung. Bộ đội ta rất khác những điều anh tưởng. Như trận đánh này, anh ngỡ không có gì khó khăn. Quân ta như thế, vũ khí như thế, phương án tốc chiến bài bản thế, vậy mà mới - vào cuộc đã rối mù. cả một vùng rừng phía tây mênh mông, địch nằm ở đâu, không nắm được. Súng của chúng bắn phía trước phía sau loạn xị. Thông tin đi theo các đại đội dạt đi đâu không biết và bây giờ trung đoàn trưởng cứ gào cứ thét, cứ chê trách thoả sức, có biết đâu cái khốn khổ khốn nạn của bọn anh. Cán bộ trung đoàn còn có cán bộ tiểu đoàn để trút mọi ấm ức lên đầu, chứ như anh bây giờ trút vào ai? Đại đội 1 đánh vào trung đội Bảo an ở Trúc Hà lấy đường cho Đại đội 2 đi, không có tin tức.

Không diệt được trung đội Bảo an, các đại đội khác không vào được vị trí tập kết đúng giờ quy định là điều hiển nhiên. Mẹ ơi! Anh có phải là thánh thần gì đâu mà dinh được cả tiểu đoàn qua khỏi lưới lửa dày đặc của địch...

Từ phía trên, trinh sát khào khào vào tai anh:

- Không đi được nữa. Có một khẩu 12 ly 8 của đồn Bảo an quạt đạn như mưa bão. Bộ đội ta thương vong ngổn ngang đang nằm kêu rên thảm thiết.Trời ơi! Như thế là đúng như anh hình dung. Đại đội 1 đã không tiêu diệt được trung đội Bảo an. Địch bắn lướt sườn vào Đại đội 2.

- Tìm bằng được đại đội trưởng hoặc đại đội phó bảo dừng ngay việc hành quân nghe chưa. Chờ lệnh tiểu đoàn.

Thành nói với trinh sát mà không hy vọng gì gặp lại cán bộ đại đội. Bộ đội thương vong như vậy, thường cán bộ đại đội bị đầu tiên. Đại đội 2 bị khẩu 12 ly 8 quạt đạn thế kia còn trừ ai. Anh bảo thông tin cho anh nói chuyện với trung đoàn trưởng Quỳ. Nguyễn Quỳ gào lên trong máy:

- Các anh đánh nhau cái con khỉ gì thế hả? Có một trung đội Bảo an mà không diệt được. 12 ly 8 à? Nó có 12 ly 8 hả? Thôi được, tôi gọi pháo 85 của ta diệt nó đi nhé. Anh cho bộ đội sẵn sàng xáp vô khi dứt điểm nhé. Anh tìm được thằng Đại đội 2 chưa hả? Bảo nó khẩn trương vào chiếm lĩnh trận địa đi nhé.

Thành vâng vâng dạ dạ, mà nước mắt ứa ra. Lấy quân đâu để xáp vào tiêu diệt trung đội Bảo an đây? Bộ đội Đại đội 2 có còn người để hành quân chiếm lĩnh không đây? Nhưng đó là luật nhà binh. Mệnh lệnh là mệnh lệnh. Anh biết không thể nào khác.

Quả nhiên, trung đội Bảo an ở Trúc Hà đã không chịu được pháo 85 của ta. Đây là đồn trú ngoại vi, công sự không thật chắc chắn. Trung đoàn đánh giá như vậy từ đầu nhưng không chú ý đến khẩu 12 ly 8 rất lợi hại đặt ngay trên bờ công sự khằng khặc nhả đạn. Bây giờ, thì nó đã câm họng, đã chỏng vó nằm yên với toàn bộ lính Bảo an ở trong đồn. Nhưng Đại đội 2, Đại đội 4 sau khi điểm lại con số mỗi đại đội chỉ còn một nửa. Thành nói như khóc trong máy:

- Báo cáo trung đoàn trưởng, quân tôi nát hết rồi. Thương vong quá nhiều, chưa đếm được là bao nhiêu. Số còn sống chạy dạt tứ tung chưa thu lại được. Anh cho tôi dừng ở đây giải quyết hậu quả!

- Anh Thành. Còn người nào anh cứ đưa vào vị trí. Cho kết nối rồng lửa phá rào. Thương binh tử sĩ ở đó tôi sẽ cho người giải quyết.

- Nhưng con số có còn bao nhiêu đâu ạ!

- Còn bao nhiêu sử dụng bây nhiêu. Nhanh chóng lên. Pháo sắp chuyển làn. Thiếu người sẽ bổ sung, anh hiểu chưa?

Nguyễn Quỳ bỏ máy và liên lạc với Tiểu đoàn 9.

- Ngoãn hả? Tiểu đoàn trưởng bị thương à? Sao chưa đánh chác chi mà đã lôi thôi vậy? ông lên thay tiểu đoàn trưởng đưa bộ đội vào vị trí đi nhá.

- Không được đâu thủ trưởng ạ! Vừa ở đội sản xuất lên làm tiểu đoàn phó đã là quá lắm rồi, làm sao thay tiểu đoàn trưởng được ạ!

- Bây giờ mà anh còn nói chuyện ấy để làm gì anh Ngoãn. Tôi tin anh, cả trúng đoàn tin anh là được chứ gì? Này, không còn nhiều thời gian dâu. Những chuyện khác sau hàng nói. Pháo sắp chuyển làn đấy. Mở rào bằng được và tấn công luôn đi nhé. Trung đoàn trứởng bỏ máy. Có thể Nguyễn Quỳ đã hiểu sai ý của Ngoãn. Không phải anh dằn dỗi tự ái gì. Điều anh băn khoăn là trở tại tiểu đoàn, anh được điều vào đây ngay. Thời gian huấn luyện của anh không có. Thực hành đánh Thượng Đức trên địa hình, trên sa bàn cũng rất ít thời gian. Và cũng phải nói là số cán bộ chiến sĩ cũ của tiểu đoàn không còn bao nhiêu. Bộ đội mới nhập ngũ là chủ yếu. Họ chưa biết anh. Họ cũng chưa thành thục trong chiến đấu. Anh muốn Quỳ cử một tiểu đoàn trưởng chỉ vì lý do đó. Nhưng cũng chẳng sao. Anh sẽ cố gắng hết sức mình vì sự tin yêu của Quỳ.

Theo lệnh của anh, bộ đội đã có mặt ở chân hàng rào. Bộ FR đang khớp nốỉ với nhau. Nhưng trời ạ! Chỗ có ống thì không có dây. ống của bộ này lộn vào ống bộ kia. Mà thiếu. Thiếu kinh khủng. Đang hành quân, gặp địch đánh chặn, người hy sinh, người rơi rớt vũ khí là bình thường. Cái không bình thường là giờ nổ súng đã đến nhưng bộ rồng lửa mở rào không lắp được. Thiếu các bộ phận, không còn biết đâu mà lần. Bộ đội nhùng nhằng không biết phải xử trí ra sao. Hý hoáy mãi mới khớp được một bộ tương đối hoàn hảo nhưng đưa vào điểm hỏa, không nổ.

- Không nổ là thế nào, điểm hỏa lại đi. - Ngoãn đã có mặt với bộ đội ngay hàng rào.

- Có lẽ ẩm quá thủ trưởng ạ. - Một chiến sĩ nói với anh. Ngoãn không muốn tin, nhưng đây là sự thực. Rồng lửa được chuyển bằng đường thủy. Thuyền đi trên sông, bị nước ngấm vào. Đạn địch trong đồn bắt đầu bắn ra tóa lóa. Pháo chi viện đâu đó nổ ầm ầm phía sau bộ đội. Và máy bay A32 ầm ào bỏ bom sát chân hàng rào.

Ngoãn báo cáo tình hình về trung đoàn.

Trung đoàn báo cáo sư đoàn. Sư trưởng giọng vẫn bình tĩnh và kiên quyết.

- Anh Quỳ, anh lệnh cho các tiểu đoàn của anh thực hành mở cửa bằng bộc phá liên tục.

Được lắm, cần quái gì cái thứ rồng lửa lằng nhằng bỏ mẹ. Ngoãn lẩm bẩm trong miệng khi nhận được lệnh của Quỳ.

- Hoàng đâu, Xiểm đâu, đưa bộc phá ống lên. Kìa cúi thấp xuống.

Hoàng là đại đội trưởng Đại đội 10. Xiểm, trung đội trưởng phụ trách mở rào. cả hai bò rạp xuống đất đỗi. Đạn cày trước mặt. Hoàng khoát tay cho bộ đội phía dưới theo anh. Các chiến sĩ thoăn thoắt hiện, mất giữa các làn đạn phía trước. Pháo vẫn dập. A37 vẫn đánh bom.

- Kệ nó. Không vào được bên trong là chết cả nút đấy.

Đằng sau là cả một núi lửa. Nhất là hy sinh, thương vong. Ngoãn đã nằm sát đội hình. Sẽ chẳng ai lui lại được sau anh. Các khối bộc phá đang tung hê các lốp rào. Bộ đội đã ém sát vào những lớp rào cuốì cùng. Còn ba lớp nữa thôi.

- Đánh tiếp nữa đi. Đại đội 10 đâu? Đại đội 11 đâu? Dừng lại là nguy đấy. - Nhưng không thể không dừng lại. Chiếc lô cốt đầu cầu phun đạn tới tấp về những nơi rào đã mở. Ngoãn không còn ngẩng đầu lên quan sát được nữa. Anh cũng không dám đốc thúc bộ đội. Bên cạnh anh, màu áo lính cứ thưa dần. Họ băng lên rồi ngã xuống. Họ bò vào và không trở ra. Phải diệt bằng được chiếc lồ cốt đầu cầu kia mới mong mở nốt các lớp rào. Anh nghĩ và lệnh cho Hải cùng một chiến sĩ mang B40 tiêu diệt chiếc lô cốt. Nhưng cả hai chưa kịp làm gì đã trúng đạn. Hình như thằng địch nhìn rất rõ mọi động tác của bộ đội ta...

Không ổn - Ngoãn nghĩ. Anh sợ phía dưới bộ đội tiếp tục lên, thương vong vô ích nên lựa thế bò trố ra. Bỗng tim anh như ngừng đập. Trước mặt anh, một hô' trũng của một quả pháo khoan, Tấn đang nằm yên không nhúc nhích. Máu đẫm vạt áo sau lưng. Trời ơi! Khổ thân tôi không? Đã bảo ở nhà không nghe. Còn sống hay... Chỉ một hai cái trườn, anh đã lọt xuống hố pháo với Tấn.

- Tấn! - Anh bật thốt, nước mắt trào ra.

Tấn nhấc khẽ đẩu lên, quay nhìn.

- Anh Ngoãn! - Giọng tỉnh rụi.

- Hú hồn hú vía, tao tưởng đi luôn rồi chớ? Cái đồ khó dạy, đã bảo ở nhà, còn tha hồ đánh. Thế mà... Tiểu đội trưởng bảo em đi mà anh!

Cái thằng, mở miệng là cãi rau rảu. Hoá ra tiểu đội trưởng của mày còn to hơn cả tiểu đoàn phó đấy. Giận nhưng cũng không thể quát tháo, Ngoãn sờ nắn trên ngưòỉ Tấn hỏi:

- Bị thương những chỗ nào, có bò ra được không?

- Được nhưng chưa có lệnh của tiểu đội trưởng.

- Thằng ngu! Thế này mà còn lệnh với lọt. Không muốn sống nữa sao? .

- Anh Ngoãn. Đã vào tới đây, sông chết là lẽ thưòng. Vấn đề là sống chết thế nào.

Trời ơi! Đúng là giọng của cái thằng học trò nhét đầy đầu những lý lẽ. Nhưng liệu anh sẽ làm gì được Tấn đây? Trông hắn lỳ thế kia. Rõ là không thể doạ dẫm, đe nẹt. Đầu anh đang bận rôi bao nhiêu chuyện. Hắn có mệnh hệ gì làm sao anh sống được chớ? Đành thua nó thôi.

- Hãy nghe anh, ít ra một lần. Tìm cách bò ra ngoài ngay. Ngoài kia có cứu thương. Họ sẽ đưa em về phẫu. Anh sẽ nói lại với tiểu đội trưởng của em. Em bị thương nặng, ở lại cũng không làm được gì. Chớ hy sinh một cách vổ ích.

- Được, nhưng anh đi lo chuyện của anh đi. Em sẽ giải quyết việc của em.

- Anh sẽ chẳng làm nổi việc gì khi em còn nằm đây. Giọng Ngoãn trở nên ấm ức - Em không thể nghe anh lấy một lần sao?

Thấy Tấn vẫn không nhúc nhích, Ngoãn phải ôm Tấn vào lòng và chạy như bay về phía cửa mở.

ở đài quan sát, trung đoàn cũng đã chứng kiến sự dũng cảm của bộ đội ta và sự chống trả điên cuồng của địch.

- Anh Ngoãn. Anh Ngoãn đâu. Tôi cho pháo lớn bắn sập lô cốt đầu cầu cho anh đây. Hởa điểm địch tắt anh cho bộ đội tràn lên ngay nhé.

Pháo bắn như đổ đạn vào chiếc lô cốt đầu cầu.

Bây giờ, Ngoãn như là một cán bộ đại đội đã xáp vào mở nốt các hàng rào còn lại. Bất ngờ từ chiếc lô cốt đổ nát, các loại súng ràn rạt phóng về phía quân ta. Nơi pháo ta vừa bắn nát chiếc lô cốt, địch đã túa ra từ các lô cốt khác, bám lại đó, quyết không cho bộ đội nhích lên.

ở Tiểu đoàn 7, bộ FR được sử dụng khá hơn. Bộ đội không phải dùng bộc phá liên tục nhưng họ cũng chỉ mở được hai phần ba số rào. Tiểu đoàn không còn nhiều quân để ào ạt xông lên như Tiểu đoàn 9. Sau lưng họ là A37 bổ nhào thả bom, bắn rốc két liên tục, phía trước chỉ cần đụng đậy ngón tay cũng dính đạn. Họ trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Chỉ huy tiểu đoàn không còn liên lạc được với trung đoàn. Từng chùm bom cháy đổ xuống từ những chiếc A37 của địch. Lửa rừng rực đốt các vạt rừng, điểm tựa cuối cùng của họ. Bom cháy cũng trút xuống cánh đồng dọc sông, thiêu trụi những ruộng lúa, những ruộng ngô, nơi ẩn náu mỏng manh của người lính, Và đường dây điện thoại, mạch nguồn nối phía sau với phía trước, mạch nguồn nối chỉ huy với chỉ huy, đương nhíến cũng cháy quằn quại... Đường dây duy nhất còn lại nối trung đoàn với tiểu đoàn là đưòng dây về Tiểu đoàn 7. Giá như không còn đường dây ấy hẳn chưa có sự hy sinh của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thành. Nguyễn Quỳ nói với Thành qua máy điện thoại:

- Anh Thành phải không? Tình thế có khó khăn nhưng anh đừng nản. Chỗ anh đột phá được thì tất cả các mũi các hướng đều sẽ đột phá được. Anh hiểu ý tôi chớ?

- Tôi hiểu. - Nguyễn Thành trả lòi.

Thật ra anh chưa hiểu lắm. Tại sao tiểu đoàn anh lại mang một sứ mệnh quan trọng đến như vậy. Vinh dự quá, mà cũng khốn đốn quá. Là tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn chủ công của trận đánh, trước mắt anh chỉ còn sự lựa chọn: hoặc là hy sinh, hoặc phải đột phả bằng được, đưa bộ đội vào. Lần này, chính anh bảo thông tin cho anh gặp Nguyễn Quỳ.

- Trung đoàn trưởng phải không ạ? Vâng, tôi Thành đây. Xin thủ trưởng đừng liên lạc với tôi nữa nhé. Tôi lên cửa mở với anh em đây. Chúng tôi sẽ hy sinh hoặc sẽ mở bằng được hàng rào thủ trưởng ạ!

Nhưng Nguyễn Thành đã không lên được gần hàng rào. Chỉ huy tiểu đoàn vừa rời vị trí được một đoạn thì tốp A37 ào tối trút bom trên đầu họ. Không sót một người nào. Không ai để lại một dấu tích gì trên mặt đất. Hiếm có những chùm bom độc địa đến vậy. Chuyện ấy cũng bình thường thôi. Bản tin tổng hợp của quân khu ghi: "Chiến sự ở Thượng Đức, ta và địch đang ở thế giằng co. Thiệt hại của quân ta khá lớn. Đáng lưu ý là sở chỉ huy Tiểu đoàn 7 bị bom trúng hầm, hy sinh gần như toàn bộ". Bản tin không hoàn toàn đúng, cả điều ấy cũng là rất bình thường. Người viết chỉ tiếc là nhân vật tiểu đoàn trưởng của chúng ta đã không thể đi tiếp đến khi kết thúc trận đánh. Thành là một mẫu người, một mẫu tính cách có thể sẽ ghi đậm dấu ấn với bạn đọc. Tiếc thay.

Khi gói ghém ba lô của Thành, trợ lý chính trị đã tìm thấy trong sổ nhật ký của anh một sô' bài thơ rất hay. Nhiều bài thơ tình của một thời sinh viên, lãng mạn và mơ mộng. Một sô' bài thơ khảc anh viết trước giờ ra trận, những dự định và mơ ước của một sĩ quan ngày đất nước thông nhất. Trong sổ nhật ký còn có cả một bức thư gửi người yêu trên đất Bắc. Bức thư chưa kịp gửi đi. Những người may mắn được đọc những dòng anh viết ra đểu rưng rưng. Tất cả đều nghĩ rằng: Nếu còn sống anh sẽ trở thành một nhà văn và chắc chắn sẽ có tác phẩm để đời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học