Chương 13 Nô lệ sinh hóa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đây là một ca bệnh khá điển hình. Mỗi ngày anh ta rửa tay N lần, nếu không có ai ngăn cản anh ta sẽ tắm N lần, hơn nữa nhất định phải dùng đủ loại chất diệt khuẩn để tắm rửa. Rửa bất chấp mọi giá. Chính là ý: Có hại cho sức khỏa hay không không quan trọng, cứ lấy ra dùng đã rồi nói sau.

Khi tiếp xúc với anh ta tuyệt đối không được ho, không được hắt hơi, nếu không anh ta sẽ nhảy ra – không phải nói quá đâu, thực sự là nhảy ra đấy, sau đó trốn đi. Điểm này khiến tôi rất đau đầu. Mới đầu cho là chứng sạch sẽ hay chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng, về sau mới biết, còn phức tạp hơn thế.

Tôi: “Tay anh đã bị tróc da nghiêm trọng rồi, không đau à?”

Anh ta cúi đầu nhìn nhìn: “Hơi hơi.”

Tôi: “Thế mà còn liều mạng rửa? Anh cảm thấy bẩn lắm ư?”

Anh ta: “Vấn đề không phải bẩn.”

Biểu cảm khi anh ta nhìn người khác luôn nghiêm túc và trang nghiêm, chưa từng thay đổi.

Tôi: “Thế anh muốn rửa sạch cái gì?”

Anh ta: “Vi khuẩn.”

Tôi: “Anh cũng không nhìn thấy, hơn nữa cũng không thể rửa hết được.”

Anh ta: “Không nhìn thấy nên mới liều mạng rửa.”

Tôi: “Anh biết bản thân đang liều mạng rửa.”

Anh ta: “Ừm.”

Dường như chủ đề đã rơi vào thế bí, anh ta chỉ trả lời một cách rất bị động, không muốn chủ động nói rõ ràng. Tôi quyết định đổi một cách khác.

Tôi: “Anh cảm thấy tôi có cần rửa không?”

Anh ta: “... Nếu anh thích rửa, thì rửa.”

Tôi: “Ừm... Nhưng mà, rửa thế nào?”

Anh ta càng nhíu mày dữ hơn: “Anh vẫn ổn chứ? Rửa tay tắm rửa anh không biết? Nếu anh không thể tự làm vệ sinh cá nhân, tầng dưới có khu dành cho bệnh nhân nội trú, có y tá chăm sóc."

Tôi: “Ối... Ý tôi là: tôi mong muốn rửa sạch vi khuẩn giống như anh.”

Anh ta vẫn nhìn tôi với vẻ nghiêm túc: “Không rửa sạch được, từ lúc được sinh ra cho đến khi chết đi, không thể nào rửa sạch được.”

Tôi: “Thế nhưng anh...”

Anh ta: “Mục đích của tôi với anh không giống nhau.”

Cho đến giờ đây là lần đầu tiên anh ta chủ động phát ngôn, vì để ngắt lời tôi... Tôi cảm thấy anh ta rất tỉnh táo, thế nên quyết định hỏi theo cách trực tiếp hơn.

Tôi: “Mục đích rửa của anh là gì?”

Anh ta: “Rửa hết vi khuẩn.”

Xong, lại nữa rồi, điều này khiến tôi rất buồn bực. Ngay tại lúc tôi tưởng lần này coi như thất bại, vậy mà anh ta đã chủ động mở miệng.

Anh ta: “Anh có xem phim không?”

Tôi: “Xem chứ, anh thích xem phim à?”

Anh ta: “Anh đã xem Ma trận chưa?”

Tôi: “Matrix? Xem rồi, khá thú vị.”

Anh ta: “Thật ra chúng ta chính là nô lệ.”

Tôi: “Anh muốn nói là, bộ phim đó là thật sao?”

Anh ta: “Đó là phim khoa học viễn tưởng, là giả. Nhưng chúng ta thực sự là nô lệ.”

Tôi: “Chúng ta là nô lệ của thứ gì?”

Anh ta: “Vi khuẩn.”

Tôi: “Anh có thể nói rõ hơn không? Tôi chưa hiểu. Sao con người có thể là nô lệ của vi khuẩn được?”

Anh ta mất bình tĩnh nhìn ngó tứ phía (nói một câu, trong căn phòng này không có ai khác ngoài chúng tôi, cửa vẫn đang đóng), hạ thấp giọng xuống và nói:

“Điều tôi nói với anh, là chân tướng. Anh nghe xong sẽ hết sức kinh hãi, nhưng mà, anh không thể nào thoát được, giống như tôi vậy. Tuy trong phim bao giờ cũng đều vui vẻ, thế nhưng, hiện thực vốn tàn khốc. Vận mệnh của nhân loại chính là như vậy.”

Tôi: “Buồn thảm đến mức đó ư?”

Anh ta: “Anh biết trái đất được bao nhiêu năm rồi không?”

Tôi: “Ý anh là hình thành? Ừm... Hình như là 4,6 tỷ năm.”

Anh ta: “Ừm, thế anh có biết sinh vật đa bào đã tồn tại trên trái đất bao nhiêu năm không?”

Tôi đang cố gắng tìm kiếm trong đại não danh từ về kỷ cổ đại đáng thương: “Ừm... tôi nhớ niên đại đó, là kỷ Cambri đúng chứ? Nhưng bao nhiêu năm trước thì quên rồi..”

Anh ta: “Năm trăm triệu năm trước, nhiều nhất không tới 1 tỷ năm. Trước đó tất cả đều trống rỗng, không ai biết trước đó đã xảy ra những gì.”

Tôi: “Ồ... thật đáng tiếc...”

Anh ta: “Anh biết nhân loại đã xuất hiện được bao nhiêu năm không?”

Tôi: “Cái này tôi biết, thời đại của nhân loại, chính là thời đại đười ươi khoảng hơn một trăm nghìn năm trước.”

Anh ta hơi nghiêng người hướng về phía tôi: “Đã rõ rồi?”

Tôi: “...Không rõ.”

Anh ta: “Con người tiến hóa chỉ mất có ngần ấy thời gian, kỷ cambri đến trái đất hình thành, hơn 3 tỷ năm thì không có gì? Trống rỗng ư?”

Tôi: “Anh nói là...”

Anh ta: “Không phải tôi nói, mà là thực tế! Cho dù ở thời kỳ mấy trăm năm trước khi trái đất hình thành là môi trường không khí và không ổn định, chúng ta cứ nói nhiều lên, 1 tỷ năm, được rồi chứ? Vậy hơn 2 tỷ năm còn lại, thì không có gì sao? Nhất định có, chính là vi khuẩn.”

Tôi: “Ý anh là vi khuẩn... đã tiến hóa thành người... người vi khuẩn?

Anh ta: “Suy nghĩ của anh hạn hẹp quá, người chỉ là một từ, là một cách gọi của tôi .Anh nghĩ mà xem, sao vi khuẩn lại không thể tiến hóa? Cứ phải đa bào mới được tính là tiến hóa? So với con người, khả năng sinh tồn của vi khuẩn mạnh hơn rất nhiều đúng không? Cách thức sinh sản của vi khuẩn là tự sao chép, đơn giản hơn con người rất nhiều đúng không?

Tiến hóa tiến hóa, thật ra sinh vật đa bào thoái hóa! Trở nên yếu hơn, phức tạp hơn, trở nên kén chọn môi trường sống, đây được coi là tiến hóa?”

Tôi: “Nhưng có ý thức cá nhân mà?”

Anh ta: “Sao anh biết vi khuẩn không có ý thức cá nhân? Tế bào não có ý thức cá nhân từ đâu? Theo như cách giải thích hiện tại là tập trung lại với nhau phóng tín hiệu điện, tín hiệu hóa học. Nếu như đó là cái gốc cơ bản để tạo ra ý thức, thế thì vi khuẩn cũng có thể làm được. Số lượng của vi khuẩn nhiều hơn tế bào não rất nhiều lần đúng chứ?Nhiều vi khuẩn tập trung lại với nhau, đạt đến một số lượng nhất định, sẽ xảy ra sự thay đổi về chất. Sự tiến hóa của sinh vật cần nhất không phải là môi trường, mà là thời gian. Môi trường khắc nghiệt chỉ là tương đối, đối với vi khuẩn mà nói chẳng đáng gì cả, thời gian 3 tỷ năm, đủ để vi khuẩn tiến hóa rồi!”

Tôi: “... Nền văn minh của vi khuẩn...”

Anh ta: “Nền văn minh của vi khuẩn, chắc chắn là không giống với chúng ta, những thứ mà chúng ta cho là vật chất, đối với vi khuẩn mà nói không có ý nghĩa gì hết. Chúng ta không thấy, không sờ được vi khuẩn, nhưng đồng thời ở ngay cạnh ta, chúng có nền văn minh của riêng mình. Nền văn minh vượt qua phạm vi hiểu biết của chúng ta.

Nếu anh đã từng đọc sách về sự tiến hóa của sinh vật, chắc hẳn anh biết được kỷ cambri là thời kỳ bùng nổ của các loài sinh vật, có thể nói rằng khi ấy sự tiến hóa của sinh vật vượt qua cả tốc độ ánh sáng, rất nhiều nhà khoa học đều không thể lý giải nổi sao bỗng nhiên lại xuất hiện nhiều sinh vật đa bào đến vậy.

Sau đó nhanh chóng tiến hóa thànhcác loài động vật phức tạp hơn, bọ ba thùy, thực vật hải dương nguyên thủy, động vật không xương sống, tảo. Thật là có sự bùng nổ sinh vật ư? Tôi đã nói rồi, tiến hóa cần nhất là thời gian, sự bùng nổ sinh vật đó là trùng hợp?

Ví như anh đang đi bộ trên phố,gió thổi đến một tờ giấy, là vé số, vừa khéo bay vào tay anh, anh tóm lấy, mà ngày hôm sau lúc anh xem TV thì phát hiện ra, đó là một tờ vé số trúng giải độc đắc. May mắn không? Nếu so với bùng nổ kỷ Cambri, đó chỉ là ăn cơm đi ngủ, không được tính là trùng hợp, nó quá bình thường.”

Tôi cố gắng để hiểu những gì anh ta nói: “Vậy sinh vật xuất hiện thế nào?”

Anh ta: “Vi khuẩn tạo ra. Sinh vật đa bào buộc phải cộng sinh với vi khuẩn mới có thể sống, trong cơ thể anh nếu như không có vi khuẩn giúp anh phân giải thực phẩm, ngay cả một quả trứng anh cũng không thể tiêu hóa nổi. Người mà không có vi khuẩn, sẽ không sống được. Đừng nói người, hiện nay trên thế giới có loài sinh vật nào mà không như vậy? Tại sao chứ?”

Tôi: “Hình như đó gọi là sự cộng sinh của sinh vật?”

Anh ta: “Cộng sinh? Không đúng, tại sao vi khuẩn lại tạo ra động vật đa bào? Bởi vì,chúng ta là nhà máy sinh học của nền văn minh vi khuẩn, chúng ta có thể sản sinh ra những chất dinh dưỡng cần thiết – chẳng hạn như đường, để nuôi sống vi khuẩn.”

Tôi: “Nhưng loài người có thể giết chết vi khuẩn?”

Anh ta: “Đúng, không sai, nhưng thứ anh giết được là cá thể vi khuẩn, anh không thể nào giết chết được tất cả vi khuẩn. Hơn nữa, vi khuẩn sinh sản theo cách tự sao chép đúng không? Anh giết bản sao của vi khuẩn thì có tác dụng gì? Vi khuẩn vẫn có mặt ở khắp nơi.

Nếu thực sự có một ngày vi khuẩn cảm thấy chúng ta uy hiếp đến sự tồn tại của vi khuẩn, cùng lắm thì giết chúng ta. Chiến tranh với vi khuẩn, thậm chí con người không thể nhìn thấy. Vũ khí có tác dụng gì? Anh còn không biết bản thân mình đã bị xâm lược rồi.

Khủng long đã thống trị trái đất 2 tỷ năm, cũng có thể đã có nền “văn minh khủng long” của mình từ lâu, nhưng bất thình lình đã bị diệt vong, rất có thể vì các vi khuẩn cho rằng văn minh khủng long uy hiếp đến mình nên đã hủy diệt. Đối với vi khuẩn mà nói, lại xây dựng một nền văn minh mới quá là đơn giản. Dù sao cũng đều bị vi khuẩn nô dịch.”

Tôi: “Anh nói là vi khuẩn nô dịch chúng ta ư?”

Anh ta: “Vi khuẩn để mặc chúng ta phát triển, nhân loại có trình độ văn minh hay không, về cơ bản chúng không bận tâm, nếu phát hiện chúng ta uy hiếp đến nền văn minh của vi khuẩn, thì sẽ xử hết chúng ta, dễ như trở bàn tay.

Hơn nữa, chỉ tấn công nhằm vào nhân loại, những sinh vật khác vẫn tồn tại. Có lẽ sau này còn có nền văn minh của mèo hay nền văn minh của dán, đối với vi khuẩn mà nói chả sao hết, tất cả lặp đi lặp lại.”

Nhìn anh ta nghiêm túc, sầu muộn nhìn tôi mà nói hết một mạch, tôi muốn phản bác,nhưng dường như không nói rõ được.

Anh ta dè dặt hỏi tôi: “Tôi muốn đi rửa tay.”

Tôi ngây ngốc ngồi ở đó. Tôi biết những điều anh ta nói đều xây dựng trên cơ sở một giả thiết, nhưng lại dựa vào một phần thực tế.

Thế nên lý luận kiểu này khiến người ta vò đầu bứt tai rất đau đầu. Mấy ngày sau, khi tôi đang nghe đoạn ghi âm này, tôi đã nghĩ thông suốt rồi.

Vấn đề không nằm ở chỗ anh ta đã nghĩ quá nhiều hay những người khác nghĩ quá ít. Mà là với chúng ta mà nói, những điều chưa biết thực sự quá nhiều.

Nếu như cứ phải dùng từ nô dịch, vậy thì chúng ta đều bị những điều chưa biết nô dịch. Cho đến một ngày cuối cùng chúng ta cũng đã nhìn thấu, nhìn rõ tất thảy mọi việc. Chỉ là, không biết rốt cuộc ngày đó còn cách bao xa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro