Chương 2 : Bá Đa Lộc cầu viện bất thành, Văn Trương thua trận hàng quân Nguyễn.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi mà Nguyễn Ánh lo lắng về phía Tây của đại dương thì cũng là lúc chiếc thuyền mang theo hi vọng của ông đã đặt chân đến nước Pháp.

Tới hải cảng Lorient, chiếc thuyền đã thả neo xuống, một vị giám mục với chiếc áo dài xanh xám đang nhìn thẳng về quê hương của chính mình sau lâu ngày xa cách. Bá Đa Lộc vẫn đang nghĩ rằng cuộc hành trình của mình đến đây mới thật sự là hấp dẫn. Vì ngay cạnh ông ta là một cậu bé nhỏ tuổi, ánh mắt như đang thu hút mọi thứ kì lạ vào bên trong tâm hồn mình lại.

Cậu bé đó chính là Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, đứa con đầu lòng của Nguyễn Ánh. Vì việc này là chuyện quốc gia, Bá Đa Lộc không thể một mình sang Pháp cầu tiếp viện mà không có một người làm chứng cho mình, vì thế ông cũng xin Hoàng tử Cảnh đi theo mình. Nguyễn Ánh biết vậy cũng bùi ngùi chấp nhận.

Bước theo sau là một vị hải quân Pháp đi theo cùng, cậu ta dáng vẻ trông giống người Châu Á hơn là người Pháp. Bá Đa Lộc nhìn lại phía sau, ông cũng làm động tác kính chào vị sĩ quan hải quân ấy.

- Cảm ơn anh đã đưa tôi đến đất Pháp an toàn ! Phải nói rằng đây là chuyến đi biển an toàn nhất mà tôi từng được trải !

Vị sĩ quan đó bỏ mũ xuống mà đặt nó trước ngực, cử chỉ rất tôn kính.

- Tôi cũng cảm thấy vinh hạnh khi đi cùng với sứ giả của nước Đại Việt quốc !

Bá Đa Lộc nghe vậy lại cười lên mà hỏi :

- Tôi cũng không ngờ anh lại là người Việt ! Tại sao anh lại muốn đi cùng tôi đến đất Pháp ?

Vị sĩ quan nói :

- Nói thật với ngài giám mục ! Cái vùng đất * đó không phù hợp với tôi một chút nào hết. Mọi người nhìn tôi như một kẻ xa lạ, một tên ngoại bang man di. Thực tình vì chuyện này mà tôi cũng cảm thấy mình nên rời khỏi đây càng nhanh càng tốt. Cũng thật bất ngờ khi thuyền của ngài lại cập bến ở đó, tôi cũng muốn chuyến này có thể về chính quốc !

*Pondichéry là một trong các thuộc địa của Pháp nằm ở Ấn Độ. Bá Đa Lộc trước khi tới Pháp phải cập bến tại Pondichéry.

Bá Đa Lộc không hỏi thêm gì hết, ông hiểu vị sĩ quan đó như thế nào. Chính ông ta cũng từng cảm thấy như vậy khi xa quê nhà mà đến một vùng đất xa lạ để truyền bá Đạo Gia Tô.

Vị sĩ quan kia cũng cúi người nhẹ giọng lại mà nói :

- Tôi tên là Nguyễn Tiến Dũng ! Xin được phép đi cùng ngài giám mục !

Nguyễn Tiến Dũng là một trong những người sống cùng thời đại với Huy. Bằng một cách nào đó hắn cũng xuất hiện tới thời đại này với vai trò tạm thời là sĩ quan hải quân Pháp ở thuộc địa Ấn Độ (Pondichéry)

Bá Đa Lộc cũng đưa tay lên ngực mà kính chào theo kiểu giới thượng lưu Pháp. Đến đất Pháp, cảm giác bầu không khí trở nên nặng nề hơn trước. Đám thương nhân Pháp nhìn Bá Đa Lộc như một kẻ ngoại bang, họ đang cố né tránh những người thuộc giới "tăng lữ".

Đến Paris, đoàn tuỳ tùng của Bá Đa Lộc cũng đến được tới lâu đài Versailles. Khi họ muốn yết kiến vua Louis XVI, nhà vua không muốn gặp mặt họ. Bá Đa Lộc liền buồn bã đi về.

Mấy hôm sau, nhà vua lại nhận được thư của sứ giả nên đành cho Bá Đa Lộc tiếp kiến.

Bá Đa Lộc đi tới, theo sau là Nguyễn Tiến Dũng đi cùng bảo vệ. Nhà vua chỉ thấy có hai người bọn họ đến thì hỏi :

- Các người là sứ giả từ đâu đến ?

Bá Đa Lộc cung kính trả lời lại :

- Hạ thần là sứ giả đặc biệt của vua Nam Hà muốn đến đây xin được nhà vua giúp đỡ về việc mang quân cầu cứu vua sứ hạ thần !

Vua Louis XVI nghe thấy thế liền phàn nàn nói :

- Xứ Đông Dương sao lại phải cầu cứu đến chỗ ta !

Bá Đa Lộc mang một bức thư dâng lên cho vua Louis XVI mà nói :

- Đây là quốc thư của vua Nam Hà và cả quốc ấn của nhà vua. Xin bệ hạ xem xét qua !

Nhà vua liền đọc thử, trong quốc thư có 14 điều khoản về việc xin cầu viện Pháp đánh quân Tây Sơn được viết bằng tiếng Pháp. Nhà vua đọc xong cũng nói rằng :

- Ở Mỹ Châu ta giúp đỡ người Mỹ mà cũng chẳng được gì cả. Vậy giúp một nước Á Châu thì ta được lợi lộc gì ?

Bá Đa Lộc trả lời lại :

- Xứ Đông Dương là một vùng đất màu mỡ, lại là điểm tựa giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Hai vùng đất đó chính là cánh đồng vàng của chúng ta. Nếu nhà vua xin giúp vua sứ tôi, vua tôi có thể cho nhà vua một vùng đất vàng để có thể tạo mối quan hệ tốt giữa hai nước !

Vua Louis XVI nghe vậy liền cảm thấy thích thú. Nhà vua liền cười nói :

- Vậy thì ta đồng ý với điều kiện này ! Nhưng hãy để mấy hôm sau hẵng bàn đã !

Bá Đa Lộc liền vui vẻ đi về ngay. Nguyễn Tiến Dũng biết truyện nhưng lại cố tình như không nghe thấy.

Sáng sớm hôm sau, tại cung điện Versailles, Bộ trưởng bộ ngoại giao của Pháp là Armand Marc cùng với Bá Tước De Conway mời Bá Đa Lộc bàn tiếp chuyện về xin quân tiếp viện cho Nguyễn Ánh. Bá Tước De Conway nói rằng :

- Hiện tại nhà vua chúng tôi đang có một buổi họp quan trọng nên hôm nay không thể gặp mặt nói chuyện với ngài được. Vậy thì thay mặt nhà vua, chúng tôi muốn một vài điều kiện được đặt ra sau khi chúng ta thoả thuận về một hiệp ước tương trợ lẫn nhau. Ngài cảm thấy thế nào ?

Bá Đa Lộc vui vẻ nhận lời.

Một bản hiệp ước được viết ra, người ta thường gọi là bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ", sau này gọi là Hiệp ước Versailles năm 1787.

Hiệp ước cam kết rằng nước Pháp sẽ chi viện cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến frégaté (thường gọi là tàu khu trục nhỏ), 1200 quân Pháp bộ binh, 200 lính pháo binh và khoảng 200 lính thuộc địa Châu Phi. Nước Pháp cũng sẽ cung cấp mọi vũ khí, quân trang, lương thảo tiếp tế trên chiến trường.

Ngược lại, nước Pháp yêu cầu sau khi chiến tranh kết thúc, Nguyễn Ánh phải nhường cửa biển Đà Nẵng và đảo Côn Lôn cho Pháp với thời hạn vĩnh viễn. Cho phép người Pháp tự do buôn bán, thương mại có quyền kiểm soát tất cả các lái buôn Châu Âu khác đến.

Bá Đa Lộc chấp nhận liền kí ngay vào bản hiệp ước. Bên Bá Tước thì không nói gì cả, khuôn mặt lộ rõ vẻ buồn thảm, ông ta liền bỏ đi ngay sau đó.

Bá Tước De Conway vẫn còn lải nhải :

- Chuyện quốc sự chưa xong còn lo chuyện người khác. Ông đi mà giữ cái bản hiệp ước ấy đi ngài Armand !

Bá Đa Lộc sắp xếp mọi thứ cùng Hoàng tử Cảnh và Tiến Dũng quay về Pondichéry. Vì thuyền lái thời đại này không thể đi xa được nên cần phải qua các hải cảng nhận tiếp tế và nguyên liệu để tiếp tục quộc hành trình.

Từ khi kí bản hiệp ước, Bá Đa Lộc lại mong ngóng trở về Đại Việt. Nhưng vẫn chưa thấy một toán lính Pháp nào với cả tàu chiến nữa. Bá Đa Lộc không biết như thế nào, bỗng Tiến Dũng hớt hải chạy tới mà nói :

- Ngài giám mục không biết gì à ? Đám dân chúng đang nổi loạn ở ngoài kia kìa ! Quân Pháp được điều động đến dẹp loạn nhưng vẫn không ăn thua gì cả !

Bá Đa Lộc sợ hãi mà hỏi :

- Vậy là sao ? Ta vẫn chưa hiểu gì cả ?

- Ngài giám mục ! Bây giờ nước Pháp hiện đang có cách mạng xảy ra. Đám dân chúng bây giờ muốn lật đổ nhà vua, tình thế trong nước Pháp thật sự không yên ổn một chút nào cả.

- Vậy hoá ra ta đến đó chỉ làm tốn thời gian của Chúa Nguyễn ư ?

Bá Đa Lộc ngồi gục xuống mà ôm đầu suy nghĩ một hồi. Tiến Dũng liền nghĩ ra ý tưởng liền khuyên bảo :

- Ngài kí với người ta có phải mất một đồng tiền nào đâu ? Bây giờ chúng ta hiện có vàng bạc ở đây, ngài không tiêu được, tôi cũng không tiêu được. Vậy tại sao lại không chiêu mộ đám sĩ quan và lính đánh thuê Pháp ở đây. Tuy là đất thuộc địa nhưng lại là đất hải cảng sầm uất tại Ấn Độ, thiếu gì người giúp !

Bá Đa Lộc nghe vậy mới trẫn tĩnh lại được. Ông liền nghe theo Tiến Dũng, sẵn sàng chi tiền thuê các sĩ quan, binh lính thuộc địa và lính đánh thuê Pháp sang giúp mình.

Đúng thật, rất nhiều người vì tiền mà tham gia với Bá Đa Lộc. Một thám hiểm gia người Pháp tên là Jean-Baptiste Chaigneau cũng xin tình nguyện tham gia, anh ta còn kéo thêm hơn vài chục thuộc hạ đi cùng. Bá Đa Lộc vui vẻ nhận lời.

Một lúc sau, Tiến Dũng tiến cử một sĩ quan hải quân Pháp cùng đơn vị với mình.

- Đây là bạn cùng đơn vị tôi, anh ta tên là Nguyễn Văn Chấn (Philippe Vannier). Anh ấy là một sĩ quan hải quân có nhiều kinh nhiệm trong chiến tranh Hoa Kì nay muốn cùng tôi quay sang Đại Việt giúp Chúa Nguyễn !

Bá Đa Lộc mừng rỡ mà nói :

- Có ngài Vannier đây thì việc ta tất xong !

Hôm đó có rất nhiều lính đánh thuê đi theo Bá Đa Lộc cùng hơn chục chiếc thuyền xuất cảng trở về Đại Nam.

Đại Nam năm 1787...

Lúc này thì Nguyễn Ánh cũng thân chinh quay về Đàng Trong. Nguyễn Ánh nghe tin quân ta đánh thắng được nhiều trận nên cảm thấy nhẹ lòng hơn hẳn. Quân sĩ đi theo ngày một đông.

Nguyễn Ánh cho người gọi hàng tướng là Nguyễn Kế Nhuận đến. Khi Kế Nhuận đến, Nguyễn Ánh hỏi :

- Trước kia ngươi ở Tây Sơn đã lâu, nay quân ta đang mạnh, binh lương dồi dào. Liệu ta có nên đánh trận này chiếm Gia Định hay không, ngươi cứ nói đi !

Kế Nhuận bèn thưa :

- Đông Định Vương mấy lần thua trận lại tổn thất nhiều binh sĩ. Nay anh em đang bất hoà, Nguyễn Vương nên cất quân đánh ngay Gia Định, nếu để muộn là mất lộc trời cho đấy !

Nguyễn Ánh cười ầm lên mà nói :

- Đúng là Kế Nhuận hiểu ý ta !

Nguyễn Ánh định cất quân kéo đi ra Gia Định. Bỗng tham tướng là Tống Phúc Đạm bèn can lại nói :

- Bá Đa Lộc chưa quay về, ta lại vội đi đánh thành trì lớn tất sẽ thiệt quân. Nay nên đánh các thành nhỏ ở quanh Gia Định, Nguyễn Lữ cũng sẽ chia bớt quân ở đó. Ta nên tận dụng đánh hao mòn sức địch là tốt !

Nguyễn Ánh đồng ý, ông liền cử ngay Nguyễn Kế Nhuận và Lê Văn Quân đánh ngay Sa Đéc, một mặt lại sai Nguyễn Văn Thành ra trấn thủ Mỹ Tho. Quân Nguyễn họp mặt như thế rồi kéo quân đi ngay.

Nguyễn Văn Thành đến Mỹ Tho, thấy quân sĩ ai cũng chỉnh tề, vũ khí lương thảo sắm sửa đầy đủ liền ngạc nhiên. Văn Thành hỏi một tên lính, hắn đáp :

- Có Vệ Uý mới nhập chức đã phòng trước quân Tây Sơn kéo đến đánh nên đã chuẩn bị phòng bị trước ạ !

Nguyễn Văn Thành mừng thầm mà nói :

- Người đâu mà tài đến vậy, mau cho ta gặp !

Tên lính ấy đưa Văn Thành đến gặp Huy. Khi Văn Thành nhìn cậu, dáng vẻ trông nhỏ bé khác thường, cắt tóc ngắn rất lạ. Văn Thành liền chào hỏi :

- Vị đây là Vệ Uý trấn thủ Mỹ Tho ?

Huy cũng đứng dậy đáp lại, tỏ vẻ cung kính :

- Vệ Uý quân Mỹ Tho Ngô Quang Huy bái kiến tướng quân !

Văn Thành nghe vậy liền cười nói :

- Tiểu tướng quân xin đừng nói như thế, ta mới đến đây vẫn chưa lập được chiến công gì. Xin hỏi ngài làm thế nào mà lại tích đủ lương thảo khí giới như vậy. Ta biết Mỹ Tho là một đất nhỏ, quân giữ không nổi nghìn lính, lấy đâu ra vũ khí nhiều như vậy ?

Huy cười đáp lại :

- Tướng quân chắc cũng biết câu nói "bỏ của chạy lấy người" chứ ! Tại hạ dùng mẹo đánh đuổi quân Tây Sơn khiến bọn chúng vứt bỏ giáp khí mà chạy về Gia Định. Còn về lương thảo thì tại hạ lại sai người đi đánh chặn hậu lương từ Dinh Trường Đồn, tuy không giết được nhiều giặc nhưng lại cướp được một khối lương thảo đủ nuôi quân.

Nguyễn Văn Thành nghe vậy nể phục Huy lắm, ông ta nói :

- Tiểu tướng quân có công lớn như vậy, ta sẽ bẩm báo lên Nguyễn Vương phong chức cho ngươi !

Huy nghe vậy liền mừng, nhưng để thử lòng Văn Thành, cậu quỳ xuống đất, khuốn mặt tỏ ra vẻ hối lỗi. Văn Thành thấy vậy liền lo lắng hỏi :

- Tiểu tướng quân làm sao lại quỳ thế ?

Huy liền giả bộ nói :

- Thật ra tại hạ mong tướng quân tha tội chết cho tại hạ !

Văn Thành không hiểu liền hỏi lại :

- Ngươi mắc tội gì ? Cứ nói ra, tướng quân ta không trách mấy chuyện nhỏ lẻ đâu !

Huy liền ấp úng mà nói :

- Tại hạ vốn chỉ là tên lính quèn bỏ chạy khi đánh Gia Định không thành. Khi về Mỹ Tho thấy tên Vệ Uý ức hiếp người quá đáng, lại bỏ chạy trước mặt quân sĩ. Vì thế tại hạ mới xông vào đâm chết tên Vệ Uý đó mà thay chức cho mình. Xin tướng quân tha tội chết !

Văn Thành nghe vậy liền đỡ Huy dậy mà nói :

- Cái đó là do tướng lĩnh bất tài khiến lòng quân rối loạn. Tiểu tướng quân đã thay trời hành đạo như thế thì không đáng kể tội. Nay tiểu tướng quân đã đánh lui được địch, thế là lập công chuộc tội rồi !

Huy nghe vậy liền mừng thầm, cậu liền lui đi.

Lại nói về quân Tây Sơn, lúc này hiện đang có xích mích giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Bắc Bình Vương Nguyễn Lữ một mình dẫn hơn 2 vạn quân từ Phú Xuân kéo đến Gia Định, lại sai con nuôi của Nguyễn Huệ là Nguyễn Đăng Vân cùng Phạm Văn Tham lập trại phía tây Gia Định. Một mặt sai hai tướng là Đoàn Văn Cát và Nguyễn Văn Trương kéo quân đến đánh Mỹ Tho. Đại quân của Nguyễn Lữ hô trương thanh thế lên làm 10 vạn quân, ai nấy nghe tin đều khiếp sợ.

Tin tức nhanh chóng báo về Mỹ Tho. Huy liền hỏi Văn Thành :

- Quân Tây Sơn mang cả đại quân kéo đến đây, quân ta ít thế liệu chống đỡ nổi không ?

Văn Thành trả lời :

- Từ xưa, Lê Thái Tổ chỉ với vài trăm người, ấy thế mà cầm cự hơn 1 năm trời ở Chi Lăng, khiến quân Minh hao nhụt sĩ khí mà bỏ mạng chốn đất nam. Nay quân Tây Sơn đông, quân ta ít cứ thế mà cầm cự lâu dài. Mặc cho quân Tây Sơn la hét thế nào cũng không được tấn công trước !

Huy hiểu ý liền sai Hoàng Lâm cùng hơn trăm binh sĩ đào đất đặt chông vào. Sau đó lại cho quân sĩ mang hàng chục khúc gỗ cắt nhỏ ra, quấn rơm đã ướt lên người, sau đó cho mấy khúc gỗ mỏng cứ thế mặc bên trong áo. Như vậy thì súng hoả mai có bắn thì cũng chỉ bị thương nhẹ.

Văn Thành cho quân bố trí mai phục, chủ yếu là những binh sĩ ốm yếu nấp ở hai hàng bên.

Quân Tây Sơn khi kéo đến thì thấy thành trì Mỹ Tho đều phòng thủ nghiêm ngặt cả. Đoàn Văn Cát thấy thành trì vững chắc, có ý định tạm ngừng chiến. Nguyễn Văn Trương thấy vậy bèn nói :

- Hai chúng ta vâng lệnh Bắc Bình Vương phải phá được thành trì này. Cát tướng quân cứ ấp úng vậy đến khi nào xong ?

Liền không đợi Văn Cát xuất quân cùng, Văn Trương cứ thế cho kị binh xông vào. Nào ngờ kị binh đi được vài bước thì bị sập bẫy ngã xuống hố chông chết rất nhiều. Văn Trương thấy thế giật mình liền ra lệnh cho đội pháo binh tấn công thành trì. Nhưng khổ nỗi đại bác thời ấy bắn xa chưa tới 100 mét, pháo binh bắt buộc phải tiến quân gần hơn mới có thể bắn chính xác.

Văn Trương cứ thế sai người kéo hàng chục tấm gỗ ra che lấp hố, sau đó lại cho pháo binh tấn công. Đúng lúc đám cung thủ do Nguyễn Văn Thành mai phục sẵn bất ngờ xông lên bắn tới tấp vào đám pháo binh, nhiều kẻ bị trúng tên tử trận bỏ pháo mà chạy. Quân Tây Sơn liền tạm thời rút về.

Cứ thế ba ngày trôi qua, quân Tây Sơn đóng trại quanh Mỹ Tho. Nhiều đêm bị đám lính già yếu của Văn Thành kêu gào khiến quân sĩ Tây Sơn ai cũng hoảng loạn. Đoàn Văn Cát thấy tình thế như vậy không ổn liền nói với Văn Trương :

- Bây giờ sĩ khí quân ta đang xuống, tạm thời chúng ta lui quân đi có gì bẩm báo lại với Đông Định Vương !

Văn Trương tức giận lên mà quát :

- Nhà ngươi lúc nào cũng chỉ biết lui thì bao giờ mới lập được công trạng. Ngươi muốn về thì cứ về !

Cả hai lại nảy mâu thuẫn muốn đánh nhau, đám quân sĩ liền can lại mới thôi. Văn Cát thấy thế tức giận mắng chửi Văn Trương một hồi rồi kéo 500 quân rút về Gia Định.

Sáng hôm sau, quân Tây Sơn vẫn đang hoảng loạn vì tiếng cãi nhau hôm qua, sức khoẻ binh lính ngày càng đi xuống. Văn Trương sai người đến Gia Định cầu viện binh.

Bỗng đâu một toán quân Nguyễn do Huy chỉ huy tấn công thẳng vào doanh trại địch. Quân Tây Sơn sợ hãi bị chém chết rất nhiều. Văn Trương vội vàng cho toán quân xạ thủ mang súng hoả mai đứng thành một hàng ngang. Quân Nguyễn mặc áo giáp gỗ tẩm rơm ướt xông lên, Văn Trương ra lệnh cho quân đội khai hoả.

Một loạt đạn được bắn ra từ súng hoả mai, cùng lúc bắn chết hơn chục quân Nguyễn. Nhưng như thế quân Nguyễn càng tin rằng áo giáp gỗ này chống đỡ được đạn hoả mai quá tốt, vì chỉ có vài người bị thương nhẹ, thương vong ít hơn những trận lần trước.

Quân Nguyễn ào ạt xông tới, các tay súng hoả mai cứ thế bắn trả lại, giết chết rất nhiều quân Tây Sơn.

Nguyễn Văn Trương thấy tình hình không ổn liền kéo quân rút lui. Bỗng một toán quân nhỏ của Tây Sơn chạy từ Gia Định về báo cáo. Thám mã báo rằng :

- Tướng Đoàn Văn Cát báo rằng Văn Trương tướng quân không nghe lời y, khiến quân Tây Sơn bại trận tổn thất binh lực. Đông Định Vương rất tức giận muốn đợi tướng quân về để mai phục giết đi !

Văn Trương giật mình sợ hãi mà nói :

- Đúng là ông trời hại chết ta rồi !

Đám quân lính ngay cạnh cũng nói rằng :

- Tướng quân quay về chỉ có con đường chết. Sao không như Nguyễn Kế Nhuận tướng quân hàng Chúa Nguyễn ?

Văn Trương liền cúi đầu xuống mà nói :

- Văn Cát khốn nạn dám bêu giếu ta. Thù này ta quyết trả bằng được ! Nay ta muốn quy hàng theo Chúa Nguyễn, ai muốn theo ta ?

Phần lớn binh sĩ đều hô hào đồng ý đi theo. Chỉ có hơn trăm người vẫn trung thành với nhà Tây Sơn, thấy Văn Trương nói thế liền chửi bới một hồi rồi kéo nhau đi. Văn Trương thấy vậy nhưng cũng không làm gì cả.

Một lúc sau Văn Trương sai người giơ cờ trắng xin hàng. Huy liền hỏi Nguyễn Văn Thành, ông cũng đồng ý cho hàng. Huy liền đứng trước cửa thành chào đón quân của Văn Trương. Thấy quân Nguyễn đối xử tử tế với lính của mình, Văn Trương quyết tâm đi theo phe Chúa Nguyễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro