Chương 11: Hoa ngọc tuyết phủ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tứ vương gia đã hoàn thành bài văn tập trở về sau vài tháng rèn luyện khoa cử ở quốc học, vừa từ ở cửa bước vào lại thấy vài nha hoàn thân tín của mẫu phi đang rón rén canh chừng cửa ở bên ngoài. Hỏi ra thì mới biết Nhiếp chính vương Kim Thiên Nhai vừa mới đến, chàng liền chẳng ngại vui vẻ đẩy cửa vào gặp bọn họ, lúc đến chỉ thấy nhiếp chính vương vừa đang chuẩn bị khăn gói và trên bàn đem đến một giỏ mai tử khô cho Kim quý phi. Ngài liền vui vẻ lớn tiếng gọi thu hút sự chú ý của hai người huynh muội bọn họ. 

Người vui mừng nhất khi đã lâu chẳng gặp được chàng là Kim quý phi, từ lời nói cùng cử chỉ có thể thấy rằng bà ấy vô cùng mong chờ. Vừa nghe ngài trở về liền lập tức trìu mến gọi tên.

- Mẫn Khuê! Con thật sự đã về rồi sao?

Thôi Tứ lang bước vào điện, tẩm cung ấm áp mẹ hiền ở đó lâu rồi chàng mới quay về. Đã quá lâu lại còn chưa đến thỉnh an bà ấy, việc học hành thời gian trôi đi đã quá bận rồi khiến chàng đã quên mất việc ngồi lại dùng thiện ăn điểm tâm cùng thân mẫu; vắng chàng có lẽ người ấy buồn lắm. Đến cả thức ăn cũng không đụng đũa. Ngài vì biết mẫu phi có lòng chờ mình chưa có ăn gì nên đã tiện ghé trước đến tiền điện thỉnh an báo cáo chuyện học hành cùng thân phụ rồi ghé sang ngự thiện phòng làm một chút chè thập cẩm cùng mấy khối bánh ngọt đem về. Tiện thể cùng mẫu thân bà ấy ăn lấy vị nếm chút điểm tâm do chính tay ngài đã làm ra.

- Mẫu thân... giờ này người vẫn còn ở đây sao? Tại sao lại chưa dùng đến điểm tâm, người coi... những món này là do đích thân con tự tay làm cho người. Người hãy nếm thử một miếng xem nó có ngon không?

Kim Dạ Âm nhìn đến những chiếc bánh cùng mu bàn tay chi chít vết thương của con trẻ. Lòng không khỏi đau thắt, 'đứa nhỏ này quả thật lúc nào cũng đều luôn có lòng với người như thế. Không ăn thử đã làm thì uổng phí công sức của đứa trẻ làm cho mình', đoạn cầm lấy một bánh ăn thử rồi buột lời khen ngợi tài hoa của ấu nhi. Nàng thật sự rất thích loại bánh này, cũng rất vui lòng trước tâm ý hiếu thảo của Tứ vương gia.

- Đều là do cả một tay con đã làm, mẫu phi thật sự rất thích. Chúng quả thực rất ngon.

Kim Thiên Nhai cũng vì sự có mặt cắt ngang của Mẫn Khuê nên không thể tiếp tục luận bàn câu chuyện mà chỉ lẳng lặng thỉnh an hai mẫu tử bọn rồi tìm cách thoái thác toan bài lảng ra chuồn về, không ngờ lại bị chàng khư khư ra tay giữ lại vui mừng phấn khích muốn gọi cho gia nhân trịnh trọng bày ra bàn tiệc rượu thịt cay ngon mời người ở lại cùng ăn một bữa no bụng rồi đáp đối thơ văn như ngày bé trước nay của gia đình họ, nhưng vẫn luôn bị ngài ta khước từ tìm cách trốn tránh liên tục cáo từ xin về đồng thời cũng đẩy mặt né tránh che đậy động dong chuyện không để cho ngài nhìn thấy vết thương bị bầm ở má bị tát từ trên mặt của ông ta.

- Nếu như Tứ vương gia đã về rồi thì thần cũng xin phép lui về trước.

- Biểu thúc thúc, người cũng đang ở đây sao? Hay thật! Con cũng đang muốn tìm người để bàn bạc một số chuyện. Gặp được người ở đây thật hay quá, người vào trong này ngồi ăn một hồi điểm tâm với con chút đi.

Tứ lang liên tục vui vẻ chèo kéo dã dề nài nỉ người ở lại, biểu thúc thúc ngày thường đã thật sự quá khó gặp được ông ấy hiếm khi có dịp thúc cháu gặp gỡ triêu nhung tương phùng. Ông ấy lại cứ nằng nặc đòi về sớm thế này, đến khi gỡ tay xuống thì mới giật mình thấy cả tích thương lẹm phất y tích trên mặt ông ta.

- Tạ ơn vương gia nhưng thần vẫn còn một số việc phải làm. Thần xin mạn phép về trước.

- Ý trời... biểu thúc thúc... mặt của người, khuôn mặt của người bị làm sao vậy? Người bị thương rồi sao? Ai đánh người ạ? Người thật sự có đau lắm không? - Thôi Mẫn Khuê ngơ ngác giật mình khi đường đột tự dưng lại người thấy được vết thương trên mặt sau khi vô tình gỡ tay ông ta, hèn chi thảo nào từ hôm nay gặp ông ấy cứ luôn cúi thấp mặt né tránh dè chừng không muốn nhìn lại càng chẳng dám tiếp xúc gì với chàng, ra là vì bị thâm tím thế này. Ai nỡ lòng nào mà lại ra tay nặng nề quá như thế này. [Một khuôn mặt trích tự mà in hằn những năm dấu tay].

Sợ chàng lại vì chuyện này tra hỏi đến cuối cùng, Kim nhiếp chính vương chỉ đành gượng cười nói ''ngậm bồ hòn'' khoát tay chuyện nhỏ cho qua, chỉ thuật trần lại đôi lời sáng rày ngài sơ sẩy trên đường đi hồi thành bị té ngã khỏi ngựa, mới đánh liều đến chỗ a muội xin chút cao trị thương; mới xẩy ý dẫn đến cơ sự như thế này đây.

- Không có chuyện gì, chỉ là lúc sáng nay bất cẩn bị ngã ngựa. Không thể thuần phục được thú cưỡi còn ngược lại để nó hất ngã văng xuống đất bị thương, để vương gia cười chê rồi. Thần quả thật hổ thẹn, có một con ngựa hoang cũng thuần phục chẳng xong.

Thì ra là bị thương vì sơ suất với thú cưỡi, khó trách mặt của biểu thúc thúc lại bị làm ra như thế. Nếu ông ấy còn không nói thì có khi khéo Mẫn Khuê ngài lại còn dám thầm nghĩ trong bụng là do mẫu phi của mình hoặc ai đó trong lúc nổi giận đã hậm hực nặng nề ra tay trút giận đánh thúc ấy, thật chẳng có một chút nể nang vuốt mặt thông cảm gì ai cả. Chàng chỉ đành hạ lệnh căn dặn gọi vài thủ vệ nghiêm túc chuẩn bị một đoàn mã giá( xe ngựa) khác hộ tống nghi gia đưa vị thúc thúc của mình quay về, tránh để trời trở gió to mưa lớn ông ấy quay về di chuyển địa hình khổ cực về đất Kim thị ngài cũng cảm thấy chẳng an, còn về việc con ngựa thì cứ đem nó gửi lại ở Tứ vương phủ; lần khác biểu thúc ông ấy lại đến dắt về sau.

- Tưởng việc khó gì... thật chỉ là một con ngựa. Bất quá thì lần sau con sẽ kêu thuộc hạ A Thải và A Kinh đem đến cho người mấy con thú cưỡi mới. Còn ngựa của người thì cứ gửi ở chỗ phủ đệ con, khi nào nó khỏi bệnh bình thường thì cưỡi về. Người đã bị thương như thế, tránh nếu không xử lý vết thương sẽ bị nhiễm trùng không có tốt đâu.

- Tạ ơn vương gia đã quan tâm, thần còn có nhiều việc phải làm. Cáo biệt nương nương, cáo biệt Tứ vương gia.

Chờ cho dáng người a thúc vừa khuất bóng. Dạ Âm liền cho gọi cậu con trai ngày đêm nhung nhớ quay vào dọn vài món ra bàn, mẹ con ngồi lại ôn chuyện hàn huyên tâm sự; chuyện nhà chuyện cửa đã lạnh đi mỗi khắc đêm ngày, giờ là lúc tái hồi để nó sống lại những ngày mẫu tử nương tựa đêm ngày gia mẫu tử ấu chi kết vĩnh đoạn ân túc liền tâm.

- Khuê nhi, biểu thúc thúc con vẫn còn có việc bận không thể nán lâu lại. Con vào đây với mẫu phi! Lâu lắm rồi mẹ con chúng ta chưa từng được ngồi ăn cùng nhau như thế này. Vào đây đi.

- Mẫu phi! Mắt của người sao lại đỏ như thế? Người lại có chuyện buồn nữa ạ? Người lại lén lút giấu con mà khóc nữa có phải không? - Thôi Tứ lang lại lần nữa nhìn thấy hốc mắt mẫu thân sinh trương đỏ giọt ngắn giọt dài tương sa châu lệ, người tán hoán u buồn lòng trĩu nặng chất sầu, lúc nào cũng vẫn luôn lê mê sầu muộn, ngày lại mau khóc đêm lại đóng cửa thâu rầu. Lòng riêng chung phỉ cam đáo túc chịu ngàn lời khó nói, chuyện tư nhân chẳng dám sinh sự bộc lộ hết ra ngoài. Khi người đã quá lòng nhớ về cố hương quê nhà, về mẫu phụ chuyện trước lần lõ tư sinh, lại như thế nhớ về kẻ hài tử xấu số; người thêm khó kẻ càng chen chúc đau lòng; chỉ đành gượng lời cho con trẻ đỡ ngõ phiền lo. Chứ trong lòng lúc này thì sớm đã <vỡ nát như tâm sắt rỉ máu bạch bì>, huyết đổ khối thịt như cắt đi từng mô mạch trên thân người.

|~Niềm riêng trăn trở ngàn bề - càng vương nghĩ đến càng chua chát lòng~|.

- Không sao đâu. Mẹ chỉ là quá nhớ đến ngoại tổ và đệ đệ của con thôi, chẳng có chuyện gì đâu.

Ngày trước lúc mẫu phi vừa mới mang thai tiểu đệ đệ khi Mẫn Khuê còn bé đã vô cùng rất mong chờ háo hức đến ngày vị tiểu đệ đệ đến với anh và mẫu phi, cho ngài cùng có người được bầu bạn chơi cùng. Nhưng chỉ đáng tiếc ngày thân mẫu vừa mới hạ sinh hoàng đệ, chỉ chưa đầy nửa giờ sau đệ đệ vì bạo bệnh mà kiệt sức qua đời, thân mẫu lại ngất xỉu kiệt quệ ngay trên giường bệnh. Tứ lang đã dừng trước cửa cung ngày mẹ mình vừa sinh ôm lấy những thị nữ của bà ấy khóc lóc kêu gào thảm thiết trong lúc bị họ ra tay ngăn cản không cho vào bên trong gian phòng đẻ tránh việc ô uế khiến cậu không thể nào kịp nhìn mặt vị tiểu đệ của mình trước khi bị các thái giám đem đi chôn ở cửa sau. Tất cả những gì vương gia được biết chỉ là phong vị hiền đệ là Bát vương gia ''hụt'' của Kim Lạc và đệ ấy có một cái tên rất đẹp là Mẫn Linh, sinh thần bát tự vào ngày mùng sáu của tháng một( ngày giáng sinh của đầu tháng hoa).

Đến tận bây giờ Tứ gia vẫn còn rất nhớ a đệ của mình. Chỉ vừa nghe nhắc đến thì đã lòng đau như cắt vì huynh đệ chưa gặp mặt máu mủ ruột rà đã vội ngăn cách lìa xa.

- Mẫu phi, nghe người nói thế con quả thật cũng rất nhớ Mẫn Linh đệ đệ. Đệ ấy với chúng ta vô duyên vô phận vừa đến đã đi vội, con nghĩ lại ngày trước mà cảm thấy đau lòng.

Dạ Âm nhìn đứa con trai duy nhất trước mặt còn lại lòng không khỏi hạ quyết tâm sẽ bảo vệ chăm sóc, đem đến cho đứa nhỏ tất cả những điều kiện tốt nhất mà mình có thể làm được. Nếu một ngày nào đó Tứ vương gia biến mất khỏi cuộc đời bà ấy. Kim quý phi sẽ cảm thấy mình chẳng còn lại gì, trở thành một người phụ nữ cô đơn hiu quạnh đầy mất mát đau thương. Một mình a Khuê giờ đây chính là niềm yêu trân quý nhất cuộc đời, bị cướp mất bị mất đi rồi thì bà ấy sẽ không thể nào cầm cự sống nổi nếu thiếu mất đứa con trai. Mà chàng cũng là một người hiếu thuận lúc nào cũng lo lắng cho mẹ đâm ra nghĩ quẩn sinh buồn, lúc nào cũng tìm cách an ủi cho bà ấy quên đi những chuyện đáng buồn của ký ức tiền thân.

- Mẫn Khuê... Khuê nhi... con trai của ta, giờ mẫu phi chỉ còn lại duy nhất một mình con làm niềm an ủi. Nếu ngày sau con không còn ở đây... mẹ cũng chẳng biết mình phải sống làm sao thế này. Bảo bối trân quý nhất của ta. Tiểu Khuê nhi của ta, Tứ vương gia của mẫu phi.

- Tại sao con lại không ở đây với mẹ được chứ. Mẫu phi an tâm, ngày nào con vẫn còn sống thì ngày ấy con sẽ thay mặt đệ đệ bảo hộ cho mẹ thật an toàn. Như cách mà trước giờ người vẫn làm vẫn yêu thương một dạ hết lòng vì huynh đệ chúng con.

- Con ngoan của ta. Tiểu hoàng tử đáng yêu của ta. - Tứ vương gia ngã người sà vào lòng mẫu thân khép nép vào lòng mẹ tìm một chút bé nhỏ làm nũng cưng chiều, Dạ Âm ngồi trên ghế gỗ một tay xoa trán tóc một tay đỡ lấy đầu nhi tử. Nàng cúi thấp người hôn xuống mái đầu đứa trẻ, cả hai chuyện trò đến xuống chiều chập choạng khi Thôi Tứ lang đã quay về tẩm điện cùng mẫu thân, _về rồi! Lần sau nữa sẽ không đi quá lâu_.

- Mẫu phi đừng buồn nữa, Mẫn Khuê đã về rồi. Con đã về rồi đây...

Buổi sáng ngày tiếp đến. Theo thông lệ bình thường Thôi Tứ lang sẽ dẫn theo vài tùy tùng ra ngoài ngoạn cảnh, trong lúc chờ bọn họ hồi sức ngơi nghỉ chàng lại phi ngựa đến Điền trang trúc lâm nhà Điền gia bí mật gặp mặt hò hẹn trúc mã Điền Vân Vũ. Lúc đến nơi khung cảnh nơi ấy vẫn một màu sắc xanh thẳm lục cùng tiếng gió cong vút trong những phiến trúc cùng nan lá tua tủa khắp một vùng gió mây liêu tịch, hương khói lượn quanh ẩn sương mờ, canh viên tiêu diêu phiến sắc đầy vi diệu; rất thích hợp cho những trúc giang cư sĩ muốn tìm những thân chốn chỗ quy về ẩn túc khứ sơn lâm. Tứ lang vừa biết đến trong xa xa biệt phủ mùi đàn hương từ bàn hơi hương lò thoảng thơm lưu dứt nhè nhẹ, thanh âm giòn gãy linh lạc của lá trúc khô cùng tiếng nguyệt cầm vang vẳng xa gần tựa như một bức tranh thủy sơn thủy mặc. 

|Giang nam tứ hải cảnh đẹp núi sông kinh hồ người không thiếu... nhưng tuyệt diệu lưu phong nhất vẫn là nghe được tiếng đàn lưu ngóng tri diễm ái nhân. Từng ngọt từng giọt đọng lại sương sa lơi lãng, như một kiếp này trải qua tựa giấc mộng phù sinh. Chỉ muốn được một lần nhắm mắt lại họa được cảnh vật tươi đẹp ấm nhân gian, lượn qua lượn lại một tiếng. Thấu cả đời mới khiến được người tri ngộ tri âm, lệ thổn thức vùi đốn hoa tàn, lòng thảnh thất vội nhìn quanh|.

Đàn nhớ ai gảy một khúc tương sầu

Biết trông ai thương ngày qua cố đợi

Rượu cạn vò hết nửa chén tiêu dao

Người ra đi người không quay trở lại

Bước thành trì hoang xế màu cỏ lau

Tiếng ai ngân như than khóc não nề

Như tủi hờn như vạn sầu trách móc

Như lệ tàn hóa mộng chước cơn mê.

Tiếng đàn nghe tha thiết đượm buồn. Lại nghe ra được vài phần hờn trách nhỏ nhen yêu thương trong tâm tư đó, vừa nghe đã phỏng đoán được ai là người dạo. Đến khi Tứ vương gia đi dọc quanh trang viên tiến vào, cạnh hương lò chính là vị công tử của Điền gia, vừa nhìn thấy chàng Điền Vân Vũ lập tức vội vàng đứng dậy hành lễ với vị vương gia.

- Thần tham kiến Tứ vương gia. Hôm nay lại chẳng biết vương gia ngự giá quang lâm, ngược lại còn cố tình ở chỗ này làm mất nhã hứng của người. Thần thật sự rất đáng tội.

Thôi Mẫn Khuê tươi cười dịu dàng nhìn ái nhân ngày đêm thương nhớ ở lòng, người này lúc nào cũng giống như trước đây tóc búi vấn nửa trâm cài ngân anh, vẻ ngoài đạo mạo khí xuất phong thái ngời ngời hoa ngọc tuyết phủ, như cây tùng tử bị che lấp ngày sương tuyết, người mỏng manh thanh nhẹ nhu mì; chỉ cần chạm đến thì tan biến trước hơi không.

Ngài ngồi xuống bàn thạch tiện tay chuẩn bị rót một cốc trà ngồi xuống chờ thưởng lãng lắng nghe vài khúc độc tấu đã lâu chưa có dịp nghe lại, lại kéo tay Vân Vũ hỏi han ân cần chút sự tình song lại bị người kia gạt bỏ hất tay thái độ thờ ơ lãnh đạm. Người liên tục lùi lại giữ khoảng cách tối thiểu tránh để mình được quá thân cận gần gũi với chàng.

- Vũ nhi của ta đến đây cũng chỉ là để đàn tấu một bản nhạc, làm sao lại bị gọi là mất nhã hứng được chứ, em hãy lại đây ngồi dạo một tấu cho ta nghe xem.  Lâu rồi ta cũng chẳng mấy được nghe.

- Vương gia! Đều là người lớn cả rồi. Nếu người vẫn còn ở đây lôi lôi kéo kéo hành động nói những lời không hợp lệ như thế... e để người khác nghe được lại chẳng hay, huống hồ chi... chúng ta cũng không phải bằng hữu khuê mật quá thân thiết đến như vậy, ngài trực tiếp gọi thẳng thừng khuê danh của ta. Lỡ may có người vô tình nghe được e lại làm hỏng hoen ố đến danh tiếng cấp bậc của vương gia. - Điền Vân Vũ liên tục né tránh sắc mặt dè chừng giảo hoạt không dám tiếp cận dưới trên gần gũi thân thiết cùng Tứ gia khiến chàng có chút nóng nảy bực mình không thể hiểu. Thời điểm dạo trước bọn họ vẫn còn rất tốt đẹp thân tình ý đậm nồng nàn tươi thắm đậm sâu... mà chỉ sau một thời gian chàng từ chỗ phu tử trở về thì mối quan hệ giữa bọn họ ngày càng xấu lại trở nên xa cách nghi điểm khó gần, khiến Mẫn Khuê có chút giận mình lại giận cả điệt lê tính tình của người kia.

Chàng hỉ nộ bỗng nổi xung khí phừng phừng thét lấy công tử, giọng điệu hết sức nóng nảy bất bình vì những lời lẽ của công tử Điền gia. Dù sự thật trong lòng chàng cũng biết rõ người kia vì lý do mấy năm nay tại sao lại muốn dè nén e tránh mình nhưng lại vẫn cứ khăng khăng một lời không chịu tỏ ý thành thật với Thôi Tứ lang.

- Điền Vân Vũ! Khoảng thời gian này ta đã làm sai chuyện gì mà cứ mỗi lần gặp ta thì em lại cứ tránh mặt ta như tránh tà vậy? Mấy tháng trời xa nhau nhớ nhung chẳng gặp, ta đã không quản khó nhọc ngày đêm lặn lội quay về lưu ngóng ngỏ tìm, giờ về đây lại bị nghe em nói ra những lời lẽ khô cạn lạnh nhạt như thế. Biết sớm trước có kết quả này ta thà rằng cứ ở yên tại quốc học khỏi phải trở về còn hơn là về đây để buồn phiền nghe lại những lời tận tường cay đắng.

- Ta thật sự không hề có ý đó, Tứ vương gia... chỉ là... chỉ là ta thật sự không muốn gây chuyện phiền phức đến cho ngài.

- Được thôi, nếu như em đã không muốn phải nhìn thấy ta như thế vậy thì bây giờ ta sẽ lập tức rời khỏi nơi này. Để tránh cho có người nhìn thấy lại cảm thấy phiền hà ngứa mắt với ta. - Nói rồi Mẫn Khuê lập tức phất tay áo nhanh chóng xoay người giận dỗi lạnh nhạt hờ hững bỏ đi, không ngờ lại bị Điền công tử nắm lấy thải y áo kéo người ở lại phía sau ôm chầm lấy giữ lại chưa kịp bước chân ra khỏi cửa nắm chặt như giữ lấy nhanh tay giật lại lấy về một thứ đồ vật vô cùng quý giá, chỉ cảm thấy một tấm lưng thân áo ở phía sau bị người kia làm cho ươn ướt vì những giọt lệ sầu đã ướp thấm đẫm vào phần lớp ngoài của mảng trung hoàng bào. 

Bởi hiện tại lúc này dù có người muốn ngăn cho lòng mình cứng rắn mạnh mẽ một chút thì vốn cũng chẳng thể nào cản nỗi được người nhớ mong đêm ngày thân cận gần ngay đến trước mặt, chỉ sợ buông tay qua rồi thì chàng ấy sẽ lại tiếp tục đi nữa chẳng quay trở về. Không còn được nhìn thấy anh ấy ở đây nữa càng không thể nào thoát khỏi việc mong ngóng Tứ gia.

- Đừng mà, Tứ lang! Chàng đừng có đi mà. Thiếp thật sự rất nhớ chàng, ngày nào ta cũng mong mỏi trông tin chàng về mà cứ như trông sao đêm ngày. Vắng chàng rồi nơi này với thiếp là ngày cũng phiền muộn không khác gì chốn tựa đêm đông.

- Vậy tại sao vẫn cứ phải lảng tránh ta? Đã thế lại còn trốn tránh ta.

- Tứ lang, chàng biết trước giờ ta chưa từng có ý tránh né chàng. Nhưng chàng cũng hiểu mỗi lần chàng đến gặp ta... mẫu phi của chàng lại vẫn như thế nào, bà ấy thật sự có bao giờ thích thú gì chuyện hai nhà chúng ta tranh chấp cãi cọ hiềm khích. Nếu như để ai đó bắt gặp được, bà ấy sẽ rất giận chàng chuyện trái lời, vậy còn thiếp thì phải làm sao đây?

Điền công tử không phải chuyện mình muốn né tránh tình cảm của Mẫn Khuê nhưng cũng bởi vì trước nay giữa Kim Quý Phi và Điền thượng thư hai nhà có rất nhiều chuyện xích mích duyên ngộ không thể nào nói, Kim quý phi ngày trước đã từng là một mối lương duyên <bạch y thiếu niên phong lưu hí mã- khuynh thành giai nhân hồi mâu hàm tiếu>. Khăn tay trao gửi viết chúc thân tình hai kẻ lạ xa lưu luyến ý tình gặp nhau dưới chân cầu huyện phố đêm trăng ngân bạc ngoảnh lại nghe bài đồng dao, lại nhìn mặt nước đọng Tây bán vọng nguyệt trác lý ngư. Lẽ ra gái sắc trai tài duyên châu hứa hẹn chính là có hôn ước thân định với nhau nhưng cũng vì hai nhà Điền -Kim mà bẻ ngoặc chia tách thành hai nơi. Một người xuất thành về trấn Thanh Mai thành thân cùng tiểu thư họ Phòng trưởng nữ nhi của bá hầu gia, một người trở thành phi tử của tân đế vừa lên ngôi sau khi thống nhất Kim Lạc triều đại. Trở thành bậc quý phi ở nơi các phượng lầu rồng. Hai nguời cũng vì thế mà chuyện tương phùng chớp mắt xa cách nhau.

Thời gian dù dạo đó trôi đi đã lâu dài song chuyện ngày trước vẫn còn oan gia gia trả oan tình tình vương, chỉ thấy người oan oan tương báo dĩ hận miên miên( oán thù tương báo gây hận đến triền miên). Thậm chí đã rất nhiều lần Điền thượng thư lại đứng ra can gián hoàng thượng chuyện đề bạt tiến cử thân nhân Kim tộc đứng ra làm quan cùng những việc làm sai trái của Kim thị gây phật nóng giận ý Kim quý phi làm mối thù tình cũ cứ giữ mãi trong lòng. Đến giờ vẫn còn nhắc đến. Cứ ngỡ rằng mọi chuyện đã xong xuôi hết thì ai ngờ rằng đến bọn trẻ lại dây dưa vào chùm duyên trái đó khi bởi chính con trai bà ấy cùng con trai của Điền gia lại tình cảm sâu đậm yêu thương với nhau. Đó cũng chính bởi nguyên do vì sao mà từ trước đến nay Kim Dạ Âm vẫn luôn ra sức ngăn cản chuyện tình cảm đôi lứa của Tứ gia nhà mình cùng nhi tử Điền thị cũng bởi vì mối duyên tình dang dở ngày trước của tiền thế giờ lại chuyển thành nỗi khổ bị song thân chia cắt cấm cản cấm đoán giữa những kẻ nhi tử hậu nhân.

Về chuyện này Thôi Tứ lang cũng biết. Chàng đã nhiều lần từng khuyên thân mẫu hãy rộng lượng tiếp nhận gạt bỏ chuyện cũ, chấp thuận cảm thông với công tử Điền gia. Mọi chuyện đã dần trở nên bớt gay gắt hơn lần đầu song chút lòng nhỏ nhen ác cảm của bà ấy đối với Điền thị cùng Vân Vũ vẫn còn tồn tại quá nhiều, dù Tứ lang đã rất cố gắng tạo nên hoàn cảnh vui vẻ để gạt đi nước mắt xoa dịu người ở trong lòng, vì sớm nữa thôi chàng sẽ cố để thân mẫu thấu hiểu đức tính tốt đẹp hòa hợp của ái nhân. Có khi bọn họ cũng sẽ sớm được thành công ước định giao thề tiến đến mỹ mãn giống như chuyện ước định của Ngũ đệ và công tử Hồng gia sẽ mau chóng kết hôn rồi hai nhà sẽ bắt tay giảng hòa thông gia thân tình thủ túc với nhau.

- Thì ra là do em lo sợ chuyện của mẫu phi. Vũ nhi cứ an tâm đi, bà ấy là mẫu phi rất hiền từ của ta . Tất nhiên là sẽ thấu hiểu cho em thôi.

- Tứ lang... chúng ta đã phải làm sai chuyện gì để rồi bây giờ mọi chuyện lại ra nông nỗi này, tại sao phụ thân của ta và mẫu phi của chàng lại cứ luôn chống đối với nhau. Nếu bọn họ vẫn còn cứ tiếp tục như thế, chuyện chung thân đại sự giữa ta và chàng rồi sau này sẽ đi về đâu. - Điền Vân Vũ xưa nay vẫn vì điều này lấy làm lý do canh cánh ở lòng, cậu cùng người này từ nhỏ trúc mã thanh mai cùng nhau quen biết lớn lên, hai nhà lại có chuyện hiềm nghi bị mắc lại ở giữa. Người nào cũng khó với đối phương mở lời. Dù bọn họ có yêu nhau nhiều đến thế nào thì việc Vân Vũ được chọn( hoặc có thể) trở thành chính phi của Mẫn Khuê là chuyện không thể nào vượt qua khỏi sự định kiến phụ mẫu, nếu được thì cũng chỉ là một trắc phi hoặc một kẻ vợ lẽ thông phòng không danh chính, ngôn không thuận. Rồi sau này Tứ vương gia cũng sẽ phải lấy người khác, sẽ bỏ cậu một mình như Hồ Tiêu nương tử khóc đợi người tình lỡ dặm tại trước bến sông Tương...

Nhưng Mẫn Khuê lại không phải một kẻ tuyệt tình, chàng trước giờ cũng luôn giống với những hoàng tử khác của Kim Lạc cả cuộc đời chỉ thủy chung sâu sắc kiên nghị nhận định một người làm chính thất thê tử, vĩnh viễn trong lòng sẽ không có người thứ hai. Dù là hiện tại bây giờ mai đây hay ngày sau xảy ra chuyện gì, anh đều đã hứa với cậu, sẽ đi hết một quãng đời cùng với Vũ nhi, Vũ vương phi của Thôi Tứ gia chàng; một đời này không đổi.

- Ta cũng thật không biết những ngày sau này sẽ thế nào. Nhưng mặc kệ là có như thế nào đi chăng nữa ta cùng em mãi mãi vẫn không chia lìa. Sẽ không thể có bất kỳ kẻ nào ngăn cách cản trở được chúng ta.

Điền thiếu gia hạnh phúc ngã người tựa vào khuôn ngực ấm áp cao lớn của chàng. Ngồi trầm ngâm gần nửa chén trà cậu mới chợt nhớ rằng ngày hôm qua ngài ấy vừa trở về đã liền đến thăm hỏi thân mẫu của mình, nghe phong phanh đâu được dạo gần đây Kim quý phi có nhiều chuyện phiền não tâm sự. Cậu mới đánh liều lên tiếng hỏi thăm từ chỗ Tứ lang A Khuê:

- Ta nghe nói chàng vừa về thì đã đến chỗ của quý phi. Bà ấy có tâm sự gì sao?

- Phải! Bà ấy lại tiếp tục nhớ Mẫn Linh đệ đệ và ngoại tộc Kim thị, ngày nào cũng thổn thức trong lòng đêm ngày chợp giấc khóc đến như mưa. Ta và người khác có khuyên nhủ như thế nào cũng chẳng ăn thua gì... vì Bát hoàng đệ thật sự quá đáng thương.

Sự tình năm đó Bát hoàng tử vận số bạc đen mệnh mỏng chết yểu gần như đã lan truyền thành tai tiếng rộng rãi khắp triều đình. Dù mọi thứ đều đã qua nhiều năm nhưng lại chẳng thấy mấy ai dám gan to nhắc lại chuyện cũ, vì nó giống hệt như một vết thương lòng với tất cả mọi người. Đặc biệt là Thôi Mẫn Khuê vì người kia là hoàng đệ của chàng, nói không đau lòng chính là tự lừa dối vào thân mình; mà càng nhắc lại càng thấy thương đau. Nhìn vương gia đau buồn Điền công tử cũng không thôi cảm thấy nhói lòng trăm muôn nghìn trở, nếu bát hoàng tử lại nhìn thấy những người yêu thương mình ngày nào cũng đều không khỏi mong nhớ buồn bã... ngài ấy sẽ rất cảm thấy áy náy bận lòng. Đây rõ ràng không phải điều mong muốn của y.

- Bát vương gia chắc có lẽ cũng không muốn nhìn thấy mẫu phi và huynh trưởng suốt ngày cứ luôn ủ rủ buồn bã như thế. Nếu ngày ấy nhìn thấy điều ấy thì chắc chắn sẽ rất đau lòng vì chàng và nương nương. Ngài ấy mà thấy mẹ và anh trai cứ luôn như thế vì mình, thì thế nào cũng sẽ rất chua xót thương tâm.

- Lời em nói quả thật cũng rất chí phải, ta nhất định sẽ phấn chấn để đệ đệ không cảm thấy lo nghĩ buồn lòng, chiều này qua ta có nhìn thấy biểu thúc thúc đi đến chỗ mẫu phi. Ông ấy và hoàng mẫu huynh muội tình thâm huynh trưởng bao dung độ lượng. Có ông ấy chuyển lời từ chỗ của ông ngoại mẫu phi có vẻ sẽ buồn đỡ phần nào. - Mẫn Khuê cố gượng mỉm cười gạt hết những dòng nước mắt nóng trên mặt, đoạn lại phấn chấn vui vẻ tự trấn an bản thân có khi giờ này tiểu đệ của anh đang ở một nơi nào đó không lo không nghĩ mỗi ngày đều luôn dõi theo chàng. Những lời buồn cứ để nó qua đi hết, có ủ rũ nghĩ hoài tới cũng không hay.

Chàng liền nhanh nhảu vui vẻ lại thoăn thoắt kể về chuyện ngày hôm qua Kim nhiếp chính vương Kim Thiên Nhai vừa đến chỗ quý phi thăm hỏi bà ấy chuyển lời cho Kim thị sau khi từ chỗ hoàng đế trở về khoảng bốn canh giờ rồi rời đi ngay đến chỗ mẫu phi chàng ( trước lúc Thôi Tứ lang trở về đại điện thỉnh an thân phụ rồi mới ghé ngự thiện phòng, sau mới đến gặp nương nương). Chàng vui vẻ liên tục nhấn mạnh sự nhiệt tình ân cần chu đáo của ngài ấy dành cho lệnh mẫu khiến Vân Vũ đột nhiên cảm thấy 'vấn đề nảy sinh có chút cung quy bất thường'. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa Kim nương nương cùng ngoại hữu trạch nhân.

Vân Vũ thừa hiểu túc chuyện, song lại chẳng dám hỏi thừa thẳng Tứ lang mà chỉ lựa lời để nói lời khó nghĩ cưỡng bách mấp mé. Từ trước đến giờ cậu chưa có từng nghe nói huynh muội nào lại có thể quan tâm thân thiết thân cận thăm hỏi gặp mặt vượt quá mức lề thói như thế, huống hồ chi: bối phận địa vị hiện tại của hai người bọn họ lại cách quá xa nhau. Một người là hoàng quý phi lại là thiếp thất sủng phi của hoàng đế - một người lại là thân nhiếp chính vương gia của tộc Kim thị, dù có yêu thương tôn trọng quý mến cỡ nào nhưng việc huynh trưởng lại tự ý đến tẩm cung tiểu muội tư riêng đàm chuyện, e rằng trong chuyện này không hợp tình cũng chẳng hợp lễ tiết phép tắc chút nào, đã vì thế bọn họ lại là mối quan hệ đường huynh đường muội họ hàng quan hệ rườm rà dây dưa phức tạp; dù không nghĩ cũng khó tránh mà dám nói ra.

- Nhưng mà ông ấy là biểu ca họ hàng xa của nương nương. Một thân một mình ông ấy lại đến hàn huyên tâm sự với bà ấy thì liệu có không phải quá hay không? Thiếp chỉ cảm thấy ông ấy thật sự đã quá bao bọc quý phi, lúc nào cũng đều lo lắng quan tâm đến Kim nương nương.

Thôi Tứ lang lại quá thành thật không một chút nảy sinh nghi ngờ mà ngược lại theo lập luận của chàng nó chẳng có gì khác thường, vì bản thân chàng lại quá ngây thơ nhẹ dạ lại thiệt thà cả tin nghĩ rằng: biểu thúc thúc chiều chuộng quan tâm lo lắng chiếu cố ưu ái mẫu phi của chàng như thế cũng là vì thúc thúc đã giữ đúng lời hứa trước kia với ngoại gia gia cùng ngoại tổ mẫu thay thế chăm sóc bảo vệ trẻ muội, thêm cả ông ấy trước nay trong nhà lại chẳng có em gái thì hiển nhiên sẽ 'muội khống' dành trọn nhiều tình thương bao bọc chăm chút tỉ mỉ hơn cho bà ấy khác với các bá bá thúc thúc khác ở trong tộc; dạy dỗ đánh mắng nghiêm khắc nhiều hơn thì cũng sẽ quan tâm yêu thích hơn. Anh trai quan tâm lo nghĩ đến em gái là đạo lý tất nhiên rất đỗi bình thường trước nay có gì để lạ.

Nếu so ra thì cũng giống với tình cảm can gia của phu thê Ngũ đệ dành cho Tiểu Hạ và Tiểu Xuân công chúa, chẳng có gì lạ thường nghĩ để ngợi lâu.

- Biểu thúc thúc lúc nào mà chẳng như thế, ta còn nghe mẫu phi kể lại ngày còn bé lúc bà ấy mới bắt đầu tập học lại viết chữ... vừa viết sai một câu thì liền bị thúc thúc dùng roi mây khẽ tay đánh, đã thế còn có lần thúc thúc để bà ấy đi lạc sâu ở trong rừng phải lặn lội bắt cá hái quả dại nướng ăn. Tộc Kim thị lúc ấy có rất ít trẻ nhỏ, vì ông ấy không có muội muội ruột nên vẫn cứ luôn nhìn nhận xem mẫu phi của ta là ấu muội mà thay thế ngoại tổ để dạy dỗ nuông chiều. Đến bây giờ bà ấy vẫn cứ như thế, luôn ỷ vào vị biểu huynh như một đứa trẻ.

Ban đầu Điền thiếu gia cũng còn chút hoài nghi, nhưng khi nghe người kia nói đến cũng cảm thấy có chút hợp lý sự tình, mới thôi không nhắc đến vấn đề. Lại có chút khâm phục hâm mộ muốn tìm kiếm một vị trưởng ca ca chăm lo cho mình giống với quý phi nương nương.

- Có một vị ca ca nuông chiều chăm sóc, thiếp thật sự cũng cảm thấy có phần ganh tị. Không có ai có thể chiều chuộng bao dung dạy dỗ mình như thế.

Thôi Tứ lang chề môi khuyên người kia hãy mau chóng gạt bỏ ý định tìm anh trai đó. Mà thay vào đó là đến tìm ngài thế chỗ vào, như thế có khi lại hay.

- Em cần gì phải cần tìm một vị ca ca làm gì. Tìm ta thay thế không phải vẫn tốt hơn sao, cần gì phải tìm đâu một người cho xa lạ. Giống ta như thế thì có phải tốt hơn không.

- Tên vớ vẩn nhà chàng, chỉ giỏi khoác lác bậy bạ. Đừng có giở trò như thế với ta. - Vũ công tử thẹn đỏ mặt vội vàng đẩy người kia ra chỗ khác rồi ngồi ngay ngắn vào thạch bàn. Thôi Mẫn Khuê cũng ngay ngắn lập tức ngồi lại chỉnh trang hoàng phục rồi đưa một mảnh vài giấy thẻ tre thẻ gỗ cho cậu bắt đầu cả hai cùng nhau ngồi lại làm cùng mấy câu thơ hữu tình, hồi tưởng ôn lại những ngày cùng đi học vui vẻ trước đây. Người làm thơ kẻ bút họa cùng nhau phối hợp huynh đàn ta vẽ< thiên y bách thuận tâm hữu linh tê>.

- Vũ nhi, lại đây viết cùng ta đi. Cũng đã lâu rồi chúng ta chưa được cùng nhau thế này. Ta vô cùng rất có hứng viết vài bài thơ với em.

- Chàng làm trước đi, ta xem lại câu này rồi bắt đầu sẽ làm sau.

Còn hiện tại lúc này tại kinh thành, ở Tàng Thư Các - Quốc học nơi chuyên dạy dỗ giáo huấn rèn luyện con em hoàng gia thân thích, bồi dưỡng nhân tài. Đào tạo bậc hiền nhân tiến bộ sĩ khí hàng đầu xây dựng phát triển triều đại, là nơi nghiêm chỉnh kỷ luật nhất Cao Ly.

Nhị vương gia Thôi Thuận Vinh đang vô cùng mệt mỏi thống khổ khóc ròng cố gắng rèn luyện bồi dưỡng tích cực làm mấy đề văn, cứ cách mỗi hai ba ngày phu tử sẽ sai thư đồng Lý Chí Huân đem đến cho anh vài bài đề cổ thơ rồi dựa vào đó mà trích dẫn ý để làm. Tổng cộng phải hoàn thành xong quyển chỉ trong vòng kỳ hạn đổ lại ba ngày, nếu không sẽ bị thi hành mệnh lệnh chép phạt chổng ngược cây trồng chuối quỳ trước cửa tẩm điện cạnh cột đá Huyền Long bốn canh giờ, khi nào xong mới được phép nghỉ tay. Đã mấy ngày liền Thuận Vinh không thể nào an thần chợp mắt nổi khiến đôi mắt mâu thử một mí ngày càng thâm xì gấu trúc nhỏ díu lại ngồi tại học đường ngủ gà ngủ gật, trong khi lúc này tại cửa bên ngoài Lý thư đồng lại tiếp tục đem tới vài bản quyển dày cộm. Chuẩn bị bài học vào tầm khóa học cho tháng sau.

- Vương gia! Đây là bài văn tháng này mà Trương đại nhân đã nhờ ta soạn thảo, ngài đọc xem qua thử xem có hiểu không?

Thôi Nhị lang choáng váng lờ mờ lật qua lật lại vài điểm chương, đã nhiều tháng này chàng đã liên tục nạp rất nhiều ca từ vào đầu khiến ngài không thể nào còn tiếp thu tiếp được. Nhưng lại vẫn còn khá nhiều tuần đề thi luyện câu từ trích dẫn cư điển sơ cổ đã thu thập soạn thảo chép lại từ các nước nghe rất hay.(' Ta từ nhỏ đã thú chí học hành, tích Mạnh mẫu trạch lân xứ, tử bất học đoạn cơ trữ*, một lẽ sống vô lo tất thái nghĩ thường, chí làm trai tiêu sái giữa thiên hạ- dẹp bắc hành nam chinh đấu quy phạt cùng kỳ. Đàm quạt phiếm chuyện lòng vẫn tự tại ung dung. Đoạt tùy bút quảng tục trường bào, tham chẳng mặc nghĩa tại lòng nhân; quân sử thần dĩ lễ - thần sự quân dĩ trung, là con người thì phải có lòng bác ái lương thiện').... Nhưng hay là phải hay với những người thú chí thơ từ như Lục, Ngũ, Tứ hoàng đệ mới được, chứ với một người 'ta từ nhỏ đã có niềm đam mê thú chí mãnh liệt bài bạc tài xỉu' như chàng thì cũng như bắt thầy chùa ăn mặn, như kẻ dốt học đòi làm sang.

( chú thích: tích Mạnh mẫu trạch lân xứ, tử bất học đoạn cơ trữ: câu chuyện về mẫu thân của thầy Mạnh tử mẫu tử cùng dọn chuyển nhà đi nơi khác ba lần để con trai được học trong một  ngồi trường và môi trường tốt nhất vì sợ con trẻ gần mực thì đen gần đèn thì rạng.  Lại một lần Mạnh Tử vì trái lời mẹ dặn không chịu chuyên tâm học hành bỏ học về nhà chơi. Mạnh mẫu liến cầm lấy dao cắt đứt ngang tấm vải  trên khung đang dệt, xúc động dạy dỗ bảo ban: ''Con không đi học mà bỏ học thì chẳng khác nào mẹ đang chuyên tâm dệt vải mà chặt đứt nó vậy'', việc học tập phải nỗ lực dụng công, tích lũy thời gian thì mới nên thành tựu, kẻ không thú chí học hành không làm nên được việc lớn; phải giữ lòng kiên trì thì mọi  việc mới ắt thành nên'.

Ngoài ra còn rất nhiều hán bút thi tập cùng rất nhiều bộ môn khóa học khác như chiêm tinh thiên văn học, địa lý, toán học, sử học, lập bàn tính học thủ công và còn rất nhiều bộ môn quyển chương khác vào cuối tháng này kiểm tra Thuận Vinh cần phải nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Dù cho chàng có muốn viện cớ trốn học lười nhác biếng học thì Lý Kiên phó sử phu tử cũng không cho, cứ mỗi ngày làm tới làm lui những mẫu bài tập làm văn Nhị vương gia quả thật chẳng sao làm nổi, không biết một đống cổ văn khô khan khó học khó nuốt như thế này thì lão Tứ làm thế nào mà suốt nhiều tháng liền lại có thể ngồi không một chỗ thi chép ca thơ nhét hết vào trong bụng được; chứa đầy một bụng ca từ luận chữ thơ văn học hoài không biết miệng. Có khi thơ văn của nó bây giờ có thể lưu truyền trải khắp Cao Ly.

Thuận Vinh thật sự không phải là không có biết làm thơ...nhưng lại hay mắc vào một lỗi lầm khó tha bổng chính là hay làm những bài thơ cổ phong nói về chuyện ca ngợi yêu đương phong tình nhắng nhít không phù hợp với đề tài kỷ cương quốc pháp, trích dẫn cư điển ngôn từ trào phúng bậy bạ lộng quyền, số lần chàng ta thường hay bị những phu tử cùng lão sư gõ đầu bắt chép phạt không ít khi dám viết về đề tài 'uống rượu say hoa ngắm mỹ nhân, gương cung phiêu lãng đọ chí đất trời, đêm về hái đom đóm tước thược dược ngủ dưới trăng'. Rượu ngon quà bánh phàm phải có bạn hiền, bỏ lò đốt hương nguội tàng than. Chết dưới mẫu đơn có thành quỷ cũng biết chuyện nhân thái phong lưu.

{Một lần có dạo trước kia mới vào học đường Thôi Thuận Vinh cũng đã từng có dịp vui miệng trêu đùa một câu _ong bướm hữu tình nước chảy suối khe, đồi non nhô nhấp quả trĩu cành say trong bộ 'nhân gian châm biếm thơ thi tập' khiến Chí Huân phật ý bật khóc bỏ chạy ra ngoài, chàng hốt hoảng loảng hoảng rối rít xin tha thứ. Đã thế lại còn phải nhận tội rồi nhận về một tràng dài giáo huấn nghiêm khắc dạy dỗ từ phía thầy học Lý đại nhân.

- Vương gia... ngài học ở đâu những lời lẽ thô tục cận thiển này mà dám nói với tôi? Tôi là chỗ để cho ngài đùa cợt nhả biếm bông đùa danh dự đấy à? Tôi nhất định sẽ đem chuyện này đi mách với Huyền nương nương.

- Em ơi! Là do tôi nhất thời hồ đồ lỡ dại, tôi không hề có địch ý gì trêu khoái em đâu. Làm ơn đừng có tố cáo chuyện của tôi với mẹ mà.

Hiển nhiên Lý Kiên đại nhân sau khi biết chuyện đã rất giận phạt trách nghiêm trị, còn dành trọn hẳn một ngày để nghiêm túc chuyên tâm giáo huấn mài giũa uốn nắn xử trí Thôi Thuận Vinh.

- Nhị vương gia! Chí làm trai là nam nhân đầu đội trời chân đạp đất chân chính, phải hiểu rõ lý sự. Phải có hành vi đoan trang nhã nhặn, phải biết có chí phấn đấu rạng rỡ tổ tông phong độ ngời ngời, phải biết lấy quốc gia xã tắc làm trọng, phải biết không được phỉ báng chế nhạo việc học thất kính với bậc lão trưởng phu tử, càng không được chọc ghẹo đùa bỡn cao nhã người khác. ''Xã tắc luận chương chí trai thi tập'' cùng '' lễ nghĩa nhân đức gia quy Cao Ly bản quyển gồm 1000 chương'' có vẻ ngài vẫn chưa kịp chép nắm rõ thuộc lòng, vương gia hãy tranh thủ suy ngẫm trở về kiểm điểm mà chép nộp phạt lại 10 lần đi. Lần tới khi lão phu đến đây vương gia phải nghiêm túc chỉnh chu lại phép tắc chính mình, đừng tùy tiện trêu chọc người khác}.

Kể từ lần đó Nhị vương gia mới thật sự là biết cái gì là sợ chẳng dám tái phạm, nhưng thỉnh thoảng việc lười nhác vẫn còn. Và mỗi lúc như thế ngài đều mè nheo mua chuộc Lý công tử lược bỏ giảm bớt cho mình vài bài tập nhưng Chí Huân lại chẳng cho.

- Chí Huân à, có thể nào đổi lại cho ta một cách khác được không. Ngày nào cũng đều chỉ có học với học như thế, ta cảm thấy sắp chán ngấy rồi. Ta thật sự không thể nào học nổi nữa, có học cũng chẳng có nhét vô được chữ nào đâu.

- Nhị vương gia, chúng ta không quá thân thiết thân hữu bạn bè. Bối phận hiện tại lại vô cùng quá cách biệt. Ngài gọi ta như thế e để người khác nghe được chỉ tổ làm trò cười cho học thất. - Thư đồng họ Lý trước nay vô cùng rất ghét chuyện người kia cứ miệng mồm luôn gọi cậu là Huân nhi, có khi thì gọi thẳng khuê nhũ danh, ngày trước tên này cũng đâu đến nỗi gì đáng ghét thế mà chẳng hiểu sao chỉ mới có vài năm không gặp lại hắn lại còn ngang ngược hỗn đản phi lễ không biết chút gì là liêm sỉ tự trọng. Nhìn mặt cảm thấy quá đáng ghét không thể nào chứa chấp ưa nổi. Nếu không phải bởi vì hắn là Nhị vương gia thì mới được nể mặt thứ tha nguyên tội, không thì cậu sớm đã lấy đồ cày cuốc hay thứ gì đó nặng nặng đánh hắn từ lâu rồi chứ không phải để liên tục chịu đựng đến ngày hôm nay.

Trái ngước với thái độ lạnh lùng của thư đồng là một thái độ vui đùa nhã ý của Thôi Thuận Vinh, người này ngày còn bé đều đáng yêu phấn nộm hồng nhuận mũm mĩm yêu kiều trong rất hiền lành. Nhưng sau khi trổ mã lại thấp bé xinh đẹp nhưng tính tình thì lại quá đanh đá chua mồm không có chút dễ thương hiền từ gì cả. Ngay cả chuyện xưng tên cũng nghiêm khắc bắt bẻ, quả nhiên là con nhà quan sử vừa cao ngạo hàn tuyết khó gần lại khó đoán nổi tâm tư.

- Vậy theo Huân nhi. Ta phải gọi như thế nào thì mới phải phép đây?

- Gọi ta là Lý thư đồng, ta là thư đồng và cũng là người dạy dỗ giám sát ngài học. Không phải bằng hữu của ngài, cũng không phải là người thân.

- Không phải sắp tới chúng ta sẽ là người thân sao? Hôn ước giữa chúng ta vào ngày bé Huân nhi cũng đã sắp quên hết rồi sao? Hơn nữa khi ta đứng ở đó đợi em cũng sẽ không ném tú cầu cho ta sao? - Nhị vương gia thức thời đột ngột nhắc lại chuyện cũ, ngày trước đó chính là chuyện ước định phiên hội mã cầu thuở bé của bọn họ. Chính miệng anh đã từng hứa tại lễ hội ngày đó sau này sẽ cố gắng biến điều đó nhanh chóng trở thành sự thật, nhưng.... hình như có vẻ người kia đã quên mất rồi. Cũng sẽ không ở đó chờ ném cầu hẹn ước với anh.

Quả thật ngày trước mối hôn sự được định sẵn giữa cậu cùng Nhị vương gia, Lý thư đồng cả cuộc đời cũng không bao giờ dám quên. [Ngày còn ở đại hội săn bắn mùa hè năm đó... trong một lần Lý công tử được phụ thân cho phép dẫn đến xem xét dạo chơi hội trường tổ chức cuộc thi. Trong lúc người lớn chơi đánh đáo đánh mã cầu lúc bé lại vô tình nhặt được một sợi dây lụa buộc có màu hồng quấn trong dải băng nhìn như dây tơ hồng ở ngoài trái cầu, lúc ấy người cầm ở đầu dây bên này là Thuận Vinh còn người vô ý ngẩn ngơ tò mò đi lại cầm ở đầu dây còn lại thì lại là Chí Huân; và đó cũng chính là lần đầu tiên mà Nhị vương gia cùng với Lý thư đồng gặp gỡ. Hoàng thượng cùng Huyền phi nương nương lúc ấy vì nhìn thấy hai đứa trẻ chơi đùa đáng yêu lại hợp tuổi hợp tình có duyên tương hữu kỳ ngộ còn chẳng ngại trêu rằng sau này lúc Chí Huân chịu cưới hỏi hoặc gả đi thì người đầu tiên cậu ấy phải để tâm nhớ trước gả đến cửa thành là cậu nhóc con Thuận Vinh, thậm chí Nhị vương gia còn không ngại chơi trò ''giả làm buổi lễ thành thân'' khi lấy một tấm dải lụa đỏ choàng lên đầu người kia rồi lấy sợi dây mã cầu buộc lại giống như một trái châu hồng báo cưới hỉ rồi vui vẻ hào hứng cầm lấy tay người kia như dắt tay tân nương tử đi vòng quanh sân nhà (vòng quanh trường bắn) như dựa theo khuôn cách quy mô tổ chức một hôn lễ thật, để mặc cho đứa bé kia mặt mũi ngượng ngùng chín đỏ hết líu tíu nhìn phụ mẫu lại nhìn hoàng thượng cùng các vị nương nương nhưng cũng xấu hổ gật đầu mỉm cười chẳng biết gì làm theo. Lúc ấy Lý sử đại nhân cũng chỉ biết cười vui nói rằng nếu thật mọi chuyện đúng như sau này thì bọn họ sẽ dùng hết sức cống hiến cho vương thượng và dạy dỗ hậu thuẫn giúp đỡ đem tất cả Lý gia trở thành cánh tay đắc lực dưới trướng quyền của Nhị vương gia.

Lần gặp nhau ấy tuy rằng chỉ là chuyện trẻ con bồng bột vui đùa miễn cưỡng vô tình, song trong lòng Thôi Nhị lang lại chưa bao giờ nghĩ coi nó lại là trò đùa mà ngược lại Lý công tử cũng chưa từng suy diễn thành một lời đùa cợt vì miếng khăn lụa đỏ lần đó cậu vẫn còn giữ rất kỹ ngày đêm ôm ấp kề tay gối lòng làm tín vật. Như một lời hứa trước nay chưa từng thay đổi với Nhị gia, thậm chí sau một thời gian dài gặp lại đoạn tình cảm vẫn luôn nồng nàn thắm đượm như thế không hề phai nhạt. 'Đã bái đường gieo duyên cùng chàng thì kiếp này tâm nguyện thuộc về chàng nguyện cầu thành suốt cuộc đời không thay không đổi, nếu dây tơ hồng không phải vì chẳng se duyên buộc tóc cùng chàng thì cả đời này lòng không vương vấn việc chung ý tùy tâm'].

Khỏi phải nói khi biết chuyện người được chọn là thư đồng bên cạnh Thuận Vinh chính là cậu thì Chí Huân đã vui vẻ mong chờ biết chừng nào, chỉ là điều khiến cậu cảm thấy buồn bã chính là những lời nhắc nhở trước của phụ thân về việc Nhị vương gia quá ăn chơi đàn đúm quậy phá không giống gì với lúc xưa( vì không biết chuyện gắn mác giả vờ phá phách bài bạc của chàng). Nếu không nghiêm trị dạy dỗ thì sau này ngài sẽ có nhiều thói hư tật xấu làm ô danh ô nhục lưu danh sử sách bôi bác bôi nhọ hoàng triều, chưa kể triều đình vốn là một nơi hoàng quyền cá chậu chim lồng tranh đấu đổ máu như thế nào bọn họ còn làm sao chẳng biết, làm gì có phụ mẫu nào lại muốn đẩy con cái vào chốn giàu sang để nó quằn mình đấu tranh rồi còn mình thì ngồi không xỉa răng ăn sung mặc sướng mà hưởng lợi. Ai lại có thể nhẫn tâm làm như thế.

Vì thế nên ngoài mặt Lý Kiên vẫn răn đe nhắc nhở nhi tử Chí Huân hãy lạnh nhạt nghiêm chỉnh hầu hạ túc trực bên cạnh ngày đêm đèn sách giúp đỡ Thuận Vinh vực dậy an tâm chuyện học hành, còn ngài sẽ là người dạy dỗ chuyên trị khuyên răn can gián Nhị vương gia. Một là để ngài ấy ý thức được những việc làm sai trái của mình thì mới có thể buông bỏ để tạm thời chuyên tâm vào làm lại con đường khoa cử học hành, hai là khi ngài ấy đã có đủ năng lực bản lĩnh rồi thì mới có thể minh mẫn sáng suốt bảo vệ an toàn cho tính mạng của người khác và chân ái được. Tới lúc đó Lý sử đại nhân ngài mới an tâm giao lại cho trai cho Thôi Nhị lang; đến lúc đó họ sẽ tự khắc an phận quy về hỗ trợ dưới bàn tay quyền lực của vương gia.

- Tất nhiên là ta không quên, nhưng hiện tại chúng ta cũng không phải cái dạng mối quan hệ đó. Nếu như vương gia vẫn muốn ta đổi lòng vậy thì ngài hãy cố gắng chăm chỉ học hỏi tiến bộ thêm mỗi ngày đi. Như thế thì ta sẽ sớm để lòng mình chấp nhận tâm ý thành thật của vương gia.

- Nếu như ta có thể hoàn thành trước thời hạn thì em không được nuốt lời, nhất định phải mặc giá y đẹp nhất chờ ngày lành tháng tốt nghinh đón gả vào cửa nhà ta đấy.

- Chuyện tương lai không nói trước được điều gì. Vương gia phải biết tự mình thay đổi kiểm điểm lại tác phong học hành của mình, chuyện sau này thì hãy để đến nguyên cơ. - Chí Huân cũng có chút phấn khởi hài lòng vì biểu hiện tiến bộ quyết tâm của người kia nhưng không thể hiện ra ngoài mặt mà giấu niềm vui vào trong lòng. Ánh mắt óng ánh sáng rực có chút niềm mong chờ vào chuyện tương lai, trở thành tân nương xinh đẹp nhất của Nhị gia.

- Thôi được rồi, ta sẽ chấp nhận việc siêng năng rèn luyện tích cực học hành... nhưng bù lại em cũng phải nên thay đổi cách xưng hô đi, đừng có suốt ngày cứ gọi ta là Nhị vương gia này Nhị vương gia nọ nữa. Nghe thật là chói tai xa cách dặm trường, gọi cái tên nào đó của ta nghe gần gũi thiết thực êm tai hơn đi.

- Vậy thì... theo vương gia... ta phải gọi ngài như thế nào thì mới được cho là thích hợp đây?

- Tất nhiên là phải gọi tên của ta rồi... còn không thì, cứ gọi ta là Nhị lang. Thôi Nhị lang...

Hiển nhiên Chí Huân hiểu rõ tên tự tình lang đường lang chỉ để dành cho nương tử, tình nhân người trong mộng mới có thể gọi chứ nào người thường bạn đồng học lại có cái kiểu xưng hô như thế, chưa gì đã bắt cậu gọi anh ta là Lang quân rồi. Có chết cậu cũng không thèm xưng danh như thế. Nghe thật là xấu hổ ngượng chín mặt đi được mà, cái gì mà Nhị Lang, cái gì mà Hồ Hi( tên tự khác của Thuận Vinh), nghe thật chẳng có phép tắc xã giao gì cả. Còn lâu cậu mới chịu hạ mình như thế gọi nũng nịu chiều chuộng với ngài ta. Trong khi Nhị vương gia thì cười hì hì đoán rằng có lẽ phải sớm nữa thôi nhất định sẽ có người phải chịu gọi như thế với anh.

- Nhạt nhẽo, vô vị. Không một chút hợp quy tắc bối phận nào cả, ta nhất định sẽ không bao giờ gọi ra như thế đâu.

- Tùy Huân nhi cả thôi. Nhưng ta chắc chắn là em rồi sẽ sớm phải gọi như thế. Cứ thay đổi dần cho quen cách xưng hô đi.

Nhưng đáng buồn cho Nhị vương gia là mấy tuần nhập học tới vẫn không thấy ái nhân gọi tên của mình là Nhị lang, và vẫn như phép tắc cũ gọi là vương gia. Rồi sau đó vẫn là những tháng ngày rèn luyện thơ từ khóc cười ra nước mắt của ngài, và người xấu số sắp sửa được bị vua cha chỉ điểm có mặt đặt tên 'cho lên thớt' dâng lên đoạn đầu đài sắp tới chính là Thất vương gia và câu chuyện bi hài giữa vị hoàng tử thích chế thuốc và quận chúa của Bắc Hải, sau khi chuyện ngài dở mếu dở cười đòi tu hành và bị bắt về bởi thị vệ của đế quân....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro