Lời tái bản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cuốn «Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải» thời mới xuất bản, chủ yếu là để đề cao tố chất và năng lực phụ đạo của các phụ đạo viên. Một học viên mới thông thường nếu không tiếp thu được [nội dung cuốn sách này], thì sẽ mang đến tổn thất và can nhiễu cho Đại Pháp, do đó chỉ phát hành trong phạm vi nhỏ.
Từ khi các đệ tử toàn quốc khai triển học Pháp và thực tu, mọi người đã lý giải Đại Pháp được sâu sắc hơn. Thông qua thực tu đã thật sự thể hội được mối liên hệ khăng khít giữa sự hồng đại của Đại Pháp và đề cao tầng thứ, về nhận thức quả thực đã đề cao lên. Trong tình huống ấy, tôi quyết định tái bản phát hành cuốn «Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải» này. Nhưng mọi người cần chú ý một khuynh hướng: Đừng tìm cầu những thứ mới lạ trong Đại Pháp. Có những người xác thực vẫn không ngừng tìm xem tôi giảng những gì, có những sách nào mới, có tinh thần nào mới, như thế này như thế kia, v.v. Cần phải định cái tâm ấy xuống mà tu một cách hết sức thiết thực. Kỳ thực dù xuất bản bao nhiêu Kinh, cũng đều làm tài liệu phụ đạo cho cuốn «Chuyển Pháp Luân», chân chính chỉ đạo tu luyện là chỉ có «Chuyển Pháp Luân». Trong đó bao gồm nội hàm bắt đầu từ người thường một mạch cho đến cao vô tỷ, chừng nào chư vị tiếp tục tu, «Chuyển Pháp Luân» vĩnh viễn sẽ chỉ đạo chư vị tu luyện đề cao.
Cuốn «Chuyển Pháp Luân» không hoa lệ về văn chương bề mặt, thậm chí không phù hợp với ngữ pháp hiện đại. Tuy nhiên, nếu tôi dùng ngữ pháp hiện đại để chỉnh lý cuốn sách Đại Pháp này, thì sẽ xuất hiện một vấn đề nghiêm trọng: quy phạm kết cấu của ngôn ngữ văn chương tuy trau chuốt, nhưng lại không có nội hàm cao hơn và sâu hơn. Bởi vì dùng từ vựng quy phạm hiện đại là hoàn toàn không cách nào biểu đạt được chỉ đạo của Đại Pháp tại các tầng thứ khác nhau ở cao hơn và biểu hiện của Pháp tại mỗi từng tầng, cũng như không thể dẫn đến diễn hoá bản thể và công của học viên cùng các loại biến hoá về thực chất trong đề cao.
Bộ sách «Nghĩa Giải» này cũng xuất bản là để phụ đạo mọi người học «Chuyển Pháp Luân» được tốt hơn. Hy vọng rằng các đệ tử Đại Pháp hãy 'dĩ Pháp vi Sư', bài trừ can nhiễu, tu một cách hết sức thiết thực, đó chính là tinh tấn.
Lý Hồng Chí

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).
▪ bán khai ngộ: khai ngộ một phần; bán → một nửa, một phần.
▪ bản lai diện mục: bộ mặt nguyên vốn có (diễn trên chữ nghĩa bề mặt).
▪ bất lưu danh bất kể báo: [làm việc tốt mà] không để lại tên không tính được báo đáp (cách nói của người Hoa).
▪ bên này, bên kia: trong một số ngữ cảnh, bên này là để nói về phía bên không gian vật chất mà người thường nhận thức, tức là không gian chúng ta đang sinh sống, và bên kia là để nói về phía bên không gian khác.
▪ bổn và phác trong cụm từ phản bổn quy chân và phản phác quy chân: Chữ bổn (cũng đọc là bản) có hàm nghĩa là gốc rễ, cái nguyên bổn vốn có (ví dụ: nguyên bản, bản ngã). Chữ phác có hàm nghĩa thuần tịnh chất phác.
▪ chỉ thượng đàm binh: bàn chuyện quân sự trên giấy, trong bài tạm dịch là nói suông.
▪ chính thường: bình thường như cái lẽ nó phải thế; thường được dịch là bình thường.
▪ đầu đỉnh bão luân: ôm bánh xe trên đỉnh đầu (tên một động tác trong bài công pháp số 2).
▪ đỉnh thiên lập địa: sừng sững giữa trời đất.
▪ đồng: đồng nhân dân tệ Trung Quốc.
▪ huyền, cực, toàn, hư, hư giới: một số từ trong đoạn huyền Pháp chí cực, toàn Pháp chí hư. Huyền trong từ huyền bí; ngụ ý khó tin, thâm sâu, bí mật. Cực trong từ cực kỳ, thái cực; ngụ ý về cái cùng tột, cực điểm, cao xa sâu xa nhất. Toàn trong từ toàn cơ, toàn chuyển; hiểu là xoay chuyển. Hư trong từ hư không; cũng là nói về cái Không, cái Vô, cái không nhìn thấy được; hư giới cũng là chữ hư nghĩa này, với chữ giới trong từ thế giới, cảnh giới.
▪ Khí công Hiệp hội: Hiệp hội Khí Công.
▪ Khí công Khoa nghiên Hội: Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công.
▪ Khí công Nghiên Cứu Hội: trong bài dịch là Hội Nghiên cứu Khí Công.
▪ La Hán sơ quả: trong phân tầng của quả vị La Hán, sơ quả là bước đầu tiên (quả vị sơ cấp) (dịch giả diễn giải theo nghĩa bề mặt chữ).
▪ một hữu tiền bất năng dưỡng Đạo: không có tiền thì không thể dưỡng Đạo, tạm dịch trong bài này là có thực mới vực được Đạo.
▪ Nghiên cứu Hội: Hội Nghiên cứu.
▪ Nhân thể Khoa học Nghiên cứu Hội: Hội Khoa học và Nghiên cứu Nhân thể (thân thể người).
▪ Phật, Phật Đà: hai cách phiên âm sang tiếng Hán của cùng một từ Buddha tiếng Phạn.
▪ Phật thân, Phật thể: thân thể Phật; nhiều lúc từ này là nói về thân thể bất hoại, phân biệt với thân xác thịt (nhục thân).
▪ tẩy não: tẩy sạch ký ức trong não (nghĩa trong bài này); không phải là nhồi sọ một học thuyết hay lý tưởng nào đó (brainwash).
▪ tiếp dẫn: [vị Phật, Thần] đón tiếp lên thiên quốc (trong ngữ cảnh của bài này).
▪ tiểu đạo tiêu tức: tin tức theo đường nhỏ, tin không chính thức, tin đồn; trong bài này tạm dịch là những lời đồn.
▪ toàn cơ: cơ chế xoay chuyển; toàn → quay, xoay chuyển.
▪ trực chỉ nhân tâm: chỉ thẳng vào lòng người (diễn trên chữ nghĩa bề mặt).
▪ tương phụ tương thành: bổ trợ cho nhau, cùng đi đôi với nhau, song hành với nhau.
▪ xuất sơn: trong bài này được dịch là ra công chúng.
▪ xưng đại vương, làm đại vương: lập bang phái, băng hội và xưng vương xưng hùng một phương; trong bài này ý là tự đứng lên làm chủ.

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Dịch từ bản gốc tiếng Hán, 24-1-2017; có tham khảo bản tiếng Anh.
Đây là bản lưu hành trên Internet, chỉ để phục vụ cho học viên sử dụng với mục đích cá nhân tu học ở Việt Nam. Không tự ý dùng bản này để in ấn phát tán mà không xin phép.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lyhongchi