Mùa Xuân Nho Nhỏ (P1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tác giả - Tác phẩm

Tác giả:
+) Tiểu sử: Phạm Bá Ngoãn (1930 - 1980), Huế.
+) Sự nghiệp: Hoạt động văn nghệ cuối kháng chiến chống Pháp.
+) Đề tài: Gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
+) Phong cách: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cảm xúc đằm thắm, chân thành.

Tác phẩm:
+) Hcst: Năm 1980, khi ông đang lâm bệnh nặng, ít lâu sau qua đời.
+) Đề tài: Tình cảm với quê hương, thiên nhiên đất nước.
+) Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, khát vọng cống hiến cho cuộc đời.
+) Nhan đề: Ẩn dụ: Khát vọng cá nhân, dâng hiến cho cuộc đời, quê hương, đất nước.
+) Thể thơ: 5 chữ.
+) Bố cục: 3 phần: Nội dung.
+) Mạch cảm xúc: Cảm xúc mùa xuân thiên nhiên -> Cảm xúc mùa xuân đất trời -> Ước nguyện của nhà thơ.


Một số câu hỏi thường gặp


Câu 1: Giới thiệu đôi nét về Thanh Hải và bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

Gợi ý: 

*) Giới thiệu tác giả:
- Thanh Hải (1930 - 1980) quê ở Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
- Thuộc thế hệ nhà thơ quân đội, trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu.
- Giọng thơ Thanh Hải khi là tiếng thét căm thù quân xâm lược, khi là khúc tâm tình thiết tha của đồng bào, chiến sĩ Miền Nam gửi ra Miền Bắc. Sau khi đất nước thống nhất, thơ ông lại nhẹ nhàng, tinh tế, thiết tha trước vẻ đẹp của đất nước, con người trong thời kì mới - đất nước hồi sinh.

*) Gợi ý tác phẩm:
- Hcst.
- Nd.
- Nt:
+) Ngôn ngữ thơ.
+) Hình ảnh thơ.
+) Màu sắc bài thơ.
+) Bố cục hợp lý.


Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ.

- Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo; một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:
+) Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người.
+) Thể hiện ước nguyện dâng hiến của nhà thơ: muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình những lại rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời.
+) Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.


Câu 3: Nhận xét về hình ảnh "giọt long lanh" trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, có người nói đó là giọt sương, giọt mua xuân; có người lại cho rằng đó là âm thanh của tiếng chim trong câu thơ trước đó. Em chọn cách hiểu nào, vì sao?

- Có thể hiểu theo cách thứ hai về hình ảnh "giọt long lanh" trong câu thơ "Từng giọt long lanh rơi": giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. 

Vì: 

+ Theo cách hiểu thứ nhất phù hợp phong cách thơ mộc mạc, giản dị, chân thành của Thanh Hải: Đó là hình ảnh của giọt sương sớm, giọt mưa mùa xuân còn vương lại trên lá, long lanh dưới ánh sáng của trời xuân -> Dừng lại ở sự gợi tả vẻ đẹp tươi mới, mơn mởn tràn đầy sức sống.
+ Theo cách hiểu thứ hai: Đó là một liên tưởng độc đáo, dạt dào cảm xúc của tác giả - nó là giọt âm thanh trong trẻo, lảnh lót, ngọt ngào của tiếng chim vào buổi sớm mùa xuân -> Gợi không khí tưng bừng rộn rã của mùa xuân. Nếu hiểu theo cách này thì ở đây sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim (âm thanh) cảm nhận bằng thính giác chuyển thành giọt (hình khối) cảm nhận bằng thị giác. Như thế câu thơ mang tính nghệ thuật cao, không chỉ miêu tả mà còn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời lúc vào xuân.


Câu 4: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, ở khổ đầu tác giả dùng đại từ "tôi", sang phần sau lại dùng đại từ "ta". Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?

- Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đạt từ nhân xưng của chủ thể trữ tình "tôi" sang "ta". Điều này không phải ngẫu nhiên mà được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng của bài thơ.
+) Chữ "tôi" trong câu "Tôi đưa tay tôi hứng" ở khổ thơ đầu thể hiện cái tôi rất riêng, rất cụ thể của nhà thơ vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng với vẻ đẹp và sự sống mùa xuân. Nếu thay chữ "ta" thì sẽ không phù hợp cảm xúc riêng ấy.
+) Còn trong phần sau, khi bày tở tâm niệm tha thiết như một khát vọng dâng hiến những giá trị tinh túy của cuộc đời mình cho cuộc sống một lời nguyên ước. Hơn nữa tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, cái "tôi" của tác giả đã nói thay cho nhiều cái "tôi" khác, là ước nguyện dâng hiến, tiếng lòng của nhiều người, của cả một thế hệ. Nó, nhất thiết phải hóa thân thành "ta".
+) Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đã khẳng định sự hòa nhập cái tôi riêng vào cái chung.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro