Việt Bắc - đề 3 (18 câu thơ tiếp)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Việt Bắc – đề 3

Phân tích 18 câu thơ tiếp theo

"Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học I tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi ddefo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa."

A. Đặt vấn đề

Đoạn thơ dưới đây ghi lại những kỉ niệm, nỗi nhớ da diết của người đi với con người và cuộc sông sinh hoạt kháng chiến của người đi ở vùng chiến khu. Đây đồng thời cũng chính là lời đáp, lời khẳng định về ân tình cách mạng sâu nặng thủy chung, thắm thiết không phai của người đi với quê hương Việt Bắc.

B. Giải quyết vấn đề

I. Khái quát

Ra đời vào 1 thời điểm đặc biệt – "đêm giao thừa" của lịch sử đất nước, vì thế tác phẩm hội tụ nhiều tình cảm lớn của thời đại. Đó lầ cuộc chia tay của những con người đã cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với biết bao nghĩa tình sâu nặng. Người về với thủ đô, người ở lại chiến khu, liệu cuộc sống yên vui chốn thủ đô có làm người đi quen những tháng ngày kháng chiến gian khổ, quên nơi đã đùm bọc chở che? Bài thơ ra đời như 1 lời khẳng định về đạo lí thủy chung không quên cội nguồn của những con người kháng chiến và dân tộc Việt Nam với quê hương Việt Bắc.

II. Phân tích

1. Nỗi nhớ thiên nhiên Việt Bắc

"Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia sông Đáy, suối Lê vơi đầy."

- Mở đầu dòng hoài niệm nhà thơ so sánh nỗi nhớ thủy chung về Việt Bắc với nỗi nhớ người yêu – một cung bậc của tình cảm riêng tư "nhớ gì như nhớ người yêu". Mượn tâm trạng tình yêu đôi lứa để diễn tả tình nghĩa cách mạng, nhà thơ đã khiến cho chuyện cách mạng chính trị kháng chiến trở nên gần gũi, dễ đi vào lòng người. Cách diễn đạt này cũng giúp người đọc cảm nhận được mức độ da diết sâu nặng trong nỗi nhớ của người đi với chiến khu Việt Bắc

- 3 câu tiếp, nhà thơ sử dụng biện pháp khái quát phác họa để ghi lại vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của thiên nhiên Việt Bắc ở mọi thời gian và không gian khác nhau. Ánh sáng lầ vẻ đẹp trong đêm trăng núi rừng Việt Bắc. Là vẻ đẹp yên bình của nương rấy trong ánh nắng chiều vàng lụa "trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương". Còn là vẻ đẹp nên thơ của bản làng trong khói sương mơ màng che phủ. Là vẻ đẹp đặc trưng của các bản làng Việt Bắc "nhớ từng bản khói cùng sương". Và là hình ảnh bếp lửa hồng bập bùng sớm khuya giúp xua tan đi cái lạnh giá "sớm khuya bếp lửa người thương đi về."

- Đoạn thơ chủ yếu sử dụng bút pháp phác họa mà tinh tế, thâu tóm được vẻ đẹp sinh động, có hồn và cũng rất đặc trưng của cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc. Hình ảnh con người xuất hiện chỉ như 1 nét chấm phá trên nền bức tranh thiên nhiên mênh mông, nhưng đã đem lại sự ấm áp yêu thương cho cảnh vật. Từ "người thương" gợi lên bao tình cảm tha thiết trìu mến bởi tất cả nhân dân Việt Bắc với những người đi đều vô cùng gần gũi, thân thương. Đoạn thơ cho thấy rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, tính chất trữ tình chính trị giọng điệu tâm tình ngọt ngào thương mến rất riêng của nhà thơ Tố Hữu.

- 2 câu thơ sau, hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trở nên vô cùng gắn bó thân thiết với người đi, nỗi nhớ của người đi như ôm trùm mọi địa điểm không gian Việt Bắc.

"Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia sông Đáy, suối Lê vơi đầy."

2. Nỗi nhớ cuộc sống sinh hoạt kháng chiến

- Nhớ về chiến khu, người đi nhớ da diết cuộc sống và những con người nơi đây, mặc dù cuộc sống ấy chẳng có gì cả. Đó là một cuộc sông khó khăn, đói rét thiếu thốn triền miên được hiện lên qua các hình ảnh "chia củ sắn lùi", "sẻ bát cơm", "đắp cùng chăn". Đặc biệt hình ảnh "người mẹ nắng cháy lưng/ địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô" vừa gợi lên hình ảnh một cuộc sống lam lũ khó nhọc vất vả của người phụ nữ lao động miền núi, chịu thương chịu khó, tần tảo sớm hôm.

- Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng luôn chứa đựng nghĩa tình cách mạng sâu nặng thủy chung mà người đi nhớ mãi không quên.

"Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng."

Cụm từ "mình đây ta đó" cho thấy nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến gắn bó như 1 cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. 2 từ "thương nhau" được đặt ở đâu câu nhằm lí giải cội nguồn nghĩa tình kháng chiến, 1 vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết dân tộc, xuất phát từ đạo lí cao cả của những con người Việt Nam.

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người tỏng 1 nước phải thương nhau cùng"

- Cụm từ "chia củ sắn lùi", "bát cơm sẻ nửa", "chăn sui đắp cùng" ngợi ca tinh thần đùm bọc sẻ chia, tương thân tương ái của nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến. Đặc biệt hình ảnh "chăn sui đắp cùng" gợi đến câu thơ "đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" – Đồng chí (Chính Hữu). 2 câu thơ cùng nói về núi rét nhưng không hề thấy giá rét mà ngược lại ấm áp nghĩa tình đồng chí đồng đội, tình quân dân thắm thiết. Nhà thơ khắc họa hình ảnh một cuộc sông đơn sơ, nghèo khó là để làm nổi bật lên tình người, nghĩa tình sâu nặng thắm thiết của 1 người dân Việt Bắc với cách mạng, với kháng chiến.

- Hình ảnh cuộc sông kháng chiến tuy gian khổ nhưng đều yêu vui, ấm áp, tinh thần lạc quan yêu đời. Núi rừng rợn vang âm thanh của những lớp "bình dân học vụ", rộn ràng tiếng cười nói, tiếng hát tràn ngập 1 tinh thần lạc quan vui tươi, tinh thần lao động học tập hăng say.

"Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo."

- Đây chính là tinh thần "tiếng hát át tiếng bom", tinh thần lạc quan cách mạng, một sức mạnh đã giúp chúng ta có ý chí mạnh mẽ vượt mọi khó khăn gian khổ để dành chiến thắng trên con đường chiến đấu gian khổ đầy chông gai. Đoạn thơ đã làm ngời sáng lên vẻ đệp của ý chí tinh thần tâm hồn dân tộc.

- 2 câu thơ cuối khắc họa nổi bật vẻ đẹp yên tinh của cuộc sống kháng chiến qua âm thanh "tiếng mõ" và "tiếng chày" giã gạo vang vọng trong không gian rừng đêm yên tĩnh. Những câu thơ viết về khung cảnh thời chiến mà thanh bình yên ả như không hề có dấu vết của bom đạn chiến tranh. Vẻ đẹp đầy chất thơ của khung cảnh thiên nhiên và cuộc sông nơi miền sơn cước đã được Tố Hữu khắc họa qua những vần thơ tinh tế có hồn và sức biểu cảm.

III. Nghệ thuật

- Đoạn thơ cho thấy rõ nét dặc trung của phong cách nghệ thuật Tố Hữu và biểu hiện rõ tính dân tộc trong thơ. Chuyện nghĩa tình cách mạng chính trị, chuyện lịch sử được Tố Hữu khéo léo diễn tả thông qua việc sáng tạo 1 bối cảnh chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ở và người đi – biểu trưng cho 2 nhân vật trữ tình lớn của thời đại là nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến. Nhà thơ đã mượn tâm trạng tình yêu đôi lứa để diễn tả thành công nghĩa tình cách mạng.

- Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca, cùng với việc vân dụng nhuần nhuyễn linh hoạt 2 đại từ "mình – ta" đã giúp nhà văn bộc lộ sâu sắc tâm trạng lưu luyến, nhớ thương, tình cảm gắn bó sâu nặng thủy chung, nghĩa tình quân dân thắm thiết, tình đoàn kết dân tộc, truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam.

- Thể thơ lục bát của dân tộc cùng giọng điệu tâm tình ngọt ngào thương mến đã khiến cho chuyện cách mạng chính trị trở nên gần gũi và dễ đi vào lòng người.

C. Kết thúc vấn đề

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro