Việt Bắc - đề 1 (8 câu đầu)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Việt Bắc – Tố Hữu

Cảm nhận 8 câu thơ đầu

"Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn mây nhớ núi nhìn sôn nhớ nguồn

Tiếng ai thiết tha bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay."

A. Đặt vấn đề

Nói về chiến dịch Điện Biên Phủ, nhà thơ Tố Hữu từng viết: "Chín năm lên 1 Điện Biên – Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng". Ngày 07/05/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại kết thúc, kháng chiến chống Pháp thành công. Ngày 21 tháng 1 năm 1954, hiệp định Gionevo về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện lịch sử trọng đị này đã khơi nguồn cảm hứng dạt dào để Tố Hữu – nhà thơ trữ tình chính trị – lá cờ đầu thơ ca cách mạng Việt Nam – sáng tác bài thơ Việt Bắc. Đây được coi là bản hùng ca và cũng là khúc tình ca về cuộc sống kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến mà ở bề sâu của nó là truyền thống đạo lí ân tình thủy chung không quên cội nguồn của dân tộc Việt Nam. 8 câu thơ đầu tiên khái quát cảm hứng, mở ra 1 khung cảnh chia tay đầy bùi ngùi, lưu luyến

(trích thơ)

B. Giải quyết vấn đề

I. Khái quát

Ra đời vào 1 thời điểm đặc biệt – "đêm giao thừa" của lịch sử đất nước, vì thế tấc phẩm hội tụ nhiều tình cảm lớn của thời đại. Đó là cuộc chia tay của những con người đã cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với biết bao nghĩa tình sâu nặng. Người về thủ đô, người ở lại chiến khu, liệu cuộc sống yên vui chốn thủ đô có làm người đi quên những tháng ngày kháng chiến gian khổ, quên nơi đã đùm bọc, chở che? Bài thơ ra đời như 1 lời khẳng định về đạo lí thủy chung không quên cội nguồn của những con người kháng chiến và cả dân tộc Việt nam với quê hương cách mạng Việt Bắc. 8 câu thơ đã khắc họa nổi bật bối cảnh chia tay bịn rịn nhớ thương.

II. Phân tích

1. Lời người ở lại

- Câu chuyện nghĩa tình cách mạng được nhà thơ Tố Hữu khéo léo diễn tả thông qua việc sáng tạo 1 cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ở (nhân dân Việt bắc) và người đi (cán bộ kháng chiến). Người ở lại cất lời trước như nhắn nhủ thiết tha với người đi (trích 4 câu thơ đầu)

- Hai từ "mình – ta" thường được sử dụng trong cảnh hát giao duyên giữa hai nhân vật trữ tình là con trai và con gái có mối quan hệ tình cảm gần gũi thân thiết. Nhà thơ mượn lối xưng hô quen thuộc để diễn tả tâm trạng, tình cảm lớn của thời đại

- Lối diễn tả quen thuộc của ca dao dân ca khiến lời thơ mang âm hưởng ngọt ngào thắm thiết. Đồng thời mở ra bối cảnh chia tay bùi ngùi lưu luyến như khung cảnh giã bạn của những hội xuân xưa

"Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"

"Mình về ta chẳng cho về

Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ"

- Ở đây Tố Hữu dùng hình thức câu hỏi tu từ "mình về mình có nhớ ta / mình về mình có nhớ không" kết hợp với biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc liên tiếp trong câu 1 và câu 3 không chỉ bộc lộ tình cảm nhớ thương da diết mà còn thể hiện nỗi niềm băn khoăng, trăn trở của người ở lại: "liệu người đi có còn nhớ những con người và năm tháng kháng chiến gian khổ ở chiến khu Việt Bắc này hay không?"

- Câu thơ thư 2 "mười lăm năm ấy..." đã khắc họa 1 dòng thời gian dằng dặc gợi lại cả 1 quá khứ lịch sử nhiều gian khổ hi sinh song cũng rất đỗi tự hào, từ những ngày đầu lập căn cứ đến khi kháng chiến kết thúc thắng lợi. Các tính từ "mặn nồng, thiết tha" diễn tả nghĩa tình gắn bó sâu nặng, thắm thiết thủy chung, sắt son với biết bao kỉ niệm, ân tình kháng chiến giữa đồng bào Việt Bắc với những cán bộ cách mạng.

- Câu thơ thứ 4 "nhìn mây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn" chính là lời nhắn nhủ, gửi gắm niềm mong mỏi thiết tha và tin tưởng vững chắc của người ở lại với người đi. Câu thơ sử dụng 1 hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng ẩn dụ, trong đó "cây và sông" là ẩn dụ cho không gian miền xuôi còn "núi và nguồn" là biểu tượng cho chiến khu Việt bắc, cũng là cội nguồn của kháng chiến, câu thơ nhắc đến đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Những câu thơ không chỉ bộc lộ lời nhắn nhủ tha thiết của người ở lại , mong người đi không quên quê hương cách mạng Việt Bắc mà còn là lời khẳng định chắc chắn của người đi về đạo lí thủy chung không quên cội nguồn của con người Việt Nam với chiến khu Việt Bắc.

2. Lời người ra đi

- Thấu hiểu tâm tư và đáp lại niềm mong mỏi của người ở lại, người đi khẳng định lòng thủy chung son sắt tỏng giây phút lưu luyến, bồi hồi lúc chia tay (trích 4 câu tiếp theo)

- Lời của người đi mở ra 1 bối cảnh phân li đầy lưu luyến, nhớ thương, nỗi buồn li biệt dâng trào khiến cả kẻ ở lẫn người đi đều xúc động nghẹn ngào, không lỡ bước đi. Trong tâm trạng của người đi đan xen biết bao cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp với niềm vui ngày chiến thắng gắn liền với nỗi buồn phải chia li, ngày trở về sum họp với quê hương cũng là ngày phải giã biệt Việt Bắc – quê hương thứ 2 của những người kháng chiến. Nhà thơ đã sửu dụng những từ ngữ tinh tế, biểu cảm để khắc họa tâm trạng bùi ngùi, lưu luyến dùng dằng nửa muốn ở nửa muốn đi của người kháng chiến "thiết tha, bâng khuâng, bồn chồn".

- Biện pháp hoán dụ đặc sắc trong câu "áo chàm đưa buổi phân li" đã tạo nên những ý nghĩa liên tưởng phong phú. "Áo chàm: là sắc áo đặc trưng, là vật dụng gần gũi của đồng bào dân tộc, ở đây được dùng để chỉ nhân dân Việt Bắc. Cách diễn đạt của nhà thơ gợi liên tưởng tất cả nhân dân Việt Bắc đều tham sự vào cuộc chia tay đầy lưu luyến này, cả không gian núi rừng rộng lớn nhưng người đi chỉ thấy người ở lại. Trong giây phút li biệt, sắc áo ấy như hóa thành màu của li biệt nhớ thương.

- Bao nỗi xúc động dâng trào khiến người đi nghẹn ngào không thể cất nổi lời từ biệt "cầm tay nhau biết nói gì hôm nay". Những cử chỉ đơn sơ mà cảm động ẩn giấu vào nhiều điều sâu kín, bao nỗi nhớ thương. Có quá nhiều kỉ niệm và ân tình cách mạng mà không ngôn từ nào có thể diễn tả hết. Nhà thơ đã vô cùng sâu sắc và tinh tế khi chỉ dùng cái cầm tay và sự lặng im mà đã diễn tả tọn vẹn nỗi lòng, tình cảm mà kẻ ở người đi dành cho nhau.

III. Nghệ thuật

- Đoạn thơ cho thấy rõ các nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu và biểu hiện rõ tính dân tộc tỏng thơ. Chuyện nghĩa tình cách mạng, chuyện lịch sử và chính trị được Tố Hữu khéo léo diễn tả thông qua việc sáng tạo một bối cảnh chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ở người đi – biểu trưng cho 2 nhân vật trữ tình lớn của thời đại là nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến, nhà thơ đã mượn tâm trạng tình yêu đôi lứa để diễn tả thành công nghĩa tình cách mạng.

- Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca, cùng với việc vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt với 2 đại từ "mình – ta" đã giúp nhà thơ bộc lộ sâu sắc tâm trạng lưu luyến nhớ thương, tình cảm gắn bó sâu nặng thủy chung, nghĩa tình quân dân thắm thiết, tình đoàn kết dân tộc, truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt nam.

- Thể thơ lịc bát của dân tộc cùng với giọng điệu tâm tình ngọt ngào thương mến đã khiến cho chuyện cách mạng chính trị trở nên gần gũi và đi vào lòng người.

C. Kết thúc vấn đề

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro