Tây Tiến - Quang Dũng (14 câu đầu)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




Tây tiến – Quang Dũng

Phân tích 14 câu đầu của bài Tây Tiến.

A.   Đặt vấn đề

Quang Dũng là 1 cây bút tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và là 1 nghệ sĩ đa tài, hoạt động nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực (thơ, văn, nhạc, họa). Tác phẩm phẩm của ông biểu hiện cho 1 hồn phóng khoáng, lãng mạn, 1 cái tôi hào hoa, thanh lịch. "Tây tiến" được viết năm 1948, là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật và hồn thơ Quang Dũng. Bao trùm bài thơ là 1 nỗi nhớ da diết đông đội và mảnh đất miền Tây – nơi ghi dấu những tháng năm gian khổ mà rất đỗi hào hùng của 1 thế hệ thanh niên Việt Nam "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". 14 câu thơ đầu tiên của tác phẩm đã vẽ lên 1 bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, mĩ lệ để làm nền khác họa nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp quả cảm mà lãng mạn hào hoa.

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."

B.    Giải quyết vấn đề

I.                   Khái quát

-         Hoàn cảnh sáng tác: "Tây Tiến" là tên của 1 đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947 (có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và miền tây bắc bộ Việt Nam). Thành phần xuất thân của những người lính Tây Tiến hầu hết là học sinh sinh viên Hà thành. Họ là những người lính trẻ trung, hào hoa, lãng mạn, lạc quan yêu đời và chiến đấu dũng cảm. Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân cho đến cuối năm 1948 thì chuyển đi nhận nhiệm vụ ở 1 đơn vị khác. Vào 1 buổi chiều cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ da diết về đồng đội và đơn vị cũ, Quang Dũng đã sáng tác bài thơ "nhớ Tây Tiến" sau đổi thành "Tây Tiến". Tác phẩm được in trong tập "mây đầu ô" xuất bản năm 1986

-         Bài thơ có sự hòa quyện giữa bút pháp lãng mạn và bút pháp hiện thực nhưng chủ yếu là cảm hứng lãng mạn. Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên với những hình ảnh có tính đối lập, tương phản – vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình. Người lính Tây Tiến được khắc họa với vẻ đẹp lí tưởng, phi thường, có sự hòa quyện giữa chất bi và chất tráng, giữa cổ điển và hiện đại, giữa vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa. Chất thơ, nhạc, họa được kết hợp hài hòa với nhau để tạo thành vẻ đẹp "thi trung hữu họa", "thi trung hữu nhạc".

ð 14 câu thơ đàu đã làm nổi bật đặc trưng phong cách nghệ thuật của Quang Dũng qua việc khắc họa vẻ đẹp của người và cảnh trong nỗi nhớ của người ra đi

II.                Phân tích

1.     Cảm hứng chủ đạo

"sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi"

-         Cảm hứng chur đạo của bài thơ được nằm ngay trong 2 câu đầu, đó là một nỗi nhớ da diết, mênh mang, bao trùm mọi không gian, thời gian

-         Câu thơ thứ nhất vang lên như 1 tiếng gọi "Sông mã ...ơi". Hình ảnh đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của nhà thơ là 1 dòng sông Mã anh hùng – 1 biểu tượng chứa đựng linh hồn của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ đồng thời là địa bản hoạt động của đoàn binh Tây Tiến. Chính vì thế, sông Mã trở thành ngọn nguồn của nỗi nhớ và cảm hứng sáng tác. Cụm từ "tây tiến ơi" như tiếng gọi một người bạn thân thương bởi "tây tiến" không chỉ là tên cuẩ 1 binh đoàn, không chỉ gắn với 1 vùng đất mà còn lưu giữ trong đó bao nhiêu kỉ niệm, nỗi nhớ da diết, sâu nặng của 1 người lính Tây Tiến.

-         Câu thơ thứ hai từ "nhớ" được lặp 2 lần cùng với nghệ thuật phối âm "ơi" trong câu 1 với "chơi vơi" khắc họa 1 nỗi nhớ da diết, hụt hẫng, khôn nguôi trong lòng người. Nỗi nhớ ấy đã đưa tâm hồn nhà thơ về với những kỉ niệm vẹn nguyên, tươi mới về chiến trường và đồng đội cũ.

2.     Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc

·        Nhận xét: ấn tượng đầu tiên về thiên nhiên, núi rừng Ttây Bắc là 1 vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa diễm lệ nên thơ, được khắc họa qua những câu thơ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm với sự kết hợp của bút pháp lãng mạn – hiện thực.

a.      Vẻ đẹp hư – thực được phác họa gợi cảm qua 2 câu thơ

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

-         Hai câu thơ gợi lên không khí huyền bí, hư ảo vừa hiện thực lại vừa thơ mộng trữ tình của núi rừng miền Tây. Trước hết, câu thơ tả thực về những con đường hành quân gian khổ, đi qua những miền đất lạ, mà ngay cả tên gọi "Sài Khao", "Mường Lát" đã gợi 1 sự hoang vu, kì bí.

-         Đất trời chìm ngập trong sương mù, mây mờ dày đặc chê phủ. Sương khói là nét đặc trunwg của núi rừng miền Tây từng được khắc họa trong nhiều tác phẩm:

"nhớ từng bản khói cùng sương" – Việt Bắc (Tố Hữu)

-         Cụm từ "sương lấp đoàn quân mỏi" khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính dãi dầu mỏi mệt trên con đường hành quân gian khổ. Song yếu tố lãng mạn đã phần nào làm giảm nhẹ thực tế khắc nghiệt của cuộc chiến đấu, sau màn khói sương hư ảo, hình ảnh đoàn binh đẹp mơ hồ, mờ ảo.

-         Câu thơ 'Mường Lát hoa về trong đêm hơi" là 1 sáng tạo tài hoa của thi nhân. Biện pháp nhân hóa "hoa về" được nghệ thuật phối thanh 6/7 là thanh bằng và hầu hết không dấu diễn tả được trạng thái nhẹ nhàng, chơi vơi của sương khói, hương hoa và hồn người. Bên cạnh đó, nghệ thuật ẩn dụ chuyênr đỏi cảm giấc, câu thơ làm nổi bật vẻ đẹp sống động, huyền ảo, có hồn ủa sắc hoa, hương khói vùng cao

-         Theo dòng kí ức, những kỉ niệm hiện về đẹp đẽ, lung linh, huyền ảo qua ngòi bút lãng mạn của thi nhân

b.     Địa thế hiểm trở, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc được khắc họa nổi bật qua 4 câu thơ

"dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

-         Đoạn thơ khai thác triệt để biện pháp đối lập tương phản ở cả 2 mặt âm thanh và hình ảnh giữa 3 câu đầu và 1 câu cuối. Nếu như 3 câu đâu hầu như sử dụng những thanh trắc rất gắt với những nét bút rắn ròi, khỏe mạnh để khắc họa 1 địa thế dữ dội. Gập ghềnh thì câu cuối lại hoàn toàn là vần bằng với nét bút tinh tế, mềm mại, uyển chuyển đã vẽ lên 1 khung cảnh, không gian bằng phẳng, yên bình thơ mộng. Nghệ thuật đối lập tạo nên những câu thơ rất giàu chất nhạc và họa

-         Ba câu đầu địa hình hiểm trở dữ dội được tác giả làm nổi bật thông qua nhiều biện pháp nghệ thuật và cách dùng từ độc đáo. Nghệ thuật phối âm, phối thanh hài hòa đã tạo nên những câu thơ giàu tính nhạc, nhịp điệu. Đan xen với những thanh trắc rất gắt là những thanh bằng rất trầm. Đoạn thơ còn sử dụng nhiều từ láy tượng hình như "khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút" phối hợp với biện pháp điệp từ, liên tiếp như "dốc .. dốc" "ngàn thước.. ngàn thước"

=> Giúp khác họa sự hiểm trở gập ghềnh dữ dội của địa hình mà cả sâu cao xa đều ở tận cùng

-         Đặc biệt câu  "ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" sử dụng nhịp 4/3, ngắt câu thơ thành 2 vế đối lập, vẽ lên 1 đường gấp khúc hoàn toàn tương phản để diễn tả thế chênh vênh, hiểm trở của dãy núi: đang lên cao vô cùng lại đột ngột xuống thấp vô tận. Những câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc những con đường hành quân gian khổ với những bước chân nhọc nhằn gian nan của người lính đi qua những "núi cao" "cồn mây" "vực sâu". Hết dốc này vực này lại đến đỉnh đèo khác, điệp điệp trùng trùng vô cùng vô tận

-         Câu cuối "nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" là 1 sáng tác tài hoa của nhà thơ. Trong câu toàn vần bằng không chỉ mở ra 1 khoảng không gian mênh mang bát ngát mà còn tạo nên giai điệu du dương, ngân nga cho lời thơ. Và gợi lên cái nhẹ nhàng, thư thái yên bình trong tâm hồn con người. Giữa những chặng đường hành quân gian khổ, người lính dừng chân nơi lưng chừng núi, phóng tầm mắt ra xa bắt gặp 1 bình nguyên bao la với vài nếp nhà đơn sơ ẩn chìm sau màn mưa xa hút. Nhà thơ chỉ sử dụng 1 nét phác họa đơn sow mà tinh tế có hồn để làm hiện cả 1 khung cảnh thiên nhuên và cuộc sống con người thanh bình yên cả nơi sơn cước. Vẻ đẹp thơ mộng thanh bình của cảnh đã làm vơi đi nỗi vất cả nhọc nhằn của người lính trên đường hành quân gian khổ.

c.      Núi rừng kì bí hoang vu được khắc họa qua 2 câu thơ

"chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"

-         Nhà thơ chọn thời điểm, âm thanh để miêu tả và làm nổi bật sự rùng rợn, huyền bí, âm u của núi rừng. Cách khắc họa thời gian bằng những từ ngữ "chiều chiều", "đêm đêm" không chỉ có tác dụng gợi tả những khoảng thời gian kì bí, vô tận mà còn mở ra những khoảng không gian mênh mang.

-         Chọn 2 âm thanh đặc trưng để làm nổi bật sự ghê rợn của rừng thiêng "thác gầm thét" như chất chứa trong sâu thẳm mạch ngầm của dòng chảy – cái oai linh hồn thiêng của núi rừng, "cọp gầm" như trêu người đã gợi cảm giác rùng rợn về một vùng đất hoang sơ không dấu người – rừng thiêng nước độc, chỉ có thiên nhiên và thú dữ

-         Những câu thơ khắc họa hình ảnh nổi bật của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng để làm nền cho sự xuất hiện của hình ảnh người lính Ttây Tiế với vẻ đẹp ảnh dũng mà lãng mạn hào hoa

3.     Hình tượng người lính Tây Tiến

a.      Người lính Tây Tiến khi đối mặt với khó khăn gian khổ không hề có dấu hiệu nhụt chí chán nản mà ngược lại toát lên một vẻ đẹp quả cảm và tinh thần lạc quan yêu đời. Cụm từ "súng ngửi trời" là 1 biện pháp nhân hóa, một liên tưởng độc đáo thú vị của những người lính trẻ. Đồng thời thấy được cả "tư thế" lẫn "tâm thế" của người lính khi đối diện với gian khổ hiểm nguy. Ở độ cao chóng mặt đi giữa những cồn mây, người lính vượt qua nỗi nhọc nhằn bằng những tiếng cười lạc quan. Câu thơ còn lầm hiện lên vẻ đẹp sừng sững hiên ngang của người lính Tây Tiến giữa mây trời Tây bắc.

b.     Người lính Tây Tiến khi đối mặt với mất mát hi sinh không hề thấy dấu hiệu của sự sợ hãi lùi bước. Ở họ toát lên 1 vẻ đẹp, sự hi sinh thầm lặng mà rất đỗi cao quý, anh dũng. Nhà thơ phơi bày rõ hiện thực khốc liệt của chiến tranh với những mất mats hi sinh

"anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

-         Câu thơ viết về thực tế chiến tranh nhưng được chi phối bởi cảm hứng lãng mạn nên ít nhiều giảm nhẹ đau thương. Bên cạnh đó biện pháp nói giảm nói tránh "không bước nữa" "bỏ quên đời" khiến cái chết hiện lên không đáng sợ, mà chỉ giống như người lính đang đi vào 1 giấc ngủ thanh thản, bình yên.

-         Màu sắc cổ điển và hiện đại: người lính hiện lên với 1 vẻ đẹp ngang tàn kiêu hãnh, vừa phảng phất tinh thần tráng sĩ cổ điển "coi cái chết nhẹ tựa lông hồng", vừa thấm đẫm khí phách của những anh hùng vệ quốc quân thời đại chống Pháp sẵn sàng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Ngời sáng lên vẻ đẹp cao quý "sẵn sàng hiến dâng thanh xuân cho tổ quốc".

c.      Người lính Tây Tiến khi đối diện với cuộc sống đời thường thì hiện lên vẻ đẹp của những tâm hồn hào hoa lãng mạn, dạt dào cảm xúc:

"nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

-         Nhớ về Tây Tiến, người đi không thể không nhớ đến những bản làng dừng chân giữa những chặng đường hành quân. "nhớ ôi ..." như 1 tiếng lòng không thể kìm nén được bật trào ra với bao cảm xúc trìu mến thiết tha của "người đi" với "con người và mảnh đất biên cương xa xôi" khiến bữa ăn hàng ngày trở nên ấm áp lạ lùng. Đồng thời vẽ lên 1 khung cảnh cuộc sống yên bình thơ mộng nơi miền sơn cước. Mùi hương nếp mới đọng lại hương vị khó quên trong lòng người không chỉ vì đây là đặc sản Tây Bắc mà cơ bản vì thấm đượm trong đó hương vị nồng ấm của tình người, tình quân dân thắm thiết.

-         Câu cuối đoạn "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" là 1 sáng tạo tài hoa của nhà thơ, phép đảo ngữ và cách dùng từ mới lạ trong cụm từ "Mai Châu mùa em" khiến ý thơ trở nên tình tứ đáng yêu. Bên cạnh đó nghệ thuật phối thanh 6/7 là thanh bằng đã giúp diễn tẩ tâm trạng bang khuâng, xao xuyến những cảm xúc êm đềm, dịu ngọt đang len vào trong trái tim của những người lính trẻ lãng mạn hào hoa

III.             Nghệ thuật

Đoạn thơ sử dụng dày đặc các biện pháp tu từ như điệp, đối, tương phản, nhân hóa, nói giảm nói tránh ẩn dụ chuyển đổi cảm giácc. Bên cạnh đó nghệ thuật phối âm tài hoa tinh tế kết hợp phối thanh bằng trắc uyển chuyển linh hoạt cùng với những câu thơ sử dụng nhiều vần bằng đã giúp tạo nên những câu thơ giàu tính nhạc và nhịp điệu để qua đó khắc họa nổi bật đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc và vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.

C.    Kết thúc vấn đề

Qua ngòi bút tài hoa tinh tế của Quang Dũng, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên vừa hoang sơ, hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình. Trên cái nền kì vĩ khoáng đạt của thiên nhiên ấy, hình tượng người lính Tây Tiến được khắc họa nổi bật với 1 vẻ đẹp ngang tàng cốt cách hùng tráng, một tinh thần lạc quan yêu đời và 1 tâm hồn lãng mạn hào hoa. Đoạn thơ đã minh chứng cho thấy tài năng nghệ thuật xuất sắc của Quang Dũng, đồng thời góp phần đưa "Tây Tiến" trở thành 1 trong những thi phẩm đặc sắc nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro