So sánh Tràng với Chí Phèo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A. Đặt vấn đề - (mở bài)

(Khái quát chung về đề tài). Hình tượng người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 với số phận bi kịch và phẩm chất cao đẹp là đề tài sáng tác được nhiều nhà văn khai thác thành công.

Tiêu biểu trong số đó là hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao (sáng tác năm 1941) và Tràng trong tác phẩm vợ Nhặt của tác giả Kim Lân (sáng tác 1955 in trong tập "con chó xấu xí" sáng tác năm 1962)

Hai nhân vật được đặt vào những hoàn cảnh (bối cảnh sáng tác) khác nhau, được khái quát từ góc độ của hai nhà văn thuộc hai khuynh hướng sáng tác khác nhau, nhưng đều có sự tương đồng về số phận và phẩm chất. Qua đó, ta thấy được sự khám phá sáng tạo riêng biệt của mỗi nhà văn.

B. Giải quyết vấn đề - (Thân bài)

Khái quát
1. Số phận

Họ đều có số phậm đắng cay bất hạnh
Đều là những hình tượng tiêu biểu cho thân phận người nông dân trước cách mạng
Đều là những số phận dưới chế độ thực dân phong kiến với ách áp bức bóc lột tàn bạo, bất công
Đều được đặt vào tình cảnh éo le

Chí phèo:
Được đặt trong bối cảnh xã hội nông thôn Việt nam với ách áp bức bất công tàn bạo của giai cấp thống trị
Là một đứa con hoang bị bỏ rơi lớn lên bơ vơ cực nhọc, phải đi làm thuê cuốc mướn để sống ... (phân tích thêm)
Còn "cùng hơn cả dân cùng" cuộc đời là "một con số 0" trống rỗng, bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người, bị huỷ hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính

Tràng:
Được đặt trong bối cảnh thê thảm nhất của xã hội Việt Nam trước cách mạng - nạn đói năm 1945 (giới thiệu qua về nạn đói - tài liệu SGK có)
Giới thiệu các yếu tố ngoại hình, hoàn cảnh và tình huống của nhân vật
Nhân vật được đặt trong một tình huống độc đáo: Giữa những ngày chết đói lại "nhặt" được vợ (vợ theo không về)

2. Phẩm chất

Đều có bản chất lương thiện tốt đẹp, giàu khát vọng sống, giàu tình người
Đều khát khao hạnh phúc mãnh liệt thiết tha, mơ ước về một mái ấm một gia địn bình dị

Chí phèo:
Trước khi Chí Phèo vào tù, Cp là một "cố nông" lương thiện, biết sống có ước mơ, là người có ý thức về nhân phẩm và tự trọng. (Dẫn chứng: Sống băng chính sức lao động của mình - Mơ ước một gia đình chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải - Biết tự trọng)
Từ khi ra tù (Phân tích quá trình tha hoá): Mặc dù bị tha hoá huỷ diệt cả về nhân tình lẫn nhân hình nhưng Chí Phèo vẫn khao khát được hoàn lương, mong ước được sống cuộc sống bình thường như mọi người.
(Phân tích quá trình thức tỉnh) Mặc dù bị cự tuyệt tình người và quyền làm người, rơi vào tuyệt vọng nhưng Chí Phèo thà chết chứ không chấp nhận quay về con đường cũ - con đường lưu manh tha hoá. Qua đó nhà văn khẳng định bản chất lương thiện tốt đẹp của con người nông nhân không bao giờ bị mất đi ngay cả khi bị vùi dập tàn nhẫn nhất.

Tràng:
(Xem phần 2.3 - Phẩm chất của Tràng - lát sẽ đưa phân tích hai văn bản xuống dưới phần so sánh hai nhân vật này - mọi người tham khảo qua)
Là người biết yêu thương và giàu tình nghĩa
Là người có khát vọng sống mãnh liệt, khát khao hạnh phúc thiết tha

3. Kết thúc tác phẩm
Hai nhân vật được đặt vào trong những kết cấu truyện khác nhau hoặc đối lập.

Chí phèo:
Tác giả sử dụng kết cấu đầu - cuối tương ứng: mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cái lò gạch cũ bị bỏ hoang (giới thiệu cái lò gạch - Mở đầu văn bản trong SGK có giới thiệu hoặc tìm trên gg)
Kết cấu chính là ẩn dụ cho số phận bế tắc, quẩn quanh, không lối thoát của người dân Việt Nam trước cách mạng. Qua đó nhà căn truyền tải thông điệp của mình: "Chí Phèo đã chết nhưng hiện tượng như Chí Phèo vẫn còn tiếp diễn nếu vẫn cong những chế độ áp bức bất công xã hội tàn bạo.

Tràng:
Tác giả sử dụng kết cấu đầu - cuối tương phản
Kết cấu khái quát một quy luật của cách mạng tất yếu, những người nông dân đói khổ, bị áp bức bóc lột tới cùng đường sẽ vùng lên đấu tranh đi theo con đường cách mạng để thay đổi số phận
Kết cấu còn gửi gắm những dự báo về một tương lai tốt đẹp: Sự thay đổi số phận, sự đổi đời - Vươn lên làm chủ cuộc đời của nhữg người dân nghèo.

Nguyên nhân của sự khác biệt
Do sự khác biệt về thời điểm sáng tác

Chí phèo: trước cách mạng - 1941: Chìm trong tăm tối, bế tắc của chế độ thực dân phong kiến

Vợ nhặt: sau cách mạng - 1955: Có chế độ xã hội mới, đất nước đi theo con đường dưới sự lãnh đạo của Đảnh vả cách mạng

Do sự khác nhau về khuynh hướng sáng tác

Nam Cai: là nhà văn hiện thực trước cách mạng, sống trong chế độ xã hội bất công, áp bức và bế tắc nên nhà văn không tìm thấy hướng giải quyết cho nhân vật của mình, dẫn tới kết cục số phận nhân vật bế tắc và bi kịch (hạn chế chung của thời đại)

Kim Lân: là nhà văn đã được lí tưởng Đảng dẫn lối nên nhà văn đã thấy được chiều hướng phát triển tích cực và khả năng đổi đời cho số phận của các nhân vật

4. Ý nghĩa của hình tượng
Ý nghĩa hiện thực: Hai nhân vật đều phản chiếu số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng và sự thê thảm của xã hội trong chế độ cũ

Ý nghĩa nhân đạo: Hai tác phẩm đều thể hiện sự cảm thông, thương xót vô hạn của nhà văn đối với số phận bi thảm của con người.

Chí Phèo:
Cất lên tiếng kêu cứu khẩn thiết trước thực trangh tha hoá của người dân
Tiếng nói đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện
Tiếng nói tố cái gay gắt giai cấp thống trị cũng như chế độ thực dân phong kiến tan bạo bất công

Tràng:
Cảm thông trước tình cảnh bi thẩm của người nông dân trước bờ vực của cái đói cái chết trong nạn đói trước cách mạng

Khẳng định ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, thể hiện niềm tin vào con người
Chí phèo: Nhà văn khám phá ngợi ca bản chất tốt đẹp, khát vọng lương thiện đáng quý trong tâm hồn nhân vật
Tràng: (chủ đề - tham khảo phân tích văn bản Tràng ở bên dưới)

• Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Đây đều là hai hình tượng trung tâm của tác phẩm, được khắc hoạ thành công, được xây dựng sinh động, ấn tượng
Qua đó nhà văn chuyển tải chủ đề tư tưởng và ý đồ nghệ thuật
Đều khắc hoạ thành công diễn biến tâm lí của nhân vật, với ngôn ngữ phân tích tâm lí tinh tế, sắc sảo cùng với ngôn ngữ độc thoại nội tâm phong phú, sinh động (Tràng: quá trình diễn biến tâm lí thống nhất và làm nôti bật vẻ đẹp phẩm chất tốt đẹp của nhân vật
Chí phèo: Quá trình diễn biến tâm lí phức tạp và vòng vèo, trải qua quá trình đấu tranh mâu thuẫn, cuối cùng cũng khẳng định phẩm chất tốt đẹp của nhân vật - Lương thiện, tha hoá, lưu manh hoá rồi lại trở về lương thiện.)

C. Kết thúc vấn đề - (kết bài)
Khẳng định giá trị của hai hình tượng, hai tác phẩm và vai trò vị trí của hai tác giả trong lịch sử văn học dân tộc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro