Phân tích Phùng rồi liên hệ Huấn Cao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT PHÙNG KHI KHÁM PHÁ SÁNG TẠO CÁI ĐẸP – LIÊN HỆ HUẤN CAO TRONG CẢNH CHO CHỮ. RÚT RA QUAN NIỆM CÁI ĐẸP VÀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT CỦA MỖI NHÀ VĂN

A. Đặt vấn đề

Hình tượng người nghệ sĩtrong hành trình đi tìm và khám phá sáng tạo cái đẹp nghệ thuật được 2 nhà văn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Tuân đề cập trong những trang văn của mình.

Điều đó có thể thấy qua nhân vật Phùng trong hành trình khám phá cái đẹp ở tác phẩm CTNX (1983) – NMC và Huấn Cao trong cảnh cho chữ trong tác phẩm CNTT (1938) – NT

Qua việc khám phá sáng tạo cái đẹp, hai nhà văn đều gửi gắm những quan niệm cái đẹp, quan điểm sáng tạo nghệ thuật sâu sắc, mới mẻ của mình.

B. GQVD

I. Khái quát

- Giới thiệu tác giả NMC, tác phẩm CTNX, nhân vật Phùng trong hành trình đi khám phá sáng tạo nghệ thuật

- Giới thiệu tác giả NT, tác phẩm CNTT, nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ.

II. Phân tích

1. Phùng trong hành trình khám phá sáng tạo nghệ thuật

– giới thiệu nhân vật Phùng.

Vai trò + vị trí của nhân vật gắn với tình huống truyện

Tình huống truyện là hoàn cảnh dẫn tới khám phá sáng tạo nghệ thuật

– Hành trình khám phá sáng tạo nghệ thuật

* Khám phá cái đẹp nghệ thuật là hành trình tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp để tạo ra bức ảnh nghệ thuật CTNX → Là biểu tượng của cái đẹp tuyệt mĩ, chân lí của sự toàn thiện.

Phân tích : Khi phục kích, chứng kiến cảnh, tâm trạng

* Khám phá sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh nghệ thuật

Cảnh bạo lực gia đình: Nhận ra đằng sau cái đẹp còn ẩn chứ rất nhiều cái xấu, cái ác.

Câu chuyện của người đàn bà hàng chài: Đằng sau ngoại hình xấu xí và cuộc sống đời thường cơ cực, nhọc nhằn là vẻ đẹp khác: Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động + vẻ đẹp đầy chất thơ của cuộc sống đời thường bình dị.

* Chiêm nghiệm về hành trình sáng tạo nghệ thuật khi đối diện với bức ảnh.

– Gửi gắm quan niệm, bài học cảm nhận và quan điểm sáng tạo nghệ thuật

(chủ đề tác phẩm - đề phân tích nhân vật Phùng)

2. Huấn Cao

– giới thiệu Huấn Cao và hoàn cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm.

– Phân tích

Cảnh tượng phi thường, xưa nay chưa từng có

Bối cảnh cho chữ: Không gian + thời gian

Đối tượng chơi chữ: Người cho + người xin

Hình tượng Huấn Cao:

* Hình tượng trung tâm

* Đóng vai trò chủ đạo

* Biểu tượng cho cái đẹp.

– Gửi gắm quan niệm cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật

3. So sánh

3.1 – Nghệ thuật

* Giống:

- Đều xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo: Bối cảnh sáng tạo nghệ thuật giúp người nghệ sĩ phát huy tài năng của mình

- Đều xây dựng thành côn người nghệ sĩ. Gửi gấm những triết lí, tư tưởng, quan điểm sáng tạo nghệ thuật sâu sắc

* Khác

NMC là nhà văn cách mạng, thời kì đổi mới nên có cái nhìn chân thực với hiện thực đời sống, cái đẹp mà ông phác họa là cái đẹp đời thường bình dị, nhân vật nghệ sĩ là kiểu nhân vật tư tưởng. Ngôn ngữ, giọng điệu vừa lãng mạn bay bổng, lại vừa khách quan chân thực.

Nguyễn Tuân là 1 nhà văn lãng mạn, cái đẹp mà ông khám há là cái đẹp của quá khứ 1 thời vang bóng. Biện pháp lãng mạn, xây dựng kiểu nhân vật anh hùng – nghệ sĩ có tính chất lí tưởng mang vẻ đẹp phi thường tuyệt đích.

Vị trí:

Phùng: Sự sáng tạo nghẹ thuật của nhân vật Phùng diễn ra ngay đầu tác phẩm và diễn biến theo suốt dọc tác phẩm, đến cuối, nhân vật nhìn nhận và soi chiếu lại hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình.

HC: Sự sáng tạo nghệ huật diễn ra ở kết thúc tác phẩm

3.2 – Nội dung

Giống:

Phùng và HC đều à 2 hình tượng người nghệ sĩ đẹp có quan điểm sáng tạo nghệ thuật sâu sắc, đúng đắn và chân chính. Là người nghệ sĩ vừa có tài vừa có tâm, đặc biệt là có trách nhiệm với nghệ thuật, con người và cuộc sống.

Thông qua 2 hình tượng, 2 nhà văn đều gửi gắm qua niệm chung về cái đẹp: Đều gắn cái đẹp với cái thiện.

( - NMC: cái đẹp chính là đạo đức, chân lí của sự toàn thiện

NT: Muốn sáng tạo và thưởng thức cái đẹp thì phải giữ thiên lương cho lành vững.)

Khác:

Nguyên nhân: Thời điểm sáng tác + khuynh hướng sáng tác + phong cách nghệ thuật, tư tưởng, quan điểm sáng tác.

NMC - CTNX:

Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm những hạt ngọc lấp lánh ẩn trong bề sâu tâm hồn con người

Vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp, phải tìm kiếm mới thấy (vẻ đẹp trong tâm hồn con người + chất thơ cuộc sống đời thường) là vẻ đẹp quý giá như những hạt ngọc.

Qua nhân vật nhà văn muốn phát biểu quan điếm sáng tạo nghệ thuật ( chủ đề - đề Phùng)

CNTT - NT:

Là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp

Quan điểm: Cái đẹp phải là thứ "vàng mười" toàn thiện, hoàn mĩ, là vẻ đẹp phi thường, lí tưởng. Cái đẹp ấy được nảy sinh từ môi trường tàn bạo, xấu xa nhưng nó hoàn toàn tách bạch, đối lập với môi trường đó, nó vượt lên và chiến thắng tất cả, nó có sức mạnh cảm hóa và thay đổi con người.

Từ đó NT phát biểu sáng tạo nghệ thuật và quan điểm về cái đẹp của mình:

- Cái đẹp có thể nảy sinh từ cái ác, cái xấu nhưng không thế chung sống với nó

- Cái đẹp luôn đi đôi,gắn bó với cái thiện để làm thành những giá trị chân – thiện – mĩ chân chính

- Người nghệ sĩ không bao giờ tách rời cái tài, cái tâm, luôn biết coi trọng nghệ thuật và trân trọng con người.

III. KTVĐ

Hai nhà văn đều đóng góp cho nền văn học nước nhà những quan điểm sáng tạo nghệ thuật sâu sắc đúng đắn, tiến bộ.

Đều là những nhà văn có tài, có tâm, có trách nhiệm với nghề nghiệp, nghệ thuật, con người và đời sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro