Phân tích Huấn Cao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A. Đặt vấn đề
Nguyễn Tuân một cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam - một nghệ tài hoa, uyên bác, tính độc đáo, đồng thời một nhà tri thức giàu lòng yêu nước tinh thần dân tộc. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân nổi danh với tập truyện ngắn "vang bóng một thời" (1940) - một tác phẩm kết tinh vẻ đẹp tưởng tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân với tài nghệ điêu luyện niềm say cái đẹp, Nguyễn Tuân đã làm sống dậy cho những trang văn của mình một thế giới cổ kình với nhân vật Huấn Cao - một hình tượng hội tụ vẻ đẹp toàn diện của chữ tài, chữ tâm, vừa khí phách hiên ngang lại vừa mang thiên lương trong sáng.

B. Giải quyết vấn đề
I. Khái quát

Hình tượng Huấn Cao được xây dựng dựa trên nguyên mẫu nhân vật lịch sử Cao Quát - một bậc thầy nổi danh một thần thơ, thánh chữ đồng thời lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lượng với bản lĩnh kiên cường, đã dám cầm quân chống lại triều đình nhà Nguyễn

Huấn Cao vừa điểm tương đồng với các nhân vật nhà Nho tài tử trong "vang bóng một thời" lại vừa nét riêng hoàn toàn độc đáo với các nhân vật khác. Đó kiểu nhân vật nổi loạn chống lại trật tự hội thất bại nhưng vẫn đẹp hiên ngang, cao quý. Nguyễn Tuân chọn những giây phút cuối của cuộc đời anh hùng để tạo thành thời khắc toả sáng rực rỡ, vẻ đẹp của khí phách thiên hương tài hoa, nhân cách con người.

II. Vẻ đẹp toàn diện Huấn Cao

1. Tài hoa tuyệt đỉnh
- Nguyễn Tuân nghệ suốt đời đi tìm cái đẹp, nhà văn luôn nhìn con người góc độ tài hoa nghệ . Chính vậy Huấn Cao được đậm vẻ đẹp tài hoa tuyệt đỉnh viết chữ 1 khômg hai.

- Tài viết chữ của Huấn Cao liên quan đến nghệ thuật thư pháp - đối với nhà nho xưa đó một thú chơi tao nhã, sang trọng. Chữ được viết đây chữ Hán, một loại chữ tượng hình thường được viết bằng bút lông mực thoi trên nền giấy lụa trắng. Chứ các nét đậm nhạt, nét mềm mại, gân guốc, rắn rỏi. Người viết tài hoa thì phải biết phối đậm các nết ấy sao cho tung hoành bay lượn như một bức hoạ sống động. Chữ viết không chỉ biểu hiện tài năng còn phản chiếu tâm hồn, khí phách con người. Người viết đẹp đc coi như một nghệ chữ viết đẹp được coi như một tác phẩm Nguyễn Tuân

Huấn Cao chính người tài ấy.

Tài viết chữ của Huấn Cao nức danh khắp thiên hạ đến mức trở thành một huyền thoại. Nguyễn Tuân gián tiếp qua thái độ Viên quản ngục ngay từ khi nhận được phiến trát đầu tiên của quan trên gửi xuống, quản ngục giật mình trước tên tuổi của kẻ tử tù. Trong suốt những ngày tháng bị giam cầm chờ ra pháp trường, quản ngục bồn chồn không yên vì tiếc cho tài năng của nghệ sĩ, khao khát trăn trở để được xin mấy chữ của ông Huấn, vì biết "có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời". Tài viết chữ của Huấn Cao ngay cả một nhà lao xa xôi cũng biết, ngay cả một người làm nghề quản ngục quen sống trong một môi trường xa lạ về văn học nghệ thuật mà cũng ngưỡng mộ, thậm chí bất chấp sự nguye hiểm đến tính mạng để xin chữ.

Huấn Cao viết chữ không chỉ nhanh đẹp mà còn rất vuông vắn, chữ của ông quý hiếm và là niếm ao ước của biết bao kẻ đam mê thứ nghệ thuật cao sang này. Những hoài bão tung hành của cuộc đời anh hùng còn quý hơn cả là những nét chữ vuông vắn ấy. Nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời người, nó chứa đựng cho tư tưởng cao đẹp, khí phách hiên ngang của Nguyễn Tuân.

Bên cạnh đó Huấn Cao còn có tài bẻ khóa vượt ngục, tài cầm quân đánh trận, từng làm khiếp sợ quân lính triều đình. Nguyễn Tuân ca ngợi tài năng ấy như biểu hiện cảu khí phách hiên ngang, khát vọng tự do của bậc đại anh hùng không chấp nhận bất kì trói buộc tù túng nào. Như vậy Huấn Cao là một nhân vật văn võ song toàn, một anh hùng – nghệ sĩ mẫu mực trong những trang văn của Nguyễn Tuân.

2. Bậc anh hùng khí phách hiên ngang

A, Hoàn cảnh

Nguyễn Tuân chọn khắc họa Huấn Cao ở những ngày cuối cùng của cuộc đời trong hoàn cảnh thất thế nhất - Một kẻ nổi loạn chồng lại triều đình bị thất bại, bị khép án tử và đang chờ ngày ra pháp trường. Trước pháp luật ông là một kẻ tử tù, trước xã hội ông à một tên giặc cỏ. Ngay cả những kẻ dưới quyền ông hèn mạc nhất là lính canh ngục ngang nhiên sỉ nhục ông, Huấn Cao rơi vào cảnh "hùm thiêng đến lúc cũng sa cơ cũng hèn". Song chính hoàn cảnh bi kịch ấy, lại càng sáng ngời khí phách hiên ngang bất khuất của bậc đại anh hùng không có chút dấu hiệu của sự chán nản tuyệt vọng, kẻ tử tù ấy vẫn bình thản ung dung và đẹp một cách sang trọng, hiên ngang.

B, Thái độ (khi đối mặt với cường quyền)

Cảnh nhập lao: được khắp họa ấn tượng, nhằm làm nổi bât hình ảnh người tử tù trong tư thế hoàn toàn đối lập với xung quanh. Huấn Cao như không phải tử tù, như không vướng xiềng xích, ông tự do, tự tại làm chủ bản thân, làm chủ nơi này. Bỏ ngoài tai những lời dọ nạt của đám lính canh, Huấn Cao cùng các đồng chí của mình thản nhiên trừ rệp. Thái độ lạnh lùng khinh bạc ấy cho thấy Huấn Cao không hề đếm xỉa và những gông cùm kia cũng không thế giam nổi khí phách của người anh hùng.

Lúc trong lao: trong những ngày tháng cuối cùng, Huấn Cao hoàn toàn bình thản. Người anh hùng "chọc trời khuấy nước" hiên ngang đón nhận cái chết không chút bận tâm, thậm chí ông còn thản nhiên thưởng thức rượu thịt từ quản ngục và coi đó là việc vẫn phải làm cho cái hướng bình sinh. Thậm chí khi quản ngục ân cẩn hỏi han, Huấn Cao đã tỏ thái độ "khinh miệt đếm điều" thẳng thừng xua đuổi quản ngục "ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây", khi nói những lời ngạo nghễ này, Huấn Cao đã chuẩn bị sẵn tinh thần đón nhận trận đòn ghê gớm của quản ngục, ông không mảnh may quan tâm tới "cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này". Điều đáng quý hơn cả, Huấn Cao chính là hiện thân cho sự thiên lương trong sáng.

Lưu ý: Quan niệm thẩm mỹ được xây dựng theo Nguyễn Tuân là bậc anh hùng nhưng không lạnh lùng sắt đá, là người nghệ sĩ tài hoa tuyệt đích nhưng không ngạo mạn kiêu căng, ẩn sâu bên trong con người là tấm lòng sáng đẹp, là một thiên lương cao quý biết coi trọng nghệ thuật và trân trọng con người.

C, thái độ coi trọng nghệ thuật

Chữ viết của Huấn Cao không chỉ thể hiện cái tài thư pháp rồng bay phượng múa, không chỉ gửi gắm những hoài bão lí tưởng cao đẹp mà còn phản chiếu cái tâm cao quý vào cách ứng xử đầy nhân văn với cái đẹp, cái tài.

Là một nghệ sĩ chân chính, Huấn Cáo rất mực coi trọng nghệ thuật và cái đẹp "tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, Huấn Cao chịu cho chữ", với ông chữ không thể cho một cách tùy tiện vì thế cả đời ông chỉ cho chữ 3 lần và đều là cho tri âm tri kỉ mà ông kính trọng.

Người nghệ sĩ tài hoa ấy không dùng tài để mưu lợi hay phục vụ kẻ phi nghĩa, không đem cái đẹp ra làm nô lệ cho tiền bạc hay quyền lực "ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ". Câu nói khảng khái này gợi nhớ đến tuyên ngôn sống nổi tiếng của CAO BÁ QUÁT "nhất sinh để thủ bái mai hoa" – cả đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai.

D, thái độ trân trọng con người

Điều đáng quý nhất ở Huấn Cao, là cách ứng xử đầy nhân văn với con người. Ông là hiện thân của thiên lương trong sáng, ông biết quý trọng cái tâm hơn cái tài, biết trân trọng con người và nâng niu những thiên lương trong sáng.

Cách ứng xử: Ban đầu Huấn Cao nghi ngờ quản ngục cũng giống bao tên quan coi tù bất lương khác, nên ông tỏ thái độ "khinh bạc đếm điều".

Sau đó Huấn Cao rất ngạc nhiên và băn ngoăn khi trái với chờ đợi những trận đòn giáng xuống đầu thì quản ngục còn đối xử hậu hĩnh hơn

Cuối cùng hiểu rõ sở nguyện cao quý và tấm lòng "biệt nhỡn hiền tài" của quản ngục, Huấn Cao vô cùng xúc động và ân hận thốt lên: "thiếu chút nữa là ta đã phụ mất 1 tấm lòng trong thiên hạ".

Nhận xét: Người anh hùng không sợ chết chỉ sợ phụ một tấm lòng, không biết khuất phục trước cường quyền bạo lực nhưng lại biết cúi đầu trước thiên lương cao đẹp. Hành động cho chữ viên quản ngục – một người xa lạ không phải là việc thấp kém, chẳng những không hạ thâp con người Huấn Cao, mà ngược kauh còn tôn lên vẻ đẹp của nhân cách tấm lòng cao quý

Biểu hiện cao nhất thái độ trân trọng con người của Huấn Cao. Hành động này nâng cao quản ngục lên hàng tri âm, tri kỉ với Huấn Cao, nâng giữ thiên lương lành vững cho con người.

3. vẻ đẹp toàn diện của hình tượng Huấn Cao

Cảnh cho chữ – cảnh tượng xưa nay chưa từng có

NguyễnTuân khai hác triệt để thủ pháp đối lập tương phản, phi thương trong dựng cảnh, dựng người. Từ đó khắc họa một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp xưa nay chưa từng có của Huấn Cao.

A, bối cảnh cho chữ chưa từng có

Chơi chữ, cho chữ là một hành động sáng tạo nghệ thuật → thú chơi thanh cao, tao nhã thường diễn ra ở thư phòng trống rực rỡ ánh sáng, hương thơm. Nhưng ở đây lại được diễn ra trong buồn giam chật hẹp, tăm tối, bẩn thỉu "tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián" không gian thời gian không phù hợp cho một thú vui thanh tao như nghệ thuật thư pháp. Cảnh cho chữ diễn ra lúc đêm khuya, thời điểm cuối của một ngày và thời khắc cuối cùng của một người.

B, đối tượng chơi chữ chưa từng có

Người xin chữ: không phải tri âm tri kỉ với Huấn Cao. Là đại diện cho bộ mặt pháp luật của ách thống trị mà Huấn Cao đang chống lại

Người cho chữ: Tử tù, kẻ càm đầu quân khởi nghĩa nhằm lật đổ trật tự xã hội đương thời.

Trên bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch nhưng trên phương diện văn học nghệ thuật thì họ là tri âm, tri kỉ. Huấn Cao không chỉ có tài mà còn có tâm, không chỉ biết yêu cái đẹp mà còn quý cái thiên lương. Quản ngục lại là người có phẩm chất mà Huấn Cao trân trọng, quản ngục có khí phách thiên lương, có tài yêu đẹp, vì thế mà Huấn Cao đồng ý cho chữ quản ngục như để cảm tạ tấm lòng tri kỉ.

C, sự đảo lộn trật tự, ngôi thứ xã hội

Nhân vật Huấn Cao:

Là kẻ tử tù kẻ yếu thế nhất nhưng lại là người làm chủ trốn ngục tù, ung dung sáng tạo cái đẹp, dõng dạc khuyên bảo quản ngục, hoàn toàn tự do tự tại như không phải trốn ngục tù.

Hình tượng Huấn Cao được chạm khắc uy nghi, tỏa sáng vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng đối lập hoàn toàn, nổi bật trên cảnh tăm tối chốn ngục tù → giống như ánh đuốc chát sáng rừng rực, màu trắng tinh khô của lụa cùng với mùi thơm tinh khiết của mực mới. Góp phần làm nôit bật cảnh tượng phi thương của hình tượng. Trung tâm của bối cảnh cho chữ là hình ảnh người tử tù cổ đeo gông chân vướng xiềng, tay đang vung bút tung hoành với những nét chữ rồng bay phượng múa trên nên tấm lụa trắng, gữa một bên là thầy thơ lại "run run", một viên quản ngục "khúm núm". Không chỉ trao tặng chữ quý, Huấn Cao còn danh tặng ho quản ngục những lời khuyên chân thành "ở đây khó giữ thiên lương cho bền vững và rồi cũng đen nhem nhuốc mất cái đời lương thiện. Thiên lương và cái đẹp không thể sống với cái ác, cái xấu xa, tàn bạo".

Nhân vật quản ngục:

Được xây dựng làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao. Là quan coi ngục, người có quyền lực lớn nhất trong tù, nhưng ại khúm ním trước tử tù, thậm chí khi đón nhận những lời khuyên củaHuấn Cao quẩn ngục xúc động và nghẹn ngào nói qua lan nước mắt "kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Không chỉ cái đẹp của tài hoa nghệ thuật mà chính là vẻ đẹp tấm lòng cao quý, nhân cách cao thượng ở Huấn Cao đã cảm hóa được quản ngục khiến quản ngục "cúi đầu bái mai hoa".

D, ý nghĩa hình tượng

Hình tượng Huấn Cao khẳng định sự chiến thắng tuyệt đối của cái đẹp, cái thiên lương cao cả trước cái xâu, cái ác, cái thấp kém. Ngày mai Huấn Cao bị giải ra pháp trường, dường như ông không chết mà đi vể cõi bất tử. Bởi những nét chữ chứa đựng tài hoa tuyệt đích, khí phách hiên ngang, cái tâm cao quý mãi được người đời giữ gìn.

Vượt khỏi vai trò của người cho chữ, là hiện thân của tài hoa tuyệt đích, khí phách anh hùng và thiên lương trong sáng. Huấn Cao là hiện tượng nghệ thuật và toả sáng vầng hào quanh bất tử, cái đẹp chân chính – một cái đẹp có sức mạng kì diệu: cảm hóa và thay đổi con người.

III. Nghệ thuật

Xây dựng hình tượng, biệt tài sử dụng ngôn từ biến hóa, sáng tạo. Ngôn ngữ tiếng việt hiện đại giàu giá trị tạo hình và biểu cảm.

Hệ thống từ Hán – Việt được chọn lọc tinh tế, nhằm đem lại không khí cổ tích, trang trọng trong câu truyện về vẻ đẹp sang trọng cho hình tượng

Bút pháp dựng cảnh, dựng người, đẹp như khắc như chạm.

Nghệ thuật lãng mạn, đối lập tương phản, triể khai triệt để nhằm làm nổi bật tính chất phi thường của cảnh tượng và vẻ đẹp lí tưởng của hình tượng.

c. KTVD

Xây dựng Huấn Cao với vẻ đẹp toàn diện, tác phẩm còn gửi gắm nhiều phát biểu nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Huấn Cao không chr là nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng khí phách mà còn là hiện thân của thiện lươg trong sáng. Với Nguyễn Tuân, chữ "tài không bao giờ tách rời chữ "tâm", cái đẹp luôn đi liền với cái thiện. Tác phẩm không chỉ cho thấy tài năng nghệ thuật của người mà còn biểu hiện những quan điểm nghệ thuật tư tưởng tiễn bộ của nhà văn. Đặc biệt là cái tâm cao quý, tấm lòng mến trọng những anh hùng nghĩa khí, dám xả thân vì nghĩa lớn, tình yêu nước, tinh thần dân tộc trong Nguyễn Tuân gửi gắm kín đáo mà tha thiết qua hình tượng đẹp, nhân vật đẹp trong thế giới nghệ thuật – đó chính là nhân vật Huấn Cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro