Hình tượng sông Hương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hình tượng dòng sông trong tùy bút "ai đã đặt tên cho dòng sông"

A. Đặt vấn đề

Sông Hương – một biểu tượng của văn hóa Huế, tâm hồn Huế, nơi thấm đẫm cái hồn của 1 cố đô trầm mặc cổ kính – nó đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác dạt dào cho biết bao nghệ sĩ.

Là 1 người con của quê hương Quảng Trị nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường có tình yêu sâu nặng và mối quan hệ găn bó máu thịt với Huế. Bằng tình yêu và niềm ngưỡng mộ say mê, nhà văn đã sáng tạo nên những trang văn đẹp mượt mà, sang trọng, ngợi ca vẻ đẹp huyền ảo của sông Hương qua thiên tùy bút "ai đã đặt tên cho dòng sông" được sáng tác năm 1981.

Tác phẩm đã biểu hiện nổi bật những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn "nối viết hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa, 1 phẩm chất trữ tình trí tuệ" cùng với một cái tôi tài hoa rất riêng.

B. Giải quyết vấn đề

I. Khái quát

Xuất phát từ quan điểm thẩm mĩ cái đẹp phải là những gì thơ mộng, dịu dàng, giàu nữ tính nên xuyên suốt tùy bút, Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ yếu khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương qua vẻ đẹp của người con gái Huế dịu dàng đằm thắm. Bên cạnh đó sông Hương còn có 1 vẻ đẹp sâu sắc đầy trí tuệ và 1 vẻ đẹp trầm mặc cổ kính như chất chứa trong sâu thẳm dòng chảy linh hồn ngàn đời của mảnh đất cố đô. Với đặc điểm dòng chảy là 1 trong số ít con sông chỉ thuộc về 1 thành phố duy nhất, sông Hương được liên tưởng như 1 người con gái chung tình với cố đô.

Với cảm hứng lãng mạn bay bổng và trí tưởng tượng phong phú tinh tế, toàn bộ thủy trình của con sông được nhà văn liên tưởng là 1 cuộc tìm kiếm "người tình đích thưc" của người con gái trong câu truyện tình yêu nhuốm màu sắc cổ tích. Ở mỗi chặng hành trình, nhà văn vận dụng những tri thức về văn hóa, nghệ thuật để khám phá vẻ đệp riêng của nó.

II. Phân tích

1. Từ góc độ địa lí

· Thượng nguồn:

- Sông Hương nhìn từ cội nguồn có mối liên hệ sâu sắc với dãy trường sơn, chính đặc điểm cấu trúc địa hình rừng già núi đá trường sơn đã chi phối dòng chảy khiến con sông mang 2 vẻ đẹp tương phản. Đó là vẻ đẹp mãnh liệt hoang dã và dịu đàng đằm thắm. Làm nổi bật vẻ đẹp hoang dã của con sông, nhà thơ sử dụng những thủ pháp so sánh nhân hóa, sông Hương như 1 bản trường ca rừng già với nhũng tiết tấu cung bậc hùng tráng dữ dội "rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc...". Sông Hương còn được liên tưởng với vẻ đẹp của "1 cô gái Digan phóng khoáng và mạn dại" với 1 bản lĩnh gan dạ và 1 tâm hồn tự do trong sáng. Nghệ thuật nhân hóa so sánh đặc sắc đã biến sông Hương thành người con gái trẻ với vẻ đẹp tràn trề sức sống say đắm lòng người. Bên cạnh đó con sông còn mang vẻ đẹp "dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng" – một vẻ đẹp dịu dàng mà đằm thắm quyến rũ lòng người.

- Sông Hương khi ra khỏi rừng, những thay đổi về cấu trúc địa hình dòng chảy của con sông được nhà văn liên tưởng tới sự thay đổi tính cách của con người. Chính rừng già đã chế sự "sức mạnh bản năng" ở người con gái của mình để tới khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ, trờ thành "người mẹ phù sa" của 1 vùng văn hóa xứ sở. Sông Hương giống như 1 người con gái thông minh biết kìm nén cảm xúc, biết giấu đi phần hồn sâu thẳm của mình. Nghệ thuật nhân hóa đã biến thiên nhiên vô tri trở thành con người có tính cách, tâm hồn, cảm xúc tâm trạng phong phú.

· Ngoại ô thành phố

- Sông Hương tìm về Huế như 1 cuộc tìm kiếm có ý thức "người tình mong đợi" của người con gái trong câu chuyện cổ tích. Ở đoạn này, nhà văn chủ yếu huy dộng nhưng tri thức uyên bác về mặt địa lí, kết hợp với lối viết tài hoa lịch lãm để miêu tả về những lưu vực, dòng chảy của con sông 1 cách mềm mại, uyển chuyển đầy sức sống như vẻ đẹp cảu 1 người con gái trẻ. Khi chảy qua những cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, con sông như "người con gái đẹp ngủ mơ màng" đang chờ người tình mong đợi tới đánh thức, và khi được đánh thức, con sông bừng lên sức trẻ và bừng lên niềm khao khát mãnh liệt của con sông.

- Nó chuyển động 1 cách liên tục, uốn mình theo đường cong thật mềm cùng những khúc quanh đột ngột, vẽ 1 hình cung thật tròn ôm lấy châm đồi Thiên Mụ rồi xuôi dần về Huế. Cách miêu tả độc đáo của nhà văn gợi liên tưởng sông hương như 1 người con gái trẻ trung vừa dịu dàng đằm thắm lại vừa mạnh mẽ mãnh liệt. Khi thì dịu dàng mềm như tấm lụa, lúc lại lắng sâu trong thế giới nội tâm với 1 vẻ đẹp cổ kính trầm mặc "như triết lí, như cổ thi"

- Vẻ đẹp của màu nước sông Hương được khắc họa mờ ảo, thơ mộng được biến chuyển liên thục theo dòng chảy. Khi vòng qua núi Ngọc Trảm, sắc nước sông Hương trở nên xanh thẳm, khi đi qua phía Tây Nam thành phố, mặt nước trong trẻo, phản quang những màu sắc khác nhau trên nền trời được biến đổi liên tục theo từng thời điểm "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". Nhà văn đã vô cùng tinh tế khi nắm bắt được các sắc độ biến ảo của màu nước sông Hương trong sự phản chiếu của sắc trời, nắng, hoàng hôn. Khi chảy qua những lăng tẩm đồ sộ, âm u, cổ kính chở những giấc ngủ nghìn thu, mặt nước sông trở nên sẫm lại như chất chứa trong mình dòng chảy bao trầm tính văn hóa lịch sử ngàn đời của cố đô.

· Về Huế

- Sông Hương khi gập Huế qua trí tưởng tượng lãng mạn của nhà văn chính là cuộc hội ngộ của tình yêu. Ở đoạn này, sông Hương được hiện lên với nững vẻ đẹp đặc trưng nhất của người con gái Huế, dịu dàng đằm thắm, rất tình tứ mà kín đáo ê lệ. Sông Hương tìm về Huế như đã tìm đúng đường về, tìm thấy người tình đích thực của nó sau bao lâu tìm kiếm. Vì thế con sông thay đổi hẳn sắc thái cảm xúc, trở nên "vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc", nó kéo 1 "nét thẳng thực yên tâm" vào Huế và từ đây nó sung sướng ngắm nhìn thành phố phía xa với nhịp cầu cong in trên nên trời như những vành trăng non.

- Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc đã khiến con sông như mang tâm trạng phong phú của con người.

- Về đến Huế, sông Hương bỏ lại sau lưng dòng chảy, cái cuồn cuộn mạnh mẽ phía thượng nguồn, cái đột ngột mãnh liệt phía ngoại vi thành phố. Những thay đổi về cấu trúc địa hình dã làm thay đổi tính chất dòng chảy của con sông "chậm rãi, êm đềm" hoàn toàn hòa hợp với vẻ đẹp dịu dàng trầm mặc của cố đô. Nhà văn dùng 1 liên tưởng hài hòa và tinh tế để nói về sự thay đổi ấy "sông Hương uốn 1 cánh cung rất nhẹ ... đường cong ấy làm cho đường sông mềm hẳn đi như 1 tiếng 'vâng' không nói ra của tình yêu". Nhà văn đã rất độc đáo, sáng tạo khi so sánh vẻ đẹp mềm mại thanh thoát của đường chảy với những xúc cảm thiêng liêng thầm kín của tình yêu. Tiếng "vâng" không nói ra gợi vẻ đẹp e lệ dịu dàng kín đáo của người con gái Huế.

- Dường như tất cả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương nằm ở đường chảy của con sông. Giữa điệu chảy của con sông và điệu sống của người Huế có 1 sự tương đồng hòa hợp đến kì lạ. Để làm nổi bật mối quan hệ ấy, nhà văn đã so sánh sông Hương với những con sông khác trên thế giới. Sông Hương và Huế cũng như sông Xen vs Pari, Sông Danuyp – Sudapet đều nằm ngang giữa lòng thành phố của mình. Nhưng sông Hương khác biệt cơ bản với những con sông trên chính là ở mối quan hệ với Huế, các con sông ấy đều thuộc về thành phố hiện đại ồn ào, trong khi Huế "trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng 1 đô thị cổ". Sông Hương cùng với Huế giữ cho mảnh đất cố đô 1 vẻ đẹp trầm mặc cổ kính mà không thành phố nào có được.

- Với đặc điểm cấu trúc địa lí gồm những chi lưu và hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm lưu tốc của dòng chảy, để khi đến Huế, sông Hương "trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là 1 mặt hồ yên tĩnh". Cách miêu tả của nhà văn gợi hình ảnh về 1 dòng sông như đang đứng im không chảy. Viết về sông Hương, không ít nghệ sĩ đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp tĩnh lặng, êm đềm thơ mộng ấy:

"Dòng nước buồn hiu hoa bắp lay" – Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

"Con sông dùng dằng, con sông không chảy" – Tạm biệt (Thu Bồn)

- Nhà văn tiếp tục so sánh đường chảy của sông Hương với sông Neva – Lceninngrad để thấy yêu quý vô cùng "điệu chảy lặng lờ" của con sông so với cái cuồn cuộn mãnh liệt cuốn phăng tất cả của sông Neva. Từ góc độ âm nhạc, nhà văn đã liên tưởng điệu chảyc của con sông với 1 điệu nhảy trữ tình dành riêng cho Huế. Từ góc độ hội họa, nhà văn cảm nhận đường chảy bầng thi giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng trôi bồng bềnh trên sông nửa đi nửa ở như ngập ngừng vương vấn điều gì.

- Đoạn văn sử dụng tri thức uyên bác về âm nhạc, hội họa để khám phá vẻ đẹp trữ tình của con sông. Những liên tưởng phong phú cùng thư pháp nghệ thuật nhân hóa đặc sắc đã khiến con sông như 1 con người có tâm hồn, cảm xúc và vẻ đẹp giàu nữ tính.

· Sông Hương khi chia tay Huế

- Qua cảm hứng lãng mạn của nhà văn được hình dung như 1 cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhớ thương của 1 dôi tình nhân. Sông Hương như người con gái Huế dịu dàng, thủy chung khi phải chia tay người tình đích thực của đời, con sông lưu luyến bịn rịn không muốn rời xa.

- Rời kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính Bắc ôm lấy đảo Cồn Hến rồi "lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc những cây trái vừng ngoại ô và như sực nhớ điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi hướng quay trở lại để gặp thành phố lần cuối". Cái khúc quanh bất ngờ ấy theo nhà văn không thể giải thích bằng yếu tố tự nhiên mà chỉ có thể lí giải bằng cẩm xúc của con người, đó là cuộc chia tay của đôi tình nhân mà người đi không nỡ rời xa phải quay lại để gặp nhau thêm lần nữa. Trong cái nhìn lãng mạn của nhà văn, mối quan hệ đặc biệt cảu sông Hương với Huế giống như mối tình của Thúy Kiều – Kim Trọng và như Thúy Kiều trong đêm tình "sông Hương đã chí tình quay lại để tìm Kim Trọng của nó để nói 1 lời thề trước khi về biển cả, còn non, còn nước còn dài còn về còn nhớ". Lời thề với 5 từ "còn" liên tiếp khẳng định tình yêu thủy chung, son sắt lời thề non hẹn ước vĩnh viễn không phai.

- Sông Hương với vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của nó đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác dạt dào để các nghệ nhân soạn những bản nhạc cổ điểm thấm đẫm tâm hồn Huế, bản sắc văn hóa độc đáo của kinh thành Huế, sông Hướng không chỉ là 1 không gian kinh thành mà còn là miêu tả biểu diễn và thưởng thức loại hình nghệ thuật độc đáo này. Nhà văn khẳng định "đến Huế, nghe nhạc Huế là phải trên 1 khoang thuyền lênh đênh trên sông Hương giữa tiếng nước rơi bán âm của 1 mái chèo khuya. Khi ấy người nghe mới cảm nhận được hết cái hồn của âm nhạc trữ tình cổ điển của Huế cùng như cái hồn của sông Hương và mảnh đất cố đô.

- Nhà văn có 1 phát hiện độc đáo thú vị khi chỉ ra mối liên hệ giữa sông Hương và âm nhạc Huế với truyện Kiểu của Nguyễn Du. Qua lời của 1 nghệ nhân già khi thưởng thức truyện kiểu đến đoạn tả tiếng đàn của Thúy Kiều "trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời" nghê nhân khẳng định đó chính là "tứ đại cảnh" – 1 bản nhạc cổ điển nổi tiếng nhất của Huế, như vậy, sông Hương và nhạc cổ điển đã khơi nguồn cảm hứng để Nguyễn Du sáng tạo nên bản nhạc tài hoa của Kiểu.

- Thủ pháp nghệ thuật so sánh nhân hóa đã khắc họa hình ảnh dòng sông hương như 1 người con gái Huế không chỉ đẹp dịu dàng đằm thắm giàu nữ tính mà còn chí tình chí nghĩa thủy chung son sắt.

2. Góc độ lịch sử

· Sông Hương – dòng sông của lịch sử hào hùng

- Sông Hương là 1 bản hùng ca ghi dấu những chiến công oanh liệt, chứng kiến những thế kỉ vinh quang của Huế và dân tộc. Nhà văn đã theo dòng chảy lịch sử để liệt kê những chiến công hào hùng của Huế gắn với hình ảnh.

- Thời cổ đại (vua Hùng): sông Hương là dòng sông biên thùy xa xôi để bảo vệ đất nước. Thời trung đại ở thế kỉ XV trong sách dư địa chỉ của Nguyễn Trãi, con sông có tên là Linh Giang – dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt dể bảo vệ tổ quốc Đại Việt, tới thế kỉ XVII, sông Hương vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, và tới thế kỉ XIX, con sông đã sống hết lịch sử bi tráng với máu của các cuộc khởi nghĩa. Thời hiện đại, con sông đã đi vào thời đại cách mạng tháng 8 với những chiến công rung chuyển, trong đó có Xuân mậu thân năm 1968, sông Hương và Huế đã phải chịu bao đau thương, tổn thất nặng nề do sự tàn phá của chiến tranh.

- Lịch sử tổ quốc mãi ghi công những cống hiến lớn lao của sông Hương và Huế cho đất nước và dân tộc. Với niềm tự hào sâu sắc, nhà văn khẳng định "sông Hương là sông của thời gian ngân vang của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc". Khi nghe lời kêu gọi, con sông sẵn sàng hiến đời mình để làm nên những chiến công, nhưng khi trở về với cuộc sống đời thường nó lại là người con gái dịu dàng của đất nước.

- Sông hương là dòng sông của lịch sử hào hùng mà vẫn rất đỗi trữ tình và mang vẻ đẹp thơ mộng dịu dàng đầy nữ tính.

· Sông Hương – dòng sông thi ca

- Vẻ đẹp thơ mông trữ tình của sông Hương đã khơi nguồn cảm hứng dạt dào cho các nhà thơ để rồi có "cả 1 dòng thi ca về sông Hương" và con sông ấy "không bao giờ tự lặp lại chính mình" trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Qua đó nhà văn khẳng định sông Hương có 1 vẻ đẹp dịu dàng và đầy biến hóa, mỗi nghệ sĩ đều có khám phá đặc sắc riêng vê vẻ đẹp của con sông. Trong cái nhìn tinh tế lãng mạn của Tản Đà – cái gạch nối giữa 2 nền thơ, con sông ấy mang vẻ đẹp thướt tha mơ màng với "dòng sông trắng, lá cũng xanh". Với người anh hùng Cao Bá Quát, sông Hương lại như chứa đựng khí phách hùng tráng ngang tàn như "kiếm dựng trời xanh" – Trường Giang như kiếm lập thiên thanh. Trong thơ của bà Huyện Thanh Quan, sông Hương lại chứa đựng nỗi "quan hoài vạn cổ" với bóng chiếu làng bản. Trong cái nhìn thắm thiết tình người của nhà thơ cách mạng Tố Hữu thì con sông này lại "đội khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn những kiếp giang hồ.

Ý nghĩa nhan đề: đoạn trích kết thúc bằng 1 câu hỏi tu từ được lấy làm nhan đề tác phẩm "ai đã đặt tên cho dòng sông". Nhan đề chứa đựng cảm xúc bâng khuâng ngẩn ngơ, hàm ẩn sự ngưỡng mộ ngợi ca đầy tự hào về vẻ đẹp thơ mộng huyền ảo của con sông. Đồng thời nhan đề cũng gợi lên niềm khao khát đi tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp bí ấn của con sông và con người gợi lên sự tò mò, thu hút người đọc với hành trình đồng khám phá với nhà văn "ai đã đặt tên cho dòng sông" để con sông mang tên gọi của 1 người con gái. "sông Hương" tên gọi ấy gợi ra vẻ đẹp của cả sắc, hương và hồn cảu con sông. Kết thúc tác phẩm nhầ văn đã mượn huyền thoại để trả lời câu hỏi và cũng là lời lí giải về ý nghĩa tên gọi của con sông. Sông Hương, con sông mang vẻ đẹp hoàn hảo, toàn diện để người đi nhớ Huế không quên.

III. Nghệ thuật

"Ai đã đặt tên cho dòng sông" cho thấy phẩm chất nghệ thuật độc đáo và 1 cái tôi tài hoa uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm mang 1 vẻ đẹp vừa giàu chất trí tuệ lại thấm đẫm chất trữ tình là đặc trưng tiêu biểu nhất của nguồn vốn tri thức uyên bác về sông Hương và văn hóa nghệ thuật Huế. Qua đó nhà thơ khám phá vẻ đẹp nhiều mặt của dòng sông, cung cấp cho người đọc 1 cái nhìn cảm xúc, cụ thể về đặc điểm cấu trúc địa hình địa lí của con sông, dựng lên cả 1 không gian Huế cổ kính trầm mặc với những địa danh tiêu biểu, thể hiện trí tưởng tượng phong phú lãng mạn, 1 cái nhìn tràn đầy cảm hứng tình yêu. Từ đó, nhà văn nhân cách hóa con sông thành 1 người con gái Huế đẹp địu dàng đằm thắm và đầy bí ẩn trên hành trình tìm kiếm và tới với tình yêu đích thực của mình. Ngôn từ nghệ thuật phong phú, tinh tế sáng tạo gồn biểu cảm và tạo hình cũng với các biện pháp tu từ được sử dụng day đặc, đặc biệt là nghệ thuật nhân hóa con sông với hình ảnh những người con gái, để qua đó làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình giàu nữ tính của sông Hương.

C. Kết thúc vấn đề

"Ai đã đặt tên cho dòng sông" là 1 bút kí xuất sắc thể hiện vốn tri thức uyên bác sâu sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường về văn hóa nghệ thuật Huế. Với văn phong tao nhã hướng nội tinh tế tài hoa, nhà văn đã viết về sông Hương, về Huế bằng 1 tình yêu say đắm và 1 tài năng nghệ thuật độc đáo để sáng tạo nên "những trang văn vừa đẹp vừa sang, vừa lấp lánh trí tuệ, vừa chan chứa ân tình" – Nguyễn Đăng Mạnh. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro