GIỚI THIỆU VỀ CÁC TÁC GIẢ VĂN XUÔI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. NGUYỄN TUÂN ( NLDSD )

Nguyễn Tuân là một cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam – 1 nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, cá tính độc đáo và đồng thời cũng là 1 trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Là một nhà văn có sở trường là tùy bút, Nguyễn Tuân có công thúc đẩy thể loại này phát triển đến một trình độ nghệ thuật cao. Với cái tôi tài hoa, phóng túng, vốn tri thức uyên bác, trí tưởng tượng phong phú cùng 1 kho từ vựng giàu có, Nguyễn Tuân đã đem đến cho thể loại tùy bút 1 sức cuốn hút mãnh liệt.

Xuất sắc nhất trong số tùy bút của Nguyễn Tuân là tác phẩm "Người lái đò sông Đà" (1960). Trong tác phẩm dòng sông Đà không còn là thiên nhiên vô tri vô giác mà hóa thành 1 sinh thể sống có linh hồn, tâm trạng, có tính cách và vẻ đẹp độc đáo qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

2. NAM CAO ( CHÍ PHÈO )

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và là 1 trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Trước cách mạng, Nam Cao sáng tác hai đề tài về người nông dân và tri thức nghèo. Khi "Chí Phèo" ra đời 1941 thì dòng văn học hiện thực đã đi qua giai đoạn phát triển rực rỡ nhất với nhiều tên tuổi thành công ở đề tài này như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng... Nhưng Nam Cao đã vượt qua thử thách bằng việc "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" để Chí Phèo trở thành 1 kiệt tác,đỉnh cao của văn học hiện thực. Với việc xây dựng thành công điển hình nghệ thuật bất hủ Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã có nhiều khám phá sâu sắc, mới mẻ, giàu ý nghĩa nhân văn, nhân đạo thông qua bi kịch tinh thần thê thảm của người nông dân trước cách mạng – bi kịch bị tước đoạt, từ chối, cự tuyệt quyền làm người.

3. VŨ TRỌNG PHỤNG ( HPCMTG )

Trong cuộc chiến với nhóm "tự lực văn đoàn" tranh luận về 2 khuynh hướng sáng tác: "NT vị NT" và "NT vị nhân sinh" (lãng mạn – hiện thực), VTP tuyên bố dứt khoát về quan điểm sáng tác của mình "các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn có cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời". Là 1 nhà văn hiện thực phế phán xuất sắc, VTP đã dùng ngòi bút sắc lạnh của mìnhh để phanh phui, mổ xẻ những ung nhọt xã hội.

"Số đỏ" (1936) biểu hiện đầy đủ đặc trưng phong cách nghệ thuật và quan điểm sáng tác của VTP đồng thời đưa nhà văn lên hàng những cây bút bậc thầy của văn chương trào phúng. Toàn bộ nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật trào phúng của VTP được biểu hiện tập trung qua màn đại hài kịch cười ra nước mắt trong "hạnh phúc của 1 tang gia" – trích chương 15 của tác phẩm. Bằng nghệ thuật trào phúng kì tài, VTP đã lật tẩy bản chất dối trá, bịp bợm, lố lăng, đồi bại, khốn nạn, không tính người được núp sau cái vỏ "văn minh", "âu hóa" của xã hội thực dân tư sản thành thị đương thời.

4. THẠCH LAM ( HAI ĐỨA TRẺ )

Thạch Lam là 1 nhà văn lãng mạn, 1 trong những cây bút chủ đạo của nhóm "tự lực văn đoàn" nhưng nhà văn có quan điểm sáng tác nghệ thuật gần với văn chương hiện thực, thiên về "NT vị nhân sinh" và thể hiện thái độ phân định dứt khoát với khuynh hướng thoát ly hiện thực "đối với tôi, văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên". Vì vậy, thế giới nghệ thuật của Thạch Lam gồm toàn những con người nhỏ bé, thiệt thòi sống kiếp sống quẩn quanh bế tắc nơi xóm nhỏ ngoại ô hay những phố huyện nghèo. Ông viết về họ bằng tấm lòng đôn hậu vừa nâng niu trân trọng, vừa xót thương da diết.

Toàn bộ những đặc điểm sáng tác ấy được biểu hiện tập trung trong truyện ngắn "hai đứa trẻ" (1938) – 1 tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam. Truyện xây dựng thành công bức tranh phố huyện nghèo – 1 bức tranh nhân thế cảm động và giàu sức ám ảnh.

5. HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Sông Hương – 1 biểu tượng của văn hóa Huế, tâm hồn Huế, nơi thấm đẫm cái hồn của 1 cố đô trầm mặc cổ kính – nó đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác dạt dào cho biết bao nhà văn.

Là 1 con người của quê hương Quảng Trị nhưng HPNT có tình yêu sâu nặng và mối quan hệ gắn bó mật thiết với Huế. Bằng tình yêu và niềm ngưỡng mộ say mê, nhà văn đã sáng tạo nên những trang văn đẹp mượt mà, sang trọng, ngợi ca vẻ đẹp huyền ảo của dòng sông Hương qua thiên tùy bút "ai đã đặt tên cho dòng sông" (1981)

Tác phẩm đã biểu hiện nổi bật những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, lối viết hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa, 1 phẩm chất trữ tình chính trị cùng với 1 cái tôi tài hoa rất riêng.

6. TÔ HOÀI ( VCAP )

Tô Hoài là 1 cây bút xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, với lối trần thuật hóm hỉnh sắc sảo và vốn từ vựng giàu có, vốn am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán các vùng miền cũng biệt tài phân tích tâm lí tinh tế logic.

Tiêu biểu nhất trong sáng tác của Tô Hoài sau cách mạng là tác phẩm "vợ chồng A Phủ" (1952) trích trong "truyện Tây Bắc". Tác phẩm được khơi nguồn cảm hứng từ chuyến đi thực tế của nhà văn theo đoàn quân bộ đội chủ lực vào miền Tây giải phóng. Với những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc "đất nước và con người miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá". Trong tác phẩm VCAP, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị với số phận, phẩm chất và sức sống tiềm tàng mãnh liệt tiêu biểu cho người phụ nữ miền núi trước cách mạng.

7. KIM LÂN ( VỢ NHẶT )

Kim Lân là 1 cây bút có sở trường về truyện ngắn, viết về đề tài người nông dân và nông thôn trước cách mạng với văn phong hóm hỉnh, sắc sảo, đậm sắc thái thôn quê.

Trong sáng tác của Kim Lân, "vợ nhặt" là tác phẩm xuất sắc nhất được sáng tác năm 1955 in trong tập "con chó xấu xí" (1962). Truyện gây xúc động giản dị bởi lối viết chân thành của nhà văn "1 lòng đi về với đất – người thuần hậu nguyên thủy". Tác phẩm không chỉ phơi bày tình cảnh thê lương của người dân Việt Nam trước cách mạng mà chủ yếu để nhà văn khám phá, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn những con người đôn hậu, giàu tình người, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc thiết tha, luôn tin tưởng và hướng đến tương lai tươi sáng. Toàn bộ phương diện nhân văn nhân đạo ấy được biểu hiện tập trung ở nhân vật Tràng – 1 thành công xuất sắc về nghệ thuật của nhà văn Kim Lân.

8. NGUYỄN TRUNG THÀNH

NTT là cây bút có sở trường về đề tài miền núi Tây Nguyên, ông chính là người đã làm sống dậy "những trang văn của mình bằng hồn phách và hương sắc Tây Nguyên". Hai tác phẩm xuất sắc nhất của ông là "đất nước đứng lên" và "rừng xà nu" đều lấy cảm hứng sáng tác về đề tài từ mảnh đất và con người nơi này. Đây được coi là 2 bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu bất khuất, quật cường của đồng bào Tây Nguyên cũng như dân tộc Việt Nam trong hai cuộc đấu tranh chống Pháp và Mĩ.

Được mệnh danh là "nhà văn chuyên săn tìm những tính cách anh hùng, sự tích anh hùng", trong tác phẩm NTT đã xây dựng thành công nhân vật Tnú – 1 hình tượng nghệ thuật mang tích chất sử thi huyền thoại vừa có tính cách riêng độc đáo lại vừa tiêu biểu cho vẻ đẹp phẩm chất, số phận và khát vọng cộng đồng. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro