Giới thiệu về các tác giả Thơ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1. QUANG DŨNG ( TÂY TIẾN )

Quang Dũng là 1 cây bút tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và là 1 nghệ sĩ đa tài hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tác phẩm của ông biểu hiển 1 hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, 1 cái tôi hào hoa, thanh lịch.

Tây Tiến được viết năm 1948, là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật và hồn thơ Quang Dũng. Bao trùm bài thơ là 1 nỗi nhớ đồng đội và mảnh đất miền Tây – nơi ghi dấu những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào của cả 1 thế hệ thanh niên Việt Nam "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".

2. XUÂN QUỲNH ( SÓNG)

Trong bài thơ "tự hát", nhà thơ Xuân Quỳnh đã từng tâm sự:

"Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi."

Xuân Quỳnh thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ và là 1 trong những cây bút xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của 1 tâm hồn người phụ nữ giàu trắc ẩn (giàu cảm xúc), luôn khao khát hạnh phúc đời thường bình dị nhưng cũng rất mạnh mẽ, can đảm trên con đường đi tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc cho mình.

Toàn bộ vẻ đẹp giàu nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh có thể tìm thấy trong bài thơ "Sóng" – 1 thi phẩm được viết năm 1967, in trong tập "hoa dọc chiến hào" (1968). Bài thơ đã trở thành khúc ca về tình yêu, khát vọng hạnh phúc muôn thủa của con người. qua đó ta thấy được vẻ đẹp của 1 hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, say đắm, mãnh liệt lại vừa dịu dàng, chân thành đằm thắm thiết tha trong tình yêu.

3. TỐ HỮU ( VIỆT BẮC)

Nói về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhà thơ Tố Hữu từng viết:

"Chín năm lên 1 Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng."

07/05/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại kết thúc, kháng chiến chống Pháp thành công. 21/07/1954 hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc hoan toàn được giải phóng. 10/1954 các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện lịch sử trọng đại này đã khơi nguồn cảm hứng dạt dào để Tố Hữu – nhà thơ trữ tình chính trị - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam – sáng tác bài thơ "Việt Bắc". Đây được coi là bản hùng ca, cũng là khúc tình ca về cuộc sống kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến mà ở bề sâu của nó là truyền thống đạo lí ân tình thủy chung không quên cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

4. HUY CẬN ( TRÀNG GIANG )

Nếu như nói thơ mới là dàn hợp xướng của những nỗi buồn thì Huy Cận là "điệu buồn ảo não nhất". Thơ Huy Cận trước cách mạng thấm đẫm 1 nỗi sầu nhân thế, sầu thời thế, sầu vũ trụ. Theo Hoài Thanh, Huy Cận chính là "người gọi dậy cái hồn buồn của Đông – Á, người khơi lại cái mạch sầu mấy ngàn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này." Huy Cận là 1 gương mặt tiêu biểu của thơ mới với 1 hồn thơ cổ điển Á – Đông có sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa phương Tây và phương Đông, vừa thấm đẫm màu sắc cổ điển, lại vừa tiêu biểu cho tunh thần thời đại. Thơ Huy Cận hàm xúc, giàu triết lí và những suy tưởng mang phong vị Đường thi đậm nét.)

Tràng Giang được sáng tác năm 1939 in trong tập "lửa thiêng" 1940 là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật và hồn thơ Huy Cận trước cách mạng.

5. HÀN MẶC TỬ ( ĐÂY THÔN VĨ DẠ )

Hàn Mặc Tử là 1 thi sĩ tài hoa, người có số phận đau thương bất hạnh nhưng lại là 1 trong những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Là 1 hiện tượng thơ phức tạp, bí ẩn và đầy mâu thuẫn. Song cốt lõi trong hồn thơ Hàn Mặc Tử vẫn là 1 tình yêu thiết tha và đau đớn với cuộc đời.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là 1 thi phẩm xuất sắc của Hàn Mặc Tử, được trích trong tập "thơ điên" (1938). Bài thơ không chỉ khắc họa 1 bức tranh tuyệt đẹp về cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế mà còn phản chiếu vẻ đẹp phong phú kì diệu trong tâm hồn thi nhân, tác phẩm xứng đáng là "1 bức tranh đẹp về 1 miền quê đất nước, là tiếng lòng của 1 con người thiết tha yêu đời yêu người."

6. TỐ HỮU ( TỪ ẤY )

Nhà thơ Tố Hữu quan niệm "thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy", thơ Tố Hữu là tiếng nói của 1 tâm hồn rạo rực say đắm hướng về Đảng và cách mạng. Là nhà thơ của lí tưởng sống – nhà thơ trữ tình – chính trị - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam", con đường thơ của Tố Hữu gắn bó song hành và phản ánh chân thực từng chặng đường cách mạng nhiều gian khổ hi sinh nhưng cũng đầy vinh quang thắng lợi của đất nước.

Trong sự nghiệp của Tố Hữu, "từ ấy" là 1 thi phẩm xuất sắc trích từ tập thơ đầu tay cùng tên. Bài thơ được sáng tác vào tháng 07/1938 nhân sự kiện trọng đại, đó là tác giả chính thức được đứng trong hàng ngũ của Đảng. toàn bộ bài thơ là lời giãi bày cảm xúc vui sướng, say mê mãnh liệt, những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, tình cảm của 1 thanh niên cộng sản lần đầu tiên được tìm gặp và được giác ngộ lí tưởng Đảng.

7. HỒ CHÍ MINH ( TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP + CHIỀU TỐI ) ( Vì mình nghĩ đề năm nay chắc không so sánh về Bác do đề tài khá khó nên mình không viết tư liệu, có gì member tự tìm hiểu nhé =]] )

8. XUÂN DIỆU ( VỘI VÀNG ) (Tư liệu về tác giả này chẳng biết thất lạc đâu rồi, năm nay nếu thi so sánh thơ chắc có lẽ vào XD rồi liên hệ qua Sóng - XQ, member tự tìm hiểu thêm nhé, sorry =]] )

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro