Những lời dạy vượt thời gian của ngài Ajahn Chah (Từ chương 31 đến chương 35)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 31

MONASTERY OF CONFUSION - THIỀN VIỆN CỦA SỰ SI MÊ

Chương 32

KNOWING THE WORLD - HIỂU BIẾT THẾ GIAN

Chương 33

MEDITATION (SUPPORTS FOR MEDITATION ) - THIỀN TẬP

Chương 34

STILL, FLOWING WATER - NƯỚC TĨNH LẶNG MÀ CHẢY

Chương 35

TOWARD THE UNCONDITIONED - ĐI VỀ PHÍA VÔ VI (TIẾN TỚI SỰ VÔ NHIỄM)

***

Chương 31

MONASTERY OF CONFUSION - THIỀN VIỆN CỦA SỰ SI MÊ

Staying or going is not important, but our thinking is. So all of you, please work together, cooperate and live in harmony. This should be the legacy you create here at Wat Pah Nanachat Bung Wai, the International Forest Monastery of Bung Wai District. Don't let it become Wat Pah Nanachat Woon Wai, the International Forest Monastery of Confusion and Trouble. Whoever comes to stay here should be helping create this legacy.

Ở hay đi không quan trọng, sự suy nghĩ của chúng ta mới là quan trọng. Vì vậy tất cả thầy, hãy cùng làm với nhau, hãy cùng tu và cùng sống trong hòa hợp. Đây có thể sẽ là di sản các thầy tạo ra cho chùa Wat Pah Nanachat Bung Wai, tức Thiền viện Rừng Thiền của quận Bung Wai này. Đừng để cái tên của thiền viện bị gọi thành 'Chùa Wat Pah Nanachat Woon Wai', có nghĩa là 'chùa của sự Vô Minh và Rắc Rối'. Bất cứ ai đến đây tu học cũng nên giúp góp phần tạo nên di sản tốt lành cho chùa này.

The way I see it, the lay people are providing robes material, almsfood, the dwelling place, and medicines in appropriate measure. It's true that they are simple country folk, but they support you out of their faith as best they can. Don't get carried away with your ideas of how you think they should be, such as, "Oh, I try to teach these lay people, but they do make me upset. Today is the observance day, and they came to take precepts. Then tomorrow they'll go casting their fishing nets. They'll drink their whiskey. They do these things right out there where anyone can see. Then the next observance day, they'll come again. They'll take the precepts and listen to the Dharma talk again, and then they'll go to put out their nets again, kill animals again, and drink again."

Như đã nhìn thấy, những Phật tử tại gia đã cúng dường chu cấp tất cả những y phục, thức ăn, nơi ở tu, và thuốc thang khá đầy đủ cho chúng ta. Thực ra họ chỉ là những người dân quê bình thường, nhưng họ đã hết lòng cúng dường chu cấp hết khả năng vì lòng tin sâu sắc vào đạo Phật. Là người xuất gia tu hành, các thầy đừng có dính chấp theo những ý nghĩ của mình; các thầy thường hay nghĩ rằng: "À, tôi đã cố dạy cho các Phật tử tại gia, nhưng họ cứ làm tôi thất vọng quá. Bữa nay là ngày đi chùa nên họ tới chùa để nhận lãnh giới hạnh. Rồi ngày mai họ lại đi đánh bắt cá tôm, lại sát sanh. Họ lại uống rượu. Họ cứ làm những việc phạm giới giữa ban ngày ban mặt mà ai cũng có thể nhìn thấy. Rồi đến ngày đi lễ chùa tiếp theo, họ lại đến chùa để lễ lạy, lại nhận lãnh giới hạnh và lắng nghe các sự thầy giảng dạy giáo pháp. Sau đó họ lại về xách lưới đi đánh bắt cá tôm, giết thịt súc vật, và lại uống rượu như thường".

You can get pretty upset thinking like this. You'll think that your activities with the lay people don't bring any benefit at all. Today they take the precepts, and tomorrow they go cast the fishing nets. A monk without much wisdom might get discouraged and feel he's failed, thinking his work bears no fruit. But it's not that his efforts have no result; it's those lay people who get no result. Of course there is some good result from making efforts at virtue. So when there is such a situation and we start to suffer over it, what should we do?

We contemplate within ourselves to recognize that our good intentions have brought some benefit and do have meaning. It's just that the spiritual faculties of those people aren't developed. They aren't strong yet. That's how it is for now, so we patiently continue to advise them. If we just give up on such people, they are likely to become worse than they are now. If we keep at it, they may come to maturity one day and recognize their unskillful actions. Then they will feel some remorse and start to be ashamed of doing such things.

Các thầy có thể khá thất vọng khi nghĩ đến họ như vậy. Các thầy nghĩ những việc chỉ dạy giáo pháp của mình đối với các Phật tử tại gia không mang lại ích lợi nào hết. Bữa nay họ đến lễ lạy nhận lãnh giới hạnh để kiêng giữ đạo đức, ngày mai họ lại xách lưới xách lao ra sông giết cá giết cua. Một tu sĩ chưa có nhiều trí tuệ thì thường cảm thấy nản lòng và thấy mình thất bại trong việc chỉ dạy các Phật tử tại gia; người đó cứ nghĩ việc truyền dạy đó không mang lại kết quả gì. Nhưng không phải những nỗ lực của các thầy là không kết quả gì; chỉ là những Phật tử tại gia đó không có được kết quả gì. Dĩ nhiên việc cố gắng chỉ dạy họ với tâm hạnh tu sĩ của mình cũng có ít nhiều kết quả tốt lành chứ sao không. Nhưng khi thấy thực trạng đó, các thầy bắt đầu thấy khổ vì nghĩ không kết quả. Vậy chúng ta phải làm sao đây?

Chúng ta tự mình quán xét chính mình để nhận ra rằng những ý hành thiện lành của chúng ta đã mang lại một số ích lợi và thực sự có ý nghĩa. Chỉ là lúc này những khả năng (căn) tâm linh của các Phật tử tại gia đó chưa được phát triển. Họ chưa được mạnh mẽ. Do vậy hiện thời chúng ta nên kiên nhẫn tiếp tục chỉ dạy cho họ. Chứ nếu chúng ta bỏ cuộc, chúng ta sẽ trở thành những người còn tệ hơn họ bây giờ nữa. Nếu các thầy biết kiên nhẫn làm những việc chỉ dạy giáo pháp, đến ngày nào đó họ cũng trưởng thành và họ sẽ nhận ra những việc làm bất thiện đó của họ. Lúc đó họ sẽ thấy hối lỗi và xấu hỗ về những việc làm phạm giới và bất thiện đó. Từ đó họ biết tu sửa.

Right now, they have the faith to support us with material offerings, giving us our requisites for living. I've considered this: it's quite a big deal. It's no small thing. Donating our food, our dwellings, the medicines to treat our illnesses, is not a small thing. We are practicing for the attainment of Nibbāna. If we don't have any food to eat, that will be pretty difficult. How would we sit in meditation? How would we be able to build this monastery?

Còn hiện thời, họ có đủ lòng tin vào đạo Phật, họ vẫn đang cúng dường chu cấp những vật dụng, thức ăn để chúng ta có điều kiện sống tu ở đây. Tôi nghĩ như vầy: đây là một việc làm lớn lao. Không phải là việc nhỏ. Họ cúng dường thức ăn, chỗ ở, thuốc thang để chữa trị thân bệnh của chúng ta, đó đâu phải là việc nhỏ nhặt. Chúng ta thì đang cố gắng tu tập để hướng tới Niết-bàn. Nếu chúng ta không có gì để ăn thì cũng khó mà sống tu cho được. Không có gì ăn thì làm sao ngồi thiền ở đây? Không có gì ăn sức ở đâu chúng ta xây sửa chỗ tu trong cái chùa này?

We should recognize when people's spiritual faculties are not yet mature. So what should we do? We are like someone selling medicine. You've probably seen or heard them driving around with their loudspeakers touting the different medicines they have for different maladies. People who have bad headaches or poor digestion might come to buy.

Chúng ta phải nhận biết lúc các căn tâm linh của người ta còn chưa được phát triển chín chắn. Chúng ta nên làm gì? Chúng ta giống những người bán thuốc dạo. Các thầy thường nghe những người bán thuốc dạo vừa đi vừa rao bán đủ loại thuốc khác nhau. Mấy người bị bệnh nhức đầu hay đau bụng có thể đến mua.

We can accept money from those who buy our medicine; we don't take money from someone who doesn't buy anything. We can feel glad about the people who do buy something. If others stay in their houses and don't come out to buy, we shouldn't get angry with them for that. We shouldn't criticize them.

Tình cảnh kẻ xuất gia chúng ta cũng giống như người bán thuốc dạo đó. Chúng ta nhận tiền từ người mua thuốc, chúng ta không nhận tiền từ người không mua thuốc. Chúng ta thấy vui vì có người mua thuốc này thuốc nọ. Nhưng nếu có những người chỉ ở trong nhà, họ không chịu đi ra đường để mua thuốc của ta, chúng ta cũng đâu nên trách cứ gì họ.

If we teach people but they can't practice properly, we shouldn't be getting angry with them. Don't do that! Don't criticize them, but rather keep on instructing them and leading them along. Whenever their faculties have ripened sufficiently, then they will want to do it. Just like when we are selling medicine, we just keep on doing our business. When people have ailments that trouble them, they will buy. Those who don't see a need to buy medicine probably aren't suffering from any such conditions. So never mind.

Keeping at it with this attitude, these problems will be done with. There were such situations in the Buddha's time too.

Nếu chúng ta chỉ dạy giáo lý cho người ta nhưng người ta không thể thực hành, chúng ta không nên bực tức hay trách họ. Đừng làm vậy! Đừng trách họ, thay vì vậy hãy kiên nhẫn chỉ dạy tiếp họ và dẫn dắt họ từ từ. Đến khi nào các căn tâm linh của họ đủ chín muồi, lúc đó tự họ sẽ muốn thực hành theo đạo lý đã được dạy. Cũng giống như khi chúng ta bán thuốc, chúng ta cứ làm công việc bán thuốc của mình. Khi nào người ta có bệnh, khi nào họ muốn mua, tự họ sẽ bước ra khỏi nhà và đến mua thuốc. Những người ở trong nhà không bước ra đường mua thuốc của ta có lẽ họ vẫn đang thấy khỏe, họ vẫn chưa bị đau bệnh. Ta không cần trách cứ gì họ.

Các thầy cứ giữ thái độ như vậy, mọi chuyện sẽ suôn sẻ thôi. Điều gì đến sẽ đến. Thời Phật còn sống cũng vậy, Phật và các thánh đệ tử cũng đi chỉ dạy nhiều người, nhưng đâu phải ai cũng thực hành ngay và thực hành được liền.

We want to do it right, but somehow we can't get there yet; our own faculties are not sufficiently mature. Our pāramī (spiritual perfections) are not complete. It's like fruit that's still growing on the tree. You can't force it to be sweet - it's still unripe, it's small and sour, simply because it hasn't finished growing. You can't force it to be bigger, to be sweet, to be ripe - you have to let it ripen according to its nature. As time passes and things change, people may come to spiritual maturity. As time passes the fruit will grow, ripen and sweeten of its own accord. With such an attitude you can be at ease. But if you are impatient and dissatisfied, you keep asking, ''Why isn't this mango sweet yet? Why is it sour?'' It's still sour because it's not ripe. That's the nature of fruit.

Ngay cả chúng ta cũng muốn làm được ngay nhiều thứ, nhưng còn ít nhiều lý do nào đó ta vẫn chưa làm được; đó là các căn của chúng ta vẫn chưa đủ chín chắn. Việc hoàn thiện tâm linh, tức tu tập các ba-la-mật (pāramī) của chúng ta vẫn chưa được hoàn thiện. Cũng giống như trái vẫn đang còn lớn lên trên cây. Chúng ta đâu thể thúc ép nó mau chín—nó vẫn còn non, nhỏ, chua bởi nó vẫn chưa lớn xong. Chúng ta đâu thể ép nó lớn nhanh, ngọt nhanh, chín nhanh—chúng ta phải để nó chín theo tính chất tự nhiên của nó. Thời gian trôi qua và mọi thứ đổi thay, người ta có thể sẽ đến lúc chín chắn và thiện khéo về tâm linh. Cũng như thời gian trôi qua, trái sẽ lớn lên, trưởng thành và chín ngọt theo cách tự nhiên của nó. Nếu biết nghĩ về lẽ tự nhiên như vậy, các thầy sẽ thấy dễ chịu và bình tâm. Nhưng nếu các thầy cứ thất vọng và không kiên nhẫn, các thầy cứ luôn hỏi sao trái xoài lâu chín quá, sao nó chua quá. Nó còn chua bởi nó chưa chín. Đó chỉ là tính chất tự nhiên của trái cây.

The people in the world are like that. It makes me think of the Buddha's teaching about four kinds of lotus. Some are still in the mud, some have grown out of the mud but are under the water, some are at the surface of the water, and some have risen above the water and bloomed. The Buddha was able to give his teachings to so many various beings because he understood their different levels of spiritual development. We should think about this and not feel oppressed by what happens here. Just consider yourselves to be like someone selling medicine. Your responsibility is to advertise it and make it available. If someone gets sick they are likely to come and buy it. Likewise, if people's spiritual faculties mature sufficiently, one day they are likely to develop faith. It's not something we can force them to do. Seeing it in this way, we will be okay.

Mọi người trên thế gian cũng giống vậy. Điều đó khiến tôi hay nghĩ về giáo lý của Phật về bốn loại hoa sen. Một số còn ở dưới bùn, một số đã mọc lên khỏi đáy bùn nhưng vẫn còn nằm dưới nước, một số đã lên được mặt nước, và một số thì đã vượt lên khỏi mặt nước và đang ra nhụy kết hoa thơm ngát. Đức Phật có thể giảng dạy những giáo lý của mình cho đủ loại người khác nhau bởi Phật hiểu rõ những loại người khác nhau, những mức độ căn cơ khác nhau của họ về tâm linh. Chúng ta nên nghĩ về điều này và không nên cảm thấy khó chịu vì những điều đang xảy ra không theo ý chúng ta. Đừng khó chịu với những Phật tử tại gia chỉ vì họ không cùng lúc thực hành giáo lý theo ý chỉ dạy của chúng ta. Cứ coi mình như một người bán thuốc dạo. Công việc của chúng ta là quảng cáo, trình bày những tính năng và ích lợi của thuốc, và luôn luôn có thuốc sẵn sàng cho người mua. Nếu có ai bệnh thì họ sẽ tự đến mua thuốc. Tương tự, khi các căn cơ tâm linh của mọi người chưa được chín chắn giờ họ chỉ có được lòng tin (tín) vào đạo Phật. Chúng ta đâu thể ép họ nhảy vào thực hành ngay cho được. Nếu nhìn thấy được lý lẽ chỗ này, các thầy không còn thấy bực tức với họ nữa.

Living here in this monastery is certainly meaningful. It's not without benefit. All of you, please practice together harmoniously and amicably. When you experience obstacles and suffering, recollect the virtues of the Buddha. What was the knowledge the Buddha realized? What did the Buddha teach? What does the Dhamma point out? How does the Sangha practice? Constantly recollecting the qualities of the Three Jewels brings a lot of benefit.

Sống tu ở đây trong chùa này chắc hẳn có nhiều ý nghĩa. Chắc hẳn không phải là vô ích. Tất cả các thầy ở đây, hãy cùng sống tu một cách hòa hợp và thân thiện. Khi nào gặp trở ngại và khó khổ, hãy niệm tưởng những công hạnh của Đức Phật. Sự hiểu biết (tri kiến) mà Phật đã giác ngộ là cái gì? Phật đã dạy những điều gì? Giáo Pháp chỉ ra những điều gì? Tăng đoàn phải thực hành theo những cách thức nào? Việc thường xuyên tưởng niệm những phẩm hạnh của Tam Bảo sẽ mang lại rất nhiều lợi lạc.

Whether you are Thais or people from other countries is not important. It's important to maintain harmony and work together. People come from all over to visit this monastery. When folks come to Wat Pah Pong, I urge them to come here, to see the monastery, to practice here. It's a legacy you are creating. It seems that the populace have faith and are gladdened by it. So don't forget yourselves. You should be leading people rather than being led by them. Make your best efforts to practice well and establish yourselves firmly, and good results will come.

Dù các thầy là người Thái hay người xứ khác thì cũng không quan trọng. Điều quan trọng là phải biết giữ gìn hòa khí và cùng sống tu ôn hòa. Nhiều người từ bốn phương xa xôi đã đến đây viếng thăm chùa. Khi những người thường dân đến thăm chùa tổ Wat Pah Pong, tôi hay giục họ đến đây, đến thăm chùa, đến đây để tu. Đây là di sản mà các thầy đang tạo dựng. Dường như mọi người có lòng tin và rất hoan hỷ với điều đó. Do vậy đừng quên mất bản thân mình. Các thầy nên dẫn dắt mọi người hơn là bị dẫn dắt bởi người đời. Phải nỗ lực hết mình để tu tập và thiết lập chính-mình một cách vững chắc, rồi kết quả tốt đẹp sẽ có thôi.

Are there any doubts about practice you need to resolve now?

Question: When the mind isn't thinking much, but is in a sort of dark and dull state, is there something we should do to brighten it? Or should we just sit with it?

Ajahn Chah: Is this all the time or when you are sitting in meditation? What exactly is this darkness like? Is it a lack of wisdom?

Question: When I sit to meditate, I don't get drowsy, but my mind feels dark, sort of dense or opaque.

Ajahn Chah: So you would like to make your mind wise, right? Change your posture, and do a lot of walking meditation. That's one thing to do. You can walk for three hours at a time, until you're really tired.

Question: I do walking meditation a couple of hours a day, and I usually have a lot of thinking when I do it. But what really concerns me is this dark state when I sit. Should I just try to be aware of it and let go, or is there some means I should use to counter it?

Còn nghi ngờ nào về việc tu tập mà các thầy cần được giải tỏa không? Tôi nói việc tu tập đúng đắn theo Giáo Pháp sẽ dẫn đến kết quả giác ngộ đúng đắn. Các thầy còn có nghi ngờ gì về điều này không?

Câu Hỏi: Thưa thầy, khi tâm đang không thực sự suy nghĩ gì hết, nhưng nó cứ như trong một trạng thái u tối và đờ đẫn, có cách nào chúng ta làm để làm cho tâm sáng tỏ lên không? Hay chúng ta chỉ nên ngồi yên để vậy?

Ajahn Chah: Trạng thái đó luôn bàng bạc xảy ra hay nó chỉ xảy ra trong khi thầy ngồi thiền? Sự u tối đó chính xác là như thế nào? Đó có phải là sự ngu mờ do thiếu trí tuệ hay không?

Câu Hỏi: Khi con ngồi thiền, con không bị đờ đẫn hay buồn ngủ (hôn trầm), nhưng con cảm thấy tăm tối, một dạng tối mờ hay tối đen.

Ajahn Chah: Vậy là thầy muốn làm cho tâm sáng trí lên, đúng không? Vậy thầy nên thay đổi tư thế thiền, và nên chuyển qua tư thế đi-thiền nhiều hơn. Đó là một cách. Thầy có thể đi thiền mỗi lần ba giờ luôn, cho đến khi thầy thấy mệt luôn.

Câu Hỏi: Thưa thầy, con đã tập đi thiền mỗi ngày vài tiếng, và con thường có nhiều nghĩ suy khi đang đi thiền. Nhưng điều làm con thực sự lo chính là trạng thái u tối này mỗi khi con ngồi thiền. Vậy con có nên ý thức tỉnh giác về trạng thái đó và buông bỏ nó, hoặc có những phương tiện nào khác con nên dùng để đối trị nó?

Ajahn Chah: I think maybe your postures aren't balanced. When you walk, you have a lot of thinking. So you should do a lot of discursive contemplation; then the mind can retreat from thinking. It won't stick there. But never mind. For now, increase the time you spend on walking meditation. Focus on that. Then if the mind is wandering, pull it out and do some contemplation, such as, for example, investigation of the body. Have you ever done that continuously rather than as an occasional reflection? When you experience this dark state, do you suffer over it?

Ajahn Chah: Tôi nghĩ có lẽ tư thế của thầy chưa được cân bằng. Khi thầy đi thiền, thầy hay có nhiều ý nghĩ. Vậy thầy nên thực tập nhiều thiền quán suy lý, tức là đổi chủ đề quán xét liên tục, làm vậy tâm sẽ dần dần hết nghĩ suy. Nó không còn dính theo hay ám ảnh theo ý nghĩ đó (tức ý nghĩ về trạng thái u tối khi ngồi thiền). Nhưng đừng quá bận tâm. Hiện thời, thầy cứ tăng thời lượng đi thiền nhiều hơn. Tập trung vào việc đi thiền. Rồi nếu tâm có lăng xăng, kéo nó về và thực tập quán xét, chẳng hạn như quán xét điều tra về các bộ phận của thân, (tức chuyển đổi mục tiêu/đề tài quán xét của tâm). Thầy cứ liên tục nghĩ đến điều đó hay chỉ thi thoảng mới nghĩ đến nó? Khi thầy trải nghiệm trạng thái tăm tối đó, thầy có thấy khổ vì nó không?

Question: I feel frustrated because of my state of mind. I'm not developing samādhi or wisdom.

Ajahn Chah: When you have this condition of mind the suffering comes about because of not knowing. There is doubt as to why the mind is like this. The important principle in meditation is that whatever occurs, don't be in doubt over it. Doubt only adds to the suffering. If the mind is bright and awake, don't doubt that. It's a condition of mind. If it's dark and dull, don't doubt about that. Just continue to practice diligently without getting caught up in reactions to that state. Taking note and being aware of your state of mind, don't have doubts about it. It is just what it is. When you entertain doubts and start grasping at it and giving it meaning, then it is dark.

As you practice, these states are things you encounter as you progress along. You needn't have doubts about them. Notice them with awareness and keep letting go. How about sleepiness? Is your sitting more sleepy or awake?

(No reply)

Câu Hỏi: Con thấy bực dọc vì trạng thái đó của tâm. Con không phát triển được định (samādhi) hay tuệ gì cả.

Ajahn Chah: Khi thầy bị tình trạng này trong tâm, khổ khởi sinh bởi do không hiểu biết. Lúc đó có sự nghi ngờ về tại sao tâm lại bị như vậy. Nguyên lý quan trọng trong thiền tập là: khi có bất cứ sự gì xảy ra, đừng có nghi ngờ về nó. Nghi ngờ chỉ làm tăng thêm khổ. Khi tâm có u tối ngu mờ, đừng nghi ngờ về điều đó. Nếu tâm sáng tỏ và tỉnh thức, cũng đừng nghi ngờ về điều đó. Đó chỉ là một trạng thái của tâm. Nếu nó u tối và ngu mờ, đừng nghi ngờ về điều đó. Cứ tiếp tục thiền tập một cách cần mẫn, không dính theo những phản ứng này nọ đối với trạng thái đó. Chỉ cần ghi nhận và tỉnh giác biết rõ về trạng thái đó của tâm, đừng có nghi ngờ về nó. Đó chỉ là trạng thái, nó chỉ là nó như vậy. Nếu ta dung dưỡng sự nghi ngờ và bắt đầu dính líu theo nó, và đặt tên coi nó là này là nọ, thì nó sẽ u tối.

Khi thầy thiền tập, những trạng thái đó là những thứ thầy phải gặp phải trong tiến trình thiền tập. Thầy không cần phải có những nghi ngờ về những trạng thái đó. Chỉ nhận biết nó với sự tỉnh giác và buông bỏ. Ghi nhận và buông bỏ. Còn về sự buồn ngủ (hôn trầm)? Khi ngồi thiền thầy có bị buồn ngủ hay tỉnh thức?

(Người hỏi không trả lời)

Maybe it's hard to recall if you've been sleepy! If this happens meditate with your eyes open. Don't close them. Instead, you can focus your gaze on one point, such as the light of a candle. Don't close your eyes! This is one way to remove the hindrance of drowsiness.

When you're sitting you can close your eyes from time to time and if the mind is clear, without drowsiness, you can then continue to sit with your eyes closed. If it's dull and sleepy, open your eyes and focus on the one point. It's similar to kasina meditation. Doing this, you can make the mind awake and tranquil. The sleepy mind isn't tranquil; it's obscured by hindrance and it's in darkness.

Có lẽ khó mà nhớ lại nếu thầy bị buồn ngủ (hôn trầm) trong khi ngồi thiền! Nếu thầy có bị hôn trầm, khi ngồi thiền hãy mở mắt ra. Đừng nhắm mắt. Thay vì nhắm mắt, mở mắt ra và nhắm nhìn vào một tiêu điểm phía trước, ví dụ như ngọn nến. Đừng nhắm mắt! Đây là một cách để loại bỏ chướng ngại buồn ngủ khi ngồi thiền.

Khi ngồi thiền các thầy có thể nhiều lúc nhắm mắt lại, không sao. Nếu tâm được sáng rõ, không bị buồn ngủ, thì các thầy có thể ngồi thiền với mắt nhắm lại. Nếu tâm đờ đẫn và buồn ngủ (hôn trầm), thì các thầy nên mở mắt và nhìn vào một tiêu điểm nào đó phía trước. Tiêu điểm đó giống như là một vật thể làm đối tượng thiền, tức một kasina dùng làm đối tượng trong thiền định. Sau khi làm như vậy, các thầy có thể làm cho tâm tỉnh thức và tĩnh lặng. Cái tâm buồn ngủ thì không tĩnh lặng, nó đang bị cản trở bởi chướng ngại và do đó nó bị u tối.

We should talk about sleep also. You can't simply go without sleep. That's the nature of the body. If you're meditating and you get unbearably, utterly sleepy, then let yourself sleep. This is one way to quell the hindrance when it's overwhelming you. Otherwise you practice along, keeping the eyes open if you have this tendency to get drowsy. Close your eyes after a while and check your state of mind. If it's clear, you can practice with eyes closed. Then after some time you take a rest. Some people are always fighting against sleep. They force themselves not to sleep, and the result is that when they sit they are always drifting off to sleep and falling over themselves, sitting in an unaware state.

Nhân tiện chúng ta cũng nên nói về sự ngủ. Các thầy không thể đi hay làm gì được nếu không được ngủ. Đó là lẽ tự nhiên của thân. Nếu khi đang thiền tập mà các thầy cảm thấy buồn ngủ một cách không thể nào chịu nổi, lúc đó hãy nên đi ngủ. Đây là một cách giải tỏa chướng ngại buồn ngủ khi nó đang chế ngự chúng ta. Còn nếu các thầy vẫn tiếp tục thiền, hãy mở hai mắt ngay khi thấy có xu hướng buồn ngủ. Nhắm mắt lại một chốc và kiểm tra trạng thái tâm. Nếu tâm sáng rõ thì các thầy có thể thiền với mắt nhắm lại. Rồi sau đó nên nghỉ giải lao. Nhiều người phải luôn chiến đấu với sự buồn ngủ. Họ ép bản thân mình không ngủ, kết quả là mỗi khi ngồi xuống thiền họ luôn luôn bị ngủ gà ngủ gật, và cứ ngồi trong một trạng thái không tỉnh giác.

Question: Can we focus on the tip of the nose?

Ajahn Chah: That's fine. Whatever suits you, whatever you feel comfortable with and helps you fix your mind, focus on that.

It's like this: if we get attached to the ideals and take the guidelines that we are given in the instructions too literally, it can be difficult to understand. When doing a standard meditation such as mindfulness of breathing, first we should make the determination that right now we are going to do this practice, and we are going to make mindfulness of breathing our foundation. We only focus on the breath at three points, as it passes through the nostrils, the chest and the abdomen. When the air enters it first passes the nose, then through the chest, then to the end point of the abdomen. As it leaves the body, the beginning is the abdomen, the middle is the chest, and the end is the nose. We merely note it. This is a way to start controlling the mind, tying awareness to these points at the beginning, middle and end of the inhalations and exhalations.

Câu Hỏi: Thưa thầy, liệu chúng ta có thể tập trung nơi chóp mũi hay không?

Ajahn Chah: Được đó. Bất cứ cách nào các thầy thấy tiện, cách nào các thầy thấy thoải mái và nó giúp các thầy cố định cái tâm thì các thầy nên tập trung vào cách đó.

Nó giống như vầy: khi thiền tập, chúng ta thường bị dính theo những ý tưởng, ý nghĩ; tức chúng ta thường bị 'nhớ bài' theo những lý thuyết và hướng dẫn mà chúng ta đã được học, trạng thái lúc đó có thể rất khó khó hiểu và khó chỉnh. Khi chúng ta thực tập bài tập thiền tiêu chuẩn, ví dụ như chánh niệm về hơi-thở, đầu tiên chúng ta phải hạ quyết tâm rằng bây giờ ta sẽ ngồi xuống thiền tập nó, và chúng ta sẽ chọn việc chánh niệm vào hơi-thở làm nền tảng của chúng ta. Chúng ta chỉ tập trung vào hơi thở ở ba điểm, đó là chỗ hơi thở đi qua lổ mũi, qua ngực, và qua bụng. Khi thở vào, hơi thở đi qua mũi, rồi qua ngực, cuối cùng đến bụng. Khi thở ra, hơi thở bắt đầu từ bụng, đi qua ngực và cuối cùng đi qua lổ mũi. Chúng ta chỉ đơn thuần nhận biết nó như vậy. Đây là cách chúng ta bắt đầu kiểm soát cái tâm, cột chặt sự tỉnh giác [sự biết] vào ba điểm: điểm bắt đầu, điểm giữa, và điểm cuối của hơi thở vào và hơi thở ra.

Before we begin we should first sit and let the mind relax. It's similar to sewing robes on a treadle sewing machine. When we are learning to use the sewing machine, first we just sit in front of the machine to get familiar with it and feel comfortable. Here, we just sit and breathe. Not fixing awareness on anything, we merely take note that we are breathing. We take note of whether the breath is relaxed or not and how long or short it is. Having noticed this, then we begin focusing on the inhalation and exhalation at the three points.

Trước khi bắt đầu, trước tiên chúng ta nên ngồi xuống và thả lỏng cái tâm. Chỗ này giống việc may áo trên máy may. Khi chúng ta mới bắt đầu học may, chúng ta nên ngồi trước máy may để làm quen với nó và cảm thấy thoải mái. Lúc này, chúng ta chỉ cần ngồi và thở. Chưa cần phải cố định sự chú tâm vào bất cứ thứ gì, chỉ cần nhận biết mình đang thở. Lúc này chúng ta chỉ ghi nhận hơi thở đang nhẹ hay nặng, dài hay ngắn mà thôi. Sau khi đã ghi nhận được nó, chúng ta mới bắt đầu tập trung sự chú tâm vào hơi thở-vào và hơi thở-ra tại ba điểm tiếp xúc đã nói trên.

We practice like this until we become skilled in it and it goes smoothly. The next stage is to focus awareness only on the sensation of the breath at the tip of the nose or the upper lip. At this point we aren't concerned with whether the breath is long or short, but only focus on the sensation of entering and exiting.

Chúng ta tu tập như vậy cho đến khi trở nên thành thục về hơi thở, và hơi thở sẽ vào ra êm nhẹ. Giai đoạn kế tiếp là chỉ tập trung sự chú tâm vào cảm nhận về hơi thở ở nơi tiếp xúc nơi chóp mũi hoặc ở ngay giữa môi trên. Ngay lúc này, chúng ta không cần quan tâm hơi thở dài hay ngắn nữa, chỉ tập trung duy nhất vào nơi cảm nhận hơi thở đi vào và đi ra mà thôi.

Different phenomena may contact the senses, or thoughts may arise. This is called initial thought (vitakka). The mind brings up some idea, be it about the nature of compounded phenomena (sankhārā), about the world, or whatever. Once the mind has brought it up, the mind will want to get involved and merge with it. If it's an object that is wholesome then let the mind take it up. If it is something unwholesome, stop it immediately. If it is something wholesome then let the mind contemplate it, and gladness, satisfaction and happiness will come about. The mind will be bright and clear; as the breath goes in and out and as the mind takes up these initial thoughts. Then it becomes discursive thought (vicāra). The mind develops familiarity with the object, exerting itself and merging with it. At this point, there is no sleepiness.

Sau đó, những hiện tượng khác nhau có thể tiếp xúc với các giác quan, hoặc có thể một số ý nghĩ sẽ khởi sinh. Đây được gọi là ý nghĩ ban đầu, đó là vitakka, thường được dịch là (HV) tầm. Là vầy, tâm khởi lên ý nghĩ, ví dụ, về bản chất của những thứ hữu vi (sankhārā), hoặc về thế giới, hoặc về bất cứ điều gì. Khi tâm đã khởi ý nghĩ đó lên, tâm sẽ muốn dính chặt hoặc nhập luôn với ý tưởng đó. Nếu ý tưởng đó là một đối tượng thiện lành, cứ để cho tâm nhận lấy nó. Nếu ý tưởng đó là thứ gì bất thiện thì để tâm quán xét về nó, sau khi quán xét thì yếu tố hoan hỷ, vui lòng và hạnh phúc sẽ có mặt. Tâm sẽ rõ sáng và sáng tỏ trong khi hơi thở đi vào và đi ra và trong khi tâm nhận lấy những ý tưởng ban đầu đó. Rồi ý tưởng ban đầu (tầm) sẽ trở thành ý tưởng suy lý, tức là vicāra, thường được gọi (HV) là tứ. Là vầy, tâm bắt đầu phát triển sự quen thuộc với đối tượng, tự nó nỗ lực và hòa nhập vào ý tưởng suy lý đó. Ngay lúc này, không có sự buồn ngủ hay hồn trầm nào cả, tâm hoàn toàn tỉnh thức.

After an appropriate period of this, take your attention back to the breath. Then as you continue on there will be the initial thought and discursive thought, initial thought and discursive thought. If you are contemplating skillfully on an object such as the nature of sankhāra, then the mind will experience deeper tranquility and rapture is born. There is the vitakka and vicāra, and that leads to happiness of mind. At this time there won't be any dullness or drowsiness. The mind won't be dark if we practice like this. It will be gladdened and enraptured.

This rapture will start to diminish and disappear after a while, so you can take up the initial thought again. The mind will become firm and certain with it - undistracted. Then you go on to discursive thought again, the mind becoming one with it. When you are practicing a meditation that suits your temperament and doing it well, then whenever you take up the object, rapture will come about: the hairs of the body stand on end and the mind is enraptured and satiated.

Sau khi tâm khởi xướng tầm và hòa nhập với tứ trong một thời lượng thích hợp, các thầy hãy hướng chú tâm về lại hơi thở. Rồi tiếp tục thiền, rồi sẽ tiếp tục xuất hiện ý tưởng ban đầu (tầm) và ý tưởng suy lý (tứ).

(Tâm có ý tưởng chọn đối tượng hay đề mục để quán xét (đó là tầm), sau đó tâm có ý tưởng quán xét điều tra xung quanh đối tượng đó (đó là tứ). Ý tưởng ban đầu là tìm (tầm) ra đối tượng quán xét; ý tưởng tiếp theo là bám quanh (tứ) đối tượng đó để quán xét, điều tra, suy lý về nó).

Rồi các thầy tiếp tục thiền, tâm tiếp tục xuất hiện ý tưởng ban đầu và ý tưởng suy lý, lại tầm và tứ, tầm và tứ...cứ tiếp tục diễn ra như vậy. Nếu các thầy đang quán xét về một đối tượng hay đề mục, ví dụ như một bản chất của các pháp hữu vi (sankhāra), thì tâm sẽ trải nghiệm một sự tĩnh lặng (định) thâm sâu hơn, và nhờ đó sinh ra yếu tố hoan hỷ (hỷ) trong tâm. Có tầm và tứ, và nhờ đó dẫn đến niềm hạnh phúc vui tươi (hỷ lạc) trong tâm. Trong lúc như vậy sẽ không còn có mặt hôn trầm, không còn sự buồn ngủ hay đờ đẫn trong tâm. Tâm sẽ không bị u tối nếu chúng ta biết cách tu tập như vậy. Tâm sẽ vui tươi và khoan khoái.

Niềm khoan khoái đó sẽ bắt đầu phai dần và biến mất sau một chốc thời gian, vì vậy lúc này các thầy có thể khởi xướng lại một ý tưởng ban đầu (tầm) khác. Lúc này tâm sẽ vững chắc và bám chắc với đối tượng/đề mục mới—nó không bị xao lãng. Rồi các thầy lại tiếp tục với ý tưởng suy lý (tứ), lúc này tâm sẽ hòa nhập thành một với đối tượng đó. Khi các thầy thực hành một sự thiền tập nào thích hợp với tính khí của mình, và nhờ đó thiền rất tốt, thì mỗi khi các thầy chọn lấy một đối tượng thì yếu tố hoan hỷ khoan khoái sẽ tự động khởi sinh dễ dàng: đó là trạng thái khoan khoái đến nỗi lông tóc dựng lên, còn tâm thì đắm mình trong niềm hân hoan khoái lạc và thỏa mãn. Tâm tươi mát và cảm khoái chưa từng có trước đó.

When it's like this there can't be any dullness or drowsiness. You won't have any doubts. Back and forth between initial and discursive thought, initial and discursive thought, over and over again and rapture comes. Then there is sukha (bliss).

Khi tâm nó như vậy thì nó đâu thể nào bị đờ đẫn hay hôn trầm cho được. Lúc này người tu cũng đâu có sự nghi ngờ nào. Cứ tầm rồi tứ, rồi tới tầm và tứ, cứ lặp đi lặp lại như vậy, và niềm khoan khoái hoan hỷ cứ sinh ra. Rồi sau đó sẽ yếu tố hạnh phúc (sukha, lạc).

This takes place in sitting practice. After sitting for a while, you can get up and do walking meditation. The mind can be the same in the walking. Not sleepy, it has the vitakka and vicāra, vitakka and vicāra, then rapture. There won't be any of the nīvarana, and the mind will be unstained. Whatever takes place, never mind; you don't need to doubt about any experiences you may have, be they of light, of bliss, or whatever. Don't entertain doubts about these conditions of mind. If the mind is dark, if the mind is illumined, don't fixate on these conditions, don't be attached to them. Let go, discard them. Keep walking, keep noting what is taking place without getting bound or infatuated. Don't suffer over these conditions of mind. Don't have doubts about them. They are just what they are, following the way of mental phenomena. Sometimes the mind will be joyful. Sometimes it will be sorrowful. There can be happiness or suffering; there can be obstruction. Rather than doubting, understand that conditions of mind are like this; whatever manifests is coming about due to causes ripening. At this moment this condition is manifesting; that's what you should recognize. Even if the mind is dark you don't need to be upset over that. If it becomes bright, don't be excessively gladdened by that. Don't have doubts about these conditions of mind, or about your reactions to them.

Điều này xảy ra trong tư thế ngồi thiền. Sau một thời gian ngồi thiền, các thầy có thể đứng dậy và đi thiền. Tâm có thể giống y vậy trong tư thế đi thiền. Đi thiền cũng tương tự, nó không buồn ngủ, nó cũng liên tục có tầm và có tứ, lại tầm và tứ, rồi yếu tố khoan khoái hoan hỷ đó cũng khởi sinh. Lúc đó không sẽ có mặt bất cứ chướng ngại (nīvarana) nào và tâm không bị ô nhiễm lúc đó. Dù sự gì xảy ra, đừng để ý; lúc này các thầy không cần phải nghi ngờ về những trải nghiệm mà mình có thể có trong khi thiền tập ở giai đoạn này, cho dù trải nghiệm đó có thể như là ánh sáng, sự hỷ lạc, hay bất cứ là gì. Đừng dung dưỡng sự nghi ngờ về những trạng thái đó của tâm. Dù tâm bị u tối hay tâm được bừng sáng thì cũng đừng chú trọng đến những trạng thái đó, đừng để dính theo những trạng thái đó. Cứ buông bỏ, cứ gạt bỏ chúng qua một bên. Cứ tiếp tục bước đi thiền, cứ tiếp tục ghi nhận mọi sự đang diễn ra trong tâm mà không bị mê dính theo chúng. Đừng thấy khổ vì những trạng thái đó của tâm. Đừng có nghi ngờ gì về chúng. Chúng chỉ là những trạng thái như chúng là, chúng chỉ xảy ra như những hiện tượng tự nhiên của tâm mà thôi. Nhiều lúc tâm vui. Nhiều lúc tâm buồn. Trong tâm, lúc có thể sướng, lúc có thể khổ; hoặc có lúc là bế tắt, bít bùng. Thay vì cứ nghi ngờ, chỉ cần hiểu biết rằng đó chỉ là những trạng thái của tâm; một trạng thái nào của tâm xảy ra là do lúc đó các nhân đã hội đủ chín muồi để xảy ra trạng thái đó. Ngay lúc này một trạng thái tâm đang thể hiện; đó là cái mà người tu cần ghi nhận. Cho dù tâm đang u tối, ta cũng không cần phải thất vọng về nó. Nếu tâm có sáng tỏ, ta cũng không nên quá khích quá mừng vì nó. Đừng có bất cứ nghi ngờ gì về những trạng thái của tâm, cũng đừng nghi ngờ gì về những phản ứng của mình đối với những trạng thái đó (nếu ta có phản ứng này nọ).

Do your walking meditation until you are really tired, then sit. When you sit determine your mind to sit; don't just play around. If you get sleepy, open your eyes and focus on some object. Walk until the mind separates itself from thoughts and is still, then sit. If you are clear and awake, you can close your eyes. If you get sleepy again, open your eyes and look at an object.

Cứ bước đi thiền cho đến khi các thầy thực sự thấy mệt, sau đó ngồi xuống. Khi ngồi xuống, hãy quyết định tâm là ta ngồi xuống; đừng có ngồi đại ngồi xuống một cách hời hợt. Rồi khi ngồi thiền thầy lại thấy buồn ngủ, hãy mở mắt và chú tâm vào một đối tượng phía trước. Như vầy, cứ đi thiền đến khi nào tâm tách ly khỏi những ý nghĩ và tâm được tĩnh tại, lúc đó thầy mới quay lại ngồi xuống thiền. Nếu thầy thấy sáng suốt và tỉnh thức, thầy có thể nhắm mắt ngồi thiền. Nếu thầy bị buồn ngủ trở lại, mở mắt ra và chú mục vào một đối tượng nào phía trước.

Don't try to do this all day and all night. When you're in need of sleep let yourself sleep. Just as with our food: once a day we eat. The time comes and we give food to the body. The need for sleep is the same. When the time comes, give yourself some rest. When you've had an appropriate rest, get up. Don't let the mind languish in dullness, but get up and get to work - start practicing. Do a lot of walking meditation. If you walk slowly and the mind becomes dull, then walk fast. Learn to find the right pace for yourself.

Đừng có cố thiền suốt ngày suốt đêm. Khi nào thấy buồn ngủ thì thầy cứ đi ngủ để thân được nghỉ ngơi. (Về khoa học, khi thân mệt cần nghỉ ngơi thì nó khiến người buồn ngủ; đó là phản ứng tự nhiên của mọi loài). Cũng giống như thức ăn chúng ta ăn: mỗi ngày ăn một bữa. Cứ đến giờ ăn, chúng ta đưa thức ăn vào thân. Đó là nhu cầu ăn để giữ thân sống. Nhu cầu ngủ nghỉ thì cũng giống vậy. Đến lúc cần nghỉ ngơi, ta phải để thân nghỉ ngơi. Sau khi chúng ta đã nghỉ ngơi đúng mực, chúng ta thức dậy. Khi thức dậy đừng để tâm lờ đờ đê mê trong sự ngu mờ, ngái ngủ. Phải dậy và bắt tay vào việc—bắt đầu tu tập. Bắt đầu đi thiền nhiều nhiều. Nếu các thầy bước đi quá chậm, tâm sẽ trở lại đờ đẫn và ngái ngủ; nếu vậy phải bước nhanh hơn một chút. Hãy tự mình tìm ra nhịp bước đúng mức nhất cho mình trong khi bước đi thiền.

Question: Are vitakka and vicāra the same?

Ajahn Chah: You're sitting and suddenly the thought of someone pops into your head - that's vitakka, the initial thought. Then you take that idea of the person and start thinking about them in detail. Vitakka is picking it up, vicāra is investigating it. For example, we pick up the idea of death and then we start considering it: ''I will die, others will die, every living being will die; when they die where will they go?'' Then stop! Stop and bring it back again. When it gets running like that, stop it again; and then go back to mindfulness of the breath. Sometimes the discursive thought will wander off and not come back, so you have to stop it. Keep at it until the mind is bright and clear.

If you practice vicāra with an object that you are suited to, you may experience the hairs of your body standing on end, tears pouring from your eyes, a state of extreme delight, many different things as rapture comes.

Câu Hỏi: Thưa thầy, có phải vitakka (tầm) và vicāra (tứ) là một?

Ajahn Chah: Khi thầy đang ngồi thiền và bất ngờ có ý nghĩ về một ai đó khởi lên trong đầu thầy—đó được gọi là ý nghĩ hay ý tưởng ban đầu, tức là vitakka (tầm). Rồi thầy lấy cái ý tưởng ban đầu (về người đó) và bắt đầu suy xét suy lý về nó một cách chi ly, kỹ càng—đó được gọi là vicara (tứ). Vitakka (tầm) là chọn lấy ý tưởng đó làm đối tượng/đề mục; còn vicāra (tứ) là điều tra suy lý xung quanh cái đối tượng/đề mục đó. Ví dụ, chúng ta chọn ý tưởng về cái chết làm đề mục và bắt đầu quán xét về nó như vầy: "À, tôi sẽ chết, mọi người đều sẽ chết, mọi chúng sinh đều sẽ chết; khi chết họ sẽ đi về đâu?". Rồi dừng lại! Dừng lại và mang ý tưởng đó trở lại (tức là chọn [tầm] cái ý tưởng đó trở lại để làm đề mục). Rồi tiếp tục suy lý quán xét về nó. Rồi sự thiền quán cứ tiếp tục như vậy, tầm và tứ, rồi tầm đến tứ..., rồi sau một khoảng thời gian thích hợp thì dừng lại; dừng lại và hướng sự chú tâm chánh niệm trở lại đối tượng ban đầu là hơi-thở. Nhiều lúc cái ý tưởng suy lý (tứ) đó cứ lăng xăng, lờn vờn và không quay về lại, do vậy chúng ta cần phải dừng lại. Cứ chú tâm vào đó cho đến khi tâm sáng tỏ và rõ ràng.

Nếu chúng ta tu tập ý tưởng suy lý (vicāra, tứ) với một đối tượng phù hợp với tính khí của ta, thì ta có thể trải nghiệm lông tóc của thân dựng đứng lên, nước mắt chảy ra ràng rụa, đó là một trạng thái cực kỳ khoan khoái, rất nhiều điều sướng khoái hỷ lạc xảy đến.

Question: Can this happen with any kind of thinking, or is it only in a state of tranquility that it happens?

Ajahn Chah: It's when the mind is tranquil. It's not ordinary mental proliferation. You sit with a calm mind and then the initial thought comes. For example, I think of my brother who just passed away. Or I might think of some other relatives. This is when the mind is tranquil - the tranquility isn't something certain, but for the moment the mind is tranquil. After this initial thought comes then I go into discursive thought. If it's a line of thinking that's skillful and wholesome, it leads to ease of mind and happiness, and there is rapture with its attendant experiences. This rapture came from the initial and discursive thinking that took place in a state of calmness. We don't have to give it names such as first jhāna, second jhāna and so forth. We just call it tranquility.

The next factor is bliss (sukha). Eventually we drop the initial and discursive thinking as tranquility deepens. Why? The state of mind is becoming more refined and subtle. Vitakka and vicāra are relatively coarse, and they will vanish. There will remain just the rapture accompanied by bliss and one-pointedness of mind. When it reaches full measure there won't be anything, the mind is empty. That's absorption concentration.

We don't need to fixate or dwell on any of these experiences. They will naturally progress from one to the next. At first there is initial and discursive thought, rapture, bliss and onepointedness. Then initial and discursive thinking are thrown off, leaving rapture, bliss, and one-pointedness. Rapture is thrown off, then bliss, and finally only one-pointedness and equanimity remain. It means the mind becomes more and more tranquil, and its objects are steadily decreasing until there is nothing but one-pointedness and equanimity.

When the mind is tranquil and focused this can happen. It is the power of mind, the state of the mind that has attained tranquility. When it's like this there won't be any sleepiness. It can't enter the mind; it will disappear. As for the other hindrances of sensual desire, aversion, doubt and restlessness and agitation, they just won't be present. Though they may still exist latent in the mind of the meditator, they won't occur at this time.

Câu Hỏi: Thưa thầy, điều này có thể xảy ra đối với bất kỳ ý nghĩ nào hay không, hay đó chỉ đơn thuần là một trạng thái tĩnh lặng (định) xảy ra?

Ajahn Chah: Đó là khi tâm được tĩnh lặng. Ý nghĩ đó không phải là một sự phóng tâm bình thường. Ta ngồi thiền với một cái tâm bình lặng và rồi ý tưởng ban đầu đó xuất hiện. Đó là vitakkha (tầm). Ví dụ, tôi vừa nghĩ đến người anh của tôi mới qua đời. Hoặc tôi nghĩ đến một vài người thân khác. Đây là lúc tâm đang tĩnh lặng—sự tĩnh lặng không phải là thứ gì chắc chắn ổn định, nhưng ngay lúc này tâm đang được tĩnh lặng. Sau khi ý nghĩ ban đầu (tầm) đó xuất hiện, tôi tiếp tục đi vào ý nghĩ suy lý (tứ), tức là tôi tiếp tục quán xét suy lý xung quanh cái ý nghĩ ban đầu đó. Nếu dòng ý nghĩ đó đang là thiện khéo và tốt lành, thì nó dẫn tới sự thư thái của tâm và sự vui sướng, và lúc đó khởi sinh một niềm khoan khoái hoan hỷ do chính tâm tự trải nghiệm. Sự khoan khoái hoan hỷ (hỷ, piti) được sinh ra từ hành động tầm và tứ diễn ra bên trong một trạng thái tĩnh lặng. Chúng ta không cần phải đặt tên cho trạng thái đó là tầng thiền định (jhana), Nhất Thiền, hay Nhị Thiền gì đó. Chúng ta chỉ cần gọi đó là sự tĩnh lặng (định). (Trong giai đoạn này, yếu tố hỷ là nổi bật, bên cạnh hai yếu tố là tầm và tứ).

Yếu tố tiếp theo là hạnh phúc, tức yếu tố lạc (sukha). Là vầy, theo tiến trình từ đầu, ta cứ tiếp tục tu tập với tầm và tứ như đã nói trên. Cuối cùng, đến một lúc nào đó tâm sẽ dẹp bỏ luôn những tầm và tứ đó đặc biệt khi trạng thái tĩnh lặng (định) càng lúc càng thâm sâu hơn. Tại sao tâm bỏ tầm và tứ? Bởi trạng thái tâm lúc này đã trở nên tinh lọc, tinh tế và vi tế hơn nhiều. Tầm và tứ (vitakka và vicāra) lúc này vẫn còn thuộc dạng tương đối thô tế hơn, do đó chúng phải bị dẹp bỏ. Chỉ còn lại yếu tố hân hoan (hỷ) cộng với niềm hạnh phúc (lạc) và yếu tố hợp nhất-điểm của tâm. Đến khi tâm đạt đến hết mức những yếu tố này, tâm trở thành trống không. Đó chính là trạng thái thiền định sâu.

Trong giai đoạn thiền này, chúng ta không cần phải mê dính theo hay trú tâm vào bất kỳ yếu tố hỷ, hay lạc hay nhất- điểm nào hết. Những trạng thái đó sẽ tự nhiên diễn tiến từ bước này sang bước tiếp theo. Tiến trình là như vầy, (i) ban đầu có những ý tưởng tầm và tứ (vitakka và vicāra), rồi có yếu tố hoan hỷ (piti), rồi có yếu tố lạc (sukkha), và rồi có yếu tố hợp nhất-điểm của tâm (ekaggatā). Đó là năm yếu tố chính của trạng thái tầng thiền định jhana.

Rồi tiến trình tâm loại bỏ các yếu tố tiếp diễn ra như vầy: (ii) sau khi những ý nghĩ tầm và tứ bị dẹp bỏ, còn lại những yếu tố hỷ, lạc và nhất-điểm của tâm. (iii) Rồi sau khi yếu tố hỷ bị dẹp bỏ, còn lại yếu tố lạc và nhất-điểm của tâm. (iv) Rồi sau khi yếu tố lạc cũng bị dẹp bỏ luôn, thì cuối cùng chỉ còn lại yếu tố nhất-điểm và yếu tố buông-xả (upekkha) trong tâm. Điều này có nghĩa là: theo tiến trình, tâm càng lúc càng trở nên tĩnh lặng hơn và tĩnh lặng hơn nhiều; song song tâm càng lúc càng loại bỏ những yếu tố thô tế hơn những yếu tố kia, tức là những đối tượng của tâm càng lúc càng trở nên giảm bớt cho đến lúc chúng phai biến hết, chỉ còn lại sự nhất-điểm của tâm và sự buông-xả trong tâm.

Khi tam được tĩnh lặng và được hội tụ, điều đó có thể xảy ra. Đó là cái năng lực của tâm, chính trạng thái tâm tự nó chứng đắc trạng thái tĩnh lặng (định sâu) đó. Khi tâm ở tromng những trạng thái như vậy, nó đâu thể có sự buồn ngủ hay u ám nào. Sự buồn ngủ không thể nào tiến vào trong tâm, sự buồn ngủ đó sẽ bị biến mất. Cũng tương tự đối với những chướng ngại khác như tham dục, sân giận, bất an và lo lắng, và nghi ngờ, chúng không thể nào có mặt khi tâm đang ở trong trạng thái tĩnh lặng và siêu sạch đó. Mặc dù những chướng ngại đó vẫn còn tiềm ẩn bên dưới tàng thức của tâm của người thiền, nhưng chúng không thể nổi lên trong trạng thái tâm tĩnh lặng và tinh tế ngay lúc này.

Question: Should we be closing our eyes so as to shut out the external environment or should we just deal with things as we see them? Is it important whether we open or close the eyes?

Câu Hỏi: Thưa thầy, chúng ta có nên nhắm mắt khi thiền để đóng cửa khỏi mọi thứ bên ngoài, hay là chúng ta cứ mở mắt và đối diện xử lý những thứ đó ngay khi chúng ta nhìn thấy chúng? Tức, điều quan trọng là nên nhắm mắt hay mở mắt khi ngồi thiền?

Ajahn Chah: When we are new to training, it's important to avoid too much sensory input, so it's better to close the eyes. Not seeing objects that can distract and affect us, we build up the mind's strength. When the mind is strong then we can open the eyes and whatever we see won't sway us. Open or closed won't matter.

Ajahn Chah: Chỗ này tôi đã từng chỉ nhiều lần cho nhiều người hỏi trước đây. Như vầy, khi chúng ta mới bắt đầu tập tu, điều quan trọng là chúng ta cần tránh bị nhiều thứ bên ngoài tác động vào các giác quan. Nói cách khác, khi mới bắt đầu tập tu, điều cần thiết là chúng ta nên sống tách ly và lánh trần. Vì lý do đó, khi mới tập thiền chúng ta nên nhắm mắt lại. Nhắm mắt lại để khỏi nhìn thấy những thứ có thể tác động và làm xao lãng chúng ta, để chúng ta tạo sức mạnh cho cái tâm. Đến khi nào tâm được mạnh mẽ thì ta có thể mở mắt, lúc đó những thứ ta nhìn thấy không còn có thể lay động hay làm xao lãng chúng ta. Lúc đó nhắm mắt hay mở mắt không thành vấn đề.

When you rest you normally close your eyes. Sitting in meditation with eyes closed is the dwelling place for a practitioner. We find enjoyment and rest in it. This is an important basis for us. But when we are not sitting in meditation will we be able to deal with things? We sit with eyes closed and we profit from that. When we open our eyes and leave the formal meditation, we can handle whatever we meet. Things won't get out of hand. We won't be at a loss. Basically we are just handling things. It's when we go back to our sitting that we really develop greater wisdom.

Khi nằm nghỉ ngủ chúng ta thường nhắm mắt. Sự ngồi thiền với mắt nhắm chính là một nơi an trú cho một người thiền. Chúng ta thấy thích và thấy buông ngơi nghỉ ngơi trong tư thế ngồi thiền nhắm mắt đó. Đây mới chính là cơ sở quan trọng đối với chúng ta. Nhưng khi chúng ta không ngồi thiền, liệu chúng ta có thể đối diện xử lý mọi đối tượng xung quanh hay không?. Khi chúng ta nhắm mắt ngồi thiền, chúng ta thấy sự lợi lạc thư giãn của việc, như đã nói trên. Nhưng đến khi mở mắt ra và kết thúc giờ ngồi thiền chính thức, liệu chúng ta có thể xử lý mọi thứ mọi sự xảy đến xung quanh ta, hay không?. (Vấn đề là khả năng xử lý của chúng ta cho đúng theo đạo lý và Giáo Pháp. Và chúng ta cần phải tu tập để có được những năng lực đó). Lúc đó mọi thứ không bị tuột khỏi tay mình. Chúng ta không bị bỏ mất bất cứ thứ gì đang diễn ra. Về căn bản là chúng chỉ đang xử lý mọi thứ đang diễn ra. Rồi sau đó chúng ta quay lại giờ ngồi thiền chính thức, chúng ta sẽ thực thụ có thể phát triển nhiều trí tuệ lớn hơn nữa.

This is how we develop the practice. When it reaches fulfillment then it doesn't matter whether we open or close our eyes, it will be the same. The mind won't change or deviate. At all times of the day - morning, noon or night - the state of mind will be the same. We dwell thus. There is nothing that can shake the mind. When happiness arises, we recognize, ''It's not certain,'' and it passes. Unhappiness arises and we recognize, ''It's not certain,'' and that's that. You get the idea that you want to disrobe. This is not certain. But you think it's certain. Before you wanted to be ordained, and you were so sure about that. Now you are sure you want to disrobe. It's all uncertain, but you don't see it because of your darkness of mind. Your mind is telling you lies, ''Being here, I'm only wasting time.'' If you disrobe and go back to the world, won't you waste time there? You don't think about that. Disrobing to work in the fields and gardens, to grow beans or raise pigs and goats, won't that be a waste of time?

Đây chính là cách chúng ta phát triển việc thiền tập. Đến khi người tu đã đạt đến chỗ hoàn thành thuần thục thì lúc đó nhắm mắt hay mở mắt cũng giống như nhau. Tâm không bị thay đổi hay chệch đường lạc hướng. Trong mọi lúc của ngày—sáng, trưa, hay tối—trạng thái của tâm cũng đều như vậy. Chúng ta an trú như vậy. Chẳng có gì có thể lay động cái tâm của ta. Khi sướng khởi lên, chúng ta nhận biết "Nó là không chắc" và nó biến qua. Khi khổ khởi sinh, chúng ta nhận biết "Nó là không chắc" và nó biến qua. Cứ như vậy.

Nếu bây giờ đang khởi sinh ý nghĩ sẽ bỏ y hoàn tục, các thầy nên nhận biết ngay ý nghĩ đó là không chắc chắn. Điều đó là không chắc, nhưng các thầy nghĩ là chắc chắn. Hãy nghĩ lại, trước kia các thầy nghĩ mình muốn được thọ giới để đi tu và các thầy đã nghĩ điều đó là chắc chắn. Nhưng giờ các thầy đã đòi bỏ ý hoàn tục, vậy ý muốn xuất gia đi tu trước kia đâu còn chắc chắn đâu. Tất cả mọi điều đều không chắc chắn, nhưng các thầy không nhìn thấy lẽ thực đó, bởi do còn sự ngu tối trong tâm. Tâm đang nói dối với mình rằng: "Vô chùa ta chỉ bỏ phí thời gian thôi, chẳng tu được đến đâu đâu".

Nhưng nếu các thầy bỏ y cà-sa quay lại đời thế tục, bộ các thầy không lãng phí thời gian ở đó hay sao? Các thầy không suy nghĩ kỹ về điều đó. Bỏ y hoàn tục, quay về làm lụng, trồng rau lúa, nuôi heo bò... bộ đó không phải là lãng phí thời gian đời người hay sao?

There was once a large pond full of fish. As time passed, the rainfall decreased and the pond became shallow. One day a bird showed up at the edge of the pond. He told the fish, ''I really feel sorry for you fish. Here you barely have enough water to keep your backs wet. Do you know that not very far from here there's a big lake, several meters deep where the fish swim happily?''

When the fish in that shallow pond heard this, they got excited. They said to the bird, ''It sounds good. But how could we get there?''

The bird said, ''No problem. I can carry you in my bill, one at a time.''

The fish discussed it among themselves. ''It's not so great here anymore. The water doesn't even cover our heads. We ought to go.'' So they lined up to be taken by the bird.

The bird took one fish at a time. As soon as he flew out of sight of the pond, he landed and ate the fish. Then he would return to the pond and tell them, ''Your friend is right this moment swimming happily in the lake, and he asks when you will be joining him!''

It sounded fantastic to the fish. They couldn't wait to go, so they started pushing to get to the head of the line.

The bird finished off the fish like that. Then he went back to the pond to see if he could find any more. There was only one crab there. So the bird started his sales pitch about the lake.

The crab was skeptical. He asked the bird how he could get there. The bird told him he would carry him in his bill. But this crab had some wisdom. He told the bird, ''Let's do it like this - I'll sit on your back with my arms around your neck. If you try any tricks, I'll choke you with my claws.''

The bird felt frustrated by this, but he gave it a try thinking he might still somehow get to eat the crab. So the crab got on his back and they took off.

The bird flew around looking for a good place to land. But as soon as he tried to descend, the crab started squeezing his throat with his claws. The bird couldn't even cry out. He just made a dry, croaking sound. So in the end he had to give up and return the crab to the pond.

I hope you can have the wisdom of the crab! If you are like those fish, you will listen to the voices that tell you how wonderful everything will be if you go back to the world. That's an obstacle ordained people meet with. Please be careful about this.

Bộ các thầy nghĩ chúng ta được sinh ra trên đời chỉ để làm những việc sinh nhai đó thì mới gọi là sống hay sao?

Chuyện kể có một ao cá. (Tóm tắt ý). Qua ngày tháng vùng đó ít mưa và khô cạn. Một ngày kia có con chim đến đậu bên bờ ao. Nó nói với mấy con cá dưới ao nước cạn: "Tôi thấy thương hại cho mấy chú cá các bạn quá. Ở đây cạn khô còn không đủ nước để làm ướt vây lưng của các bạn. Các bạn có biết cách đây không xa có một hồ nước to hay không? Ở đó nước sâu mấy thước, ở đó cá có thể bơi lội sung sướng".

Khi đàn cá trong ao cạn nghe vậy, chúng rất phấn khích. Chúng nói với con chim: "Nghe ngon lành quá, nhưng cách nào chúng tôi đến được đó?".

Con chim: "Dễ thôi. Tôi sẽ dùng miệng gắp các bạn bay đến đó, mỗi lần một bạn cá".

Bầy cá bàn bạc với nhau: "Ở đây không còn sống được nữa. Nước còn không đủ ngập cái đầu chúng ta. Chúng ta phải đi thôi". Vậy là chúng xếp hàng lần lượt để con chim gắp đi từng con một.

Sau khi gắp một con bay đi khỏi ao, con chim đáp xuống đất và ăn thịt con cá ngay. Rồi nó bay lại ao cạn và nói: "Bạn cá đó hiện giờ đang bơi lội sung sướng trong hồ nước lớn đó, bạn ấy nhắn các bạn mau mau đến hồ nước đó cùng sống vui với bạn ấy!"

Nghe thiệt đáng mê đối với bầy cá. Bầy cá nôn nao chen lấn lên trước để được 'bạn điểu' lần lượt gắp đi đến hồ nước lớn hạnh phúc.

Con chim lần lượt gắp hết số cá đó và ăn thịt hết. Rồi nó quay lại hồ nước để coi còn con cá nào nữa không. Ở đó chỉ còn con cua. Con chim sổ tuồng cũ để gạt con cua đến hồ nước lớn. Con cua nghi ngờ, nó cũng hỏi con chim bằng cách nào nó tới được hò nước lớn. Con chim cũng nói để nó gắp cua bay đi. Nhưng con cua có trí khôn. Nó nói với con chim: "Vậy làm như vầy. Tôi sẽ ngồi trên lưng anh và ôm lấy cổ anh, anh bay đến đó. Nếu anh giở trò gì tôi sẽ bóp nghẹt cổ anh bằng hai cái càng cứng của tôi đó".

Chim nghe nói vậy cũng bực lắm, nhưng nó vẫn cố thử. Nó chở con cua bay lên, rồi nó lượn tìm chỗ khô nào tốt nhất để hạ xuống và mổ thịt con cua. Nhưng mỗi lần nó định hạ xuống khu đất nào đó, con cua liền bóp mạnh cổ nó. Nó nghẹt thở, cuối cùng nó bỏ cuộc cái trò bịp đó và chở con cua về lại ao nước cạn.

Tôi mong các thầy cũng có được trí tuệ như con cua đó! Nếu các thầy giống bầy cá, các thầy sẽ nghe theo những lời dụ dỗ về những điều tuyệt vời ở ngoài đời thế tục. Những cám dỗ của đời sống phàm tục chính là trở ngại đối với người xuất gia tu hành. Các thầy nên cẩn trọng về điều này.

Question: Why is it that unpleasant states of mind are difficult to see clearly, while pleasant states are easy to see? When I experience happiness or pleasure I can see that it's something impermanent, but when I'm unhappy that's harder to see.

Câu Hỏi: Thưa thầy, tại sao chúng ta khó nhận thấy rõ những trạng thái tâm khó chịu (khổ), trong khi chúng ta dễ nhận thấy rõ những trạng thái tâm dễ chịu (sướng)?. Khi con trải nghiệm sự sướng khoái, con có thể nhìn thấy đó là thứ vô thường, chóng đổi thay. Nhưng khi con gặp sự khó khổ, con khó nhìn thấy đó là vô thường, mau đổi thay?

Ajahn Chah: You are thinking in terms of your attraction and aversion and trying to figure it out, but actually delusion is the predominant root. You feel that unhappiness is hard to see while happiness is easy to see. That's just the way your afflictions work. Aversion is hard to let go of, right? It's a strong feeling. You say happiness is easy to let go of. It's not really easy; it's just that it's not so overpowering. Pleasure and happiness are things people like and feel comfortable with. They're not so easy to let go of. Aversion is painful, but people don't know how to let go of it. The truth is that they are equal. When you contemplate thoroughly and get to a certain point you will quickly recognize that they're equal. If you had a scale to weigh them their weight would be the same. But we incline towards the pleasurable.

Ajahn Chah: Thầy đang suy nghĩ dựa theo cái tham và sân của mình, và thầy đang cố hiểu biết, nhưng thực sự cái căn si ngu mờ đang chính là căn đang lấn lướt trong tâm. Thầy cảm giác sự khổ là khó nhìn ra, trong khi sự sướng thì dễ nhìn thấy. Đó chẳng qua là sự khổ sở của thầy đang lấn lướt. Khi gặp sướng, ta thích muốn có nó, đó là tham; khi gặp khổ, ta kháng cự ác cảm, đó là sân. Cái sân thì khó mà buông bỏ được, đúng không? Nó là một cảm giác mạnh. Thầy nói sướng thì dễ buông bỏ được; thực ra nó cũng không dễ buông bỏ được; chỉ là do nó không quá mạnh bạo hơn sân mà thôi. Khoái và sướng là thứ người ta thích và thấy hài lòng với chúng. Coi vậy chứ chúng không phải là dễ buông bỏ được đâu. Sân giận, ác cảm là khổ đau, nhưng người ta thường không biết cách buông bỏ nó. Đích thực thì cả hai thứ tham và sân đều khó buông bỏ như nhau, chúng đều nặng đô như nhau. (Khi ta mê cái gì thì khó bỏ lắm; khi ta thù ghét cái gì thì cũng khó nguôi lắm. Khi thương thương cả đường đi, khi ghét ghét cả tôn ti họ hàng). Thói tâm con người phần lớn là vậy. Sự thật là chúng nặng đô ngang nhau. Khi các thầy biết quán xét một cách thấu đáo và đến được một trình độ nào đó, các thầy sẽ nhận ra được chúng đều là hai thói tâm nặng đô như nhau; chúng là hai gông cùm nặng như nhau. Nếu có cân nào để cân tham và sân, các thầy sẽ thấy chúng nặng bằng nhau. Nhưng, thói thường chúng ta đều ngã theo hướng tham (khoái lạc) hơn là hướng sân.

Are you saying that you can let go of happiness easily, while unhappiness is difficult to let go of? You think that the things we like are easy to give up, but you're wondering why the things we dislike are hard to give up. But if they're not good, why are they hard to give up? It's not like that. Think anew. They are completely equal. It's just that we don't incline to them equally. When there is unhappiness we feel bothered, we want it to go away quickly and so we feel it's hard to get rid of. Happiness doesn't usually bother us, so we are friends with it and feel we can let go of it easily. It's not like that; it's not oppressing and squeezing our hearts, that's all. Unhappiness oppresses us. We think one has more value or weight than the other, but in truth they are equal. It's like heat and cold. We can be burned to death by fire. We can also be frozen stiff by cold and we die just the same. Neither is greater than the other. Happiness and suffering are like this, but in our thinking we give them different value.

Thầy nói rằng thầy có thể buông bỏ sự sướng dễ dàng hơn buông bỏ sự khổ, đúng không? Các thầy nghĩ rằng những thứ chúng ta thích thì dễ dàng buông bỏ được, và các thầy thắc mắc tại sao những thứ chúng ta ghét lại khó được buông bỏ hơn. Nhưng cũng vô lý, nếu đó là những thứ chúng ta ghét, sao ta lại khó buông bỏ chúng? Không đúng như vậy. Các thầy thử nghĩ ngược lại coi. Tham và sân, sướng và khổ, hai thứ đó hoàn toàn nặng đô như nhau. Chỉ là do chúng ta nghiêng về hai thứ đó một cách không đồng đều mà thôi. Khi gặp khổ đau chúng ta thấy khó chịu khó ở, ta muốn nó biến đi nhanh và do vậy ta cứ thấy khó loại bỏ nó. Sướng khoái thì không làm ta khó chịu, do vậy chúng là bạn của ta, và do vậy chúng ta cảm thấy nó biến đi nhanh quá, cảm thấy buông bỏ sướng dễ dàng hơn. Nhưng không phải là dễ buông bỏ hơn, chỉ là do sướng không đè nặng ta, không bóp đau trái tim ta, cho nên ta cảm thấy nó vậy. Cho nên ta cảm giác khổ đau thì dai dẳng hơn. Chúng ta cảm thấy sướng thì nhẹ đô hơn khổ, nhưng thực tế thì chúng nặng đô như nhau. Nó giống như nóng và lạnh. Chúng ta có thể bị chết cháy vì lửa. Chúng ta cũng có thể bị chết cóng vì lạnh. Chết cháy hay chết cóng cũng bằng chết. Không có cái nào nặng hơn hay nhẹ hơn cái nào. Sướng hay khổ là như vậy, nhưng do chúng ta đánh giá mỗi thứ khác nhau.

Or consider praise and criticism. Do you feel that praise is easy to let go of and criticism is hard to let go of? They are really equal. But when we are praised we don't feel disturbed; we are pleased, but it's not a sharp feeling. Criticism is painful, so we feel it's hard to let go of. Being pleased is also hard to let go of, but we are partial to it so we don't have the same desire to get rid of it quickly. The delight we take in being praised and the sting we feel when criticized are equal. They are the same. But when our minds meet these things we have unequal reactions to them. We don't mind being close to some of them.

Hoặc nếu ta xét về chuyện khen và chê. Các thầy cũng cảm thấy lời khen thì dễ chấp nhận và dễ buông bỏ được, còn lời chê thì khó chấp nhận và khó buông bỏ hơn, đúng không? Thực ra chúng nó đều ngang nhau. Nhưng khi được khen, chúng ta không cảm thấy bị quấy chọc; chúng ta vui lòng, nhưng đó không phải là một cảm giác sắc nhói. Lời chê trách thì gây khổ đau hơn và sắc nhói hơn, cho nên chúng ta cảm thấy khó buông bỏ hơn. Thực ra được vui lòng thì cũng khó buông bỏ, nhưng do chúng ta thích ngã theo chiều được khen hơn, cho nên chúng ta thấy luyến tiếc khi sự khen đó bị phai biến nhanh chóng. Sự khoái sướng khi được khen và sự khó chịu khi bị chê là cân nặng như nhau. Nhưng chỉ là do cái tâm của ta khi gặp hai thứ đó, chúng ta có những phản ứng nặng hơn nhẹ hơn về chúng. Chúng ta nhận và dẹp bỏ lời khen dễ hơn; nhưng chúng ta nhận và bỏ lời chê chọc khó hơn, vì nó làm ta khó chịu, và ta thù ghét điều đó. (Thường thì không thương dai bằng thù dai; thích không dai bằng ghét dai).

Please understand this. In our meditation we will meet with the arising of all sorts of mental afflictions. The correct outlook is to be ready to let go of all of it, whether pleasant or painful. Even though happiness is something we desire and suffering is something we don't desire, we recognize they are of equal value. These are things that we will experience.

Mong các thầy hiểu ra chỗ này. Trong tiến trình thiền tập, chúng ta sẽ gặp phải đủ loại sự khó chịu khởi sinh trong tâm. Thái độ hay nhất là sẵn sàng buông bỏ tất cả những thứ đó, dù là là khổ hay sướng. Dù sướng là thứ chúng ta muốn và khổ là thứ chúng ta không muốn, chúng ta cứ coi chúng là như nhau. Đó là những thứ chúng ta sẽ trải nghiệm trong khi thiền tập.

Happiness is wished for by people in the world. Suffering is not wished for. Nibbāna is something beyond wishing or not wishing. Do you understand? There is no wishing involved in Nibbāna. Wanting to get happiness, wanting to be free of suffering, wanting to transcend happiness and suffering - there are none of these things. It is peace.

Sự sướng và hạnh phúc là thứ người đời cầu mong. Không ai mong cầu khổ. Nhưng Niết-bàn là chỗ vượt trên cả sự mong cầu và không mong cầu. Các thầy hiểu chỗ này không? Không có sự mong cầu nào còn dính líu tới Niết-bàn; Niết-bàn thì đâu còn dính líu đến mong cầu hay tham muốn. Cầu được sướng, muốn không khổ, muốn vượt trên cả sướng và khổ- tất cả những mong cầu đó không có mặt trong Niết- bàn. Niết-bàn chỉ còn sự bình an.

As I see it, realizing the truth doesn't happen by relying on others. You should understand that all doubts will be resolved by our own efforts, by continuous, energetic practice. We won't get free of doubt by asking others. We will only end doubt through our own unrelenting efforts.

Như tôi đã nhìn thấy, việc chứng ngộ sự thật không xảy ra nếu chỉ dựa vào người khác. Các thầy phải ghi nhớ rằng tất cả mọi sự nghi ngờ chỉ được loại bỏ bằng chính nỗ lực tự thân, bằng sự tu tập tận tâm liên tục. Chúng ta không thể hết nghi ngờ bằng cách nhờ người khác. Chúng ta chỉ có thể kết thúc nghi ngờ bằng sự nỗ lực tự thân, tu tập không ngừng và bất thoái chuyển.

Remember this! It's an important principle in practice. The actual doing is what will instruct you. You will come to know all right and wrong. ''The Brahmin shall reach the exhaustion of doubt through unceasing practice.'' It doesn't matter wherever we go - everything can be resolved through our own ceaseless efforts. But we can't stick with it. We can't bear the difficulties we meet; we find it hard to face up to our suffering and not to run away from it. If we do face it and bear with it, then we gain knowledge, and the practice starts instructing us automatically, teaching us about right and wrong and the way things really are. Our practice will show us the faults and ill results of wrong thinking. It really happens like this. But it's hard to find people who can see it through. Everyone wants instant awakening. Rushing here and there following your impulses, you only end up worse off for it. Be careful about this.

Hãy ghi nhớ điều này! Đây chính là nguyên lý quan trọng của việc tu tập. Sự thực hành thực thụ là cái sẽ dẫn dắt các thầy. Các thầy sẽ nhờ đó đi đến hiểu biết mọi thứ đúng và sai. Một câu kinh Phật đã nói: "Các Bà-la-môn sẽ đạt đến sự chấm dứt nghi ngờ thông qua việc tu tập không ngừng". Không cần biết chúng ta sẽ đi tới đâu—mọi thứ đều có thể được giải quyết thông qua nỗ lực tự thân tu tập không ngừng. (Đây là nguyên lý tu, có tu đúng là có chứng ngộ). Nhưng chúng ta thường không thể làm đúng theo nguyên lý này. Chúng ta thường không chịu được khó khăn mình gặp phải; chúng ta thấy khó đối diện với những sự khó khổ và thường trốn chạy khỏi chúng. Nếu chúng ta đối diện với những sự khổ thì chúng ta sẽ đạt được sự hiểu biết về chúng, và lúc đó sự tu tập sẽ tự động dẫn dắt chúng ta, sẽ dạy cho ta điều đúng và điều sai và đường lối tự nhiên của mọi thứ đúng như chúng là. Sự tu tập của chúng ta sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy những lỗi lầm và những hậu quả xấu của những cách nghĩ sai lạc (tà tư duy) mà chúng ta đã mắc phải tự bao giờ. Nó thực sự diễn ra như vậy, chỉ có sự tu tập thực thụ mới giúp ta nhìn thấy những hậu quả đó. Nhưng hiếm có người chịu tu tập và nhìn thấy điều đó. Mọi người đều muốn được giác ngộ liền. Nếu các thầy cứ chạy phía này phía nọ theo những xung động và mong cầu này nọ của mình, thì các thầy chỉ đi đến chỗ tệ hơn mà thôi. Hãy cẩn trọng về chỗ này.

I've often taught that tranquility is stillness; flowing is wisdom. We practice meditation to calm the mind and make it still; then it can flow.

In the beginning we learn what still water is like and what flowing water is like. After practicing for a while we will see how these two support each other. We have to make the mind calm, like still water. Then it flows. Both being still and flowing: this is not easy to contemplate.

Tôi thường chỉ dạy rằng sự tĩnh lặng là sự tĩnh tại; sự trôi chảy là trí tuệ. [Định là bất động; Tuệ là dòng chảy]. Chúng ta tu tập để làm tĩnh lặng cái tâm và làm cho nó bất động; để sau đó nó sẽ trôi chảy. [Như: nước tĩnh tại mà chảy; nước chảy mà tĩnh tại].

Trước tiên chúng ta học biết nước tĩnh tại là gì và nước chảy là gì. Sau khi thực tập một thời gian, chúng ta sẽ thấy cách hai dạng này hỗ trợ cho nhau như thế nào. Chúng ta cần làm cho cái tâm được tĩnh lặng, giống như nước tĩnh tại, không chảy. Rồi sau đó nó sẽ trôi chảy. Cùng lúc nó tĩnh tại và trôi chảy: điều này cũng khó mà quán tưởng, hình dung.

We can understand that still water doesn't flow. We can understand that flowing water isn't still. But when we practice we take hold of both of these. The mind of a true practitioner is like still water that flows, or flowing water that's still. Whatever takes place in the mind of a Dhamma practitioner is like flowing water that is still. To say that it is only flowing is not correct. Only still is not correct. But ordinarily, still water is still and flowing water flows. But when we have experience of practice, our minds will be in this condition of flowing water that is still.

Chúng ta có thể hiểu nước tĩnh tại là không chảy. Chúng ta cũng hiểu nước đang chảy là không tĩnh tại. Nhưng khi chúng ta thiền tập, chúng ta nắm cả hai trạng thái này. Cái tâm của một người thiền tập thực thụ thì giống như nước tĩnh tại mà chảy, hoặc giống nước đang chảy mà tĩnh tại. Bất cứ sự gì xảy ra trong cái tâm của một người tu tập đúng Giáo Pháp thì cũng giống như nước đang chảy mà tĩnh tại. Nếu nói nó chỉ đang chảy là không đúng. Nếu nói nó chỉ tĩnh tại thì cũng không đúng. Nhưng bình thường thì nước tĩnh tại là không chảy và nước chảy là đang chảy. Đó là cái bình thường của nước. Nhưng khi chúng ta có sự trải nghiệm trong tu tập, cái tâm sẽ ở trong trạng thái như nước đang trôi chảy mà tĩnh tại, như nước tĩnh lặng mà trôi chảy vậy.

This is something we've never seen. When we see flowing water it is just flowing along. When we see still water, it doesn't flow. But within our minds, it will really be like this; like flowing water that is still. In our Dhamma practice we have samādhi, or tranquility, and wisdom mixed together. We have morality, meditation and wisdom. Then wherever we sit the mind is still and it flows. Still, flowing water. With meditative stability and wisdom, tranquility and insight, it's like this. The Dhamma is like this. If you have reached the Dhamma, then at all times you will have this experience. Being tranquil and having wisdom: flowing, yet still. Still, yet flowing.

Đây là điều chúng ta chưa từng trải hay nhìn thấy. Thường thì tư duy và mắt chúng ta nhìn thấy nước chảy là nước đang chảy. Khi chúng ta nhìn thấy nước tĩnh tại là nước không chảy. Nhưng tâm của chúng ta thì khác, khi chúng ta tu tập đúng đắn thì nó thực sự là khác: nó tĩnh tại mà trôi chảy, nó chảy mà tĩnh tại. Trong tiến trình tu tập theo Giáo Pháp, chúng ta có trạng thái định tâm (samādhi) và trí tuệ hòa hợp với nhau. Chúng ta có giới hạnh, thiền tập và trí tuệ. [Giới, định, tuệ]. Nếu chúng ta tu tập đúng đắn và có được các phần đó thì dù chúng ta đang ngồi đâu, cái tâm cũng tĩnh tại và trôi chảy. Nước tĩnh tại mà chảy. Với sự ổn định về thiền tập cộng với trí tuệ, sự tĩnh lặng và sự minh sát, cái tâm sẽ là như vậy. Giáo Pháp là như vậy. Nếu các thầy đạt đến Giáo Pháp thì trong mọi lúc mọi nơi các thầy đều có trải nghiệm như vậy. Được tĩnh lặng và có trí tuệ, tức có định và có tuệ: tĩnh tại mà trôi chảy; chảy mà tĩnh tại.

Whenever this occurs in the mind of one who practices, it is something different and strange; it is different from the ordinary mind that one has known all along. Before when it was flowing, it flowed. When it was still, it didn't flow, but was only still - the mind can be compared to water in this way. Now it has entered a condition that is like flowing water being still. Whether standing, walking, sitting, or lying down, it is like water that flows yet is still. Making our minds like this there is both tranquility and wisdom.

Khi điều này xảy ra trong cái tâm của một người thiền tập, đó là một trạng thái khác thường và lạ thường đối với người ấy; nó khác với trạng thái bình thường mà tâm của người đó đã từng biết tự trước giờ. Trước giờ, khi cái tâm trôi chảy, thì nó chảy. Khi nó đang tĩnh tại, thì nó không chảy, nó chỉ đứng yên—tâm lúc đó có thể được so với nước theo cách như vậy. Nhưng giờ thì tâm đã tiến vào một trạng thái giống như nước đang chảy mà tĩnh tại, nước tĩnh tại mà đang chảy. Dù đang đứng, đang ngồi, đang đi, hay đang nằm, tâm vẫn như nước đang tĩnh lặng mà chảy. Tu tập làm cho tâm được như vậy là ta đang có được cả sự tĩnh lặng và trí tuệ, có cả định và tuệ.

What is the purpose of tranquility? Why should we have wisdom? They are only for the purpose of freeing ourselves from suffering, nothing else. At present we are suffering, living with dukkha, not understanding dukkha, and therefore holding onto it. But if the mind is as I've been speaking about then there will be many kinds of knowledge. One will know suffering, know the cause of suffering, know the cessation of suffering and know the way of practice to reach the end of suffering. These are the Noble Truths. They will appear of themselves when there is still, flowing water.

Mục đích của sự tĩnh lặng (định) là gì? Tại sao chúng ta cần phải có trí tuệ (tuệ)? Tất cả những trạng thái đó chỉ nhằm mục đích giải thoát chúng ta khỏi khổ, không vì mục đích nào khác. Hiện thời chúng ta đang sống với sự khổ (dukkha), không hiểu biết sự khổ, và do vậy cứ sống dính với nó. Nhưng nếu cái tâm đạt đến trạng thái như tôi vừa nói trên, thì sẽ có được nhiều loại sự hiểu biết (tri kiến) khác nhau. Người ấy sẽ hiểu biết về khổ, hiểu biết về nguyên nhân khổ và hiểu biết về cách tu tập để đạt đến sự chấm dứt khổ. Đó chính là những sự thật Thánh Đế. Bốn diệu đế đó sẽ tự hiển hiện khi tâm có sự "tĩnh tại mà trôi chảy".

When it is like this then no matter what we are doing we will have no heedlessness; the habit of heedlessness will weaken and disappear. Whatever we experience we won't fall into heedlessness because the mind will naturally hold fast to the practice. It will be afraid of losing the practice. As we keep on practicing and learning from experience we will be drinking of the Dhamma more and more, and our faith will keep increasing.

Khi tâm được như vậy thì dù chúng ta đang làm gì chúng ta cũng không bị lãng tâm, thất niệm; thói tính lãng tâm thất niệm sẽ suy yếu dần và mất luôn. Dù chúng ta trải nghiệm sự gì chúng ta sẽ không rớt vào lãng tâm thất niệm bởi vì tâm sẽ tự nhiên bám chặt vào sự tu tập, nó không hề buông lỏng giây phút tu tập nào. Tâm sẽ tự nó sợ buông lỏng hay đánh mất sự tu tập. Khi chúng ta tiếp tục tu tập và học hiểu thêm từ trải nghiệm thì chúng ta sẽ "uống" Giáo Pháp càng lúc càng nhiều hơn, và lòng tin của chúng ta càng tăng cao hơn.

For one who practices it has to be like this. We shouldn't be the kind of people who merely follow others: If our friends aren't doing the practice we won't do it either because we would feel embarrassed. If they stop, we stop. If they do it, we do it. If the teacher tells us to do something, we do it. If he stops, we stop. This is not a very quick way to realization.

Đối với một người tu tập thực thụ thì nó sẽ xảy ra như vậy. Chúng ta không nên làm loại người chỉ biết dựa theo người khác. Nếu các bạn tu của chúng ta không chịu tu tập, ta cũng không chịu tu, bởi tu một mình ta thấy ngượng. Hoặc nếu họ ngừng tu hay bỏ tu, ta cũng ngừng tu hay bỏ tu theo họ. Hoặc nếu họ tu thì ta tu theo. Hoặc nếu sư phụ bảo ta làm gì ta mới làm theo. Nếu thầy bảo chúng ta không tu, ta không tu. Tất cả những trường hợp đó đều không hay, những cách dựa theo người khác thì khó mà nhanh đạt đến giác ngộ.

What's the point of our training here? It's so that when we are alone, we will be able to continue with the practice. So now while living together here, when there are morning and evening gatherings to practice, we join in and practice with the others. We build up the habit so that the way of practice is internalized in our hearts, and then we will be able to live anywhere and still practice in the same way.

Chúng ta đang tu tập ở đây vì cái gì? Khi chúng ta có một mình, chúng ta nên có thể tự tu tập liên tục được. Bây giờ, khi chúng ta đang sống tu chung với nhau trong chùa ở đây, khi đến giờ tu chung (giờ tụng kinh, giờ thiền tập buổi sáng và buổi tối theo chuẩn mực trong chùa), chúng ta nên đến chung và cùng tu tập theo các chuẩn mực của chùa. Chúng ta xây dựng thói quen để cách tu tập của chúng ta được nhập vào trong tim chúng ta, và sau đó nếu chúng ta có sống tu ở đâu, chúng ta vẫn có thể duy trì những chuẩn mực và nhịp độ tu tập của mình theo cùng cách đó.

It's like having a certificate of guarantee. If the King is coming here, we prepare everything as perfectly as we can. He stays a short while and then goes on his way, but he gives his royal seal to acknowledge that things are in order here. Now many of us are practicing together, and it's the time to learn the practice well, to understand it and internalize it so that each of you can be a witness to yourself. It's like children coming of age.

Điều đó giống như có được tờ giấy bảo chứng vậy. Ví dụ như khi có đức Vua Thái Lan có đến đây, chùa chúng ta có thể chuẩn bị mọi thứ một cách hoàn hảo như có thể. Vua ở lại chùa trong chốc lát rồi lại đi, nhưng ngài sẽ đóng dấu hoàng gia để chứng nhận mọi sự ở trong chùa đều ngăn nắp, tốt lành. Giờ chúng ta đang sống tu cùng nhau, và giờ là lúc chúng ta phải học giỏi cách tu tập, học hiểu về cách tu tập và đưa nó vào trong tâm chúng ta (nhập tâm) để mỗi chúng ta có thể trở thành là người tự chứng cho chính mình. Giống như những đứa trẻ giờ đến lúc phải trưởng thành vậy.


Chương 32

KNOWING THE WORLD - HIỂU BIẾT THẾ GIAN

All things just as they are display the truth. But we have biases and preferences about how we want them to be. Lokavidū means knowing the world clearly. The world is these phenomena (sabhāva) abiding as they are. To sum it up simply, the world is arom. That's an easy way to put it. The world is arom. If we say ''world,'' that's pretty vast. ''Arom are the world'' is a lot simpler. The world is arom. Being deluded by the world is being deluded by arom; being deluded by arom is being deluded by the world. Lokavidū, knowing the world clearly: however the world is, that's what we should know. It exists according to its conditions. So we should have full, present awareness of it.

Mọi thứ trên thế gian đều là biểu hiện của sự thật. Nhưng chỉ tại chúng ta thiên vị, chúng ta nhìn nghiêng, nhìn phiến diện, nhìn theo ý muốn chúng ta, bởi chúng ta muốn mọi thứ theo ý mình. (Ví dụ chúng ta muốn mọi thứ đều dễ chịu trong khi sự thật là luôn có sướng và khổ). Lokavidū có nghĩa là hiểu biết thế gian một cách rõ ràng. Thế giới là những hiện tượng (sabhāva, hiện thực, thực tại) có mặt và diễn ra theo cách của chúng. Nói ngắn gọn, thế giới là arom, là mọi pháp, tức là tất cả các trạng thái của tâm. Khi chúng ta dùng chữ "thế giới" nghe nó rộng lớn quá. Nếu nói "Arom [các hiện tượng của tâm] là thế giới" thì nghe đơn giản hơn. Thế giới là arom [là các hiện tượng của tâm]. Đang bị ngu mờ trong thế giới là ngu mờ về các hiện tượng của tâm; đang bị ngu mờ về các hiện tượng của tâm là ngu mờ về thế giới. Lokavidū: sự hiểu biết thế giới một cách rõ ràng, hiểu biết về "thế giới như chúng là", đó là cái chúng ta cần hiểu biết. Thế giới tồn tại theo những điều kiện nhân duyên của nó. Các điều kiện nhân duyên tác động diễn ra trong từng giây phút. Bởi vậy chúng ta cần phải có một sự tỉnh giác hoàn toàn ngay trong hiện tại, luôn ý thức rõ biết về nó, luôn thường-biết về nó.

Such as the teaching that we should know sankhāras for what they are, develop wisdom that knows sankhāras. Whatever the truth of sankhāras is, however they really are, that's the truth we should know. That's called wisdom that accepts and knows without obstacles.

Như giáo lý dạy chúng ta cần phải biết rõ về những thứ có điều kiện [những thứ do duyên hợp mà có, những pháp hữu vi, sankhāra] đúng như chúng đích thực là. Dù sự thật những thứ hữu vi đó là gì, dù đích thực chúng là gì, chúng ta cũng cần hiểu biết rõ về chúng. Sự hiểu biết rõ đó được gọi là trí tuệ, đó là trí khôn biết chấp nhận và biết rõ sự thật một cách không vướng ngại.

We need to develop a mind that has tranquility as well as wisdom in control of things together. We talk about sīla, samādhi, paññā, and about samatha meditation and vipassanā meditation. But they are really all the same matter. They are the same, but we divide them into different categories and get confused. I've often made a simple analogy about it - there are things to compare it to - which can make it easier to contemplate and understand.

Chúng ta cần phát triển một cái tâm được tĩnh lặng (định) và có trí tuệ (tuệ) để nắm rõ mọi thứ. Chúng ta hay nói về giới, định, tuệ (sīla, samādhi, paññā), nói về thiền định (samatha), nói về thiền tuệ minh sát (vipassanā). Nhưng đích thực thì chúng chỉ là một. Chúng chỉ là một, nhưng do chúng được phân chia theo những phân đoạn hay phạm vi khác nhau, vì vậy người ta cứ hiểu lầm về thiền. Tôi đã từng đưa ra nhiều ví dụ đơn giản để so sánh với thiền cho người ta dễ hiểu.

A little mango later becomes a large, ripe mango. Is the little mango the same piece of fruit as the large one? From the time it's just a bud flowering on the tree, it's the same one mango. As it grows into a small mango and then gets bigger and bigger, almost ripe, then finally ripe, it's only undergoing change.

Một trái xoài non sau đó thành trái xoài lớn, trái xoài chín. Trái xoài non là cùng một trái với trái xoài lớn và trái xoài chín, đúng không? Từ lúc nó chỉ là một bông xoài nở trên cây xoài cho đến khi chín rụng, đó thực ra chỉ cùng một trái xoài. Chỉ là một trái xoài, nhưng nó thay đổi, phát triển và chín muồi qua những thời khác nhau. Non nhỏ, lớn lên và già chín; đó chỉ là tiến trình biến đổi của cùng một trái xoài.

The aspects of practice we talk about are the same. Sīla simply means giving up wrongdoing. A person without sīla is in a hot condition. When someone gives up wrongdoing and evil ways, that brings coolness. Cool, without harm or ill effects. The blessing that comes from this freedom from harmful effects is a tranquil mind - that is samādhi. When the mind is in samādhi, clean and pure, it will see many things. It's like water that is still and undisturbed. You can see your face in it. You can see things further away reflected as well. You can see the roof of the building over there. If a bird alights on the roof you can see it.

Những phương diện chúng ta hay gọi đều cùng một là một thứ. Giới hạnh (sīla) đơn giản là việc kiêng cữ và từ bỏ những hành vi bất thiện. Người không có giới hạnh là kẻ đang sống trong tình trạng nóng bức như hỏa ngục. Khi một người biết từ bỏ những hành vi sai trái và nghiệp xấu ác, điều đó mang lại sự mát dịu trong tâm và trái tim này. Mát dịu, không làm nguy hại, không còn bất thiện—lành. Sự phúc lành có được từ sự không còn bất thiện chính là một cái tâm được tĩnh lặng—đó là định (samādhi). Khi cái tâm đạt định, được trong sạch và tinh khiết, nó sẽ nhìn thấy rõ mọi thứ. Lý là vậy. Giống như hồ nước được tĩnh tại và không bị quấy động. Những ngày tĩnh lặng, ta có thể nhìn thấy khuôn mặt ta dưới nước hồ. Ta cũng có thể thấy hình ảnh phản chiếu của những thứ đằng xa như cây cối, đồi núi; ta thấy cả mái nhà của khu nhà đằng kia soi hình xuống mặt hồ trong và phẳng lặng. Nếu có con chim đến đậu trên mái nhà đó, ta cũng có thể nhìn thấy nó.

These factors are really all one, just like the one mango. The tiny fruit is that same one mango. The growing fruit is the same mango. The ripe fruit is the same mango. From green to yellow, it's the same mango; it's undergoing change, and that's why we see difference.

Những phần [yếu tố] đó thực sự chỉ là một, đó chỉ là những phần do người ta phân chia, nhưng đích thực ba chi phần đó chỉ là một, giống như cùng một trái xoài. Ví dụ xoài nhỏ (giới), trái xoài lớn (định) và trái xoài chín (tuệ) chỉ là một trái xoài. Từ xanh non, hườm lớn đến chín vàng chỉ là một trái xoài. Đó chỉ là tiến trình biến đổi, do đó người ta thấy khác nhau, bởi họ nhìn vào những giai đoạn biến đổi đó.

Having this kind of simple understanding can put us at ease. Doubts will diminish. If instead we are relying on texts and seeking detailed explanations, we are likely to end up in confusion. So we have to watch our own minds. ''Bhikkhus! You should be watching over your minds. Those who watch over their minds shall escape the snares of Māra.'' Both Māra and his snares. And it depends on our own investigation.

Nếu hiểu được theo cách đơn giản như vậy chúng ta sẽ thấy dễ chịu, không còn phân biệt, không còn nặng về thiền định hay thiền tuệ là này là nọ gì nữa. Nhờ đó sự nghi ngờ cũng giảm mất. Nếu cứ y theo kinh điển và những giảng luận chi li thì rốt cuộc chúng ta chỉ rối trí mà thôi. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải biết nhìn vào cái tâm của chúng ta. "Này các Tỳ kheo, các thầy phải luôn quán sát cái tâm của mình. Ai luôn quán sát cái tâm của mình thì sẽ thoát khỏi những cạm bẫy của Ma Vương". Thoát khỏi Ma Vương và những cạm bẫy của hắn. Và điều đó tùy thuộc vào sự điều tra suy xét của mỗi người.

My way of practice was a little strange. After I ordained and started to practise, I had a lot of doubts and questions. But I didn't like to ask anyone about them very much. Even when I met Ajahn Mun, I didn't ask him many questions. I wanted to ask, but I didn't. I sat and listened to his teaching. I had questions, but I didn't ask. Asking someone else is like borrowing someone else's knife to cut something. We never come to have our own knife. That's the way I felt. So I didn't ask many questions of others. If I stayed with a teacher for a year or two, I'd listen to his discourses and try to work things out for myself. I would seek my own answers. I was different from other disciples, but I was able to develop wisdom; this way made me resourceful and clever. I didn't become heedless, rather I contemplated things until I could see for myself, increasing my understanding and removing my doubts.

Cách tu của tôi cũng hơi lạ so với người khác. Hồi mới xuất gia đi tu, tôi có rất nhiều nghi ngờ và nghi vấn. Nhưng tôi không thích hỏi người khác về những điều đó. Ngay cả khi tôi gặp sư phụ Ajahn Mun, tôi cũng không hỏi gì nhiều. Tôi cứ ngồi và lắng nghe thầy ấy giảng giải. Tôi có nghi vấn nhưng tôi vẫn không hỏi. Hỏi ai điều gì giống như mượn dao của người đó để cắt chặt thứ gì. Cứ đi mượn thì suốt đời ta chẳng có con dao nào của mình. Tôi cảm thấy vậy. (Tôi nghĩ mình nên tự đi tìm câu trả lời bằng chính tâm mình, lúc đó dao sẽ là dao của mình, trí tuệ sẽ là trí tuệ của chính mình, không phải nhờ trí tuệ của người khác để hiểu biết một vấn đề). Do vậy tôi chẳng muốn hỏi nhiều. Khi tôi sống tu với sư phụ của tôi trong một hai năm, tôi lắng nghe những lời giáo huấn của thầy và cố gắng tự mình thực tập những lời dạy đó. Bằng cách đó tôi tự tìm thấy câu trả lời cho những nghi vấn của mình. Tôi hơi khác những đạo hữu khác, nhưng tôi biết làm vậy mới có khả năng phát triển phần trí tuệ (tuệ); đó chính là cách làm cho mình tìm thấy nguồn gốc sự thật và trở nên khôn ngoan. Tôi không để mình bị lãng tâm, tôi luôn chú tâm quán xét mọi thứ cho đến khi có thể tự mình nhìn thấy. Làm như vậy mới tăng sự hiểu biết và cùng lúc giảm bớt những nghi ngờ; lý rõ ràng là như vậy.

My advice is to not let yourself get wrapped up in doubts and questions. Let them go and directly contemplate whatever you are experiencing. Any physical pleasure or pain you experience, don't make a big deal out of it. When you sit in meditation and start to feel tired or uncomfortable, adjust your position. Endure as much as you can, and then move. Don't overdo it. Develop a lot of mindfulness - that's the point. Doing your walking and sitting meditation as much as you can, the aim is to be developing mindfulness as much as you can, knowing things fully. That's enough.

Lời khuyên của tôi dành cho các thầy là đừng để mình bị bao phủ trong những nghi ngờ và nghi vấn! Hãy buông bỏ mọi nghi ngờ và nghi vấn, cứ trực tiếp quán xét mọi thứ mình đang trải nghiệm. Mọi cảm nhận sướng và khổ của thân này ta không nên quá quan trọng về chúng. Khi nào ngồi thiền thấy quá khó chịu, đau nhức, mệt mỏi, thì thay đổi tư thế một chút. Cố chịu đựng hết sức mình, khi nào chịu hết nỗi mới thay đổi tư thế một chút. Đừng thay đổi liên tục, đừng cựa quậy liên tục. Phải tu tập sự chú tâm [chánh niệm]—đó mới là cái quan trọng. Chánh niệm và khả năng chánh niệm mới là cái chính. Thực tập ngồi thiền và đi thiền càng nhiều càng tốt, mục tiêu chúng ta là tu tập cho được khả năng chánh niệm mạnh mẽ nhất, hiểu biết mọi thứ một cách hoàn toàn. Chỉ cần như vậy là đủ.

Please take my words to contemplate. Whatever form of practice you're doing, when objects of mind arise, whether internally or externally, those are called arom. The one who is aware of the arom is called... well, whatever you want to call it is OK; you can call it ''mind.'' The arom is one thing, and the one who knows the arom is another. It's like the eye and the objects it sees. The eye isn't the objects, and the objects aren't the eye. The ear hears sounds, but the ear isn't the sound and the sound isn't the ear. When there is contact between the two, then things happen.

Mong các thầy ghi nhớ điều này để quán xét. Dù các thầy đang thực tập theo cách nào, khi những đối tượng tâm khởi sinh, dù là sướng hay khổ, bên trong hay bên ngoài, những thứ đó được gọi là arom, là thế giới, là những hiện tượng của tâm. Ai luôn ý thức biết rõ về những hiện tượng của tâm [thế giới, những thứ hữu vi... muốn gọi sao cũng được] thì người đó được gọi là biết rõ về "tâm". Thế giới (arom) là một chuyện và người biết rõ thế giới là một chuyện khác. Những hiện tượng là một chuyện, tâm là một chuyện khác. Giống như mắt và những hình sắc nó nhìn thấy. Mắt là một chuyện, những hình sắc là chuyện khác. Mắt không phải là những hình sắc, những hình sắc không phải là mắt. Tai nghe thấy âm thanh, nhưng tai không phải là âm thanh, và âm thanh không phải là tai. Khi có sự tiếp xúc của hai thứ đó thì có sự này sự nọ (pháp, hiện tượng) xảy ra.

All states of mind, happy or unhappy, are called arom. Whatever they may be, never mind - we should constantly be reminding ourselves that ''this is uncertain.''

Tất cả các trạng thái của tâm, sướng hay khổ, đều gọi là thế giới, là các pháp hữu vi, là arom. Dù chúng có là gì, ta không quan trọng chúng—chúng ta cứ luôn tự nhắc mình (tâm niệm) rằng: "đó là không chắc".

This is something people don't consider very much, that ''this is uncertain.'' Just this is the vital factor that will bring about wisdom. It's really important. In order to cease our coming and going and come to rest, we only need to say, ''This is uncertain.'' Sometimes we may be distraught over something to the point that tears are flowing; this is something not certain. When moods of desire or aversion come to us, we should just remind ourselves of this one thing. Whether standing, walking, sitting, or lying down, whatever appears is uncertain. Can't you do this? Keep it up no matter what happens. Give it a try. You don't need a lot - just this will work. This is something that brings wisdom.

Đây là chỗ nhiều người ít suy xét, đó là sự "không chắc chắn". Đó mới là chỗ sinh động [quan trọng, thiết yếu nhất] mang lại trí tuệ hiểu biết. Chỗ này thực sự quan trọng. Để dừng các sự đến và đi [của tâm] để đi đến ngơi nghỉ, chúng ta chỉ cần nói [tâm niệm]: "Điều đó là không chắc". Nhiều lúc chúng ta sầu khổ đến mức quẩn trí về chuyện gì đó, trạng thái đó cũng là không chắc chắn, nó cũng sẽ thay đổi và biến qua. Khi những trạng thái sân hay tham khởi sinh trong ta, chúng ta phải luôn tự nhắc mình điều đó—"Đó là không chắc". Dù đang đi, đang nằm, đang đứng hay đang ngồi, mọi sự xảy ra đều là không chắc chắn. Các thầy có thể tâm niệm điều này hay không? Cứ luôn giữ tâm niệm đó với mình, cho dù sự gì có xảy đến. Cứ thử tâm niệm như vậy coi. Hãy thử tu với tâm niệm như vậy. Thực ra đâu cần gì nhiều—chỉ cần có tâm niệm này là đủ tu rồi. Đây chính là thứ mang lại sự hiểu biết và trí tuệ.

The way I practise meditation is not very complicated - just this. This is what it all comes down to: ''it's uncertain.'' Everything meets at this point.

Don't keep track of the various instances of mental experience. When you sit there may be various conditions of mind appearing, seeing and knowing all manner of things, experiencing different states. Don't be keeping track of them, and don't get wrapped up in them. You only need to remind yourself that they're uncertain. That's enough. That's easy to do. It's simple. Then you can stop. Knowledge will come, but then don't make too much out of that or get attached to it.

Cách tu thiền của tôi không phức tạp gì hết—chỉ cần tu như vậy. Mọi sự mọi thứ đều quy về một chỗ: "không chắc chắn". Tất cả mọi thứ mọi sự đều gặp nhau ở điểm này. Mọi thứ đều không chắc chắn.

Đừng chạy theo những trải nghiệm khác nhau của tâm. Khi ngồi thiền, rất nhiều trạng thái tâm khác nhau khởi sinh, cứ nhìn và biết rõ từng cách khác nhau của mọi sự diễn ra, cứ trải nghiệm đủ từng trạng thái khác nhau đó. Nhưng đừng chạy theo những trạng thái đó. Đừng dính theo chúng. Chúng xảy ra liên tục và rất nhiều. Đừng để bị bao phủ bên trong chúng. Các thầy chỉ cần và chỉ cần nhắc tâm mình rằng chúng là không chắc chắc. Nhiêu đó là đủ. Điều đó dễ làm. Nó đơn giản như vậy. Cách đó ta có thể dừng [tâm] lại. Tâm không còn đến và đi, không còn lăng xăng chạy theo các trạng thái. Sự hiểu biết sẽ có mặt. Nhưng khi có được sự hiểu biết ta cũng đừng bị quá khích hay bị dính theo sự hiểu biết đó.

Real investigation, investigation in the correct way, doesn't involve thinking. As soon as something contacts the eye, ear, nose, tongue, or body, it immediately takes place of its own. You don't have to pick up anything to look at - things just present themselves and investigation happens of its own. We talk about vitakka, ''initial thought.'' It means raising something up. What is vicāra, ''discursive thought''? It's investigation, seeing the planes of existence (bhūmi) that appear.

Sự tìm hiểu thực sự, tức sự điều tra một cách đúng đắn (chánh trạch pháp) thì không liên quan đến sự nghĩ suy. Ngay khi có đối tượng tiếp xúc với mắt tai, mũi, lưỡi, hay thân thì nó lập tức xảy ra theo đường lối của nó. Ta không cần phải lấy công cụ gì để nhìn vào nó. (Ta đâu kịp làm vậy). Mọi sự chỉ tự nó hiện ra và sự điều tra cũng tự nó xảy ra. (Chúng ta đang nói về loại ý tưởng xảy ra trong tâm khi ngồi thiền ở giai đoạn đầu sau khi tâm đã được tĩnh lặng ít nhiều). Đó là "ý tưởng ban đầu", được gọi là vitakka, HV dịch là tầm. Tầm có nghĩa là tìm ra một ý tưởng, đặt ra và chọn ra một ý tưởng, nhắm vào một ý tưởng. Sau khi đã "tầm" ra một ý tưởng và nhắm vào nó thì tiếp theo là loại "ý tưởng suy lý", được gọi là vicāra, HV dịch là tứ. Tứ là bám quanh, là quán xét quanh đối tượng đó để điều tra. Đó là sự điều tra (trạch pháp), đó là sự nhìn thấy những cảnh giới hiện hữu (bhūmi) đang hiện tiền.

In the final analysis, the way of the Buddha flourishes through impermanence. It is always timely and relevant, whether in the time of the Buddha, in other times past, in the present age, or in the future. At all times, it is impermanence that rules. This is something you should meditate on.

Phân tích đến cùng, con đường đạo của Phật nở hoa nhờ vào lẽ vô-thường. Dù Phật còn hay mất, lẽ thực vô thường vẫn có mặt. Dù là thời Phật hay thời sau hay bây giờ, hay mai sau, lẽ vô thường luôn luôn có mặt. Mọi thời tự cổ chí kim, lẽ vô thường chi phối tất cả mọi thứ. Đây là đề tài các thầy nên chọn để thiền quán về nó.

The true and correct words of the sages will not lack mention of impermanence. This is the truth. If there is no mention of impermanence, it is not the speech of the wise. It is not the speech of the Buddha or the ariyas; it's called speech that does not accept the truth of existence.

Những lời nói sự thật và chân chánh của các vị sa-môn không thể thiếu lẽ vô thường. Vô thường là sự thật, đó là lẽ thực. Nếu không nói đến vô thường thì đó không phải là lời nói của bậc hiền trí chân tu. Đó không phải là lời của Phật hay của bậc thánh nhân; đó chỉ là những lời nói không biết chấp nhận lẽ thật của sự sống. Sự thật của sự sống là vô thường.

All things have need of a way of release. Contemplation is not a matter of holding on and sticking to things. It's a matter of releasing. A mind that can't release phenomena is in a state of intoxication. In practice, it's important not to be intoxicated. When practice really seems to be good, don't be intoxicated by that good. If you're intoxicated by it, it becomes something harmful, and your practice is no longer correct. We do our best, but it's important not to become drunk on our efforts, otherwise we are out of harmony with Dhamma. This is the Buddha's advice. Even the good is not something to get intoxicated by. Be aware of this when it happens.

Mọi thứ cần có một cách giải thoát. Sự quán xét không phải là việc nắm giữ và dính chặt vào đối tượng. Nó là việc giải tỏa. Một cái tâm không thể giải tỏa các hiện tượng là cái tâm trong tình trạng bị nhiễm độc. Về mặt thực hành, điều quan trọng là không để bị nhiễm độc. Khi sự tu tập dường như đã được tốt, đừng bị nhiễm độc bởi sự tốt đó. Nếu ta bị nhiễm độc bởi thành tựu tốt, điều đó sẽ trở nên nguy hại, và lúc đó sự tu tập không còn đi đúng hướng nữa. Chúng ta tu hết mình, nhưng điều quan trọng đừng quá say sưa với những công sức nỗ lực của chúng ta, nếu say sưa với nỗ lực hay thành tích tốt của mình thì ta đã đi lệch khỏi Giáo Pháp. Đó là lời Phật đã khuyên. Dù điều gì đó là tốt lành, đừng dính danh theo nó, đừng bị nhiễm độc bởi nó. Nhớ tỉnh giác về điều này khi nó xảy đến với ta.

A dam needs a sluiceway so that the water can run off. It's the same for us in practice. Using will power to push ourselves and control the mind is something we can do at times, but don't get drunk on it. We want to be teaching the mind, not merely controlling it, so that it becomes aware. Too much forcing will make you crazy. What's vital is to keep on increasing awareness and sensitivity. Our path is like this. There are many points for comparison. We could talk about construction work and bring it back to the way of training the mind.

Chúng ta xây cái đập để ngăn giữ nước, nhưng đập nước cần phải có cống xả để xả nước tràn, vì nếu ép giữ không cho nước xả thoát nó sẽ tức bể đập. Trong tu tập chúng ta cũng nên như vậy. Nhiều lúc chúng ta có thể dùng năng lực ý chí để thúc ép bản thân và kiểm soát tâm, nhưng đừng quá say sưa với việc đó. Chúng ta tu thiền là muốn dạy dỗ cái tâm, chứ không chỉ kiểm soát nó, để nó có ý thức tỉnh giác và thường biết. Nếu ép uổng quá mức sẽ làm điên đầu. Điều quan trọng nhất là phải duy trì và tăng cường sự tỉnh giác và sự tinh nhạy. Con đường đạo của chúng ta là như vậy.

There is a lot of benefit to be had from practicing meditation, from watching over your mind. This is the first and foremost thing. The teachings you can study in the scriptures and commentaries are true and valuable, but they are secondary. They are people's explanations of the truth. But there is actual truth that surpasses the words. Sometimes the expositions that are derived seem uneven or are not so accessible, and with the passing of time they can become confusing. But the actual truth they are based on remains the same and isn't affected by what anyone says or does. It is the original, natural state of things that does not change or deteriorate. The explanations people compose are secondary or tertiary, one or two steps removed, and though they can be good and beneficial and flourish for some time, they are subject to deterioration.

Có rất nhiều ích lợi có được từ việc thiền tập, từ việc quán sát cái tâm của mình. Tự tập quán sát cái tâm của chính mình mới là việc quan trọng thứ nhất. Những giáo lý các thầy học từ kinh điển và giảng luận là đúng và có giá trị, nhưng chúng chỉ là thứ hai. Đó là cách người ta ghi chép và giảng giải về sự thật. Nhưng sự thật đích thực thì vượt trên ngôn từ chữ nghĩa. Đôi khi những giảng luận là không đồng nhất nhau hoặc khó hiểu, và thậm chí qua nhiều đời giảng luận chúng càng trở nên khó hiểu hơn. Nhưng cái sự thật chân lý mà họ đã có được và miêu tả lại bằng chữ nghĩa vẫn là cái chân-như, và sự thật chân như đó không bị ảnh hưởng bởi ai nói hay ai làm hay ai giảng luận.

(Vì sự thật đơn giản là sự thật. Đó là sự thật mà Phật đã giác ngộ và giảng giải lại cho chúng ta. Nhưng do chúng ta chưa tự thân giác ngộ nên chúng ta chỉ hiểu được sự thật qua những ngôn từ chữ nghĩa mà Phật đã nói hoặc các vị thầy giảng giải lại. Dù cho kinh điển và giảng luận qua bao đời có bị bóp méo đi ít nhiều, những sự thật vẫn là sự thật. Ví dụ như: lẽ vô thường, sự khổ, sự vô ngã...là những sự thật, cho dù ai có giải thích chúng bằng những cách khác nhau). Sự thật đó là: quy luật và trạng thái nguyên thủy tự nhiên của mọi thứ vẫn không thay đổi và bị lạc hậu theo thời gian. Những ngôn ngữ người ta dùng để giảng luận về sự thật có thể bị mai một và lạc hậu theo thời gian, nhưng bản thân sự thật thì không. Cái Phật nhìn thấy là cái đầu tiên, đó là sự thật. Cái người ta ghi chép lại hoặc giảng luận là cái thứ hai hoặc thứ ba, là thứ đã qua tay ghi chép, diễn dịch và giảng luận bởi nhiều người, nhiều đời. Những kinh điển và giảng luận luôn luôn rất hữu ích để người ta truyền thừa và học hiểu và phát triển, tuy nhiên những ngôn ngữ đó luôn bị thay đổi và có thể bị lạc hậu theo thời gian.

It's like the way the population keeps increasing and troubles increase along with it. That's quite natural. The more people there are, the more issues there will be to deal with. Then leaders and teachers will try to show us the right way to live, to do good and solve problems. That can be valid and necessary, but it's still not the same as the reality those good ideas are based on. The true Dhamma that is the essence of all good has no way to decline or deteriorate, because it is immutable. It is the source, the saccadhamma, existing as it is. All the followers of the Buddha's way who practise the Dhamma must strive to realize this. Then they may find different means to illustrate it. Over time, the explanations lose their potency, but the source remains the same.

Cũng như dân số càng lúc càng đông thêm thì những vẫn đề vấn nạn càng tăng theo. Đó là lẽ tự nhiên. Càng nhiều người thì càng thêm nhiều vấn đề phải giải quyết. Những nhà chính sách và nhà giáo dục phải tìm cách dạy cho mọi người những cách đúng đắn và điều tốt để sống, cách giải quyết những khó khăn trong đời sống. Việc đó là rất hữu ích và cần thiết, nhưng đó vẫn chỉ là những điều thuộc về ý tưởng và quy ước của con người. Những quy định càng ngày càng bị lạc hậu và cần phải thay đổi và có nhiều quy định mới theo thời gian. Còn Giáo Pháp đích thực là chân lý, nó không bị mai một hay lạc hậu theo thời gian, bởi nó là bất biến, nó là thường hằng. Đó chính là nguồn gốc căn cơ của mọi thứ, đó chính là chân pháp (saccadhamma), nó tự nhiên tồn tại, vô vi, không bị thay đổi. Những người tu theo đạo Phật nỗ lực tu tập để nhận thấy [giác ngộ] sự thật đó. Sau khi giác ngộ, có thể họ sẽ dùng các phương tiện và ngôn ngữ khác nhau để mô tả về sự thật đó. Qua nhiều đời, những cách mô tả và ngôn ngữ giảng luận đó mất đi ít nhiều khả năng truyền đạt của chúng cho thế hệ càng về sau; tuy nhiên cái nguồn gốc của chúng [sự thật, chân lý] thì vẫn chân như như vậy.

So the Buddha taught to focus your attention and investigate. Practitioners in search of the truth, do not be attached to your views and knowledge. Don't be attached to the knowledge of others. Don't be attached to anyone's knowledge. Rather, develop special knowledge; allow the saccadhamma to be revealed in full measure.

Do vậy Phật mới dạy chúng ta phải tập trung sự chú tâm và điều tra quán xét. Người tu đi tìm sự thật không để bị dính vào những quan điểm và trí thức của mình. Cũng không nên dính chấp theo sự hiểu biết của người khác. Thay vì vậy, hãy tu tập để phát triển một loại hiểu biết đặc biệt; để cho cái sự thật chân-pháp (sacca-dhamma) được hiển lộ ra hết.

In training the mind, investigating the saccadhamma, our own minds are where it can be seen. When there is doubt about anything, we should be paying attention to our thoughts and feelings, our mental processes. This is what we should know. The rest is all superficial.

Trong khi tu tập cái tâm, trong khi đang điều tra quán xét về chân pháp (saccadhamma), tâm của chúng ta chính là nơi chân pháp được nhìn thấy. Hễ khi nào còn nghi ngờ thì ta còn phải chú tâm vào những ý nghĩ, những cảm giác, những tiến trình tâm của ta. Còn những thứ khác chỉ là bề ngoài, giả tạm. Đây là việc các thầy phải ghi nhớ.

In practising Dhamma, we will meet with many sorts of experiences, such as fear. What will we rely on then? When the mind is wrapped up in fear, it can't find anything to rely on. This is something I've gone through, the deluded mind stuck in fear, unable to find a safe place anywhere. So where can this be settled? It gets settled right at that place where it appears. Wherever it arises, that is where it ceases. Wherever the mind has fear, it can end fear right there. Putting it simply, when the mind is completely full of fear, it has nowhere else to go, and it can stop right there. The place of no fear is there in the place of fear. Whatever states the mind undergoes, if it experiences nimitta, visions, or knowledge in meditation, for example, it doesn't matter - we are taught to focus awareness on this mind in the present. That is the standard. Don't chase after external phenomena. All the things we contemplate come to conclusion at the source, the place where they arise. This is where the causes are. This is important.

Khi tu tập, chúng ta sẽ gặp phải đủ loại trải nghiệm, ví dụ như sự sợ hãi. Lúc đó ta phải dựa vào đâu? Khi tâm đang bị bao phủ trong nỗi sợ hãi thì nó đâu tìm thấy gì để nương tựa. Đây là tình cảnh tôi đã từng nếm trải qua, lúc đó cái tâm dính kẹt trong sự sợ hãi, không thể nào tìm thấy nơi an toàn ở đâu hết. Vậy phải giải quyết ở chỗ nào? Phải giải quyết ngay tại chỗ nó khởi sinh. Nó khởi sinh chỗ nào thì nó chấm dứt chỗ đó. Chỗ nào tâm có sợ hãi thì nó có thể chấm dứt ngay chỗ đó. Nói cách đơn giản, khi tâm hoàn toàn sợ hãi thì nó chẳng biết đi đâu khác, và sự sợ hãi có thể được diệt trừ ngay chỗ đó. Nơi không còn sợ hãi chính là nơi sợ hãi khởi sinh. Dù tâm đang ở trong trạng thái nào, nếu nó trải nghiệm tâm ảnh (nimitta), những viễn cảnh hoặc sự thấy biết nào đó trong khi thiền, điều đó không là gì cả–chúng ta đã được dạy phải tập trung sự tỉnh giác vào trong tâm ngay trong hiện tại. Đó là chuẩn mực cần phải làm, đó là chuẩn mực của thiền tập. Chỉ chú tâm nhìn vào những gì đang xảy ra trong tâm, đừng chạy theo những hiện tượng bên ngoài. Tất cả mọi thứ chúng ta quán xét đều quy về một nguồn gốc, đó là nơi chúng khởi sinh. Đó chính là nơi của những nguyên nhân. Việc truy nguyên chỗ nhân gốc là việc quan trọng.

When we feel fear - this is a good example, since it's easy to see - if we let ourselves experience it until it has nowhere to go, then we will have no more fear, because it will be exhausted. It loses its power, so we don't feel fear anymore. Not feeling fear means it has become empty. We accept whatever comes our way, and it loses its power over us.

Lấy ví dụ đơn giản và dễ hiểu, khi chúng ta cảm thấy sợ hãi, nếu chúng ta cứ để bản thân nếm trải nỗi sợ hãi đó cho đến khi nó không còn đi đâu nữa, lúc đó chúng ta sẽ hết sợ hãi, bởi vì nó sẽ tự phai biến. Sự sợ hãi sẽ dần mất đi sức mạnh của nó, rồi ta không còn thấy sợ. Không còn thấy sợ có nghĩa là nỗi sợ đã trống không. Chúng ta học cách chấp nhận mọi sự xảy đến như chúng đến, và sau đó chúng sẽ mất dần sức mạnh ngay tại đó.

This is what the Buddha wanted us to place our trust in, not being attached to our own views, not being attached to others' views. This is really important. We are aiming at the knowledge that comes from realization of the truth, so we don't want to get stuck in attachment to our own or others' views and opinions. But when we have our ideas or interact with others, watching them contact the mind can be illuminating. It's in those things that we have and experience that knowledge can be born.

Đây là chỗ Đức Phật muốn chúng ta đặt sự tin tưởng vào đó, Phật muốn chúng ta không bị dính vào những quan điểm của mình, không bị dính theo những quan điểm của người khác. Điều này rất quan trọng. Điều này thực sự quan trọng. Chúng ta tu nhắm tới sự hiểu biết có được bằng sự tự thân chứng ngộ, do vậy chúng ta không muốn bị dính vào những quan điểm và kiến chấp của mình hoặc của người khác. Nhưng khi chúng ta có những ý tưởng của mình hoặc tương tác với những ý tưởng của người khác, chúng ta cứ ngồi quan sát những ý tưởng đó tiếp xúc với cái tâm—việc quán sát như vậy có thể làm bừng sáng cái tâm. Chính trong những thứ chúng ta có và trải nghiệm là nơi sự hiểu biết được sinh ra.

In watching the mind and cultivating meditation, there can be many points of wrong understanding or deviation. Some people focus on conditions of mind and want to analyze them excessively, so their minds are always active. Or maybe we examine the five khandhas, or we go into further detail with the thirty-two parts of the body - there are many such classifications that are taught for contemplation. So we ponder and we analyze. Looking at the five doesn't seem to get us to any conclusion, so we might go into the thirty-two parts, always analyzing and investigating. But the way I see it, our attitude towards these five khandhas, these heaps that we see right here, should be one of weariness and disenchantment, because they don't follow our wishes. I think that's probably enough. If they survive, we shouldn't be overly joyful to the point of forgetting ourselves. If they break up, we shouldn't be overly dejected by that. Recognizing this much should be enough. We don't have to tear apart the skin, the flesh, and the bones.

Trong khi đang ngồi quan sát cái tâm và thiền tập, có thể khởi lên loại hiểu biết sai lầm hoặc sai lạc. Nhiều người tập trung vào các trạng thái của tâm và muốn phân tích chúng một cách thái quá, do vậy tâm họ luôn luôn năng động. Hoặc khi chúng ta xem xét năm uẩn (khandha), hay khi chúng ta quán xét sâu vào chi tiết của 32 bộ phận của thân— nhiều thứ và nhiều bước chúng ta đã được dạy để quán thân. Do vậy chúng ta cứ suy nghĩ và phân tích. Chúng ta nhìn vào tổng thể cái thân năm uẩn thấy khó đi đến kết luận, do vậy chúng ta muốn đi sâu vào quán 32 bộ phận của thân, cứ luôn muốn phân tích và điều tra. Nhưng theo cách tôi nhìn, thái độ của chúng ta đối với năm uẩn, đó là đống thân chúng ta nhìn đây, cũng đủ nhìn thấy sự chán chường và phũ phàng rồi, bởi vì cái đống thân này nó đâu nghe theo ý ta. Nó đâu phải là ta hay là của ta. Tôi nghĩ chỉ cần thấy bấy nhiêu cũng đã đủ. Ta đã biết bản chất của đống thân này là vậy, nên khi nó còn sống ta cũng không quá hân hoan với nó mà bỏ quên chính mình. Khi nó già, bệnh, tan rã và chết, chúng ta cũng không quá đau buồn và sợ hãi vì điều đó. Nếu người tu nhận thức được điều này thì cũng đủ rồi. Chúng ta không cần phải soi mói vào từng chi tiết của nó; chúng ta không cần phải lột da, xé thịt, lòi xương để tìm hiểu về bản tính bất toại và vô thường của chúng.

This is something I've often talked about. Some people have to analyze like that, even if they are looking at a tree. Students in particular want to know what merit and demerit are, what form they have, what they look like. I explain to them that these things have no form. Merit is in our having correct understanding, correct attitude. But they want to know everything so clearly in such great detail.

Đây là điều tôi thường nói với mọi người. Nhiều người hay phân tách quyết liệt như vậy, ngay cả khi họ đang nhìn vào cái cây. Những sinh viên học Phật hay muốn biết việc gì là công đức và cái gì là không công đức, họ chỉ muốn biết những dạng công đức là gì, chúng giống cái gì. Tôi đã giải thích rằng chúng không có hình dạng nào hết. Công đức chỉ có trong sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến), thái độ hành vi đúng đắn (chánh nghiệp) của chúng ta. Nhưng họ cứ muốn mọi thứ rõ rệt theo từng loại, dạng, chi tiết.

So I've used the example of a tree. The students will look at a tree, and they want to know all about the parts of the tree. Well, a tree has roots, it has leaves. It lives because of the roots. The students have to know, how many roots does it have? Major roots, minor roots, branches, leaves, they want to know all the details and numbers. Then they will feel they have clear knowledge about the tree. But the Buddha said that a person who wants such knowledge is actually pretty stupid. These things aren't necessary to know. Just knowing that there are roots and leaves is sufficient. Do you want to count all the leaves on a tree? If you look at one leaf, you should be able to get the picture.

Do vậy tôi phải dùng ví dụ cái cây. Những sinh viên nhìn lên cái cây, họ muốn biết tất cả mọi chi tiết của cây. Nào cây có lá, cây có rễ. Nó sống nhờ có rễ. Những sinh viên đó muốn biết hết, thậm chí như: cây có bao nhiêu rễ? Rồi rễ chính, rễ phụ, nhánh, cành, lá... họ muốn biết tất cả chi tiết và số lượng của các bộ phận. Họ phải biết như vậy mới cảm thấy mình có sự hiểu biết rõ ràng về cái cây. Nhưng Phật đã nói người nào muốn biết theo kiểu đó thực sự chỉ là người 'khá' ngu. Không nhất thiết phải biết hết tất cả những bộ phận đó. Chỉ cần biết có rễ và có lá là đủ. Bộ chúng ta muốn đếm số lá trên cây lắm sao? Nếu chúng ta nhìn vào một cái lá, chúng ta sẽ biết rõ về những lá khác của cây; đâu cần phải nhìn soi tất cả mọi chiếc lá.

It's the same with people. If we know ourselves, then we understand all people in the universe without having to go and observe them. The Buddha wanted us to look at ourselves. As we are, so are others. We are all sāmaññalakkhana, all being of the same characteristics. All sankhāras are like this.

Cũng giống như người. Nếu chúng ta hiểu biết về bản thân mình, chúng ta sẽ biết rõ về mọi người khác trên thế gian, đâu cần phải khám xem tất cả họ. Phật muốn chúng ta nhìn vào bản thân mình. Chúng ta ra sao, người ta cũng vậy thôi, cùng một nhân loại. (Đó là phương pháp quy nạp hay quy kết). Đều là những sāmaññalakkhana: những người có cùng những đặc tính như nhau. Tất cả mọi thứ tồn tại có điều kiện, đều do duyên hợp mà có, đều là hữu vi (sankhāra), mọi thứ đều chỉ là vậy.

So we practice samādhi to be able to give up the defilements, to give birth to knowledge and vision and let go of the five khandhas. Sometimes people talk about samatha. Sometimes they talk about vipassanā. I feel this can become confusing. Those who practice samādhi will praise samādhi. But it is just for making the mind tranquil so it can know those things we have been talking about.

Vậy, chúng ta tu tập sự định tâm (samādhi) để có năng lực dẹp bỏ những ô nhiễm trong tâm, để sản sinh ra sự hiểu biết và tầm nhìn, và để buông bỏ được cái thân năm uẩn (khandha). Nhiều lúc người ta bàn tán về thiền định (samatha). Nhiều chỗ chỉ bàn về thiền tuệ minh sát (vipassanā). Tôi thấy mấy chuyện này cứ lẫn lộn hoài. Ai tu thiền định thì luôn đề cao trạng thái định (samādhi). Nhưng định chỉ để làm cho cái tâm được tĩnh lặng để tâm có thể nhìn thấy những sự thật của sự sống mà chúng ta đã nói lúc nãy.

Then there are those who will say, ''I don't need to practice samādhi so much. This plate will break one day in the future. Isn't that good enough? That will work, won't it? I'm not very skilled in samādhi, but I already know that the plate must break someday. Yes, I take good care of it, because I'm afraid it will break, but I know that such is its future, and when it does break, I won't be suffering over that. Isn't my view correct? I don't need to practice a lot of samādhi, because I already have this understanding. You practice samādhi only for developing this understanding. After training your mind through sitting, you came to this view. I don't sit much, but I am already confident that this is the way of phenomena.''

Nhiều hay nói như vầy: "Tôi không cần tu định nhiều. Cái chén này trước sau gì cũng bể. Tôi biết vậy là đủ rồi, đúng không? Biết nhiêu đó có đủ tu không? Tôi không thành thục lắm trong việc tu định, nhưng tôi đủ hiểu biết để biết rằng cái chén phải hư bể một ngày nào đó trong tương lai. Dù tôi đã biết vậy và cố giữ nó cẩn thận, nhưng tôi biết không sớm thì muộn nó cũng hư bể, vì vậy khi nó bể tôi không thấy khổ. Cách nhìn của tôi như vậy là đúng, phải không? Tôi không cần phải tu tập nhiều định samādhi, bởi tôi đã có đủ sự hiểu biết (về lẽ vô thường) như vậy. Các bạn tu định samādhi chỉ để phát triển loại hiểu biết đó. Sau khi ngồi thiền định nhiều, các bạn sẽ đạt đến cách nhìn đó. Nhưng tôi không cần thiền định nhiều, tôi đã hiểu biết chắc rằng trước sau gì cái chén cũng hư bể, đó là đường lối của mọi thứ".

This is a question for us practitioners. There are many factions of teachers promoting their different methods of meditation. It can get confusing. But the real point of it all is to be able to recognize the truth, seeing things as they really are and being free of doubt.

Đây là câu hỏi dành cho những người tu như chúng ta. Thời bây giờ có nhiều sư thầy dạy những phương pháp tu thiền khác nhau. Điều đó có thể làm rối trí nhiều người tu. Nhưng điểm chính yếu là tu làm sao để có khả năng nhận thấy sự thật, có khả năng nhìn thấy mọi sự đúng như chúng là, và nhờ đó có thể thoát khỏi nghi ngờ.

As I see it, once we have correct knowledge, the mind comes under our command. What is this command about? The command is in anicca, knowing that everything is impermanent. Everything stops here when we see clearly, and it becomes the cause for us letting go. Then we let things be, according to their nature. If nothing is occurring, we abide in equanimity, and if something comes up, we contemplate: does it cause us to have suffering? Do we hold onto it with grasping attachment? Is there anything there? This is what supports and sustains our practice. If we practise and get to this point, I think every one of us will realize genuine peace.

Theo tôi thấy, một khi chúng ta có sự hiểu biết đúng đắn (chánh tri kiến), tâm sẽ nghe theo chỉ thị của ta. Chỉ thị của ta là gì? Chỉ thị của ta là lẽ vô-thường, là anicca, là biết mọi thứ đều là vô thường. Mọi sự sẽ ngừng lại ở đây khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng, và đó chính là nguyên nhân giúp chúng ta buông bỏ. Rồi sau đó chúng ta để yên cho mọi thứ diễn ra theo lẽ tự nhiên của chúng. Nếu có sự gì xảy ra, chúng ta an trú trong sự bình tâm, buông xả; và khi có điều gì xảy đến, chúng ta quán xét: nó có làm ta khổ đau không? Ta có đang nắm giữ hay dính chấp vào nó không? Có gì trong đó không, thực sự đó là gì?. Đây là cách quán xét hỗ trợ và duy trì việc tu tập của chúng ta. Nếu các thầy tu tập đạt đến điểm này, tôi nghĩ mọi người trong chúng ta sẽ chứng ngộ sự bình yên đích thực.

Whether we are undertaking vipassanā meditation or samatha meditation, just this is what it's really about. But these days, it seems to me that when Buddhists talk about these things according to the traditional explanations, it becomes vague and mixed up. But the truth (saccadhamma) isn't vague or mixed up. It remains as it is.

Dù chúng ta có nói ta đang tu thiền quán minh sát (vipassanā) hay thiền định (samatha) gì gì thì việc tu phải dẫn đến điểm đó, nếu không thì không phải là tu thiền. Nhưng thời bây giờ nhiều người cứ bàn luận về những 'pháp môn' thiền theo đủ kiểu lý thuyết, họ càng nói càng làm cho mọi thứ mập mờ và lẫn lộn. Chỉ có sự thật là chân đế (saccadhamma) là không mập mờ và lẫn lộn. Sự thật vẫn mãi là sự thật.

So I feel it's better to seek out the source, looking at the way things originate in the mind. There's not a lot to this.

Birth, aging, illness, and death: it's brief, but it's a universal truth. So see it clearly and acknowledge these facts. If you acknowledge them, you will be able to let go. Gain, rank, praise, happiness, and their opposites - you can let them go, because you recognize them for what they are.

Do vậy, tôi nghĩ người tu nên tìm cách tu để tìm thấy nguồn-gốc của mọi sự, nhìn vào cách mọi sự khởi sự từ trong tâm. Chỉ cần làm vậy thôi, không cần tu đủ thứ.

Sinh, già, bệnh, chết: chỉ là vậy, nhưng đó là quy luật thế gian, quy luật bao trùm vũ trụ. Vậy nên nhìn thấy rõ sự thật đó và hiểu biết những sự thật đó. Nếu các thầy hiểu biết những lẽ thực đó, các thầy có khả năng buông bỏ. Được, mất, vinh, nhục, sướng, khổ, khen, chê (tám cảnh thế gian)—các thầy có thể buông bỏ chúng, bởi các thầy đã nhận biết chúng đích thực là gì.

If we reach this place of 'recognizing truth', we will be uncomplicated, undemanding people, content with simple food, dwelling, and other requisites for life, easy to speak to and unassuming in our actions. Without difficulty or trouble, we will live at ease. One who meditates and realizes a tranquil mind will be like this.

Nếu chúng ta đạt đến chỗ "nhận biết sự thật" [chứng ngộ] thì chúng ta không còn phức tạp, không còn khó chịu hay chấp nê với mọi người, sống vui lòng với thức ăn chỗ ở và những thứ đạm bạc giản dị; ăn nói chan hòa và không chấp nê trong hành động. Vì không còn khó khăn và phiền não nào nên chúng ta sống thư thái nhẹ nhàng. Ai tu thiền và chứng được cái tâm tĩnh lặng như vậy thì sẽ thấy như vậy, sẽ sống thư thái như vậy.

At present we are trying to practise in the way of the Buddha and his disciples. Those beings had achieved awakening, yet they still maintained their practice as long as they were living. They acted for the benefit of themselves and for the benefit of others, yet even after they had accomplished all that they could, they still kept up their practice, seeking their own and others' well-being in various ways. I think we should take them as the model for our practice. It means not becoming complacent - that was their deeply ingrained nature. They never slackened their efforts. Effort was their way, their natural habit. Such is the character of the sages, of genuine practitioners.

Hiện giờ chúng ta đang cố gắng tu tập theo cách của Đức Phật và những thánh đệ tử của Phật. Những người đó đã tu thành giác ngộ, nhưng họ vẫn không ngừng tu tập trong khi còn sống. Họ sống và làm vì lợi lạc của mình và lợi lạc của những người khác. Họ đã hoàn thành mọi việc tu hành, nhưng họ vẫn tiếp tục tu để tìm thấy phúc lành cho mình và cho mọi chúng sinh theo nhiều cách khác nhau. Tôi nghĩ chúng ta nên lấy họ làm gương mà noi theo tu tập. Tức là, dù đã tu thành những họ vẫn không tự mãn – đó là bản chất thâm căn của những bậc chân tu giác ngộ. Họ chẳng bao giờ lơ là nỗ lực. Nỗ lực là cách của họ, là thói quen tự nhiên của họ. Đó là tính cách của những người tu thiền, những bậc sa- môn, tính cách của những người chân tu.

We can compare it to rich people and poor people. The rich are especially hard-working, much more so than the poor. And the less effort poor people make, the less chance they have of becoming rich. The rich have knowledge and experience of a lot of things, so they maintain the habit of diligence in all they do.

Chúng ta có thể ví điều đó với chuyện người giàu và người nghèo. Người giàu làm ăn rất siêng năng, họ siêng năng làm ăn hơn người nghèo. Người đã nghèo còn ít chịu siêng làm thì ít cơ hội được giàu. Người giàu có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về nhiều thứ, do vậy họ duy trì thói quen siêng năng trong tất cả mọi việc họ làm. (Ở đây thiền sư nói về nghĩa thiện của người giàu làm việc, chứ không phải nói về những người tham lam cố làm đến chết vì sự tham lam ích kỷ. Nhiều người đã giàu và già những vẫn tiếp tục làm, bởi họ không muốn số đông nhiều người phụ thuộc bị mất việc hoặc không muốn sự nghiệp làm ăn có ích lợi cho cộng đồng và xã hội sẽ bị phá hủy. Họ vừa duy trì công việc cho số đông, vừa đóng góp cho xã hội ở địa phương vì nhiều lợi ích khác nhau).

Talking about taking a break or getting some rest, we find rest in the practice itself. Once we've practiced to get to the goal, know the goal, and be the goal, then when we are active, there's no way to incur loss or be harmed. When we are sitting still, there is no way we can be harmed. In all situations, nothing can affect us. Practice has matured to fulfillment and we have reached the destination. Maybe today we don't have a chance to sit and practise samādhi, but we are OK. Samādhi doesn't mean only sitting. There can be samādhi in all postures. If we are really practising in all postures, we will enjoy samādhi thus. There won't be anything that can interfere. Such words as ''I'm not in a clear state of mind now, so I can't practise'' will not be heard. We won't have such ideas; we will never feel that way. Our practice is well developed and complete - this is how it should be.

Nếu nói về sự ngơi nghỉ hay ngừng nghỉ, chúng ta có thể tìm thấy sự nghỉ ngơi ngay trong việc tu tập. Một khi chúng ta đã tu tập để đạt đến mục tiêu, để thấy biết mục tiêu và thành một với mục tiêu, thì sự năng động siêng năng của chúng ta không cách nào làm thiệt hay hại gì cho ta cả. Khi chúng ta ngồi tu tập trong sự tĩnh tại thì đâu có gì là nguy hại. Trong mọi tình huống, chẳng có gì làm nguy hại chúng ta. Sự tu tập đã chín muồi đến hoàn thành và người tu đã đến được đích. Có thể bữa nay người tu đó không ngồi thiền nhập định, nhưng đâu có sao. Định (samādhi) đâu có nghĩa là chỉ là ngồi thiền. Định có thể có trong tất cả mọi tư thế. Nếu chúng ta thực sự tu tập trong mọi tư thế, chúng ta sẽ có định như vậy. Chẳng có gì có thể can thiệp. Nhiều người cứ nói kiểu "Bữa nay tâm tôi không được thông tỏ nên tôi không thể thiền", kiểu nói như vậy không nên nghe. Chúng ta không nên có những ý nghĩ kiểu đó; chúng ta không nên cảm giác theo kiểu đó. Sự tu tập của chúng ta cần được tiến triển và cần được hoàn thành—đây mới là cách nghĩ đúng đắn và tích cực.

Free of doubt and perplexity, we stop at this point and contemplate. You can look into this: self-view, skeptical doubt, superstitious attachment to rites and rituals. The first step is to get free of these. Whatever sort of knowledge you gain, these are the things the mind needs to get free of. What are they like now? To what extent do we still have them? We are the only ones who can know this; we have to know for ourselves. Who else can know better than we? Self-view, doubt, superstition: if we are stuck in attachment here, have doubt here, are still groping here, then there is the conception of self here. But now we can only think, if there is no self, then who is it that takes interest and practises?

Không được nghi ngờ và rối trí, chúng ta dừng lại ngay điểm này và quán xét. Các thầy có thể nhìn vào chỗ này: quan điểm về cái 'ta' (ngã chấp), sự nghi ngờ, sự dính chấp vào các lễ nghi tập tục mê tín. [Ba gông cùm đầu tiên]. Giai đoạn đầu tu tập là phải cố thoát ra khỏi ba gông cùm này. Loại hiểu biết nào người tu cần đạt tới? Đó là loại tâm cần có để giải thoát. Hiện giờ loại hiểu biết đó của chúng ta ra sao? Chúng ta có đạt được loại hiểu biết đó chưa? Và nếu có thì có đến mức nào? Mỗi chúng ta là người duy nhất tự biết rõ về điều này; chúng ta phải tự mình hiểu biết cho mình. Ta là người tu cái tâm của ta, vậy còn ai biết rõ hơn chính ta?. Ngã chấp, mê tín và nghi ngờ: nếu chúng ta còn dính vào mấy thứ này, còn nghi ngờ ở đây, còn dò dẫm ở đây, thì cái "ý niệm về cái ta" vẫn còn ở đây. Nhưng chúng ta thường nghĩ, nếu không có cái 'ta', ai là 'người' ý thức mọi thứ và ai là 'người' tu?

All these things go together. If we come to know them through practice and make an end of them, then we live in an ordinary way. Just like the Buddha and the ariyas. They lived just like worldly beings (puthujjana). They used the same language as worldly beings. Their everyday existence wasn't really different. They used many of the same conventions. Where they differed was that they didn't create suffering for themselves with their minds. They had no suffering. This is the crucial point, going beyond suffering, extinguishing suffering. Nibbāna means ''extinguishing.'' Extinguishing suffering, extinguishing heat and torment, extinguishing doubt and anxiety.

Chỗ này khó tả, tất cả đều đi cùng với nhau. Chúng ta phải tu tập thực sự mới biết và thấy. Nếu chúng thấy biết rõ những thứ đó thông qua tiến trình tu tập, thì chúng ta sẽ sống một cách bình thường. Cũng giống như Phật và thánh nhân. Khi họ đã thấy biết sự thật của mọi gông cùm, họ sống bình thường như những chúng sinh phàm thường (puthujjana). Họ cũng dùng ngôn ngữ thông thường của chúng ta. Họ sống bình thường như chúng ta. Họ cũng dùng đủ thứ ngôn ngữ và quy ước. Họ chỉ khác chúng ta là họ không còn tạo tác những khổ đau trong tâm của họ nữa. Họ không còn khổ lụy. Đây là điểm khác biệt, họ vượt qua sự khổ đau, dập tắt khổ đau. Niết-bàn có nghĩa là "sự dập tắt". Dập tắt khổ, dập tắt nhiệt não và đau khổ, dập tắt nghi ngờ và bất an.

There's no need to be in doubt about the practice. Whenever there is doubt about something, don't have doubt about the doubt - look directly at it and crush it like that.

In the beginning, we train to pacify the mind. This can be difficult to do. You have to find a meditation that suits your own temperament. That will make it easier to gain tranquility. But in truth, the Buddha wanted us to return to ourselves, to take responsibility and look at ourselves.

Không nên nghi ngờ về sự tu tập. Khi nào có nghi ngờ về điều gì, đừng nghi ngờ về sự nghi ngờ đó—hãy nhìn thẳng vào nó và dập tắt nó.

Ngay từ đầu, chúng ta tu tập để làm tĩnh dịu cái tâm. Việc này có thể khó làm. Các thầy phải tìm một cách thiền phù hợp với tính khí của mình. Có vậy thì mới dễ thiền tập và đạt định. Đúng là Đức Phật đã dạy chúng ta phải quay lại chính mình, tự nhận trách nhiệm và nhìn vào chính mình.

Hot is anger. Too cool is pleasure, the extreme of indulgence. If it's hot it's the extreme of self-torment. We want neither hot nor cold. Know hot and cold. Know all things that appear. Do they cause us to suffer? Do we form attachment to them? Such as the teaching that birth is suffering: it doesn't only mean dying from this life and taking rebirth in the next life. That's so far away. The suffering of birth happens right now. It's said that becoming is the cause of birth. What is this ''becoming''? Anything that we attach to and put meaning on is becoming. Whenever we see anything as self or other or belonging to ourselves, without wise discernment to know that such is only a convention, that is all becoming. Whenever we hold on to something as us or ours and it then undergoes change, the mind is shaken by that. It is shaken with a positive or negative reaction. That sense of self experiencing happiness or unhappiness is birth. When there is birth, it brings suffering along with it. Aging is suffering, illness is suffering, death is suffering.

Quá nhiệt não là sân, giận, tức, hận. Còn quá mát mẻ là sướng, khoái, mê đắm, mê ly. Quá nóng là thái cực hành khổ. Quá mát là quá theo khoái lạc. Chúng ta không cần nóng không cần quá mát theo nghĩa đó. Chỉ cần biết rõ nóng và mát. Chỉ cần biết rõ tất cả mọi thứ khởi sinh. Coi chúng có gây khổ đau cho ta không? Coi chúng ta có tạo dính chấp với chúng hay không?. Chẳng hạn như, giáo lý là: "sinh là khổ": nó không chỉ có nghĩa là sinh rồi phải chết và tái sinh kiếp khác. Điều đó là hiển nhiên, nhưng hơi quá xa xôi. Sự khổ của sinh đang xảy ra ngày bây giờ. Giáo lý nói rằng sự trở- thành là nhân của (tái) sinh. Sự "trở thành" hay nghiệp hữu (bhava) là gì? Bất cứ thứ gì ta dính vào hoặc coi nó là cái gì thì đó là sự trở-thành. Khi ta nghĩ hay nhìn thứ gì là 'ta' hay 'của ta', là của 'ai'...thì đó là sự trở thành; bởi vì ta nhìn theo sự ngu mờ và ô nhiễm của chúng ta chứ thực ra những thứ đó chỉ là thứ quy ước, giả tậm và vô ngã mà thôi. Khi chúng ta chấp giữ thứ gì là 'ta' hay 'của ta', nhưng thực sự ta nhìn thấy tất cả chúng đều đang biến đổi, tâm ta sẽ bị lay dộng. Tâm bị lay động với những phản ứng tiêu cực và tích cực. Cái cảm nhận về cái 'ta' nếm trải sướng và khổ chính là nhân tạo ra sự (tái) sinh. Khi còn sinh, còn tái sinh thì còn có khổ đi theo. Già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. Từ sự sinh, tất cả khổ đau đi theo liền một dây.

Right now, do we have becoming? Are we aware of this becoming? For example, take the trees in the monastery. The abbot of the monastery can take birth as a worm in every tree in the monastery if he isn't aware of himself, if he feels that it is really his monastery. This grasping at ''my'' monastery with ''my'' orchard and ''my'' trees is the worm that latches on there. If there are thousands of trees, he will become a worm thousands of times. This is becoming. When the trees are cut or meet with any harm, the worms are affected; the mind is shaken and takes birth with all this anxiety. Then there is the suffering of birth, the suffering of aging, and so forth. Are you aware of the way this happens?

Ngay bây giờ: chúng ta đang có sự trở-thành không? Chúng ta đang ý thức biết rõ về sự trở-thành đó hay không? Lấy ví dụ mấy cây trồng trong chùa này. Thầy trụ trì chùa này có thể nhận lãnh tái sinh thành sâu bọ trong các cây trồng trong chùa này nếu thầy ấy không ý thức biết chính mình là gì, nếu thầy ấy cứ cảm giác đây là chùa của mình thì thấy ấy đã tạo ra nhiều sự trở-thành hay nghiệp-hữu rồi. Sự dính tâm về cái chùa 'của ta' với những cây cối 'của ta' chính là con sâu đang sống trên các cây đó. Nếu có hàng ngàn cây thì thấy ấy sẽ tái sinh thành sâu hàng ngàn lần ngàn kiếp để được ở trên những cây cối 'của ta'. (Tâm tưởng ra sao thì tái sinh về đó). Đó chính là sự trở thành. Khi cây cối bị chặt hoặc bị nguy hại, những con sâu cũng bị ảnh hưởng; tâm lại bị lay động và lại trở thành và tái sinh cùng với sự bất an khổ sở. Rồi cứ liên tục luân hồi, hết kiếp này tới kiếp khác; mỗi lần sinh có khổ của sinh, có khổ của già, có khổ của bệnh, có khổ của chết... Các thầy có hiểu được đường lối trở-thành và tái- sinh là như vậy hay không?

Well, those objects in our homes or our orchards are still a little far away. Let's look right at ourselves sitting here. We are composed of the five aggregates and the four elements. These sankhāras are designated as a self. Do you see these sankhāras and these suppositions as they really are? If you don't see the truth of them, there is becoming, being gladdened or depressed over the five khandhas, and we take birth, with all the resultant sufferings. This rebirth happens right now, in the present. This glass breaks right now, and we are upset right now. This glass isn't broken now, and we are happy about it now. This is how it happens, being upset or being happy without any wisdom in control. One only meets with ruination. You don't need to look far away to understand this. When you focus your attention here, you can know whether or not there is becoming. Then, when it is happening, are you aware of it? Are you aware of convention and supposition? Do you understand them? It's the grasping attachment that is the vital point, whether or not we are really believing in the designations of me and mine. This grasping is the worm, and it is what causes birth.

Thôi không cần nói nhiều về những thứ trong nhà hay trong vườn cây 'của ta', mấy thứ đó vẫn còn hơi xa xôi. Hãy nhìn ngay vào ta đang ngồi đây ngay bây giờ. Chúng ta được cấu thành bởi năm tập hợp (uẩn) và bốn yếu tố đất, nước, khí, nhiệt (tứ đại). Những thứ hữu vi (do duyên hợp, sankhāra) này được thiết kế thành một cái 'ta'. Các thầy có nhìn thấy những thứ điều kiên (do duyên hợp, hữu vi, sankhāra) là thực hay giả tạm? Nếu các thầy không nhìn thấy sự thật của chúng thì ngay đó đã có sự trở thành; tức có sự yêu thích hay buồn rầu về tấm thân năm uẩn (khandha) đó, vì ta cứ coi chúng là cái 'ta' cố định; và do đó chúng ta nhận lấy sự sinh với tất cả khổ đi theo nó. Sự tái sinh xảy ra ngay bây giờ, ngay trong giây khắc hiện tại này!. Cái ly bị bể ngay bây giờ và chúng ta tiếc nuối ngay bây giờ. Cái ly không bể ngay bây giờ và chúng ta thấy vui ngay bây giờ. Đó là cách mọi sự trở-thành xảy ra, xảy ra ngay khi chúng ta buồn hay ta vui mà không có trí tuệ kiểm soát nhận thức (tưởng) của tâm. Con người chỉ đối mặt với sự tàn hoại. Các thầy đâu cần nhìn đâu xa mới hiểu điều này. Khi tập trung sự chú tâm vào ngay chỗ này, các thầy có thể biết ngay hiện tại có sự trở-thànhnào hay không? Rồi nếu có sự trở thành đang diễn ra, các thầy có ý thức biết rõ về nó hay không? Các thầy có biết rõ về sự giả định và giả lập hay không? Các thầy có hiểu biết chúng là gì không?. Đó là gì? Đó chính là sự dính chấp: dính chấp chính là chỗ mấu chốt, chỗ gây sống còn, cho dù chúng ta có thực sự tin vào sự giả lập của cái 'ta' hay cái 'của ta' hay không. Sự dính chấp đó chính là con sâu, và chính đó là nhân tạo nên sự (tái) sinh.

Where is this attachment? Grasping onto form, feeling, perception, thoughts, and consciousness, we attach to happiness and unhappiness, and we become obscured and take birth. It happens when we have contact through the senses. The eyes see forms, and it happens in the present. This is what the Buddha wanted us to look at, to recognize becoming and birth as they occur through our senses. If we know them, we can let go, internally and externally, the inner senses and the external objects. This can be seen in the present. It's not something that happens when we die from this life. It's the eye seeing forms right now, the ear hearing sounds right now, the nose smelling aromas right now, the tongue tasting flavours right now. Are you taking birth with them? Be aware and recognize birth right as it happens. This way is better.

Sự dính chấp nằm ở đâu? Dính chấp vào sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ, và tâm thức [sắc, thọ, tưởng, hành thức—năm uẩn], chúng ta dính theo sướng và khổ, và chúng ta bị u tối vô minh và nhận lãnh sự sinh. Điều đó [sự vô minh, sự trở thành, sự sinh] xảy ra ngay khi chúng ta có tiếp xúc thông qua các giác quan. Mắt nhìn những hình sắc và điều đó xảy ra ngay tức thời. Đó là chỗ Phật muốn chúng ta nhìn vào đó, nhận biết sự trở thành và sinh thành ngay khi chúng xảy ra thông qua các giác quan của chúng ta. Nếu chúng ta biết rõ về chúng, chúng ta có thể buông bỏ chúng, cả bên ngoài và bên trong, cả những giác quan bên trong và những đối tượng bên ngoài. Đó là điều có thể nhìn thấy ngay trong hiện tại. Đó [sự trở thành, sự sinh] không phải là thứ xảy ra sau khi chúng ta chết. Đó chính là mắt đang nhìn thấy hình sắc ngay bây giờ, tai đang nghe âm thanh ngay bây giờ, mũi đang ngửi mùi hương ngay bây giờ, lưỡi đang nếm mùi vị ngay bây giờ. Các thầy có đang dính sự sinh nào với chúng ngay bây giờ hay không?. Hãy tỉnh giác và nhận biết sự sinh ngay khi nó đang xảy ra bây giờ. Làm được như vậy thì tốt hơn.

To do this requires having wisdom to steadily apply mindfulness and clear comprehension. Then you can be aware of yourself and know when you are undergoing becoming and birth. You won't need to ask a fortune-teller.

I have a Dhamma friend in central Thailand. In the old days we practiced together, but we went our separate ways long ago. Recently I saw him. He practises the foundations of mindfulness, reciting the sutta and giving discourses on it. But he hadn't resolved his doubts yet. He prostrated to me and said, ''Oh, Ajahn, I'm so happy to see you!'' I asked him why. He told me he had gone to some shrine where people go for divinations. He held the Buddha statue and said, ''If I have already attained the state of purity, may I be able to raise up this statue. If I have not yet attained the state of purity, may I not be able to raise it up.'' And then he was able to raise it up, which made him very delighted. Just this little act, which has no real basis in anything, meant so much to him and made him think he was pure. So he had it engraved on a stone to say ''I raised up the Buddha statue and have thus attained the state of purity.''

Để làm được việc đó cần có trí tuệ để liên tục áp dụng sự chú tâm chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng. Rồi dần dần ta sẽ ý thức tỉnh giác về chính mình và biết rõ ta có đang đi dưới tiến trình trở-thành và sinh-thành [nghiệp hữu và tái sinh] hay không. Không cần phải đi hỏi thầy bói.

Tôi có một đạo hữu ở miền trung Thái Lan. Hồi xưa chúng tôi cùng sống tu với nhau, nhưng sau đó chúng tôi đi theo hướng khác nhau. Thầy ấy tu bốn nền tảng chánh niệm, tụng kinh, và giảng giải về kinh. Nhưng thầy ấy chưa dứt giạc hết những nghi ngờ của mình. Thầy ấy đến chào tôi và thưa rằng: "Thưa Thầy, tôi thật mừng khi gặp lại thầy!". Thấy thầy ấy hân hoan tôi mới hỏi thầy ấy tại sao. Thầy ấy kể thầy ấy đã đến ngôi đền chùa nào đó có nhiều người đến đó để coi bói tiên tri. Thầy ấy cầm bức tượng Phật và nói: "Nếu tôi đã chứng đạt đến trạng thái trong sạch vô nhiễm thì tôi có thể nâng bức tượng này lên. Nếu tôi chưa chứng đắc như vậy, tôi sẽ không thể nâng tượng này lên". Và thầy ấy đã nâng được bức tượng đó lên, điều đó làm thầy ấy sung sướng. Chỉ một hành động nhỏ như vậy, chẳng dựa vào cơ sở gì, nhưng điều đó cũng lớn lao với thầy ấy và khiến thầy ấy nghĩ mình đã thanh tịnh vô nhiễm. Vì vậy, thầy ấy đã cho khắc chữ lên bức tượng: "Tôi đã nâng được tượng Phật này và như vậy tôi đã chứng đắc trạng thái tinh khiết vô nhiễm".

Practitioners of the Dhamma shouldn't be like that. He didn't see himself at all. He was only looking outside and seeing external objects made of stone and cement. He didn't see the intentions and movements in his own mind in the present moment. When our meditation is looking there, then we won't have doubts. So the way I see it, our practice may be good, but there's no one who can vouch for us. Like this chapel we are sitting in. It was built by someone with a fourth-grade education. He did a great job, but he has no brand name. He can't provide the guarantee or vouch for himself, showing qualifications like an architect who has the full training and education, but still he does it well. The saccadhamma is like this. Even though we haven't studied much and don't know the detailed explanations, we can recognize suffering, we can recognize what brings suffering, and we can let go of it. We don't need to investigate the explanations or anything else. We just look at our minds, look at these matters.

Thực ra người tu hành theo giáo pháp chẳng ai làm như vậy. Thầy ấy không nhìn thấy chính mình chút nào. Thầy ấy chỉ lo nhìn bên ngoài và nhìn thấy mấy thứ bên ngoài làm bằng đá sỏi và xi-măng. Thầy ấy không nhìn thấy những ý hành và những động vọng trong tâm của mình ngay trong giây phút hiện tại. Khi sự thiền tập của chúng ta nhìn vào bên trong tâm thì chúng ta sẽ không có nghi ngờ. Đây là cách tôi nhìn thấy: sự tu tập của chúng ta có thể tốt, nhưng đâu ai có thể xác minh điều đó cho ta. Như phần sảnh có mái tháp mà chúng ta đang ngồi bên trong. Nó đã được xây dựng bởi một người mới học lớp 4. Người đó làm tuyệt vời, nhưng người đó chẳng có tên tuổi gì cả. Người đó không thể bảo đảm hay tự xác minh về mình, không thể tự chứng minh mình có trình độ như một kiến trúc sư có ăn học bài bản ở trường lớp, nhưng người ấy vẫn có thể xây tuyệt vời như vậy. Cái sự thật rốt ráo hay chân đế (saccadhamma) cũng giống như vậy. Dù chúng ta không học hỏi nhiều kinh sách hay hiểu biết nhiều giảng luận, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận biết sự khổ, nhận biết những nhân đưa đến khổ, và chúng ta có thể trừ bỏ chúng. Chúng ta không cần điều nghiên tra học hết các kinh sách và giảng luận. Chúng ta chỉ cần nhìn vào tâm của chúng ta, nhìn vào những vấn đề của tâm.

Don't make your practice confusing. Don't create a bunch of doubts for yourself. When you do have doubt, control it by seeing it as merely what it is, and let go. Really, there is nothing. We create the sense that there is something, but really there's nothing - there is anattā. Our doubtful minds think there is something, and then there's attā. Then meditation becomes difficult because we think we have to get something and become something. Are you going to practise meditation to get or be something? Is that the correct way? It's only tanhā that gets involved in having and becoming. There's no end in sight if you practise like that.

Đừng làm rối mù việc tu tập của mình, đừng tu kiểu búa xua. Đừng tạo ra một đống nghi ngờ cho chính mình. Khi có nghi ngờ, kiểm soát nó bằng cách coi nó chỉ là như- nó-là, và buông bỏ nó ngay. Đúng thực vậy, nó chẳng là gì. Chúng ta tạo ra cái cảm giác như có cái gì đó, nhưng đích thực chẳng có gì cả–mọi thứ là vô chủ thể, mọi thứ không thực là 'cái gì' cả–mọi thứ đều vô ngã (anattā). Cái tâm nghi ngờ của chúng ta nghĩ rằng có cái gì đó, hình như có một chủ thể, một thực thể, hay một bản ngã (attā). Nếu cứ nghĩ vậy thì sự thiền tập sẽ bị khó, bởi người thiền cứ nghĩ mình tu để đắc đạt cái gì đó và trở thành cái gì đó. Hiện thời các thầy có đang thiền tập để đắc đạt và trở thành cái gì đó phải không? Đó có phải là cách đúng đắn không? Không, đó chỉ là biểu hiện của dục vọng (tanhā) mong cầu chứng đắc gì gì đó hoặc trở thành gì gì đó. Tu với tham vọng như vậy thì không có kết cục bằng trí tuệ.

Here, we are talking about cessation, extinguishing. Everything extinguished, ceasing because of knowledge, not in a state of indifferent ignorance. If we can practise like this and vouch for our own experience, then never mind what anyone else says.

Ở đây chúng ta đang nói về sự chấm-dứt, sự ngừng- diệt. Mọi thứ đều ngừng diệt nhờ vào sự hiểu biết, chứ không phải ngừng diệt khi còn trạng thái vô minh. Nếu ta biết tu để có trí tuệ để ngừng diệt mọi thứ, và có thể tự mình chứng minh điều đó, thì người khác có nói ngã nói nghiêng ta vẫn không bị lãng tâm.

So please don't get lost in doubts about the practice. Don't get attached to your own views. Don't get attached to others' views. Staying in this middle place, wisdom can be born, correctly and to full measure. I've often made the simple analogy of comparing grasping to the place we live. For example, there are the roof and the floor, the upper and lower stories. If someone goes upstairs, he knows he is up there. If he comes downstairs, he knows he is downstairs, standing on the floor. This is all we can recognize. We can sense where we are, either upstairs or downstairs. But the space in the middle we aren't aware of, because there's no way to identify or measure it - it's just space. We don't comprehend the space in between. But it remains as it is, whether or not anyone descends from upstairs or not. The saccadhamma is like that, not going anywhere, not changing. When we say ''no becoming,'' that is the middle space, not marked or identified by anything. It can't be described.

Vì vậy, các thầy đừng để mình lạc lối trong nghi ngờ. Đừng dính chấp theo những ý kiến quan điểm của mình. Cũng đừng dính chấp theo quan điểm ý kiến của người khác. Cứ trụ ở giữa, cứ trung dung theo trung đạo, trí tuệ sẽ khởi sinh ngay đó...một cách đúng đắn và trọn vẹn. Tôi thường lấy ví dụ về sự dính chấp của chúng ta ở nơi ở. Ví dụ, có mái nhà và nền nhà, có lầu trên và lầu dưới. Khi ta bước xuống, ta thấy lầu dưới. Khi ta đi lên, ta thấy lầu trên. Còn khoảng không ở giữa ta không thấy. Điều đó có nghĩa là không nhìn thấy Niết-bàn.

Chúng ta nhìn thấy hình sắc của mọi thứ, nhưng không nhìn thấy sự dính chấp: sự dính chấp vào lầu trên và lầu dưới. Đó chính là sự trở thành và sự sinh. Chúng ta sống liên tục trở thành thứ gì đó, trong từng giây khắc. Chỗ trống không có sự trở thành là chỗ trống không. Khi chúng ta cố nói cho người khác về chỗ trống không đó thì họ chỉ biết đại khái đó là chỗ "không có gì ở đó". Nhưng chỗ trống không vẫn có ở đó, cho dù ai có đi xuống hay đi lên. Chân pháp (saccadhamma) giống như chỗ đó, nó không đi đâu cả, không biến đổi gì cả. Khi chúng ta nói "không trở thành" thì đó là chỗ khoảng không ở giữa, nó không bị đánh dấu hay nhận dạng bằng bất cứ quy ước gì, không phải cái thấp cái cao. không phải lầu trên lầu dưới. Nó là không thể tả được.

For example, these days, the youngsters who are interested in Dhamma want to know about Nibbāna. What's it like? But if we tell them about a place without becoming, they don't want to go. They back off. It's cessation, it's peace, but they want to know how they will live, what they will eat and enjoy there. So there's no end to it. The real questions for those who want to know the truth are questions about how to practise.

Ví dụ, thời bây giờ có ít nhiều thanh niên quan tâm đến Phật Pháp muốn biết Niết-bàn là gì. Nó giống thứ gì?. Nhưng nếu các thầy chỉ họ đó là chỗ "không có sự trở thành", thì họ không muốn đi đến đó đâu. Họ bước lui lại liền. Niết-bàn đó là chỗ ngừng diệt, đó là sự bình an, nhưng họ muốn biết ở đó họ sẽ sống ra sao, ăn cái gì và vui sướng cái gì ở chỗ đó. Người đời cứ vậy đó, bởi vậy nên chẳng bao giờ có sự kết thúc. Những câu hỏi thực sự đối với những ai muốn tìm hiểu sự thật là những câu hỏi về cách tu tập.

There was an ājīvaka who met the Buddha. He asked, ''Who is your teacher?'' The Buddha replied, ''I was enlightened through my own efforts. I have no teacher.'' But his reply was incomprehensible to that wanderer. It was too direct. Their minds were in different places. Even if the wanderer asked all day and all night, there was nothing about it he could understand. The enlightened mind is unmoving and thus cannot be recognized. We can develop wisdom and remove our doubts only through practice, nothing else.

Có một du sĩ (ājīvaka) đến gặp Phật. Ông ta hỏi Phật: "Ai là thầy của ngài?". Phật trả lời: "Tôi giác ngộ bằng nỗ lực tự thân. Tôi không có thầy nào hết". Nhưng câu trả lời đó là ngoài tầm hiểu biết của vị du sĩ đó, nên ổng không tin Phật và lắc đầu bỏ đi. Câu trả lời quá thẳng thắn. Tâm của người ta lúc đó còn đang trôi giạt đủ nẻo. Ngay cả vị ấy có hỏi cả ngày cả đêm thì cũng không cách nào vị ấy hiểu. Tâm của bậc giác ngộ thì bất động, tâm của người thường thì luôn động vọng, làm sao hiểu được. Chúng ta chỉ có thể tu dưỡng trí tuệ và loại bỏ những nghi ngờ bằng cách tu tập, không còn cách nào khác!.

So should we not listen to the Dhamma? We should, but then we should put the knowledge we gain into practice. But this doesn't mean that we're following a person who teaches us; we follow the experience and awareness that arise as we put the teaching into practice. For instance, we feel, ''I really like this thing. I like doing things this way!'' But the Dhamma doesn't allow such liking and attachment. If we are really committed to the Dhamma, then we let go of that object of attraction when we see that it is contrary to Dhamma. This is what the knowledge is for.

Chúng ta có nên lắng nghe Giáo Pháp hay không? Có, nhưng sau khi nghe chúng ta phải đưa sự hiểu biết vào thực hành tu tập. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là ta phải y theo sư phụ hay người nào dạy ta; mà ta phải chú tâm theo sự trải nghiệm và sự tỉnh giác khởi sinh ngay khi ta đưa giáo lý vào thực hành. Ví dụ chỗ này, chúng ta cảm thấy "Tôi thích thứ này. Tôi thích làm theo cách này!". Nhưng Giáo Pháp không cho phép sự tham thích và dính mắc. Nếu chúng ta đã thực sự y cứ theo Giáo Pháp thì chúng ta biết buông bỏ những đối tượng hấp dẫn ta đi ngược với Giáo Pháp. Đó là chỗ dụng công của sự hiểu biết. Sự hiểu biết làm việc ngay chỗ đó.

A lot of talk - you're probably tired by now. Do you have any questions? Well, you probably do.... You should have awareness in letting go. Things flow by and you let them go, but not in a dull, indifferent manner, without seeing what is happening. There has to be mindfulness. All the things I've been saying are pointing to having mindfulness protecting you at all times. It means practising with wisdom, not with delusion. Then we will gain true knowledge as wisdom becomes bold and keeps increasing.

Nói đến đây cũng nhiều rồi – có lẽ các thầy cũng đã mệt. Có thầy nào muốn hỏi gì không?. Ừ, có lẽ là có... Các thầy chắc cũng có sự tỉnh giác để buông bỏ. Mọi thứ trôi chảy qua và các thầy biết buông bỏ, không nắm giữ thứ gì; nhưng không có nghĩa là bỏ mặc chúng đi qua một cách ngu mờ và vô minh, mà phải nhìn thấy rõ mọi thứ đang diễn ra và trôi qua. Phải có đủ sự chú tâm chánh niệm. Tất cả mọi thứ tôi nói với các thầy đều chỉ đến một điều, đó là phải có sự chánh niệm để phòng hộ chính mình mọi lúc mọi nơi. Có nghĩa là tu tập bằng trí tuệ, không phải bằng sự ngu si. Rồi chúng ta sẽ đạt đến sự hiểu biết đích thực, khi trí tuệ càng sâu đậm và càng lúc càng gia tăng.


Chương 33

MEDITATION (SUPPORTS FOR MEDITATION ) - THIỀN TẬP

Seekers of goodness who have gathered here, please listen in peace. Listening to the Dhamma in peace means to listen with a one-pointed mind, paying attention to what you hear and then letting go. Listening to the Dhamma is of great benefit. While listening to the Dhamma we are encouraged to firmly establish both body and mind in samādhi, because it is one kind of Dhamma practice. In the time of the Buddha people listened to Dhamma talks intently, with a mind aspiring to real understanding, and some actually realized the Dhamma while listening.

Xin chào những người đi tìm sự tốt lành đang ngồi ở đây, xin các bạn bình an lắng nghe. Lắng nghe Giáo Pháp một cách an bình có nghĩa là lắng nghe bằng sự nhất-tâm, bằng cái tâm tập trung duy nhất vào đó, chú tâm vào những điều mình đang nghe và sau đó buông bỏ. Lắng nghe Giáo Pháp là rất lợi lạc. Khi lắng nghe Giáo Pháp chúng ta có tinh thần để thiết lập cả thân và tâm một cách vững chắc trong trạng thái định (samādhi), bởi đây là một cách tu tập Giáo Pháp. Kinh điển ghi rằng vào thời Đức Phật người ta lắng nghe Giáo Pháp một cách chăm chú, với một cái tâm tạo 'trớn' cho sự hiểu biết, và một số người đã thực sự chứng ngộ Giáo Pháp khi đang nghe.

This place is well suited to meditation practice. Having stayed here a couple of nights I can see that it is an important place. On the external level it is already peaceful, all that remains is the internal level, your hearts and minds. So I ask all of you to make an effort to pay attention.

Nơi này rất thích hợp để thiền tập. Sau khi ở đây mấy đêm tôi thấy đây là một nơi quan trọng. Cảnh quan nơi đây vốn đã bình yên, chỉ còn lại phần bên trong, đó là trái tim và tâm của chúng ta. Do vậy tôi muốn tất cả quý vị hãy cố gắng lắng nghe.

Why have you gathered here to practice meditation? It's because your hearts and minds do not understand what should be understood. In other words, you don't truly know how things are, or what is what. You don't know what is wrong and what is right, what it is that brings you suffering and causes you to doubt. So first you have to make yourselves calm. The reason that you have come here to develop calm and restraint is that your hearts and minds are not at ease. Your minds are not calm, not restrained. They are swayed by doubting and agitation. This is why you have come here today and are now listening to the Dhamma.

Tại sao chúng ta về đây để tập thiền? Bởi trái tim và tâm của các bạn chưa hiểu biết những điều cần được hiểu biết. Nói cách khác, các bạn vẫn chưa biết được mọi thứ đích thực là gì. Các bạn chưa biết cái gì đúng và cái gì sai, cái gì mang lại khổ đau và cái gì làm mình nghi ngờ. Do vậy, trước nhất các bạn cần phải làm cho bản thân mình bình lặng. Lý do bạn đã đến đây là để tu dưỡng sự tĩnh lặng và sự giới hạnh là bởi trái tim và tâm của bạn không được yên ổn thư thái. Tâm của các bạn không được bình lặng và không được chế ngự. Tâm bị động vọng bởi những nghi ngờ và kích động bên ngoài. Đó là lý do các bạn đã đến đây và đang lắng nghe Giáo Pháp.

I would like you to concentrate and listen carefully to what I say, and I ask permission to speak frankly because that's how I am. Please understand that even if I do speak in a forceful manner, I am doing so out of good will. I ask your forgiveness if there is anything I say that upsets you, because the customs of Thailand and those of the West are not the same. Actually, speaking a little forcefully can be good because it helps to stir people up who might otherwise be sleepy or drowsy, and rather than rousing themselves to hear the Dhamma allow themselves to drift instead into complacency and as a result never understand anything.

Tôi muốn các bạn tập trung và lắng nghe những điều tôi nói, và tôi xin được phép nói thẳng thắn bởi vì đó là cách của tôi. Xin các bạn hiểu rằng ngay cả khi tôi quở rầy thúc ép thì đó cũng chỉ là vì sự tốt đẹp mà thôi. Các bạn hãy bỏ quá cho tôi nếu có điều gì các bạn thấy khó chịu, bởi cách nói của người Thái Lan và người phương Tây có thể khác nhau. Thực ra nói chuyện với cái giọng thúc ép hay quở trách đôi chút cũng là điều tốt, vì nó sẽ giúp kích thích người nghe, nhất là những người hay bị buồn ngủ. Cách đó có thể tốt hơn là cách cứ đọc du dương, còn người nghe thì ngồi với tâm trí trôi giạt miên man và rốt cuộc nghe không hiểu gì hết.

Although there may appear to be many ways to practice really there is only one. As with fruit trees, it is possible to get fruit quickly by planting a cutting, but the tree would not be resilient or long lasting. Another way is to cultivate a tree right from the seed, which produces a strong and resilient tree. Practice is the same.

Mặc dù khắp nơi thấy có nhiều cách tu tập nhưng thực ra chỉ có một. Cũng giống như trồng cây lấy trái, chúng ta có thể trồng cây từ nhánh chiết, cây lớn lên nhanh và có trái nhanh, nhưng cây trồng từ nhánh chiết có lẽ không mạnh và không sống lâu. Cách khác là trồng cây từ hạt giống, nó sẽ thành cây mạnh mẽ và sống lâu hơn. Việc tu tập cũng theo lý như vậy.

When I first began to practice I had problems understanding this. As long as I still didn't know what's what, sitting meditation was a real chore, even bringing me to tears on occasion. Sometimes I would be aiming too high, at others not high enough, never finding the point of balance. To practice in a way that's peaceful means to place the mind neither too high or too low, but at the point of balance.

Hồi tôi mới tu, tôi khó hiểu ra chân lý này. Khi không hiểu được cái gì là cái gì, việc ngồi thiền đúng là quá chán, thậm chí nhiều lúc tôi phát khóc luôn. Nhiều lúc nhắm quá cao, nhiều lúc nhắm quá thấp, chẳng bao giờ tìm thấy điểm cân bằng. Việc tu tập đúng đắn để đạt đến sự bình an có nghĩa là không đặt tâm quá cao hay quá thấp, mà ngay chỗ cân bằng.

I can see that it's very confusing for you, coming from different places and having practiced in different ways with different teachers. Coming to practice here you must be plagued with all kinds of doubts. One teacher says you must practice in one way, another says you should practice another way. You wonder which method to use, unsure of the essence of the practice. The result is confusion. There are so many teachers and so many teachings that nobody knows how to harmonize their practice. As a result there is a lot of doubt and uncertainty.

Tôi biết điều này có thể hơi khó hiểu đối với các bạn, bởi các bạn đã đến từ những nơi khác nhau, đã từng tu học theo những cách khác nhau với những sư thầy khác nhau. Khi các bạn đến đây thì chắc các bạn cũng đang còn đầy những nghi ngờ trong tâm trí của mình. Thầy này chỉ bạn tu cách như vầy, người khác kêu bạn tu cách khác. Các bạn cứ phân vân không biết tu theo phương pháp nào cho đúng, bạn không biết chắc về cái cốt lõi của việc tu tập là gì. Kết quả là cứ rối reng, lẩn quẩn. Có quá nhiều sư thầy và quá nhiều giáo lý nên các bạn không dung hòa nổi những phương pháp khác nhau đó. Và kết quả là tâm trí cứ đầy những nghi ngờ và sự không tin chắc.

So you must try not to think too much. If you do think, then do so with awareness. But so far your thinking has been done with no awareness. First you must make your mind calm. Where there is knowing there is no need to think, awareness will arise in its place, and this will in turn become wisdom (paññā). But the ordinary kind of thinking is not wisdom, it is simply the aimless and unaware wandering of the mind, which inevitably results in agitation. This is not wisdom.

Do vậy, các bạn phải cố gắng đừng suy nghĩ quá nhiều. Nếu có suy nghĩ, hãy suy nghĩ với sự tỉnh-giác. Hiện tại những suy nghĩ của các bạn là suy nghĩ không có sự tỉnh giác. Trước hết các bạn phải làm cho tâm mình bình lặng. Lúc nào có sự-biết thì không cần phải nghĩ, sự tỉnh-giác sẽ khởi sinh ngay ở đó, và sau đó nó trở thành trí tuệ (paññā). Nhưng loại suy nghĩ thông thường thì không phải trí tuệ, nó chỉ là sự lang thang vô định và sự không tỉnh giác của tâm, nó chắc chắn sẽ dẫn đến động vọng. Đó không phải trí tuệ.

At this stage you don't need to think. You've already done a great deal of thinking at home, haven't you? It just stirs up the heart. You must establish some awareness. Obsessive thinking can even bring you tears, just try it out. Getting lost in some train of thought won't lead you to the truth, it's not wisdom. The Buddha was a very wise person, he'd learned how to stop thinking. In the same way you are practicing here in order to stop thinking and thereby arrive at peace. If you are already calm it is not necessary to think, wisdom will arise in its place.

Giờ thì các bạn không cần nghĩ suy. Các bạn đã suy nghĩ nghĩ suy cả đời ở nhà rồi, đúng không? Nghĩ suy nghĩ chỉ quấy động cái tâm mà thôi. Bạn phải thiết lập sự tỉnh giác—(đó là sự ý thức biết rõ, sự rõ biết, thường biết). Những suy nghĩ ám ảnh thậm chí làm bạn khóc, chỉ quấy động tình cảm mà thôi, hãy dẹp bỏ sự suy nghĩ thông thường đó. Nếu cứ để tâm mình lạc theo những dòng suy nghĩ đó thì sẽ không dẫn bạn đến sự thật, đó không phải là cách trí tuệ. Đức Phật là một người thực sự thông thái, Phật đã học tập cách ngừng suy nghĩ. Theo cách như vậy, các bạn đang tu tập ở đây cũng để dẹp bỏ nghĩ suy và nhờ đó đạt đến sự bình an. Nếu bạn đã bình an thì đâu cần suy nghĩ này nọ nữa, trí tuệ sẽ khởi sinh ngay tại đó.

To meditate you do not have to think much more than to resolve that right now is the time for training the mind and nothing else. Don't let the mind shoot off to the left or to the right, to the front or behind, above or below. Our only duty right now is to practice mindfulness of the breathing. Fix your attention at the head and move it down through the body to the tips of the feet, and then back up to the crown of the head. Pass your awareness down through the body, observing with wisdom. We do this to gain an initial understanding of the way the body is. Then begin the meditation, noting that at this time your sole duty is to observe the inhalations and exhalations. Don't force the breath to be any longer or shorter than normal, just allow it to continue easily. Don't put any pressure on the breath, rather let it flow evenly, letting go with each in-breath and out-breath.

Để thiền thì bạn đâu cần suy nghĩ quá nhiều, tốt nhất là hạ quyết tâm ngay bây giờ dành thời gian để tu tập cái tâm, và không làm gì khác nữa. Đừng để tâm phóng trái, phóng phải, phóng trước, phóng sau, phóng trên, phóng dưới. Trách nhiệm duy nhất của chúng ta ngay đây là luyện tập thiền chánh niệm về hơi thở. Đặt sự chú tâm ngay trên đầu và di chuyển xuống thân đến tận đầu các ngón chân, rồi từ các ngón chân qua thân và lên đầu trở lại. Di chuyển sự tỉnh giác của bạn từ trên xuống thân, quan sát bằng trí tuệ. Chúng ta làm như vậy để đạt được sự hiểu biết ban đầu về thân của chúng ta là gì. Rồi bắt đầu thiền tập, nhớ rằng trong lúc này trách nhiệm duy nhất của các bạn chỉ là quan sát hơi thở vào và hơi thở ra. Đừng có thúc ép hơi thở ngắn hơn hay dài hơn, cứ để yên cho nó liên tục dễ dàng. Đừng áp đặt hơi thở, cứ để nó trôi chảy đều đặn, buông bỏ mọi thứ, chỉ chú tâm theo hơi thở vào và hơi thở ra.

You must understand that you are letting go as you do this, but there should still be awareness. You must maintain this awareness, allowing the breath to enter and leave comfortably. There is no need to force the breath, just allow it to flow easily and naturally. Maintain the resolve that at this time you have no other duties or responsibilities. Thoughts about what will happen, what you will know or see during the meditation may arise from time to time, but once they arise just let them cease by themselves, don't be unduly concerned over them.

Quý vị phải hiểu rằng mình đang buông-bỏ khi đang tập như vậy (tức khi đang quan sát hơi thở vào ra), nhưng vẫn còn sự tỉnh-giác. (Tức buông bỏ tất cả mọi thứ, chỉ còn sự rõ-biết về hơi thở vào ra). Quý vị phải duy trì sự tỉnh giác này, để yên cho hơi thở đi vào và đi ra một cách thư thả, tự nhiên. Không cần phải cố thở, hoặc thúc ép hơi thở dài hơn hay ngắn hơn, nhanh hơn hay chậm hơn, chỉ để yên cho nó trôi chảy tự nhiên và dễ dàng. Duy trì quyết tâm luyện tập lúc này, bạn không còn công việc nào khác nữa. Người thiền có thể nghĩ này nghĩ nọ về cái gì sẽ xảy ra khi ngồi thiền, chẳng hạn người thiền hay nghĩ 'không biết ta sẽ biết gì hay thấy gì trong khi ngồi thiền'... Loại ý nghĩ đó có thể sẽ khởi lên trong tâm, nhưng khi chúng khởi lên, bạn cứ để mặc chúng, tự chúng sẽ biến qua, đừng liên quan dính líu theo chúng. (Khi có ý nghĩ hay dự đoán nào khởi lên thì cứ mặc nó, quay lại chú tâm liên tục vào hơi thở, luôn rõ-biết theo hơi thở đi vào và đi ra).

During the meditation there is no need to pay attention to sense impressions. Whenever the mind is affected by sense impingement, wherever there is a feeling or sensation in the mind, just let it go. Whether those sensations are good or bad is unimportant. It is not necessary to make anything out of those sensations, just let them pass away and return your attention to the breath. Maintain the awareness of the breath entering and leaving. Don't create suffering over the breath being too long or too short, simply observe it without trying to control or suppress it in any way. In other words, don't attach. Allow the breath to continue as it is, and the mind will become calm. As you continue the mind will gradually lay things down and come to rest, the breath becoming lighter and lighter until it becomes so faint that it seems like it's not there at all. Both the body and the mind will feel light and energized. All that will remain will be a one-pointed knowing. You could say that the mind has changed and reached a state of calm.

Trong khi ngồi thiền không cần phải chú ý đến những cảm nhận giác quan. Bất cứ khi nào tâm bị tác động bởi những giác quan, khi nào khởi lên một cảm giác hoặc cảm nhận trong tâm, cứ bỏ qua, buông bỏ, không theo. Dù cảm nhận đó là tốt hay xấu, sướng hay khổ thì cũng không quan trọng, cứ bỏ qua. Không cần thiết phải làm gì với những thứ cảm nhận đó, cứ để nó biến qua và quay sự chú tâm về lại hơi thở. Duy trì sự tỉnh giác vào hơi thở đang đi vào và đi ra. Đừng làm khó làm khổ cho mình với sự dài sự ngắn của hơi thở, cứ đơn giản quan sát hơi thở, không cần cố gắng kiểm soát hay điều tiết hơi thở bằng bất cứ cách nào. Nói cách khác, đừng dính chấp vào nó. Cứ để hơi thở liên tục theo cách tự nhiên của nó, và tâm sẽ trở nên tĩnh lặng. Khi chúng ta tiếp tục luyện tập theo cách như vậy, tâm sẽ lắng lặn mọi thứ và đi đến ngừng nghỉ, hơi thở sẽ trở nên nhẹ hơn và nhẹ hơn đến khi nó thật nhẹ thinh, giống như nó không còn nữa. Cả thân và tâm đều thấy nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng. Chỉ còn lại một sự thấy biết được hội tụ vào một điểm (nhất điểm). Lúc đó, ta có thể nói rằng tâm đã thay đổi và đã đạt đến một trạng thái tĩnh lặng.

If the mind is agitated, set up mindfulness and inhale deeply till there is no space left to store any air, then release it all completely until none remains. Follow this with another deep inhalation until you are full, then release the air again. Do this two or three times, then re-establish concentration. The mind should be calmer. If any more sense impressions cause agitation in the mind, repeat the process on every occasion. Similarly with walking meditation. If while walking, the mind becomes agitated, stop still, calm the mind, re-establish the awareness with the meditation object and then continue walking. Sitting and walking meditation are in essence the same, differing only in terms of the physical posture used.

Nếu tâm bị động vọng, hãy thiết lập lại sự chú tâm chánh niệm và hít vô sâu thật sâu cho đến khi đầy phổi, rồi sau đó thở ra cho đến khi hết sạch. Tiếp tục, hít vô sâu thật sâu thật đầy, rồi thở ra cho đến khi hết sạch. Làm vậy hai ba lần, rồi tái thiết lập sự tập trung của tâm. Làm vậy, tâm sẽ tĩnh lặng trở lại. Nếu còn những cảm nhận giác quan gây động vọng trong tâm, cứ lập lại cách này và thiết lập lại sự tập trung của tâm. Việc đi thiền cũng giống vậy. Nếu trong khi đang đi thiền tâm bị động vọng thì dừng lại, làm tĩnh lặng tâm, thiết lập lại sự tỉnh giác vào đối tượng thiền (như, tỉnh giác vào sự tiếp-xúc của bàn chân và mặt đất), và tiếp tục bước đi. Ngồi thiền và đi thiền về cốt lõi là giống nhau, chỉ khác nhau về tư thế của thân được dùng thôi.

Sometimes there may be doubt, so you must have sati, to be the one who knows, continually following and examining the agitated mind in whatever form it takes. This is to have sati. Sati watches over and takes care of the mind. You must maintain this knowing and not be careless or wander astray, no matter what condition the mind takes on.

Đôi lúc có những nghi ngờ, do vậy người thiền cần phải có sự chánh niệm (sati), đó là cái "người-biết", để tiếp tục theo dõi và xem xét cái tâm đang ở trong bất cứ trạng thái nào đó của nó. Đây chính là chánh niệm, là sati. Sati quan sát và chăm sóc cái tâm. Các bạn phải duy trì sự rõ-biết và không được lơ là hoặc lăng xăng, dù tâm đang xấu hay tốt, tĩnh hay động thì chúng ta cũng luôn rõ biết về nó.

The trick is to have sati taking control and supervising the mind. Once the mind is unified with sati a new kind of awareness will emerge. The mind that has developed calm is held in check by that calm, just like a chicken held in a coop... the chicken is unable to wander outside, but it can still move around within the coop. Its walking to and fro doesn't get it into trouble because it is restrained by the coop. Likewise the awareness that takes place when the mind has sati and is calm does not cause trouble. None of the thinking or sensations that take place within the calm mind cause harm or disturbance.

Thủ thuật ở đây là phải có sự chánh niệm (sati) để giám sát và theo dõi cái tâm. Khi tâm được hợp nhất với sự chánh niệm (sati) thì một loại tỉnh-giác sẽ khởi lên. Cái tâm đã phát triển sự tĩnh lặng thì được duy trì và giám sát bởi sự tĩnh lặng đó; giống như một con gà được nhốt trong một cái chuồng... con gà không thể nào lăng xăng đi ra bên ngoài, nhưng nó vẫn có thể đi lòng vòng bên trong cái chuồng đó. Việc đi qua đi lại trong chuồng không gây rắc rối, bởi nó xảy ra bên trong cái chuồng. Giống như vậy, sự tỉnh giác có mặt trong tâm khi tâm đang có chánh niệm và tĩnh lặng thì điều đó không gây rắc rối gì. Không có sự suy nghĩ hay cảm nhận nào xảy ra bên trong cái tâm tĩnh lặng có thể quấy nhiễu hay gây hại cho ta.

Some people don't want to experience any thoughts or feelings at all, but this is going too far. Feelings arise within the state of calm. The mind is both experiencing feelings and calm at the same time, without being disturbed. When there is calm like this there are no harmful consequences. Problems occur when the ''chicken'' gets out of the ''coop.'' For instance, you may be watching the breath entering and leaving and then forget yourself, allowing the mind to wander away from the breath, back home, off to the shops or to any number of different places. Maybe even half an hour may pass before you suddenly realize you're supposed to be practicing meditation and reprimand yourself for your lack of sati. This is where you have to be really careful, because this is where the chicken gets out of the coop - the mind leaves its base of calm.

Một số người không muốn trải nghiệm những ý nghĩ hay cảm giác nào cả, nhưng như vậy thì hơi quá. (Thực ra thiền không phải đến mức độ quá như vậy). Những cảm giác khởi sinh bên trong trạng thái tĩnh lặng. Tâm trải nghiệm sự tĩnh lặng và cảm giác cùng lúc, mà không bị quấy động. Khi nào có được sự tĩnh lặng như vậy thì sẽ không gây ra hậu quả gì xấu hại hết. Những rắc rối chỉ sẽ xảy ra khi "con gà" chạy ra khỏi cái "chuồng". Ví dụ, bạn đang ngồi quan sát hơi thở đi vào và đi ra rồi thì quên mất mình, để cho hơi thở chạy lăng xăng ra ngoài và không còn chú tâm vào đối tượng hơi thở; tự nhiên lại nhớ chuyện nhà, chuyện đi mua đồ hoặc việc đi nơi này nơi nọ. Nhiều khi đã hơn nửa tiếng đồng hồ trôi qua như vậy, rồi bạn mới chợt nhận biết nảy giờ tâm mình cứ lăng xăng chỗ này chỗ nọ chứ không còn chú tâm vào hơi thở. Mình đang ngồi thiền tập chú tâm vào hơi thở, nhưng nảy giờ tâm mình cứ lăng xăng chỗ khác. Ngay lúc đó bạn biết ngay mình đang thiếu sự chánh niệm (sati). Đây là chỗ các bạn phải thực sự cẩn thận, bởi đây là lúc con gà chạy xổng ra khỏi chuồng – cái tâm đã rời bỏ cơ sở (trú xứ) tĩnh lặng của nó.

You must take care to maintain the awareness with sati and try to pull the mind back. Although I use the words ''pull the mind back,'' in fact the mind doesn't really go anywhere, only the object of awareness has changed. You must make the mind stay right here and now. As long as there is sati there will be presence of mind. It seems like you are pulling the mind back but really it hasn't gone anywhere, it has simply changed a little. It seems that the mind goes here and there, but in fact the change occurs right at the one spot. When sati is regained, in a flash you are back with the mind without it having to be brought from anywhere.

Các bạn phải cẩn thận duy trì sự tỉnh-giác cùng với sự chánh-niệm (sati), và cố gắng kéo tâm về lại. Mặc dù tôi gọi là "kéo tâm về lại" nhưng thực ra tâm không thực sự đi đâu hết, chỉ là cái đối tượng chú tâm đã bị thay đổi. (Như ví dụ trên, đối tượng của tâm là hơi-thở đã thay đổi thành việc ở nhà, việc đi mua đồ, việc đi chỗ kia chỗ nọ trong suốt hơn nửa tiếng đồng hồ ngồi thiền). Bạn phải làm cho tâm có mặt ngay tại đây và bây giờ. Hễ khi nào người thiền còn chánh niệm thì tâm còn có mặt ngay tại đây và bây giờ. Nghe thì như có vẻ chúng ta kéo tâm về lại, nhưng đích thực thì tâm đã chẳng đi đâu hết, nó chỉ đơn giản thay đổi (đối tượng chú tâm) một chút. Nghe thì có vẻ như tâm chạy đi chỗ này chỗ nọ, nhưng đích thực thì sự thay đổi chỉ xảy ra ngay chính tại một-điểm. Khi sự chánh niệm được lập lại thì trong một cái chớp, ta và tâm đã có mặt lại ngay tại đây và bây giờ, chứ không có việc mình kéo tâm hay mang tâm trở về lại ngay đây.

When there is total knowing, a continuous and unbroken awareness at each and every moment, this is called presence of mind. If your attention drifts from the breath to other places then the knowing is broken. Whenever there is awareness of the breath the mind is there. With just the breath and this even and continuous awareness you have presence of mind.

Khi có sự rõ-biết hoàn toàn, có sự tỉnh-giác liên tục và không gián đoạn trong mỗi mọi giây khắc, thì đó được gọi là sự có mặt của tâm. Nếu sự chú tâm của ta giật ra khỏi hơi thở và hướng vào những đối tượng khác thì lúc đó sự rõ-biết đã bị gián đoạn. Khi nào còn sự tỉnh-giác vào hơi thở thì tâm còn ở đó. Đơn giản là, với hơi thở và sự tỉnh giác liên tục không gián đoạn, tâm đang có mặt trong ta.

There must be both sati and sampajañña. Sati is recollection and sampajañña is self-awareness. Right now you are clearly aware of the breath. This exercise of watching the breath helps sati and sampajañña develop together. They share the work. Having both sati and sampajañña is like having two workers to lift a heavy plank of wood. Suppose there are two people trying to lift some heavy planks, but the weight is so great, they have to strain so hard, that it's almost unendurable. Then another person, imbued with goodwill, sees them and rushes in to help. In the same way, when there is sati and sampajañña, then paññā (wisdom) will arise at the same place to help out. Then all three of them support each other.

Cần phải có đủ hai thứ, đó là sự chánh niệm (sati) và sự rõ-biết (sampajañña, sự hiểu biết rõ ràng). Chánh niệm (sati) là sự nhớ, niệm, là thường nhớ; và sự rõ-biết (sampajañña) là sự tự tỉnh giác (tức là sự ý thức tỉnh giác về chính mình). Ngay lúc này chúng ta đang ý thức tỉnh giác một cách rõ ràng về hơi thở. Bài tập quan sát hơi thở sẽ giúp cho sự chánh niệm và sự rõ biết cùng phát triển với nhau. Chúng chia việc với nhau. Có được cùng lúc sự chánh niệm và sự rõ biết cũng giống như có được hai người thợ cùng khiêng một tấm ván thô nặng. Giả sử có hai người đang cố gắng hết sức để khiêng những tấm ván thô nặng, nhưng vì chúng quá nên gần như khiêng không nỗi. Rồi có một người khác tốt bụng nhìn thấy liền chạy tới phụ một tay giúp hai người kia. Giống cách như vậy, khi có sự chánh-niệm (sati) và sự rõ-biết (sampajañña), thì trí tuệ (paññā) sẽ khởi sinh ngay tại đó để trợ giúp. Rồi sau đó cả ba yếu tố đó cùng hỗ trợ lẫn nhau.

With paññā there will be an understanding of sense objects. For instance, during the meditation sense objects are experienced which give rise to feelings and moods. You may start to think of a friend, but then paññā should immediately counter with ''It doesn't matter,'' ''Stop'' or ''Forget it.'' Or if there are thoughts about where you will go tomorrow, then the response would be, ''I'm not interested, I don't want to concern myself with such things.'' Maybe you start thinking about other people, then you should think, ''No, I don't want to get involved.'' ''Just let go,'' or ''It's all uncertain and never a sure thing.'' This is how you should deal with things in meditation, recognizing them as ''not sure, not sure,'' and maintaining this kind of awareness.

Khi có được trí tuệ (paññā) thì có sự hiểu biết về những đối tượng giác quan. Chẳng hạn, trong khi ngồi thiền những đối tượng giác quan được trải nghiệm sẽ làm khởi sinh những cảm giác và trạng thái cảm xúc. Tự nhiên người thiền bỗng nhớ đến bạn bè, nhưng trí tuệ (paññā) sẽ lập tức đối trị: "Chẳng có gì", "Dẹp đi", "Quên nó đi". Hoặc nếu khởi lên những ý nghĩ ngày mai sẽ đi đâu thì người thiền lập tức xử lý: "Ta chẳng quan tâm, ta không muốn quan tâm những thứ đó", "Kệ nó, việc của ngày mai". Nhiều lúc khi đang ngồi thiền, ý nghĩ về người này người nọ cứ khởi lên, lúc đó nên nghĩ ngay: "Không, ta chẳng liên quan gì", "Cứ mặc nó", "Chẳng có gì chắc chắn". Đây chính là cách bạn nên đối xử với những thứ đó trong khi ngồi thiền, đơn giản nhận biết chúng là "không chắc chắn, không chắc chắn", và duy trì loại tỉnh giác như vậy.

You must give up all the thinking, the inner dialogue and the doubting. Don't get caught up in these things during the meditation. In the end all that will remain in the mind in its purest form are sati, sampajañña and paññā. Whenever these things weaken doubts will arise, but try to abandon those doubts immediately, leaving only sati, sampajañña and paññā. Try to develop sati like this until it can be maintained at all times. Then you will understand sati, sampajañña and samādhi thoroughly.

Bạn phải dẹp bỏ tất cả mọi suy nghĩ, mọi đối thoại bên trong và mọi nghi ngờ. Đừng dính theo những thứ đó trong khi ngồi thiền. Để cuối cùng, chỉ còn giữ lại trong tâm dạng tinh khiết nhất của sự chánh niệm (sati), sự rõ biết (sampajañña) và trí tuệ (paññā). Khi nào những yếu tố này bị yếu thì những nghi ngờ sẽ khởi sinh. Nhưng lúc đó phải lập tức dẹp bỏ nghi ngờ, chỉ duy trì sự chánh niệm (sati), sự rõ biết (sampajañña) và trí tuệ (paññā) mà thôi. Hãy cố gắng tập luyện để phát triển sự chánh niệm theo cách như vậy cho đến khi khả năng chánh niệm được duy trì như vậy liên tục mọi lúc mọi nơi. Đến lúc đó người thiền sẽ hiểu rõ được sự chánh niệm, sự rõ biết và sự chánh định một cách thấu suốt.

Focusing the attention at this point you will see sati, sampajañña, samādhi and paññā together. Whether you are attracted to or repelled by external sense objects, you will be able to tell yourself, ''It's not sure.'' Either way they are just hindrances to be swept away till the mind is clean. All that should remain is sati, recollection; sampajañña, clear awareness; samādhi, the firm and unwavering mind; and paññā, or consummate wisdom. For the time being I will say just this much on the subject of meditation.

Tập trung sự chú tâm vào ngay điểm này bạn sẽ nhìn thấy sự chánh niệm, sự rõ biết, sự chánh định và trí tuệ [sati, sampajañña, samādhi và paññā] có mặt cùng lúc. Dù chúng ta đang bị hấp dẫn hay bị kích thích bởi những đối tượng giác quan bên ngoài, ta vẫn có thể nhắc chính mình: "Nó không chắc". Dù chúng là gì, chúng chỉ là những chướng ngại cần phải được quét sạch cho đến khi tâm được trong sạch. Tất cả chỉ cần giữ lại sự chánh niệm, sự rõ biết, sự chánh định [cái tâm vững chắc và bất động] và trí tuệ bao trùm. Ở đây tôi chỉ nói như vậy thôi (căn bản) về đề tài thiền tập.

Now about the tools or aids to meditation practice - there should be mettā (goodwill) in your heart, in other words, the qualities of generosity, kindness and helpfulness. These should be maintained as the foundation for mental purity. For example, begin doing away with lobha, or selfishness, through giving. When people are selfish they aren't happy. Selfishness leads to a sense of discontent, and yet people tend to be very selfish without realizing how it affects them.

Giờ thì tôi sẽ nói đến những công cụ hay những thứ hỗ trợ cho việc thiền tập—Cần có tâm từ (mettā) trong trái tim bạn, nói cách khác đó là lòng rộng lượng, lòng tốt lòng giúp đỡ đối với người khác và chúng sinh. Những thứ này cần phải được tu dưỡng và duy trì như là cơ sở cho sự trong sạch của tâm. Ví dụ, người tu phải bắt đầu dẹp bỏ lòng ích kỷ (lobha) bằng cách cho đi, bố thí. Khi người ta còn ích kỷ thì họ còn chưa hạnh phúc. Sự ích kỷ dẫn đến một cảm giác bất hài lòng, và người đời vẫn còn quá ích kỷ nhưng không nhận ra nó tác hại với mình ra sao.

You can experience this at any time, especially when you are hungry. Suppose you get some apples and you have the opportunity to share them with a friend; you think it over for a while, and, sure, the intention to give is there all right, but you want to give the smaller one. To give the big one would be... well, such a shame. It's hard to think straight. You tell them to go ahead and take one, but then you say, ''Take this one!''... and give them the smaller apple! This is one form of selfishness that people usually don't notice. Have you ever been like this?

Chúng ta có thể trải nghiệm nghĩa ích kỷ này bất cứ lúc nào, nhất là khi chúng ta đang đói. Giả như bạn có mấy trái táo và có thể chia cho bạn bè; và ngay khi đó bạn có nghĩ đến điều đó và rồi có ý định cho, điều đó là tốt đẹp, nhưng đến khi cho, bạn muốn cho ít thôi (hoặc lựa trái nhỏ để cho). Còn nếu cho nhiều hoặc lấy trái to ngon để cho thì...khó quá, nghĩ lại thấy xấu hổ thiệt. Thực khó lòng để nghĩ cho chánh trực. Bạn kêu bạn bè cứ chọn lấy, nhưng rồi bạn nói ngay: "Lấy trái này nè!"... và đưa người ta trái nhỏ! Đây là một dạng ích kỷ (chỉ lo lợi ích bản thân), nhưng người đời vốn luôn thấy đó là chuyện bình thường, họ không nhận ra đó là lòng ích kỷ. Từ nhỏ giờ quý vị đã từng ích kỷ vậy chưa?

You really have to go against the grain to give. Even though you may really only want to give the smaller apple, you must force yourself to give away the bigger one. Of course, once you have given it to your friend you feel good inside. Training the mind by going against the grain in this way requires self-discipline - you must know how to give and how to give up, not allowing selfishness to stick. Once you learn how to give, if you are still hesitating over which fruit to give, then while you are deliberating you will be troubled, and even if you give the bigger one, there will still be a sense of reluctance. But as soon as you firmly decide to give the bigger one the matter is over and done with. This is going against the grain in the right way.

Chúng ta thường thực sự thấy khó khăn để cho đi, thấy ngược lòng mình khi cho đi. Ngay cả khi cho trái táo lớn, thực sự cái lòng ta vẫn chỉ muốn cho trái nhỏ. Dĩ nhiên, khi cho ai cái gì bạn sẽ cảm thấy sự tốt đẹp trong lòng mình. Tu tập cái tâm làm ngược lại với ý của mình theo cách như vậy đòi hỏi phải biết tự giới hạnh—chúng ta phải biết cách cho và biết cách từ bỏ, không để cho sự ích kỷ dính vào. Khi ta học tập cách cho, nếu như bạn vẫn lưỡng lự sẽ cho trái nào và vẫn còn so đo này nọ, thì khi bạn đang ý định cho, bạn sẽ bị rắc rối; và ngay cả khi bạn có cho trái to đi nữa, cái ý nghĩ do dự ích kỷ đó vẫn có mặt. Nhưng nếu lúc đó bạn lập tức quyết định cho đi trái lớn và cho đi với toàn bộ ý hành thì vấn đề được giải quyết và tốt đẹp. Đây là cách làm ngược lại tâm tính của mình, đó là cách tu đúng đắn.

Doing this you win mastery over yourself. If you can't do it you will be a victim of yourself and continue to be selfish. All of us have been selfish in the past. This is a defilement which needs to be cut off. In the Pāli scriptures, giving is called ''dāna,'' which means bringing happiness to others. It is one of those conditions which help to cleanse the mind from defilement. Reflect on this and develop it in your practice.

Làm như vậy ta nắm được sự kiểm soát bản thân. Nếu không làm được thì ta là nạn nhân của bản thân mình và tiếp tục ích kỷ. Tất cả chúng ta trước giờ đều ích kỷ. Đây là một loại ô nhiễm cần phải được loại bỏ. Trong kinh điển Pāli, sự cho đi được gọi là "dāna," có nghĩa là mang lại hạnh phúc cho người khác. Đó là một trong những điều kiện giúp (trợ duyên) làm sạch cái tâm khỏi những ô nhiễm, bất tịnh. Hãy soi xét về điều này và phát triển tâm bố thí trong sự tu tập hàng ngày của bạn.

You may think that practicing like this involves hounding yourself, but it doesn't really. Actually it's hounding craving and the defilements. If defilements arise within you, you have to do something to remedy them. Defilements are like a stray cat. If you give it as much food as it wants it will always be coming around looking for more food, but if you stop feeding it, after a couple of days it'll stop coming around. It's the same with the defilements, they won't come to disturb you, they'll leave your mind in peace. So rather than being afraid of defilement, make the defilements afraid of you. To make the defilements afraid of you, you must see the Dhamma within your minds.

Bạn có thể nghĩ rằng tu tập kiểu như vậy chẳng khác nào cứ luôn săn đuổi bản thân mình, nhưng thực sự không phải là vậy. Đích thực thì cách tu tập đó săn đuổi tham dục và những ô nhiễm. Nếu những ô nhiễm khởi sinh trong tâm, chúng ta phải làm gì đó để trị liệu nó. Những ô nhiễm giống như con mèo nhà. Nếu bạn cứ cho nó ăn thì nó cứ đến gần bạn hoài để kiếm thêm đồ ăn, nhưng nếu bạn ngưng cho nó ăn, sau vài ngày nó không đến gần bạn nữa. Những ô nhiễm cũng vậy, nếu chúng không đến quấy rầy bạn, chúng sẽ để yên cho tâm bạn bình an. Do vậy, thay vì mình sợ những ô nhiễm đó, hãy làm cho những ô nhiễm sợ mình. Để làm cho những ô nhiễm sợ mình và không dám lại gần mình, chúng ta cần phải nhìn thấy Giáo Pháp bên trong tâm này của chúng ta.

Where does the Dhamma arise? It arises with our knowing and understanding in this way. Everyone is able to know and understand the Dhamma. It's not something that has to be found in books, you don't have to do a lot of study to see it, just reflect right now and you can see what I am talking about. Everybody can see it because it exists right within our hearts. Everybody has defilements, don't they? If you are able to see them then you can understand. In the past you've looked after and pampered your defilements, but now you must know your defilements and not allow them to come and bother you.

Giáo Pháp thì khởi sinh ở đâu? Nó khởi sinh từ sự thấy biết và sự hiểu biết của chúng ta theo kiểu như vậy. Ai cũng có khả năng thấy biết và hiểu biết Giáo Pháp. Đó không phải là thứ được tìm thấy trong sách vở, quý vị không cần phải học thật nhiều thì mới nhìn thấy nó, chỉ cần quán chiếu ngay bây giờ và quý vị sẽ thấy ngay điều tôi đang nói là gì. Ai cũng có thể nhìn thấy nó bởi nó có mặt ngay trong tâm chúng ta. Ai cũng có những ô nhiễm, phải không? Nếu quý vị có thể nhìn thấy chúng thì quý vị sẽ hiểu. Trước kia, chúng ta cưng chiều và bảo hộ những thói tâm ô nhiễm, giờ thì chúng phải hiểu biết về chúng và không cho chúng đến gần và quấy động tâm chúng ta. (Đó là tu dưỡng tâm hạnh bố thí).

The next constituent of practice is moral restraint (sıla). Sıla watches over and nurtures the practice in the same way as parents look after their children. Maintaining moral restraint means not only to avoid harming others but also to help and encourage them. At the very least you should maintain the five precepts, which are:

Phần tu tập tiếp theo là giới hạnh (sıla). Giới hạnh canh chừng, phòng hộ và bồi dưỡng sự tu tập như cách cha mẹ canh chừng, bảo hộ và nuôi dưỡng những đứa con. Giữ gìn giới hạnh có nghĩa không chỉ tránh làm phương hại người khác mà còn giúp đỡ và ủng hộ người khác. Người tu như các bạn tối thiểu phải giữ được năm giới hạnh căn bản, đó là:

1.

Not only to kill or deliberately harm others, but to spread goodwill towards all beings.

2.

To be honest, refraining from infringing on the rights of others, in other words, not stealing.

3.

Knowing moderation in sexual relations: In the household life there exists the family structure, based around husband and wife. Know who your husband or wife is, know moderation, know the proper bounds of sexual activity. Some people don't know the limits. One husband or wife isn't enough, they have to have a second or third. The way I see it, you can't consume even one partner completely, so to have two or three is just plain indulgence. You must try to cleanse the mind and train it to know moderation. Knowing moderation is true purity, without it there are no limits to your behavior. When eating delicious food, don't dwell too much on how it tastes, think of your stomach and consider how much is appropriate to its needs. If you eat too much you get trouble, so you must know moderation. Moderation is the best way. Just one partner is enough, two or three is an indulgence and will only cause problems.

4.

To be honest in speech - this is also a tool for eradicating defilements. You must be honest and straight, truthful and upright.

5.

To refrain from taking intoxicants. You must know restraint and preferably give these things up altogether. People are already intoxicated enough with their families, relatives and friends, material possessions, wealth and all the rest of it. That's quite enough already without making things worse by taking intoxicants as well. These things just create darkness in the mind. Those who take large amounts should try to gradually cut down and eventually give it up altogether. Maybe I should ask your forgiveness, but my speaking in this way is out of a concern for your benefit, so that you can understand that which is good. You need to know what is what. What are the things that are oppressing you in your everyday lives? What are the actions which cause this oppression? Good actions bring good results and bad actions bring bad results. These are the causes.

1. Không sát sinh, không làm hại người khác và vật khác, ngược lại trang trải lòng từ bi đối với tất cả mọi người và vật.

2. Không trộm cắp, không lấy thứ không được cho, không gian lận.

3. Không tà dâm, tức không quan hệ tính dục bất chính. Trong nhà có cấu trúc gia đình dựa trên quan hệ vợ chồng. Phải biết tiết chế chu cầu tính dục, nhiều người không biết tiết chế và giữ tư cách vợ hoặc chồng, nhiều người đòi có thêm vợ hai, vợ ba; nhiều người quan hệ ngoại tình. Các bạn nên cố làm sạch tâm và tu tập để nó hiểu biết về sự tiết chế, sự giữ tư cách vợ chồng. Cũng như ăn uống, dù thức ăn ngon quá, nhưng phải biết nghĩ đến chừng mực bao nhiêu là tốt cho bao tử và nhu cầu của mình. Nếu ham ăn ham uống uống quá nhiều thì sinh mệt, sinh bệnh, do vậy phải biết giữ mình ăn uống điều độ, chừng mực. Cái gì vừa đủ là tốt nhất. Một vợ một chồng là tốt nhất, một vợ một chồng thường đã có quá nhiều rắc rối rồi, vậy thì đa thê hay ngoại tình hay nhiều nhân tình nhân ngãi thì còn rắc rối đến mức độ nào, quý vị không hình dung được sao?

4. Không nói dối, không nói láo, không nói sai sự thật; đây là một giới quan trọng, một công cụ để tu tập cái tâm và rửa sạch những ô nhiễm. Là người tu, quý vị phải nên chân thật, chân thành, ngay thẳng, chính trực và thật lòng, thật dạ. (Người tu mà còn nói dối, nói không thật lòng, nói chuyện tầm phào, nói năng đủ kiểu, né tránh sự thật...thì việc cố gắng tu tập là tu cái gì?).

5. Không uống rượu bia, không dùng những chất độc hại. Phải biết tiết chế và từ bỏ thói quen uống rượu bia hay hút chích của mình nếu mình đã dùng. Con người đã bị nhiễm độc quá nhiều với nhiều thứ trên đời do đủ chuyện vì cơm áo gạo tiền, do bị giáo dục và xui khiến từ phía gia đình, người thân và bạn bè, do những thứ của cải vật chất, do những sắc dục khoái lạc và nhiều thứ khác. Lĩnh bấy nhiêu thứ đó trong đầu từ nhỏ đến lớn là đã quá đủ rồi, còn phải chuốc thêm những thứ đầu độc như rượu bia, thuốc lá, ma túy nữa thì làm sao không tồi tệ hơn nữa. Tất cả những thứ đó chỉ làm kích động và làm đen tối tâm trí chúng ta. Ai đã lỡ dính vào việc uống rượu bia, hút thuốc lá, hút chích ma túy, chất gây nghiện độc hại...thì hãy nên tập bỏ bớt dần và đi đến từ bỏ tất cả những thứ đó. Nếu tôi nói quá mong quý vị bỏ qua, nhưng tôi nói là vị lợi lạc cho bản thân quý vị, để quý vị thấy nếu từ bỏ được những thứ độc hại đó thì quý vị sẽ thấy ngay sự lợi lạc về sức khỏe thân thể và sự lợi ích cho việc tu tập cái tâm. Chúng ta cần phải biết rõ cái gì là cái gì. Những gì đang áp lực lên bạn trong cuộc sống hàng ngày? Những hành động nào đã gây ra những áp lực đó?. Nhớ, hành động tốt lành tạo ra kết quả tốt lành; hành động xấu tạo ra kết quả xấu. Đó chính là những nguyên nhân.

Once moral restraint is pure there will be a sense of honesty and kindness towards others. This will bring about contentment and freedom from worries and remorse. Remorse resulting from aggressive and hurtful behavior will not be there. This is a form of happiness. It is almost like a heavenly state. There is comfort, you eat and sleep in comfort with the happiness arising from moral restraint. This is the result; maintaining moral restraint is the cause. This is a principle of Dhamma practice - refraining from bad actions so that goodness can arise. If moral restraint is maintained in this way, evil will disappear and good will arise in its place. This is the result of right practice.

Một khi giới hạnh được trong sạch thì tự nhiên ta có một cảm nhận chân thật và tử tế với mọi người xung quanh. (Đó là điều tất nhiên, người đức hạnh thì tự nhiên là người tốt và chân thật với mọi người xung quanh). Giới hạnh trong sạch tự nhiên mang lại sự hài lòng và tự do khỏi những lo âu và ân hận. Sự hối hận là kết quả của những hành động hung hăng, làm khổ, làm hại, làm tổn thương người khác...; người tu tập giới hạnh trong sạch thì sự hối hận sẽ nguôi ngoai và biến mất dần. Đây là một dạng hạnh phúc, an lạc. Sướng gần như "tiên". Đó là sự thư-thái, các bạn ăn và ngủ với niềm an lạc hạnh phúc có được nhờ giữ giới hạnh trong sạch. Đây là kết quả, còn việc tu giữ giới hạnh là nguyên nhân. Chỗ này chính là nguyên lý của Giáo Pháp—không làm những việc xấu ác thì đưa đến sự tốt lành . Nếu giới hạnh đạo đức của một người được tu dưỡng như vậy, sự xấu sai (bất thiện) sẽ biến mất và sự tốt đẹp (thiện lành) sẽ khởi sinh ngay tại đó. Đây là kết quả của sự tu tập đúng đắn.

But this isn't the end of the story. Once people have attained some happiness they tend to be heedless and not go any further in the practice. They get stuck on happiness. They don't want to progress any further, they prefer the happiness of ''heaven.'' It's comfortable but there's no real understanding. You must keep reflecting to avoid being deluded. Reflect again and again on the disadvantages of this happiness. It's transient, it doesn't last forever. Soon you are separated from it. It's not a sure thing, once happiness disappears then suffering arises in its place and the tears come again. Even heavenly beings end up crying and suffering.

Nhưng đây chưa phải là phần kết câu chuyện. Khi một người ta đã đạt đến vài niềm hạnh phúc an lạc thì họ thường bắt đầu ỷ lại, chểnh mảng, không tiếp tục siêng năng tu tập. (Họ thấy đủ sướng với niềm an lạc đó. Họ cho rằng sống thiện ở hiền và an lạc như vậy là đủ rồi). Họ dính kẹt vào chỗ đó. Họ không muốn tu tập để tiến thêm, họ chỉ thích sự an lạc an phận đó, "ăn ngon ngủ ngon là như tiên rồi". Thật ra sống thiện lành và an lạc như vậy cũng sướng, nhưng đó chưa phải là đã hiểu biết thực sự. Quý vị nên cố đừng để mình chìm trong sự ngu mờ, si mê. Hãy suy xét kỹ lại về những mặt trái của sự sung sướng hạnh phúc như vậy. Nó chỉ là tạm có, nó sẽ nhanh thay đổi và phôi phai, nó không như vậy mãi mãi. Loại hạnh phúc đó chưa phải là thứ chắc chắn, khi nào loại an lạc đó thay đổi hay hết đi thì khổ sẽ lại có mặt ngay tại đó, và nước mắt lại ứa tràn trở lại. Ngay cả những bậc thần tiên trên trời đến lúc hưởng hết phúc rồi cũng bắt đầu quay lại cảnh giới đầy khổ đau và nước mắt này.

So the Lord Buddha taught us to reflect on the disadvantages, that there exists an unsatisfactory side to happiness. Usually when this kind of happiness is experienced there is no real understanding of it. The peace that is truly certain and lasting is covered over by this deceptive happiness. This happiness is not a certain or permanent kind of peace, but rather a form of defilement, a refined form of defilement to which we attach. Everybody likes to be happy. Happiness arises because of our liking for something. As soon as that liking changes to dislike, suffering arises. We must reflect on this happiness to see its uncertainty and limitation. Once things change suffering arises. This suffering is also uncertain, don't think that it is fixed or absolute. This kind of reflection is called ādınavakathā, the reflection on the inadequacy and limitation of the conditioned world. This means to reflect on happiness rather than accepting it at face value. Seeing that it is uncertain, you shouldn't cling fast to it. You should take hold of it but then let it go, seeing both the benefit and the harm of happiness. To meditate skillfully you have to see the disadvantages inherent within happiness. Reflect in this way. When happiness arises, contemplate it thoroughly until the disadvantages become apparent.

Do vậy, Đức Phật đã dạy chúng ta phải nhìn thấy mặt trái, mặt bất toại nguyện, mặt khổ của loại hạnh phúc đó. Thường thì khi trải nghiệm loại hạnh phúc này người ta không thực sự hiểu biết về nó. Có một loại hạnh phúc bền lâu khác—đó là sự bình-an, và sự bình-an đó đang bị loại hạnh phúc trên che mờ, nên người ta không nhìn thấy cái hạnh phúc cao hơn, bền lâu hơn và đáng đạt đến hơn. Mọi người ai cũng muốn được hạnh phúc, sướng khoái. Hạnh phúc sướng khoái khởi sinh bởi vì ta thấy thích thứ gì đó. Khi sự thích thay đổi thành sự không thích thì khổ khởi sinh. Chúng ta phải suy xét, quán chiếu để nhìn thấy sự không bền chắc và sự ngắn ngủi của loại hạnh phúc đó. Nó không phải chắc chắn, ngay khi nó bị thay đổi hay kết thúc, khổ khởi sinh ngay. Mà sự khổ cũng là không chắc chắn, đừng nghĩ khổ đã là 'an bài' hay tuyệt đối gì gì hết. (Sướng cũng thay đổi và không bền chắc. Khổ cũng luôn thay đổi và không cố định). Cách suy xét quán chiếu như vậy được gọi là ādınavakathā—đó là sự quán chiếu về tính thiếu hụt và hữu hạn của thế giới này, mọi thứ chỉ tồn tại có điều kiện và hữu vi. Điều này có nghĩa là chúng ta phải nên suy xét, quán chiếu sâu sắc về cái bản chất đích thực của những loại hạnh phúc và sung sướng ở trên đời này, hơn là cứ chạy theo và chấp nhận giá trị bề ngoài của chúng. Chúng ta phải nhìn thấy rằng những thứ hạnh phúc và sung sướng trên đời này là không chắc chắn, là phù du. Sau khi nhìn thấy được như vậy, chúng ta không nên dính chấp vào nó nữa. Chúng ta có hạnh phúc thì cũng tốt, hoặc rất tốt, nhưng nắm giữ hạnh phúc rồi buông bỏ nó, đừng cố dính chấp vào nó mà phải thấy cả hai mặt lợi và hại của nó. Để thiền tập một cách khôn khéo, chúng ta cần phải nhìn thấy những thứ bất lợi nằm đó thì họ cũng phải chết và lại tái sinh về những cõi khác, như cõi người đầy khổ đau...)tiềm ẩn bên trong hạnh phúc thế gian. Hãy tu tập suy xét, quán chiếu, quán niệm theo cách này. Khi nào có hạnh phúc, hãy luôn chánh niệm một cách thấu suốt cho đến khi bạn nhìn ra những bất lợi trong nó một cách rõ rệt, rõ ràng.

When you see that things are imperfect (dukkha) your heart will come to understand the nekkhammakathā, the reflection on renunciation. The mind will become disinterested and seek for a way out. Disinterest comes from having seen the way forms really are, the way tastes really are, the way love and hatred really are. By disinterest we mean that there is no longer the desire to cling to or attach to things. There is a withdrawal from clinging, to a point where you can abide comfortably, observing with an equanimity that is free of attachment. This is the peace that arises from practice.

Khi bạn nhìn ra mọi thứ đều là bất hoàn hảo, là khổ (dukkha), tâm và trái tim của bạn sẽ hiểu được cách suy xét, cách quán chiếu về sự từ bỏ (nekkhammakathā). Tâm sẽ trở nên chán bỏ và tìm đường thoát ra khỏi tất cả mọi thứ "bất hoàn hảo và khổ" của thế gian này. Sự chán bỏ có được do nhìn thấy mọi hình sắc thực sự là gì, mọi mùi vị thực sự là gì, mọi cảm nhận thương và ghét thực sự là gì. Nhờ có sự chán bỏ hữu lý này nên người tu không còn tham muốn dính theo thứ gì trên đời này nữa. Người tu rút lui khỏi mọi sự dính chấp cho đến một lúc một chỗ nào đó người tu có thể an trú một cách thư thái, nhìn xem mọi sự xảy ra với một cái tâm buông xả, có nghĩa là không còn bất cứ sự chấp nê hay ràng buộc nào nữa. Đây chính là chỗ bình an, sự bình an có được nhờ tu tập.


Chương 34

STILL, FLOWING WATER - NƯỚC TĨNH LẶNG MÀ CHẢY

Now please pay attention, not allowing your mind to wander off after other things. Create the feeling that right now you are sitting on a mountain or in a forest somewhere, all by yourself. What do you have sitting here right now? There are body and mind, that's all, only these two things. All that is contained within this frame sitting here now is called ''body.'' The ''mind'' is that which is aware and is thinking at this very moment. These two things are also called ''nāma'' and ''rūpa.'' ''Nāma'' refers to that which has no ''rūpa,'' or form. All thoughts and feelings, or the four mental khandhas of feeling, perception, volition and consciousness, are nāma, they are all formless. When the eye sees form, that form is called rūpa, while the awareness is called nāma. Together they are called nāma and rūpa, or simply body and mind.

Bây giờ quý thầy hãy chú tâm, không để tâm lăng xăng nghĩ ngợi về những thứ khác. Tạo cảm giác như ngay bây giờ các thầy đang ngồi trên núi hay trong rừng, tất cả chỉ một mình. Cái gì đang ngồi ngay đây và bây giờ? Có thân và tâm, tất cả chỉ vậy, chỉ có hai thứ này. Tất cả những thứ trong cái đống đang ngồi đây được gọi chung là "thân". Còn "tâm" là cái đang biết và đang nghĩ ngay lúc này. Hai thứ này còn được gọi là "sắc" (rūpa) và danh (nāma). "Nāma" (danh) là chỉ về những cái không phải sắc thể– đó là bốn tập hợp (uẩn) cảm giác, nhận thức, ý nghĩ và thức (thọ, tưởng, hành, thức)—chúng không thuộc thể sắc hay vật chất. Khi mắt nhìn thấy hình sắc, hình sắc đó đó gọi là sắc (rūpa), nhưng sự biết thì được gọi là danh (nāma), tức thuộc phần tâm. Một cái 'con người' gồm có hai thứ: danh và sắc, hoặc nói đơn giản đó là phần tâm và phần thân.

Understand that sitting here in this present moment are only body and mind. But we get these two things confused with each other. If you want peace you must know the truth of them. The mind in its present state is still untrained; it's dirty, not clear. It is not yet the pure mind. We must further train this mind through the practice of meditation.

Hiểu biết rằng cái ngồi đây ngay bây giờ chỉ gồm thân và tâm. Nhưng chúng ta luôn lầm lẫm cái này với cái kia. Nếu chúng ta muốn được bình an, chúng ta cần phải biết sự thật của chúng. Cái tâm trong trạng thái hiện tại là vẫn chưa được tu tập; nó vẫn còn dơ bẩn, ô nhiễm, ngu mờ, tăm tối, bản thân nó không sáng tỏ và không nhìn thấy rõ. Nó giờ chưa phải là cái tâm trong sạch. Chúng ta phải tu tập thêm nữa cái tâm này bằng việc thiền tập.

Some people think that meditation means to sit in some special way, but in actual fact standing, sitting, walking and reclining are all vehicles for meditation practice. You can practice at all times. Samādhi literally means ''the firmly established mind.'' To develop samādhi you don't have to go bottling the mind up. Some people try to get peaceful by sitting quietly and having nothing disturb them at all, but that's just like being dead. The practice of samādhi is for developing wisdom and understanding.

Nhiều người cứ hay nghĩ rằng thiền là ngồi theo một cách đặc biệt nào đó, nhưng thực ra thì đứng, ngồi, đi và nằm đều là tất cả những phương tiện [cỗ xe] cho việc thiền tập. Chúng ta có thể thiền mọi lúc, mọi nơi. Trạng thái định tâm (samādhi) theo ngữ nghĩa là "cái tâm đã được thiết lập chắc chắn". Để tu tập phát triển sự định-tâm (samādhi), ta không cần phải cố 'siết' cái tâm. Nhiều người cố ngồi thiền im lặng và cố không bị thứ gì quấy nhiễu để có được sự bình an, nhưng kiểu đó chẳng khác gì giả chết. Tu tập sự định-tâm là để phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.

Samādhi is the firm mind, the one-pointed mind. On which point is it fixed? It's fixed onto the point of balance. That's its point. But people practice meditation by trying to silence their minds. They say, ''I try to sit in meditation but my mind won't be still for a minute. One instant it flies off one place, the next instant it flies off somewhere else... How can I make it stop still?'' You don't have to make it stop, that's not the point. Where there is movement is where understanding can arise. People complain, ''It runs off and I pull it back again; then it goes off again and I pull it back once more...'' So they just sit there pulling back and forth like this.

Samādhi (định) là cái tâm vững chắc, là cái tâm nhất điểm. Nó được cố định vào điểm nào? Nó được cố định vào cái điểm cân-bằng. Đó là điểm định của nó. Nhưng người ta tập thiền bằng cách làm im lặng cái tâm của họ. Họ cứ thường nói rằng: "Tôi cố ngồi thiền nhưng tâm của tôi không tĩnh tại được phút nào. Trong khắc này nó bay qua chỗ kia, khắc sau nó nhảy qua chỗ nọ... Làm sao tôi có thể chặn nó ở yên một chỗ?". Chúng ta không cần phải chặn nó dừng lại, đó không phải là lý tu tập sự định tâm. Nơi nào có sự chuyển động thì sự hiểu biết có thể khởi sinh ở đó. Mọi người còn than rằng: "Tâm nó chạy khỏi và tôi phải kéo nó về lại; rồi nó lại chạy đi và tôi phải kéo nó về lại nữa...". Vậy đó, họ cứ ngồi kéo tới, kéo lui như vậy.

They think their minds are running all over the place, but actually it only seems like the mind is running around. For example, look at this hall here... ''Oh, it's so big!'' you say... actually it's not big at all. Whether or not it seems big depends on your perception of it. In fact this hall is just the size it is, neither big nor small, but people run around after their feelings all the time.

Họ nghĩ rằng tâm của họ chạy nhảy khắp nơi, nhưng đích thực thì nó chỉ dường như chạy nhảy như vậy. Ví dụ, nhìn coi cái sảnh đường này... quý vị nói: "Ồ, nó to quá!", nhưng thực ra nó không to gì hết. Dường như nó to hay không to chỉ là do nhận thức của mỗi người. Thực ra, sảnh đường này chỉ bằng kích thước của nó, không to không nhỏ, nhưng người ta cứ nhìn và nói nó to nó nhỏ vì họ cứ nói theo cảm giác của họ mà thôi.

Meditating to find peace... You must understand what peace is. If you don't understand it you won't be able to find it. For example, suppose today you brought a very expensive pen with you to the monastery. Now suppose that, on your way here, you put the pen in your front pocket, but at a later time you took it out and put it somewhere else, such as the back pocket. Now when you search your front pocket... It's not there! You get a fright. You get a fright because of your misunderstanding, you don't see the truth of the matter. Suffering is the result. Whether standing, walking, coming and going, you can't stop worrying about your lost pen. Your wrong understanding causes you to suffer. Understanding wrongly causes suffering... ''Such a shame! I'd only bought that pen a few days ago and now it's lost.''

Thiền là để tìm đến sự bình an... Bạn phải hiểu rõ bình an là gì. Nếu ta không hiểu được bình an là cái gì thì làm sao tìm ra nó được. Ví dụ, hôm nay bạn đến chùa này có mang theo một cây viết rất mắc tiền. Giả sử ban đầu bạn gắn trên túi áo trước, nhưng sau đó lại lấy nó ra và để vô chỗ khác, ví dụ túi quần sau. Rồi mò tìm trong túi áo trước... không thấy! Rồi hoảng lên, hoảng lên vì hiểu lầm, không nhìn thấy sự thật của vấn đề. Kết quả là khổ. Dù có đang đứng, đang đi, đang ngồi, đang nằm bạn cứ luôn luôn lo nghĩ về cây viết bị mất. Sự hiểu biết sai lầm làm cho bạn khổ. Hiểu biết một cách sai lầm gây ra khổ... "Tức thiệt! Tôi mới vừa mua cây viết đó vài bữa, giờ nó bị mất rồi".

But then you remember, ''Oh, of course! When I went to bathe I put the pen in my back pocket.'' As soon as you remember this you feel better already, even without seeing your pen. You see that? You're happy already, you can stop worrying about your pen. You're sure about it now. As you're walking along you run your hand over your back pocket and there it is. Your mind was deceiving you all along. The worry comes from your ignorance. Now, seeing the pen, you are beyond doubt, your worries are calmed. This sort of peace comes from seeing the cause of the problem, samudaya, the cause of suffering. As soon as you remember that the pen is in your back pocket there is nirodha, the cessation of suffering.

Nhưng sau này nhớ lại: "À, chắc rồi! Khi tôi đi rửa mặt, tôi đã lấy viết gắn vô túi quần sau". Ngay sau khi nhớ lại, bạn cảm thấy tốt hơn, mặc dù chưa kịp nhìn thấy cây viết. Bạn thấy không? Bạn lập tức thấy vui ngay, bạn không còn lo lắng về cây viết nữa. Giờ bạn đã chắc chắn về nó. Ngay khi vẫn đang đi, bạn thò tay ra túi quần sau và đúng rồi, nó ở đây. Tâm trí bạn đã đánh lừa bạn tự nãy giờ. Sự lo lắng xuất phát từ sự không-biết và ngu-mờ của tâm trí lúc đó. Giờ thì, sau khi nhìn thấy cây viết, sự lo lắng đó đã lặn mất. (Hết lo lắng là bình an, hết bất an là an tâm). Loại bình an đó có được từ việc nhìn thấy nguyên nhân của vấn đề khó khổ– nguyên nhân gây ra khổ (samudaya). Ngay sau khi bạn nhớ ra cây viết ở trong túi quần sau thì hết khổ, đó là sự chấm dứt khổ (nirodha).

So you must contemplate in order to find peace. What people usually refer to as peace is simply the calming of the mind, not the calming of the defilements. The defilements are simply being temporarily subdued, just like grass covered by a rock. In three or four days you take the rock off the grass and in no long time it grows up again. The grass hadn't really died, it was simply being suppressed. It's the same when sitting in meditation: the mind is calmed but the defilements are not really calmed. Therefore, samādhi is not a sure thing. To find real peace you must develop wisdom. Samādhi is one kind of peace, like the rock covering the grass... in a few days you take the rock away and the grass grows up again. This is only a temporary peace. The peace of wisdom is like putting the rock down and not lifting it up, just leaving it where it is. The grass can't possibly grow again. This is real peace, the calming of the defilements, the sure peace which results from wisdom.

Do vậy, chúng ta cần phải xem xét, quán xét để tìm ra sự bình an. Mọi người thường cho rằng sự bình an chỉ đơn giản là sự làm bình lặng cái tâm, chứ không phải làm lắng lặn nhưng ô nhiễm (của tâm). Những ô nhiễm của tâm chỉ mới được chế ngự tạm thời lúc đó thôi, giống như có hòn đá đè trên chỗ cỏ. Sau vài ngày bạn lấy hòn đá ra, chỗ cỏ đó sẽ mọc lại như thường. Chỗ cỏ đó không thực sự chết mất, nó chỉ bị đè bẹp tạm thời. Tương tự như khi ngồi thiền: cái tâm được làm bình lặng, nhưng những ô nhiễm chưa thực sự bị làm lặn mất. Do vậy, trạng thái định-tâm (samādhi) không phải là thứ gì chắc chắn cả. Để tìm thấy sự bình an, chúng ta phải tu tập phát triển trí tuệ. Thực ra, bản thân trạng thái định (samādhi) là một loại trạng thái bình an, giống như trạng thái đá đang đè bẹp cỏ... trong vài ngày. Nhưng sau vài ngày ta lấy hòn đá ra, thì cỏ vẫn mọc trở lại như thường. Đó chỉ là loại trạng thái bình an tạm thời. Còn sự bình an có được từ trí tuệ thì giống như đặt hòn đá xuống cỏ và không nhấc nó lên nữa, chỉ để nó nằm yên đó luôn. Lúc đó, cỏ không còn cơ hội để mọc lại nữa. Đây mới chính là sự bình an thực sự và viên mãn, đó là sự làm lặn mất những ô nhiễm của tâm. Sự bình an chắc chắn đó là kết quả có được từ trí tuệ.

We speak of wisdom (paññā) and samādhi as separate things, but in essence they are one and the same. Wisdom is the dynamic function of samādhi; samādhi is the passive aspect of wisdom. They arise from the same place but take different directions, different functions, like this mango here. A small green mango eventually grows larger and larger until it is ripe. It is all the same mango, the larger one and the ripe one are all the same mango, but its condition changes. In Dhamma practice, one condition is called samādhi, the later condition is called paññā, but in actuality sīla, samādhi, and paññā are all the same thing, just like the mango.

Chúng ta hay nói về định (samādhi) và tuệ (paññā) như hai thứ khác nhau, nhưng về cốt lõi thì chúng là một và y hệt nhau. Tuệ là chức năng năng động của (trạng thái) định; (trạng thái) định là phần thụ động của tuệ. Cả hai cùng khởi sinh từ một chỗ, nhưng theo hai hướng khác nhau, hai chức năng khác nhau, giống như trái xoài ở đây. Trái xoài non lớn lên và lớn lên cuối cùng già chín. Nó chỉ là một trái xoài, nhưng điều kiện (tình trạng) của nó thay đổi. Theo Giáo Pháp, một tình trạng được gọi là trạng thái định-tâm (samādhi), tình trạng lớn hơn được gọi là trí-tuệ, nhưng đích thực thì tất cả giới, định, và tuệ (sīla, samādhi, và paññā) đều là một thứ, giống như một trái xoài từ non, già, và chín vậy.

In any case, in our practice, no matter what aspect you refer to, you must always begin from the mind. Do you know what this mind is? What is the mind like? What is it? Where is it?... Nobody knows. All we know is that we want to go over here or over there, we want this and we want that, we feel good or we feel bad... but the mind itself seems impossible to know. What is the mind? The mind doesn't have form. That which receives impressions, both good and bad, we call ''mind.'' It's like the owner of a house. The owner stays put at home while visitors come to see him. He is the one who receives the visitors. Who receives sense impressions? What is it that perceives? Who lets go of sense impressions? That is what we call ''mind.'' But people can't see it, they think themselves around in circles... ''What is the mind, what is the brain?''... Don't confuse the issue like this. What is it that receives impressions? Some impressions it likes and some it doesn't like.... Who is that? Is there one who likes and dislikes? Sure there is, but you can't see it. That is what we call ''mind.''

Dù có tu cách nào đi nữa, hay dù có nói theo cách nhìn nào đi nữa, trong việc tu tập chúng ta phải bắt đầu từ cái tâm. Bạn có biết cái tâm là gì không? Nó là cái gì? Nó ở đâu?... Chẳng ai biết. Tất cả những gì chúng ta biết là chúng ta muốn đến đây hoặc đến đó, chúng ta muốn cái này và muốn cái kia, chúng ta cảm thấy tốt hoặc cảm thấy xấu này nọ... nhưng về chính cái tâm thì dường như không thể biết được. Tâm là cái gì? Tâm không có hình sắc. Cái mà tiếp nhận những cảm nhận, cái mà nhận thức tốt và xấu, thì chúng ta gọi là "tâm". Giống như chủ một ngôi nhà. Chủ nhà là người ở trong nhà khi có khách khứa đến thăm ông ta. Ông ta là người tiếp nhận khách khứa. Ai tiếp nhận những nhận thức (tưởng) của (từ) giác quan? Cái gì là người nhận thức? Ai buông bỏ những nhận thức giác quan đó? Đó chính là cái chúng ta gọi là "tâm". Nhưng mọi người không nhìn thấy tâm, họ cứ suy nghĩ lòng vòng xung quanh bản thân mình... "Tâm là gì?, Não là gì?"... Đừng có nhầm lẫn vấn đề chỗ này. Cái gì tiếp nhận những nhận thức (tưởng)? Có những nhận thức là thích, có những nhận thức là không thích... Ai ở đó vậy? Có ai ở đó thích hay không thích?. Chắc chắn là có chủ thể ở đó, nhưng bạn không nhìn thấy. Chủ thể đó, cái người thích và không thích đó, chúng ta gọi là "tâm".

In our practice it isn't necessary to talk of samatha (concentration) or vipassanā (insight), just call it the practice of Dhamma, that's enough. And conduct this practice from your own mind. What is the mind? The mind is that which receives, or is aware of, sense impressions. With some sense impressions there is a reaction of like, with others the reaction is dislike. That receiver of impressions leads us into happiness and suffering, right and wrong. But it doesn't have any form. We assume it to be a self, but it's really only nāmadhamma. Does ''goodness'' have any form? Does evil? Do happiness and suffering have any form? You can't find them. Are they round or are they square, short or long? Can you see them? These things are nāmadhamma, they can't be compared to material things, they are formless... but we know that they do exist.

Trong tu tập chúng ta không cần thiết phải nói bàn về thiền định (samatha) hay thiền tuệ minh sát (vipassanā), chỉ cần gọi đó là tu, tu theo Giáo Pháp, như vậy là đủ. Và dẫn dắt việc tu tập của mình từ chính tâm này. Tâm là cái gì? Tâm là cái tiếp nhận hoặc ý thức biết được những nhận thức (tưởng) giác quan. Khi gặp những nhận thức giác quan thì sinh ra phản ứng ưa thích hoặc phản ứng không ưa thích. Chính cái người tiếp nhận đó dẫn dắt chúng ta đến sự sướng, khổ, đúng, sai, này nọ... Nhưng tâm không có hình sắc nào hết. Chúng ta cứ cho rằng nó là cái 'ta' hay cái 'hồn' hay bản 'ngã' của chúng ta, nhưng đích thực thì tâm chỉ hiện tượng tâm linh, chỉ là pháp thuộc tâm linh (danh pháp, nāmadhamma). Ví dụ, "sự tốt" thì có hình sắc không? Sự ác thì có hình sắc không? Sướng và khổ có hình sắc không? Bạn không thể tìm thấy chúng. Chúng có tròn hay vuông, dài hay ngắn không? Bạn có thể nhìn thấy chúng không? Những thứ đó chỉ là những thứ, hiện tượng, trạng thái hay những pháp thuộc tâm linh, được gọi chung là những danh pháp (nāmadhamma). Chúng khác với những thứ vật chất, chúng không thể so sánh với những thứ thuộc sắc thể hay sắc pháp (rupadhamma); danh pháp là vô sắc, vô hình... nhưng chúng ta biết là chúng có tồn tại, chúng có thiệt.

Therefore it is said to begin the practice by calming the mind. Put awareness into the mind. If the mind is aware it will be at peace. Some people don't go for awareness, they just want to have peace, a kind of blanking out. So they never learn anything. If we don't have this ''one who knows'' what is there to base our practice on?

Do vậy mới nói rằng nên bắt đầu việc tu tập bằng cách làm tĩnh lặng cái tâm. Đưa ý thức tỉnh giác vào trong tâm. Nếu tâm có tỉnh-giác thì nó sẽ được bình an. Nhiều người không tu tập (để có) sự tỉnh-giác, họ chỉ muốn có ngay sự bình an, đó là một kiểu "quên bài". (Đi cày quên trâu). Do vậy họ chẳng học được điều gì cả. Nếu họ không có được sự tỉnh giác tức cái "người biết", thì không hiểu họ tu tập dựa trên cái gì?

If there is no long, there is no short, if there is no right there can be no wrong. People these days study away, looking for good and evil. But that which is beyond good and evil they know nothing of. All they know is the right and the wrong - ''I'm going to take only what is right. I don't want to know about the wrong. Why should I?'' If you try to take only what is right in a short time it will go wrong again. Right leads to wrong. People keep searching among the right and wrong, they don't try to find that which is neither right nor wrong. They study about good and evil, they search for virtue, but they know nothing of that which is beyond good and evil. They study the long and the short, but that which is neither long nor short they know nothing of.

Nếu không có đối đãi, nếu không có dài thì không có ngắn; nếu không có đúng thì không có sai. Người tu sau này học nhiều rồi "quên bài", họ cứ đi tìm cái đúng và sai, cái thiện và ác. Nhưng ngoài khái niệm thiện và ác ra họ chẳng biết gì hơn. Tất cả những gì họ biết là cái đúng và cái sai— như kiểu: "Tôi sẽ chỉ chọn làm hay chấp nhận cái đúng. Tôi không muốn biết về cái sai. Biết cái sai để làm gì". Nếu ta chỉ khăng khăng theo cái đúng, sau chốc lát nó lại trở thành cái sai. Đúng dẫn đến sai. Mọi người cứ đi tìm tòi những thứ đúng và sai, nhưng họ không biết đi tìm cái không đúng không sai. Họ học về những điều thiện và ác, họ đi tìm đức hạnh, nhưng họ chẳng biết rằng đức hạnh là vượt trên khái niệm thiện và ác. Họ học ngắn và dài, nhưng họ chẳng bao giờ biết được cái không ngắn không dài.

This knife has a blade, a rim and a handle. Can you lift only the blade? Can you lift only the rim of the blade, or the handle? The handle, the rim and the blade are all parts of the same knife: when you pick up the knife you get all three parts together.

Con dao có cái lưỡi dao, sóng dao và cán dao. Bạn có thể nhấc cái dao lên không? Bạn có thể chỉ nhấc cái lưỡi dao, hay chỉ nhấc cái sóng dao, hay chỉ cán dao lên không? Đó là ba phần của con dao, khi bạn cầm phần này nhấc lên thì bạn nhấc cả hai phần kia luôn. Nói cách khác, khi bạn nhấc con dao lên là bạn nhấc cả ba phần của nó luôn.

In the same way, if you pick up that which is good, the bad must follow. People search for goodness and try to throw away evil, but they don't study that which is neither good nor evil. If you don't study this there can be no completion. If you pick up goodness, badness follows. If you pick up happiness, suffering follows. The practice of clinging to goodness and rejecting evil is the Dhamma of children, it's like a toy. Sure, it's alright, you can take just this much, but if you grab onto goodness, evil will follow. The end of this path is confused, it's not so good.

Tương tự vậy, nếu bạn chọn cái tốt thì cái xấu cũng phải theo luôn. Người ta cứ cố tìm cái thiện và cố tống đi cái ác, nhưng họ không biết học cách để biết cái không thiện không ác. Nếu bạn không học được điều này thì tu sẽ không bao giờ thành. Nếu bạn chọn thiện, ác sẽ đi theo. Nếu bạn chọn sướng, khổ sẽ đi theo. Kiểu tu khư khư chấp theo điều thiện và chấp trừ điều ác là kiểu tu của trẻ con, giống như món đồ chơi trẻ con. Thì chấp theo thiện là đúng, chắc chắn là vậy, bạn có thể tu tập điều thiện lành, nhưng nếu bạn cứ khư khư dính chấp theo những điều thiện thì ác cũng dính theo. Đoạn sau của con đường tu tập sẽ bị lẫn lộn, sẽ không thật tốt (nếu ta vẫn còn đối đãi và dính chấp theo những thứ thiện ác, tốt xấu).

Take a simple example. You have children - now suppose you want to only love them and never experience hatred. This is the thinking of one who doesn't know human nature. If you hold onto love, hatred will follow. In the same way, people decide to study the Dhamma to develop wisdom, studying good and evil as closely as possible. Now, having known good and evil, what do they do? They try to cling to the good, and evil follows. They didn't study that which is beyond good and evil. This is what you should study.

Lấy một ví dụ đơn giản. Bạn có con cái—giờ bạn muốn chỉ thương yêu chúng và không bao giờ ghét chúng. (Ai cũng nghĩ đây là lẽ thường và điều đúng đắn). Nhưng đây là cách nghĩ của người không hiểu biết về bản chất con người. Nếu bạn cứ khư khư chấp theo tình thương, sự bực ghét cũng có mặt theo. Tương tự vậy, mọi người cố tu tập để phát triển trí tuệ, càng muốn tu học về điều thiện và điều ác càng sâu sắc càng tốt. Rồi sau khi họ đã hiểu biết rất sâu sắc về thiện và ác, họ sẽ làm gì tiếp? Họ cố bám dính theo thiện, và vậy ác cũng dính theo. (Vì không có khái niệm ác thì đâu có khái niệm thiện; không có sai thì đúng là gì mà dính chấp?). Họ chẳng biết học cách vượt qua thiện ác, đúng sai. Đây là chỗ quý vị cần phải học.

''I'm going to be like this,'' ''I'm going to be like that''... but they never say ''I'm not going to be anything because there really isn't any 'I'.'' This they don't study. All they want is goodness. If they attain goodness, they lose themselves in it. If things get too good they'll start to go bad, and so people end up just swinging back and forth like this.

"Tôi sẽ vầy...", "Tôi sẽ vậy"... nhưng chẳng ai chịu nói: "Tôi sẽ chẳng là này là nọ gì cả, bởi vì đích thực đâu có cái 'tôi' nào". Họ không học theo cách này. Họ chỉ toàn muốn thiện, tốt, đúng. Nếu họ đạt đến cái tốt thiện đó, họ sẽ lạc mất mình vào trong sự (khái niệm) tốt thiện đó. Rồi đến khi mọi sự quá tốt, chúng lại thay đổi thành xấu đi (đâu có cái nào tốt mãi mãi bất biến), họ lại cố cải xấu hoàn thiện. Và vậy đó, người tu cứ múa tới múa lui liên tục như vậy.

In order to calm the mind and become aware of the perceiver of sense impressions, we must observe it. Follow the ''one who knows.'' Train the mind until it is pure. How pure should you make it? If it's really pure the mind should be above both good and evil, above even purity. It's finished. That's when the practice is finished.

Để làm tĩnh lặng tâm và trở nên tỉnh giác về cái 'người nhận thức' các cảm nhận giác quan, chúng ta cần phải quan sát nó (tâm, người biết, người nhận thức). Theo dõi quan sát cái "người biết". Tập luyện cái tâm cho đến khi nó trong sạch, tinh khiết. Tinh khiết đến mức độ nào? Nếu tâm được thực sự tinh khiết thì nó sẽ vượt trên mọi sự thiện sự ác, thậm chí vượt trên cả sự tinh khiết đó. Vậy là xong. Đó là khi việc tu hành đã làm xong, đã viên thành.

What people call sitting in meditation is merely a temporary kind of peace. But even in such a peace there are experiences. If an experience arises there must be someone who knows it, who looks into it, queries it and examines it. If the mind is simply blank then that's not so useful. You may see some people who look very restrained and think they are peaceful, but the real peace is not simply the peaceful mind. It's not the peace which says, ''May I be happy and never experience any suffering.'' With this kind of peace, eventually even the attainment of happiness becomes unsatisfying. Suffering results. Only when you can make your mind beyond both happiness and suffering will you find true peace. That's the true peace. This is the subject most people never study, they never really see this one.

Cái mà mọi người gọi là sự ngồi thiền thực sự chỉ là một loại trạng thái bình an tạm thời. Nhưng ngay cả trong trạng thái bình an tạm thời đó cũng có những trải nghiệm. Nếu có một sự trải nghiệm khởi sinh thì chắc hẳn phải có 'ai đó' biết về trải nghiệm đó, chắc hẳn phải có 'người' nhìn vào trong nó, điều tra nó và coi xét nó. Nếu tâm chỉ là chẳng có gì (không trơ) thì nó không hữu ích gì nhiều. Quý vị có thể thấy một số người trông có vẻ rất tiết chế trong giới hạnh thì nghĩ rằng họ được bình an, nhưng sự bình an đích thực không đơn giản chỉ là cái tâm bình an. Không phải loại bình an nhờ tụng niệm "Tôi cầu mong mình được hạnh phúc và không bao giờ bị khổ đau". Với loại bình an kiểu đó thì sự chứng đắc trạng thái hỷ lạc cuối cùng cũng biến thành bất toại nguyện. Kết quả lại là khổ. Chỉ khi nào ta làm cho tâm mình vượt trên sự đối đãi về sướng và khổ thì ta mới tìm được sự bình an đích thực. Đây chính là vấn đề hầu hết mọi người chẳng bao giờ học để biết tu. Họ chẳng bao giờ thực sự nhìn ra lý tu chỗ này.

The right way to train the mind is to make it bright, to develop wisdom. Don't think that training the mind is simply sitting quietly. That's the rock covering the grass. People get drunk over it. They think that samādhi is sitting. That's just one of the words for samādhi. But really, if the mind has samādhi, then walking is samādhi, sitting is samādhi... samādhi in the sitting posture, in the walking posture, in the standing and reclining postures. It's all practice.

Cách đúng đắn để tu tập tâm là làm cho nó sáng tỏ, là phát triển trí tuệ. Đừng nghĩ rằng việc tập luyện cái tâm chỉ là ngồi im lặng. Ngồi thiền như vậy chỉ giống như hòn đá đè lên cỏ. Mọi người say mê, chìm đắm vào đó. Họ cho rằng định-tâm (samādhi) là ngồi. Đó chỉ là một nghĩa của chữ định

(samādhi). Nhưng đích thực là, nếu tâm đã có định (samādhi) hay định lực thì khi đi là định, khi ngồi là định, khi đứng và khi nằm là định. Tất cả mọi tư thế đều là tu tập.

Some people complain, ''I can't meditate, I'm too restless. Whenever I sit down I think of this and that... I can't do it. I've got too much bad kamma. I should use up my bad kamma first and then come back and try meditating.'' Sure, just try it. Try using up your bad kamma....

Nhiều người thường than, "Tôi không thiền được, tôi quá động vọng bất an. Mỗi khi ngồi xuống là tôi nghĩ này nghĩ nọ...Tôi không thiền gì được. Tôi có quá nhiều nghiệp xấu. Chắc tôi phải trả hết các nghiệp xấu trước rồi mới nên quay lại tập thiền". Chắc là vậy quá, tôi hết biết luôn, cứ thử làm như vậy đi. Cứ thử cố trả hết các nghiệp xấu nghiệp ác của mình đi...

This is how people think. Why do they think like this? These so-called hindrances are the things we must study. Whenever we sit, the mind immediately goes running off. We follow it and try to bring it back and observe it once more... then it goes off again. This is what you're supposed to be studying. Most people refuse to learn their lessons from nature... like a naughty schoolboy who refuses to do his homework. They don't want to see the mind changing. How are you going to develop wisdom? We have to live with change like this. When we know that the mind is just this way, constantly changing... when we know that this is its nature, we will understand it. We have to know when the mind is thinking good and bad, changing all the time, we have to know these things. If we understand this point, then even while we are thinking we can be at peace.

Mọi người cứ nghĩ theo kiểu đó hoài. Không hiểu từ đâu họ cứ nghĩ theo kiểu đó?. Có những thứ được gọi là những chướng-ngại, chúng ta cần phải học hiểu về chúng. Mỗi khi ngồi thiền, tâm lại bung chạy lăng xăng. Chúng ta theo dõi nó, kéo nó về lại và quan sát nó... rồi nó lại chạy lăng xăng nữa. (Mọi người đều nghĩ thiền là cứ để ý tâm, thấy tâm chạy lăng xăng thì kéo tâm về lại và theo dõi nó; tồi tâm lại lăng xăng, ta lại kéo tâm về lại và theo dõi nó. Cứ như vậy). Hình như mọi người đều nghĩ rằng đó là cách cần phải tu học. (Họ cho rằng lý tu tập là như vậy). Nhưng hầu hết người tu đều không chịu học hiểu từ tự nhiên... họ cứ giống như những cậu học trò lì lợm chẳng bao giờ chịu làm bài tập. Họ chẳng bao giờ muốn nhìn thấy tâm đang thay đổi. Vậy thì làm cách nào họ phát triển được trí tuệ? Chúng ta cần phải sống cùng với sự thay đổi của tâm như vậy. Đến khi chúng ta biết được tâm luôn luôn là vậy, luôn luôn thay đổi... đến khi chúng ta biết được đó là bản chất của tâm, chúng ta sẽ hiểu về nó... Chúng ta cần phải biết khi tâm đang nghĩ thiện, đang nghĩ ác, đang nghĩ này, nghĩ nọ; cần phải biết tâm luôn luôn thay đổi; chúng ta cần phải biết những điều đó. Nếu chúng ta hiểu rõ chỗ lý này, thì ngay cả khi chúng ta có đang nghĩ gì, chúng ta cũng được bình an.

For example, suppose at home you have a pet monkey. Monkeys don't stay still for long, they like to jump around and grab onto things. That's how monkeys are. Now you come to the monastery and see the monkey here. This monkey doesn't stay still either, it jumps around just the same. But it doesn't bother you, does it? Why doesn't it bother you? Because you've raised a monkey before, you know what they're like. If you know just one monkey, no matter how many provinces you go to, no matter how many monkeys you see, you won't be bothered by them, will you? This is one who understands monkeys.

Ví dụ, giả sử ở nhà bạn có nuôi con khỉ. Khỉ thì chẳng bao giờ ngồi yên, nó luôn chạy nhảy, chuyền chụp liên tục đủ thứ, đủ kiểu. Khỉ là vậy đó. Giờ bạn đến chùa này bạn cũng thấy có nuôi con khỉ. Con khỉ này cũng chẳng ngồi yên, cũng luôn luôn chạy nhảy, chuyền chụp đủ thứ, dủ kiểu. Nhưng bạn chẳng thấy phiền hà gì, đúng không?, bởi bạn đã từng nuôi khỉ ở nhà nên đã biết quá rõ về tính khỉ. Nếu bạn đã biết được tính một con khỉ thì bạn có đi bao nhiêu nơi và gặp bao nhiêu con khỉ, thì bạn cũng chẳng thấy phiền nhiễu gì, đúng không? Đây chính là 'người hiểu biết về khỉ'.

If we understand monkeys then we won't become a monkey. If you don't understand monkeys you may become a monkey yourself! Do you understand? When you see it reaching for this and that, you shout, ''Hey!'' You get angry... ''That damned monkey!'' This is one who doesn't know monkeys. One who knows monkeys sees that the monkey at home and the monkey in the monastery are just the same. Why should you get annoyed by them? When you see what monkeys are like that's enough, you can be at peace.

Nếu chúng ta đã hiểu biết về khỉ, chúng ta sẽ không muốn mình giống khỉ. Nếu ta không hiểu biết về khỉ, hỏng chừng ta trở thành một con khỉ đó! Nói vậy quý vị có hiểu không? Nếu ai thấy khỉ chạy nhảy, chụp giựt này nọ liên tục thì nạt nộ nó, bực bội, chửi mắng nó, thì đó là người chẳng hiểu biết gì về khỉ. Người hiểu biết về khỉ thì đã hiểu biết rõ tất cả con khỉ ở nhà, ở chùa này hay ở đâu cũng giống nhau, tính khỉ giống nhau. Nếu đã hiểu rõ về tính khỉ ta đâu cần gì phải bực tức điên đầu với những hành vi của chúng nữa, đúng không? Ta chỉ cần nhìn thấy khỉ, và tâm vẫn bình an như vô sự.

Peace is like this. We must know sensations. Some sensations are pleasant, some are unpleasant, but that's not important. That's just their business. Just like the monkey, all monkeys are the same. We understand sensations as sometimes agreeable, sometimes not - that's just their nature. We should understand them and know how to let them go. Sensations are uncertain. They are transient, imperfect and ownerless. Everything that we perceive is like this. When eyes, ears, nose, tongue, body and mind receive sensations, we know them, just like knowing the monkey. Then we can be at peace.

Bình an là như vậy đó. Chúng ta cần phải biết những cảm nhận. Có những cảm nhận vui, có những cảm nhận không vui, nhưng điều đó không quan trọng. Đó chỉ là trò khỉ của chúng. Cũng giống như trò khỉ, mọi con khỉ đều vậy. Chúng ta hiểu rằng những cảm nhận đôi lúc dễ chịu, đôi lúc không—đó chỉ là tính chất của chúng. Chúng ta cần hiểu rõ chúng là vậy và biết cách buông bỏ chúng. Những cảm nhận là không chắc chắn. Chúng là biến đổi, không hoàn hảo và vô chủ thể (vô thường, khổ và vô ngã). Mọi thứ chúng ta nhận thức là như vậy. Khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm tiếp nhận những cảm nhận, chúng ta biết rõ những cảm nhận đó, đơn giản giống như chúng ta biết rõ về những con khỉ. Nhờ đó chúng ta có thể được bình an.

When sensations arise, know them. Why do you run after them? Sensations are uncertain. One minute they are one way, the next minute another. They exist dependent on change. And all of us here exist dependent on change. The breath goes out, then it must come in. It must have this change. Try only breathing in, can you do that? Or try just breathing out without taking in another breath... can you do it? If there was no change like this how long could you live for? There must be both the in-breath and the out-breath.

Khi những cảm nhận khởi sinh, chỉ cần biết rõ về chúng. Tại sao bạn phải chạy theo hay dính theo chúng? Những cảm nhận không phải là thứ gì chắc chắn. Sau một phút chốc thì những cảm nhận đó biến mất, sau đó lại đến những cảm nhận khác. Chúng có mặt tùy thuộc vào sự biến đổi. Và tất cả chúng ta đang hiện hữu cũng tùy thuộc vào sự biến đổi. Hết thở ra rồi đến thở vào. Phải có sự thay đổi như vậy. Nếu ai cứ cố thở vô mà không thở ra, có làm được không? Hoặc chỉ muốn thở ra mà không thở vào hơi thở khác, có được không? Nếu không có sự thay đổi, hơi không đổi ra đổi vào, thì ta sẽ sống được bao nhiêu phút? Phải có thở ra và thở vào.

Sensations are the same. There must be these things. If there were no sensations you could develop no wisdom. If there is no wrong there can be no right. You must be right first before you can see what is wrong, and you must understand the wrong first to be right. This is how things are.

Những cảm nhận cũng giống vậy. Phải có những thứ cảm nhận khác nhau đó. Bởi nếu không có, bạn không thể tu tập phát triển trí tuệ gì cả. Nếu không có sai thì làm sao có đúng. Bạn phải đứng trước rồi mới nhìn thấy cái gì là sai. Đó là cách của mọi thứ.

For the really earnest student, the more sensations the better. But many meditators shrink away from sensations, they don't want to deal with them. This is like the naughty schoolboy who won't go to school, won't listen to the teacher. These sensations are teaching us. When we know sensations then we are practicing Dhamma. The peace within sensations is just like understanding the monkey here. When you understand what monkeys are like you are no longer troubled by them.

Đối với đệ tử thực sự chuyên tâm, càng nhiều cảm nhận khác nhau thì tốt. Nhưng rất nhiều thiền sinh luôn cố tránh né những cảm nhận, họ không muốn đối xử với những cảm nhận. Kiểu đó cũng giống như cậu học trò lì lợm không chịu đến lớp học, không chịu nghe lời thầy. Những cảm nhận đó đang dạy chúng ta. Khi chúng ta biết rõ những cảm nhận là chúng ta đang tu tập Giáo Pháp. Sự bình an bên trong những cảm nhận giống như sự hiểu biết về những con khỉ. Khi bạn hiểu rõ những con khỉ là ra sao thì bạn không còn thấy bị phiền nhiễu hay bực tức với chúng.

The practice of Dhamma is like this. It's not that the Dhamma is very far away, it's right with us. The Dhamma isn't about the angels on high or anything like that. It's simply about us, about what we are doing right now. Observe yourself. Sometimes there is happiness, sometimes suffering, sometimes comfort, sometimes pain, sometimes love, sometimes hate... this is Dhamma. Do you see it? You should know this Dhamma, you have to read your experiences.

Việc tu tập theo Giáo Pháp là như vậy. Giáo Pháp không phải ở đâu xa xôi, nó ở ngay đây với chúng ta. Giáo Pháp không phải là về những thiên thần trên cao hay về những thứ bay bổng xa vời như vậy. Giáo Pháp chỉ đơn giản là về chúng ta, về cái chúng ta đang làm ngay đây và bây giờ. Quan sát chính mình. Có lúc cảm nhận sướng, có lúc cảm nhận khổ, lúc thấy dễ chịu, lúc thấy khó chịu, lúc hạnh phúc, lúc khổ đau, lúc thấy thương, lúc thấy ghét... đó là Giáo Pháp. Quý vị hiểu điều này không? Quý vị cần biết về Giáo Pháp này, quý vị cần phải đọc được (hiểu rõ) những trải nghiệm của mình.

You must know sensations before you can let them go. When you see that sensations are impermanent you will be untroubled by them. As soon as a sensation arises, just say to yourself, ''Hmmm... this is not a sure thing.'' When your mood changes... ''Hmmm, not sure.'' You can be at peace with these things, just like seeing the monkey and not being bothered by it. If you know the truth of sensations, that is knowing the Dhamma. You let go of sensations, seeing that they are all invariably uncertain.

Chúng ta phải biết rõ những cảm nhận trước khi có thể buông bỏ chúng. Đến khi chúng ta thấy rõ những cảm nhận là vô thường thì ta không còn bị phiền nhiễu bởi chúng, không còn dính theo chúng. Ngay khi một cảm nhận khởi sinh, cứ tự nhắc mình: "À... đây không phải là thứ gì chắc chắn". Khi trạng thái tâm thay đổi...tự nhắc mình: "À, không có gì chắc chắn". Ta có thể được bình an với những cảm nhận đó, cũng giống như cách chúng ta nhìn thấy con khỉ và không thấy bị quấy nhiễu hay bực tức gì với nó nữa. Khi bạn biết 'tẩy' (tính chất, sự thật) của những cảm nhận, thì đó là bạn đang biết rõ Giáo Pháp. Bạn buông bỏ những cảm nhận, nhìn thấy rằng tất cả chúng chỉ là những thứ luôn biến đổi, không chắc chắn.

What we call uncertainty here is the Buddha. The Buddha is the Dhamma. The Dhamma is the characteristic of uncertainty. Whoever sees the uncertainty of things sees the unchanging reality of them. That's what the Dhamma is like. And that is the Buddha. If you see the Dhamma you see the Buddha, seeing the Buddha, you see the Dhamma. If you know aniccam, uncertainty, you will let go of things and not grasp onto them.

Cái chúng ta gọi là sự không chắc chắn ở đây chính là Phật. Phật là Giáo Pháp. Giáo Pháp là thể hiện về bản tính 'không chắc chắn' (của mọi sự vật, hiện tượng). Ai nhìn thấy được tính 'không chắc chắn' trong các sự vật hiện tượng là nhìn thấy lẽ thật thường hằng của chúng: đó là tính vô thường của chúng. Giáo Pháp là như vậy. Và đó chính là Phật. Nếu ai thấy Giáo Pháp thì thấy Phật, ai nhìn thấy Phật là nhìn thấy Giáo Pháp. Nếu bạn hiểu biết rõ về lẽ vô thường, về tính không chắc chắn (aniccam) của mọi sự, thì bạn sẽ dễ dàng buông bỏ mọi sự và không còn nắm giữ hay dính chấp theo chúng nữa.

You say, ''Don't break my glass!'' Can you prevent something that's breakable from breaking? If it doesn't break now it will break later on. If you don't break it, someone else will. If someone else doesn't break it, one of the chickens will! The Buddha says to accept this. He penetrated the truth of these things, seeing that this glass is already broken. Whenever you use this glass you should reflect that it's already broken. Do you understand this? The Buddha's understanding was like this. He saw the broken glass within the unbroken one. Whenever its time is up it will break. Develop this kind of understanding. Use the glass, look after it, until when, one day, it slips out of your hand... ''Smash!''... no problem. Why is there no problem? Because you saw its brokenness before it broke!

Ai cũng dặn: "Đừng làm bể ly, coi chừng bể ly!". Bạn có thể ngăn không cho nó bể sao? Nó không bể bây giờ thì sau này nó cũng hư bể thôi. Hoặc nếu bạn không làm bể, có thể ai đó cũng làm bể thôi. Nếu không ai làm bể, không chừng mấy con gà vô bếp cũng làm bể đó! Phật dạy chúng ta nên biết chấp nhận điều này. Phật nhìn thấu sự thật của mọi thứ, cứ coi cái ly đã bể rồi. Mỗi khi dùng cái ly, cứ quán chiếu điều đó, coi như nó đã bể. Quý vị hiểu được chỗ này không? Sự hiểu biết của Phật là vậy đó. Phật nhìn thấy lý này trong cái ly bể. Đến lúc nào đó rồi nó sẽ bể. Hãy tu tập phát triển loại hiểu biết này. Dùng cái ly này, cố giữ gìn nó, đến một ngày, trượt tay, ly rớt bể. Không sao. Vì sao không sao? Vì ta đã biết trước sau gì nó cũng hư bể. Chẳng có gì là tốt hoài, trẻ hoài. (Ví dụ khi nghĩ đến ta hiện tại hãy quán chiếu về cái ta già, ta chết; vì đến lúc thân này cũng già và cũng chết, đó là điều chắc chắn).

But usually people say, ''I love this glass so much, may it never break.'' Later on the dog breaks it... ''I'll kill that damn dog!'' You hate the dog for breaking your glass. If one of your children breaks it you'll hate them too. Why is this? Because you've dammed yourself up, the water can't flow. You've made a dam without a spillway. The only thing the dam can do is burst, right? When you make a dam you must make a spillway also. When the water rises up too high, the water can flow off safely. When it's full to the brim you open your spillway. You have to have a safety valve like this. Impermanence is the safety valve of the Noble Ones. If you have this ''safety valve'' you will be at peace.

Nhưng thường ai cũng tham nắm của cải và chấp giữ này nọ: "Tôi thích cái ly này quá, tôi muốn nó đừng bao giờ hư bể". Sau đó con chó chạy qua hất bể... "Tôi sẽ giết con chó khốn kiếp đó!". Bạn thù ghét con chó vì 'dám' làm bể cái ly của bạn. Nếu con bạn làm bể, bạn cũng ghét nó luôn. Vì sao vậy? Bởi bạn tự xây đập đưa mình lên cao, bạn xây đập bít cửa, không chừa một lối thoát nào cho nước chảy. Nên chỉ còn cách đến lúc tức nước bể đập. Khi ngăn đập, bạn phải chừa lối thoát nước để khi nước lên cao nước có đường chảy bớt ra để giữ đập an toàn. Khi nước lũ tràn kín đập, bạn phải mở đường thoát nước để xả đập. Đó là nguyên lý van an toàn. Lẽ vô-thường chính là cái van an toàn của bậc chân tu và Thánh Nhân. Nếu bạn có được cái "van an toàn" như vậy thì bạn được bình an. (Dù bạn có muốn cái ly không hư bể, nhưng bạn vẫn nên chừa một đường cho lẽ vô thường, để khi lỡ cái ly bị bể bạn vẫn thấy bình an chứ không bị sốc, không bị tức giận với ai làm bể nó).

Standing, walking, sitting, lying down, practice constantly, using sati to watch over and protect the mind. This is samādhi and wisdom. They are both the same thing, but they have different aspects.

Khi đứng, khi đi, khi ngồi, khi nằm, tu tập liên tục đều đặn, dùng sự chánh niệm (sati) để quan sát và phòng hộ cáo tâm. Đây chính là tu, là định tâm (samādhi) và trí tuệ (panna). Cả hai là một thứ, nhưng chỉ là hai cách nói, hai cách nhìn khác nhau mà thôi.

If we really see uncertainty clearly, we will see that which is certain. The certainty is that things must inevitably be this way, they cannot be otherwise. Do you understand? Knowing just this much you can know the Buddha, you can rightly do reverence to him.

Nếu chúng ta thực sự nhìn thấy tính 'không chắc chắn' thì sẽ nhìn thấy những thứ không chắc chắn. (Nếu hiểu rõ tính vô thường thì có thể nhìn thấy những thứ vô thường). Chỉ có một điều chắc chắn đó là: "mọi thứ đều là không chắc chắn", mọi thứ phải theo đường lối của sự vô thường, không thể nào khác được. Quý vị hiểu biết được chỗ này không? Chỉ cần thực sự biết được chỗ này là quý vị có thể biết được Phật, có thể tôn kính Đức Phật một cách đúng đắn.

(Nhiều người tôn kính Phật một cách sai lầm, họ cho rằng Phật là đấng cứu thế, có đầy đủ quyền uy và phép màu thưởng phạt. Họ thờ cúng Phật và lễ lạy Phật như một vị thần linh, chứ không phải vì họ nhìn thấy sự thật vô thường mà Phật đã chỉ ra).

As long as you don't throw out the Buddha you won't suffer. As soon as you throw out the Buddha you will experience suffering. As soon as you throw out the reflections on transience, imperfection and ownerlessness you'll have suffering. If you can practice just this much it's enough; suffering won't arise, or if it does arise you can settle it easily, and it will be a cause for suffering not arising in the future. This is the end of our practice, at the point where suffering doesn't arise. And why doesn't suffering arise? Because we have sorted out the cause of suffering, samudaya.

Như vậy, mọi người cần phải có Phật một cách đúng đắn. Phật là sự thật. Khi nào còn có Phật như vậy, bạn sẽ không bị khổ. Ngay khi bạn dẹp bỏ hay lìa xa Phật, bạn sẽ bị khổ. Ngay khi bạn dẹp bỏ hay quên mất sự quán chiếu (quán niệm, tâm niệm) về tính luôn biến đổi, bất toại nguyện và vô chủ thể [vô thường, khổ và vô ngã] của tất cả mọi thứ, thì bạn sẽ bị khổ. Nếu ai chịu tu tập bấy nhiêu chỗ này là cũng đã đủ, là khổ sẽ không còn khởi sinh trong tâm, hoặc nếu nó có khởi sinh ít nhiều thì ta cũng có thể xử lý nó một cách dễ dàng; và sau đó nguyên nhân khổ sẽ không còn khởi sinh trong tương lại nữa. Ngay chỗ này là tu xong, việc tu tập đã hoàn thành, đó là lúc và nơi khổ không còn khởi sinh nữa. (Khổ đã diệt, nirhodha). Mà tại sao khổ không còn khởi sinh nữa? Bởi vì ta đã loại bỏ tận gốc nguyên nhân của khổ (Loại bỏ samudaya).

For instance, if this glass were to break, normally you would experience suffering. We know that this glass will be a cause for suffering, so we get rid of the cause. All dhammas arise because of a cause. They must also cease because of a cause. Now if there is suffering on account of this glass here, we should let go of this cause. If we reflect beforehand that this glass is already broken, even when it isn't, the cause ceases. When there is no longer any cause, that suffering is no longer able to exist, it ceases. This is cessation.

Chẳng hạn, khi cái ly này bể, thường chúng ta thấy tiếc, (buồn, khổ). Chúng ta biết cái ly này là một nguyên nhân tạo ra khổ, vậy sao không loại bỏ cái nguyên nhân đó đi để tránh khổ. Tất cả mọi thứ đều do một nguyên nhân. [Mọi pháp đều có nhân]. Và, những thứ đó chấm dứt cũng vì một nguyên nhân. (Có nguyên nhân sinh và nguyên nhân diệt). Giờ có nguyên nhân khổ là cái ly này, chúng nên loại bỏ nguyên nhân đi, là xong. Nếu cứ quán xét (tâm niệm, quán chiếu) coi như cái ly này đã bể ngay cả khi nó chưa bể (vì trước sau gì nó cũng hư bể), thì nguyên nhân chấm hết. Khi không còn nguyên nhân nào nữa thì khổ cũng đâu thể nào còn nữa, nó cũng hết luôn. Đó chính là chấm dứt khổ, sự diệt khổ.

You don't have to go beyond this point, just this much is enough. Contemplate this in your own mind. Basically you should all have the five precepts as a foundation for behavior. It's not necessary to go and study the Tipitaka, just concentrate on the five precepts first. At first you'll make mistakes. When you realize it, stop, come back and establish your precepts again. Maybe you'll go astray and make another mistake. When you realize it, re-establish yourself.

Quý vị không cần phải tu quá cao xa hơn chỗ lý này, chỉ tu chỗ này là đủ. Hãy tâm niệm sâu sắc điều này trong tâm mình. Về căn bản bạn cần phải có đủ năm giới hạnh làm nền tảng đạo đức của mình. Không cần thiết phải vùi đầu vào tìm kiếm và nghiên cứu Ba Tạng Kinh Điển, chỉ cần chú tâm vào tu tập phần năm giới hạnh căn bản trước. Đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ phạm phải nhiều điều trong giới hạnh. Khi nào nhận ra mình sai phạm, thì ngừng lại, quay lại và thiết lập lại giới hạnh cho mình. Có thể sẽ tiếp tục thiếu chú tâm, do quên lãng, do lơ tâm, do phóng túng nên tiếp tục phạm vào các giới hạnh. Sau khi nhận ra sự sai phạm, thiết lập lại giới hạnh cho mình. Cứ phải tu tập như vậy cho đến khi nào mình có thể hoàn toàn kiêng cử và tránh bỏ được những điều phạm vào năm giới hạnh đó.

Practicing like this, your sati will improve and become more consistent, just like the drops of water falling from a kettle. If we tilt the kettle just a little, the drops fall out slowly... plop!... plop!... plop!... If we tilt the kettle up a little bit more, the drops become more rapid... plop, plop, plop!!... If we tilt the kettle up even further the ''plops'' go away and the water flows into a steady stream. Where do the ''plops'' go to? They don't go anywhere, they change into a steady stream of water.

Nếu chịu khó và ý thức tu tập theo cách như vầy, chẳng bao lâu khả năng chánh niệm (sati) sẽ tốt hơn, có mặt thường trực hơn và liên tục, giống như những giọt nước liên tục chảy thành dòng từ vòi của bình nước này. Nếu chúng ta tu tập không liên tục, giống như chúng ta nâng bình nước lên chút ít, những giọt nước ra khỏi vòi sẽ không liên tục, nhỏ xuống bộp...bộp...bộp từng giọt cách nhau. Nhưng nếu chúng ta tu tập liên tục đều đặn, giống như chúng ta nâng bình nước lên cao hơn, những giọt nước từ vòi sẽ chảy nhanh hơn, nhỏ xuống nhanh hơn bộp-bộp...bộp-bộp... Nếu chúng ta (bỏ thêm nỗ lực) nâng bình nước lên cao hơn nữa, những giọt nước từ vòi không còn "bộp bộp" nữa, mà chúng nối nhau chảy thành một dòng nước liên tục từ vòi.

We have to talk about the Dhamma like this, using similes, because the Dhamma has no form. Is it square or is it round? You can't say. The only way to talk about it is through similes like this. Don't think that the Dhamma is far away from you. It lies right with you, all around. Take a look... one minute happy, the next sad, the next angry... it's all Dhamma. Look at it and understand. Whatever it is that causes suffering you should remedy. If suffering is still there, take another look, you don't yet see clearly. If you could see clearly you wouldn't suffer, because the cause would no longer be there. If suffering is still there, if you're still having to endure, then you're not yet on the right track. Wherever you get stuck, whenever you're suffering too much, right there you're wrong. Whenever you're so happy you're floating in the clouds... there... wrong again!

Phải nói về Giáo Pháp theo cách như vậy để quý vị dễ hình dung, dễ thấy; phải dùng những ví dụ thực tế thì mới thấy được, mới hiểu được, bởi vì Giáo Pháp vốn không có hình sắc. Giáo Pháp không phải hình vuông, hình tròn, ta không thể nói Giáo Pháp là hình gì hết. Cách duy nhất để nói về Giáo Pháp là dùng những ví dụ thực tế như vậy. Đừng nghĩ Giáo Pháp ở đâu xa xôi. Nó đang ở ngay đây với bạn, ngay tại đây, ngay xung quanh bạn. Hãy coi, một phút này ta thấy vui, phút sau thấy buồn, phút nữa thấy bực... mỗi phút chốc mỗi trạng thái khác nhau, đó là Giáo Pháp. Tất cả Giáo Pháp nằm ngay ở đó. Bất cứ thứ gì gây ra khổ ta phải giải quyết và trừ bỏ nó. Nếu khổ vẫn còn đó, coi thêm lần nữa, cho đến khi nào ta nhìn thấy rõ rệt. Nếu ta có thể nhìn thấy rõ ràng thì chúng ta sẽ không bị khổ, bởi vì không còn cái khổ nữa. Nếu khổ vẫn còn đó, hoặc bạn vẫn tiếp tục thấy khổ thì có lẽ bạn đang đi lệch sai đường. Chỗ ta còn bị dính kẹt, khi nào ta còn thấy mình khổ quá, thì ta đã (nhìn) sai ngay chỗ đó. Khi nào bạn thấy mình sướng, thấy mình quá khoái lạc như đang trôi trên mấy tầng mây... thì ngay đó ta cũng đã (nhìn) sai!. (Quá khổ cũng sai, vì chưa nhìn ra nguyên nhân và bản chất khổ; quá sướng cũng sai, chưa nhìn ra nguyên nhân và bản chất của sự sướng đó).

If you practice like this you will have sati at all times, in all postures. With sati, recollection, and sampajañña, self awareness, you will know right and wrong, happiness and suffering. Knowing these things, you will know how to deal with them.

Nếu tu tập như cách tôi vừa nói, bạn sẽ luôn luôn có sự chánh niệm (sati) trong mọi tư thế. Khi có chánh niệm [sati, thường nhớ] và sự rõ biết [sampajañña, tỉnh giác về mình, ý thức về mình, hiểu biết về mình một cách rõ ràng] thì ta hiểu rõ về đúng và sai, về sướng và khổ. Khi đã hiểu rõ về những thứ đó, bạn sẽ biết được cách giải quyết chúng.

I teach meditation like this. When it's time to sit in meditation then sit, that's not wrong. You should practice this also. But meditation is not only sitting. You must allow your mind to fully experience things, allow them to flow and consider their nature. How should you consider them? See them as transient, imperfect and ownerless. It's all uncertain. ''This is so beautiful, I really must have it.'' That's not a sure thing. ''I don't like this at all''... tell yourself right there, ''Not sure!'' Is this true? Absolutely, no mistake. But just try taking things for real... ''I'm going to get this thing for sure''... You've gone off the track already. Don't do this. No matter how much you like something, you should reflect that it's uncertain.

Tôi dạy thiền như vậy đó. Khi nào đến giờ ngồi thiền thì cứ ngồi, chẳng có gì sai trái hết. Vì đó cũng là việc (nề nếp, chuẩn mực trong chùa) ta cần phải tập luyện. Nhưng thiền không phải chỉ là ngồi như vậy. Bạn phải mở hết tâm mình ra để trải nghiệm tất cả mọi thứ, để cho mọi thứ trôi chảy và ta xem xét về bản chất của chúng. Làm sao ta có thể xem xét chúng? Thì nhìn thấy nó là vô thường, khổ và vô ngã. Tất cả chúng đều không chắc chắn, chỉ là có rồi mất, sinh rồi diệt. "Cái này đẹp quá, tôi phải có nó mới được", đó là điều không chắc (chỉ là một ý nghĩ vừa khởi sinh). "Tôi chẳng ưa cái này chút nào", đó cũng là một điều không chắc chắn (chỉ là một ý nghĩ khởi sinh), lập tức nhắc mình: "Chưa chắc!". Giả sử điều đó là đúng, tuyệt đối chẳng có gì sai, ta cũng cứ làm như vậy cho...'chắc ăn'.... Bởi ta đâu cần phải nói chắc về mọi thứ mọi sự, đâu cần phải cố nhận lấy thứ này thứ nọ là thực, là chắc chắn.... Ví dụ, "Tôi phải chắc chắn có được cái này, vì tôi thích nó quá"... Như vậy là bạn đã chệch khỏi đường. Đừng làm như vậy, đừng cố chấp như vậy. Dù cho bạn có thích cái gì đến mức nào, hãy luôn tâm niệm (nhớ, quán chiếu, coi) điều đó là không chắc chắn. (Vì biết đâu lát nữa hay ngày mai, hay sau khi có nó, bạn không còn thích nó như vậy nữa. Mọi ý nghĩ luôn thay đổi, mọi thứ đều không chắc chắn).

Some kinds of food seem so delicious, but still you should reflect that it's not a sure thing. It may seem so sure, it's so delicious, but still you must tell yourself, ''Not sure!'' If you want to test out whether it's sure or not, try eating your favorite food every day. Every single day, mind you. Eventually you'll complain, ''This doesn't taste so good anymore.'' Eventually you'll think, ''Actually I prefer that kind of food.'' That's not a sure thing either! You must allow things to flow, just like the in and out breaths. There has to be both the in breath and the out breath, the breathing depends on change. Everything depends on change like this.

Một số đồ ăn có vẻ rất ngon, nhưng dù vậy là người tu ta vẫn nên tâm niệm đó là điều không chắc chắn. Dù có thể chắc chắn là nó ngon, ngon thật, nhưng cứ luôn tự nhắc mình: "Chưa chắc!". Nếu bạn muốn kiểm tra điều đó là chắc hay không, hãy cố ăn nhiều những món mình thích hàng ngày. Được mấy ngày? Rồi cũng đến lúc bạn sẽ than: "Món này hết ngon rồi". Lúc đó có thể lại giả vờ sửa giọng: "Hết ngon, nhưng thiệt tình là tôi thích món này". Nhưng điều mới nói cũng lại là không chắc chắn! Bạn phải biết để cho mọi sự trôi chảy, hãy để yên mọi sự tự nhiên xảy ra, giống như hơi thở vào và hơi thở ra vậy. Phải có thở vào và có thở ra, hơi thở cũng sống nhờ vào sự thay đổi. Mọi thứ đều phụ thuộc vào sự thay đổi như vậy.

These things lie with us, nowhere else. If we no longer doubt whether sitting, standing, walking, or reclining, we will be at peace. Samādhi isn't just sitting. Some people sit until they fall into a stupor. They might as well be dead, they can't tell north from south. Don't take it to such an extreme. If you feel sleepy then walk, change your posture. Develop wisdom. If you are really tired then have a rest. As soon as you wake up then continue the practice, don't let yourself drift into a stupor. You must practice like this. Have reason, wisdom, circumspection.

Những điều đó nằm ngay bên trong chúng ta, không ở đâu khác. Nếu chúng ta không còn tâm nghi ngờ thì dù đang ngồi, đang nằm, đang đứng, hay đang đi chúng ta sẽ luôn được bình an. Định (samādhi) không phải chỉ là việc ngồi. Nhiều người cứ ngồi cho đến khi ngủ gục xuống. Họ thậm chí đan tâm ngồi đến chết luôn, chẳng còn biết đâu là nam là bắc nữa. Đừng có tu theo kiểu cực đoan cực hình như vậy nữa. Nếu cảm thấy buồn ngủ, đứng dậy và đi, thay đổi tư thế. Tu trí tuệ, phát triển trí tuệ. Nếu đã thực sự mệt thì nghỉ ngơi, đi ngủ. Khi nào ngủ dậy lại tiếp tục tu, thà vậy chứ đừng bắt ép mình ngồi mơ mơ lạc lạc trong ngủ gục. Phải tu tập hợp lý như vậy. Phải đúng lý, có trí tuệ, biết suy xét từng tình huống.

Start the practice for your own mind and body, seeing them as impermanent. Everything else is the same. Keep this in mind when you think the food is so delicious... you must tell yourself, ''Not a sure thing!'' You have to slug it first. But usually it just slugs you every time, doesn't it? If you don't like anything you just suffer over it. This is how things slug us. ''If she likes me, I like her,'' they slug us again. You never get a punch in! You must see it like this. Whenever you like anything just say to yourself, ''This is not a sure thing!'' You have to go against the grain somewhat in order to really see the Dhamma.

Bắt đầu tu tập bằng thân và tâm của mình, nhìn thấy chúng là vô thường. Mọi thứ khác cũng giống vậy, cũng vô thường như thân và tâm mình. Hãy nhớ trong tâm, mỗi khi bạn nghĩ về món ăn nào đó là rất ngon...thì phải nhắc mình ngay: "Điều đó không chắc!". Chúng ta phải 'nuốt' ngay điều này. Nhưng thông thường thì mình bị điều đó 'nuốt' trước, phải không? (Thấy món ngon khoái khẩu của mình là bị nó 'hớp hồn' ngay). Nhưng cái lý sự của con người là vậy: khi ta không ưa thích ai hay thứ gì, ta thấy khổ. (Tôi ghét cái này). Điều này đã 'nuốt chửng' ta. Lại nữa: nếu cô ta thích tôi thì tôi thích cô ta. Điều này cũng 'nuốt chửng' ta luôn. (Tôi thích cô ta chỉ vì cô ta thích tôi thôi, chứ không vì sự thật nào khác). Bạn sẽ không bao ưa đúng hay ghét đúng cái gì hết. Phải tập nhìn theo cách này: mỗi khi thấy thích cái gì, hãy nói với mình "Đây là điều không chắc!". Bạn phải lội ngược với chính mình, phải làm ngược với điều mình muốn, thì mới có thể thực sự nhìn ra Giáo Pháp, nhìn ra sự thật.

Practice in all postures. Sitting, standing, walking, lying... you can experience anger in any posture, right? You can be angry while walking, while sitting, while lying down. You can experience desire in any posture. So our practice must extend to all postures; standing, walking, sitting and lying down. It must be consistent. Don't just put on a show, really do it.

While sitting in meditation, some incident might arise. Before that one is settled another one comes racing in. Whenever these things come up, just tell yourself, ''Not sure, not sure.'' Just slug it before it gets a chance to slug you.

Tu tập tất cả mọi tư thế. Ngồi, đi, đứng, nằm... bạn có thể trải nghiệm tâm đang sân trong mọi tư thế, đúng không? Bạn có thể tức giận khi đang đi, khi đang ngồi, khi đang nằm. Bạn có thể trải nghiệm tâm tham khi đang ngồi, đang đi, đang đứng, đang nằm. Phải thực sự tu tập thường trực liên tục như vậy. Đừng tu kiểu biểu diễn, tu cho có, phải thực sự tu thiệt như vậy.

Khi đang ngồi thiền sẽ có nhiều sự cố khởi sinh trong tâm. Hết cái này đến cái khác, cái này chưa kịp lắng xuống cái khác đã khởi sinh. Mỗi khi có gì khởi sinh, cứ tự nhắc mình: "Không chắc, không chắc". Cứ 'nuốt' nó trước, trước khi nó kịp 'nuốt' mình.

Now this is the important point. If you know that all things are impermanent, all your thinking will gradually unwind. When you reflect on the uncertainty of everything that passes, you'll see that all things go the same way. Whenever anything arises, all you need to say is, ''Oh, another one!''

Bây giờ, đây là chỗ quan trọng. Nếu bạn biết tất cả mọi thứ đều vô thường, sự suy nghĩ của bạn sẽ dần dà tháo gỡ và thoải mái. Khi bạn quán xét về tính 'không chắc chắn' của mọi thứ sinh diệt, bạn sẽ nhìn thấy tất cả mọi thứ đều biến diệt theo cách như vậy. Khi bất cứ điều gì khởi sinh, tất cả những gì bạn cần nói là: "Ồ, lại một cái khác nữa!".

Have you ever seen flowing water?... Have you ever seen still water?... If your mind is peaceful it will be just like still, flowing water. Have you ever seen still, flowing water? There! You've only ever seen flowing water and still water, haven't you? But you've never seen still, flowing water. Right there, right where your thinking cannot take you, even though it's peaceful you can develop wisdom. Your mind will be like flowing water, and yet it's still. It's almost as if it were still, and yet it's flowing. So I call it ''still, flowing water.'' Wisdom can arise here.

Bạn đã từng thấy nước chảy chưa?...Bạn đã từng thấy nước tĩnh (lặng, không chảy) chưa? Nếu tâm bạn bình an thì nó giống như nước chảy mà tĩnh lặng. Bạn đã từng thấy nước chảy mà tĩnh lặng chưa? Ngộ thiệt! Bạn chỉ từng nhìn thấy nước chảy và nước không chảy, đúng không? Nhưng bạn chưa hề nhìn thấy nước chảy mà tĩnh lặng. Ngay chỗ đó, đó là chỗ suy nghĩ của ta không nắm bắt được ta, thậm chí khi nó bình an (tĩnh lặng), ta vẫn có thể phát triển trí tuệ. Tâm của ta giống như nước chảy, và nó cũng tĩnh lặng. Nó hầu như hoàn toàn tĩnh lặng, nhưng nó vẫn đang trôi chảy. Do vậy tôi mới gọi là "nước tĩnh lặng mà chảy". Ngay đó trí tuệ có thể khởi sinh.


Chương 35

TOWARD THE UNCONDITIONED - ĐI VỀ PHÍA VÔ VI (TIẾN TỚI SỰ VÔ NHIỄM)

Today is the day on which we Buddhists come together to observe the uposatha precepts and listen to the Dhamma, as is our custom. The point of listening to the Dhamma is firstly to create some understanding of the things we don't yet understand, to clarify them, and secondly, to improve our grasp of the things we understand already. We must rely on Dhamma talks to improve our understanding, and listening is the crucial factor.

Hôm nay là ngày các Phật tử đến đây để tu giữ tám giới hạnh (uposatha) và lắng nghe Giáo Pháp, theo như lệ thường ở đây. Lý do lắng nghe Giáo Pháp là để trước tiên hiểu được những điều chúng ta chưa hiểu, để làm rõ chúng; và thứ hai là cải sửa sự dính chấp của chúng ta vào những điều mà chúng ta đã hiểu ra. Chúng ta phải nhờ có các bài pháp thoại như vầy mới nghe và hiểu được, và do đó phần lắng nghe là quan trọng nhất.

For today's talk please pay special attention, first of all straightening up your posture to make it suitable for listening. Don't be too tense. Now, all that remains is to establish your minds, making your minds firm in samādhi. The mind is the important ingredient. The mind is that which perceives good and evil, right and wrong. If we are lacking in sati for even one minute, we are crazy for that minute; if we are lacking in sati for half an hour we will be crazy for half an hour. However much our mind is lacking in sati, that's how crazy we are. That's why it's especially important to pay attention when listening to the Dhamma.

Trong bài nói chuyện hôm nay, xin quý vị đặc biệt chú tâm để nghe, trước hết quý vị nên ngồi thẳng thắn để tạo tư thế tốt cho việc lắng nghe. Nhưng cũng đừng ngồi theo kiểu quá nghiêm nghị, cứng đơ. Giờ thì việc còn lại là thiết lập cái tâm, làm cho tâm của quý vị tập trung vững vàng. Đó là định tâm (samadhi). Tâm là phần quan trọng. Tâm chính là cái nhận thức đúng sai, thiện ác. Nếu chúng ta thiếu chú tâm chánh niệm (sati) trong nửa giờ thì chúng ta sẽ phát điên trong nửa giờ đó. Tuy nhiên, phần lớn tâm của chúng ta không có chú tâm chánh niệm (sati), cho nên chúng ta cứ luôn bị điên đảo. Do vậy, điều quan trọng là chúng ta phải chú tâm khi đang lắng nghe Giáo Pháp.

All creatures in this world are plagued by nothing other than suffering. There is only suffering disturbing the mind. Studying the Dhamma is for the purpose of utterly destroying this suffering. If suffering arises it's because we don't really know it. No matter how much we try to control it through will power, or through wealth and possessions, it is impossible. If we don't thoroughly understand suffering and its cause, no matter how much we try to ''trade it off'' with our deeds, thoughts or worldly riches, there's no way we can do so. Only through clear knowledge and awareness, through knowing the truth of it, can suffering disappear. And this applies not only to homeless ones, the monks and novices, but also to householders: for anybody who knows the truth of things, suffering automatically ceases.

Tất cả mọi chúng sinh trên thế gian này đều bị vây kín bởi khổ. Chỉ có sự khổ gây phiền não cho cái tâm. Tu học theo Giáo Pháp là nhằm mục đích tiêu diệt hết sự khổ đó. Nếu có khổ khởi sinh là do chúng ta chưa hiểu biết rõ ràng về nó. Dù chúng ta có cố chống chế hay kiểm soát bằng sức mạnh ý chí của mình hay bằng của cải và tiền bạc gì gì đi nữa, thì ta cũng không làm gì được. Chừng nào ta còn chưa hiểu biết về khổ và nguyên nhân khổ thì không có cách nào làm gì cho hết khổ, cho dù có chúng ta có đi cúng hiến của cải vật chất, hay làm thiện nghĩ thiện theo kiểu gì gì đó. Chỉ có bằng sự hiểu biết rõ ràng và sự tỉnh giác, bằng sự hiểu biết sự thật về khổ, thì khổ mới biến mất. Và lý này không những chỉ áp dụng cho các tu sĩ xuất gia, mà cũng tương tự cho các Phật tử tại gia: cho bất cứ ai—nếu ai hiểu được bản chất sự thật của mọi thứ thì khổ sẽ tự động chấm dứt.

Now the states of good and evil are constant truths. Dhamma means that which is constant, which maintains itself. Turmoil maintains its turmoil, serenity maintains its serenity. Good and evil maintain their respective conditions - like hot water: it maintains its hotness, it doesn't change for anybody. Whether a young person or an old person drink it, it's hot. It's hot for every nationality of people. So Dhamma is defined as that which maintains its condition. In our practice we must know heat and coolness, right and wrong, good and evil. Knowing evil, for example, we will not create the causes for evil, and evil will not arise.

Bây giờ, những trạng thái đúng và sai, thiện và ác, đều là những sự thật thường hằng. Giáo Pháp có nghĩa là những điều thường hằng, bản thân những điều đó là luôn luôn đúng, là chân lý. Sự động vọng luôn giữ tính động vọng của nó, sự tĩnh lặng luôn giữ tính tĩnh lặng của nó. Thiện và ác luôn giữ tính chất thiện và ác riêng biệt của chúng. Giống như nước nóng: nó luôn giữ tính chất nóng của nó, đối với ai thì nó vẫn vậy, nó không thay đổi sự nóng đó vì ai hết. Dù ai trẻ hay già uống nó, nó vẫn nóng như vậy. Do vậy, Giáo Pháp được định nghĩa là cái luôn duy trì trạng thái của nó. Trong sự tu tập của chúng ta, chúng ta phải hiểu biết về tính nóng và tính lạnh, tính thiện và tính ác. Ví dụ, sau khi hiểu về tính ác, chúng ta sẽ không tạo nguyên nhân gây ra ác, và do đó ác sẽ không khởi sinh.

Dhamma practicers should know the source of the various dhammas. By quelling the cause of heat, heat cannot arise. The same with evil: it arises from a cause. If we practice the Dhamma till we know the Dhamma, we will know the source of things, their causes. If we extinguish the cause of evil, evil is also extinguished, we don't have to go running after evil to put it out.

Những người tu hành Giáo Pháp (Dhamma) cần hiểu biết nguồn gốc của những thứ khác nhau, nguyên nhân của những pháp (dhamma) khác nhau. Nếu ngăn chặn được nguyên nhân nóng, thì sự nóng không còn khởi sinh. Tương tự với tính ác: nó gởi sinh từ một nguyên nhân. Nếu chúng ta tu tập cho đến khi thấy biết Giáo Pháp thì chúng ta sẽ thấy biết nguồn gốc của mọi thứ, nguyên nhân gây ra chúng. Nếu chúng ta dập tắt nguyên nhân ác thì sự ác cũng bị dập tắt, chúng ta không cần chạy theo cái ác để giải quyết nó.

This is the practice of Dhamma. But many are those who study the Dhamma, learn it, even practice it, but who are not yet with the Dhamma, and who have not yet quenched the cause of evil and turmoil within their own hearts. As long as the cause of heat is still present, we can't possibly prevent heat from being there. In the same way, as long as the cause of confusion is within our minds, we cannot possibly prevent confusion from being there, because it arises from this source. As long as the source is not quenched, confusion will arise again.

Đây là cách tu tập theo Giáo Pháp, tu tập từ nguyên nhân gốc rễ của mọi sự. Nhưng nhiều người nghiên cứu Giáo Pháp, học hiểu nó, thậm chí thực hành nó, nhưng họ không có mặt với Giáo Pháp, và đó là những người chưa giải quyết được nguyên nhân của cái ác và những sự động vọng trong tâm và trái tim của họ. Chừng nào nguyên nhân nóng vẫn còn, thì chúng ta không thể nào ngăn được sự nóng ở đây. Tương tự cách đó, chừng nào nguyên nhân của sự ngu mờ vẫn còn trong tâm chúng ta, thì chúng ta không thể nào ngăn chặn sự ngu mờ có mặt ở đây, bởi nó bắt nguồn từ nguyên nhân ở đây... Chừng nào cái nguồn gốc vẫn chưa được chấm dứt, thì sự ngu mờ vô minh vẫn có mặt trở lại.

Whenever we create good actions goodness arises in the mind. It arises from its cause. This is called kusala. If we understand causes in this way, we can create those causes and the results will naturally follow.

Khi chúng ta làm việc thiện, tính thiện khởi lên trong tâm. Nó khởi sinh từ nguyên nhân của nó. Đây được gọi là tính thiện (kusala). Nếu chúng ta hiểu biết những nguyên nhân theo cách này, thì chúng ta có thể tạo ra những nguyên nhân đó và kết quả sẽ tự nhiên xảy đến.

But people don't usually create the right causes. They want goodness so much, and yet they don't work to bring it about. All they get are bad results, embroiling the mind in suffering. All people want these days is money. They think that if they just get enough money everything will be alright; so they spend all their time looking for money, they don't look for goodness. This is like wanting meat, but not wanting salt to preserve it: you just leave the meat around the house to rot. Those who want money should know not only how to find it, but also how to look after it. If you want meat, you can't expect to buy it and then just leave it laying around in the house. It'll just go rotten. This kind of thinking is wrong. The result of wrong thinking is turmoil and confusion. The Buddha taught the Dhamma so that people would put it into practice, in order to know it and see it, and to be one with it, to make the mind Dhamma. When the mind is Dhamma it will attain happiness and contentment. The restlessness of samsāra is in this world, and the cessation of suffering is also in this world.

Nhưng người ta thường không tạo ra những nguyên nhân đúng đắn. Họ rất muốn sự tốt thiện, nhưng họ chưa biết cách tạo nguyên nhân tạo ra nó. Tất cả những gì họ có được chỉ toàn những kết quả xấu, bao lấy cái tâm trong khó khổ. Thời giờ ai cũng chỉ muốn tiền. Họ cứ nghĩ rằng khi có nhiều tiền thì mọi thứ sẽ đâu vào đó; do vậy ai cũng dành hết thời gian vào việc kiếm tiền, họ không tìm kiếm sự tốt thiện. Kiểu đó giống như họ muốn có thức ăn để ăn, nhưng không chịu bỏ công cất giữ nó: họ cứ để mặc thức ăn nằm đó cho đến lúc thức ăn hư thối. Người muốn tiền thì không nên chỉ biết kiếm tiền mà phải nên biết cách giữ tiền. Nếu bạn muốn có thức ăn thì không chỉ biết đi mua nó mà còn phải biết bảo quản nó, chứ không phải mang về quăng vào chỗ nào đó trong nhà. Nó sẽ bị hư. Cách suy nghĩ như vậy là sai. Kết quả của sự nghĩ sai (tà tư duy, tà kiến) là sự động vọng, sự bất ổn và sự ngu mờ, vô minh. Phật đã dạy Giáo Pháp để mọi người đưa vào thực hành, để biết và thấy nó, và trở thành một với nó, để làm cho tâm trở thành Giáo Pháp. Khi tâm là Giáo Pháp, thì nó sẽ đạt đến sự hạnh phúc và hài lòng. Sự khổ đau bất an của vòng luân hồi sinh tử nằm trong thế giới này, và sự chấm dứt khổ đau cũng nằm ngay trong thế giới này.

The practice of Dhamma is therefore for leading the mind to the transcendence of suffering. The body can't transcend suffering - having been born it must experience pain and sickness, aging and death. Only the mind can transcend clinging and grasping. All the teachings of the Buddha, which we call pariyatti, are a skillful means to this end. For instance, the Buddha taught about upādinnaka-sankhārā and anupādinnaka-sankhārā - mind-attended conditions and non-mind-attended conditions. Non-mind-attended conditions are usually defined as such things as trees, mountains, rivers and so on - inanimate things. Mind-attended conditions are defined as animate things - animals, human beings and so on. Most students of Dhamma take this definition for granted, but if you consider the matter deeply, how the human mind gets so caught up in sights, sounds, smells, tastes, feelings, and mental states, you might see that really there isn't anything which is not mind-attended. As long as there is craving in the mind everything becomes mind-attended.

Việc tu hành theo Giáo Pháp là dẫn dắt cái tâm đạt đến sự chuyển hóa khổ đau, vượt lên khỏi khổ đau. Thân thì không thể chuyển hóa hay vượt trên khổ đau được—sau khi thân này được sinh ra thì nó phải chịu khổ đau, bệnh tật, già, chết. Chỉ còn cái tâm là có thể chuyển hóa và vượt qua những dính chấp, gông cùm. Tất cả những giáo lý của Phật được chép lại trong kinh điển chúng ta gọi là phần Pháp học (pariyatti), đó là những phương tiện để dẫn đến chấm dứt khổ đau.

Ví dụ, Phật đã dạy về những sinh trạng có-chú-tâm (upādinnaka-sankhārā, sinh trạng có-tâm-thức) và những sinh trạng không-có-chú-tâm (anupādinnaka-sankhārā, sinh trạng không-tâm-thức). Những sinh trạng không-tâm-thức thường được định nghĩa là những thứ như cây cỏ, núi non, sông suối, vân vân—những thứ vô tình. Còn những sinh trạng có tâm-thức thường được định nghĩa là những loài động vật, con người, vân vân—những loài hữu tình. Đa số người học Phật giáo đều chấp nhận suông những định nghĩa đó, nhưng nếu chúng ta chịu suy xét vấn đề một cách thấu đáo, về cách cái tâm con người bị dính-theo những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, những cảm giác và những trạng thái tâm, thì ta sẽ hiểu ra được rằng thực ra không có thứ gì là không có-tâm-thức hết. Hễ khi nào có dục vọng trong tâm thì mọi thứ trở thành có-tâm-thức.

Studying the Dhamma without practicing it, we will be unaware of its deeper meanings. For instance, we might think that the pillars of this meeting hall, the tables, benches and all inanimate things are ''not mind-attended.'' We only look at one side of things. But just try getting a hammer and smashing some of these things and you'll see whether they're mind-attended or not!

Học về Giáo Pháp nhưng không thực hành nó thì chúng ta sẽ không biết về những ý nghĩa thâm sâu của nó. Ví dụ, có thể chúng ta nghĩ rằng những thứ như những cột nhà, bàn, ghế và tất cả những thứ phi động vật đều là "không tâm thức". Chúng ta chỉ nhìn thấy một mặt của những thứ đó. Nhưng nếu bạn lấy búa đập bể vài thứ, bạn sẽ thấy chúng là có tâm thức hay không!

It's our own mind, clinging to the tables, chairs and all of our possessions, which attends these things. Even when one little cup breaks it hurts, because our mind is ''attending'' that cup. Be they trees, mountains or whatever, whatever we feel to be ours, they have a mind attending them - if not their own then someone else's. These are all ''mind-attended conditions,'' not ''non-mind-attended.''

Chẳng qua đó là do cái tâm của chúng ta, vì dính chấp vào những thứ bàn, ghế và mọi thứ của cải, nên nó chú tâm vào những thứ đó. Ngay cả một cái ly bể cũng làm chúng ta 'xót ruột', bởi cái tâm chúng ta đang "chú tâm" vào cái ly đó. Dù là cây cỏ, núi non, hay là bất cứ thứ gì, bất cứ thứ gì chúng ta cảm giác là 'của ta', thì chúng cũng có một cái tâm đang chú tâm vào chúng—nếu không phải là tâm của chúng, thì cũng là tâm của ai đó. Tất cả những thứ đó đều là "những sinh trạng có tâm-thức", chứ không phải là "không tâm thức", không phải tuyệt đối vô tình.

It's the same for our body. Normally we would say that the body is mind-attended. The ''mind'' which attends the body is none other than upādāna, clinging, latching onto the body and clinging to it as being ''me'' and ''mine.''

Tương tự như thân của chúng ta. Chúng ta thường nói rằng thân này có là có tâm-thức. Thực ra, cái "tâm" chú tâm về thân không phải là gì khác mà chỉ là sự dính chấp (upādāna), đó là sự gắn gán vào thân và chấp lấy thân này là 'ta' và 'của ta'.

Just as a blind man cannot conceive of colors - no matter where he looks, no colors can be seen - just so for the mind blocked by craving and delusion, all objects of consciousness become mind-attended. For the mind tainted with craving and obstructed by delusion, everything becomes mind-attended... tables, chairs, animals and everything else. If we understand that there is an intrinsic self, the mind attaches to everything. All of nature becomes mind-attended, there is always clinging and attachment.

Cũng giống như người mù không nhận biết được màu sắc—dù có nhìn kiểu gì thì cũng không thấy màu gì. Điều này giống như cái tâm khi đang bị che mù bởi dục vọng và ngu dốt (tham và si), thì tất cả mọi đối tượng của tâm thức đều bị chú tâm. Bởi vì tâm bị dính dơ bởi dục vọng (tham) và bị ngăn che bởi sự ngu tối (si), nên mọi thứ đều trở nên bị chú tâm... tất cả những thứ bàn, ghế, thú vật, và tất cả mọi thứ khác. Nếu chúng ta cứ chấp rằng mình có một cái 'ta' cố hữu truyền kiếp (như linh hồn, bản ngã), thì tâm sẽ luôn dính chấp vào mọi thứ. Lúc đó tất cả mọi thứ đều trở thành bị chú-tâm, do vậy luôn sự dính chấp và ràng buộc luôn luôn có mặt.

The Buddha talked about sankhata dhammas and asankhata dhammas - conditioned and unconditioned things. Conditioned things are innumerable - material or immaterial, big or small - if our mind is under the influence of delusion, it will proliferate about these things, dividing them up into good and bad, short and long, coarse and refined. Why does the mind proliferate like this? Because it doesn't know determined reality, it doesn't see the Dhamma. Not seeing the Dhamma, the mind is full of clinging. As long as the mind is held down by clinging there can be no escape, there is confusion, birth, old age, sickness and death, even in the thinking processes. This kind of mind is called the sankhata dhamma (conditioned mind).

Phật đã dạy về những thứ có-điều-kiện (những pháp hữu vi, sankhata dhammas) và những thứ vô-điều-kiện (những pháp vô vi, asankhata dhammas). Có điều kiện (hữu vi) thì vô số kể– vật chất, phi vật chất, lớn, nhỏ– nếu tâm chúng ta đang bị che mờ bởi sự ngu tối thì tâm sẽ nhân phóng đủ hướng theo những thứ hữu vi tạo tác đó, phân chia phân biệt thành đủ thứ tốt-xấu, ngắn-dài, lớn-nhỏ, thô-tinh, này-nọ... Tại sao tâm này nhân phóng đến như vậy? Bởi vì tâm không hiểu biết về sự thật của thế tục, đó là sự thật do con người quy ước (tục đế), nó chưa nhìn thấy Giáo Pháp. Vì không nhìn thấy Giáo Pháp nên tâm còn đầy những dính chấp. Khi nào tâm còn những dính chấp (gông cùm) thì không có đường giải thoát, thì vẫn còn đầy sự ngu mờ (vô minh), còn sinh, già, bệnh, chết...thậm chí ngay trong tiến trình ý nghĩ (tư duy). Loại tâm này được gọi là tâm hữu-vi hay pháp hữu vi (sankhata dhamma), tức là tâm còn tùy duyên, tâm do tạo tác, tâm có điều kiện.

Asankhata dhamma, the unconditioned, refers to the mind which has seen the Dhamma, the truth, of the five khandhas as they are - as transient, imperfect and ownerless. All ideas of ''me'' and ''them,'' ''mine'' and ''theirs,'' belong to the determined reality. Really they are all conditions. When we know the truth of conditions, as neither ourselves nor belonging to us, we let go of conditions and the determined. When we let go of conditions we attain the Dhamma, we enter into and realize the Dhamma. When we attain the Dhamma we know clearly. What do we know? We know that there are only conditions and determinations, no being, no self, no ''us'' nor ''them.'' This is knowledge of the way things are.

Trạng thái không còn tùy duyên, không do tạo tác, không bởi điều kiện thì được gọi là trạng thái vô vi hay pháp vô-vi (asankhata dhamma). Chỗ này là chỉ trạng thái cái tâm đã nhìn thấy Giáo Pháp, nhìn thấy sự thật của năm tập hợp uẩn (khandha) đúng-như-chúng-là. Chúng đích thực là luôn biến đổi, không hoàn hảo và không là gì hay thuộc ai cả [vô thường, khổ và vô ngã]. Tất cả những ý nghĩ như 'ta', 'tôi', 'của tôi', 'của họ'... đều thuộc về sự thật do quy ước (tục đế). Chúng thực sự chỉ là những trạng thái có điều kiện, do tạo tác và tùy duyên mà có-rồi-mất. Khi chúng ta biết rõ sự thật về những trạng thái có điều kiện (hữu vi) đó, biết rõ chúng chẳng phải là cái 'ta' hay là gì 'của ta' cả, thì chúng ta có thể buông bỏ những thứ có điều kiện (hữu vi) và những thứ do quy ước (tục đế) đó. Khi nào buông bỏ (không còn chấp) những thứ hữu vi thì chúng ta đạt đến Giáo Pháp, chúng ta bước vào giác ngộ Giáo Pháp. Khi chúng ta đạt đến Giáo Pháp thì chúng ta hiểu biết mọi sự rõ ràng. Hiểu biết là biết cái gì? Chúng ta biết rằng mọi thứ chỉ là những thứ có điều kiện (hữu vi) và do quy ước (chỉ đúng với thế tục), không phải là 'cái gì' hay 'ai' cả, không phải là cái 'ta', 'chúng ta', hay 'ai' gì hết. (Chẳng là gì cả: vô ngã). Đây là sự hiểu biết (tri kiến) về đường lối của mọi thứ trên thế gian.

Seeing in this way the mind transcends things. The body may grow old, get sick and die, but the mind transcends this state. When the mind transcends conditions, it knows the unconditioned. The mind becomes the unconditioned, the state which no longer contains conditioning factors. The mind is no longer conditioned by the concerns of the world, conditions no longer contaminate the mind. Pleasure and pain no longer affect it. Nothing can affect the mind or change it, the mind is assured, it has escaped all constructions. Seeing the true nature of conditions and the determined, the mind becomes free.

Sau khi nhìn thấy theo cách như vậy, tâm chuyển hóa vượt trên mọi thứ thế gian. Thân có thể già, bệnh, chết, nhưng tâm vượt trên những chuyện khổ đau sinh tử này. Khi tâm đã chuyển hóa và vượt lên trên những thứ hữu-vi tạo tác, nó sẽ thấy biết trạng thái vô-vi. Tâm trở thành vô-vi (không còn tạo tác, không còn tùy duyên)—đó là trạng thái không còn các yếu tố điều kiện nhân duyên nữa. Tâm không còn bị tạo tác bởi những lo âu của thế giới, những điều kiện đổi thay không còn làm ô nhiễm tâm nữa. Sướng hay khổ không còn ảnh hưởng đến tâm. Không còn thứ gì có thể tác động hay thay đổi nó nữa, tâm đã được an toàn, nó đã thoát khỏi tất cả mọi sự tác thành, trở thành, tạo tác. (Không còn trở thành, không còn tạo nghiệp). Sau khi đã nhìn thấy bản chất của những thứ có điều kiện (hữu vi) và do quy ước thế gian, tâm được tự do và giải thoát.

This freed mind is called the Unconditioned, that which is beyond the power of constructing influences. If the mind doesn't really know conditions and determinations, it is moved by them. Encountering good, bad, pleasure, or pain, it proliferates about them. Why does it proliferate? Because there is still a cause. What is the cause? The cause is the understanding that the body is one's self or belongs to the self; that feelings are self or belonging to self; that perception is self or belonging to self; that conceptual thought is self or belonging to self; that consciousness is self or belonging to self. The tendency to conceive things in terms of self is the source of happiness, suffering, birth, old age, sickness and death. This is the worldly mind, spinning around and changing at the directives of worldly conditions. This is the conditioned mind.

Cái tâm được tự do này được gọi là trạng thái Vô-Vi, đó là trạng thái vượt trên sức mạnh mọi thứ tạo tác. Nếu tâm chưa thực sự hiểu biết về những pháp hữu vi (giả lập, có điều kiện) và pháp thế gian (tục đế), thì nó vẫn còn bị tác động bởi chúng. Khi đó tâm gặp những thứ (coi là) tốt, xấu, sướng, khổ... nó liền nhân phóng theo những thứ đó. Tạo sao tâm phóng túng chạy theo mọi thứ như vậy? Bởi vì vẫn còn một nguyên nhân. Nguyên nhân gì? Nguyên nhân là nó vẫn còn cho rằng (sắc) thân này là 'ta', là 'thân của ta' (là 'xác của hồn ta'); rằng những cảm giác (thọ) này là 'ta', là 'của ta'; rằng những nhận thức (tưởng) này là 'ta', là 'của ta'' rằng những ý nghĩ (hành) này là 'ta', là 'của ta'; rằng tâm thức (thức) này là 'ta', là 'của ta'. Cái khuynh hướng (gông cùm) nhận biết mọi sự mọi thứ dựa trên cơ sở cái 'ta' (ngã kiến, ngã chấp) chính là nguồn gốc tạo ra sướng, khổ, sinh, lão, bệnh, tử. Đây là cái tâm thế tục, nó luôn điên đảo quay cuồng và thay đổi theo sự dẫn dắt và tạo tác của những điều kiện của thế gian thế tục. Đây là cái tâm hữu-vi, (nó còn tùy duyên, còn tạo tác trong vòng sinh tử).

If we receive some windfall our mind is conditioned by it. That object influences our mind into a feeling of pleasure, but when it disappears, our mind is conditioned by it into suffering. The mind becomes a slave of conditions, a slave of desire. No matter what the world presents to it, the mind is moved accordingly. This mind has no refuge, it is not yet assured of itself, not yet free. It is still lacking a firm base. This mind doesn't yet know the truth of conditions. Such is the conditioned mind.

Nếu chúng ta tình cờ nhận được một số tiền của (ví dụ như trúng số) thì tâm chúng ta sẽ bị tác động bởi điều đó. Đối tượng (số tiền đó) tác động tâm ngay, tạo tác tâm đến một cảm giác mừng vui, khoái sướng; nhưng khi sự sướng không còn nữa, sự hết sướng lại tạo tác tâm đến cảm giác khổ. Tâm trở thành nô lệ của các trạng thái, điều kiện, là nô lệ của dục vọng. Thế tục mang đến bất cứ cái gì, tâm cũng bị tác động hoặc chạy theo thứ đó. Loại tâm này không có chỗ nương tựa, nó không tự bảo vệ được chính mình, nó chưa được tự do. Nó vẫn còn thiếu một nền móng vững chắc. Loại tâm này chưa hiểu biết sự thật của những thứ điều kiện, những thứ hữu vi, giả lập. Nó còn bị tạo tác, còn tùy phóng theo các điều kiện thế tục. Đó là cái tâm hữu-vi.

All of you listening to the Dhamma here, reflect for a while... even a child can make you angry, isn't that so? Even a child can trick you. He could trick you into crying, laughing - he could trick you into all sorts of things. Even old people get duped by these things. For a deluded person who doesn't know the truth of conditions, they are always shaping the mind into countless reactions, such as love, hate, pleasure and pain. They shape our minds like this because we are enslaved by them. We are slaves of tanhā, craving. Craving gives all the orders, and we simply obey.

Tất cả quý vị đang ngồi đây nghe Giáo Pháp, xin hãy suy xét một chút rằng... ngay cả một đứa bé cũng có thể làm mình tức giận, đúng vậy không? Ngay cả một đứa bé nằm nôi cũng đánh lừa được (tâm) bạn. Nó có thể đánh lừa (làm cho) bạn cười, bạn khóc—nó có thể làm bạn dính theo những trạng thái khác nhau. Ngay cả những người già cũng bị lừa bởi những 'trò' đó. Đối với những người còn ngu mờ, không nhìn thấy sự thật thế tục, họ cứ để tâm dính vào vô số những phản ứng như thương, ghét, sướng, khổ, khoái, đau... Mọi thứ bắt tâm chúng ta phải phản ứng liên tục như vậy bởi vì chúng ta bị nô lệ cho chúng. Chúng ta là nô lệ của dục vọng (tanhā). Dục vọng ra tất cả mệnh lệnh và chúng ta chỉ biết làm theo nó.

I hear people complaining... ''Oh, I'm so miserable. Night and day I have to go to the fields, I have no time at home. In the middle of the day I have to work in the hot sun with no shade. No matter how cold it is I can't stay at home, I have to go to work. I'm so oppressed.''

If I ask them, ''Why don't you just leave home and become a monk?'' they say, ''I can't leave, I have responsibilities.'' Tanhā pulls them back. Sometimes when you're doing the plowing you might be bursting to urinate so much you just have to do it while you're plowing, like the buffaloes! This is how much craving enslaves them.

Tôi nghe nhiều người kể công than rằng..."Ôi, tôi khổ quá. Ngày đêm tôi đều phải ra đồng, tôi chẳng có thời gian được ở nhà. Giữa trưa đứng bóng tôi cũng phải ra đồng để làm với cái nắng như thiêu đốt. Dù ở nhà mát mẻ nhưng số tôi không được ở nhà, tôi phải đi làm. Tôi thiệt là quá khổ."

Nếu như tôi hỏi họ: "Tại sao bà không rời bỏ nhà và đi tu cho rồi?", họ sẽ nói: "Tôi không thể bỏ nhà đi được. Tôi còn nhiều trách nhiệm". Dục vọng (tanhā) kéo họ ở lại. Nhiều lúc chúng ta đang cày ruộng nhưng lại mắc tiểu quá chừng (một dục vọng được tiểu tiện) đến nỗi ta vừa đi vừa cày vừa tiểu luôn, giống như mấy con trâu vậy. Thật đúng là dục vọng muốn ta làm gì thì ta phải làm, ta là nô lệ của nó.

When I ask, ''How are you going? Haven't you got time to come to the monastery?'' they say, ''Oh, I'm really in deep.'' I don't know what it is they're stuck in so deeply! These are just conditions, concoctions. The Buddha taught to see appearances as such, to see conditions as they are. This is seeing the Dhamma, seeing things as they really are. If you really see these two things then you must throw them out, let them go.

Khi tôi hỏi mấy người: "Các chú mạnh giỏi không, dạo này bận quá phải không, không thấy các chú đến chùa?". Họ trả lời kiểu dân giã: "Thưa thầy, thiệt tình con bận lún sâu luôn". Tôi chẳng hiểu họ bị lún sâu vào những thứ gì! Đó chỉ là những điều kiện, những sự tạo tác. Phật đã dạy phải nhìn những bề ngoài giả lập đúng-như-chúng-là và nhìn thấy những điều kiện giả tạm đúng-như-chúng-là. Đây là cách nhìn thấy Giáo Pháp, nhìn thấy mọi thứ mọi sự đúng như chúng đích thực là. Nếu bạn thực sự nhìn thấy cả hai cái (bề ngoài giả lập và các điều kiện giả tạm) thì bạn phải giục bỏ cả hai, buông bỏ cả hai thứ.

No matter what you may receive it has no real substance. At first it may seem good, but it will eventually go bad. It will make you love and make you hate, make you laugh and cry, make you go whichever way it pulls you. Why is this? Because the mind is undeveloped. Conditions become conditioning factors of the mind, making it big and small, happy and sad.

In the time of our forefathers, when a person died they would invite the monks to go and recite the recollections on impermanence:

Aniccā vata sankhārā

Impermanent are all conditioned things

Uppāda-vaya-dhammino

Of the nature to arise and pass away

Uppajjitvā nirujjhanti

Having been born, they all must perish

Tesam vūpasamo sukho

The cessation of conditions is true happiness

Dù bạn có tiếp nhận thứ gì thì nó cũng không có một thực thể hay bản thể hay là 'cái gì' thực cả. Lúc đầu nó có vẻ là tốt, nhưng sau đó nó cũng thành xấu mà thôi. (Ngon rồi cũng thành dở, sướng rồi cũng thành chán...). Nó cứ khiến ta thích, rồi khiến ta ghét; làm ta cười, rồi làm ta khóc; nó khiển nó khiến ta chạy theo đủ thứ kiểu nó lôi kéo ta. Tại sao như vậy? Bởi vì cái tâm chưa được tu tập và phát triển. Những điều kiện thế tục trở thành những yếu tố tạo tác của tâm, làm cho nó thấy to, thấy nhỏ, thấy sướng, thấy khổ, thấy buồn, thấy này, thấy nọ... cảm nhận đủ thứ, đủ kiểu.

All conditions are impermanent. The body and the mind are both impermanent. They are impermanent because they do not remain fixed and unchanging. All things that are born must necessarily change, they are transient - especially our body. What is there that doesn't change within this body? Hair, nails, teeth, skin... are they still the same as they used to be? The condition of the body is constantly changing, so it is impermanent. Is the body stable? Is the mind stable? Think about it. How many times is there arising and ceasing even in one day? Both body and mind are constantly arising and ceasing, conditions are in a state of constant turmoil.

Tất cả các điều kiện đều là vô thường. (Các sinh trạng trên thế gian đều là vô thường, vì chúng có điều kiện và thay đổi tùy theo các điều kiện). Thân này và tâm này cũng là vô thường. Chúng vô thường bởi chúng không cố định, không bền chắc và luôn luôn biến đổi. Mọi thứ được sinh ra thì tất yếu phải biến đổi biến hoại—đặc biệt dễ thấy như thân này của chúng ta. Có một cái nào không thay đổi trong thân này? Tóc, móng, răng, da...có giữ nguyên không thay đổi không? Tình trạng thân thể thay đổi liên tục và già đi mỗi ngày, do vậy thân là vô thường. Thân có bền chắc đâu? Tâm có ổn định không? Hãy suy xét về điều này. Biết bao nhiêu lần sinh và diệt xảy ra trong mỗi ngày? Cả thân và tâm đang sinh và diệt liên tục mỗi ngày, tình trạng của chúng là luôn luôn biến động liên tục.

The reason you can't see these things in line with the truth is because you keep believing the untrue. It's like being guided by a blind man. How can you travel in safety? A blind man will only lead you into forests and thickets. How could he lead you to safety when he can't see? In the same way our mind is deluded by conditions, creating suffering in the search for happiness, creating difficulty in the search for ease. Such a mind only makes for difficulty and suffering. Really we want to get rid of suffering and difficulty, but instead we create those very things. All we can do is complain. We create bad causes, and the reason we do is because we don't know the truth of appearances and conditions.

Lý do chúng ta không thể nhìn thấy những điều này theo đúng sự thật là bởi chúng ta vẫn luôn tin vào điều không phải sự thật. Giống như mình bị dẫn dắt bởi một người mù. Làm sao mà đi đúng đường an toàn? Người mù chỉ dắt ta đi vào rừng vào bụi thôi. Làm sao người mù dắt chúng ta đi đúng đường khi bản thân ông ta không nhìn thấy gì? Tương tự vậy, tâm chúng ta đang bị che mờ bởi những điều kiện thế tục, chỉ tạo ra khổ đau khi ta đi tìm cái sướng, chỉ tạo khó khăn khi ta đi tìm sự dễ chịu. Cái tâm (ngu mờ) như vậy thì chỉ tạo ra khó khăn và khổ sở. Thật lòng chúng ta muốn trừ bỏ những khó khổ, nhưng thay vì vậy chỉ tạo thêm những thứ đó. Chỉ còn cách ngồi than thở. Chúng ta tạo nên những nguyên nhân xấu, bởi vì chúng ta không hiểu biết sự thật của những' bề ngoài giả lập' và những 'điều kiện giả tạm' của mọi thứ trên thế gian.

Conditions are impermanent, both the mind-attended ones and the non-mind-attended. In practice, the non-mind-attended conditions are non-existent. What is there that is not mind-attended? Even your own toilet, which you would think would be non-mind-attended... try letting someone smash it with a sledge hammer! He would probably have to contend with the ''authorities.'' The mind attends everything, even feces and urine. Except for the person who sees clearly the way things are, there are no such things as non-mind-attended conditions.

Những điều kiện là vô thường, những trạng thái sống đều là vô thường, cả hai dạng sinh trạng có tâm thức và sinh trạng không tâm thức đều là vô thường. Về thực tế, những sinh trạng không tâm thức là không tồn tại. Loại không tâm thức là ở đâu? Ngay cả trong nhà vệ sinh, bạn nghĩ cái gì là không tâm thức... hãy để anh nào mang búa vào đập bể thử coi! Coi chừng anh đó phải đối diện với bên "quản lý" khu nhà đó. Tâm chú tâm vào mọi thứ, ngay cả những thứ ô uế trong nhà vệ sinh. Ngoại trừ người nào nhìn thấy rõ ràng đường lối của mọi sự vật, đối với người thường thì không bao giờ có những thứ gọi là không có tâm thức.

Appearances are determined into existence. Why must we determine them? Because they don't intrinsically exist. For example, suppose somebody wanted to make a marker. He would take a piece of wood or a rock and place it on the ground, and then call it a marker. Actually it's not a marker. There isn't any marker, that's why you must determine it into existence. In the same way we ''determine'' cities, people, cattle - everything! Why must we determine these things? Because originally they do not exist.

Những bề ngoài giả lập là do quy định quy ước mà có. (Đó là giả danh của mọi thứ). Tại sao chúng ta phải quy ước chúng? Bởi vì về sự thật chúng không có thực. Ví dụ, có ai muốn làm dấu chỗ này. Anh ta lấy miếng gỗ hay đá đặt lên chỗ sân này, và gọi nó là cái mốc hay cột mốc. Nhưng thực sự nó đâu phải là cái mốc hay cột mốc gì, đó chỉ là miếng đá hay miếng gỗ nhưng chính do vậy chúng ta phải quy định nó thành một cái mốc hay cột mốc như vậy. Tương tự, chúng ta "quy định" gọi các thành phố, dân chúng, bầy súc vật... đủ loại tên gọi theo quy ước (giả danh)! Tại sao chúng ta cứ quy ước vô số thứ trên đời như vậy? Bởi chúng không có mặt, không có thực, nên phải quy ước đặt tên cho chúng thành có.

Concepts such as ''monk'' and ''layperson'' are also ''determinations.'' We determine these things into existence because intrinsically they aren't here. It's like having an empty dish - you can put anything you like into it because it's empty. This is the nature of determined reality. Men and women are simply determined concepts, as are all the things around us.

Những khái niệm như "thầy tu" và "cư sĩ" cũng là do "quy ước" mà có. Chúng ta quyết định đặt cho chúng từ không thành có (giả danh), chứ trong tự nhiên chúng không phải thực là những thứ đó (không phải thực danh). Giống như có cái dĩa trống, ai muốn bỏ cái gì lên đó thì bỏ.

(Bỏ xoài lên rồi gọi thành dĩa xoài, bỏ cơm lên gọi là dĩa cơm. Thực chất chẳng có dĩa xoài dĩa cơm nào cả. Bản thân cái 'dĩa' còn chưa là thực nữa, họ lấy đất cát nhào nặn nung nấu gì đó làm thành cái để đựng đồ ăn, rồi đặt tên thành 'dĩa', chứ thực sự cái dĩa cũng không phải thực danh gì cả).

Đó là bản chất của những thứ do quy ước (tục danh, giả danh), bản chất của sự thật do quy ước (tục đế). Đàn ông và đàn bà cũng là những danh từ do quy ước, chỉ là những thứ đổi thay xung quanh chúng ta mà thôi.

If we know the truth of determinations clearly, we will know that there are no beings, because ''beings'' are determined things. Understanding that these things are simply determinations, you can be at peace. But if you believe that the person, being, the ''mine,'' the ''theirs,'' and so on are intrinsic qualities, then you must laugh and cry over them. These are the proliferation of conditioning factors. If we take such things to be ours there will always be suffering. This is micchāditthi, wrong view. Names are not intrinsic realities, they are provisional truths. Only after we are born do we obtain names, isn't that so? Or did you have your name already when you were born? The name comes afterwards, right? Why must we determine these names? Because intrinsically they aren't there.

Nếu chúng ta biết rõ sự thật của những thứ do quy ước thì ta sẽ biết rõ rằng không có 'ai' thực hay 'người' thực nào cả, bởi những cái 'người' đó là những cái do quy ước. Hiểu rõ ràng những thứ đó chỉ là do quy ước, thì ta sẽ được bình an. Nhưng nếu chúng ta cứ tin rằng 'ta', 'ai đó', 'người', 'thực thể', cái 'của ta', cái 'của họ'... là thực, là những thực thể cố hữu tự nhiên, thì ta cứ phải cười phải khóc liên tục suốt đời với những thứ đó. (Vì nhận lầm chúng ta thực, nhận lầm cái 'ta' là bản ngã thực, nên suốt đời chúng ta cứ liên tục khổ, sướng, buồn, vui, sầu não... khi chúng thay đổi liên tục và liên tục). Mọi thứ chỉ là sự nhân phóng của các yếu tố tạo tác. Nếu chúng ta cứ nhận những thứ đó là 'của ta', thì suốt đời phải khổ sở vì chúng. Đó là cách nhìn sai lầm, đó là tà kiến (micchāditthi). Tên gọi chỉ là giả danh, không phải là những thực tại thực chất, đó chỉ là những sự thật do quy ước giả lập của thế gian. Chỉ sau khi được sinh ra chúng ta mới có tên tuổi, đúng không? Hay chúng ta đã có tên trước khi được sinh ra? Tên có sau, đúng không? Tại sao chúng ta đặt tên, đặt danh như vậy? Bởi do trước đó chưa có tên, không có tên thực là gì trước khi sinh ra.

We should clearly understand these determinations. Good, evil, high, low, black and white are all determinations. We are all lost in determinations. This is why at the funeral ceremonies the monks chant, Aniccā vata sankhārā... Conditions are impermanent, they arise and pass way. That's the truth. What is there that, having arisen, doesn't cease? Good moods arise and then cease. Have you ever seen anybody cry for three or four years? At the most, you may see people crying a whole night, and then the tears dry up. Having arisen, they cease....

Chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng những quy ước thế gian này. Tốt, xấu, cao, thấp, đen, trắng... đều là những quy ước của thế tục. Chúng ta đều bị lạc trong những rừng quy ước. Bởi vậy nên chỗ đám chết các thầy tu thường tụng đọc Aniccā vata sankhārā... (Mọi thứ hữu vi đều là vô thường, chúng sinh rồi diệt...). Điều đó là đúng, điều đó là lẽ thực; mọi thứ đều là như vậy. Có cái nào sinh ra mà không hoại diệt? Trạng thái tâm tốt... cũng khởi sinh rồi biến mất. Khóc rồi cũng hết, hoặc chuyển thành cười. Bạn có thấy ai khóc liên tục ba, bốn năm không? Cùng lắm chỉ thấy có người khóc liên tục một đêm, rồi cũng hết nước mắt, rồi thân thể cũng mệt mỏi. Không có gì kéo dài hay tồn tại y hệt dài lâu. Có sinh là có diệt...

Tesam vūpasamo sukho.... If we understand sankhāras, proliferations, and thereby subdue them, this is the greatest happiness. This is true merit, to be calmed of proliferations, calmed of ''being,'' calmed of individuality, of the burden of self. Transcending these things one sees the Unconditioned. This means that no matter what happens, the mind doesn't proliferate around it. There's nothing that can throw the mind off its natural balance. What else could you want? This is the end, the finish.

Tesam vūpasamo sukho... Nếu chúng ta hiểu biết các điều kiện tạo tác (các hành tạo tác, sankhāras), về sự nhân phóng (tâm) theo các điều kiện tạo tác, và nhờ đó ta chế ngự được chúng, thì đó mới là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Chỗ này mới là công đức thực thụ, là không còn và lắng lặn hết tất cả những sự phóng tâm tạo tác, là không còn và lắng lặn cái quan niệm 'con người', là không còn và lắng lặn hết quan niệm về cái 'cá nhân' hay 'ai', không còn gánh nặng về cái 'ta' hay cái 'của ta' nào nữa. Sau khi vượt qua những điều đó thì người tu sẽ nhìn thấy chỗ Vô Vi. Có nghĩa là dù cho có thứ gì xảy đến, tâm cũng không còn phóng túng này nọ theo nó nữa. Chẳng còn thứ gì có thể xô dạt cái tâm khỏi điểm cân bằng tự nhiên [buông xả] của nó. Vậy ta còn muốn gì hơn nữa? Đến đó là hết rồi, đó đã là đích đến.

The Buddha taught the way things are. Our making offerings and listening to Dhamma talks and so on is in order to search for and realize this. If we realize this, we don't have to go and study vipassanā (insight meditation), it will happen of itself. Both samatha (calm) and vipassanā are determined into being, just like other determinations. The mind which knows, which is beyond such things, is the culmination of the practice.

Phật chỉ dạy chúng ta về sự thật diễn ra của mọi thứ trên đời. Chúng ta đi chùa cúng dường và lắng nghe Giáo Pháp là cũng để tìm thấy và nhận thấy sự thật đó. Nếu chúng ta nhận ra sự thật đó, chúng ta không cần phải tìm tòi tu học về thiền tuệ minh sát (vipassanā) gì nữa, nó sẽ tự hiển lộ cho chúng ta. Cả hai thiền định (samatha) và thiền tuệ minh sát (vipassanā) cũng chỉ là do quy ước mà có, cũng chỉ là những danh từ do người ta đặt ra. Một cái tâm hiểu biết, nó vượt trên những thứ quy ước, đối đãi và giả lập của thế gian; đó là mục tiêu cao nhất của việc tu hành.

Our practice, our inquiry, is in order to transcend suffering. When clinging is finished with, states of being are finished with. When states of being are finished with, there is no more birth or death. When things are going well, the mind does not rejoice, and when things are going badly, the mind does not grieve. The mind is not dragged all over the place by the tribulations of the world, and so the practice is finished. This is the basic principle for which the Buddha gave the teaching.

Sự tu tập của chúng ta, sự điều tra quán xét của chúng ta là để vượt qua sự khổ. Khi sự dính chấp đã chấm dứt, thì trạng thái cái 'ta là' cũng chấm dứt. Khi trạng thái cái 'ta là' đã chấm dứt, thì không còn cái 'ai' để tiếp tục sinh tử. Khi mọi sự tốt đẹp tâm cũng không vui mừng, khi mọi sự xấu tệ tâm cũng không sầu não. Cái tâm không còn bị kéo trôi theo những rắc rối phiền não của thế gian, và lúc này sự tu tập đã xong. Đây là nguyên lý căn bản mà Phật đã chỉ dạy.

The Buddha taught the Dhamma for use in our lives. Even when we die there is the teaching Tesam vūpasamo sukho... but we don't subdue these conditions, we only carry them around, as if the monks were telling us to do so. We carry them around and cry over them. This is getting lost in conditions. Heaven, hell and Nibbāna are all to be found at this point.

Đức Phật chỉ dạy Giáo Pháp để áp dụng vô đời sống của chúng ta. Ngay đến lúc chết ta vẫn còn nghe được lời Phật dạy: 'Tesam vūpasamo sukho...' (Làm lắng lặn các hành tạo tác là hạnh phúc đích thực). Nhưng, chúng ta không biết chế ngự các hành (điều kiện) tạo tác đó, chúng ta chỉ mang vác chúng theo suốt đời; không lẽ các sư thầy xúi chúng ta làm vậy sao? Chúng ta cứ mang vác chúng đi khắp nơi và khóc than vì chúng. Đó là bị lạc lối vào trong mớ các điều kiện tạo tác, đó là bị lạc tâm theo mọi thứ trần cảnh, là quên mình theo vật. Thiên đường, địa ngục hay Niết-bàn đều từ ngay chỗ này mà ra.

Practicing the Dhamma is in order to transcend suffering in the mind. If we know the truth of things as I've explained here we will automatically know the Four Noble Truths - suffering, the cause of suffering, the cessation of suffering and the way leading to the cessation of suffering.

Tu hành theo Giáo Pháp là để chuyển hóa và vượt qua sự khổ trong tâm. Nếu chúng ta hiểu biết sự thật của mọi thứ theo cách tôi vừa nói trên thì tự động chúng ta biết được Bốn Sự Thật. Khổ, nguyên nhân khổ, sự chấm dứt khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ.

People are generally ignorant when it comes to determinations, they think they all exist of themselves. When the books tell us that trees, mountains and rivers are non-mind-attended conditions, this is simplifying things. This is just the superficial teaching, there's no reference to suffering, as if there was no suffering in the world. This is just the shell of Dhamma. If we were to explain things in terms of ultimate truth, we would see that it's people who go and tie all these things down with their attachments. How can you say that things have no power to shape events, that they are not mind-attended, when people will beat their children even over one tiny needle? One single plate or cup, a plank of wood... the mind attends all these things. Just watch what happens if someone goes and smashes one of them up and you'll find out. Everything is capable of influencing us in this way. Knowing these things fully is our practice, examining those things which are conditioned, unconditioned, mind-attended, and non-mind-attended.

Người đời thường ngu mờ khi gặp phải những thứ do quy ước mà có, họ cứ nghĩ rằng tất cả những thứ đó tự chúng là thực, thực từ trong bản chất tự nhiên. Khi kinh sách nói rằng cây cỏ, núi non và sông ngòi là những trạng thái không tâm thức, thì đó là cách nói gom lại để làm đơn giản phân loại. Nhưng những điều đó chỉ là giáo lý bề ngoài, nó không đề cập đến khổ, làm như không có khổ trên đời này vậy. Đó chỉ là cái vỏ ngoài của Giáo Pháp. Nếu chúng ta phải giải thích theo nghĩa sự thật rốt ráo, chúng ta sẽ thấy rằng chính con người ta đã đi bó buộc các thứ lại bằng sự ràng buộc dính chấp của họ. Làm sao chúng ta có thể nói những thứ đó không có năng lực tạo ra các sự kiện, làm sao có thể nói những thứ đó là không tâm thức, trong khi người ta có thể đánh một đứa bé chỉ vì làm mất một cây kim nhỏ xíu? Một cái dĩa, một cái ly hay một miếng gỗ... tâm chú tâm vào tất cả những thứ đó. Hãy nhìn coi điều gì xảy ra khi có ai lấy búa đập bể một trong những thứ này, và lúc bạn sẽ tìm ra câu trả lời. Mọi thứ đều có khả năng tác động đến chúng ta theo cách như vậy. Việc hiểu biết hoàn toàn về mọi thứ là việc tu tập của chúng ta, chúng ta phải xem xét hết những thứ có điều kiện (hữu vi), không điều kiện (vô vi), có tâm thức (hữu tình) và không có tâm thức (vô tình).

This is part of the ''external teaching,'' as the Buddha once referred to them. At one time the Buddha was staying in a forest. Taking a handful of leaves, He asked the bhikkhus, ''Bhikkhus, which is the greater number, the leaves I hold in my hand or the leaves scattered over the forest floor?''

The bhikkhus answered, ''The leaves in the Blessed One's hand are few, the leaves scattered around the forest floor are by far the greater number.''

Phần này là phần "giáo lý bề ngoài", như Đức Phật đã từng đề cập về chúng. Một lần Phật đang ở trong rừng, Phật nắm một nắm lá lên và hỏi các Tỳ kheo rằng nắm lá trong tay Phật nhiều hay số lá ở trong rừng nhiều hơn. Các Tỳ kheo trả lời rằng nắm lá trong tay Phật chỉ một số lá, nhưng lá trong rừng là nhiều hơn rất nhiều.

''In the same way, bhikkhus, the whole of the Buddha's teaching is vast, but these are not the essence of things, they are not directly related to the way out of suffering. There are so many aspects to the teaching, but what the Tathāgata really wants you to do is to transcend suffering, to inquire into things and abandon clinging and attachment to form, feeling, perception, volition and consciousness.'' Stop clinging to these things and you will transcend suffering. These teachings are like the leaves in the Buddha's hand. You don't need so much, just a little is enough. As for the rest of the teaching, you needn't worry yourselves over it. It is just like the vast earth, abundant with grasses, soil, mountains, forests. There's no shortage of rocks and pebbles, but all those rocks are not as valuable as one single jewel. The Dhamma of the Buddha is like this, you don't need a lot.

Phật nói rằng: "Cũng giống vậy, này các Tỳ Kheo, toàn bộ giáo lý của Phật là nhiều, nhưng những thứ đó không phải là cốt lõi của mọi thứ, chúng không trực tiếp liên quan hệ đến con đường dẫn đến giải thoát khỏi khổ. Có rất nhiều phương diện để nhìn vào giáo lý, nhưng điều Như Lai (Tathāgata, Phật) thực sự mong muốn các thầy làm là chuyển hóa khổ, điều tra vào tất cả mọi thứ và buông bỏ sự dính chấp và ràng buộc vào sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ và tâm thức". Tháo bỏ hết những dính chấp vào những thứ đó thì bạn có thể chuyển hóa sự khổ. Những giáo lý giống như số lá trong nắm tay Phật. Nhưng bạn không cần hết số lá đó, chỉ cần một vài lá nhỏ là đủ. Những phần còn lại của giáo lý bạn không cần lo về chúng. Cũng giống như trên trái đất bao la, cỏ cây, sông ngoài, núi rừng, đất đai phì nhiêu trùng trùng. Chẳng bao giờ thiếu đá sỏi, nhưng đá sỏi bao la đó không bằng một miếng ngọc nhỏ xíu. Giáo Pháp của Phật thì bao la như vậy, song bạn chỉ cần có một chút, một chút thấy biết thực sự là quý như ngọc, là đã đủ rồi.

So whether you are talking about the Dhamma or listening to it, you should know the Dhamma. You needn't wonder where the Dhamma is, it's right here. No matter where you go to study the Dhamma, it is really in the mind. The mind is the one who clings, the mind is the one who speculates, the mind is the one who transcends, who lets go. All this external study is really about the mind. No matter if you study the tipitaka, the abhidhamma or whatever, don't forget where it came from.

Do vậy, dù bạn đang nói, đang dạy hay đang nghe Giáo Pháp, bạn phải nên hiểu biết Giáo Pháp. Đừng nghĩ đến Giáo Pháp nằm ở chỗ cao xa nào, nó ở ngay tại đây. Dù bạn có đi tu học Giáp Pháp ở đâu, ở Thái Lan hay Ấn Độ, nó thực sự ở ngay trong tâm bạn. Tâm là kẻ dính chấp, tâm là kẻ phóng đoán này nọ, nhưng cũng chính tâm là người chuyển hóa, tâm là người buông bỏ. Tất cả những giáo lý bề ngoài đều nói về cái tâm. Dù bạn có học Ba tạng kinh (Tipitaka) hay học tới Vi Diệu Pháp tạng (Abhidhamma thì chúng cũng nói về tâm, đừng quên chúng được nói ra từ đâu.

When it comes to the practice, the only things you really need to make a start are honesty and integrity, you don't need to make a lot of trouble for yourself. None of you lay people have studied the Tipitaka, but you are still capable of greed, anger and delusion, aren't you? Where did you learn about these things from? Did you have to read the Tipitaka or the abhidhamma to have greed, hatred and delusion? Those things are already there in your mind, you don't have to study books to have them. But the teachings are for inquiring into and abandoning these things.

Khi đi vô thực hành tu tập, những thứ bạn thực sự cần có là sự chân thật và chánh trực, bạn không cần phải tự đánh lừa hay gây rắc rối cho chính bản thân mình.

(Đạo Phật không phải là một tôn giáo có đấng phán xét công tội, bạn chỉ cần làm trong sạch cái tâm khỏi tham, sân, si, và do vậy chỉ có chính bạn mới tự biết và phán xét về chính mình. Công đức hay không công đức, thoát khổ hay không thoát khổ là do chính bạn. Không phải tu là vì phải tu, không phải tu để mọi người hay Phật trời nhìn thấy và ghi công mình. Vậy nên, chân thật và chánh trực với chính mình là điều quan trọng nhất).

Đa số Phật tử tại gia không học gì về Ba Tạng kinh điển, nhưng các Phật tử vẫn có thể trừ bỏ được tham, sân, si, đúng không? Quý vị đâu cần phải học Ba tạng kinh hay Vi Diệu Pháp tạng thì mới biết về tham, sân, si, đúng không? Những thứ tham, sân, si là có sẵn trong tâm quý vị, đâu cần phải đọc kinh sách mới biết về chúng, mới thấy chúng nằm trong đầu này. Những giáo lý của Phật cũng nhằm mục đích điều tra, quán xét và buông bỏ những thứ tham, sân, si đó.

Let the knowing spread from within you and you will be practicing rightly. If you want to see a train, just go the central station, you don't have to go traveling all the way up the Northern Line, the Southern Line, the Eastern Line and the Western Line to see all the trains. If you want to see trains, every single one of them, you'd be better off waiting at Grand Central Station, that's where they all terminate.

Hãy để sự hiểu biết lan tỏa bên trong và bạn sẽ thực hành đúng đắn. Nếu bạn muốn nhìn thấy con tàu, cứ đi thẳng đến ga xe lửa, đâu cần phải đi dọc hết các tuyến đường ray Bắc-Nam, Đông-Tây, Đông-Nam, Tây-Bắc thì mới nhìn thấy hết những con tàu. Nếu bạn muốn nhìn thấy từng con tàu, cứ đến thẳng Ga Trung Tâm, tất cả chúng đều chạy về đậu ở đó.

Now some people tell me, ''I want to practice but I don't know how. I'm not up to studying the scriptures, I'm getting old now, my memory's not good...'' Just look right here, at ''Central Station.'' Greed arises here, anger arises here, delusion arises here. Just sit here and you can watch as all these things arise. Practice right here, because right here is where you're stuck. Right here is where the determined arises, where conventions arise, and right here is where the Dhamma will arise.

Giờ có một số người hỏi tôi: "Con muốn tu tập nhưng con không biết cách. Con chưa học kinh điển, giờ con già quá rồi, trí nhớ không còn tốt để học...". Chỉ cần nhìn ngay đây, nhìn chỗ Ga Trung Tâm. Tham khởi sinh ngay đó, sân khởi sinh ngay đó, si khởi sinh ngay đó. Chỉ cần ngồi đây và bạn có thể những chuyến tàu ra vào, nhìn thấy tất cả mọi sự khỏi sinh ở ngay đó. Hãy tu tập ngay chỗ này, bởi chỗ này là chỗ dính kẹt của quý vị. Ngay đây là chỗ những thứ thế tục (do quy ước) khởi sinh, và Giáo Pháp cũng khởi sinh ngay chính chỗ này.

Therefore the practice of Dhamma doesn't distinguish between class or race, all it asks is that we look into, see and understand. At first, we train the body and speech to be free of taints, which is sīla. Some people think that to have sīla you must memorize Pāli phrases and chant all day and all night, but really all you have to do is make your body and speech blameless, and that's sīla. It's not so difficult to understand, just like cooking food... put in a little bit of this and a little bit of that, till it's just right... and it's delicious! You don't have to add anything else to make it delicious, it's delicious already, if only you add the right ingredients. In the same way, taking care that our actions and speech are proper will give us sīla.

Bởi vậy, việc tu hành theo Giáo Pháp là không phân biệt giai cấp hay sắc tộc, tất cả yêu cầu chỉ là chúng ta nhìn sâu vào, để nhìn thấy và hiểu biết. Trước hết, chúng ta tu tập thân và lời nói cho sạch khỏi những bất thiện, đó là giữ giới (sīla). Nhiều người nghĩ rằng giữ giới là phải học thuộc kinh kệ và tụng niệm suốt ngày suốt đêm, nhưng thực ra những gì cần làm là làm cho thân và lời nói của mình không còn bất thiện hay dính vào tội lỗi, đó là giữ giới. Điều này không quá khó hiểu, cũng giống như nấu món ăn... bỏ một chút này, bỏ một chút kia cho đến khi thấy vừa vị và vừa ăn! Bạn không cần phải bỏ thêm nhiều thứ khác để làm nó ngon, nó đã ngon rồi, chỉ cần nêm nếm vừa đủ là nó ngon. Tương tự, chỉ cần kiêng cữ, để ý đến những hành động và lời nói của mình thì bạn đã làm được việc giữ giới tốt lành rồi.

Dhamma practice can be done anywhere. In the past I traveled all over looking for a teacher because I didn't know how to practice. I was always afraid that I was practicing wrongly. I'd be constantly going from one mountain to another, from one place to another, until I stopped and reflected on it. Now I understand. In the past I must have been quite stupid, I went all over the place looking for places to practice meditation - I didn't realize it was already there, in my heart. All the meditation you want is right there inside you. There is birth, old age, sickness, death right here within you. That's why the Buddha said Paccattam veditabbo viññūhi: The wise must know for themselves. I'd said the words before but I still didn't know their meaning. I traveled all over looking for it until I was ready to drop dead from exhaustion - only then, when I stopped, did I find what I was looking for, inside of me. So now I can tell you about it.

Việc tu tập có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào. Ngày xưa tôi phải đi khắp nơi để tìm sư thầy bởi tôi chưa biết cách tu tập. Tôi cứ sợ mình sai đường. Tôi cứ đi hết núi này đến núi khác, vùng này đến vùng khác, để tìm nơi thích hợp để tu tập. Đến lúc tôi dừng lại và suy xét về việc đó. Giờ tôi đã hiểu. Trước kia tôi quá ngu khờ, tôi cứ lo đi tìm chỗ thích hợp để tu thiền. Lúc đó tôi không nhận ra nơi thích hợp chính là ngay đây—ngay chính tâm này và trái tim này. Tất cả những gì bạn muốn thiền là ngay bên trong ta. Có sự sinh, già, bệnh, chết ngay bên trong ta. Bởi vậy nên Phật đã nói câu 'Paccattam veditabbo viññūhi': người có trí phải tự biết rõ chính mình. Tôi đã đọc câu này nhưng hồi đó tôi không hiểu ý nghĩa của nó. Tôi cứ lo đi tìm chỗ này chỗ nọ đến lúc mệt mỏi ngã quỵ–và chỉ đến khi đó tôi mới tìm ra chỗ mình cần tìm, đó là ngay bên trong bản thân mình. Do vậy, giờ tôi có thể chỉ lại cho quý vị.

So in your practice of sīla, just practice as I've explained here. Don't doubt the practice. Even though some people may say you can't practice at home, that there are too many obstacles... if that's the case then even eating and drinking are going to be obstacles. If these things are obstacles to practice then don't eat! If you stand on a thorn, is that good? Isn't not standing on a thorn better? Dhamma practice brings benefit to all people, irrespective of class. However much you practice, that's how much you will know the truth.

Như vậy về giữ giới, cứ tu tập theo tinh thần tôi vừa nói. Đừng hoài nghi về sự tu tập. Ngay cả khi có người cho rằng khó mà tu tập ở nhà, rằng ở nhà có nhiều điều trở ngại... nếu vậy ăn uống ở nhà cũng là trở ngại hay sao? Nếu ăn mà cũng là trở ngại thì đừng ăn! Tu tập theo Giáo Pháp sẽ mang lại lợi lạc cho tất cả mọi người, bất kể họ là giai cấp nào. Hơn nữa, càng tu tập nhiều ta càng hiểu biết nhiều về sự thật.

Some people say they can't practice as a lay person, the environment is too crowded. If you live in a crowded place, then look into crowdedness, make it open and wide. The mind has been deluded by crowdedness, train it to know the truth of crowdedness. The more you neglect the practice, the more you neglect going to the monastery and listening to the teaching, the more your mind will sink down into the bog, like a frog going into a hole. Someone comes along with a hook and the frog's done for, he doesn't have a chance. All he can do is stretch out his neck and offer it to them. So watch out that you don't work yourself into a tiny corner - someone may just come along with a hook and scoop you up. At home, being pestered by your children and grandchildren, you are even worse off than the frog! You don't know how to detach from these things. When old age, sickness and death come along, what will you do? This is the hook that's going to get you. Which way will you turn?

Nhiều người nói người tại gia rất khó tu tập, bởi người tại gia sống giữa cộng đồng đông đúc. Nếu bạn đang sống giữa đông người, hãy nhìn vào sự đông đúc đó, mở rộng nó ra. Cái tâm bị che mờ bởi sự đông đúc, vậy hãy tập luyện nó để hiểu biết sự thật của sự đông đúc đó. Càng lơ là tập luyện, càng lười biếng đến chùa để nghe học Giáo Pháp, thì tâm bạn càng lún sâu xuống bãi lầy, giống như con ếch ngồi dí trong hang. Ai đó đi qua đưa lưỡi móc vào hang...và con ếch hết đời, nó đâu có đường nào tránh né hay chạy thoát. Lúc nó nó chỉ biết đưa cổ đưa bụng ra cho người ta móc thôi. Vì vậy, các bạn hãy coi chừng, đừng có để mình rơi vào thế kẹt hang cùng như vậy—có chuyện gì xảy đến là không có đường giải thoát. Ở nhà bị quấy rầy bởi con cháu, bạn có thể còn khổ kẹt hơn cả con ếch! Bạn không biết cách nào để tách khỏi những ràng buộc đó, (không tu tập gì được). Đến khi già, bệnh, rồi chết, thì bạn làm gì được? Đó là lưỡi móc đang đợi móc chết bạn. Vậy bạn phải làm gì khác đây?

This is the predicament our minds are in. Engrossed in the children, the relatives, the possessions... and you don't know how to let them go. Without morality or understanding to free things up there is no way out for you. When feeling, perception, volition and consciousness produce suffering you always get caught up in it. Why is there this suffering? If you don't investigate you won't know. If happiness arises you simply get caught up in happiness, delighting in it. You don't ask yourself, ''Where does this happiness come from?'

Đây là chỗ khó xử rắc rối của tâm. Bị bao vây bởi con cái, người thân, của cải, nhà cửa... và hầu hết chúng ta chẳng biết cách nào để buông bỏ những thứ đó. Không tu tập được giới hạnh và trí tuệ hiểu biết để thoát khỏi mọi thứ thế tục thì không có lối thoát nào cho chúng ta. (Thoát là thoát khỏi vòng sinh tử bất tận đầy khổ đau). Khi những thứ tạo tác như cảm giác, nhận thức, ý nghĩ và tâm thức [thọ, tưởng, hành, thức] tạo ra khổ, ta cứ luôn bị dính theo nó. Tại sao có khổ? Nếu ta không biết điều tra quán xét thì ta không hiểu biết. Hễ có gì sướng khởi lên, ta chỉ biết chạy dính theo nó, chỉ biết tham chìm theo nó. Ta chẳng bao giờ tự hỏi: "Cái sướng đó đến từ đâu?", "Sướng đó đâu còn hoài, nó sẽ hết nhanh, rồi cũng chuyển thành khổ?".

So change your understanding. You can practice anywhere because the mind is with you everywhere. If you think good thoughts while sitting, you can be aware of them; if you think bad thoughts you can be aware of them also. These things are with you. While lying down, if you think good thoughts or bad thoughts, you can know them also, because the place to practice is in the mind. Some people think you have to go to the monastery every single day. That's not necessary, just look at your own mind. If you know where the practice is you'll be assured.

The Buddha's teaching tells us to watch ourselves, not to run after fads and superstitions. That's why he said,

Sīlena sugatim yanti

Moral rectitude leads to well-being

Sīlena bhogasampadā

Moral rectitude leads to wealth

Sīlena nibbutim yanti

Moral rectitude leads to Nibbāna

Tasmā sīlam visodhaye

Therefore, maintain your precepts purely

Sīla refers to our actions. Good actions bring good results, bad actions bring bad results. Don't expect the gods to do things for you, or the angels and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true, don't believe in them. If you believe in them you will suffer. You'll always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angels and guardian deities... you'll suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good you inherit goodness, doing bad you inherit badness.

Vậy đó, phải đổi cách hiểu biết của mình. Bạn có thể tu tập bất cứ đâu, bởi ở đâu tâm cũng đi theo mình. Ta ở đâu tâm ở đó, sao lại không tu tập nó được? Khi nghĩ những ý nghĩ tốt, bạn có thể ý thức biết rõ về chúng; còn khi nghĩ những ý nghĩ xấu, bạn cũng có thể ý thức rõ biết về chúng. Những thứ đó có mặt nơi bạn. Khi đang nằm, khi nghĩ những ý nghĩ tốt hay xấu, bạn có thể biết rõ về chúng, bởi chỗ tu tập là chính ngay trong tâm này. Nhiều người cứ nghĩ tu là phải ở chùa hàng ngày. Điều đó không cần thiết, cứ nhìn vào tâm này của bạn. Nếu bạn biết chỗ tu tập là ngay tâm này thì bạn chắc chắn có kết quả.

Giới Hạnh (sīla) chỉ về những hành động của chúng ta. Hành động tốt dẫn đến kết quả tốt, nghiệp xấu dẫn đến nghiệp quả xấu. Đừng mong đợi trời Phật, thánh thần hay hộ pháp nào giúp đỡ, hoặc đợi ngày lành vận tốt sẽ giúp mình. Những điều đó là không đúng, đừng tin. Nếu tin vào những điều đó thì chỉ là mê tín, sẽ càng khổ thêm. Quý vị cứ ngồi chờ đến ngày lành, tháng tốt, năm thuận, thánh thần, hộ pháp... thì càng thêm khổ mà thôi. Hãy tự nhìn vào những hành động và lời nói của mình, nhìn ngay vào những nghiệp của mình. Làm lành mang lành, gieo ác thì gặt ác.

If you understand that good and bad, right and wrong all lie within you, then you won't have to go looking for those things somewhere else. Just look for these things where they arise. If you lose something here, you must look for it here. Even if you don't find it at first, keep looking where you dropped it. But usually, we lose it here then go looking over there. When will you ever find it? Good and bad actions lie within you. One day you're bound to see it, just keep looking right there.

Nếu đã biết điều thiện và ác, điều đúng và sai đều nằm trong tâm mình, thì bạn đâu cần phải đi tìm những điều đó từ chỗ khác bên ngoài. Chỉ cần nhìn vào những điều đó ngay chỗ chúng khởi sinh. Nếu mất cái gì ở đây thì phải nên tìm ngay ở đây chứ. Ngay cả không tìm ra ngay, bạn vẫn cứ tiếp tục tìm kiếm ngay nơi mình làm rớt chứ. Nhưng ít ai chú tâm thực sự vào hành động của mình, nên thường khi mất chỗ này lại đi tìm chỗ khác. Khi nào bạn mới tìm ra nó ở chỗ khác? Thiện và ác, xấu và tốt, đúng và sai đều nằm ngay bên trong bạn. Một ngày bạn chưa tìm ra, nhưng hãy tiếp tục tìm nữa, vì ở đây là đúng chỗ.

All beings fare according to their kamma. What is kamma? People are too gullible. If you do bad actions, they say Yāma, the king of the underworld, will write it all down in a book. When you go there he takes out his accounts and looks you up.... You're all afraid of the Yāma in the after-life, but you don't know the Yāma within your own minds. If you do bad actions, even if you sneak off and do it by yourself, this Yāma will write it all down. Among you people sitting here and there are probably many who have secretly done bad things, not letting anyone else see. But you see it, don't you? This Yāma sees it all. Can you see it for yourself? All of you, think for a while... Yāma has written it all down, hasn't he? There's no way you can escape it. Whether you do it alone or in a group, in a field or wherever....

Tất cả mọi chúng sinh hành xử theo nghiệp của mình. Nghiệp (kamma) là gì? Mọi người thường quá nhẹ dạ cả tin. Khi thấy ai làm điều xấu ác, họ nói rằng Diêm Vương (Yāma) sẽ ghi tội vào sổ địa ngục. Khi bạn bị tái sinh xuống đó, ngài sẽ lấy sổ ra và tính tội của bạn... Nghe vậy ai cũng thấy sợ hãi nếu làm việc ác sẽ gặp Diêm Vương kiếp sau, nhưng chẳng ai chịu tìm hiểu cái 'Diêm Vương' ngay trong tâm mình. Nếu bạn làm điều xấu, dù có núp bóng làm một mình không ai biết, 'Diêm Vương' trong tâm này mới ghi sổ tính tội bạn. Có thể trong số quý vị đang ngồi đây đã từng lén lút hay bí mật làm những điều xấu ác, không để người khác thấy hay biết. Nhưng chính mình thì thấy, phải không? Chính cái 'Diêm Vương' trong tâm mình thấy rõ tất cả. Quý vị tự mình biết mình, phải không? Tất cả quý vị, ai cũng vậy phải không, hãy dành một phút suy nghĩ về điều này...! Chính cái 'Diêm Vương' của tâm mình đã tính sổ tất cả, đúng không? Mình không bao giờ thoát được. Dù bạn có lén làm điều xấu một mình hoặc với nhiều người, dù bạn có làm ngoài đồng vắng, trong hang động, trong phòng kín hay bất cứ chỗ nào...

Is there anybody here who has ever stolen something? There are probably a few of us who are ex-thieves. Even if you don't steal other people's things you still may steal your own. I myself have that tendency, that's why I reckon some of you may be the same. Maybe you have secretly done bad things in the past, not letting anyone else know about it. But even if you don't tell anyone else about it, you must know about it. This is the Yāma who watches over you and writes it all down. Wherever you go he writes it all down in his account book. We know our own intention. When you do bad actions badness is there, if you do good actions, goodness is there. There's nowhere you can go to hide. Even if others don't see you, you must see yourself. Even if you go into a deep hole you'll still find yourself. Even if you go into a deep hole you'll still find yourself there. There's no way you can commit bad actions and get away with it. In the same way, why shouldn't you see your own purity? You see it all - the peaceful, the agitated, the liberation or the bondage - we see all these for ourselves.

Ai ở đây đã từng ăn cắp cái gì chưa? Có thể một số trong chúng ta đã từng ăn cắp. Nếu không ăn cắp đồ của người khác thì có thể cũng ăn cắp đồ của chính mình. Tôi cũng có hướng tật đó, nên tôi đoán quý vị cũng có thể như vậy. Có thể quý vị đã từng lén làm điều xấu trước kia, không bao giờ nói cho ai biết về điều xấu đó. Nhưng dù không nói cho ai biết, chính mình biết rõ điều đó. Cái 'mình' đó chính là Diêm Vương theo dõi và ghi sổ tất cả. Dù bạn có làm ở đâu, có trốn đi đâu, ổng cũng ghi đủ tất cả vào sổ của ổng. Chúng ta biết rõ những ý định (ý hành) của mình. Khi làm việc xấu ác, sự xấu có ngay ở đó; khi làm điều tốt thiện, sự lành có ngay ở đó. Bạn không thể dấu ở đâu được. Dù không ai thấy điều mình làm, nhưng mình thấy mình. Dù bạn có chui vào hang sâu bạn vẫn tìm thấy mình ở đó. Không có cách nào làm điều xấu tạo nghiệp xấu và có thể trốn thoát. Tương tự như nhìn thấy những tâm tính xấu của mình, tại sao bạn không biết nhìn sự trong sạch của mình? Bạn có thể nhìn thấy tất cả các tâm tính khác nhau—sự bình an, sự sân, sự tham, sự ràng buộc hay sự giải thoát—chúng ta phải tự mình nhìn vào trong tâm để nhìn thấy mình.

In this Buddhist religion you must be aware of all your actions. We don't act like the Brahmans, who go into your house and say, ''May you be well and strong, may you live long.'' The Buddha doesn't talk like that. How will the disease go away with just talk? The Buddha's way of treating the sick was to say, ''Before you were sick what happened? What led up to your sickness?'' Then you tell him how it came about. ''Oh, it's like that, is it? Take this medicine and try it out.'' If it's not the right medicine he tries another one. If it's right for the illness, then that's the right one. This way is scientifically sound. As for the Brahmans, they just tie a string around your wrist and say, ''Okay, be well, be strong, when I leave this place you just get right on up and eat a hearty meal and be well.'' No matter how much you pay them, your illness won't go away, because their way has no scientific basis. But this is what people like to believe.

Trong đạo Phật, chúng ta phải ý thức rõ-biết về tất cả mọi hành động của mình. Chúng ta không làm như các Bà La-môn, cứ bước đến nhà và đọc: "Cầu cho quý ông bà mạnh giỏi, cầu cho quý ông bà được sống lâu". Phật không nói kiểu đó. Làm sao một căn bệnh lại có thể biến mất chỉ với những lời nói như vậy?. Phật trị liệu căn bệnh theo cách có lý như vầy: "Trước khi anh bệnh điều gì xảy ra? Điều gì là nguyên nhân dẫn đến bệnh?". Lúc đó bạn nói với Phật cách mọi sự diễn ra cho đến khi bệnh. "À vậy hả, vậy hãy lấy thuốc này và về uống thử có đúng không". Nếu thuốc không đúng bệnh, Phật sẽ dùng thuốc khác, liều khác (tùy theo cơ địa nặng nhẹ của mỗi người). Nếu thuốc đó làm bệnh thuyên giảm, nếu thuốc trị được bệnh, thì đó là thuốc đúng. Cách này nghe có lý khoa học. Không phải như các thầy Bà-la-môn ngày xưa, họ lấy dây cột quanh cổ tay bạn và đọc chú: "Nào, khỏe đi, mạnh đi, sau khi tôi đi khỏi, hãy ngồi thẳng dậy và ăn một bữa cơm ngon lành và sẽ hết bệnh". Bạn có trả bao nhiêu tiền cho mấy ông thầy kiểu đó thì cũng tiền mất tật mang thôi, bởi trị cách như vậy đâu có cơ sở khoa học gì. Vậy mà có rất nhiều người tin đó; khi bệnh là kêu thầy pháp, thầy cúng, thầy đồng đến nhà ngay.

The Buddha didn't want us to put too much store in these things, he wanted us to practice with reason. Buddhism has been around for thousands of years now, and most people have continued to practice as their teachers have taught them, regardless of whether it's right or wrong. That's stupid. They simply follow the example of their forebears.

Phật cũng không muốn chúng ta tu học đại trà, chất chứa trong đầu cả đống những chuyện đúng sai như vậy. Phật chỉ muốn chúng ta tu tập có lý, đúng lý—lý tu hành phải đúng đắn. Đạo Phật đã có mặt mấy ngàn năm rồi, và mọi người vẫn luôn tu tập rập khuôn theo cách mấy ông sư chỉ dạy, không cần biết là đúng hay sai. Điều đó là ngu xuẩn. Họ chỉ biết tu theo rập khuôn theo các thầy tổ của bao đời trước đó.

The Buddha didn't encourage this sort of thing. He wanted us to do things with reason. For example, at one time when he was teaching the monks, he asked Venerable Sāriputta, ''Sāriputta, do you believe this teaching?'' Venerable Sāriputta replied, ''I don't yet believe it.'' The Buddha praised his answer: ''Very good, Sāriputta. A wise person doesn't believe too readily. He looks into things, into their causes and conditions, and sees their true nature before believing or disbelieving.''

Phật cũng không khuyến khích kiểu tu rập khuôn như vậy. Phật muốn chúng ta tu theo lý, có lý, đúng lý. Ví dụ, một lần đang giảng pháp cho các Tỳ kheo, Phật quay qua hỏi ngài Xá-lợi-phất: "Này Xá-lợi-phất, thầy có tin giáo lý này không?". Ngài Xá-lợi-phất trả lời: "Không, con không tin". Phật khen ngợi câu trả lời: "Lành thay, này Xá-lợi-phất. Người khôn trí không vội tin vào một điều gì. Người ấy nhìn vào mọi thứ, nhìn vào những nhân duyên của chúng, và nhìn thấy bản chất đích thực của chúng trước khi tin hay không tin".

But most teachers these days would say, ''What?!!! You don't believe me? Get out of here!'' Most people are afraid of their teachers. Whatever their teachers do they just blindly follow. The Buddha taught to adhere to the truth. Listen to the teaching and then consider it intelligently, inquire into it. It's the same with my Dhamma talks - go and consider it. Is what I say right? Really look into it, look within yourself.

Nhưng thời bây giờ mấy vị sư thầy sư phụ thường hay quát: "Cái gì?!!! Anh không tin ta sao? Vậy thì đi chỗ khác, chứ ở đây làm gì!". Hầu hết mọi người đều rất sợ thầy, sợ sư phụ. Thấy sư phụ sư huynh làm cái gì họ làm theo răm rắp một cách mù quáng. Phật không dạy bám rập khuôn, mà phải bám vào sự thật. Lắng nghe giáo lý và sau đó coi xét một cách kỹ càng, kiên nhẫn, điều tra tìm hiểu điều đó là đúng hay sai. Cũng giống như những gì tôi nói về Giáo Pháp—hãy về và suy xét, chứ đừng tin vội. Những điều tôi nói là đúng, phải không? Bạn phải thực sự nhìn sâu vào những điều đó, nhìn vào bản thân mình để thấy những điều đó có đúng hay không.

So it is said to guard your mind. Whoever guards his mind will free himself from the shackles of Māra. It's just this mind which goes and grabs onto things, know things, sees things, experiences happiness and suffering... just this very mind. When we fully know the truth of determinations and conditions we will naturally throw off suffering.

Bởi vậy nên thường nói phải phòng hộ cái tâm. Ai phòng hộ cái tâm sẽ được tự do khỏi Diêm Vương. Chỉ là do cái tâm chạy theo và nắm chấp mọi thứ, biết mọi thứ, thấy mọi thứ, nếm trải mọi thứ sướng và khổ... chỉ là do cái tâm này. Khi nào chúng ta hoàn toàn hiểu được những thứ do quy ước và những điều kiện trên thế gian, thì chúng ta sẽ tự nhiên trút bỏ hết sự khổ.

All things are just as they are. They don't cause suffering in themselves, just like a thorn, a really sharp thorn. Does it make you suffer? No, it's just a thorn, it doesn't bother anybody. But if you go and stand on it, then you'll suffer. Why is there this suffering? Because you stepped on the thorn. The thorn is just minding its own business, it doesn't harm anybody. Only if you step on the thorn will you suffer over it. It's because of ourselves that there's pain. Form, feeling, perception, volition, consciousness... all things in this world are simply there as they are. It's we who pick fights with them. And if we hit them they're going to hit us back. If they're left on their own they won't bother anybody, only the swaggering drunkard gives them trouble. All conditions fare according to their nature. That's why the Buddha said, Tesam vūpasamo sukho: If we subdue conditions, seeing determinations and conditions as they really are, as neither ''me'' nor ''mine,'' ''us'' nor ''them,'' when we see that these beliefs are simply sakkāya-ditthi, the conditions are freed of the self-delusion.

Mọi thứ chỉ là như chúng là. Tự chúng không gây ra khổ, cũng giống như mũi chông nhọn, tự nó không gây khổ cho ai hết. Nó chỉ là mũi chông, nó chẳng liên quan đến ai. Nhưng ai biểu bạn đến bước lên nó thì bạn dính khổ đau chứ ai. Cái mũi chông chỉ là nó, nó đâu làm hại ai. Chỉ khi nào bạn tự bước lên nó thì bạn bị đau. Đau là do chính bạn. Sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ, tâm thức [sắc, thọ, tưởng, hành thức]...và tất cả mọi thứ trên đời đều chỉ là chúng, như chúng là. Chỉ là do ta cứ luôn phản ứng va chạm này nọ với chúng. Và nếu ta chống chọi với chúng, chúng sẽ chống trả lại. Nếu chúng ta để chúng yên như chúng là, nếu chúng ta chỉ nhìn chúng và buông bỏ chúng, thì chúng đâu có làm phiền làm khổ ai đâu; giống như, chỉ có kẻ say rượu (không tỉnh táo) thì mới tự gây rắc rối và tự làm khổ mình thôi. Tất cả mọi điều kiện nhân duyên đều xảy ra theo bản chất tự nhiên của nó. Bởi vậy nên Phật mới nói: 'Tesam vūpasamo sukho': Nếu chúng ta làm lắng lặn tất cả các điều kiện (các hành tạo tác), nhìn thấy bản chất những thứ do quy ước và những điều-kiện thế gian đúng-như-chúng-là, đúng là không phải cái 'ta' hay 'của ta', hay 'của ai'— nhìn thấy rằng chính chúng ta cứ nhận chúng là mình rồi dính líu theo chúng, chỉ bởi do cái niềm tin sai lầm về cái 'ta' hay thân kiến (sakkāyaditthi)— Nhìn thấy được như vậy ta sẽ không còn bị ngu mờ, si mê.

If you think ''I'm good,'' ''I'm bad,'' ''I'm great,'' ''I'm the best,'' then you are thinking wrongly. If you see all these thoughts as merely determinations and conditions, then when others say ''good'' or ''bad'' you can leave it be with them. As long as you still see it as ''me'' and ''you'' it's like having three hornets nests - as soon as you say something the hornets come buzzing out to sting you. The three hornets nests are sakkāyaditthi, viccikicchā, and sīlabbata-parāmāsa.

Nếu bạn nghĩ "Tôi tốt", "Tôi xấu", "Tôi hay", "Tôi giỏi nhất" thì bạn đang nghĩ một cách sai lầm. Nếu bạn nhìn ra tất cả những ý nghĩ đó chỉ là những quy ước và điều kiện, thì khi có ai nói ai "tốt" hay "xấu", thì bạn sẽ có khả năng không chấp gì hết. Chừng nào bạn còn tin có cái 'ta' (chấp thân này là 'ta' và 'ta' là thân này) thì bạn sẽ còn dính chấp mọi thứ, giống như bạn vẫn đeo bên mình ba tổ ong ngựa— ngay khi bạn nói điều gì, chúng sẽ bay ra bu kín và chích bạn đủ phía. Ba tổ ong ngựa đó là: sự chấp thân là ta (sakkāyaditthi), sự nghi ngờ (viccikicchā), và sự mê tín dị đoan (sīlabbataparāmāsa). Đó là ba gông cùm trói buộc và cản trở sự tu tập và trí tuệ của chúng ta.

Once you look into the true nature of determinations and conditions, pride cannot prevail. Other people's fathers are just like our father, their mothers are just like ours, their children are just like ours. We see the happiness and suffering of other beings as just like ours.

Một khi bạn đã nhìn vào bản chất đích thực của những thứ quy ước và những điều kiện thế gian, tính tự ta tự đại cũng không còn. Cha mẹ những người khác cũng như cha mẹ của ta, con cái của họ cũng giống như con cái chúng ta. Ta nhìn thấy sự sướng khổ vui buồn của người khác cũng giống như sự sướng khổ vui buồn của chính ta. Hiểu đúng như vậy thì tự khởi sinh sự đồng cảm và lòng bi mẫn.

If we see in this way we can come face to face with the future Buddha, it's not so difficult. Everyone is in the same boat. Then the world will be as smooth as a drumskin. If you want to wait around to meet Phra Sri Ariya Metteyya, the future Buddha, then just don't practice... you'll probably be around long enough to see him. But He's not crazy that he'd take people like that for disciples! Most people just doubt. If you no longer doubt about the self, then no matter what people may say about you, you aren't concerned, because your mind has let go, it is at peace. Conditions become subdued. Grasping after the forms of practice... that teacher is bad, that place is no good, this is right, that's wrong... No. There's none of these things. All this kind of thinking is all smoothed over. You come face to face with the future Buddha. Those who only hold up their hands and pray will never get there.

Nếu nhìn theo cách như vậy thì chúng ta đang đối diện với vị Phật tương lai, điều này không phải là điều cực kỳ khó. Ai cũng như ai, tất cả đều đang ở trên một chiếc thuyền. Hiểu vậy thì thế giới này sẽ êm ái như mặt một cái trống. Nếu ai muốn chờ để gặp Đức Phật Di Lặc (Phra Sri Ariya Metteyya), vị Phật tương lai, thì cứ ngồi đó khỏi cần tu gì hết... Bộ quý vị nghĩ mình có thể sống lâu đến đó để gặp Đức Phật Di Lặc sao?. Nhưng nếu có chuyện đó thì ngài chắc cũng không nhận những kẻ như vậy làm đệ tử của ngài đâu! Ai cũng còn đầy nghi ngờ. Nếu bạn không còn nghi ngờ về sự thật rằng "không có cái 'ta' cố định hằng hữu nào hết", thì dù ai có nói gì về mình, mình cũng đâu quan tâm, bởi tâm bạn đã buông bỏ, nó đã được bình an. Những điều kiện tạo tác đã lắng lặn. Bạn không còn phải chấp dính theo 'pháp môn' hay cách thức tu tập nào nữa, không còn chê chấp ông thầy này dở, chỗ chùa này không linh, điều này đúng, điều kia sai, phái này vầy, phái kia vậy... Hết, không còn mấy thứ chấp nê đối đãi đó nữa. Tất cả mọi thứ tư duy suy nghĩ đã được làm yên ả trơn tru như vậy. Bạn đang gặp Đức Phật tương lai. Còn mấy người chỉ biết chắp tay và vái lạy thì sẽ không bao giờ gặp được.

So here is the practice. If I talked any more it would just be more of the same. Another talk would just be the same as this. I've brought you this far, now you think about it. I've brought you to the path, whoever's going to go, it's there for you. Those who aren't going can stay. The Buddha only sees you to the beginning of the path. Akkhātaro Tathāgatā - the Tathāgata only points the way. For my practice he only taught this much. The rest was up to me. Now I teach you, I can tell you just this much. I can bring you only to the beginning of the path, whoever wants to go back can go back, whoever wants to travel on can travel on. It's up to you, now.

Vậy đó, đây là cách tu tập. Nếu tôi có nói thêm nữa thì cũng vậy thôi. Nói theo nhiều cách thì cái chính cũng vậy thôi. Nói thêm thì cũng là nói lại lý tu tập là như vậy. Tôi đã trình bày đến tận đích đến cho quý vị, giờ quý vị hãy tự suy xét về những điều đó. Tôi đã đưa quý vị lên đường, còn đi hay không là tùy ở quý vị, con đường vẫn luôn ở đó. Ai không chịu đi thì có thể ở lại. Phật chỉ tiễn bạn ở đầu đường. 'Akkhātaro Tathāgatā': Như Lai chỉ chỉ ra con đường, (còn mỗi người phải tự mình bước đi). Việc tu hành của tôi cũng vậy. Phật chỉ chỉ ra con đường như vậy. Phần còn lại là tôi phải tự làm, tự tu, tu được nhiều hay ít là do tôi. Giờ tôi chỉ lại cho các quý vị, tôi cũng chỉ được bao nhiêu đó. Tôi chỉ có thể dắt bạn ra tới đầu đường, ai muốn quay lại thì cứ quay lại, còn ai tiếp tục đi thì đi, tất cả là tùy nơi quý vị. Bây giờ thì tùy ở quý vị.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro