Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah (Từ chương 46 đến chương 50)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 46

UNDERSTANDING VINAYA - HIỂU VỀ GIỚI LUẬT

Chương 47

MAINTAINING THE STANDARD - DUY TRÌ CHUẨN MỰC

Chương 48

THE FLOOD OF SENSUALITY - DÒNG LŨ THAM DỤC

Chương 49

IN THE DEAD OF NIGHT... - CÁI CHẾT TRONG ĐÊM

Chương 50

SENSE CONTACT - THE FOUNT OF WISDOM – TIẾP XÚC GIÁC QUAN- SUỐI NGUỒN TRÍ TUỆ

***

Chương 46

UNDERSTANDING VINAYA - HIỂU VỀ GIỚI LUẬT

This practice of ours is not easy. We may know some things but there is still much that we don't know. For example, when we hear teachings such as ''know the body, then know the body within the body''; or ''know the mind, then know the mind within the mind.'' If we haven't yet practiced these things, then when we hear them we may feel baffled.

Việc tu hành của chúng ta không phải là dễ dàng. Chúng ta có thể biết nhiều điều, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết. Lấy ví dụ, chúng ta nghe giáo lý như "biết thân, biết thân trong thân"; hoặc "biết tâm, biết tâm trong tâm". Nếu chúng ta chưa tự tu những điều đó thì khi mới nghe ta cảm thấy khó hiểu.

The Vinaya is like this. In the past I used to be a teacher, but I was only a ''small teacher,'' not a big one. Why do I say a ''small teacher''? Because I didn't practice. I taught the Vinaya but I didn't practice it. This I call a small teacher, an inferior teacher. I say an ''inferior teacher'' because when it came to the practice I was deficient. For the most part my practice was a long way off the theory, just as if I hadn't learned the Vinaya at all.

Giới Luật (Vinaya) cũng như vậy. Trước kia tôi từng là một sư thầy, nhưng lúc đó chỉ là một "tiểu sư", chẳng phải 'đại sư'. Tại sao tôi dùng chữ "tiểu sư"? Bởi lúc đó tôi chưa tu tập thực sự. Tôi dạy về Giới Luật nhưng không tu tập. Nên tôi gọi là tiểu sư: có nghĩa là một ông thầy tiểu nhược. Tôi gọi là 'ông thầy tiểu nhược' bởi khi bước vào thực hành tôi còn quá nhiều thiếu sót nông cạn. Phần lớn sự tu tập của tôi rất xa vời với lý thuyết, giống như tôi chưa hề học biết gì về Giới Luật cả.

However, I would like to state that in practical terms it's impossible to know the Vinaya completely, because some things, whether we know them or not, are still offenses. This is tricky. And yet it is stressed that if we do not yet understand any particular training rule or teaching, we must study that rule with enthusiasm and respect. If we don't know, then we should make an effort to learn. If we don't make an effort, that is in itself an offense.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh ở đây là về mặt thực hành, ta khó có thể hiểu biết về Giới Luật một cách hoàn toàn, bởi có rất nhiều điều luôn là phạm giới, cho dù chúng ta biết hay không biết chúng là phạm giới hay không. Chỗ này rất đánh lừa. Và cần phải nhấn mạnh lại rằng nếu chúng ta chưa hiểu biết những giới luật nào hay giáo lý nào, chúng ta cần nên học hỏi nó với một sự nhiệt tâm và tôn trọng. Nếu chúng ta chưa biết, chúng ta phải nỗ lực học hỏi nó. Nếu chúng ta không nỗ lực học hỏi giới luật hay giáo lý, thì ngay cái hành động không nỗ lực đó cũng đã là phạm giới.

For example, if you doubt... suppose there is a woman and, not knowing whether she is a woman or a man, you touch her. You're not sure, but still go ahead and touch... that's still wrong. I used to wonder why that should be wrong, but when I considered the practice, I realized that a meditator must have sati, he must be circumspect. Whether talking, touching or holding things, he must first thoroughly consider. The error in this case is that there is no sati, or insufficient sati, or a lack of concern at that time.

Ví dụ vui, nếu như các thầy nghi ngờ... không biết người kia là nam hay nữ, các thầy chạm vào cô ta. Các thầy không biết chắc nhưng vẫn cố ý đụng chạm... thì vẫn là sai, là đã phạm giới cấm. Trước kia tôi thắc mắc tại sao điều đó là sai phạm, nhưng sau khi suy xét lại việc tu tập, tôi mới biết là người tu thiền cần phải có chánh niệm, phải biết cân nhắc, không nên làm thử điều mình chưa chắc. Khi đang nói, đang đụng chạm hay đang cầm nắm thứ gì, người ấy trước tiên phải suy xét thấu suốt. Sai phạm trong trường hợp trên là do không có chánh niệm, hoặc thiếu chánh niệm, hoặc thiếu chú tâm ngay lúc đó.

Take another example: it's only eleven o'clock in the morning but at the time the sky is cloudy, we can't see the sun, and we have no clock. Now suppose we estimate that it's probably afternoon... we really feel that it's afternoon... and yet we proceed to eat something. We start eating and then the clouds part and we see from the position of the sun that it's only just past eleven. This is still an offense. I used to wonder, ''Eh? It's not yet past mid-day, why is this an offense?''

Lấy ví dụ khác: mới 11:00 giờ sáng nhưng lúc đó trời mây mù, không thấy mặt trời và không có đồng hồ. Giả sử lúc đó chúng ta nghĩ là đã quá giữa trưa... chúng ta thực sự cảm thấy là đã quá giữa trưa... và chúng ta vẫn chưa ăn trưa. Thấy vậy nên chúng ta bắt đầu ăn, và một lát sau mây tan, vị trí mặt trời hiện ra vẫn còn ở phần đông, tức mới khoảng hơn 11:00 giờ. (Về thời gian thì chúng ta ăn đúng giờ, trước giờ ngọ). Nhưng chỗ này cũng dính vào giới luật.Trước kia tôi thường thắc mắc: nếu vẫn còn chưa quá nửa trưa (chưa quá ngọ) thì đúng giới luật chứ sao phạm luật?

An offense is incurred here because of negligence, carelessness, we don't thoroughly consider. There is a lack of restraint. If there is doubt and we act on the doubt, there is a dukkata offense just for acting in the face of the doubt. We think that it is afternoon when in fact it isn't. The act of eating is not wrong in itself, but there is an offense here because we are careless and negligent. If it really is afternoon but we think it isn't, then it's the heavier pācittiya offense. If we act with doubt, whether the action is wrong or not, we still incur an offense. If the action is not wrong in itself it is the lesser offense; if it is wrong then the heavier offense is incurred. Therefore the Vinaya can get quite bewildering.

Sự sai phạm ở đây xảy ra là do xao lãng, bất cẩn, thiếu xem xét trước sau. Đó là thiếu kiềm chế. Nếu có sự nghi ngờ mà chúng ta vẫn làm với sự nghi ngờ đó, thì đó coi như đã dính vào một tội nhẹ (dukkata). Chúng ta nghĩ lúc đó đã quá giữa trưa, nhưng thực ra chưa. Hành động ăn thì không có gì sai, nhưng sai phạm là sự xao lãng, thiếu chú tâm, thiếu chánh niệm. Nếu đã quá trưa nhưng chúng ta nghĩ là chưa quá, thì chúng ta dính tội nặng hơn (pācittiya), đó là tội ăn quá giờ ngọ. Nếu chúng ta làm với sự nghi ngờ thì dù hành động đó là đúng hay sai cũng là phạm vào giới luật. Nếu hành động đó không sai thì dính vào sai phạm nhẹ; nếu hành động đó sai thì dính vào sai phạm nặng hơn. Vậy đó, Giới Luật (Vinaya) có thể làm chúng ta rối tâm rối trí.

At one time I went to see Venerable Ajahn Mun. At that time I had just begun to practice. I had read the Pubbasikkhā and could understand that fairly well. Then I went on to read the Visuddhimagga, where the author writes of the Sīlaniddesa (Book of Precepts), Samādhiniddesa (Book of Mind-Training) and Paññānidesa (Book of Understanding).... I felt my head was going to burst! After reading that, I felt that it was beyond the ability of a human being to practice. But then I reflected that the Buddha would not teach something that is impossible to practice. He wouldn't teach it and he wouldn't declare it, because those things would be useful neither to himself nor to others. The Sīlaniddesa is extremely meticulous, the Samādhiniddesa more so, and the Paññāniddesa even more so! I sat and thought, ''Well, I can't go any further. There's no way ahead.'' It was as if I'd reached a dead-end.

Một bữa tôi đến thăm Sư Ajahn Mun. Dạo đó tôi mới bắt đầu tu tập. Tôi đã đọc quyển Pubbasikkhā và có thể hiểu khá rõ về nó. Sau đó tôi đọc tới bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), trong đó tác giả có viết các quyển Sīlaniddesa (Quyển Giới Hạnh), quyển Samādhiniddesa (Quyển Tu Tập Tâm) và quyển Paññānidesa (Quyển Trí Tuệ)...thì tôi thấy đầu mình như nổ tung! Sau khi đọc những quyển đó, tôi thấy nó vượt quá khả năng tu tập của con người. Nhưng rồi tôi nghĩ lại, Phật chẳng bao giờ đi dạy những thứ mà người ta không thể nào tu được. Phật sẽ không dạy hay tuyên thuyết những thứ bất khả thi, bởi nếu làm vậy thì chẳng mang lại lợi ích gì cho Phật và cho mọi người. Quyển Giới Hạnh (Sīlaniddesa) thì cực kỳ chi ly, cặn kẽ; còn Quyển Thiền Định (Samādhiniddesa) thì còn hơn vậy nữa; đến Quyển Trí Tuệ (Paññāniddesa) thậm chí còn hơn hơn vậy nữa! Tôi ngồi thừ ra đó và nghĩ rằng: "Thôi, tôi không học nỗi nữa. Vô phương vô hướng". Tôi thực sự bí đường, như đang đến ngõ cụt.

At this stage I was struggling with my practice... I was stuck. It so happened that I had a chance to go and see Venerable Ajahn Mun, so I asked him: ''Venerable Ajahn, what am I to do? I've just begun to practice but I still don't know the right way. I have so many doubts I can't find any foundation at all in the practice.''

Trong giai đoạn đó, tôi phải vất vả chật vật với việc tu tập của mình... tôi kẹt cứng ở đó. Chuyện xảy ra như vậy nên tôi tìm cách đến gặp sư phụ Ajahn Mun. Tôi hỏi ngài: "Thưa Thầy, con phải làm gì? Con mới bắt đầu tu tập nhưng con chưa biết cách tu đúng đắn. Con còn nhiều nghi ngờ nên không thể tìm ra nền tảng nào để tu tập hết".

He asked, ''What's the problem?''

''In the course of my practice I picked up the Visuddhimagga and read it, but it seems impossible to put into practice. The contents of the Sīlaniddesa, Samādhiniddesa and Paññāniddesa seem to be completely impractical. I don't think there is anybody in the world who could do it, it's so detailed and meticulous. To memorize every single rule would be impossible, it's beyond me.''

Thầy hỏi tôi: "Chuyện là sao?".

"Trong khi tu tập, con đọc bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), nhưng hầu như không thể đưa những điều đó vào thực tiễn tu tập. Những nội dung của các Quyển Giới Hạnh (Sīlaniddesa), Quyển Thiền Định (Samādhiniddesa) và Quyển Trí Tuệ (Paññāniddesa) dường như là không thể thực hành được. Con không nghĩ có ai trên đời này có thể làm theo được, nó quá chi ly và phức tạp. Ngay cả việc nhớ từng điều luật đã là không thể, nó vượt quá khả năng của con".

He said to me: ''Venerable... there's a lot, it's true, but it's really only a little. If we were to take account of every training rule in the Sīlaniddesa that would be difficult... true.... But actually, what we call the Sīlaniddesa has evolved from the human mind. If we train this mind to have a sense of shame and a fear of wrong-doing, we will then be restrained, we will be cautious....

Sư phụ nói với tôi rằng: "Đúng rồi thầy..., nhiều thứ lắm trong đó, nhưng thực ra chỉ là ít ỏi. Nếu chúng ta phải nắm vững hết từng mỗi điều luật trong Quyển Giới Hạnh (Sīlaniddesa) thì sẽ rất khó làm... đúng vậy... Nhưng thực ra, cái chúng ta gọi là Giới Luật nó liên quan bắt nguồn từ tâm của chúng ta. Nếu chúng ta tu tập cái tâm có được một cảm nhận về sự xấu-hổ và sự sợ-hãi khi làm những điều sai trái, thì chúng ta sẽ biết kiềm chế, chúng ta sẽ biết phòng hộ... để không làm những điều bất thiện và nhờ đó không phạm vào giới luật...

''This will condition us to be content with little, with few wishes, because we can't possibly look after a lot. When this happens our sati becomes stronger. We will be able to maintain sati at all times. Wherever we are we will make the effort to maintain thorough sati. Caution will be developed. Whatever you doubt don't say it, don't act on it. If there's anything you don't understand, ask the teacher. Trying to practice every single training rule would indeed be burdensome, but we should examine whether we are prepared to admit our faults or not. Do we accept them?''

"Điều này trợ duyên cho chúng ta biết hài lòng với vài thứ ít, với vài mong ước, bởi chúng ta không thể tìm cầu quá nhiều thứ. Được như vậy, sự chánh niệm của chúng ta sẽ mạnh chắc hơn. Chúng ta có khả năng duy trì sự chánh niệm mọi lúc mọi nơi. Dù chúng ta đang ở đâu chúng ta vẫn luôn duy trì sự chánh niệm xuyên suốt. Sự cẩn trọng phòng hộ sẽ được phát triển. Hễ khi có sự nghi ngờ thì đừng nói về nó, đừng làm vì nó. Nếu có gì không hiểu thì hỏi sư thầy. Cố gắng tu tập hết từng điều luật có lẽ là một gánh nặng khó làm, nhưng điều quan trọng là phải coi lại mình có sẵn sàng thừa nhận những sai phạm của mình hay không. Chúng ta có chấp nhận những sai phạm của mình không?".

This teaching is very important. It's not so much that we must know every single training rule, if we know how to train our own minds.

''All that stuff that you've been reading arises from the mind. If you still haven't trained your mind to have sensitivity and clarity you will be doubting all the time. You should try to bring the teachings of the Buddha into your mind. Be composed in mind. Whatever arises that you doubt, just give it up. If you don't really know for sure then don't say it or do it. For instance, if you wonder, 'Is this wrong or not?' - that is, you're not really sure - then don't say it, don't act on it, don't discard your restraint.''

Lời dạy này là rất quan trọng. Chúng ta không cần phải biết thuộc quá nhiều từng mỗi điều luật, chỉ cần chúng ta biết huấn luyện cái tâm của mình.

Sư Ajhan Mun nói tiếp:

"Tất cả những thứ chúng ta đã đọc là khởi sinh từ cái tâm. Nếu chúng ta chưa huấn luyện cái tâm có được tính nhạy cảm và minh bạch thì lúc nào cũng có nghi ngờ. Chúng ta phải cố gắng đưa những giáo lý của Đức Phật vào trong tâm mình. Tỉnh táo và tập trung trong tâm. Cái gì khởi sinh mà ta nghi ngờ, hãy bỏ qua. Nếu ta không biết chắc đó là gì thì đừng nói gì hay làm gì. Ví dụ, nếu con phân vân 'Điều này có sai hay không?'– thì đó là chưa chắc chắn- vậy thì đừng nói gì nó, đừng làm gì với nó, đừng bỏ mất sự kiềm chế của mình".

As I sat and listened, I reflected that this teaching conformed with the eight ways for measuring the true teaching of the Buddha: Any teaching that speaks of the diminishing of defilements; which leads out of suffering; which speaks of renunciation (of sensual pleasures); of contentment with little; of humility and disinterest in rank and status; of aloofness and seclusion; of diligent effort; of being easy to maintain... these eight qualities are characteristics of the true Dhamma-Vinaya, the teaching of the Buddha. Anything in contradiction to these is not.

Khi tôi ngồi và lắng nghe, tôi quán chiếu rằng lời dạy này là đúng với tám cách để xác thực giáo lý đích thực của Đức Phật, đó là: Giáo lý nào (i) nói về sự làm tiêu giảm những ô nhiễm trong tâm; (ii) dẫn đến sự giải thoát khỏi khổ; (iii) nói về sự từ bỏ [những khoái lạc giác quan]; (iv) nói về sự hài lòng với sự ít sự thiếu; (v) nói về sự khiêm tốn và sự không tham cầu địa vị và danh vọng; (vi) nói về sự sống tách ly và ẩn dật; (vii) nói về sự nỗ lực tinh tấn; (viii) nói về sự dễ dàng duy trì sự tu tập... đó là tám đặc điểm trong giáo lý của Đức Phật—gồm cả Giáo Pháp và Giới Luật. Những điều nào mâu thuẫn với những điều trên thì không phải là giáo lý của Phật.

''If we are genuinely sincere we will have a sense of shame and a fear of wrong-doing. We will know that if there is doubt in our mind we will not act on it nor speak on it. The Sīlaniddesa is only words. For example, hiri-ottappa in the books is one thing, but in our minds it is another.''

"Nếu chúng ta thực tình chân thật thì chúng ta sẽ có thấy xấu hổ và sợ sệt khi làm điều xấu ác. Chúng ta sẽ biết rằng nếu mình vẫn còn nghi ngờ trong tâm thì sẽ không nói gì hay làm gì với sự nghi ngờ đó. Quyển Giới Hạnh đó chỉ là ngôn từ chữ nghĩa mà thôi. Ví dụ, sự xấu hổ và sợ sệt (hiriottappa) khi làm điều xấu ác được ghi trong sách là một chuyện, nhưng sự xấu hổ và sợ sệt thực thụ trong tâm chúng ta là chuyện khác".

Studying the Vinaya with Venerable Ajahn Mun I learned many things. As I sat and listened, understanding arose.

Khi học Giới Luật từ sư phụ Ajahn Mun, tôi đã học được rất nhiều điều. Khi tôi ngồi lắng nghe thầy ấy nói, sự hiểu biết đã khởi sinh trong tôi.

So, when it comes to the Vinaya I've studied considerably. Some days during the Rains Retreat I would study from six o'clock in the evening through till dawn. I understand it sufficiently. All the factors of āpatti which are covered in the Pubbasikkhā I wrote down in a notebook and kept in my bag. I really put effort into it, but in later times I gradually let go. It was too much. I didn't know which was the essence and which was the trimming, I had just taken all of it. When I understood more fully I let it drop off because it was too heavy. I just put my attention into my own mind and gradually did away with the texts.

Nhờ vậy, khi đến với Giới Luật, tôi chịu học rất nhiều. Nhiều ngày trong một kỳ an cư Mùa Mưa (kiết Hạ), tôi ngồi học giới luật từ 6 giớ tối đến rạng sáng. Tôi đã hiểu khá đầy đủ về nó. Tôi ghi chép tất cả những yếu tố tạo nên sự phạm giới (āpatti)được ghi trong quyển 'Cẩm Nang Sơ Tu" (Pubbasikkhā) và giữ ghi chép đó trong túi đồ tôi mang theo. Tôi thực sự nỗ lực hết mình về mảng giới hạnh này, nhưng sau đó tôi cũng buông bỏ dần dần. Cứ mang hết nó trong đầu thì quá nặng nề. Tôi không biết điều gì là cốt lõi của toàn bộ giới luật và làm sao để gút lại nó, lúc đó tôi cứ ôm lấy tất cả. Sau khi tôi hiểu được đầy đủ hơn, tôi buông bỏ cá gánh nặng đó. Tôi chỉ cần lo chú ý vào cái tâm của mình, và dần dần tôi cũng không cần phải thuộc nhớ từng chữ nghĩa của các điều luật nữa.

However, when I teach the monks here I still take the Pubbasikkhā as my standard. For many years here at Wat Pah Pong it was I myself who read it to the assembly. In those days I would ascend the Dhamma-seat and go on until at least eleven o'clock or midnight, some days even one or two o'clock in the morning. We were interested. And we trained. After listening to the Vinaya reading we would go and consider what we'd heard. You can't really understand the Vinaya just by listening to it. Having listened to it you must examine it and delve into it further.

Tuy vậy, khi tôi dạy cho các tăng ni ở đây tôi vẫn lấy quyển Cẩm Nang Sơ Tu (Pubbasikkhā) làm tiêu chuẩn. Đã nhiều năm ở chùa Wat Pah Pong này, đích thân chúng tôi đã đọc đọc những chuẩn mực đó cho tăng đoàn. Vào những ngày đó, tôi thường lên ngồi trên ghế giảng pháp (ghế pháp tọa) ở sảnh đường và đọc cho đến mười một giờ hay nửa đêm, có khi đến tận hai, ba giờ sáng. Chúng ta quan tâm. Chúng ta luyện tập. Sau khi nghe đọc về Giới Luật, chúng ta sẽ về suy xét lại những điều mình đã nghe. Bởi vậy, sau khi các thầy nghe điều gì, các thầy phải nên xem xét nó và lặn sâu vào nó.

Even though I studied these things for many years my knowledge was still not complete, because there were so many ambiguities in the texts. Now that it's been such a long time since I looked at the books, my memory of the various training rules has faded somewhat, but within my mind there is no deficiency. There is a standard there. There is no doubt, there is understanding. I put away the books and concentrated on developing my own mind. I don't have doubts about any of the training rules. The mind has an appreciation of virtue, it won't dare do anything wrong, whether in public or in private. I do not kill animals, even small ones. If someone were to ask me to intentionally kill an ant or a termite, to squash one with my hand, for instance, I couldn't do it, even if they were to offer me thousands of baht to do so. Even one ant or termite! The ant's life would have greater value to me.

Thời trước, ngay cả lúc tôi đã học những điều luật đó nhiều năm, nhưng sự hiểu biết của tôi cũng không đầy đủ, bởi có quá nhiều nghĩa ẩn tình ẩn ý bên trong chữ nghĩa trong sách. Rồi sau nhiều năm trôi qua kể từ thời tôi nghiền ngẫm học hiểu về chúng, phần trí nhớ về chúng cũng dần dần phai nhạt, nhưng bên trong tâm tôi thì chúng vẫn không hề thiếu đi. Có một chuẩn mực trong đó. Khi hết nghi ngờ thì có sự hiểu biết. Tôi đã gác sách vở qua một bên và tập trung tu tập cái tâm của mình. Tôi không còn nghi ngờ gì về bất cứ điều luật nào trong quyển giới luật đó. Tâm đã có sự đề cao tin tưởng vào giới hạnh, nó không dám làm điều gì sai xấu, dù ở nơi có người hay nơi chỉ có mình mình. Tôi không giết con vật nào hết, kể cả những con vật nhỏ bé nhất. Nếu có ai kêu tôi cố tình giết một con kiến hay con mối, tôi sẽ giơ thẳng tay từ chối, tôi không thể làm điều đó, cho dù họ có cho tôi hàng ngàn tiền bạc để làm. Ngay cả một con kiến hay con mối! Sự sống của con kiến còn có giá trị hơn tôi.

However, it may be that I may cause one to die, such as when something crawls up my leg and I brush it off. Maybe it dies, but when I look into my mind there is no feeling of guilt. There is no wavering or doubt. Why? Because there was no intention. Cetanāham bhikkhave sīlam vadāmi: ''Intention is the essence of moral training.'' Looking at it in this way I see that there was no intentional killing. Sometimes while walking I may step on an insect and kill it. In the past, before I really understood, I would really suffer over things like that. I would think I had committed an offense.

Tuy nhiên, tôi có thể vô tình làm con vật nào đó chết, ví dụ như khi nó bò vào trong chân tôi và tôi vô tình phủi xuống. Có thể nó đã chết, nhưng khi tôi nhìn vô tâm mình tôi không thấy mặc cảm tội lỗi. Không có điều gì lay động hay nghi ngờ. Tại sao? Bởi hành động đó là không cố ý.

'Cetanāham bhikkhave sīlam vadāmi': "Tâm ý (ý hành) là cốt lõi của giới hạnh". Nhìn theo cách như vậy thấy mình không cố ý sát sinh. Đôi khi bước đi ta có thể đạp trúng côn trùng và làm nó chết. Trước kia chưa hiểu nên tôi luôn thấy khổ tâm khi chuyện đó xảy ra, vì cứ nghĩ mình đã phạm giới sát sinh.

''What? There was no intention.'' ''There was no intention, but I wasn't being careful enough!'' I would go on like this, fretting and worrying.

So this Vinaya is something which can disturb practitioners of Dhamma, but it also has its value, in keeping with what the teachers say - ''Whatever training rules you don't yet know you should learn. If you don't know you should question those who do.'' They really stress this.

"Cái gì là không cố ý? Không cố ý nhưng đó là do mình không đủ cẩn thận!". Nghĩ như vậy nên tôi vẫn luôn lo lắng mình vẫn phạm giới sát sinh. (Cứ nghĩ nếu đi đứng quan sát cẩn thận thì ta đâu có đạp côn trùng chết như vậy).

Cứ như vậy, Giới Luật có thể làm rối trí rối tâm người tu, nhưng Giới Luật có giá trị của nó. Để làm đúng theo nó, các sư thầy thường nhắc rằng: "Có điều luật nào mình chưa biết thì mình nên học. Nếu chưa biết thì mình nên hỏi những người đã biết". Các sư thầy đã thực sự nhấn mạnh ý này.

Now if we don't know the training rules, we won't be aware of our transgressions against them. Take, for example, a Venerable Thera of the past, Ajahn Pow of Wat Kow Wong Got in Lopburi Province. One day a certain Mahā, a disciple of his, was sitting with him, when some women came up and asked,

Giờ nếu mà không biết về các giới luật thì chúng ta không ý thức được sự vi phạm giới luật của chúng ta. Ví dụ, trước kia có một vị trưởng lão, sư Ajahn Pow ở chùa Wat Kow Wong Got, tỉnh Lopburi. Một ngày nọ, một Mahā, là một đệ tử của sư, đang ngồi chỗ sư thì có một vài phụ nữ bước vào và thưa rằng:

''Luang Por! We want to invite you to go with us on an excursion, will you go?''

Luang Por Pow didn't answer. The Mahā sitting near him thought that Venerable Ajahn Pow hadn't heard, so he said,

''Luang Por, Luang Por! Did you hear? These women invited you to go for a trip.''

He said, ''I heard.''

The women asked again, ''Luang Por, are you going or not?''

"Thưa Sư Phụ (Luang Por)! Chúng con muốn mời thầy đi tham quan với chúng con một chuyến, thầy đi được không?".

Vị sư trưởng lão không trả lời. Vị Mahā ngồi bên cạnh nghĩ rằng sư phụ Ajahn Pow chưa nghe nên đã nhắc lại:

"Sư Phụ có nghe chưa? Những cô Phật tử này nói mời sư phụ đi tham quan một chuyến với họ".

Sư phụ nói: "Thầy đã nghe rồi".

Những cô Phật tử kia hỏi lại: "Sư phụ, vậy sư phụ có đi với chúng con không?".

He just sat there without answering, and so nothing came of the invitation. When they had gone, the Mahā said,

''Luang Por, why didn't you answer those women?''

He said, ''Oh, Mahā, don't you know this rule? Those people who were here just now were all women. If women invite you to travel with them you should not consent. If they make the arrangements themselves that's fine. If I want to go I can, because I didn't take part in making the arrangements.''

Vị thầy cứ ngồi yên và chẳng nói gì về lời thỉnh mời đó. Khi họ đi về rồi, vị thầy Mahā mới hỏi:

"Sư phụ, tại sao thầy không trả lời họ?".

Vị thầy giải thích: "Này Mahā, thầy không biết điều luật này sao? Những người vừa ở đây toàn là phụ nữ. Nếu phụ nữ mời thầy đi đâu đó, thầy không nên làm theo. Nếu tự họ khởi xướng, thu xếp và tổ chức thì không sao. Nếu thầy muốn đi thì thầy có thể đi, bởi vì thầy đã không tham gia vào việc khởi xướng, thu xếp, hay tổ chức chuyến đi".

The Mahā sat and thought, ''Oh, I've really made a fool of myself.''

The Vinaya states that to make an arrangement, and then travel together with, women, even though it isn't as a couple, is a pācittiya offense.

Vị Mahā ngồi trầm ngâm: "Ồ, con thật là ngu dốt".

Luật Tạng đã ghi rằng nếu thực hiện việc thu xếp (khởi xướng, tổ chức) cùng với phụ nữ, và sau đó đi cùng với phụ nữ, thì cho dù không làm điều gì sai trái vẫn bị coi là phạm vào một điều luật pācittiya.

Take another case. Lay people would bring money to offer Venerable Ajahn Pow on a tray. He would extend his receiving cloth, holding it at one end. But when they brought the tray forward to lay it on the cloth he would retract his hand from the cloth. Then he would simply abandon the money where it lay. He knew it was there, but he would take no interest in it, just get up and walk away, because in the Vinaya it is said that if one doesn't consent to the money it isn't necessary to forbid lay people from offering it. If he had desire for it, he would have to say, ''Householder, this is not allowable for a monk.'' He would have to tell them. If you have desire for it, you must forbid them from offering that which is unallowable. However, if you really have no desire for it, it isn't necessary. You just leave it there and go.

Một ví dụ khác, khi Phật tử mang tiền trên một chiếc khay đến cúng dường sư Ajahn Pow. Thầy mở cái "khăn nhận" và cầm vào một đầu khăn để nhận đồ cúng dường. Nhưng khi thấy họ đưa khay tiền đặt lên khăn nhận đó, thầy đã bỏ tay ra khỏi cái khăn nhận. Rồi thầy cứ để yên tiền ở đó, thầy không quan tâm đến tiền và chỉ bỏ đi; bởi vì trong Giới Luật có ghi rằng, người xuất gia không được nhận đồ cúng dường dưới dạng tiền bạc, nhưng cũng không cần thiết cấm người ta cúng dường bằng tiền như vậy. Nếu sư thầy muốn nói, thì sư thầy có thể nói rằng: "Thưa quý vị Phật tử, điều này là không được phép đối với một Tỳ kheo". Có lẽ sư thầy nên nói cho họ biết. Nếu sư thầy nào muốn nó rõ cho Phật tử tại gia biết thì cứ nói ra rằng cúng dường tiền là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, nếu sư thầy nào không muốn nói thẳng như vậy thì điều đó cũng không sao; cứ để tiền đó và bước đi. Các vị Phật tử sẽ hiểu ra.

Although the Ajahn and his disciples lived together for many years, still some of his disciples didn't understand Ajahn Pow's practice. This is a poor state of affairs. As for myself, I looked into and contemplated many of Venerable Ajahn Pow's subtler points of practice.

Mặc dù thầy Ajahn Pow và các đệ tử đã sống với nhau trong chùa đó đã nhiều năm, nhưng vẫn có nhiều đệ tử không hiểu được những hành vi của sư phụ mình. Điều này là hơi tệ. Còn tôi, tôi luôn cố quan sát và suy xét kỹ từng ý nhị tinh vi trong những điều mà sư Ajahn Pow đã làm.

The Vinaya can even cause some people to disrobe. When they study it all the doubts come up. It goes right back into the past... ''My ordination, was it proper? Was my preceptor pure? None of the monks who sat in on my ordination knew anything about the Vinaya, were they sitting at the proper distance? Was the chanting correct?'' The doubts come rolling on... ''The hall I ordained in, was it proper? It was so small....'' They doubt everything and fall into hell.

Giới Luật cũng có thể khiến một số thầy tu đã bỏ y hoàn tục. Khi họ học về Giới Luật thì có rất nhiều nghi ngờ khởi lên. Tâm cứ quay lại chuyện quá khứ... "Việc thọ giới trước kia của tôi có đúng không?Vị thầy thọ giới cho tôi có được trong sạch thanh tịnh hay không? Những Tỳ kheo ngồi gần tôi trong buổi lễ thọ giới đó chưa biết gì về Giới Luật hết, vậy họ ngồi như vậy có đúng khoảng cách không? Việc tụng kinh lúc thọ giới có đúng không?". Nhiều nghi hoặc cứ khởi lên như vậy..., thậm chí: "Cái sảnh đường nơi tôi đã thọ giới có đúng quy cách hay không? Hình như nó nhỏ quá....". Họ cứ nghi ngờ đủ thứ và rơi vào địa ngục.

So until you know how to ground your mind it's really difficult. You have to be very cool, you can't just jump into things. But to be so cool that you don't bother to look into things is wrong also. I was so confused I almost disrobed because I saw so many faults within my own practice and that of some of my teachers. I was on fire and couldn't sleep because of those doubts.

Tu như vậy là rất khó, phải đến khi nào ta biết đặt cái tâm của mình lên cơ sở nào. Chúng ta phải vui lòng mát dạ, chúng ta đâu thể cứ nhảy bổ vào mọi thứ như vậy. Nhưng phải thật vui mát đến mức không cần phải để ý gì những điều đã sai. Hồi đó tôi cũng rất bối rối ngu mờ và gần như đã muốn bỏ y bỏ cuộc; bởi lúc đó tôi nhìn thấy nhiều sai phạm trong việc tu của tôi và của cả một số sư thầy của tôi (sai phạm sơ với Giới Luật). Tôi cứ như ngồi trên lửa và mất ngủ vì những nghi ngờ đó.

The more I doubted, the more I meditated, the more I practiced. Wherever doubt arose I practiced right at that point. Wisdom arose. Things began to change. It's hard to describe the change that took place. The mind changed until there was no more doubt. I don't know how it changed, if I were to tell someone they probably wouldn't understand.

Càng nghi ngờ, tôi càng thiền tập, tôi càng tu tập. Khi có nghi ngờ khởi sinh, tôi tu tập ngay điểm nghi ngờ đó. Trí tuệ khởi sinh. Nhiều thứ bắt đầu thay đổi. Khó mà tả được sự đổi thay đã diễn ra ra sao. Tâm thay đổi cho đến khi không còn nghi ngờ gì. Tôi không biết cách tâm thay đổi kiểu gì, nếu tôi nói lại cho những người khác chắc họ cũng không hiểu đâu.

So I reflected on the teaching Paccattam veditabboviññūhi - the wise must know for themselves. It must be a knowing that arises through direct experience. Studying the Dhamma-Vinaya is certainly correct but if it's just the study it's still lacking. If you really get down to the practice you begin to doubt everything. Before I started to practice I wasn't interested in the minor offenses, but when I started practicing, even the dukkata offenses became as important as the pārājika offenses. Before, the dukkata offenses seemed like nothing, just a trifle. That's how I saw them. In the evening you could confess them and they would be done with. Then you could transgress them again. This sort of confession is impure, because you don't stop, you don't decide to change. There is no restraint, you simply do it again and again. There is no perception of the truth, no letting go.

Tôi quán xét kỹ về giáo lý 'Paccattam veditabboviññūhi':

người khôn khéo phải tự mình hiểu biết. Đó phải là sự hiểu biết trực tiếp khởi sinh từ chính sự thực hành của mình. Học hỏi Giáo Pháp và Giới Luật là đúng, nhưng chỉ biết học suông thì chưa đủ. Nếu bạn thực sự bước xuống thực hành thì bạn sẽ nghi ngờ về đủ thứ. Trước kia khi chưa thực hành, tôi vẫn chưa quan tâm đến những tội nhỏ. Nhưng đến khi tôi bắt đầu thực hành thì ngay cả những tội nhẹ (dukkata) cũng trở nên quan trọng như những tội nặng (pārājika). Trước đó những tội nhẹ (dukkata) chỉ như không là gì, chỉ là 'chuyện nhỏ'; tôi coi chúng như vậy. Cứ đến chiều bạn đến thú nhận tội và theo lý thì sau khi thú nhận là hết. Vì dễ như vậy nên bạn cứ phạm mấy tội đó hoài hoài. Kiểu thú tội như vậy là không trong sạch, không thanh tịnh, bởi bạn đâu có ngừng phạm mấy tội đó, bởi bạn đâu có quyết tâm thay đổi hay tu sửa những sai phạm đó. Nếu không có sự kiềm chế kiêng cữ, bạn dễ dàng lặp đi lặp lại những tội đó. Không có sự nhận thức thực thụ nào về sự thật, không có sự từ bỏ nào.

Actually, in terms of ultimate truth, it's not necessary to go through the routine of confessing offenses. If we see that our mind is pure and there is no trace of doubt, then those offenses drop off right there. That we are not yet pure is because we still doubt, we still waver. We are not really pure so we can't let go. We don't see ourselves, this is the point. This Vinaya of ours is like a fence to guard us from making mistakes, so it's something we need to be scrupulous with.

Thực ra, về sự thật rốt ráo, không cần thiết phải làm y khuôn các nghi thức thú nhận những sai phạm hàng ngày như vậy. Nếu chúng ta thấy rằng tâm chúng ta đã trong sạch và không còn hơi hướng nghi ngờ nào nữa, thì những tội đó cũng tự nhiên hết ngay chỗ đó. Chúng ta chưa trong sạch là bởi chúng ta vẫn còn nghi ngờ, vẫn còn dao động. Chúng ta thực sự chưa trong sạch nên chúng ta không thể từ bỏ. Chúng ta chưa nhìn thấy mình- vấn đề là ngay chỗ đó. Giới Luật cũng giống như vòng rào phòng hộ chúng ta không phạm vào các sai phạm, cho nên chúng ta phải rất cẩn thận và để tâm chu đáo đến những điều luật của nó.

If you don't see the true value of the Vinaya for yourself it's difficult. Many years before I came to Wat Pah Pong I decided I would give up money. For the greater part of a Rains Retreat I had thought about it. In the end I grabbed my wallet and walked over to a certain Mahā who was living with me at the time, setting the wallet down in front of him:

Nếu các thầy không nhìn thấy giá trị thực thụ của Giới Luật đối với chính mình, thì việc tu sẽ khó khăn. Phải mất nhiều năm sau khi tôi đã vào tu ở chùa Wat Pah Pong này tôi mới có thể quyết định từ bỏ tiền bạc. Trong một kỳ an cư Mùa Mưa, tôi đã suy nghĩ suy xét về điều này rất nhiều, Cuối cùng, tôi cầm lấy bóp tiền và đi thẳng đến gặp một thầy Mahā đang cùng sống tu với tôi lúc đó, tôi đặt bóp xuống trước mặt thầy ấy:

''Here, Mahā, take this money. From today onwards, as long as I'm a monk, I will not receive or hold money. You can be my witness.''

''You keep it, Venerable, you may need it for your studies''... The Venerable Mahā wasn't keen to take the money, he was embarrassed....

''Why do you want to throw away all this money?''

''You don't have to worry about me. I've made my decision. I decided last night.''

"Này thầy Mahā, thầy hãy giữ lấy bóp tiền này. Kể từ ngày hôm nay, tôi sẽ không nhận tiền hay giữ tiền gì nữa. Thầy có thể làm chứng cho tôi".

"Sư huynh nên giữ nó, sư huynh có thể cần đến nó cho nhiều đi lại hay học hành của mình lúc cần...", thầy Mahā đó nói vậy. Thầy ấy không muốn nhận lấy tiền, thầy ấy thấy ngại... Thầy ấy nói tiếp: "Tại sao sư huynh lại muốn bỏ hết chỗ tiền này?".

"Thầy đừng lo lắng cho tôi. Tôi đã quyết tâm. Tôi đã quyết định tối qua rồi".

From the day he took that money it was as if a gap had opened between us. We could no longer understand each other. He's still my witness to this very day. Ever since that day I haven't used money or engaged in any buying or selling. I've been restrained in every way with money. I was constantly wary of wrongdoing, even though I hadn't done anything wrong. Inwardly I maintained the meditation practice. I no longer needed wealth, I saw it as a poison. Whether you give poison to a human being, a dog or anything else, it invariably causes death or suffering. If we see clearly like this we will be constantly on our guard not to take that ''poison.'' When we clearly see the harm in it, it's not difficult to give up.

Từ ngày thầy ấy nhận cái bóp tiền đó khoảng cách giữa chúng tôi càng xa. Chúng tôi không còn hiểu nhau. Thầy ấy vẫn còn là nhân chứng của tôi cho đến tận ngày hôm nay. Kể từ ngày đó, tôi đã không còn xài tiền hay dính líu gì đến việc mua bán bằng tiền nữa. Tôi đã kiềm chế bằng mọi cách với tiền bạc. Tôi cứ phòng ngừa những việc sai, mặc dù tôi không làm điều sai. Còn bên trong, tôi duy trì việc thiền tập. Tôi không còn cần tiền của gì nữa, tôi đã nhìn thấy nó là chất độc. Khi bạn đưa đồ độc hại cho con người, hay cho một con chó, hay cho bất cứ con gì, nó sẽ gây khổ đau và chết chóc cho người nhận nó. Nếu cứ tâm niệm như vậy thì chúng ta luôn có thể phòng ngừa và không dính vào thứ "độc hại" đó. Khi đã nhìn thấy sự nguy hại của thứ gì thì sẽ không mấy khó khăn để từ bỏ nó.

Regarding food and meals brought as offerings, if I doubted them I wouldn't accept them. No matter how delicious or refined the food might be, I wouldn't eat it. Take a simple example, like raw pickled fish. Suppose you are living in a forest and you go on almsround and receive only rice and some pickled fish wrapped in leaves. When you return to your dwelling and open the packet you find that it's raw pickled fish... just throw it away! Eating plain rice is better than transgressing the precepts. It has to be like this before you can say you really understand, then the Vinaya becomes simpler.

Nói về thức ăn cúng dường, nếu tôi nghi ngờ gì về chúng thì tôi sẽ không nhận lấy. Dù có thơm ngon đến cỡ nào, tôi cũng không ăn nó. Lấy ví dụ đơn giản, giả sử các thầy đang sống tu trong rừng và đi khất thực và nhận được cơm và dưa muối. Khi về đến nơi mở ra thấy dưa muối đã bị

có mùi chua hư... thì lúc đó các thầy nên bỏ nó đi.Cái gì giới luật đã cấm thì nên tránh bỏ ngay. Ăn cơm không sẽ tốt hơn, không phạm vào giới luật. Phải có ý thức như vậy trước khi mình có thể nói là thực sự hiểu giới luật, làm vậy thì Giới Luật sẽ trở nên đơn giản hơn.

If other monks wanted to give me requisites, such as bowl, razor or whatever, I wouldn't accept, unless I knew them as fellow practicers with a similar standard of Vinaya. Why not? How can you trust someone who is unrestrained? They can do all sorts of things. Unrestrained monks don't see the value of the Vinaya, so it's possible that they could have obtained those things in improper ways. I was as scrupulous as this.

Nếu một Tỳ kheo muốn cho tôi một số đồ dùng, như dao cạo râu, kim chỉ hay thứ gì đó, tôi sẽ không nhận lấy, trừ khi tôi biết rõ người đó là bạn tu theo đúng tiêu chí Giới Luật như tôi. Tại sao vậy? Bởi vì làm sao tôi có thể tin tưởng một người khi họ chưa giữ giới đúng đắn? Lỡ họ là loại người đó thì sao, họ có thể làm bất cứ điều gì không đúng giới luật (và do vậy không thanh tịnh). Những người tu không giữ giới hạnh thì họ không thấy được giá trị của Giới Luật, do vậy có thể họ có được những vật dụng đó bằng những cách không đúng đắn với Giới Luật. Tôi phải thực sự kỹ càng và cẩn thận về vấn đề này.

As a result, some of my fellow monks would look askance at me... ''He doesn't socialize, he won't mix...'' I was unmoved: ''Sure, we can mix when we die. When it comes to death we are all in the same boat,'' I thought. I lived with endurance. I was one who spoke little. If others criticized my practice I was unmoved. Why? Because even if I explained to them they wouldn't understand. They knew nothing about practice. Like those times when I would be invited to a funeral ceremony and somebody would say, ''Don't listen to him! Just put the money in his bag and don't say anything about it... don't let him know.'' I would say, ''Hey, do you think I'm dead or something? Just because one calls alcohol perfume doesn't make it become perfume, you know. But you people, when you want to drink alcohol you call it perfume, then go ahead and drink. You must be crazy!''

Sự thật thường mích lòng, một số bạn tu của tôi thời đó có thể nghi ngờ về tôi, cho rằng tôi có thái độ này nọ, không hòa đồng với bạn tu, không hòa hợp... Tôi vẫn tỉnh bơ và nói rằng: "Chắc sẽ hòa hợp nhau khi chúng ta chết. Khi đến lúc chết chúng ta cùng với nhau trên một xuồng". Tôi cố nhẫn nhịn. Tôi là người ít nói. Dù ai có nói gì, sự tu tập của tôi vẫn được giữ như vậy. Bởi vì sao? Vì tôi có cố nói họ cũng không hiểu. Họ không biết về thực hành. Hồi đó có những lúc tôi được người ta thỉnh đến đám tang, có người còn nói rằng: "Đừng nghe lời ổng! Chỉ cần nhét tiền vô túi ổng và đừng nói gì về việc đó... đừng để ổng biết".Nếu tôi nghe tôi sẽ nói ngay rằng: "Ụa, thầy tưởng tôi chết rồi hay là gì vậy? Cũng giống như các thầy gọi nước có cồn là nước hoa, điều đó đâu biến nước có cồn thành nước hoa đâu, các thầy biết rõ mà. Nhưng các thầy, khi các thầy uống nước có cồn mà các thầy gọi là nước hoa đó, thì các thầy cứ việc uống. Uống xong chắc bị say xỉn khùng điên luôn đó!"

The Vinaya, then, can be difficult. You have to be content with little, aloof. You must see, and see right. Once, when I was traveling through Saraburi, my group went to stay in a village temple for a while. The Abbot there had about the same seniority as myself. In the morning, we would all go on almsround together, then come back to the monastery and put down our bowls. Presently the lay people would bring dishes of food into the hall and set them down. Then the monks would go and pick them up, open them and lay them in a line to be formally offered. One monk would put his hand on the dish at the other end. And that was it! With that the monks would bring them over and distribute them to be eaten.

Vậy đó, Giới Luật thiệt là khó. Chúng ta phải biết hài lòng với sự ít, sự thiếu, sự cách xa thế tục (biết sống tri túc và lánh trần). Chúng ta phải biết nhìn và biết nhìn đúng đắn. Có lần chúng tôi đi du hành qua tỉnh Saraburi (tỉnh miền đông Thái Lan), nhóm của tôi vào tá túc trong một ngôi chùa làng. Vị trụ trì cũng thuộc hàng tăng sĩ thâm niên như tôi. Buổi sáng chúng tôi cùng nhau đi khất thực, về lại chùa và đặt bình bát xuống. Lúc đó cũng có các Phật tử tại gia mang những món ăn khác vô sảnh chùa để cúng dường cho các tăng. Họ mới vừa đặt thức ăn ra chứ chưa tự tay dâng thức ăn tận tay các vị tăng đi qua, nhưng có một thầy đã chạm tay vào chỗ thức ăn đặt ở cuối hàng. (Chạm tay ở đây là có thể thầy ấy đã mở thức ăn ra, dùng muỗng để chạm, xới, hay sắp thức ăn, hay chỉ coi món đó là món gì). Một thầy đã đụng vào một món ăn trước khi nó được chính thức dâng cúng dường bởi các Phật tử tại gia. Vậy thì tính sao?

About five monks were traveling with me at the time, but not one of us would touch that food. On almsround all we received was plain rice, so we sat with them and ate plain rice, none of us would dare eat the food from those dishes.

This went on for quite a few days, until I began to sense that the Abbot was disturbed by our behavior. One of his monks had probably gone to him and said, ''Those visiting monks won't eat any of the food. I don't know what they're up to.''

I had to stay there for a few days more, so I went to the Abbot to explain.

Có năm Tỳ kheo đi cùng với tôi lúc đó, nhưng họ không phải là người chạm tay vô phần món ăn đó. Sau một vòng khất thực, chúng tôi chỉ nhận được cơm trắng, do vậy chúng tôi ngồi với nhau và ăn cơm trắng, không ai trong nhóm chúng tôi dám ăn thức ăn từ những món cúng dường đó.

Sau đó vài ngày chúng tôi bắt đầu cảm nhận thầy Trụ Trì tỏ ra khó chịu với hành vi đó của chúng tôi. Một sư đệ của ông đã đến nói với chúng tôi rằng: "Những vị tăng ghé thăm chùa nhưng không ăn những thức ăn đó. Không hiểu họ có ý gì?".

Chúng tôi cần ở lại thêm vài ngày, nên tôi đã đến giải thích cho vị tăng Trụ Trì.

I said, ''Venerable Sir, may I have a moment please? At this time I have some business which means I must call on your hospitality for some days, but in doing so I'm afraid there may be one or two things which you and your fellow monks find puzzling: namely, concerning our not eating the food which has been offered by the lay people. I'd like to clarify this with you, sir. It's really nothing, it's just that I've learned to practice like this... that is, the receiving of the offerings, sir. When the lay people lay the food down and then the monks go and open the dishes, sort them out and then have them formally offered... this is wrong. It's a dukkata offense. Specifically, to handle or touch food which hasn't yet been formally offered into a monk's hands, 'ruins' that food. According to the Vinaya, any monk who eats that food incurs an offense.

Tôi nói rằng: "Thưa thầy Trụ Trì, cho tôi xin một chút để thưa chuyện. Tôi muốn nhờ chỗ chùa thầy để tá túc thêm một vài ngày, nhưng tôi sợ cách chúng tôi làm có thể đã làm phật ý quý thầy ở đây: Đó là chuyện chúng tôi đã không ăn thức ăn cúng dường bởi các Phật tử tại gia hôm đó. Tôi muốn làm rõ vấn đề này với thầy. Thực ra không hề có vấn đề gì, chỉ là chúng tôi đã học cách tu tập như vậy, tức là cách nhận những thứ cúng dường. Khi một Phật tử tại gia đặt thức ăn xuống và có một Tỳ kheo đến mở nắp ra và chạm vào (sắp xếp, coi ngó...) món ăn đó, trước khi nó được cúng dường chính thức cho các tăng... thì điều đó là sai. Đó là một tội nhẹ (dukkata, tác ác). Đặc biệt, nếu ai đụng hay chạm xới thức ăn chưa được dâng cúng dường một cách chính thức cho các tăng thì điều đó đã 'làm hư' thức ăn đó. Theo Giới Luật, vị Tỳ kheo nào ăn loại thức ăn đó sẽ dính một tội tác ác".

''It's simply this one point, sir. It's not that I'm criticizing anybody, or that I'm trying to force you or your monks to stop practicing like this... not at all. I just wanted to let you know of my good intentions, because it will be necessary for me to stay here for a few more days.''

He lifted his hands in añjalī, ''Sādhu! Excellent! I've never yet seen a monk who keeps the minor rules in Saraburi. There aren't any to be found these days. If there still are such monks they must live outside of Saraburi. May I commend you. I have no objections at all, that's very good.''

"Chỉ là như vậy, ngoài ra chúng tôi không có ý gì chê trách hay cố nói rằng các vị tăng ở đây phải thực hành giống như chúng tôi... không hề có ý như vậy. Tôi chỉ muốn trình bày thiện chí của chúng tôi cho thầy nghe, bởi chúng tôi thực sự cần tá túc ở đây thêm vài ngày nữa".

Vị sư trụ trì chắp tay kiểu añjalī: "Lành thay! Rất tốt! Tôi chưa thấy còn nhà sư nào ở vùng Saraburi này còn tuân giữ những điều luật nhỏ như vậy.Thời bây giờ mà còn được như vậy thật là hiếm hoi. Nếu còn có tăng nào như vậy, chắc hẳn họ ở vùng khác chứ không phải vùng Saraburi này. Tôi xin được tán dương thầy. Tôi chẳng có gì để phản đối, điều đó thật là tốt lành".

The next morning when we came back from almsround not one of the monks would go near those dishes. The lay people themselves sorted them out and offered them, because they were afraid the monks wouldn't eat. From that day onwards the monks and novices there seemed really on edge, so I tried to explain things to them, to put their minds at rest. I think they were afraid of us, they just went into their rooms and closed themselves in in silence.

For two or three days I tried to make them feel at ease because they were so ashamed, I really had nothing against them. I didn't say things like ''There's not enough food,'' or ''Bring 'this' or 'that' food.'' Why not? Because I had fasted before, sometimes for seven or eight days. Here I had plain rice, I knew I wouldn't die. Where I got my strength from was the practice, from having studied and practiced accordingly.

Ngày hôm sau khi chúng tôi khất thực về lại chùa, tôi thấy không còn vị tăng nào đến đụng chạm vào các món ăn nữa. Thay vì vậy, các Phật tử tại gia đã tự mình sắp xếp các món ăn và dâng cúng dường cho các tăng, bởi họ sợ làm khác thì các thầy tu không dám ăn. Kể từ hôm đó, các tăng và sa-di trong chùa có vẻ thực sự bất đồng, do vậy tôi phải cố giải thích với họ, để họ được an tâm. Tôi nghĩ họ ngại chúng tôi, nên họ cứ về thất của mình, đóng cửa im lặng bên trong.

Hai, ba ngày sau tôi cố làm họ cảm thấy dễ chịu, bởi họ đã cảm thấy xấu hổ, mặc dù tôi chẳng hề có ý gì làm phật lòng họ cả. Tôi đâu có than phiền gì hay sai nhờ họ làm gì. Tôi có thể nhịn ăn nhiều ngày, tôi có thể ăn cơm trắng mà không bị chết. Sức mạnh tôi có được là từ sự tu tập, từ việc học hỏi và tu tập theo đúng giới luật.

I took the Buddha as my example. Wherever I went, whatever others did, I wouldn't involve myself. I devoted myself solely to the practice, because I cared for myself, I cared for the practice.

Those who don't keep the Vinaya or practice meditation and those who do practice can't live together, they must go separate ways. I didn't understand this myself in the past. As a teacher I taught others but I didn't practice. This is really bad. When I looked deeply into it, my practice and my knowledge were as far apart as earth and sky.

Tôi lấy Phật làm gương cho mình. Tôi đi đâu hay làm gì, tôi không dính líu với bản thân tôi. Tôi đã bỏ hết bản thân vào duy nhất việc tu tập, bởi vì tôi tự quan tâm mình, tôi tự quan tâm đến việc tu tập.

Ai không tuân giữ theo Giới Luật hoặc không thiền tập thì khó ở chung với người tuân giữ Giới Luật và chú tâm thiền tập; họ phải tách riêng ra, đi theo đường khác nhau. Nếu là sư thầy tôi mà chỉ ngồi chỉ dạy người khác tu, còn mình thì không tu- điều đó là quá tệ. Khi nhìn sâu vào điều đó, tôi mới thấy sự hiểu biết lý thuyết và sự tu tập của tôi cách xa nhau một trời một đất.

Therefore, those who want to go and set up meditation centers in the forest... don't do it. If you don't yet really know, don't bother trying, you'll only make a mess of it. Some monks think that going to live in the forest they will find peace, but they still don't understand the essentials of practice. They cut grass for themselves, do everything themselves... Those who really know the practice aren't interested in places like this, they won't prosper. Doing it like that won't lead to progress. No matter how peaceful the forest may be you can't progress if you do it wrong.

Do vậy, những ai có ý định vô rừng và lập thiền viện trong đó... thì đừng làm. Nếu chưa thực sự biết làm, đừng cố gắng thử, chỉ làm hư bột hư đường mà thôi. Một số thầy tu nghĩ mình vô rừng sống để tìm thấy sự bình an, nhưng họ chưa hiểu được những chỗ cốt lõi của việc tu hành. Họ tự cắt cỏ, tự làm mọi thứ cho mình...Ai thực sự biết về tu tập thì không thích đến những nơi như vậy đâu, vì ở đó họ tu cũng không tiến được. Tu kiểu đó không dẫn đến tiến bộ. Dù chốn rừng núi có yên bình đến đâu cũng chẳng tiến bộ được gì nếu bạn làm sai, tu sai.

They see the forest monks living in the forest and go to live in the forest like them, but it's not the same. The robes are not the same, eating habits are not the same, everything is different. Namely, they don't train themselves, they don't practice. The place is wasted, it doesn't really work. If it does work, it does so only as a venue for showing off or publicizing, just like a medicine show. It goes no further than that. Those who have only practiced a little and then go to teach others are not yet ripe, they don't really understand. In a short time they give up and it falls apart. It just brings trouble.

Họ thấy có những nhà sư trong rừng đang sống tu trong rừng như vậy nên họ muốn vào rừng tu như các nhà sư đó; nhưng không làm được giống vậy đâu. Y phục không giống vậy, thói quen ăn uống không giống vậy, mọi thứ đều khác. Nói thẳng ra, nếu họ không chịu tập luyện bản thân, thì họ không tu được. Nơi tu, chùa cao chùa đẹp, rừng già yên tĩnh cũng chẳng tu được gì đâu. Nếu tu được thì thực sự đã tu được ở nơi khác, nếu tu được thì chỗ đông người cũng tu được, cũng giống như thuốc tốt thì ai uống ở đâu cũng nó cũng có tác dụng tốt. (Phải có 'chất' tu và có 'cách' tu đúng đắn, chứ chùa đẹp không làm nên cao tăng, áo cà sa không làm nên thánh tăng). Có người chỉ tu tập chút ít và đi dạy người khác, kiểu đó là chưa chín chắn, họ chưa thực sự hiểu biết một cách chín muồi. Được vài bữa họ dẹp luôn, không còn chỉ còn dạy gì nữa. Kiểu tu và dạy như vậy chẳng nên bột nên đường gì hết.

So we must study somewhat, look at the Navakovāda, what does it say? Study it, memorize it, until you understand. From time to time ask your teacher concerning the finer points, he will explain them. Study like this until you really understand the Vinaya.

Chúng ta cần phải học hỏi nhiều thứ- thử đọc quyển Hướng Dẫn Sơ Tu Navakovāda,trong đó nói gì? Học nó, nhớ nó, cho đến khi hiểu. Dần dà, hỏi thêm sư thầy của mình về những điểm tinh vi tế nhị, sư thầy sẽ giải thích cho mình. Cứ học như vậy cho đến khi mình thực sự hiểu được Giới Luật.


Chương 47

MAINTAINING THE STANDARD - DUY TRÌ CHUẨN MỰC

Today we are meeting together as we do every year after the annual Dhamma examinations. At this time all of you should reflect on the importance of carrying out the various duties of the monastery, those toward the preceptor and those toward the teachers. These are what hold us together as a single group, enabling us to live in harmony and concord. They are also what lead us to have respect for each other, which in turn benefits the community.

Hôm nay chúng ta tề tựu ở đây như mọi năm sau khóa thi sát hạch Giáo Pháp hàng năm. Lần này, tất cả chúng ta nên quán xét về tầm quan trọng của việc thực hiện những trách phận trong chùa, làm những bổn phận đối với những thầy thọ giới cho mình và những thầy dạy tu cho mình. Những việc làm đó giúp nối kết chúng ta lại với nhau thành một tập thể tu hành, giúp chúng ta sống hòa hợp và hòa đồng với nhau. Những việc làm đó cũng dẫn chúng ta đến tôn trọng lẫn nhau, điều đó dẫn đến lợi lạc cho cả tăng đoàn ở đây.

In all communities, from the time of the Buddha till the present, no matter what form they may take, if the residents have no mutual respect they cannot succeed. Whether they be secular communities or monastic ones, if they lack mutual respect they have no solidarity. If there is no mutual respect, negligence sets in and the practice eventually degenerates.

Trong tất cả tăng đoàn, từ thời Phật đến giờ, dù họ có gọi bằng hình thức nào, nhưng nếu những cư dân trong đó không tôn trọng nhau, thì tăng đoàn đó không thể thành công. Dù là cộng đồng những người thế tục hay cộng đồng những người xuất gia, nếu thiếu tôn trọng nhau thì cộng đồng đó cũng không bền chắc. Nếu không tôn trọng nhau, thay vào đó bằng sự mặc kệ, thì cuối cùng việc tu tập cũng suy thoái.

Our community of Dhamma practicers has lived here for about twenty five years now, steadily growing, but it could deteriorate. We must understand this point. But if we are all heedful, have mutual respect and continue to maintain the standards of practice, I feel that our harmony will be firm. Our practice as a group will be a source of growth for Buddhism for a long time to come.

Cộng đồng chùa này là những người tu hành Giáo Pháp đã sống ở đây chừng 25 năm rồi, nó từ từ đông hơn, nhưng nó có thể bị suy thoái. Chúng ta phải hiểu rõ chỗ này. Nhưng nếu chúng ta đều biết làm cho tâm có ý thức, biết kính trọng nhau, và biết liên tục duy trì những chuẩn mực thực hành, thì tôi thấy sự hòa hợp sẽ vững chắc. Sự tu tập theo một cộng đồng (tăng đoàn) sẽ là nguồn lực lớn mạnh của Phật giáo về lâu về dài.

Now in regard to the study and the practice, they are a pair. Buddhism has grown and flourished until the present time because of the study going hand in hand with practice. If we simply learn the scriptures in a heedless way negligence sets in... For example, in the first year here we had seven monks for the Rains Retreat. At that time, I thought to myself, ''Whenever monks start studying for Dhamma Examinations the practice seems to degenerate.'' Considering this, I tried to determine the cause, so I began to teach the monks who were there for the Rains Retreat - all seven of them. I taught for about forty days, from after the meal till six in the evening, every day. The monks went for the exams and it turned out there was a good result in that respect, all seven of them passed.

Giờ nói về học và hành, hai việc đó là một cặp. Phật giáo ra đời và phát triển đến ngày hôm nay là nhờ có học và hành đi song song với nhau. Nếu chúng ta chỉ biết học suông kinh kệ thì sự phóng túng lãng tâm luôn có mặt... Ví dụ, năm đầu tiên ở chùa này có bảy vị Tỳ kheo trong kỳ an cư Mùa Mưa. Lúc đó tôi tự nghĩ rằng: "Hễ khi các tăng sĩ bắt đầu học thi Sát Hạch Giáo Pháp thì sự thực hành dường như bị suy thoái". Sau khi xem xét kỹ càng chuyện này, tôi cố tìm ra nguyên nhân, từ đó tôi bắt đầu dạy các tăng đang ở chùa trong kỳ an cư Mùa Mưa đó—chỉ có bảy người. Tôi dạy cho họ liên tục khoảng 40 ngày, từ sau khi ăn trưa cho đến 6 giờ chiều. Các tăng đó đi thi sát hạch và kết quả rất tốt, cả bảy người đều đậu.

That much was good, but there was a certain complication regarding those who were lacking in circumspection. To study, it is necessary to do a lot of reciting and repeating. Those who are unrestrained and unreserved tend to grow lax with the meditation practice and spend all their time studying, repeating and memorizing. This causes them to throw out their old abiding, their standards of practice. And this happens very often.

Điều đó thì tốt thật, nhưng chuyện thi cử cũng làm rối tâm rối trí đối với những ai thiếu phòng hộ. Để học kinh điển, họ phải học thuộc, đọc, tụng rất nhiều. Những ai ít có giới hạnh và ít phòng hộ thường có xu hướng lãng quên việc thiền tập và chỉ dành tất cả thời gian vào việc học, đọc, tụng và học thuộc các kinh kệ. Điều này làm cho họ bỏ quên chỗ trú xứ thường ngày trước đó. (Tức là tâm họ trước đó thiền tập hàng ngày với những đối tượng thiền). Nhưng vào độ học thi thì thường ai cũng xao lãng việc tu tập.

So it was when they had finished their studies and taken their exams I could see a change in the behavior of the monks. There was no walking meditation, only a little sitting, and an increase in socializing. There was less restraint and composure.

Vậy đó, từ lúc họ học thi rồi sau khi thi xong, tôi thấy thái độ của họ thay đổi. Họ không còn đi thiền, chỉ ngồi thiền một ít, và bắt đầu giao tiếp giao duyên nhiều hơn với mọi người. Tính giữ giới, tính tập trung giảm sút.

Actually, in our practice, when you do walking meditation, you should really determine to walk; when sitting in meditation, you should concentrate on doing just that. Whether you are standing, walking, sitting or lying down, you should strive to be composed. But when people do a lot of study, their minds are full of words, they get high on the books and forget themselves. They get lost in externals. Now this is so only for those who don't have wisdom, who are unrestrained and don't have steady sati. For these people studying can be a cause for decline. When such people are engaged in study they don't do any sitting or walking meditation and become less and less restrained. Their minds become more and more distracted. Aimless chatter, lack of restraint and socializing become the order of the day. This is the cause for the decline of the practice. It's not because of the study in itself, but because certain people don't make the effort, they forget themselves.

Thực ra, trong sự tu tập ở đây, khi các thầy tập đi thiền các thầy phải thực sự quyết tâm đi thiền; khi ngồi thiền thì phải tập trung vào việc ngồi thiền. Dù các thầy có đang ngồi, đang đứng, đang đi, hay đang nằm, các thầy phải luôn luôn có sự tĩnh lặng, tập trung, tự chủ. Sau khi học nhiều, tâm trí người ta chỉ toàn đầy chữ nghĩa, họ cứ canh cánh trong đầu về các ngữ nghĩa, kinh hay kệ đẹp, và quên mất chính mình.

(Giống như người mới coi xong một bộ phim dài tập ly kỳ, tâm trí cứ nghĩ về bộ phim, về các nhân vật, về như vầy là anh hùng, như kia là đạo lý, vậy là oan ức, vậy là khổ, kết cục nên là vầy, là vậy. Họ quên mất cuộc đời thực hiện không phải là vậy).

Đó là họ đang lạc mất mình theo những thứ bên ngoài mình. Đó là những người không có trí tuệ, họ không biết phòng hộ giữ giới, họ không có sự chánh niệm đều đặn. Đối với những người như vậy, kỳ học thi có thể làm cho sự thiền tập của họ xuống dốc. Khi họ đang nghiên cứu học thi, họ không còn ngồi thiền hay đi thiền gì nữa, và càng lúc càng trở nên ít kỷ luật và ít duy trì các chuẩn mực thực hành. Tâm họ càng ngày càng bị xao lãng. Họ nói đủ thứ lan man, thiếu kiêng cữ kiềm chế và giao thiệp giao duyên suốt ngày. Đây là chỗ xuống dốc của việc thực hành. Sự xuống dốc không phải là do bản thân việc dùi mài kinh sách, mà là do họ không biết cố gắng giữ tâm tĩnh lặng và tập trung, do họ quên mất chính mình.

Actually the scriptures are pointers along the path of practice. If we really understand the practice, then reading or studying are both further aspects of meditation. But if we study and then forget ourselves it gives rise to a lot of talking and fruitless activity. People throw out the meditation practice and soon want to disrobe. Most of those who study and fail soon disrobe. It's not that the study is not good, or that the practice is not right. It's that people fail to examine themselves.

Thực ra, kinh điển là những hướng dẫn chỉ đường cho con đường tu tập. Nếu chúng ta hiểu biết về tu tập, thì việc đọc kinh sách hay nghiên cứu kinh sách đều là hai mảng khác của thiền. Nhưng nếu đọc nhiều kinh sách, nghiên cứu nhiều kinh kệ rồi sinh ra việc nói nhiều và làm những việc vô ích thì chẳng tốt hơn gì. Nhiều người bỏ bê việc thiền tập và thậm chí thoái tâm hoàn tục. Nhiều người nghiên cứu giáo lý và rồi bỏ tu. Không phải việc học hỏi nghiên cứu kinh sách là không tốt [điều đó là rất cần thiết và rất tốt], cũng không phải bản thân việc tu tập của họ là không tốt. Nhưng chính sự lơ-là, sự không còn quan sát chính mình, sự không còn thực hành để tu tập cái tâm mới là sự không tốt.

Seeing this, in the second rains retreat I stopped teaching the scriptures. Many years later more and more young men came to become monks. Some of them knew nothing about the Dhamma-Vinaya and were ignorant of the texts, so I decided to rectify the situation, asking those senior monks who had already studied to teach, and they have taught up until the present time. This is how we came to have studying here.

Sau khi nhìn thấy lý do này, trong kỳ an cư Mùa Mưa năm sau đó tôi không dạy kinh điển cho các tăng nữa. Nhiều năm sau đó nữa, nhiều người trẻ tuổi đã đến đây và trở thành những Tỳ kheo. Một số họ chẳng biết gì về Giáo Pháp Giới Luật và không biết gì về kinh điển, nên tôi chỉnh đốn lại tình hình, yêu cầu những sư anh sư bác dạy giáo kinh cho họ. Các vị sư anh sư bác đã từng học nhiều về giáo lý kinh điển và họ cứ nối tiếp nhau truyền dạy từ lúc đó cho đến bây giờ. Giờ ở trong chùa này việc học giáo lý diễn ra theo cách như vậy.

However, every year when the exams are finished, I ask all the monks to re-establish their practice. All those scriptures which aren't directly concerned with the practice, put them away in the cupboards. Re-establish yourselves, go back to the regular standards. Re-establish the communal practices such as coming together for the daily chanting. This is our standard. Do it even if only to resist your own laziness and aversion. This encourages diligence.

Tuy nhiên, mỗi năm sau kỳ thi sát hạch giáo pháp, tôi lại yêu cầu các tăng sĩ phải thiết lập lại việc tu tập hàng ngày của mình. Tất cả những kinh điển đã học là không trực tiếp liên quan đến việc tự thực hành của mỗi người, sau khi học hiểu hãy cất chúng lại trong tủ sách. Phải thiết lập lại chính mình, phải quay trở lại với những chuẩn mực và thời lượng thực tập hằng ngày của mình. Thiết lập lại những thời khóa và nghi thức tu tập chung của chùa, ví dụ như phải có mặt đầy đủ trong giờ tụng kinh chung ở trong chùa mỗi ngày. Đây là chuẩn mực của chúng ta. Phải làm, ngay cả khi nó chỉ có giá trị chống lại sự lười biếng và vượt qua sự bực bội sân si của mình. Điều này khích lệ sự siêng năng tinh tấn của mỗi người.

Don't discard your basic practices: eating little, speaking little, sleeping little; restraint and composure; aloofness; regular walking and sitting meditation; meeting together regularly at the appropriate times. Please make an effort with these, every one of you. Don't let this excellent opportunity go to waste. Do the practice. You have this chance to practice here because you live under the guidance of the teacher. He protects you on one level, so you should all devote yourselves to the practice. You've done walking meditation before, now also you should walk. You've done sitting meditation before, now also you should sit. In the past you've chanted together in the mornings and evenings, and now also you should make the effort. These are your specific duties, please apply yourselves to them.

Đừng bỏ quên những tu tập căn bản của các thầy, đó là: ăn ít, nói ít, ngủ ít; kiềm chế và tĩnh lặng; tách ly khỏi thế tục; đều đặn đi thiền và ngồi thiền; họp mặt đều đặn với các tăng hữu trong chùa vào những thời giờ thích hợp trong ngày (như giờ ăn, giờ tụng kinh chung, giờ làm Phật sự chung...). Hãy cố gắng làm tốt những việc này, mọi người đều phải cố gắng làm tốt những việc đó. Đừng bỏ phí những cơ hội tuyệt vời này. Tu tập thực sự là ở ngay những chỗ đó. Các thầy có những cơ hội như vậy để thực tập ở đây nhờ có sự hướng dẫn của sự thầy, sư huynh. Họ đã bảo hộ cho các thầy, nên tất cả các thầy nên tận tâm tu tập hết mình. Các thầy đã thực tập đi thiền trước đây, giờ lại tiếp tục tập đi thiền. Các thầy đã ngồi thiền trước đây, giờ phải tiếp tục ngồi thiền. Trước kia, các thầy cùng nhau tụng kinh vào buổi sáng và buổi tối, giờ các thầy cũng phải cố tiếp tục duy trì như vậy. Đây là những trách phận rõ rệt của các thầy, hãy áp dụng mình vào những việc đó để tu tập.

Those who simply ''kill time'' in the robes don't have any strength, you know. The ones who are floundering, homesick, confused... do you see them? These are the ones who don't put their minds into the practice. They don't have any work to do. We can't just lie around here.

Being a Buddhist monk or novice you live and eat well, you shouldn't take it for granted. Kāmasukallikānuyogo is a danger. Make an effort to find your own practice. Whatever is faulty, work to rectify, don't get lost in externals.

Những ai mặc áo cà-sa chỉ để ngồi "giết thời gian" thì chẳng có sức mạnh nào, quý thầy biết đó. Những người hay chao động, nhớ nhà, bối rối...các thầy có nhìn thấy họ không? Những người đó không đưa tâm mình vào tu tập. Họ không có việc gì để làm. Chúng ta không thể nằm dài ra ở đây. Là những tu sĩ và sa-di tu theo Phật, các thầy sống tốt và ăn tốt, nhưng đừng chỉ lo sống lo ăn thỏa thích. Việc chạy theo khoái lạc giác quan hay dục lạc (kāma-sukhallikānuyogo) là mối nguy hại. Hãy nỗ lực tìm đến sự tu tập của mình. Nếu có sai lầm hay sai phạm gì, hãy tu tập chỉnh đốn lại ngay, đừng để lạc tâm theo những thứ bên ngoài.

One who has zeal never misses walking and sitting meditation, never lets up in the maintenance of restraint and composure. Just observe the monks here. Whoever, having finished the meal and any business there may be, having hung out his robes, walks meditation - and when we walk past his kuti we see the walking path a well-worn trail, and we see it often - this monk is not bored with the practice. This is one who has effort, who has zeal.

Những ai có đủ lòng nhiệt tâm thì không bao giờ bỏ quên việc đi thiền và ngồi thiền, không bao giờ quên lãng việc giữ giới hạnh và duy trì sự tự chủ tĩnh lặng của mình. Hãy nhìn các vị Tỳ kheo ở đây. Ai cũng vậy, sau khi ăn xong hay làm xong việc gì, sau khi về đến cốc (kuti), họ liền cỡi y ngoài treo lên và bắt đầu đi thiền—và khi chúng ta đi ngang qua kuti của họ, chúng ta thấy rõ lối đi thiền của họ đã trở thành đường mòn, và chúng ta thấy nó luôn mòn láng như vậy—vị Tỳ kheo đó không bao giờ chán tu tập. Loại người này có nỗ lực tinh tấn, có đầy nhiệt tâm tu hành.

If all of you devote yourselves like this to the practice, then not many problems will arise. If you don't abide with the practice, the walking and sitting meditation, there's nothing more than just traveling around. Not liking it here you go traveling over there; not liking it there you come touring back here. That's all there is to it, following your noses everywhere. These people don't persevere, it's not good enough. You don't have to do a lot of traveling around, just stay here and develop the practice, learn it in detail. Traveling around can wait till later, it's not difficult. Make an effort, all of you.

Nếu tất cả chúng ta đều tận tụy hết mình vào việc tu tập như vậy, thì không còn nhiều khó khăn phát sinh. Nếu các thầy không an trú vào việc tu tập, không an trú mình vào việc đi thiền và ngồi thiền, thì việc tu hành ở đây cũng chẳng khác nào đi dạo chơi hay chỉ như ghé tu thử. Không thích chỗ này, chạy đến tu chỗ khác; đến đó tu không thích thì quay lại chỗ này. Cứ nhá sàng, chạy tới chạy lui, chạy theo đằng này, nghe ngóng đằng kia. Những người như vậy không có chí tu hành, họ chưa đủ tốt để tu. Thực ra các thầy không cần phải chạy tới chạy lui chỗ này chỗ nọ, chỉ cần ở đây và triển khai việc tu tập, học hỏi từng thứ chi ly, căn bản. Muốn đi thì chờ sau này đi cũng được, đi thì không khó, chỉ khó là khó cái ngồi tu sao cho ra ngô ra khoai một chút, hãy thử coi. Hãy nỗ lực, tất cả các thầy.

Prosperity and decline hinge on this. If you really want to do things properly, then study and practice in proportion; use both of them together. It's like the body and the mind. If the mind is at ease and the body free of disease and healthy, then the mind becomes composed. If the mind is confused, even if the body is strong there will be difficulty, let alone when the body experiences discomfort.

Sự tu tiến hay tu lùi đều nằm ngay chỗ này—đây là chỗ bản lề (cánh cửa treo lên và mở đóng được hay không là nhờ chỗ bản lề). Nếu các thầy muốn làm một cách đúng đắn, hãy tu học và tu tập đủ hai phần; sử dụng hai thứ với nhau. Giống như thân và tâm. Nếu tâm được thư thái và thân khỏe mạnh không bệnh hoạn, thì tâm sẽ dễ dàng tập trung, tĩnh lặng. Nếu tâm bị chao động, bối rối hay ngu mờ, thì dù thân có khỏe mạnh cũng là khó khăn, huống hồ chi lúc đó thân cũng gặp khó khổ.

The study of meditation is the study of cultivation and relinquishment. What I mean by study here is: whenever the mind experiences a sensation, do we still cling to it? Do we still create problems around it? Do we still experience enjoyment or aversion over it? To put it simply: do we still get lost in our thoughts? Yes, we do. If we don't like something we react with aversion; if we do like it we react with pleasure, the mind becomes defiled and stained. If this is the case then we must see that we still have faults, we are still imperfect, we still have work to do. There must be more relinquishing and more persistent cultivation. This is what I mean by studying. If we get stuck on anything, we recognize that we are stuck. We know what state we're in, and we work to correct ourselves.

Môn thiền là môn học của sự tu dưỡng và sự từ bỏ. Tôi gọi chữ môn học ở đây có nghĩa là: mỗi lần tâm nếm trải một cảm nhận, chúng ta có bị dính theo cảm nhận đó không? Chúng ta có còn tạo ra những khó khổ chung quanh (do, vì) cảm nhận đó không? Chúng ta có còn khoái thích (chạy theo) theo nó hay bực bội (cố tránh) nó? Nói đơn giản hơn: Chúng ta có còn bị lạc theo những ý nghĩ của chúng ta hay không?. Có, chúng ta còn. Khi chúng ta không ưa thích thứ gì, chúng ta phản ứng với sự sân (bực, ghét, né, tránh, kháng cự, không vui...); khi chúng ta thích thứ gì, chúng ta phản ứng với sự tham (thích, sướng, khoái, vui, chạy theo, muốn giữ, muốn thêm...), tâm trở nên bị ô nhiễm và bất tịnh, (cả hai trường hợp sân chấp và tham chấp đều là ô nhiễm). Khi nhìn thấy tâm mình còn sân chấp (ghét, kháng cự...) hay tham chấp (thích, chạy theo...) một cảm nhận nào đó, điều đó nghĩa là mình vẫn còn sai sót, mình vẫn chưa tu được hoàn thiện, và do đó mình còn phải tiếp tục tu tập. Còn phải từ bỏ nhiều hơn nữa và tu dưỡng nhiều hơn nữa. Đây là điều tôi gọi là môn học, là sự học tập. Nếu chúng ta bị dính vào thứ gì, chúng ta nhận ra rằng mình đang dính. Chúng ta biết rõ mình đang ở trong trạng thái nào, và chúng ta phải làm việc để tu sửa bản thân mình.

Living with the teacher or apart from the teacher should be the same. Some people are afraid. They're afraid that if they don't walk meditation the teacher will upbraid or scold them. This is good in a way, but in the true practice you don't need to be afraid of others, just be wary of faults arising within your own actions, speech or thoughts. When you see faults in your actions, speech or thoughts you must guard yourselves. Attano codayattānam - ''you must exhort yourself,'' don't leave it to others to do. We must quickly improve ourselves, know ourselves. This is called ''studying,'' cultivating and relinquishing. Look into this till you see it clearly.

Dù có sống chung với sư thầy sư huynh hay sống riêng thì cũng như nhau thôi. Nhiều người chỉ sợ. Họ sợ rằng nếu mình không đi thiền thì sư phụ sẽ la rầy quở trách. Điều này cũng tốt theo nghĩa đó, nhưng nếu tu tập thực sự thì bạn không nên sợ sệt ai hết, chỉ cần sợ những điều sai sót khởi sinh trong những hành động, ý nghĩ và lời nói của mình. Khi ta nhìn thấy những sai sót trong hành động, ý nghĩ và lời nói thì ta phải biết phòng hộ bản thân mình (để tránh lặp lại những sai sót đó mà dính nghiệp). Phật đã nói: Attano codayattānam– "Chỉ có ta là nơi nương tựa cho ta", đừng nương tựa vào ai khác. Chúng ta phải nhanh chóng tu tiến bản thân mình, hiểu biết bản thân mình. Điều này gọi là sự tu học hay sự học tập, đó là sự tu dưỡng và sự từ bỏ. Cứ suy xét kỹ chỗ này cho đến khi nhìn thấy rõ.

Living in this way we rely on endurance, persevering in face of all defilements. Although this is good, it is still on the level of ''practicing the Dhamma without having seen it.'' If we have practiced the Dhamma and seen it, then whatever is wrong we will have already given up, whatever is useful we will have cultivated. Seeing this within ourselves, we experience a sense of well-being. No matter what others say, we know our own mind, we are not moved. We can be at peace anywhere.

Để sống tu như vậy, chúng ta dựa vào sự chịu khó kiên trì khi đối mặt với tất cả những ô nhiễm. Tu tập như vậy là tốt. Tu vậy là tốt, nhưng việc tu đó cũng chỉ là "sự đang tu tập Giáo Pháp nhưng vẫn chưa nhìn thấy Giáo Pháp". (Dù tu đúng đắn như vậy là tốt, nhưng vẫn còn đang tu, vẫn chưa chứng ngộ Giáo Pháp). Nếu chúng ta thực tập Giáo Pháp và đã nhìn thấy Giáo Pháp, thì những điều gì sai sót coi như chúng ta đã từ bỏ, những điều gì hữu ích coi như chúng ta đã tu dưỡng xong. Khi nhìn thấy được như vậy trong tâm mình, chúng ta trải nghiệm một cảm nhận an lạc. Dù ai có nói ngả nói nghiêng, ta biết rõ tâm mình, ta không còn bị động vọng. Chúng ta có thể bình an ở bất cứ nơi nào.

Now the younger monks and novices who have just begun to practice may think that the senior Ajahn doesn't seem to do much walking or sitting meditation. Don't imitate him in this. You should emulate, but not imitate. To emulate is one thing, to imitate another. The fact is that the senior Ajahn dwells within his own particular contented abiding. Even though he doesn't seem to practice externally, he practices inwardly. Whatever is in his mind cannot be seen by the eye. The practice of Buddhism is the practice of the mind. Even though the practice may not be apparent in his actions or speech, the mind is a different matter.

Giờ các thầy trẻ và sa-di trẻ mới vào tu có thể thấy vị Sư Phụ hầu như không đi thiền hay ngồi thiền gì nhiều. Đừng bắt chước theo sư phụ. Cố noi gương sư phụ chứ đừng bắt chước theo điều độ tu tập của sư phụ. Noi gương tu tập là một chuyện, bắt chước là một chuyện. Thực ra sư phụ sư ông đã tu suốt nhiều năm rồi, giờ sư phụ sư ông có thể sống trong trú xứ hài hòa riêng của mình. Ngay cả khi sư phụ sư ông bề ngoài không tu tập, nhưng thực sự họ vẫn tu tập bên trong tâm. Những gì trong tâm họ thì không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc tu tập đạo Phật là tu tập cái tâm. Cho dù chuyện tu tập của sư phụ sư ông không thể hiện ra bên ngoài hành động hay lời nói, nhưng tâm của họ là chuyện khác.

Thus, a teacher who has practiced for a long time, who is proficient in the practice, may seem to let go of his actions and speech, but he guards his mind. He is composed. Seeing only his outer actions you may try to imitate him, letting go and saying whatever you want to say, but it's not the same thing. You're not in the same league. Think about this.

Vậy đó, một vị thầy đã tu tập lâu năm rồi, người đã rất thành thạo thuần thục về tu tập, có thể đã buông bỏ được hết những hành động và lời nói bất thiện, nhưng vị thầy vẫn luôn cẩn trọng phòng hộ cái tâm của mình. Người ấy luôn tự chủ, tĩnh lặng. Cứ nhìn bề ngoài thong dong của sư thầy, các đệ tử thường hay bắt chước theo, cũng ra vẻ buông bỏ thong dong, nhưng đích thực không phải trò cũng giống như thầy đâu. Bạn không phải cùng lứa cùng lớp với sư thầy. Hãy nghĩ về điều đó. (Hãy lo tập luyện từng căn bản và bài bản như đã được chỉ dạy, điều đó là tốt nhất; đừng bắt chước hành vi bề ngoài của sư thầy).

There's a real difference, you are acting from different places. Although the Ajahn seems to simply sit around, he is not being careless. He lives with things but is not confused by them. We can't see this, whatever is in his mind is invisible to us. Don't judge simply by external appearances, the mind is the important thing. When we speak, our minds follow that speech. Whatever actions we do, our minds follow, but one who has practiced already may do or say things which his mind doesn't follow, because it adheres to Dhamma and Vinaya. For example, sometimes the Ajahn may be severe with his disciples, his speech may appear to be rough and careless, his actions may seem coarse. Seeing this, all we can see are his bodily and verbal actions, but the mind which adheres to Dhamma and Vinaya can't be seen. Adhere to the Buddha's instruction: ''Don't be heedless.'' ''Heedfulness is the way to the Deathless. Heedlessness is death.'' Consider this. Whatever others do is not important, just don't be heedless, this is the important thing.

Khác nhau là chắc rồi, bởi bạn còn đủ loại hành vi mọi lúc mọi nơi. Còn các sư thầy sư ông hầu như cứ ngồi không đâu đó trong chùa, nhưng họ không lãng tâm, không thất niệm hay thiếu phòng hộ. Họ sống với mọi thứ diễn ra, nhưng họ không còn phiền não hay ngu mờ về những thứ đó. Chúng ta không thể nhìn thấy điều đó ở trong tâm họ, những gì trong tâm các sư thầy là không thể nhìn thấy được. Đừng đoán mò từ vẻ bề ngoài của các sư thầy, tâm mới là quan trọng. Đừng nghĩ các sư thầy bề ngoài oai nghiêm trang trọng là bậc chân tu ngộ đạo. Khi chúng ta nói, tâm chúng ta chạy theo lời nói. Khi ta làm điều gì, tâm chạy theo hành động đó. Nhưng những người đã tu tập thành công có thể nói hay làm những thứ gì đó, nhưng tâm họ không còn chạy theo những thứ đó, bởi tâm họ đã thể nhập vào Giáo Pháp và Giới Luật.

Ví dụ, nhiều lúc các sư thầy sư ông có thể nghiêm khắc với các đệ tử của mình, lời nói họ có thể mạnh, quở rầy và thiếu tế nhị, hành động cử chỉ của họ thì thô thiển, thậm chí ra vẻ nóng nảy. Nhìn thấy như vậy, chúng ta chỉ nhìn thấy bề ngoài của sư thầy qua hành động và lời nói của ông, nhưng tâm ông thì đã thâm nhập vào Giáo Pháp và Giới Luật, điều đó thì chúng ta không nhìn thấy. Tôn chỉ theo lời của Phật: "Chú tâm (chánh niệm) là con đường đi đến Bất Tử. Xao lãng là chết". Hãy xem xét lời dạy này. Những gì người khác làm không quan trọng với ta; chỉ cần ta đừng xao lãng tâm mình- đây mới là điều quan trọng.

All I have been saying here is simply to warn you that now, having completed the exams, you have a chance to travel around and do many things. May you all constantly remember yourselves as practicers of the Dhamma; a practicer must be collected, restrained and circumspect.

Tất cả những điều tôi nói từ nãy đến giờ chỉ để cảnh báo với các thầy rằng: thời gian học thi cử xong, các thầy đã có nhiều cơ hội để đi đây đi đó và làm thứ này thứ nọ. Mong rằng các thầy thường nhớ rằng mình là người tu hành Giáo Pháp, mà người tu hành thì phải luôn tập trung, chú tâm, giữ giới và phòng hộ cẩn thận.

Consider the teaching which says ''Bhikkhu: one who seeks alms.'' If we define it this way our practice takes on one form... very coarse. If we understand this word the way the Buddha defined it, as one who sees the danger of samsāra, this is much more profound.

Hãy xem xét thêm lời dạy này của Phật: "Tỳ-kheo: người khất thực". Nếu chỉ hiểu nghĩa Tỳ kheo là khất sĩ thì chúng ta chỉ tu tập theo kiểu chỉ đi xin ăn là đủ... cách nghĩ này rất thô thiển. Nếu chúng ta hiểu theo cách Phật đã định nghĩa, Tỳ kheo là người nhìn thấy sự hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử (samsāra), thì sự hiểu đó sâu nặng hơn, thúc giục ta nhiều hơn.

One who sees the danger of samsāra is one who sees the faults, the liability of this world. In this world there is so much danger, but most people don't see it, they see the pleasure and happiness of the world. Now the Buddha says that a bhikkhu is one who sees the danger of samsāra. What is samsāra? The suffering of samsāra is overwhelming, it's intolerable. Happiness is also samsāra. The Buddha taught us not to cling to them. If we don't see the danger of samsāra, then when there is happiness we cling to the happiness and forget suffering. We are ignorant of it, like a child who doesn't know fire.

Người thấy được mối hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử là người nhìn thấy những khuyết điểm và mặt trái của thế gian này. Thế gian này đầy mối hiểm họa, nhưng người ta không nhìn thấy nó, họ chỉ nhìn thấy sự sướng và sự khổ bề ngoài của nó. Giờ Phật nói một Tỳ kheo (người xuất gia) là người nhìn thấy mối hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử. Vòng luân hồi là gì? Khổ của vòng luân hồi sinh tử có mặt khắp nơi, không thể nào chịu xiết. Sướng cũng nằm trong vòng luân hồi sinh tử. Phật đã dạy chúng ta đừng dính theo sự sướng sự khổ trên đời. Khi chúng ta chưa hiểu biết về sự hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử, khi có sướng ta chạy theo sướng và quên khổ. Chúng ta ngu mờ không biết thấu về sự khổ-đau không-cùng của vòng sinh tử, giống như đứa trẻ con chưa biết về lửa vậy.

If we understand Dhamma practice in this way... ''Bhikkhu: one who sees the danger of samsāra''... if we have this understanding, walking, sitting or lying down, wherever we may be, we will feel dispassion. We reflect on ourselves, heedfulness is there. Even sitting at ease, we feel this way. Whatever we do we see this danger, so we are in a very different state. This practice is called being ''one who sees the danger of samsāra.''

Nếu chúng ta hiểu sự tu tập Giáo Pháp theo cách như vậy...-đó là hiểu được "Tỳ kheo là người nhìn thấy sự hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử"..., nếu hiểu biết được điều căn bản này, thì khi đang đi, đang ngồi, đang đứng hay đang nằm, chúng ta đều cảm thấy buông bỏ, không còn dục vọng. Chúng ta quán sát về bản thân mình, sự chú tâm chánh niệm đã có mặt. Ngay cả khi đang ngồi chơi, chúng ta cũng cảm thấy như vậy. Khi đang làm việc gì, chúng ta cũng nhìn thấy mối hiểm nguy đó, do vậy chúng ta sẽ ở trong tâm trạng rất khác. Tu tập với cách hiểu như vậy mới được gọi là "người nhìn thấy sự hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử".

One who sees the danger of samsāra lives within samsāra and yet doesn't. That is, he understands concepts and he understands their transcendence. Whatever such a person says is not like ordinary people. Whatever he does is not the same, whatever he thinks is not the same. His behavior is much wiser.

Người nhìn thấy sự hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử đang sống trong vòng luân hồi sinh tử, nhưng... vẫn chưa thoát ra được. Nhưng người đó hiểu những khái niệm và người ấy hiểu về cách tu tập chuyển hóa để thoát ra khỏi nó. Những gì người ấy nói thì khác với người phàm thường. Những gì người ấy làm cũng khác với người phàm thường, những gì người ấy nghĩ cũng không giống người phàm thường. Hành vi của người ấy thì khôn trí hơn nhiều.

Therefore it is said: ''Emulate but don't imitate.'' There are two ways - emulation and imitation. One who is foolish will grab on to everything. You mustn't do that! Don't forget yourselves.

Do vậy nên mới nói: "Hãy noi gương tu tập, chứ đừng bắt chước sư thầy". Có hai cách, đó là: nhìn theo gương tu tập của thầy mà nỗ lực tu hành hoặc nhìn sư thầy làm gì mình làm y theo vậy. Người ngu thì cứ nắm bắt đủ thứ, thấy thầy làm sao, làm y khuôn và chấp theo y vậy. Đừng làm vậy! Đừng đánh mất chính mình. (Noi gương thầy, nghe theo sự chỉ dạy của thầy để tập "nhìn vào mình", chứ không phải để tập 'nhìn vào thầy'!).

As for me, this year my body is not so well. Some things I will leave to the other monks and novices to help take care of. Perhaps I will take a rest. From time immemorial it's been this way, and in the world it's the same: as long as the father and mother are still alive, the children are well and prosperous. When the parents die, the children separate. Having been rich they become poor. This is usually how it is, even in the lay life, and one can see it here as well. For example, while the Ajahn is still alive everybody is well and prosperous. As soon as he passes away decline begins to set in immediately. Why is this? Because while the teacher is still alive people become complacent and forget themselves. They don't really make an effort with the study and the practice. As in lay life, while the mother and father are still alive, the children just leave everything up to them. They lean on their parents and don't know how to look after themselves. When the parents die they become paupers. In the monkhood it's the same. If the Ajahn goes away or dies, the monks tend to socialize, break up into groups and drift into decline, almost every time.

Đối với tôi, năm nay thân không còn khỏe cho lắm. Có một số điều như vậy tôi nhắn gửi lại cho các Tỳ kheo và sa-di để họ tự mình chăm lo bản thân mình. Có lẽ giờ tôi sẽ nghỉ ngơi. Không biết tự bao giờ, cái lẽ thường tình ở đâu trên đời cũng vậy: hễ cha mẹ còn sống là các con còn sống tốt và làm ăn ngon lành. Khi cha mẹ chết, con cái chia cách nhau. Đứa giàu thành nghèo, đứa đang sống tốt trở thành cà trật cà giuộc. Như rắn mất đầu. Thường là vậy, nhất là trong cuộc sống gia đình, nhưng chúng ta cũng cũng nhìn thấy lẽ đó ở nơi tu hành như ở đây. Ví dụ, khi sư thầy sư ông còn sống, mọi người đều sống tốt và tu tiến ngon lành. Ngay sau khi sư phụ qua đời, sự xuống dốc thường bắt đầu xảy ra ngay. Tại sao vậy? Bởi khi sư phụ còn sống mọi người đều ỷ y, tự mãn và quên mất bản thân mình; giống như con cái dù đã lớn tuổi vẫn luôn còn dựa vào cha mẹ theo thói tâm từ thuở nhỏ. Khi sư thầy còn sống các học trò không thực sự nỗ lực hết mình để tu học và tu tập. Cũng giống như trong các gia đình, con cái dù đã lớn khôn cũng cứ dựa vào cha mẹ, để cha mẹ lo hết khi cha mẹ còn sống. Con cái chỉ dựa vào cha mẹ và chẳng biết tự lo tự lập hoàn toàn. Đến khi cha mẹ chết, họ trở thành kẻ khổ, thậm chí nghèo đói. Chỗ tăng đoàn cũng vậy. Khi sư thầy sư phụ chết đi, các tăng sĩ thường lộn xộn, chia rẽ thành từng nhóm khác nhau và cùng kéo nhau tụt dốc; gần như thời nào cũng vậy.

Why is this? It's because they forget themselves. Living off the merits of the teacher everything runs smoothly. When the teacher passes away, the disciples tend to split up. Their views clash. Those who think wrongly live in one place, those who think rightly live in another. Those who feel uncomfortable leave their old associates and set up new places and start new lineages with their own groups of disciples. This is how it goes. In the present it's the same. This is because we are at fault. While the teacher is still alive we are at fault, we live heedlessly. We don't take up the standards of practice taught by the Ajahn and establish them within our own hearts. We don't really follow in his footsteps.

Tại sao vậy? Bởi thời thầy còn sống họ đã quên bản thân mình. Sống dựa theo công đức của sư thầy mọi thứ đều êm xuôi. Khi sư thầy sư phụ chết đi, các đệ tử thường chia rẽ theo đường hướng của mỗi người. Những quan điểm, ý kiến của họ chỏi nhau. Kẻ nghĩ sai, người nghĩ đúng. Người nghĩ sai sống một nơi, kẻ nghĩ đúng tu một nơi. Người thấy không thích đồng đạo thì chia tay đi tìm chỗ tu mới và bắt đầu liên kết với những nhóm tu sĩ riêng của họ. Chuyện là vậy đó. Hiện tại cũng như vậy. Điều này là bởi chúng ta đang sai sót. Khi thầy còn sống, chúng ta vẫn còn sai sót khiếm khuyết, vẫn đang sống một cách thiếu tự chủ, thiếu chú tâm chánh niệm. Chúng ta vẫn chưa thực thụ nhận những chuẩn mực tu tập mà sư thầy đã dạy, chưa thực thiết lập những chuẩn mực tu hành trong tâm và trái tim mình.

Even in the Buddha's time it was the same, remember the scriptures? That old monk, what was his name...? Subhadda Bhikkhu! When Venerable Mahā Kassapa was returning from Pāvā he asked an ascetic on the way: ''Is the Lord Buddha faring well?'' The ascetic answered: ''The Lord Buddha entered Parinibbāna seven days ago.''

Ngay cả thời Phật còn sống cũng xảy ra như vậy, nhớ kinh điển đã chép lại ra sao? Có một Tỳ kheo già, tên là gì quên mất...? À, đó là Tỳ kheo Subhadda! Khi ngài Đại-ka-diếp (Mahā Kassapa) từ Pāvā trở về nơi Phật ở, chưa về tới nơi, nhưng ngài hỏi một Tỳ kheo khi còn trên đường: "Đức Phật có khỏe không?". Tỳ kheo đó trả lời: "Phật đã bát-Niết-bàn cách đây bảy ngày rồi".

Those monks who were still unenlightened were grief-stricken, crying and wailing. Those who had attained the Dhamma reflected to themselves, ''Ah, the Buddha has passed away. He has journeyed on.'' But those who were still thick with defilements, such as Venerable Subhadda, said:

Nhiều tu sĩ lúc đó vẫn chưa giác ngộ nên rất sầu não, khóc lóc, than buồn. Những người đã chứng ngộ Giáo Pháp thì tự nghĩ rằng: "À, thì Phật đã qua đời. Phật đã đi hết chuyến đi". Nhưng một số người còn dày đặc những ô nhiễm trong tâm, ví dụ như ông Subhadda lúc đó, thì nói:

''What are you all crying for? The Buddha has passed away. That's good! Now we can live at ease. When the Buddha was still alive he was always bothering us with some rule or other, we couldn't do this or say that. Now the Buddha has passed away, that's fine! We can do whatever we want, say what we want.... Why should you cry?''

It's been so from way back then till the present day.

"Làm gì các huynh các đệ phải khóc? Phật đã qua đời. Điều đó là tốt! Giờ chúng ta có thể sống thoải mái. Khi Phật còn sống, ngài luôn kiềm chế chúng ta bằng đủ thứ nghi luật, chúng ta không thể làm gì hay nói gì. Giờ Phật đã qua đời, điều đó là tốt chứ sao! Giờ chúng ta có thể làm gì mình muốn làm, nói gì mình muốn nói... Vậy tại sao phải khóc?".

"Cái lẽ thường tình đó" cũng đã xảy ra từ thời cổ xưa đó chứ đâu phải mới đây..., và bây giờ vẫn vậy.

However that may be, even though it's impossible to preserve entirely.... Suppose we had a glass and we took care to preserve it. Each time we used it we cleaned it and put it away in a safe place. Being very careful with that glass we can use it for a long time, and then when we've finished with it others can also use it. Now, using glasses carelessly and breaking them every day, and using one glass for ten years before it breaks - which is better?

Tuy nhiên mọi thứ có thể vẫn còn tốt mặc dù không dễ duy trì trọn vẹn những gì Phật, tổ và sư thầy đã truyền lại... Giả sử chúng ta có một cái ly và chúng ta cẩn thận gìn giữ nó. Sau mỗi lần dùng, chúng ta chùi rửa nó sạch sẽ và đem cất lên chỗ an toàn. Nếu biết phòng hộ cẩn thận cái ly, sau thời chúng ta dùng, chúng ta vẫn có thể để lại cho người sau dùng. Giờ thấy sao, dùng ly thiếu thận trọng và làm bể ly này ly khác mỗi ngày, hoặc hay dùng giữ cẩn thận một ly để xài được mười năm— cái nào tốt hơn?

Our practice is like this. For instance, if out of all of us living here, practicing steadily, only ten of you practice well, then Wat Pah Pong will prosper. Just as in the villages: in the village of one hundred houses, even if there are only fifty good people that village will prosper.

Actually to find even ten would be difficult. Or take a monastery like this one here: it is hard to find even five or six monks who have real commitment, who really do the practice.

Sự tu tập của chúng ta cũng vậy. Ví dụ, trong tất cả chúng ta đang ngồi đây: tất cả đều tu tập thường thường, chỉ cần có mười người tu giỏi, thì chùa Wat Pah Pong này cũng khá phát triển. Cũng như trong một ngôi làng có trăm nhà, thì cần có năm mươi người tốt thì làng cũng khá phát triển. Thực ra trong làng tìm ra mươi người tốt cũng khó rồi. Hoặc lấy ví dụ trong một cái chùa như ở đây: khó mà tìm ra năm hay mươi thầy thực sự tận tâm tu hành, khó tìm ra những người thực sự tu tập.

In any case, we don't have any responsibilities now, other than to practice well. Think about it, what do we own here? We don't have wealth, possessions, and families any more. Even food we take only once a day. We've given up many things already, even better things than these. As monks and novices we give up everything. We own nothing. All those things people really enjoy have been discarded by us. Going forth as a Buddhist monk is in order to practice. Why then should we hanker for other things, indulging in greed, aversion or delusion? To occupy our hearts with other things is no longer appropriate.

Dù gì đi nữa, chúng ta cũng không có trách nhiệm gì ở đây, ngoài trách phận tu tập cho tốt. Nghĩ lại mà coi, chúng ta có gì ở đây đâu? Chúng ta không có tài sản, của cải và gia đình gì nữa. Ngay cả thức ăn chúng ta cũng chỉ ăn một lần mỗi ngày. Chúng ta đã từ bỏ rất nhiều thứ rồi, thậm chí phải từ bỏ những thứ lớn lao hơn những thứ vừa nói. Là những Tỳ kheo và sa-di, chúng ta đã từ bỏ mọi thứ trên đời rồi. Chúng ta chẳng còn có gì. Những thứ người đời sướng khoái hưởng thụ chúng ta cũng từ bỏ rồi. Đã xuất gia trở thành tu sĩ Phật giáo là để tu tập. Vậy lý gì chúng ta còn muốn những thứ khác, còn muốn dính vào mấy chỗ tham, sân, si để làm gì? Còn để cho tâm mình chứa những thứ đó thì không phải, cứ làm vậy thì đi tu làm chi cho uổng đời như vậy?.

Consider: why have we gone forth? Why are we practicing? We have gone forth to practice. If we don't practice then we just lie around. If we don't practice, then we are worse off than lay people, we don't have any function. If we don't perform any function or accept our responsibilities it's a waste of the samana's life. It contradicts the aims of a samana.

Hãy suy xét lại: tại sao chúng ta xuất gia đi tu? Tại sao chúng ta đang tu ở đây? Chúng ta xuất gia đi tu là để tu. Nếu không tu thì cứ nằm chơi cho khỏe. Nếu không tu thì chúng ta còn tệ bạc hơn cả những người bình thường tại gia, không tu tới ở đây làm gì, đâu có chuyện gì khác để làm ăn ở đây đâu. Nếu ở đây mà không chấp nhận trách phận tu hành, ở đây không chịu tu thì đúng là uổng một đời tu, uổng phí một đời sa-môn.Điều đó là trái ngược với mục đích của một sa-môn.

If this is the case then we are heedless. Being heedless is like being dead. Ask yourself, will you have time to practice when you die? Constantly ask yourself, ''When will I die?'' If we contemplate in this way our mind will be alert every second, heedfulness will always be present.

Nếu như vậy là chúng ta quá thiếu ý thức, thiếu chú tâm. Thiếu chú tâm thì giống như đang chết. Hãy tự hỏi mình, mình có thời gian để tu sau khi chết hay không? Cứ liên tục hỏi mình: "Khi nào ta chết?". Nếu chúng ta luôn quán xét theo cách như vậy, tâm chúng ta sẽ luôn tỉnh thức trong từng giây phút, sự chú tâm chánh niệm sẽ luôn luôn có mặt.

When there is no heedlessness, sati - recollection of what is what - will automatically follow. Wisdom will be clear, seeing all the things clearly as they are. Recollection guards the mind, knowing the arising of sensations at all times, day and night. That is to have sati. To have sati is to be composed. To be composed is to be heedful. If one is heedful then one is practicing rightly. This is our specific responsibility.

Khi không còn sự lãng tâm, thì sự chú tâm chánh niệm (sati) sẽ tự động có mặt. Trí tuệ hiểu biết sẽ rõ ràng, nhìn thấy mọi sự rõ ràng đúng như chúng là. Sự chánh niệm (thường nhớ) canh giữ cái tâm, nó biết rõ từng sự khởi sinh của những cảm nhận mọi lúc mọi nơi, cả ngày lẫn đêm. Đó là có chánh niệm. Có chánh niệm là có tập trung, tự chủ và tĩnh lặng. Có tập trung và tĩnh lặng là có để tâm, có chú tâm và chánh niệm. Ai có chú tâm thì người đó đang thực hành đúng. Đây là trách phận của các thầy.

So today I would like to present this to you all. If in the future you leave here for one of the branch monasteries or anywhere else, don't forget yourselves. The fact is you are still not perfect, still not completed. You still have a lot of work to do, many responsibilities to shoulder. Namely, the practices of cultivation and relinquishment. Be concerned about this, every one of you. Whether you live at this monastery or a branch monastery, preserve the standards of practice. Nowadays there are many of us, many branch temples. All the branch monasteries owe their origination to Wat Pah Pong. We could say that wat Pah Pong was the 'parent', the teacher, the example for all branch monasteries. So, especially the teachers, monks and novices of Wat Pah Pong should try to set the example, to be the guide for all the other branch monasteries, continuing to be diligent in the practices and responsibilities of a samana.

Do vậy bữa nay tôi muốn nói cho tất cả các thầy. Để sau này các thầy đi đến tu ở các chi nhánh của chùa này, hoặc đến tu ở chỗ khác, thì các thầy đừng lãng quên chính mình. Sự thật là các thầy vẫn chưa hoàn thiện, vẫn chưa hoàn thành. Còn nhiều thứ phải làm, nhiều trách phận phải gánh vác. Đó là tập luyện cái tâm và tập luyện sự từ bỏ. Hãy quan tâm về hai việc này, tất cả các thầy. Dù các thầy có sống tu ở đây hay về tu ở các chi viện, phải luôn luôn duy trì những chuẩn mực tu tập. Ngày nay có nhiều người tu, có nhiều chùa chiền. Tất cả những chi viện chi nhánh của chùa Wat Pah Pong này đều bắt rễ từ đây. Chúng ta có thể nói chùa Wat Pah Pong này là 'cha mẹ', là thầy tổ của các chi viện chi nhánh gần xa. Vì lẽ đó, đặc biệt là các thầy, các tăng và sa-di ở chùa Wat Pah Pong ở đây phải nỗ lực làm gương, phải nên là người hướng dẫn cho tất cả những chùa chi nhánh, liên tục nỗ lực tinh tấn trong tu hành và trong các trách phận của một sa-môn.


 

Chương 48

THE FLOOD OF SENSUALITY - DÒNG LŨ THAM DỤC

KĀMOGHA... the flood of sensuality: sunk in sights, in sounds, in smells, in tastes, in bodily sensations. Sunk because we only look at externals, we don't look inwardly. People don't look at themselves, they only look at others. They can see everybody else but they can't see themselves. It's not such a difficult thing to do, but it's just that people don't really try.

Kamogha... dòng lũ tham dục là nói trạng huống như đắm chìm cảnh sắc bên ngoài, trong âm thanh, trong hương thơm, trong vị, trong cảm thọ của thân. Ta bị cuốn chìm ngay bởi chúng ta chỉ để ý bên ngoài, không quay lại bên trong. Con người ta không chịu nhìn chính mình mà chỉ nhìn người khác. Họ có thể thấy mọi người nhưng không thể nào thấy được chính mình. Quay lại nhìn chính mình thật sự không phải khó chỉ vì mọi người không cố gắng thực tập mà thôi.

For example, look at a beautiful woman. What does that do to you? As soon as you see the face you see everything else. Do you see it? Just look within your mind. What is it like to see a woman? As soon as the eyes see just a little bit the mind sees all the rest. Why is it so fast?

Ví dụ, nhìn thấy cô gái xinh đẹp. Chuyện gì xảy ra với bạn? Ngay khi thấy gương mặt cô ấy, bạn thoáng thấy nhiều thứ khác. Bạn có nhận ra điều đó không? Hãy nhìn vào tâm của bạn. Cũng giống như thấy cô gái xinh đẹp, bạn thấy những gì? Ngay khi đôi mắt nhận ra một chút, cái tâm đã thấy tất cả những cái còn lại. Tại sao nó nhanh quá vậy?

It's because you are sunk in the ''water.'' You are sunk, you think about it, fantasize about it, are stuck in it. It's just like being a slave... somebody else has control over you. When they tell you to sit you've got to sit, when they tell you to walk you've got to walk... you can't disobey them because you're their slave. Being enslaved by the senses is the same. No matter how hard you try you can't seem to shake it off. And if you expect others to do it for you, you really get into trouble. You must shake it off for yourself.

Chính vì bạn đang bị chìm trong "dòng nước". Bạn đang chìm, bạn nghĩ về nó, mơ màng viễn vông về nó, cũng có nghĩa bạn đang bị sa lầy trong đó. Cũng như bạn là nô lệ, lệ thuộc chịu sự sai bảo của một số người nào đó. Khi họ bảo ngồi, bạn phải ngồi, khi họ bảo đi, bạn phải bước đi... bạn không thể không vâng lời họ, bởi vì bạn là nô lệ. Nô lệ của các giác quan cũng thế. Dù cố gắng khó khổ cách nào đi nữa, dường như bạn không thể thoát được chúng. Và nếu mong chờ có ai đó giúp đỡ, bạn còn gặp rắc rối hơn. Bạn phải tự mình thoát ra mới được.

Therefore the Buddha left the practice of Dhamma, the transcendence of suffering, up to us. Take Nibbāna for example. The Buddha was thoroughly enlightened, so why didn't he describe Nibbāna in detail? Why did he only say that we should practice and find out for ourselves? Why is that? Shouldn't he have explained what Nibbāna is like?

Chính vì bạn đang bị chìm trong "dòng nước". Bạn đang chìm, bạn nghĩ về nó, mơ màng viễn vông về nó, cũng có nghĩa bạn đang bị sa lầy trong đó. Cũng như bạn là nô lệ, lệ thuộc chịu sự sai bảo của một số người nào đó. Khi họ bảo ngồi, bạn phải ngồi, khi họ bảo đi, bạn phải bước đi... bạn không thể không vâng lời họ, bởi vì bạn là nô lệ. Nô lệ của các giác quan cũng thế. Dù cố gắng khó khổ cách nào đi nữa, dường như bạn không thể thoát được chúng. Và nếu mong chờ có ai đó giúp đỡ, bạn còn gặp rắc rối hơn. Bạn phải tự mình thoát ra mới được.

''The Buddha practiced, developing the perfections over countless world ages for the sake of all sentient beings, so why didn't he point out Nibbāna so that they all could see it and go there too?'' Some people think like this. ''If the Buddha really knew he would tell us. Why should he keep anything hidden?''

"Đức Thế Tôn đã thực tập, tu tập các Ba-la-mật vô số kiếp rồi chỉ vì lợi ích cho hết thảy chúng sinh, thế tại sao Ngài không chỉ rõ Niết-bàn để tất cả chúng sinh có thể thấy được và đi đến đó?" Nhiều người đã có suy nghĩ như vậy. "Nếu Đức Thế Tôn thật sự biết, Ngài sẽ nói cho chúng ta rõ. Tại sao Ngài giữ kín hết vậy?"

Actually this sort of thinking is wrong. We can't see the truth in that way. We must practice, we must cultivate, in order to see. The Buddha only pointed out the way to develop wisdom, that's all. He said that we ourselves must practice. Whoever practices will reach the goal.

Thật ra, suy nghĩ như thế là sai. Chúng ta không thể thấy chân lý theo cách ấy. Chúng ta phải thực tập, chúng ta phải tu tập để thấy. Đức Thế Tôn chỉ hướng dẫn con đường để tu tập tuệ, chỉ có vậy. Ngài bảo tự thân chúng ta phải hành trì. Bất cứ ai hành trì đều sẽ đến đich.

But that path which the Buddha taught goes against our habits. To be frugal, to be restrained... we don't really like these things, so we say, ''Show us the way, show us the way to Nibbāna, so that those who like it easy like us can go there too.'' It's the same with wisdom. The Buddha can't show you wisdom, it's not something that can be simply handed around. The Buddha can show the way to develop wisdom, but whether you develop much or only a little depends on the individual. Merit and accumulated virtues of people naturally differ.

Nhưng con đường Đức Thế Tôn chỉ dạy lại trái nghịch với thói quen của chúng ta. Bị gò bó, bị chế ngự... chúng ta thật sự không thích ở trong trạng huống như vậy, nên chúng ta nài nỉ, "Hãy chỉ lối cho chúng con, hãy chỉ đường cho chúng con đi đến Niết-bàn để rồi những ai thích dễ dàng như chúng con cũng có thể đến đó được." Trí tuệ cũng giống như thế. Đức Thế Tôn không thể chỉ cho bạn thấy trí tuệ, nó không phải là một vật thể để có thể chuyền tay nhau. Ngài có thể chỉ phương pháp để tu tập phát triển trí tuệ, còn việc bạn siêng năng công phu tu tập hay công phu chút đỉnh tuỳ thuộc vào cá nhân bạn. Công đức và đạo hạnh của mỗi người vốn khác nhau.


Just look at a material object, such as the wooden lions in front of the hall here. People come and look at them and can't seem to agree: one person says, ''Oh, how beautiful,'' while another says, ''How revolting!'' It's the one lion, both beautiful and ugly. Just this is enough to know how things are.
Hãy nhìn xem một vật thể, những con sư tử bằng gỗ trước sảnh đường đây. Mọi người đến ngắm nhìn chúng và dường như không ai đồng ý với ai. Một người nói: "Ồ, đẹp quá!", người khác lại nói: "Ôi, ghê quá!" Cùng một con sư tử mà vừa đẹp vừa ghê. Chỉ điều này thôi cũng đủ nhận ra sự việc như thế nào.

Therefore the realization of Dhamma is sometimes slow, sometimes fast. The Buddha and his disciples were all alike in that they had to practice for themselves, but even so they still relied on teachers to advise them and give them techniques in the practice.

Thế nên, nhận chân giáo pháp đôi khi chậm chạp, đôi khi rất nhanh lẹ. Đức Thế Tôn và các đệ tử của Ngài đều giống nhau, chư vị tự giác thực tập, nhưng họ cũng nương vào các vị thầy khuyến khích họ và trao cho họ phương pháp tu tập.

Now, when we listen to Dhamma we may want to listen until all our doubts are cleared up, but they'll never be cleared up simply by listening. Doubt is not overcome simply by listening or thinking, we must first clean out the mind. To clean out the mind means to revise our practice. No matter how long we were to listen to the teacher talk about the truth we couldn't know or see that truth just from listening. If we did it would be only through guesswork or conjecture.

Khi lắng nghe Pháp bảo, chúng ta có thể muốn nghe cho đến lúc mọi nghi vấn trong ta đều tan biến, nhưng chúng không bao giờ biến mất chỉ nhờ lắng nghe suông. Nghi ngờ không dễ xoá sạch nhờ lắng nghe hay tư duy, mà việc trước tiên chúng ta phải dọn sạch tâm mình. Dọn sạch tâm có nghĩa là xem lại việc thực hành của chúng ta. Vấn đề không phải là đã nghe vị thầy giảng giải chân lý bao lâu, chúng ta không thể nào nhận ra hay thấy được chân lý chỉ nhờ vào lắng nghe được. Nếu làm thế chúng ta chỉ là kinh qua phỏng đoán hay ước chừng mà thôi.

However, even though simply listening to the Dhamma may not lead to realization, it is beneficial. There were, in the Buddha's time, those who realized the Dhamma, even realizing the highest realization - arahantship - while listening to a discourse. But those people were already highly developed, their minds already understood to some extent. It's like a football. When a football is pumped up with air it expands. Now the air in that football is all pushing to get out, but there's no hole for it to do so. As soon as a needle punctures the football the air comes bursting out.
Tuy nhiên, dù là lắng nghe pháp suông không đưa đến triệt ngộ, việc lắng nghe ấy vẫn rất bổ ích. Lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, có những vị trong khi lắng nghe một bài pháp thoại, liền chứng ngộ quả vị cao nhất, tức quả A-la-hán. Những vị ấy đã tu tập ở cấp độ cao, tâm họ thông hiểu quảng bác đến một phạm vi nào đó. Giống như quả bóng căng tròn, không khí trong quả bóng muốn tuôn ra ngoài song không có một lỗ nhỏ nào để nó xì ra. Nếu lúc ấy châm mũi kim vào, không khí tức thì tràn ra rất mạnh, lớp vỏ bóng không chịu đựng nổi, quả bóng ắt phải nổ tung.

This is the same. The minds of those disciples who were enlightened while listening to the Dhamma were like this. As long as there was no catalyst to cause the reaction this ''pressure'' was within them, like the football. The mind was not yet free because of this very small thing concealing the truth. As soon as they heard the Dhamma and it hit the right spot, wisdom arose. They immediately understood, immediately let go and realized the true Dhamma. That's how it was. It was easy. The mind uprighted itself. It changed, or turned, from one view to another. You could say it was far, or you could say it was very near.

Cũng thế, tâm của những vị đệ tử, những vị giác ngộ trong lúc đang nghe pháp của giống như thế. Lâu nay không có chất xúc tác nào khiến tạo phản ứng áp lực bên trong họ, giống như quả bóng căng tròn. Họ chưa được thảnh thơi bởi vì tâm còn một chút xíu che khuất chân lý. Ngay khi nghe pháp, được điểm vào đúng huyệt đạo, trí tuệ bùng vỡ. Ngay lập tức, họ hiểu tận tường, thẳng tiến, nhận chân ngay giáo pháp chân thật. Sự việc là như vậy. Rất dễ dàng. Tâm tự nó dựng đứng thẳng. Nó biến chuyển, đổi hướng từ quan điểm này sang quan điểm khác. Bạn có thể nói nó thật xa hay thật gần, đều đúng cả.

This is something we must do for ourselves. The Buddha was only able to give techniques on how to develop wisdom, and so with the teachers these days. They give Dhamma talks, they talk about the truth, but still we can't make that truth our own. Why not? There's a ''film'' obscuring it. You could say that we are sunk, sunk in the water. Kāmogha - the ''flood'' of sensuality. Bhavogha - the ''flood'' of becoming.

Đây là một vài điều, chính chúng ta phải thực tập. Đức Thế Tôn chỉ có thể đưa ra phương pháp làm thế nào để tu tập tuệ và những vị thầy thời nay cũng chỉ làm mỗi việc đó. Họ thuyết pháp, họ thuyết về chân lý nhưng chúng ta vẫn không thể thấy được chân lý. Tại sao vậy? Có một cuốn phim làm nó mờ đi. Bạn có thể cho rằng chúng ta đang bị chìm, chìm trong dòng nước. Kamogha - "dòng lũ" của dục lạc. Bhavogha - "dòng lũ" của tái sanh luân hồi.

''Becoming'' (bhava) means ''the sphere of birth.'' Sensual desire is born at sights, sounds, tastes, smells, feelings and thoughts, identifying with these things. The mind holds fast and is stuck to sensuality.
"Hữu - Tái sanh" (bhava) có nghĩa là "cảnh giới của sanh." Dục vọng sinh khởi từ cảnh sắc, âm thanh, hương, vị, xúc chạm, suy tưởng, đồng nhất với những thứ này. Tâm giữ chặt chúng và bị sa lầy trong dục lạc.

Some cultivators get bored, fed up, tired of the practice and lazy. You don't have to look very far, just look at how people can't seem to keep the Dhamma in mind, and yet if they get scolded they'll hold on to it for ages. They may get scolded at the beginning of the Rains, and even after the Rains Retreat has ended they still haven't forgotten it. Their whole lives they still won't forget it if it goes down deep enough.
Một vài hành giả buồn bực, chán nản, mỏi mệt khi thực tập rồi sinh ra lười biếng. Bạn không phải nhìn đâu xa, hãy nhìn những người tâm họ không giữ được pháp ra sao, nếu họ bị quở trách, họ cố chấp mãi vào đó. Có thể họ bị quở trách vào đầu mùa An cư, và ngay cả khi mùa An cư kết thúc rồi, họ vẫn chưa quên được nó. Kiếp này đến kiếp khác, họ cũng sẽ không quên được nếu họ không nỗ lực tu tập để buông bỏ.

But when it comes to the Buddha's teaching, telling us to be moderate, to be restrained, to practice conscientiously... why don't people take these things to their hearts? Why do they keep forgetting these things? You don't have to look very far, just look at our practice here. For example, establishing standards such as: after the meal while washing your bowls, don't chatter! Even this much seems to be beyond people. Even though we know that chattering is not particularly useful and binds us to sensuality... people still like talking. Pretty soon they start to disagree and eventually get into arguments and squabbles. There's nothing more to it than this.

Nhưng khi đọc vào giáo huấn của Đức Thế Tôn, Ngài bảo chúng ta phải thiểu dục, tri túc, chế ngự các căn, thực tập tinh tấn.... tại sao mọi người không ghi nhớ những lời dạy ấy trong tâm? Tại sao họ quên mất những điều này? Bạn không phải nhìn đâu xa, hãy nhìn vào việc thực tập của chúng ta cũng đủ rõ. Ví dụ, thiết lập một số nguyên tắc như sau khi ăn, trong lúc rửa bát, không được nói chuyện! Điều này có vẻ như lo xa quá, dù rằng nói chuyện không ích lợi gì hay cột trói chúng ta vào dục lạc....họ vẫn thích nói. Vui chẳng mấy chốc, họ bắt đầu bất hoà, lý luận và rồi cãi cọ ầm ĩ. Rốt cuộc không có gì khác hơn là vậy.

Now this isn't anything subtle or refined, it's pretty basic, and yet people don't seem to really make much effort with it. They say they want to see the Dhamma, but they want to see it on their own terms, they don't want to follow the path of practice. That's as far as they go. All these standards of practice are skillful means for penetrating to and seeing the Dhamma, but people don't practice accordingly.

Hiện tại chúng ta chỉ cảm thấy chút thanh thản thôi chứ chưa được thanh tịnh hay cảm giác an lạc tinh tế gì cả. Tuy nhiên dường như không mấy ai thật sự nỗ lực thực tập. Họ nói họ muốn thấy pháp nhưng họ muốn thấy nó chỉ trên ngôn từ, họ không muốn bước đi trên con đường thực tập. Họ chỉ có thể đi xa tới chừng ấy. Tất cả nguyên tắc thực tập này là những phương pháp thiện xảo để thể nhập và nhận chân pháp, nhưng người ta không theo đó thực tập.

To say ''real practice'' or ''ardent practice'' doesn't necessarily mean you have to expend a whole lot of energy - just put some effort into the mind, making some effort with all the feelings that arise, especially those which are steeped in sensuality. These are our enemies.

Bảo rằng "thực tập thật sự" hay "thực tập tinh cần", đó không nhất thiết là bạn phải dành hết năng lượng cho việc thực tập mà là bạn chỉ cần chuyên tâm, cố gắng nhận biết rõ cảm thọ đang khởi lên. Nhất là những cảm thọ ái dục ngủ ngầm, hãy thức tỉnh sớm nhận ra ái dục chính là kẻ thù của chúng ta đấy.

But people can't seem to do it. Every year, as the end of the Rains Retreat approaches, it gets worse and worse. Some of the monks have reached the limit of their endurance, the ''end of their tether.'' The closer we get to the end of the Rains the worse they get, they have no consistency in their practice. I speak about this every year and yet people can't seem to remember it. We establish a certain standard and in not even a year it's fallen apart. Almost finished the Retreat and it starts - the chatter, the socializing and everything else. It all goes to pieces. This is how it tends to be.

Nhưng dường như người ta không thể làm được việc đó. Hàng năm, vào cuối mùa An cư, tình hình tu tập càng lúc càng tệ hơn. Nhiều vị Tăng ráng hết sức chịu đựng của họ rồi, có vẻ như "hoàn toàn kiệt sức." Càng gần kết thúc khoá An cư, họ càng lười ra, không còn kiên định trong thực tập nữa. Mỗi mùa An cư, tôi đều nhắc nhở điều này nhưng hình như họ không thể nhớ. Chúng ta thiết lập một tiêu chuẩn nào đó nhưng rồi chưa được một năm, chúng đã bị rơi vào quên lãng. Hầu như cuối Hạ, điều này bắt đầu diễn ra, nói chuyện, ồn ào, đủ thứ. Nguyên tắc gì cũng vỡ vụn. Sự việc cứ theo chiều hướng như vậy.

Those who are really interested in the practice should consider why this is so. It's because people don't see the adverse results of these things.

Những ai thật sự chú trọng thực tập nên tư duy tại sao điều này lại như thế. Bởi vì người ta không thấy được hậu quả ngược lại của những điều này.

When we are accepted into the Buddhist monkhood we live simply. And yet some of them disrobe to go to the front, where the bullets fly past them every day - they prefer it like that. They really want to go. Danger surrounds them on all sides and yet they're prepared to go. Why don't they see the danger? They're prepared to die by the gun but nobody wants to die developing virtue. Just seeing this is enough... it's because they're slaves, nothing else. See this much and you know what it's all about. People don't see the danger.

Khi được cho phép gia nhập Tăng đoàn, chúng ta sống giản dị. Và một số vị cũng hoàn tục để đi về phía trước nơi những viên đạn vụt ngang qua mỗi ngày - họ thích như thế. Họ thật sự muốn đi. Nguy hiểm từ mọi phía bủa xung quanh nhưng họ vẫn chuẩn bị tinh thần đi. Tại sao họ không thấy nguy hiểm? Họ chuẩn bị chết vì súng đạn nhưng không ai muốn chết vì tu dưỡng đạo hạnh. Chỉ thấy chừng này cũng đủ rồi. Bởi họ không ai khác, chính là những tên nô lệ. Nhận thức rõ điều này và bạn biết họ đang muốn gì. Người ta không hề sợ nguy hiểm.

This is really amazing, isn't it? You'd think they could see it but they can't. If they can't see it even then, then there's no way they can get out. They're determined to whirl around in samsāra. This is how things are. Just talking about simple things like this we can begin to understand.

Thật ngạc nhiên quá phải không? Bạn nghĩ, họ có thể thấy nó, nhưng thật ra họ không thể thấy được. Nếu họ không thể thấy nó, thì không có cách gì họ thoát ra ngoài được. Họ nhất định bị cuốn theo vòng luân hồi (saṃsāra) rồi. Đây là điều chắc chắn xảy ra. Chỉ cần nói những điều đơn giản như thế này, chúng ta có thể bắt đầu hiểu.

If you were to ask them, ''Why were you born?'' they'd probably have a lot of trouble answering, because they can't see it. They're sunk in the world of the senses and sunk in becoming (bhava). Bhava is the sphere of birth, our birthplace. To put it simply, where are beings born from? Bhava is the preliminary condition for birth. Wherever birth takes place, that's bhava.

Nếu bạn hỏi họ, "Tại sao các bạn được sinh ra?" Có thể họ rất khó trả lời bởi vì họ không thể biết điều ấy. Họ đắm chìm trong thế giới tri giác và tái sinh (bhava).[37] Bhava là cảnh giới của sanh, nơi chúng ta ra đời. Đặt vấn đề đơn giản, chúng từ đâu sinh ra? Bhava là điều kiện đầu tiên cho sanh. Nơi nào sanh hiện hữu, nơi ấy là bhava.

For example, suppose we had an orchard of apple trees that we were particularly fond of. That's a bhava for us if we don't reflect with wisdom. How so? Suppose our orchard contained a hundred or a thousand apple trees... it doesn't really matter what kind of trees they are, just so long as we consider them to be ''our own'' trees... then we are going to be ''born'' as a ''worm'' in every single one of those trees. We bore into every one, even though our human body is still back there in the house, we send out ''tentacles'' into every one of those trees.

Giả sử chúng ta có một vườn táo, chúng ta rất thích ngôi vườn ấy. Đấy là một bhava nếu chúng ta không dùng trí tuệ quán chiếu. Thế nào? Giả như vườn táo của chúng ta có hàng trăm hàng ngàn quả táo.... mặc cho chúng là cây gì, chúng ta chỉ biết là đấy là cây của chúng ta... rồi chúng ta sẽ sinh trở lại làm thân con sâu trong mỗi thân cây. Chúng ta chịu thân sâu như thế, dù cho thân người vẫn trở lại trong ngôi nhà đó, chúng ta vẫn bủa ra những "tua cảm xúc" cho mỗi chúng sinh kia trên các thân cây kia.

Now, how do we know that it's a bhava? It's a bhava (sphere of existence) because of our clinging to the idea that those trees are our own, that that orchard is our own. If someone were to take an ax and cut one of the trees down, the owner over there in the house ''dies'' along with the tree. He gets furious, and has to go and set things right, to fight and maybe even kill over it. That quarreling is the ''birth.'' The ''sphere of birth'' is the orchard of trees that we cling to as our own. We are ''born'' right at the point where we consider them to be our own, born from that bhava. Even if we had a thousand apple trees, if someone were to cut down just one it'd be like cutting the owner down.

Bây giờ, chúng ta đã biết bhava là như thế nào? Bhava, cảnh giới của sự sống, sự tồn tại của một thực thể do vì ái chấp một ý tưởng - Các cây ấy là của riêng ta, vườn cây ấy là của riêng ta. Nếu ai đó lấy rìu chặt một cây trong vườn ấy, người chủ ở trong nhà cũng chết theo với cây ấy. Ông ấy nổi giận, đến để nói lý lẽ, cãi cọ, đánh nhau, có khi còn giết chết nhau. Cuộc cãi vả chính là "sanh" đấy. "Lãnh địa của sanh" là vườn cây mà chúng ta dính mắc, bám víu vào đó, xem là của riêng ta. Chúng ta bị sanh trở lại đúng ngay nơi chúng ta cố chấp là của riêng mình, việc sinh ấy chính từ bhava. Dù rằng chúng ta có một ngàn cây táo, nếu ai chặt dù chỉ một cây cũng như chặt chính ông chủ ấy vậy.

Whatever we cling to we are born right there, we exist right there. We are born as soon as we ''know.'' This is knowing through not-knowing: we know that someone has cut down one of our trees. But we don't know that those trees are not really ours. This is called ''knowing through not-knowing.'' We are bound to be born into that bhava.

Bất cứ cái gì chúng ta cố giữ, chúng ta sẽ sanh trở lại ngay nơi ấy, chúng ta tồn tại nơi ấy. Chúng ta sinh ra ngay khi chúng ta "biết". Cái biết từ cái không biết: Chúng ta biết ai đó chặt một cái cây của ta, nhưng chúng ta không biết tất cả những cây đó thật ra không phải của ta. Đây gọi là "biết từ không biết." Chúng ta bị sanh trở lại vào cái bhava đó.

Vatta, the wheel of conditioned existence, operates like this. People cling to bhava, they depend on bhava. If they cherish bhava, this is birth. And if they fall into suffering over that same thing, this is also a birth. As long as we can't let go we are stuck in the rut of samsāra, spinning around like a wheel. Look into this, contemplate it. Whatever we cling to as being us or ours, that is a place for birth.

Bổn phận (Vatta) bánh xe duyên hữu hoạt động như thế. Người ta bám víu vào bhava, họ lệ thuộcbhava. Nếu họ yêu mến bhava, đấy là sanh. Và nếu họ bị đau khổ, cũng như thế, đấy là sanh. Chỉ cần không thể xả bỏ, chúng ta đã bị giữ lại trong lối mòn của luân hồi (saṃsāra), quay tròn theo bánh xe. Hãy xem đấy, tư duy ngay đấy. Bất cứ cái gì, chúng ta bám víu, cố chấp xem là của chúng ta, thuộc chúng ta, nơi ấy là trú xứ của sanh.

There must be a bhava, a sphere of birth, before birth can take place. Therefore the Buddha said, whatever you have, don't ''have'' it. Let it be there but don't make it yours. You must understand this ''having'' and ''not having,'' know the truth of them, don't flounder in suffering.

Phải có bhava, phạm vi của sanh trước mới có sanh ra đời. Vì vậy Đức Thế Tôi dạy rằng - Bất cứ cái gì, các ông có hay không có, hãy để mặc nhiên như thế, đừng quy kết chúng vào các ông. Các ông phải hiểu "có" và "không có" đây, nhận biết rõ sự thật của chúng, đừng nhầm lẫn để rồi đau khổ.

The place that we were born from; you want to go back there and be born again, don't you? All of you monks and novices, do you know where you were born from? You want to go back there, don't you? Right there, look into this. All of you getting ready. The nearer we get to the end of the retreat, the more you start preparing to go back and be born there.

Nơi chúng ta được sinh ra; bạn có muốn quay trở lại đó và sinh trở lại không? Tất cả bạn đang ở trong hàng xuất gia và tập sự xuất gia, bạn có biết mình từ đâu sinh ra không? Bạn có muốn trở lại nơi đó không? Ngay nơi đó, hãy quán sát điều này. Tất cả các bạn hãy sẵn sàng. Càng gần thời điểm kết thúc An cư, chúng ta càng nỗ lực sửa soạn cho hành trình trở lại và tái sinh nơi đó.

Really, you'd think that people could appreciate what it would be like, living in a person's belly. How uncomfortable would that be? Just look, merely staying in your kuti for one day is enough. Shut all the doors and windows and you're suffocating already. How would it be to lie in a person's belly for nine or ten months? Think about it.

Bạn nghĩ rằng người ta có thể hiểu rõ cảm giác như thế nào khi sống trong bụng mẹ. Như thế không thoải mái phải không? Chỉ nhìn thử xem bạn ở trong cốc suốt một ngày cũng đủ. Đóng tất cả cửa lớn, cửa sổ là bạn đã ngạt thở rồi. Làm sao chịu nổi nằm trong bụng suốt chín, mười tháng kia chứ? Hãy nghĩ xem.

People don't see the liability of things. Ask them why they are living, or why they are born, and they have no idea. Do you still want to get back in there? Why? It should be obvious but you don't see it. Why can't you see it? What are you stuck on, what are you holding on to? Think it out for yourself.

Mọi người không nhận ra trách nhiệm của vạn vật. Hãy hỏi họ tại sao họ sống được đây, hay tại sao họ được sinh ra trong đời thì họ không làm sao trả lời được cả. Bạn còn muốn trở về lại nơi ấy không? Tại sao? Thật quá rõ nhưng bạn không thấy nó thôi. Tại sao bạn không thể nhìn thấy? Bạn đang vướng mắc vào điều gì? Bạn đang cố nắm giữ điều gì? Chính bạn phải nghĩ thông suốt những điều ấy.

It's because there is a cause for becoming and birth. Just take a look at the preserved baby in the main hall, have you seen it? Isn't anybody alarmed by it? No, no-one's alarmed by it. A baby lying in its mother's belly is just like that preserved baby. And yet you want to make more of those things, and even want to get back and soak in there yourself. Why don't you see the danger of it and the benefit of the practice?

Chính vì nguyên nhân của hữu và sanh. Hãy nhìn em bé còn trong bụng mẹ đang có mặt trong chánh điện này, bạn có thấy em bé ấy không? Có ai biết gì về em bé không? Không, không có ai biết gì cả. Em bé đang nằm trong bụng mẹ đang được bảo bọc rất kỹ. Và chính bạn muốn làm nhiều việc hơn và ngay cả muốn trở lại bị cầm cố trong đó. Tại sao bạn không thấy sự nguy hiểm của nó và lợi ích của việc thực tập giáo pháp?

You see? That's bhava. The root is right there, it revolves around that. The Buddha taught to contemplate this point. People think about it but still don't see. They're all getting ready to go back there again. They know that it wouldn't be very comfortable in there, to put their necks in the noose is really uncomfortable, they still want to lay their heads in there. Why don't they understand this? This is where wisdom comes in, where we must contemplate.

Bạn thấy chứ? Đó là bhava. Cội rễ ngay nơi đó, và xoay tròn vòng quanh nơi đó. Đức Thế Tôn bảo chúng ta quán chiếu điểm này. Mọi người nghĩ về nó nhưng vẫn không nhận ra nổi. Tất cả họ đều sẵn sàng quay trở lại đó lần nữa. Họ biết về lại trong ấy không sung sướng gì, cổ của họ phải bị ở trong thòng lọng thật khó chịu lắm, nhưng họ vẫn muốn để đầu của họ vào đó. Tại sao họ không hiểu điều này? Đây cũng chính là nơi trí tuệ phát sinh, nơi chúng ta cần phải quán chiếu.

When I talk like this people say, ''If that's the case then everybody would have to become monks... and then how would the world be able to function?'' You'll never get everybody to become monks, so don't worry. The world is here because of deluded beings, so this is no trifling matter.

Khi tôi nói điều này, mọi người cho rằng, 'Nếu trường hợp ai ai cũng đi xuất gia... thế thì thế giới này sẽ hoạt động ra sao?" Bạn sẽ không bao giờ làm cho mọi người đi xuất gia hết được đâu, nên yên tâm, không phải lo lắng. Thế giới vẫn còn nguyên đấy vì chúng sinh còn lừa dối, đấy không phải là chuyện đùa.

I first became a novice at the age of nine. I started practicing from way back then. But in those days I didn't really know what it was all about. I found out when I became a monk. Once I became a monk I became so wary. The sensual pleasures people indulged in didn't seem like so much fun to me. I saw the suffering in them. It was like seeing a delicious banana which I knew was very sweet but which I also knew to be poisoned. No matter how sweet or tempting it was, if I ate it I would die. I considered in this way every time... every time I wanted to ''eat a banana'' I would see the ''poison'' steeped inside, and so eventually I could withdraw my interest from those things. Now at this age, such things are not at all tempting.

Tôi xuất gia làm Sa-di năm lên chín tuổi. Tôi bắt đầu thực tập từ con đường trở lại ấy. Nhưng những ngày tháng này, tôi thật sự không biết gì hết. Tôi khám phá ra lợi ích của thực tập giáo pháp khi tôi trở thành một vị Tăng thật sự. Khi bước lên hàng xuất gia thiệt thọ, tôi luôn cảnh giác, thận trọng. Những thú vui dục lạc mà người đời đắm nhiễm say mê, với tôi dường như không chút hứng thú nào. Tôi thấy đau khổ trong chúng. Giống như thấy quả chuối ngon, tôi biết nó rất ngọt đồng thời tôi cũng biết nó có độc. Vị ngọt hay sự mời gọi không có vấn đề gì cả, nhưng nếu bỏ vào miệng ăn, tôi sẽ chết ngay. Tôi luôn cân nhắc điều này rất kỹ, tôi muốn "ăn chuối," tôi sẽ nếm vị độc thấm bên trong và cuối cùng tôi có thể thoát ra sự tham chấp mọi thứ. Ở tuổi này, những thứ như vậy không còn mời nhữ lôi cuốn tôi nữa.

Some people don't see the ''poison''; some see it but still want to try their luck. ''If your hand is wounded don't touch poison, it may seep into the wound.''

Nhiều người không biết có "độc", cũng có người biết có "độc" song vẫn muốn thử vận may. Nếu tay bạn bị đứt, đừng chạm nhằm chất độc, nó có thể thấm vào vết thương.

I used to consider trying it out as well. When I had lived as a monk for five or six years, I thought of the Buddha. He practiced for five or six years and was finished, but I was still interested in the worldly life, so I thought of going back to it: ''Maybe I should go and 'build the world' for a while, I would gain some experience and learning. Even the Buddha had his son, Rāhula. Maybe I'm being too strict?...''

Tôi cũng thường quán chiếu và tinh tấn thực tập điều này. Khi thọ giới tu tập được năm, sáu năm, tôi nghĩ về Đức Thế Tôn. Ngài thực tập năm, sáu năm rồi chứng quả Chánh đẳng giác, còn tôi vẫn cứ đắm trong cuộc sống thế gian này. Rồi tôi lại có ý nghĩ, mình nên trở lại đời sống thế tục "xây dựng thế giới phàm trần này" một thời gian để học hỏi thêm kinh nghiệm chăng! Ngay Đức Thế Tôn trước khi xuất gia cũng có đứa con trai Rahula mà. Có lẽ mình quá bảo thủ nghiêm khắc chăng?..."

I sat and considered this for some time, until I realized: ''Yes, well, that's all very fine, but I'm just afraid that this 'Buddha' won't be like the last one.'' A voice in me said, ''I'm afraid this 'Buddha' will just sink into the mud, not like the last one.'' And so I resisted those worldly thoughts.

Tôi ngồi quán chiếu hồi lâu đến khi tôi nhận ra: "Đúng, ý nghĩ này rất hay, nhưng tôi chỉ sợ "ông Phật" này sẽ không giống Đức Phật". Một tiếng nói cất lên trong tôi, "Tôi sợ ông Phật này sẽ phải chìm nghỉm trong bùn, không giống như Đức Phật". Và tôi chấm dứt ngay những tư tưởng đẫm mùi tục lụy ấy.

From my sixth or seventh rains retreat up until the twentieth, I really had to put up a fight. These days I seem to have run out of bullets, I've been shooting for a long time. I'm just afraid that you younger monks and novices have still got so much ammunition, you may just want to go and try out your guns. Before you do, consider carefully first.

Từ năm 16 - 17 Hạ cho đến 20 Hạ, tôi thật sự phải bước vào cuộc chiến. Những ngày tháng này dường như tôi phải chạy tránh làn tên mũi đạn, tôi bị săn đuổi trong quãng thời gian dài. Tôi chỉ e ngại rằng bạn là những vị Tăng và Sa-di còn quá trẻ đang có rất nhiều đạn dược, bạn có thể muốn đi và thử súng của mình. Trước khi bạn làm, hãy suy nghĩ cân nhắc cho thật kỹ đã.

Speaking of sensual desire, it's hard to give up. It's really difficult to see it as it is. We must use skillful means. Consider sensual pleasures as like eating meat which gets stuck in your teeth. Before you finish the meal you have to find a toothpick to pry it out. When the meat comes out you feel some relief for a while, maybe you even think that you won't eat any more meat. But when you see it again you can't resist it. You eat some more and then it gets stuck again. When it gets stuck you have to pick it out again, which gives some relief once more, until you eat some more meat... That's all there is to it. Sensual pleasures are just like this, no better than this. When the meat gets stuck in your teeth there's discomfort. You take a toothpick and pick it out and experience some relief. There's nothing more to it than this sensual desire.... The pressure builds up and up until you let a little bit out... Oh! That's all there is to it. I don't know what all the fuss is about.

Bàn về tham dục, thật khó mà dứt bỏ. Thật sự rất khó nhận ra đúng với bản chất của nó. Chúng ta phải dùng nhiều phương tiện thiện xảo. Quán chiếu dục lạc giống như ăn thịt bị nó dính nhét vào răng. Trước khi ăn xong bữa, bạn phải tìm cây tăm để xỉa cho ra nó. Khi sợi thịt được lấy ra rồi, bạn cảm thấy dễ chịu trong chốc lát, có thể bạn nghĩ rằng mình sẽ không ăn thịt nữa đâu. Thế nhưng khi thấy món thịt, bạn lại không thể nhịn được. Bạn ăn nó và tiếp tục lại bị dính vào răng. Khi thịt dính răng, bạn lại phải xỉa lấy nó ra ngoài và một lần nữa lại cảm thấy dễ chịu, rồi bạn tiếp tục ăn thịt nữa... Dục lạc cũng giống y như thế, không tốt lành gì hơn. Khi thịt dính vào răng, bạn cảm thấy rất khó chịu. Bạn lấy tăm xỉa lấy nó ra và cảm nhận một sự dễ chịu làm sao. Ví dụ này không khác gì với việc đắm thích vào dục lạc... Áp lực tăng dần tăng dần cho đến lúc bạn làm vơi đi chút đỉnh... Ồ! Tất cả là chừng đó. Tôi không biết còn biết bao phiền toái gì nữa.

I didn't learn these things from anybody else, they occurred to me in the course of my practice. I would sit in meditation and reflect on sensual pleasure as being like a red ants' nest. Someone takes a piece of wood and pokes the nest until the ants come running out, crawling down the wood and into their faces, biting their eyes and ears. And yet they still don't see the difficulty they are in.

Tôi không học những điều này từ ai khác, chúng xảy ra trong tôi, trong lúc tôi thực tập. Tôi ngồi thiền và quán chiếu dục lạc như một vật giống như hang của loài kiến đỏ.[38] Có người lấy miếng gỗ thọc vào hang, đàn kiến ồ ạt kéo ra, bò lúc nhúc lên miếng gỗ, lên mặt họ, cắn mắt, cắn tai. Thế nhưng họ vẫn chưa thấy họ đang trong tình cảnh nguy khốn.

However it's not beyond our ability. In the teaching of the Buddha it is said that if we've seen the harm of something, no matter how good it may seem to be, we know that it's harmful. Whatever we haven't yet seen the harm of, we just think it's good. If we haven't yet seen the harm of anything we can't get out of it.

Tuy nhiên, nó không vượt ra ngoài khả năng của chúng ta. Trong giáo huấn của Đức Thế Tôn, Ngài dạy rằng nếu chúng ta thấy sự nguy hại từ vật gì, việc gì, không sao cả, đó là cơ hội tốt để ta có thể xem xét, để biết sự nguy hại ấy. Bất cứ điều gì, chưa thấy sự nguy hại của chúng, chúng ta chỉ nghĩ đến mặt tốt. Nếu chưa thấy sự nguy hại của việc gì, chúng ta không thể nào thoát ra khỏi chúng được.

Have you noticed? No matter how dirty it may be people like it. This kind of ''work'' isn't clean but you don't even have to pay people to do it, they'll gladly volunteer. With other kinds of dirty work, even if you pay a good wage people won't do it, but this kind of work they submit themselves to gladly, you don't even have to pay them. It's not that it's clean work, either, it's dirty work. Yet why do people like it? How can you say that people are intelligent when they behave like this? Think about it.

Bạn có để ý, có những việc nhơ bẩn làm sao mà người ta vẫn thích chúng? Có loại việc không sạch sẽ, đàng hoàng nhưng dù bạn không trả lương, họ vẫn vui vẻ tự nguyện làm? Đối với nhiều việc nhơ bẩn khác, nếu bạn trả một số tiền lớn bảo họ làm, họ cũng sẽ không làm, nhưng với loại việc này, họ sẵn sàng vui vẻ làm dù bạn không trả cho họ thứ gì. Vấn đề không phải là việc tốt lành hay nhơ bẩn. Nhưng tại sao con người ta lại ưa thích đến như vậy? Làm sao bạn có thể nói rằng họ thông minh khi cư xử như thế? Hãy nghiền ngẫm điều ấy.

Have you ever noticed the dogs in the monastery ground here? There are packs of them. They run around biting each other, some of them even getting maimed. In another month or so they'll be at it. As soon as one of the smaller ones gets into the pack the bigger ones are at him... out he comes yelping, dragging his leg behind him. But when the pack runs on he hobbles on after it. He's only a little one, but he thinks he'll get his chance one day. They bite his leg for him and that's all he gets for his trouble. For the whole of the mating season he may not even get one chance. You can see this for yourself in the monastery here.

Bạn đã từng để ý quan sát những chú chó trong tu viện ở đây? Chúng có nhiều bầy, suốt ngày chạy nhảy cắn lẫn nhau, có đứa còn bị thương tật. Một tháng nọ, có chú chó nhỏ chạy đến bầy chó lớn, thế là bầy chó lớn cắn đuổi chú đi, chú kêu ăng ẳng, kéo lê cái chân bị thương đi theo sau. Nhưng khi bầy chó chạy, chú cũng khập khiễng lếch theo. Chú chỉ là một con chó nhỏ, nhưng chú nghĩ, sẽ có một ngày cơ hội đến với chú. Bầy chó cắn chân thế nên chú gặp lắm điều phiền toái. Suốt mùa tìm bạn, chú chó nhỏ vẫn không có một dịp may nào. Bạn có thể tự mình thấy việc này ngay trong tự viện đây.

These dogs when they run around howling in packs... I figure if they were humans they'd be singing songs! They think it's such great fun they're singing songs, but they don't have a clue what it is that makes them do it, they just blindly follow their instincts.

Lũ chó từng bầy chạy quanh kêu hú... Tôi hình dung chúng giống như người đang ca hát vậy! Chúng thấy vui, ca hát nhưng không có chút suy nghĩ, không biết nên làm việc gì, chỉ sống theo bản năng không tư lự chi hết.

Think about this carefully. If you really want to practice you should understand your feelings. For example, among the monks, novices or lay people, who should you socialize with? If you associate with people who talk a lot they induce you to talk a lot also. Your own share is already enough, theirs is even more... put them together and they explode!

Hãy suy xét kỹ điều này. Nếu thật sự muốn thực tập, bạn nên rõ biết những cảm thọ của bạn. Ví dụ: Trong số chư Tăng, Sa-di, cư sĩ, bạn nên hoà hợp với lớp người nào? Nếu bạn gần gũi với người nói nhiều, họ cũng cho là bạn nói nhiều như vậy. Chỉ mỗi phần nói nhiều của bạn cũng đã quá đủ rồi, huống chi phần của tất cả họ nhập chung lại, chắc chắn sẽ bị nổ tung thôi!

People like to socialize with those who chatter a lot and talk of frivolous things. They can sit and listen to that for hours. When it comes to listening to Dhamma, talking about practice, there isn't much of it to be heard. Like when giving a Dhamma talk: as soon as I start off... 'Namo Tassa Bhagavato' ... they're all sleepy already. They don't take in the talk at all. When I reach the ''Evam'' they all open their eyes and wake up. Every time there's a Dhamma talk people fall asleep. How are they going to get any benefit from it?

Nhiều người thích giao du với người nói nhiều và nói những điều phù phiếm. Họ có thể ngồi lắng nghe hàng giờ. Khi lắng nghe pháp, nói về việc thực tập, họ không muốn nghe nhiều. Cũng như trong pháp hội: Ngay khi bắt đầu, tôi niệm... "Namo Tassa Bhagavato"[39]... họ đã buồn ngủ rồi. Họ không thu gặt được gì trong thời pháp cả. Khi tôi tụng đến "Evaṃ" họ mở choàng mắt ra và thức dậy. Lần nào cũng thế, nghe pháp thoại là họ ngủ. Làm sao họ có thể thu thập lợi ích từ giáo pháp được?

Real Dhamma cultivators will come away from a talk feeling inspired and uplifted, they learn something. Every six or seven days the teacher gives another talk, constantly boosting the practice.

Những người hành trì giáo pháp thật sự, sau khi nghe được thời pháp thoại, ý chí họ hưng phấn và thôi thúc thực tập hơn, họ đã học được vài điều hay. Mỗi 6 hay 7 ngày, vị thầy ban pháp thoại mới, sách tấn họ liên tục thực tập.

This is your chance, now that you are ordained. There's only this one chance, so take a close look. Look at things and consider which path you will choose. You are independent now. Where are you going to go from here? You are standing at the crossroads between the worldly way and the Dhamma way. Which way will you choose? You can take either way, this is the time to decide. The choice is yours to make. If you are to be liberated it is at this point.

Bây giờ bạn đã được thọ giới pháp, đấy là cơ hội của bạn. Chỉ có cơ hội duy nhất này đây nên bạn hãy trân trọng quán sát thật kỹ. Quán sát mọi vật và suy ngẫm hành trình bạn sẽ chọn. Bạn hoàn toàn độc lập. Nơi nào bạn sẽ đi đều bắt đầu từ nơi đây. Bạn đang đứng nơi giao lộ giữa con đường thế tục và con đường giáo pháp. Bạn sẽ chọn con đường nào? Bạn chỉ có thể chọn một trong hai con đường, đây là thời điểm quyết định. Sự lựa chọn tùy nơi bạn. Bạn được giải thoát chăng chính ngay ở điểm này.


Trích trong "Thực Phẩm cho Tâm (Food for the Heart)" của Thiền sư Ajahn Chah

___________________

[36] Niết-bàn (Nibbāna): Trạng thái giải thoát khỏi mọi duyên ràng buộc của thế giới hữu vi.

[37] Từ ngữ Thái nói về bhāva là "pop", đây là từ ngữ Hoà thượng thường dùng, rất quen thuộc đối với thính giả. Hiểu một cách chung chung là "cảnh giới của tái sinh." Cách sử dụng từ của Ngài Ajahn Chah ở đây có chút không theo nguyên tắc, nhấn mạnh việc ứng dụng thực tập, từ ngữ chỉ là hỗ trợ cho việc thực tập.

[38] Kiến đỏ và trứng của chúng, cả hai đều được người dân vùng đông bắc Thái Lan dùng làm thực phẩm nên việc rập bắt hang của chúng không phải chuyện lạ.

[39] Dòng đầu tiên của kinh điển Pāli truyền thống là thành kính đảnh lễ Phật, tụng trước khi thuyết giảng kinh pháp. Evaṃ là từ Pāli trong bài tụng kết thúc thời pháp thoại.



Chương 49

IN THE DEAD OF NIGHT... - CÁI CHẾT TRONG ĐÊM

Take a look at your fear.... One day, as it was nearing nightfall, there was nothing else for it.... If I tried to reason with myself I'd never go, so I grabbed a pa-kow and just went.

Hãy nhìn vào nỗi sợ hãi của chúng ta... Một ngày khi màn đêm phủ xuống, chẳng có gì hơn là cơ hội để nhìn vào nó... Nếu tôi cố lý giải này nọ hoặc cố trấn an mình thì tôi sẽ không bao giờ đi, vì vậy tôi dắt theo một chú điệu (pa-kow) và đi.

''If it's time for it to die then let it die. If my mind is going to be so stubborn and stupid then let it die''... that's how I thought to myself. Actually in my heart I didn't really want to go but I forced myself to. When it comes to things like this, if you wait till everything's just right you'll end up never going. When would you ever train yourself? So I just went.

''Nếu đến lúc phải chết thì cứ để nó chết. Nếu tâm của tôi cứ cứng đầu và ngu si thì cứ để nó chết''... đó là cách tôi nghĩ về chính mình. Thực ra trong tim tôi chẳng muốn đi, nhưng tôi đã cố ép mình. Khi mọi sự đã đến nước đó, nếu ta cứ chờ đến lúc mọi chuyện êm xuôi thì ta sẽ chẳng bao giờ đi được. Đợi đến khi nào ta mới huấn luyện được bản thân mình? Nhờ nghĩ vậy nên tôi đi.

I'd never stayed in a charnel ground before. When I got there, words can't describe the way I felt. The pa-kow wanted to camp right next to me but I wouldn't have it. I made him stay far away. Really I wanted him to stay close to keep me company but I wouldn't have it. I made him move away, otherwise I'd have counted on him for support.

Tôi chưa từng ở trong nhà xác hay khu tử thi nào trước đó. Khi tôi đến đó, không thể nào tả được tôi cảm thấy ra sao. Chú điệu muốn cắm liều sát bên cạnh tôi nhưng tôi không chịu. Tôi muốn chú ở cách xa tôi. Thực ra trong tâm tôi muốn chú ở gần sát tôi nhưng tôi không làm vậy. Tôi kêu chú dời ra xa

''If it's going to be so afraid then let it die tonight.''

I was afraid, but I dared. It's not that I wasn't afraid, but I had courage. In the end you have to die anyway.

''Nếu mình sợ hãi thì cứ chết luôn đêm nay''.

Tôi rất sợ, nhưng vẫn dám. Không có nghĩa là tôi không sợ, nhưng tôi có sự can đảm. Đằng nào thì trước sau gì cũng phải chết.

Well, just as it was getting dark I had my chance, in they came carrying a corpse. Just my luck! I couldn't even feel my feet touch the ground, I wanted to get out of there so badly. They wanted me to do some funeral chants but I wouldn't get involved, I just walked away. In a few minutes, after they'd gone, I just walked back and found that they had buried the corpse right next to my spot, making the bamboo used for carrying it into a bed for me to stay on.

Trời tối rồi, tôi có cơ hội, có người đang khiêng xác chết vào. May mắn thiệt! Tôi không còn cảm giác bàn chân mình còn chạm mặt đất, tôi chỉ muốn chạy trốn khỏi chỗ này. Họ muốn tôi tụng kinh cho xác chết ở đó, nhưng tôi không làm. Sau vài phút họ ra về hết, tôi quay lại và thấy họ vừa mới chôn xác chết sát bên chỗ của tôi, còn lại cái vạc tre họ dùng để khiêng xác chết, tôi lấy nó làm giường để nằm.

So now what was I to do? It's not that the village was nearby, either, a good two or three kilometers away.

''Well, if I'm going to die, I'm going to die''... If you've never dared to do it you'll never know what it's like. It's really an experience.

As it got darker and darker I wondered where there was to run to in the middle of that charnel ground.

''Oh, let it die. One is born to this life only to die, anyway.''

Giờ thì tôi làm gì? Làng xóm thì cách xa đây, cách hai ba cây số.

''À, tôi sắp chết, tôi sắp chết...'' Nếu ta không dám làm điều này thì ta sẽ chẳng biết nó ra sao. Đúng là một trải nghiệm''.

Trời càng lúc càng tối thêm, tôi tự hỏi mình sẽ chạy đi đâu giữa khu nghĩa địa như vầy.

''Ồ, chịu không nỗi thì cứ chết. Người sinh ra trên đời này chỉ để chết chứ làm gì, trước sau gì cũng vậy.''

As soon as the sun sank the night told me to get inside my glot. I didn't want to do any walking meditation, I only wanted to get into my net. Whenever I tried to walk towards the grave it was as if something was pulling me back from behind, to stop me from walking. It was as if my feelings of fear and courage were having a tug-of-war with me. But I did it. This is the way you must train yourself.

Khi trời sụp tối luôn, tôi tự nói mình chui vào trong mùng (glot)47. Tôi chẳng muốn đi thiền gì hết, tôi chỉ muốn chui ngay vô mùng. Khi tôi muốn bước về phía cái huyệt mới chôn xác chết, hình như có lực nào đó phía sau kéo tôi lại, không cho tôi bước tới. Hình như trong tôi nỗi sợ hãi và lòng can đảm đang giằng kéo nhau. Nhưng tôi vẫn quyết đi. Đây là cách tôi cần huấn luyện mình.

When it was dark I got into my mosquito net. It felt as if I had a seven-tiered wall all around me. Seeing my trusty alms bowl there beside me was like seeing an old friend. Even a bowl can be a friend sometimes! Its presence beside me was comforting. I had a bowl for a friend at least.

Khi trời đã tối thui hẳn, tôi chui vào lưới mùng. Tôi cảm giác như có bức tường bảy lớp đang bao bọc tôi. Tôi ôm lấy cái bình bát của mình, ôm như ôm một người bạn cũ vừa mới gặp lại. Nếu có cái tô cái chén nào lúc này nó cũng trở thành người bạn! Sự có mặt của nó làm tôi thấy dễ chịu. Chí ít tôi cũng có cái bình bát làm bạn lúc này.

I sat in my net watching over the body all night. I didn't lie down or even doze off, I just sat quietly. I couldn't be sleepy even if I wanted to, I was so scared. Yes, I was scared, and yet I did it. I sat through the night.

Tôi ngồi trong mùng và để ý thân mình suốt đêm. Tôi không dám nằm xuống hay ngủ tiếp đi, tôi chỉ ngồi đó im lặng. Tôi không thể buồn ngủ, dù tôi rất muốn, bởi tôi đang sợ hãi. Đúng, tôi đang sợ. Tôi cứ ngồi như vậy suốt đêm.

Now who would have the guts to practice like this? Try it and see. When it comes to experiences like this who would dare to go and stay in a charnel ground? If you don't actually do it you don't get the results, you don't really practice. This time I really practiced.

Giờ ai có gan tập như vậy không? Cứ đến đó ngồi thử rồi biết. Khi đã đến mức như vậy, ai dám đến nghĩa địa để ở ban đêm nữa không? Nhưng nếu bạn không thực sự làm điều đó thì bạn không thực sự tu tập. Lần này tôi thực sự tu tập.

When day broke I felt, ''Oh! I've survived!'' I was so glad, I just wanted to have daytime, no night time at all. I wanted to kill off the night and leave only daylight. I felt so good, I had survived. I thought, ''Oh, there's nothing to it, it's just my own fear, that's all.''

Khi trời sáng, tôi cảm giác: ''Ôi, tôi đã sống sót!''. Tôi rất vui mừng, tôi chỉ muốn thấy ban ngày, không muốn có ban đêm. Tôi muốn xóa sạch ban đêm, chỉ còn lại ban ngày. Tôi cảm thấy tốt đẹp, tôi còn sống. Tôi nghĩ ra: ''Ồ, rốt cuộc chẳng có gì, chỉ có nỗi sợ của chính tôi mà thôi''.

After almsround and eating the meal I felt good, the sunshine came out, making me feel warm and cozy. I had a rest and walked a while. I thought, ''This evening I should have some good, quiet meditation, because I've already been through it all last night. There's probably nothing more to it.''

Sau khi đi khất thực và ăn bữa cơm, tôi cảm thấy tốt đẹp, nắng lên tôi cảm thấy ấm áp và dễ chịu. Tôi nằm nghỉ và bước đi. Tôi nghĩ tối nay mình sẽ có một buổi thiền tốt đẹp và tĩnh lặng, bởi tôi đã làm được nó suốt đêm qua. Chắc không còn gì để sợ hơn tối qua nữa''.

Then, later in the afternoon, wouldn't you know it? In comes another one, a big one this time. They brought the corpse in and cremated it right beside my spot, right in front of my glot. This was even worse than last night!

''Well, that's good,'' I thought, ''bringing in this corpse to burn here is going to help my practice.''

Rồi đến chiều, các bạn biết chuyện gì không? Một cái xác nữa đến, lần này là một cái xác to. [Xác chết đêm đầu là của một đưa trẻ]. Giờ họ mang xác đến và thiêu ngay sát bên chỗ của tôi, ngay trước cái mùng. Lần này ghê hơn tối qua.

''Ồ cũng tốt, đem xác đến đốt ngay đây càng giúp cho việc tu tập của tôi'', tôi nghĩ vậy.

But still I wouldn't go and do any rites for them, I waited for them to leave first before taking a look.

Nhưng cũng như hôm qua, tôi không bước ra tụng niệm gì cả, tôi đợi cho họ ra về, tôi đến ngồi nhìn chỗ xác thiêu.

Burning that body for me to sit and watch over all night, I can't tell you how it was. Words can't describe it. Nothing I could say could convey the fear I felt. In the dead of night, remember. The fire from the burning corpse flickered red and green and the flames pattered softly. I wanted to do walking meditation in front of the body but could hardly bring myself to do it. Eventually I got into my net. The stench from the burning flesh lingered all through the night.

Xác cứ cháy, còn tôi ngồi đó nhìn suốt đêm. Tôi không thể nói lúc đó ra sao. Không thể tả bằng lời. Không thể chuyển tải nỗi sợ hãi của tôi lúc đó. Trong cái chết trong đêm, bạn nhớ nghen. Ngọn lửa từ chỗ xác thiêu phóng ra màu đỏ, màu xanh và ngọn lửa cứ lốp bốp cháy nhẹ nhàng. Tôi muốn đi thiền, nhưng khó mà di chuyển được thân mình. Cuối cùng tôi chui vô mùng. Mùi tanh hắc ra từ thịt xương đang cháy cứ tỏa khắp suốt đêm. Và trước khi chuyện gì xảy ra... khi ngọn lửa vẫn lốp bốp cháy, tôi quay lưng lại với nó.

And this was before things really started to happen.... As the flames flickered softly I turned my back on the fire.

I forgot about sleep, I couldn't even think of it, my eyes were fixed rigid with fear. And there was nobody to turn to, there was only me. I had to rely on myself. I could think of nowhere to go, there was nowhere to run to in that pitch-black night.

''Well, I'll sit and die here. I'm not moving from this spot.''

Tôi không còn nhớ phải ngủ, tôi thậm chí không thể nghĩ đến chuyện đó, mắt tôi nhắm nghiền với sự sợ hãi. Chẳng có ai để tôi hướng mặt sang, chỉ có một mình tôi. Tôi phải dựa vào chính mình. Tôi không thể nghĩ mình phải đi đến đâu, chẳng biết đi đâu giữ đêm tối mịt mùng như vậy.

''Thôi, cư ngồi và chết ở đây cũng được. Ta sẽ không rời khỏi chỗ này''.

Here, talking of the ordinary mind, would it want to do this? Would it take you to such a situation? If you tried to reason it out you'd never go. Who would want to do such a thing? If you didn't have strong faith in the teaching of the Buddha you'd never do it.

Ở đây đang nói về cái tâm bình thường, bạn có muốn làm điều này không? Bạn có muốn đến ở trong tình huống đó không? Nếu bạn lý giải này nọ thì chắc chắc bạn sẽ không bao giờ đến ở chỗ đó. Ai mà muốn như vậy phải không? Nếu ta không có niềm tin mạnh mẽ vào giáo lý của Đức Phật thì ta chẳng bao giờ đi.

Now, about 10 p.m., I was sitting with my back to the fire. I don't know what it was, but there came a sound of shuffling from the fire behind me. Had the coffin just collapsed? Or maybe a dog was getting the corpse? But no, it sounded more like a buffalo walking steadily around.

''Oh, never mind....''

But then it started walking towards me, just like a person!

Lúc đó đã 10 giờ tối, tôi vẫn còn ngồi quay lưng lại đống lửa xác chết. Tôi không biết chuyện gì, nhưng rõ ràng có tiếng động từ trong đóng lửa sau lưng tôi. Có phải cái hòm bị cháy sập không? Hay có con chó nào đang đánh hơi đến chỗ thịt cháy? Ui da, nhưng không, tiếng giống như tiếng chân của một con trâu.

''Ồ, không sao, mặc kệ...''

Nhưng rồi tiếng bước chân gần tới chỗ tôi, giống như bước chân người!

It walked up behind me, the footsteps heavy, like a buffalo's, and yet not... The leaves crunched under the footsteps as it made its way round to the front. Well, I could only prepare for the worst, where else was there to go? But it didn't really come up to me, it just circled around in front and then went off in the direction of the pa-kow. Then all was quiet. I don't know what it was, but my fear made me think of many possibilities.

Nó đang bước sát tới lưng tôi, nặng như tiếng chân trâu, và còn nữa... tiếng lá khô bị nghiền bên dưới bước chân, nghe như nó đang bước vòng ra phía trước mặt tôi. Rồi, tôi sắp hứng nhận chuyện tồi tệ nhất, còn biết chạy đằng nào nữa? Nhưng tiếng bước chân không bước thẳng vào tôi, nó rảo vòng quanh trước mặt tôi và bỏ đi về hướng chỗ chú điệu. Rồi tất cả im lặng. Tôi không biết đó là gì, nhưng nỗi sợ khiến tôi nghĩ đủ thứ kiểu, đoán mò đủ thứ khả năng đó là gì.

It must have been about half-an-hour later, I think, when the footsteps started coming back from the direction of the pa-kow. Just like a person! It came right up to me, this time, heading for me as if to run me over! I closed my eyes and refused to open them.

''I'll die with my eyes closed.''

Rồi khoảng nửa tiếng sau, tôi đoán vậy, tiếng chân đó quay trở lại phía tôi từ phía chỗ chú điệu. Giống như tiếng chân người! Nó tiến thẳng đến tôi, lần này thì thẳng đến, tôi như sắp bỏ chạy! Tôi vẫn nhắm mắt lại, nhắm cứng, không để hé ra chút nào.

''Ta sẽ chết với hai mắt nhắm cứng ngắt''.

It got closer and closer until it stopped dead in front of me and just stood stock still. I felt as if it were waving burnt hands back and forth in front of my closed eyes. Oh! This was really it! I threw out everything, forgot all about Buddho, Dhammo and Sangho. I forgot everything else, there was only the fear in me, stacked in full to the brim. My thoughts couldn't go anywhere else, there was only fear. From the day I was born I had never experienced such fear. Buddho and Dhammo had disappeared, I don't know where. There was only fear welling up inside my chest until it felt like a tightly-stretched drumskin.

Nó tiến lại gần, lại gần đến khi nó đứng trồng trước mặt tôi và đứng yên phăng phắt ngay đó. Tôi cảm giác như nó đang đứng đưa hai cánh tay bị đang cháy tới trước hai mắt tôi đang nhắm cứng. Ui cha ơi! Đúng là nó rồi! Tôi giục tất cả mọi thứ và bỏ chạy. Không còn Phật, Pháp, Tăng gì gì ở đây nữa. Tôi mất vía, mất tất cả, chỉ còn nỗi khiếp sợ trong tôi, từ chân đến đầu. Ý nghĩ của tôi chẳng có gì ngoài sự sợ hãi. Từ ngày cha mẹ sinh ra đến giờ tôi chưa bao giờ nếm trải sự sợ hãi khiếp đảm đến như vậy. Phật và Pháp đều biến mất hết, tôi chẳng còn biết mình đang ở đâu. Chỉ có nỗi sợ kinh hãi đang tống mạnh lên lồng ngực đến mức trống ngực tôi căng cứng đơ như mặt trống da.

''Well, I'll just leave it as it is, there's nothing else to do.''

''Thôi, dọt cho lẹ, bỏ của chạy lấy người, không tu không hành gì nữa'', tôi nghĩ mình phải chạy ngay.

I sat as if I wasn't even touching the ground and simply noted what was going on. The fear was so great that it filled me, like a jar completely filled with water. If you pour water until the jar is completely full, and then pour some more, the jar will overflow. Likewise, the fear built up so much within me that it reached its peak and began to overflow.

''What am I so afraid of anyway?'' a voice inside me asked.

''I'm afraid of death,'' another voice answered.

''Well, then, where is this thing 'death'? Why all the panic? Look where death abides. Where is death?''

''Why, death is within me!''

Tôi ngồi mà thân như đang hổng khỏi mặt đất, chỉ biết ngồi chờ coi chuyện gì sắp xảy ra. Nỗi sợ ngập cứng trong thân tôi, như nước lạnh ngắt đổ ngập đầy trong bình. Nếu đổ thêm nữa, nước sẽ trào ra ngay. Nỗi sợ của tôi cũng đang ngập đến đỉnh và bắt đầu bung tràn.

''Nhưng ngươi đang sợ cái gì?'', một giọng nói trong tôi hỏi.

''Ta sợ chết chứ sợ gì'', một giọng khác trả lời.

''Vậy à, cái 'chết' ở đâu ra vậy? Tại sao phải kinh hoàng mất vía hết vậy? Nhìn vào chỗ cái chết. Cái chết ở chỗ nào?''

''Là sao, thì cái chết đang ở trong ta chứ ở đâu!''

''If death is within you, then where are you going to run to escape it? If you run away you die, if you stay here you die. Wherever you go it goes with you because death lies within you, there's nowhere you can run to. Whether you are afraid or not you die just the same, there's nowhere to escape death.''

''Nếu cái chết đang ở trong ngươi, vậy ngươi chạy thoát sao được khỏi nó mà chạy? Nếu chạy cũng chết, nếu ngồi lại cũng chết. Dù có chạy đi đâu cái chết cũng nằm bên trong ngươi, nên có chạy đằng trời cũng vậy thôi. Dù có sợ hãi hay không thì cũng chết thôi, đâu có chỗ nào chạy thoát khỏi cái chết''.

As soon as I had thought this, my perception seemed to change right around. All the fear completely disappeared as easily as turning over one's own hand. It was truly amazing. So much fear and yet it could disappear just like that! Non-fear arose in its place. Now my mind rose higher and higher until I felt as if I was in the clouds.

Ngay sau khi nghĩ như vậy, sự nhận thức của tôi thay đổi ngay. Nỗi sợ tự nhiên biến mất dễ như trở bàn tay. Điều đó thật đáng ngạc nhiên. Sợ hãi ngập đến kinh hoàng như vậy mà giờ nó biến mất dễ dàng như vậy! Sự vô-sợ bắt đầu khởi sinh thay thế cho sự sợ-hãi. Nó khởi lên cao hơn và cao hơn nữa trong tâm tôi cho đến khi tôi cảm thấy mình nhẹ nhõm như đang ở trên mây.

As soon as I had conquered the fear, rain began to fall. I don't know what sort of rain it was, the wind was so strong. But I wasn't afraid of dying now. I wasn't afraid that the branches of the trees might come crashing down on me. I paid it no mind. The rain thundered down like a hot-season torrent, really heavy. By the time the rain had stopped everything was soaking wet.

Ngay sau khi tôi vượt qua sự sợ hãi, mưa bắt đầu trút xuống. Tôi chẳng biết trời mưa kiểu gì lúc đó, gió thổi rất mạnh. Nhưng tôi đã không còn sợ chết nữa. Tôi cũng không sợ những cây cành ngã đè xuống tôi. Tôi chẳng để tâm gì đến nó. Mưa đổ xuống như thác, đổ xuống ào ào. Khi mưa ngưng, tất cả mọi thứ đều ướt sũng, ướt nhẹp.

I sat unmoving.

So what did I do next, soaking wet as I was? I cried! The tears flowed down my cheeks. I cried as I thought to myself,

''Why am I sitting here like some sort of orphan or abandoned child, sitting, soaking in the rain like a man who owns nothing, like an exile?''

Tôi vẫn ngồi đó bất động.

Rồi tôi làm gì tiếp trong khi người ướt nhẹp? Tôi khóc! Nước mắt chảy dài xuống hai má. Tôi khóc và tự mình nghĩ rằng: ''Tại sao tôi lại ngồi ở đây như một đứa mồ côi đơn độc, như kẻ bị bỏ rơi, ướt sũng dưới mưa như một kẻ không có gì, như một kẻ bị lưu đày như vậy?''

And then I thought further, ''All those people sitting comfortably in their homes right now probably don't even suspect that there is a monk sitting, soaking in the rain all night like this. What's the point of it all?'' Thinking like this I began to feel so thoroughly sorry for myself that the tears came gushing out.

Tôi cũng nghĩ thêm, tất cả những người đang ngồi thoải mái ở nhà đâu nghĩ rằng có một thầy tu đang dầm mình ngồi dưới mưa bão trong đêm tối như vầy, và họ không biết ổng ngồi vậy để làm chi? Nghĩ như vậy tôi cảm thấy tủi

''They're not good things anyway, these tears, let them flow right on out until they're all gone.''

This was how I practiced.

Now I don't know how I can describe the things that followed. I sat... sat and listened. After conquering my feelings I just sat and watched as all manner of things arose in me, so many things that were possible to know but impossible to describe. And I thought of the Buddha's words... paccattam veditabbo viññūhi - ''the wise will know for themselves.''

''Nước mắt là không tốt, cứ để chúng chảy hết đi''.

Đó, tôi tập tu ở nghĩa địa như vậy đó.

Giờ tôi không biết phải tả lại mọi sự diễn ra tiếp theo ra sao. Tôi chỉ biết ngồi... và ngồi và lắng nghe. Sau khi đã vượt qua nỗi sợ hãi, giờ tôi cứ ngồi quan sát tất cả mọi thứ khởi sinh trong tôi, nhiều thứ khởi sinh tôi có thể biết rõ chúng, nhưng không thể miêu tả được chúng. Và tôi nghĩ đến lời của Phật... paccattam veditabbo viññūhi48-- ''Người có trí tự mình chứng ngộ''.

That I had endured such suffering and sat through the rain like this... who was there to experience it with me? Only I could know what it was like. There was so much fear and yet the fear disappeared. Who else could witness this? The people in their homes in the town couldn't know what it was like, only I could see it. It was a personal experience. Even if I were to tell others they wouldn't really know, it was something for each individual to experience for himself. The more I contemplated this the clearer it became. I became stronger and stronger, my conviction become firmer and firmer, until daybreak.

Đó là chuyện tôi ngồi chịu đựng suốt đêm dưới trời mưa... ước gì có ai (ngoài chú điệu kia) cũng ngồi trải nghiệm với tôi? Chỉ có tôi mới biết tình cảnh đó thiệt là ra sao. Không còn sợ gì nữa, nỗi sợ hãi đã biến mất. Ai chứng kiến như vậy? Những người ở nhà không thể biết được điều này, chỉ có người ngồi đó mới tự biết được. Đó là trải nghiệm riêng của cá nhân. Ngay cả khi tôi kể lại cho người khác nghe, họ cũng chẳng thể nào biết thực sự đó là gì- đó là kinh nghiệm bạn phải tự mình trải nghiệm thì mới thực sự biết. Lúc đó, tôi càng quán xét và chánh niệm thì sự trải nghiệm đó càng rõ rệt hơn. Tôi càng trở thành mạnh mẽ hơn, niềm tin của tôi càng vững chắc hơn cho đến khi trời sáng.

When I opened my eyes at dawn, everything was yellow. I had been wanting to urinate during the night but the feeling had eventually stopped. When I got up from my sitting in the morning everywhere I looked was yellow, just like the early morning sunlight on some days. When I went to urinate there was blood in the urine!

Khi tôi mở mắt ra lúc bình minh, mọi thứ đều màu vàng. Tôi mắc tiểu cả đêm nhưng cảm giác đó bị áp chặn bởi cảm giác sợ hãi và những cảm giác sau đó. Khi tôi đứng dậy tôi nhìn xung quanh thấy toàn một màu vàng, vàng như ánh sáng đầu tiên trong một ngày mới. Và khi tôi đi tiểu, tôi thấy máu trong nước tiểu!

''Eh? Is my gut torn or something?'' I got a bit of fright... ''Maybe it's really torn inside there.''

''Well, so what? If it's torn it's torn, who is there to blame?'' a voice told me straight away. ''If it's torn it's torn, if I die I die. I was only sitting here, I wasn't doing any harm. If it's going to burst, let it burst,'' the voice said.

''Ê này, ruột tôi bị rách bên trong hay sao đó? Tôi hơi thấy ghê, có thể ruột đã bể ở bên trong nên mới vậy có máu như vậy''.

''Sao? Nếu ruột bị bể, vậy ai còn ngồi đó được mà than trách?'', một giọng nói trong tôi nói ngay. ''Nếu ruột có đổ, phải chết thì cứ chết. Ta chỉ biết ngồi đó, không làm điều gì có hại cả. Nếu ruột đổ ra thì cứ đổ'', cái giọng đó tiếp tục nói.

My mind was as if arguing or fighting with itself. One voice would come from one side, saying, ''Hey, this is dangerous!'' Another voice would counter it, challenge it and over-rule it.

My urine was stained with blood.

''Hmm. Where am I going to find medicine?''

Tâm tôi như thể đang tranh biện với chính nó vậy. Một giọng nói khác bên cạnh lại nói: ''Ê, chuyện này khá nguy hiểm đó!''. Giọng nói khác thì đối lại, thách thức và phủ đầu cái giọng kia ngay.

Nước tiểu có máu, đi tiểu ra máu luôn.

''Ừm, ta tìm thuốc thang ở đâu đây?''

''I'm not going to bother with that stuff. A monk can't cut plants for medicine anyway. If I die, I die, so what? What else is there to do? If I die while practicing like this then I'm ready. If I were to die doing something bad that's no good, but to die practicing like this I'm prepared.''

''Ta chẳng quan tâm gì đến mấy thứ đó. Một thầy tu không thể đi chặt củi để đổi lấy thuốc. Nếu chết thì chết, có gì đâu. Có gì đâu phải lo hay phải làm gì? Nếu đang tu bị chết thì ta sẵn sàng, chết vì tu thì sẵn sàng. Nếu chết khi đang làm chuyện gì bất thiện thì mới không tốt không lành gì cả, chết khi đang tu thì ta sẵn lòng''.

Don't follow your moods. Train yourself. The practice involves putting your very life at stake. You must have cried at least two or three times. That's right, that's the practice. If you're sleepy and want to lie down then don't let it sleep. Make the sleepiness go away before you lie down. But look at you all, you don't know how to practice.

Đừng chạy theo những trạng thái của mình. Hãy huấn luyện chính mình. Việc tu tập có thể làm gian nan cuộc đời của bạn... Bạn có thể khóc hai, ba, hay nhiều lần. Đúng vậy, tu tập là vậy. Nếu bạn thấy buồn ngủ và muốn nằm xuống ngủ, đừng để nó ngủ. Hãy làm cho sự buồn ngủ biến mất trước khi nằm xuống. Hãy nhìn tất cả các bạn, các bạn vẫn chưa biết cách tu kia mà.

Sometimes, when you come back from almsround and you're contemplating the food before eating, you can't settle down, your mind is like a mad dog. The saliva flows, you're so hungry. Sometimes you may not even bother to contemplate, you just dig in. That's a disaster. If the mind won't calm down and be patient then just push your bowl away and don't eat. Train yourself, drill yourself, that's practice. Don't just keep on following your mind. Push your bowl away, get up and leave, don't allow yourself to eat. If it really wants to eat so much and acts so stubborn then don't let it eat. The saliva will stop flowing. If the defilements know that they won't get anything to eat they'll get scared. They won't dare bother you next day, they'll be afraid they won't get anything to eat. Try it out if you don't believe me.

Giờ nói với các thầy như vầy. Đôi khi các thầy trở về chùa sau một vòng đi khất thực và đang ngồi quán niệm về thức ăn trước khi ăn, nhưng ngay lúc đó các thầy không thể lắng tâm xuống, ngay lúc ăn mà tâm như con chó dại. Chảy nước miếng, các thầy đói quá. Đôi lúc không kịp chánh niệm gì về thức ăn, chỉ nhào vô ăn thôi. Đó là tai họa rồi. Nếu tâm chúng ta không chịu lắng xuống và không chịu kiên nhẫn thì đừng ăn, đẩy bình bát ra chỗ khác. Huấn luyện bản thân, rèn luyện chính mình, đó mới là tu tập. Đừng cứ chạy theo cái tâm. Đẩy bình bát ra xa, đứng dậy, đừng cho nó ăn. Nếu nó cứ muốn chụp ăn và hành vi như một kẻ cứng đầu thì đừng cho nó ăn. Cứ làm vậy, nước miếng sẽ hết chảy. Nếu tâm tính ô nhiễm biết được nếu nó 'cương' thì cũng chẳng được ăn, vậy thì nó mới 'sợ'. Từ ngày mai nó sẽ không dám 'quậy' lên như vậy nữa, nó sẽ sợ nếu quậy lên thì sẽ chẳng được ăn. Hãy thử làm thiệt như vậy, nếu giờ các thầy vẫn chưa tin tôi. Làm vậy sẽ trị được nó, rồi các thầy sẽ tin tôi.

People don't trust the practice, they don't dare to really do it. They're afraid they'll go hungry, afraid they'll die. If you don't try it out you won't know what it's about. Most of us don't dare to do it, don't dare to try it out, we're afraid.

Người ta không tin vào việc tu tập, nên họ cũng chẳng thực sự tu tập gì cả. Họ cứ sợ nếu để đói họ sẽ bị chết đói. Nếu bạn không thử tu tập như vậy thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết kết quả. Hầu hết chúng ta đều không dám làm như vậy, không dám thử làm thiệt như vậy, chúng ta cứ ngại ngại gì đó.

When it comes to eating and the like I've suffered over them for a long time now so I know what they're about. And that's only a minor thing as well. So this practice is not something one can study easily.

Khi nói đến chuyện ăn uống và những thứ khoái cảm, tôi cũng đã chịu đựng một thời gian dài, giờ tôi đã biết chúng là như thế nào. Đó cũng chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng việc tu tập không phải là chuyện dễ tập dễ làm.

Consider: What is the most important thing of all? There's nothing else, just death. Death is the most important thing in the world. Consider, practice, inquire.... If you don't have clothing you won't die. If you don't have betel nut to chew or cigarettes to smoke you still won't die. But if you don't have rice or water, then you will die. I see only these two things as being essential in this world. You need rice and water to nourish the body. So I wasn't interested in anything else, I just contented myself with whatever was offered. As long as I had rice and water it was enough to practice with, I was content.

Hãy xem xét: Điều gì là quan trọng nhất? Không có gì hệ trọng hơn cái chết. Chết là điều đáng quan trọng nhất trên đời. Xem xét, suy xét, thực hành, điều tra, tìm hiểu... Nếu không có quần áo mặc ta không chết. Nếu không có kẹo ngọt để ăn, không thuốc lá ngon để hút, ta không chết. Nhưng nếu ta không có cơm và nước, có thể ta chết. Tôi thấy chỉ có hai thứ là cơm và nước là quan trọng. Bạn cần có cơm và nước để nuôi lấy thân. Do vậy, tôi không quan tâm những thứ khác nữa, tôi luôn thấy vui lòng với những được cho. Khi nào còn có cơm ăn và nước uống là còn tu, chỉ được vậy là tôi vui lòng.

Is that enough for you? All those other things are extras, whether you get them or not doesn't matter, the only really important things are rice and water.

''If I live like this can I survive?'' I asked myself. ''There's enough to get by on all right. I can probably get at least rice on almsround in just about any village, a mouthful from each house. Water is usually available. Just these two are enough....'' I didn't aim to be particularly rich.

Chỉ cơm và nước có đủ cho bạn không? Tất cả mấy thứ thứ khác đều là phụ, dù có được chúng hay không cũng không phải vấn đề, thứ quan trọng nhất là cơm và nước.

''Ta có thể sống còn như vậy được lâu không?'', tôi tự hỏi. ''Được vậy là đủ để sống lâu rồi, cơm thì đi khất thực một vòng chí ít cũng có được cơm, mỗi nhà nhường một miếng là mình có phần cơm để ăn. Còn nước thì có khắp nơi. Chỉ cần hai thứ này là đủ rồi....''. Hồi nào giờ tôi có bao giờ nhắm đến sự sống dư giả sung sướng nào đâu.

In regards to the practice, right and wrong are usually co-existent. You must dare to do it, dare to practice. If you've never been to a charnel ground you should train yourself to go. If you can't go at night then go during the day. Then train yourself to go later and later until you can go at dusk and stay there. Then you will see the effects of the practice, then you will understand.

Về phần tu tập, thường thì đúng và sai cùng tồn tại. Các thầy phải thực sự dám làm, dám tu tập. Nếu các thầy chưa từng đến ngồi ở nghĩa địa, vậy hãy cố luyện tập mình để đến đó tu thử. Nếu lúc đầu chưa dám đến ban đêm thì đến đó ban ngày. Cứ luyện tập rồi sau này đến đó vào lúc chạng vạng và ở đó qua đêm. Rồi các sẽ nhìn thấy hiệu quả của sự tu tập đó, rồi các thầy sẽ hiểu.

This mind has been deluded now for who knows how many lifetimes. Whatever we don't like or love we want to avoid, we just indulge in our fears. And then we say we're practicing. This can't be called ''practice.'' If it's real practice you'll even risk your life. If you've really made up your mind to practice why would you take an interest in petty concerns?... ''I only got a little, you got a lot.'' ''You quarreled with me so I'm quarreling with you....'' I had none of these thoughts because I wasn't looking for such things. Whatever others did was their business. Going to other monasteries I didn't get involved in such things. However high or low others practiced I wouldn't take any interest, I just looked after my own business. And so I dared to practice, and the practice gave rise to wisdom and insight.

Tâm này đã ngu mờ vô minh trong bao nhiêu kiếp rồi, bao nhiêu ta cũng chẳng biết. Những gì chúng ta không thích không muốn thì chúng ta né tránh, chúng ta sợ sệt. Nhưng miệng thì cứ đi nói rằng ta đang tu hành. Đó không phải gọi là ''tu''. Nếu tu thiệt thì bạn có thể liều mạng sống của mình. Nếu bạn đã quyết tâm tu tập vậy tại sao còn lo nghĩ đến những thứ nhỏ nhặt?... Nào là: ''Tôi chỉ được chút này, thầy được nhiều hơn tôi'', ''Tôi chỉ có ba bộ y và đôi dép cũ, thầy được cúng dường nhiều y đẹp và có mấy đôi xăng-đan tốt quá'', ''Cốc của thầy mới tráng nền, sạch hơn cốc của tôi'', ''Huynh cãi với tôi nên tôi phải cãi với huynh''...Còn tôi, tôi chẳng hề có những ý nghĩ đó, bởi tôi không tìm kiếm những thứ đó. Ai làm chuyện gì là việc của họ. Dù tôi có đến tu ở chùa khác, tôi cũng không liên quan đến những thứ đó. Dù ai tu nhiều tu ít, tu thấp tu cao, tôi cũng không quan tâm, tôi chỉ lo tu cho bản thân mình còn chưa xong đây. Và tôi thì dám tu, và nhờ đó sự tu tập mới làm khởi sinh sự hiểu biết thâm sâu và trí tuệ minh sát.

If your practice has really hit the spot then you really practice. Day or night you practice. At night, when it's quiet, I'd sit in meditation, then come down to walk, alternating back and forth like this at least two or three times a night. Walk, then sit, then walk some more... I wasn't bored, I enjoyed it.

Nếu sự tu tập của các thầy chạm đến được điểm này thì coi như các thầy đang thực sự tu. Đến lúc đó thì các thầy se tự động tu ngày, tu đêm, miên mật và đều đặn. Các thày thấy đó: đêm đến, tôi ngồi thiền, sau đó tôi đi thiền, cứ đổi thư thế thiền qua lại như vậy, ít nhất hai ba lượt như vậy trong một đêm. Đi thiền, rồi ngồi thiền, rồi lại đi thiền nữa... tôi chẳng bao giờ chán, tôi thích việc thiền tập.

Sometimes it'd be raining softly and I'd think of the times I used to work the rice paddies. My pants would still be wet from the day before but I'd have to get up before dawn and put them on again. Then I'd have to go down to below the house to get the buffalo out of its pen. All I could see of the buffalo would be covered in buffalo shit. Then the buffalo's tail would swish around and spatter me with shit on top of that. My feet would be sore with athlete's foot and I'd walk along thinking, ''Why is life so miserable?'' And now here I was walking meditation... what was a little bit of rain to me? Thinking like this I encouraged myself in the practice.

Nhiều lúc trời mưa, tôi nghĩ đến thời nhỏ đi làm ruộng. Suốt ngày dầm mưa, quần của tôi vẫn còn ướt nhẹp đến sáng hôm sau thức dậy, nhưng tôi phải mặc lại nó. Rồi tôi xuống chuồng trâu lùa chúng ra khỏi chuồng để ra đồng. Chuồng trâu đầy cứt trâu ướt nhẹp, mình mẫy chúng dính toàn cứt, chúng đứng dạy quẫy đuôi, chứt trâu bay tung tóe dính đầy mặt tôi. Chân tôi dầm mưa hôm trước giờ vẫn còn đau nhức. Tôi tủi thân nghĩ rằng: ''Sao cuộc đời này khổ quá vậy?''. Nên bây giờ khi đi thiền...trời mưa chút xíu thì đối với tôi có gì là khổ sở gì đâu? Nghĩ như vậy tôi càng thấy vui lòng để tu tập.

If the practice has entered the stream then there's nothing to compare with it. There's no suffering like the suffering of a Dhamma cultivator and there's no happiness like the happiness of one either. There's no zeal to compare with the zeal of the cultivator and there's no laziness to compare with them either. Practicers of the Dhamma are tops. That's why I say if you really practice it's a sight to see.

Nếu sự tu tập đã nhập vào dòng (thánh đạo) thì lúc đó chẳng còn gì để so với nó nữa. Người tu lúc đó không còn sự khổ nào nữa, và niềm hạnh phúc lúc đó cũng không gì sánh bằng. Không còn sự nhiệt tâm nào có thể sánh được và cũng không còn sự lười biếng nào để sánh nữa. Người tu hành đang ở trên đỉnh cao của sự tu tập Giáo Pháp. Do vậy tôi mới nói rằng, nếu ai bạn thực sự tu thiệt thì sẽ có cảnh giới đó để bạn nhìn thấy.

But most of us just talk about practice without having done it or reached it. Our practice is like the man whose roof is leaking on one side so he sleeps on the other side of the house. When the sunshine comes in on that side he rolls over to the other side, all the time thinking, ''When will I ever get a decent house like everyone else?'' If the whole roof leaks then he just gets up and leaves. This is not the way to do things, but that's how most people are.

Nhưng không may là hầu hết chúng ta chỉ hay nói bàn về sự tu tập, chứ chẳng mấy ai tu thành hay tu được đến kết quả. Việc tu tập của chúng ta cũng giống như một người có mái nhà bị dột một bên, ông ta nằm ngủ một bên. Khi trời nắng lên, ông ta lăn qua bên kia và nghĩ: ''Biết chừng nào ta có ngôi nhà đẹp như người ta?''. Khi mái dột hết các bên, ông chỉ biết đứng dậy và bỏ đi. Đây không phải là cách đúng đắn, đó chỉ là cách tạm bợ và vô trách nhiệm, nhưng hầu hết chúng ta đều tu tạm bợ, tu vá tu chấp, theo kiểu như vậy. (Chỉ tu theo kiểu chống chế, tu cho có tu rồi từ từ tính sau).

This mind of ours, these defilements... if you follow them they'll cause trouble. The more you follow them the more the practice degenerates. With the real practice sometimes you even amaze yourself with your zeal. Whether other people practice or not, don't take any interest, simply do your own practice consistently. Whoever comes or goes it doesn't matter, just do the practice. You must look at yourself before it can be called ''practice.'' When you really practice there are no conflicts in your mind, there is only Dhamma.

Tâm này là của chúng ta, những ô nhiễm này... nếu chúng ta cứ chạy theo chúng thì chúng sẽ gây rắc rối phiền não cho ta. Chúng ta càng chạy theo chúng, sự tu tập của chúng ta sẽ càng xuống dốc suy thoái. Nếu tu thiệt sự, nhiều lúc chúng ta sẽ thấy mình ngạc nhiên vì sự nhiệt tâm tu tập đó. Dù ai tu hay không, ta không cần để ý, chỉ cần để ý tu tập cho mình một cách đều đặn chuyên cần. Ai đến ai đi không phải là vấn đề của mình, mình cứ lo tu tập cho mình. Các thầy phải nhìn vào chính mình thì sự tu tập đó mới được gọi là ''tu''. Khi các thầy tu tập thiệt sự lúc đó sẽ không còn sự xung khắc nào trong tâm, chỉ còn lại Giáo Pháp.

Wherever you are still inept, wherever you are still lacking, that's where you must apply yourself. If you haven't yet cracked it don't give up. Having finished with one thing you get stuck on another, so persist with it until you crack it, don't let up. Don't be content until it's finished. Put all your attention on that point. While sitting, lying down or walking, watch right there.

Khi chúng ta còn vụng về, vẫn còn nhiều thiếu sót, đó là lúc chúng ta phải áp dụng vào tu tập bản thân. Nếu chưa tu sửa xong chỗ nào thì đừng bỏ ngang nó; nếu chưa tu sửa xong chỗ nào, thì chỗ đó vẫn còn. Nhưng sau khi tu sửa xong chỗ này, thường ta lại dính vào chỗ khác; do vậy phải kiên trì tu sửa cho đến khi ta xử lý xong nó, đừng bỏ ngang. Đừng bao giờ hài lòng trước khi nó đã được tu sửa. Đặt hết sự chú tâm vào chỗ đó. Khi đang ngồi, đang đi, đang đứng hay đang nằm, chú tâm vào chỗ tu đó.

It's just like a farmer who hasn't yet finished his fields. Every year he plants rice but this year he still hasn't gotten it finished, so his mind is stuck on that, he can't rest content. His work is still unfinished. Even when he's with friends he can't relax, he's all the time nagged by his unfinished business. Or like a mother who leaves her baby upstairs in the house while she goes to feed the animals below: she's always got her baby in mind, lest it should fall from the house. Even though she may do other things, her baby is never far from her thoughts.

Cũng giống như một nông dân chưa làm xong việc đồng án của ông. Mỗi năm ông đều trồng lúa, nhưng năm nay đến giờ vẫn chưa trồng xong, vậy nên tâm trí ông cứ canh cánh về việc đó, ông chưa thể yên tâm nghỉ ngơi. Ngay cả khi ngồi với bạn bè, ông cũng lo lo về công việc chưa làm xong. Cũng giống như một bà mẹ đang để con trên gác và xuống dưới nhà cho gà ăn: tâm trí lúc nào cũng canh cánh nghĩ đến đứa con nhỏ trên gác, cứ lo nó bò nó lăn rồi bị rớt xuống đất. Ngay cả khi người mẹ đang làm việc khác, đầu óc vẫn luôn nghĩ về đứa bé, vì bà không thể yên tâm. Tất cả những người mẹ khi nấu ăn hay làm nội trợ, tâm trí họ đều hướng về đứa con đang nằm ngủ trong nôi hay trên võng; tình mẹ chánh niệm về con cái một cách tuyệt vời trọn vẹn như vậy đó.

It's just the same for us and our practice - we never forget it. Even though we may do other things our practice is never far from our thoughts, it's constantly with us, day and night. It has to be like this if you are really going to make progress.

Tương tự đối với việc tu tập của chúng ta—chúng ta không thể quên việc tu. Dù có đang làm những việc khác, chúng ta vẫn nghĩ đến việc tu tập, nó đã thường trực trong tâm trí chúng ta, cả ngày lẫn đêm. Phải như vậy mới được, nếu chúng ta thực sự muốn tu tiến.

In the beginning you must rely on a teacher to instruct and advise you. When you understand, then practice. When the teacher has instructed you follow the instructions. If you understand the practice it's no longer necessary for the teacher to teach you, just do the work yourselves. Whenever heedlessness or unwholesome qualities arise know for yourself, teach yourself. Do the practice yourself. The mind is the one who knows, the witness. The mind knows for itself if you are still very deluded or only a little deluded. Wherever you are still faulty try to practice right at that point, apply yourself to it.

Lúc đầu, các thầy phải nhờ các sư thầy chỉ dạy và hướng dẫn. Khi các thầy đã hiểu được lời thầy thì thực tập theo lời dạy đó. Khi thầy hướng dẫn, bạn nên làm đúng theo sự hướng dẫn của thầy. Đến khi nào ta thấy ta đã hiểu và có thể tự tu tập thì ta cứ tự tu tập. Hễ khi có sự xao lãng hay có các tâm tính bất thiện khởi lên, phải tự dạy chính mình. Tự mình thực tập cho chính mình. Tâm là cái người-biết, là người chứng-kiến. Tâm tự nó biết nó nếu bạn vẫn còn ngu mờ nhiều hay ngu mờ ít. Khi nào thấy bị lỗi sai chỗ nào, phải cố gắng tập trung tu tập ngay chỗ đó, dùng chính bản thân mình tu sửa ngay đó.

Practice is like that. It's almost like being crazy, or you could even say you are crazy. When you really practice you are crazy, you ''flip.'' You have distorted perception and then you adjust your perception. If you don't adjust it, it's going to be just as troublesome and just as wretched as before.

Tu là như vậy đó. Việc tu giống như điên khùng, thậm chí có thể nói ta giống như điên khùng. Khi ta tu, ta giống như điên khùng, ta ''đảo ngược'' mọi thứ trước kia. Ta phá bỏ những nhận thức trước kia, ta điều chỉnh lại những nhận thức đó của mình. Nếu ta không điều chỉnh lại nhận thức thì sẽ luôn đi đến rắc rối, nếu vậy thì ta cũng tan tác trôi lạc như trước đây mà thôi.

So there's a lot of suffering in the practice, but if you don't know your own suffering you won't understand the Noble Truth of suffering. To understand suffering, to kill it off, you first have to encounter it. If you want to shoot a bird but don't go out and find it, how will you ever shoot it? Suffering, suffering... the Buddha taught about suffering: the suffering of birth, the suffering of old age... if you don't want to experience suffering you won't see suffering. If you don't see suffering you won't understand suffering. If you don't understand suffering you won't be able to get rid of suffering.

Có rất nhiều sự khó khổ trong tu tập, nhưng nếu ta không hiểu biết về sự khó khổ của mình thì ta chưa hiểu biết Sự Thật về Khổ [Khổ Đế]. Để hiểu biết về khổ, để diệt trừ khổ, trước tiên ta cần phải đối đầu với nó. Khổ, khổ... Phật đã dạy về sự khổ: sự khổ của sinh, sự khổ của già, sự khổ của bệnh... nếu ta không muốn nếm trải khổ thì chúng ta không thể nhìn thấy khổ. Nếu không nhìn thấy khổ thì chúng ta không hiểu biết về khổ. Nếu không hiểu biết về khổ, thì chúng ta không thể trừ diệt khổ.

Now people don't want to see suffering, they don't want to experience it. If they suffer here they run over there. You see? They're simply dragging their suffering around with them, they never kill it. They don't contemplate or investigate it. If they feel suffering here they run over there; if it arises there they run back here. They try to run away from suffering physically. As long as you are still ignorant, wherever you go you'll find suffering. Even if you boarded an airplane to get away from it, it would board the plane with you. If you dived under the water it would dive in with you, because suffering lies within us. But we don't know that. If it lies within us where can we run to escape it?

Thời bây giờ không ai muốn nhìn thấy khổ, họ chẳng muốn nếm trải sự khổ. Nếu họ bị khổ chỗ này, họ chạy sang chỗ khác. Các bạn thấy không? Họ cứ lo trốn chạy, họ cứ kéo lê sự khó khổ của mình từ nơi này đến nơi khác, nhưng họ chẳng bao giờ trừ bỏ được khổ. Họ không biết suy xét, không biết quán xét, không biết điều tra tìm hiểu. Khi họ cảm thấy khổ ở đây, họ chạy đến chỗ khác; rồi đến đó cũng thấy khổ, họ lại chạy về đây. Họ chỉ lo trốn chạy khỏi khổ về mặt thân xác. Khi nào ta còn ngu si thì dù có đi đến đâu ta cũng gặp khó khổ. Dù bạn có bắt máy bay bay đi thật xa, khổ vẫn đi theo bạn đến đó. Dù bạn có lặn sâu đến cỡ nào, khổ cũng lặn sâu theo bạn, bởi lẽ khổ nó nằm bên trong chúng ta. Nhưng chúng ta không biết vậy. Nếu nó đã nằm bên trong ta thì làm sao ta trốn chạy khỏi nó cho được?

People have suffering in one place so they go somewhere else. When suffering arises there they run off again. They think they're running away from suffering but they're not, suffering goes with them. They carry suffering around without knowing it. If we don't know the cause of suffering then we can't know the cessation of suffering, there's no way we can escape it.

Người ta bị khổ một nơi, liền chạy đến nơi khác. Đến nơi đó khi thấy có khổ khởi lên, họ lại chạy đi nơi khác nữa. Họ cứ nghĩ họ chạy thoát khỏi khổ, nhưng thực ra khổ luôn theo dính họ. Họ cứ mang khổ đi chỗ này chỗ nọ mà họ không biết. Nếu chúng ta không biết nguyên nhân của khổ thì chúng ta không thể nào chấm dứt khổ được, cũng không có cách nào trốn chạy khỏi nó.

You must look into this intently until you're beyond doubt. You must dare to practice. Don't shirk it, either in a group or alone. If others are lazy it doesn't matter. Whoever does a lot of walking meditation, a lot of practice... I guarantee results. If you really practice consistently, whether others come or go or whatever, one rains retreat is enough. Do it like I've been telling you here. Listen to the teacher's words, don't quibble, don't be stubborn. Whatever he tells you to do go right ahead and do it. You needn't be timid of the practice, knowledge will surely arise from it.

Chúng ta phải nhìn sâu vào chỗ này cho đến khi ta vượt qua nghi ngờ. Chúng ta phải dám tu tập. Đừng lơ là tu tập, dù đang ở với đông người hay đang ở một mình. Ai lười biếng tu thì kệ họ. Còn ai tu nhiều, ngồi thiền nhiều, đi thiền nhiều... tôi bảo đảm sẽ có kết quả tốt, sẽ đạt tới thánh quả. Nếu bạn thực sự tu tập một cách đều đặn, dù ai có đến có đi, dù có bất cứ điều gì xảy ra, bạn chỉ cần một kỳ an cư Mùa Mưa là đã đủ tiến bộ!. Phải tu theo cách như tôi đã nói với các thầy. Lắng nghe lời sư thầy, đừng có nghĩ ngược, đừng cứng đầu. Sư thầy chỉ gì mình làm theo như vậy. Bạn không cần phải nhúc nhác hay e thẹn việc tu tập, sự hiểu biết chỉ khởi sinh từ việc tu tập.

Practice is also patipadā. What is patipadā? Practice evenly, consistently. Don't practice like Old Reverend Peh. One Rains Retreat he determined to stop talking. He stopped talking all right but then he started writing notes... ''Tomorrow please toast me some rice.'' He wanted to eat toasted rice! He stopped talking but ended up writing so many notes that he was even more scattered than before. One minute he'd write one thing, the next another, what a farce!

Tu là đạo, là patipadā. Patipadā là gì? Là tu đều đặn, tu chuyên cần, ổn định. Đừng tu như kiểu cho có tu. Có người quyết tâm im lặng suốt kỳ an cư- điều đó rất tốt, nhưng bù lại ổng lại bắt đầu lấy viết ra đủ thứ ghi chú... Biết ổng ghi gì không? ''Ngày mai làm cho tôi ít cơm nắm''. Ổng muốn ăn cơm nắm! Ông ấy ngừng nói, ông ấy tập im lặng theo hướng dẫn, nhưng bù lại ổng lại viết tùm lum. Viết kiểu đó tâm còn phân tán nhiều hơn nói nữa. Cứ một phút ổng ghi chú, phút sau lại ghi nữa, thiệt là hài hước hết chỗ nói!

I don't know why he bothered determining not to talk. He didn't know what practice is.

Actually our practice is to be content with little, to just be natural. Don't worry whether you feel lazy or diligent. Don't even say ''I'm diligent'' or ''I'm lazy.'' Most people practice only when they feel diligent, if they feel lazy they don't bother. This is how people usually are. But monks shouldn't think like that. If you are diligent you practice, when you are lazy you still practice. Don't bother with other things, cut them off, throw them out, train yourself. Practice consistently, whether day or night, this year, next year, whatever the time... don't pay attention to thoughts of diligence or laziness, don't worry whether it's hot or cold, just do it. This is called sammā patipadā - right practice.

Tôi chẳng hiểu tại sao ổng quyết tâm không nói, nhưng...lại viết. Ổng chẳng biết tu là gì hết. (Tu là tu tại cái tâm, không phải tu cái miệng...mà có thể dùng tay. Miệng không nói, nhưng tay cứ húy hoáy viết đủ loại ý nghĩ thì thà nói cho nhanh còn hơn!).

Thực sự, sự tu tập của chúng ta là biết hài lòng với mọi thứ giản đơn, với sự thiếu ít, và cứ sống tự nhiên. Đừng lo lắng dù bạn đang thấy lười biếng hay nhiệt tâm. Cũng đừng nói ''Tôi đang nhiệt tâm đây'' hay ''Tôi đang thấy lười biếng đây''. Hầu hết mọi người chỉ tu khi cảm thấy siêng năng hứng thú, còn khi thấy lười biếng thì họ bỏ lơ không tu. Đó là cách thường ngày của mọi người. Nhưng đã là tu sĩ thì không nên làm vậy. Nếu thấy siêng thì tu, khi thấy lười mệt cũng nên tu. Đừng bận tâm những việc khác, bỏ hết đi, dẹp hết chúng đi, chỉ lo luyện tập bản thân. Tu ổn định, dù ngày hay đêm, năm này, năm tới, bất cứ lúc nào... đừng chú tâm đến ý nghĩ hay cảm giác siêng năng hay lười biếng, mệt hay khỏe, đừng bận tâm trời nắng hay mưa, trời nóng hay lạnh, chỉ cứ tu và tu. Đây được gọi là chánh đạo (sammā patipadā)– là sự tu tập đúng đắn.

Some people really apply themselves to the practice for six or seven days, then, when they don't get the results they wanted, give it up and revert completely, indulging in chatter, socializing and whatever. Then they remember the practice and go at it for another six or seven days, then give it up again.... It's like the way some people work. At first they throw themselves into it... then, when they stop, they don't even bother picking up their tools, they just walk off and leave them there. Later on, when the soil has all caked up, they remember their work and do a bit more, only to leave it again.

Một số người thực sự thích dụng công tu tập sáu, bảy ngày liên tục, nhưng họ không thấy kết quả gì, nên họ chán và bỏ luôn; nên họ chỉ lo dạo chơi, giao lưu, tán dóc, đủ thứ. Khi nào nghĩ đến sự tu, họ lại nhảy vào tu 'căng' một đợt sáu, bảy ngày liên tục khác, rồi cũng chẳng được gì, rồi lại chán và tiếp tục bỏ luôn... Cũng giống như cách người ta làm việc. Đầu tiên họ xắn tay áo nhảy vào coi bộ quyết tâm lắm... rồi đang làm nữa chừng họ bỏ ngang, bỏ đồ nghề và đi về. Sau đó khi đất cát đã bị đóng cứng, họ quay lại làm một hơi nữa, nhưng rồi lại chán và bỏ ngang. Cứ dang dở như vậy. Cuối cùng vẫn chưa trồng được loại nào đê cho quả cho trái.

Doing things this way you'll never get a decent garden or paddy. Our practice is the same. If you think this patipadā is unimportant you won't get anywhere with the practice. Sammā patipadā is unquestionably important. Do it constantly. Don't listen to your moods. So what if your mood is good or not? The Buddha didn't bother with those things. He had experienced all the good things and bad things, the right things and wrong things. That was his practice. Taking only what you like and discarding whatever you don't like isn't practice, it's disaster. Wherever you go you will never be satisfied, wherever you stay there will be suffering.

Làm đất kiểu đó chẳng bao giờ bạn trồng cho ra ngô ra khoai gì hết. Việc tu tập cũng như vậy. Nếu bạn thấy đường tu này, tức đường đạo (patipadā) này là không quan trọng thì bạn không tu được đến đâu hết. Chánh đạo (sammā patipadā) là việc quan trọng không thể nghĩ bàn. Phải tu một cách ổn định, đều đặn. Đừng chạy theo những cảm nhận này nọ. Nếu trạng thái đang xấu hay tốt, đang buồn hay vui thì sao? Phật chẳng hề bận tâm đến những điều đó đó. Phật trải nghiệm đủ thứ điều tốt và điều xấu, đủ thứ điều đúng và điều sai. Đó là cách tu của Phật. Cứ lo nhận lấy những thứ mình thích và kháng cự những thứ mình không thích thì không phải là tu, đó là tai nạn, đó là dính chấp. Nếu cứ như vậy thì dù đi đến đâu bạn cũng không thấy thỏa mãn, bất cứ đang ở đâu bạn cũng thấy khổ.

Practicing like this is like the Brahmans making their sacrifices. Why do they do it? Because they want something in exchange. Some of us practice like this. Why do we practice? Because we seek re-birth, another state of being, we want to attain something. If we don't get what we want then we don't want to practice, just like the Brahmans making their sacrifices. They do so because of desire.

Tu tập kiểu đó cũng giống như mấy Bà-la-môn làm việc hiến tế thần linh. Tại sao họ làm như vậy? Bởi lẽ họ muốn đổi chác thứ gì đó. Một số đền chùa tu cho có tu, tu như để đổi lấy phúc đức hay gì gì đó. Họ tu vậy để làm gì? Họ tu để tìm nơi tái sinh tốt đẹp, để được tái sinh về chỗ ngon lành, để được phúc đức gì gì đó. Nếu phải vì muốn đắc đạt thứ gì đó thì họ không đi tu đâu, cũng như các Bà-la-môn muốn đổi chác thứ gì đó từ thần linh nên mới bỏ công bỏ của ra hiến tế như vậy. Họ làm vậy vì tham muốn, vì dục vọng.

The Buddha didn't teach like that. The cultivation of the practice is for giving up, for letting go, for stopping, for uprooting. You don't do it for re-birth into any particular state.

Phật không dạy cách như vậy. Việc tu hành là từ-bỏ, là buông-bỏ, là dừng-lại, là nhổ-sạch gốc (si, tham, sân). Chứ Phật không dạy chúng ta tu để 'canh' mình được tái sinh vào cảnh giới tốt đẹp nào.

There was once a Thera who had initially gone forth into the Mahānikai sect. But he found it not strict enough so he took Dhammayuttika ordination. Then he started practicing. Sometimes he would fast for fifteen days, then when he ate he'd eat only leaves and grass. He thought that eating animals was bad kamma, that it would be better to eat leaves and grass.

Có một vị trưởng lão ban đầu đã từng gia nhập vào chi phái Phật giáo tên là Mahānikai ở Thái Lan. Nhưng vị này nhận thấy phái đó không nghiêm trang cho lắm, nên vị ấy bỏ đi qua gia nhập và thọ giới bên chi phái tên là Dhammayuttika.49 Rồi vị ấy bắt đầu tu tập. Nhiều lúc vị ấy nhịn ăn mười lăm ngày liền, rồi đến khi ăn lại, vị ấy chỉ ăn toàn lá và cỏ. Vị ấy nghĩ ăn thịt là ác nghiệp, tốt nhất là ăn lá ăn cỏ.

After a while... ''Hmm. Being a monk is not so good, it's inconvenient. It's hard to maintain my vegetarian practice as a monk. Maybe I'll disrobe and become a pa-kow.'' So he disrobed and became a pa-kow so that he could gather the leaves and grass for himself and dig for roots and yams. He carried on like that for a while till in the end he didn't know what he should be doing. He gave it all up. He gave up being a monk, gave up being a pa-kow, gave up everything. These days I don't know what he's doing. Maybe he's dead, I don't know. This is because he couldn't find anything to suit his mind. He didn't realize that he was simply following defilements. The defilements were leading him on but he didn't know it.

Sau một thời gian... vị ấy nghĩ rằng: Làm Tỳ kheo là không hay, rất bất tiện (vì nhiều giới luật). Điều đó gây khó cho kiêng giữ chế độ ăn chay, nếu làm Tỳ kheo thì khó làm hơn (ví dụ làm Tỳ kheo phải đi khất thực, người ta cho đồ ăn mặn cũng phải ăn). Vậy nên vị ấy bỏ y và trở thành một người giúp việc chùa (làm một pa-kow). Sau khi bỏ y, vị Tỳ kheo trở thành một chú giúp việc để có thể tự ý tự do đi đào củ, đi cắt rau về để ăn chay cho thoải mái. Vị ấy cứ làm như vậy cho đến lúc vị ấy không còn tu làm sao cho đúng nữa. Vậy là vị ấy bỏ cuộc, bỏ làm Tỳ kheo, bỏ làm pa-kow, bỏ cuộc tất cả. Giờ tôi chẳng biết vị ấy đang ở đâu. Có thể đã chết rồi, tôi không biết. Chuyện xảy ra như vậy là do vị ấy không thể tìm thấy kiểu gì là thích hợp với tâm mình. Vị ấy không nhận ra rằng mình đang chạy theo những ô nhiễm của mình. Những tâm tính ô nhiễm đã dẫn dắt mình, nhưng vị ấy không biết.

''Did the Buddha disrobe and become a pa-kow? How did the Buddha practice? What did he do?'' He didn't consider this. Did the Buddha go and eat leaves and grass like a cow? Sure, if you want to eat like that go ahead, if that's all you can manage, but don't go round criticizing others. Whatever standard of practice you find suitable then persevere with that. ''Don't gouge or carve too much or you won't have a decent handle.'' You'll be left with nothing and in the end just give up.

''Phật có bao giờ bỏ y hoàn tục để trở thành chú điệu hay chú phụ việc trong chùa (pa-kow) hay không? Phật tu cách gì? Phật đã làm những gì?''. Vị ấy chẳng suy xét về điều này. Phật có đi ăn lá ăn cỏ như bò vậy không? Thì ai muốn thì cứ làm, nếu đó là điều mình muốn, nhưng đừng chỉ trích người khác. Bất cứ chuẩn mực nào mình thấy phù hợp với mình thì cứ tu theo nó. ''Đừng đẽo gọt cho cố, cuối cùng bạn chẳng làm được cái cán dao nào đẹp đâu''.50 Bạn sẽ chẳng đạt được gì và cuối cùng cũng bỏ cuộc mà thôi.

Some people are like this. When it comes to walking meditation they really go at it for fifteen days or so. They don't even bother eating, just walk. Then when they finish that they just lie around and sleep. They don't bother considering carefully before they start to practice. In the end nothing suits them. Being a monk doesn't suit them, being a pa-kow doesn't suit them... so they end up with nothing.

Nhiều người cứ như vậy. Khi nào đến lúc đi thiền, họ cố tập đi mười lăm ngày liền. Họ thậm chí bỏ ăn luôn, chỉ lo đi thiền. Khi đi đã xong, họ lăn ra ngủ. Họ chẳng bao giờ suy xét trước khi thực hành điều gì. Cuối cùng, kiểu tu nào cũng chẳng thích hợp. Làm tu sĩ cũng chẳng hợp, làm cư sĩ hay pa-kow cũng không hợp... rốt cuộc họ chẳng tu được gì.

People like this don't know practice, they don't look into the reasons for practicing. Think about what you're practicing for. They teach this practice for throwing off. The mind wants to love this person and hate that person... these things may arise but don't take them for real. So what are we practicing for? Simply so that we can give up these very things. Even if you attain peace, throw out the peace. If knowledge arises, throw out the knowledge. If you know then you know, but if you take that knowing to be your own then you think you know something. Then you think you are better than others. After a while you can't live anywhere, wherever you live problems arise. If you practice wrongly it's just as if you didn't practice at all.

Những người như vậy chẳng biết tu là gì, họ không nhìn vào những lý do tu tập, họ không hiểu lý tu hành là chỗ nào. Hãy suy xét về cách mình sắp sửa áp dụng để tu. Người xưa dạy sự tu tập là để giục-bỏ. Tâm thì muốn thương muốn ghét người này người nọ... những tâm tính đó luôn khởi sinh, nhưng đừng coi chúng là thực hay là cái 'gì' cả. Vậy chúng ta tu tập để làm gì?. Đơn giản là để chúng ta từ bỏ tất cả mọi thứ đó. Ngay cả khi bạn có đạt được sự bình an, cứ giục bỏ sự bình an đó, (đừng quan trọng nó là gì cả, bởi trước sau gì nó cũng thay đổi thôi mà). Nếu sự hiểu biết (tri kiến) nào có khởi sinh, ta giục bỏ sự hiểu biết đó, (đừng ôm giữ nó như cái gì quý giá). Nếu biết thì ta biết, nhưng nếu cứ lấy sự biết đó là 'của ta', thì bạn sẽ nghĩ bạn biết thứ gì đó. Rồi bạn lại nghĩ mình biết hơn người khác, mình ngon hơn họ, (ngay đây lại dính vào bẫy 'cái ta'). Rồi bạn sẽ không sống được ở đâu, ở đâu bạn sống cũng gặp khó khổ, khó chịu. Nếu bạn tu sai đường thì cũng như không tu gì cả.

Practice according to your capacity. Do you sleep a lot? Then try going against the grain. Do you eat a lot? Then try eating less. Take as much practice as you need, using sīla, samādhi and paññā as your basis. Then throw in the dhutanga practices also. These dhutanga practices are for digging into the defilements. You may find the basic practices still not enough to really uproot the defilements, so you have to incorporate the dhutanga practices as well.

Tu theo khả năng của mình. Các thầy ngủ nhiều không? Vậy hãy cố kiềm chế bớt lại. Các thầy có ăn nhiều không? Vậy hãy cố ăn ít lại. Cần tu bao nhiêu cứ tu bấy nhiêu, lấy giới, định, tuệ (sīla, samādhi, paññā) như đã học làm căn bản tu tập. Rồi cũng nên tu giữ 13 giới kiêng khổ đầu-đà (dhutanga). Những điều kiêng cữ trong đó là để đào sâu vào các tính ô nhiễm của chúng ta. Để nhổ tận gốc những ô nhiễm, chúng cần nên tu luôn 13 giới kiêng khổ đó để triệt để tiêu diệt cái gốc tham ăn, tham ngủ, và phóng dật của mình.

These dhutanga practices are really useful. Some people can't kill off the defilements with basic sıla and samādhi, they have to bring in the dhutanga practices to help out. The dhutanga practices cut off many things. Living at the foot of a tree.... Living at the foot of a tree isn't against the precepts. But if you determine the dhutanga practice of living in a charnel ground and then don't do it, that's wrong. Try it out. What's it like to live in a charnel ground? Is it the same as living in a group?

Việc tu giữ theo các giới cấm dhutanga là thực sự rất hữu ích. Nhiều người không tiêu diệt nỗi các ô nhiễm bằng các giới luật căn bản (sıla) và định lực (samādhi) của mình, nên họ cần phải nhận thêm các điều giới kiêng khổ dhutanga này để tu tập thì mới tiêu diệt nỗi những ô nhiễm đó. Việc tu tập theo các giới kiêng khổ đó, còn gọi là giới hạnh Đầu-đà (HV), có thể giúp cắt bỏ nhiều thứ ô nhiễm trong tâm. Ví dụ, giới 'sống dưới gốc cây'... Sống dưới gốc cây thì không trái với giới luật chung. Nhưng nếu bạn quyết định tu tập giới kiêng khổ dhutanga thì phải tập sống trong nghĩa địa; nếu bạn không làm thì điều đó là sai. Hãy thử tu ở nghĩa địa rồi coi. Sống nơi nghĩa địa thì ra sao? Có giống như sống chung với một nhóm tu tập không?

Dhutanga: this translates as ''the practices which are hard to do.'' These are the practices of the Noble Ones. Whoever wants to be a Noble One must use the dhutanga practices to cut the defilements. It's difficult to observe them and it's hard to find people with the commitment to practice them, because they go against the grain.

Dhutanga: có thể được diễn dịch là: ''những điều tu tập rất khó làm''. Đây là các giới tu tâp của các bậc Thánh Nhân. Ai muốn tu để trở thành thánh nhân thì hãy nhận lấy những giới cấm khổ hạnh này để tu tập, để có thể cắt đứt nhanh những ô nhiễm trong tâm. Rất khó tuân giữ 13 giới kiêng khổ này, và cũng rất khó tìm thấy ai cam kết thực hành tốt những giới cấm đó, bởi những giới đó là siết chặt, là đi ngược lại những ý muốn và tham muốn của chúng ta.

Such as with robes; they say to limit your robes to the basic three robes; to maintain yourself on almsfood; to eat only in the bowl; to eat only what you get on almsround, if anyone brings food to offer afterwards you don't accept it.

Chẳng hạn như y phục, họ bắt phải giới hạn chỉ được có ba bộ y; ăn thì chỉ ăn từ trong bình bát khất thực; phải luôn luôn đi khất thực thức ăn; chỉ được ăn những thứ xin được khi đi khất thực, nếu có ai mang thức ăn đến cúng dường sau đó thì không được nhận để ăn...vân vân.

Keeping this last practice in central Thailand is easy, the food is quite adequate, because there they put a lot of food in your bowl. But when you come to the Northeast here this dhutanga takes on subtle nuances - here you get plain rice! In these parts the tradition is to put only plain rice in the almsbowl. In central Thailand they give rice and other foods also, but around these parts you get only plain rice. This dhutanga practice becomes really ascetic. You eat only plain rice, whatever is brought to offer afterwards you don't accept. Then there is eating once a day, at one sitting, from only one bowl - when you've finished eating you get up from your seat and don't eat again that day.

Điều thứ ba vừa nói trên mới đáng nói thêm: nếu sống tu ở miền trung Thái Lan thì dễ, vì ở đó thức ăn có đầy đủ, các thí chủ luôn dâng nhiều thứ thức ăn vào bình bát của Tỳ kheo, cho nên có thể luôn có đủ các thức ăn dinh dưỡng căn bản. Nhưng nếu bạn lên tu ở miền đông bắc Thái Lan này, việc tu theo 13 hạnh Đầu-đà thì sẽ khác—bởi ở đây bạn chỉ nhận được toàn cơm trắng! (Nhận toàn cơm trắng phải ăn cơm trắng, dù ở chùa có Phật tử khác cúng nhiều thức ăn khác bạn cũng không được ăn, giới Đầu-đà không cho phép điều đó). Những vùng quanh đây có truyền thống chỉ cúng dường cơm trắng cho tăng đi khất thực. Ở miền Trung gần thủ đô thì họ cho cơm trắng và nhiều loại thức ăn khác, còn ở đây chỉ có vậy. Nên việc tu theo giới khổ hạnh Đầu-đà ở vùng này thì đúng thực sự khổ-hạnh theo nghĩ của nó. Bạn chỉ được ăn cơm trắng, bất cứ thứ gì được mang đến sau đó bạn không được ăn. Rồi phải ăn một lần (duy nhất) trong ngày, ăn trong một lần ngồi xuống (không ngồi lên đứng xuống trong một lần ăn), ăn trực tiếp từ trong bình bát khất thực (không sang ra chén dĩa, không được lấy thêm muối, thêm tương từ chỗ khác)—khi nào ăn xong đứng dậy là coi như xong một ngày, không được ăn bất cứ thứ gì nữa trong ngày đó.

These are called dhutanga practices. Now who will practice them? It's hard these days to find people with enough commitment to practice them because they are demanding, but that is why they are so beneficial.

Những cách thực hành đó nằm trong những giới khổ hạnh dhutanga. Giờ thì mấy ai chịu tu theo những hạnh này? Thời bây giờ ít thấy ai chịu cam kết tu theo 13 giới kiêng khổ đó, bởi những giới cấm đó quá khó- nhưng, nhưng chính vì vậy mà chúng rất hữu ích và hiệu quả nhanh cho việc thuần trị cái tâm đầy tham dục của chúng ta.

What people call practice these days is not really practice. If you really practice it's no easy matter. Most people don't dare to really practice, don't dare to really go against the grain. They don't want to do anything which runs contrary to their feelings. People don't want to resist the defilements, they don't want to dig at them or get rid of them.

Cái người ta gọi là tu thời bây giờ thực ra không phải là tu. Nếu tu thiệt thì việc tu không phải là dễ. Hầu hết chẳng ai dám tu thiệt, họ chẳng dám làm những điều ngược lại với thói tâm thói tính của mình. Họ không muốn làm những điều đi ngược lại với những cảm nhận của mình. Họ không muốn chống lại những ô nhiễm của mình, họ không muốn đào sâu vào chúng, họ không muốn diệt trừ chúng.

In our practice they say not to follow your own moods. Consider: we have been fooled for countless lifetimes already into believing that the mind is our own. Actually it isn't, it's just an imposter. It drags us into greed, drags us into aversion, drags us into delusion, drags us into theft, plunder, desire and hatred. These things aren't ours. Just ask yourself right now: do you want to be good? Everybody wants to be good. Now doing all these things, is that good? There! People commit malicious acts and yet they want to be good. That's why I say these things are tricksters, that's all they are.

Trong việc tu tập của chúng ta ở đây, chúng ta đã được dạy là không chạy theo những trạng thái và cảm nhận của mình. Hãy nghĩ coi: chúng ta đã bị lừa đảo trong vô số kiếp để tin rằng cái tâm là tâm của chúng ta. Thực sự nó đâu phải là vậy, nó chỉ là kẻ giả danh, kẻ mạo danh. Nó lôi kéo dẫn dắt chúng ta vào tham dục, vào sân giận, vào si mê, nó lôi kéo chúng ta vào những trò trộm cắp, cướp bóc, tham thâm, tranh đấu, và thù hận. Những điều đó không phải là của chúng ta. Hãy tự hỏi chính mình: ngươi có muốn sự tốt lành hay không? Mọi người đều mong muốn sự thiện lành. Ai cũng nói vậy. Nhưng nhìn coi tất cả những gì họ làm, những gì chúng ta làm, có thiện lành gì không? Vậy đó! Người ta cứ làm điều gian trá xấu ác chứ đâu muốn làm lành (như mình muốn hay như mình nói). Do vậy tôi mới nói những điều đó chỉ là kẻ giả danh, chúng làm ta chịu, tất cả những trò đó là của nó, là của cái tâm.

The Buddha didn't want us to follow this mind, he wanted us to train it. If it goes one way then take cover another way. When it goes over there then take cover back here. To put it simply: whatever the mind wants, don't let it have it. It's as if we've been friends for years but we finally reach a point where our ideas are no longer the same. We split up and go our separate ways. We no longer understand each other, in fact we even argue, so we break up. That's right, don't follow your own mind. Whoever follows his own mind, follows its likes and desires and everything else, that person hasn't yet practiced at all.

Phật không muốn chúng ta chạy theo cái tâm này, Phật muốn chúng ta huấn luyện nó, thuần phục nó, tu sửa nó. Nếu nó làm đường gì, ta phải bịt đường đó. Nếu nó làm đường khác, ta bịt đường đó cho nó quay lại đường này. Là sao? Nói đơn giản như vầy: Bất cứ điều gì cái tâm muốn làm, ta không cho nó cơ hội làm điều đó. Chỗ này giống như có hai người bạn lâu ngày, nhưng đến cuối cùng thấy hai người là hai kiểu nghĩ khác nhau. Họ tách ra mỗi người đi một đường, dứt khoát không nghe theo người kia nữa. Tương tự, chúng ta không nghe theo cái tâm nữa. Ai còn chạy theo cái tâm, chạy theo những điều nó thích, điều nó muốn, hay bất cứ điều gì của nó, thì người đó vẫn chưa biết cách tu.

This is why I say that what people call practice is not really practice... it's disaster. If you don't stop and take a look, don't try the practice, you won't see, you won't attain the Dhamma. To put it straight, in our practice you have to commit your very life. It's not that it isn't difficult, this practice, it has to entail some suffering. Especially in the first year or two, there's a lot of suffering. The young monks and novices really have a hard time.

Đây là lý do tại sao tôi hay nói: những gì ngày nay người ta gọi là tu thì không phải là tu thiệt... đó chỉ là tai họa. Nếu bạn không biết dừng lại và nhìn lại thì đừng cố tu nữa, bởi khi tu không phải, tu không đúng lý tu hành, thì bạn chẳng bao giờ nhìn thấy sự thật, chẳng bao giờ đạt đến Giáo Pháp. Nói thẳng ra, trong sự tu tập bạn phải cam kết trọn kiếp này là để tu. Không phải điều đó là dễ làm, việc tu không phải là dễ, nhưng chí ít cũng tu sao để cắt bỏ đi được ít nhiều sự khổ đau. Đặc biệt trong một, hai năm đầu tu tập, có rất nhiều sự khó khổ. Đối với những Tỳ kheo trẻ và những sa-di thì đó là quãng thời gian thực sự gian khó.

I've had a lot of difficulties in the past, especially with food. What can you expect? Becoming a monk at twenty when you are just getting into your food and sleep... some days I would sit alone and just dream of food. I'd want to eat bananas in syrup, or papaya salad, and my saliva would start to run. This is part of the training. All these things are not easy. This business of food and eating can lead one into a lot of bad kamma. Take someone who's just growing up, just getting into his food and sleep, and constrain him in these robes and his feelings run amok. It's like damming a flowing torrent, sometimes the dam just breaks. If it survives that's fine, but if not it just collapses.

Ngày trước tôi cũng từng có rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với thức ăn. Bạn muốn gì ở tuổi đó? Thành một Tỳ kheo năm hai mươi tuổi, lúc đó là tuổi ăn tuổi ngủ... nên có nhiều ngày tôi ngồi mơ về đồ ăn thức uống. Tôi thèm được ăn chuối trộn nước si-rô thơm, hay đu đủ cắt miếng... nghĩ tới đó đã thấy nước miếng nhỏ giãi. Đây là một phần của sự tu tập. Tất cả mọi thứ đều không dễ dàng, tu là khó thiệt. Cái vụ thèm ăn thèm uống có thể dẫn đến rất nhiều nghiệp xấu. Thử hỏi một người mới lớn lên, ở tuổi thèm ăn thèm ngủ, và bị giam cầm trong bộ cà-sa này, thử hỏi anh ta cảm giác ra sao? Chắc là loạn trí luôn. Điều này chẳng khác như xây đập ngăn một dòng sông đang chảy mạnh, không chừng tức nước bể đập luôn đó. (Những thói tính thói tâm thích ăn, thích ngủ, thích đủ thứ còn đang quá mạnh mẽ trong một con người mới lớn lên). Nếu đập ngăn (các giới luật, các thanh quy, chuẩn mực tu tập trong chùa...) có thể giữ được thì tốt; nếu không giữ nỗi thì bức luôn thôi.

My meditation in the first year was nothing else, just food. I was so restless... Sometimes I would sit there and it was almost as if I was actually popping bananas into my mouth. I could almost feel myself breaking the bananas into pieces and putting them in my mouth. And this is all part of the practice.

Việc thiền tập của tôi trong năm đầu chẳng liên quan những điều gì to tát, chỉ quanh quẩn về... thức ăn thức uống mà thôi. Tôi cứ sục sạo, tôi rất bất an... Nhiều lúc tôi ngồi mà cứ nghĩ đến cảnh đang đút trái chuối vô miệng ăn. Tôi có thể tưởng tượng đến từng động tác bẻ trái chuối ra từng khúc và đút vô miệng. Và chuyện này cũng là một phần của sự tu tập mà chúng ta cần phải tu.

So don't be afraid of it. We've all been deluded for countless lifetimes now so coming to train ourselves, to correct ourselves, is no easy matter. But if it's difficult it's worth doing. Why should we bother with easy things? So those things that are difficult, anybody can do the easy things. We should train ourselves to do that which is difficult.

Vậy nên đừng sợ nó. Đã đến lúc huấn luyện bản thân, tu sửa bản thân, nhưng do tất cả chúng ta đều đã bị vô minh trong vô số kiếp nên việc tu sửa đó không phải dễ làm. Tu sửa là khó thiệt, nhưng điều đó là đáng làm. Sao chúng ta cứ thích bận tâm với những việc dễ dàng? Ai cũng làm được việc dễ, điều quan trọng là ai làm được việc khó kìa. Chúng ta phải tu tập cái tâm để làm được những việc khó đó.

It must have been the same for Buddha. If he had just worried about his family and relatives, his wealth and his past sensual pleasures, he'd never have become the Buddha. These aren't trifling matters, either, they're just what most people are looking for. So going forth at an early age and giving up these things is just like dying. And yet some people come up and say, ''Oh, it's easy for you, Luang Por. You never had a wife and children to worry about, so it's easier for you!'' I say, ''Don't get too close to me when you say that or you'll get a clout over the head!''... as if I didn't have a heart or something!

Chắc cũng giống như Phật lúc xưa. Nếu Phật còn lo lắng đến gia đình, họ hàng, của cải và những sự xa hoa sung sướng trước đó, thì chắc hẳn Người không thể thành Phật. Đó không còn là những thứ quan trọng, đó chỉ là những thứ tiện nghi thế tục mọi người luôn tìm kiếm. Chính vì vậy, giờ ai mà bỏ đi tu lúc còn trẻ và bỏ lại mọi thứ đó thì người đó bị coi như đã chết vậy. Và có người còn đến gặp tôi và nói: ''Ồ, tu như vậy là dễ dàng với Sư Ông. Sư Ông chẳng có vợ con để lo lắng, nên Sư Ông bỏ nhà đi tu dễ dàng hơn chúng con!''. Tôi nói: ''Đừng đứng gần tôi, coi chừng tôi ký một cái lên đầu bây giờ!''... họ cứ nói vậy, họ làm như tôi không có trái tim hay chẳng có gì vậy!

When it comes to people it's no trifling matter. It's what life is all about. So we Dhamma practicers should earnestly get into the practice, really dare to do it. Don't believe others, just listen to the Buddha's teaching. Establish peace in your hearts. In time you will understand. Practice, reflect, contemplate, and the fruits of the practice will be there. The cause and the result are proportional.

Đối với mọi người, đó là không phải là những thứ không quan trọng. Những thứ đó là như cả cuộc đời của họ. Bởi vậy, những người tu cần phải thiệt sự nhập tâm vào việctu, phải thực sự dám tu. Đừng nghe lời ai, chỉ cần lắng nghe giáo lý của Đức Phật. Thiết lập sự bình an trong trái tim mình. Đến lúc nào đó rồi bạn sẽ hiểu biết. Tu tập, suy xét, quán xét, chánh niệm, và các kết quả tu tập sẽ có thôi. Nhân và quả tỷ lệ thuận với nhau mà, nỗ lực tu nhiều thì kết quả sẽ nhiều.

Don't give in to your moods. In the beginning even finding the right amount of sleep is difficult. You may determine to sleep a certain time but can't manage it. You must train yourself. Whatever time you decide to get up, then get up as soon as it comes round. Sometimes you can do it, but sometimes as soon as you awake you say to yourself ''get up!'' and it won't budge! You may have to say to yourself, ''One... two... if I reach the count three and still don't get up may I fall into hell!'' You have to teach yourself like this. When you get to three you'll get up immediately, you'll be afraid of falling into hell.

Đừng chú tâm vào những trạng thái (tâm) của mình. Ngay lúc đầu, ngay cả việc tìm kiếm một thời lượng ngủ cho hợp với mình cũng khó khăn. Lúc đầu bạn có thể ngủ trong một thời lượng nào đó, nhưng không quản lý được thời gian ngủ. Phải huấn luyện bản thân. Nếu bạn đã quyết định giờ nào thức dậy thì đến lúc đó bạn phải dứt khoát dậy. Nhiều lúc bạn thức dậy đúng giờ dễ dàng, nhưng có những lúc thức dậy bạn thấy mình ngồi dậy không nổi. Dù đã cố nhắc mình ''Phải thức dậy!'', nhưng vẫn không nhúc nhích được! Bạn có thể nhắc mình lại như vầy: ''Một, hai... nếu ba mà ta không dạy nỗi thì coi như ta xuống dịa ngục!''. Bạn phải huấn luyện bản thân theo cách như vậy. Khi đọc tới ba là ta bật ngồi dậy luôn, vì ta sợ rớt xuống địa ngục mà thôi.

You must train yourself, you can't dispense with the training. You must train yourself from all angles. Don't just lean on your teacher, your friends or the group all the time or you'll never become wise. It's not necessary to hear so much instruction, just hear the teaching once or twice and then do it.

Các thầy phải tu tập chính mình, các thầy không thể bỏ quên hay lơ là việc tu tập. Các thầy phải tu tập bản thân từ tất cả mọi góc độ. Đừng dựa vào sư thầy, đừng dựa vào bạn tu hay nhóm tu, điều đó là không khôn khéo!. Không cần phải lắng nghe quá nhiều lần sự chỉ dẫn từ sư phụ sư huynh, chỉ cần lắng nghe lời chỉ dạy một lần, và cứ vậy mà làm.

The well trained mind won't dare cause trouble, even in private. In the mind of the adept there is no such thing as ''private'' or ''in public.'' All Noble Ones have confidence in their own hearts. We should be like this.

Một cái tâm đã được tu tập sẽ không dám gây ra rắc rối, ngay cả khi không có ai ngoài ta. Trong một cái tâm thiện khéo thì không có gì khác nhau, dù ta đang ''ở riêng một mình'' và lúc ta đang ''ở với nhiều người''. (Không phải như kiểu: không có ai thì làm chuyện bất thiện, khi có nhiều người thì không dám làm. Dù có ai hay không có ai, tâm thiện lành vẫn luôn luôn thiện lành). Tất cả những bậc Thánh Nhân đều tự tin vào cái tâm của mình. Chúng ta cũng cố tu để được vậy.

Some people become monks simply to find an easy life. Where does ease come from? What is its cause? All ease has to be preceded by suffering. In all things it's the same: you must work before you get rice. In all things you must first experience difficulty. Some people become monks in order to rest and take it easy, they say they just want to sit around and rest awhile. If you don't study the books do you expect to be able to read and write? It can't be done.

Có một số người cạo đầu đi tu để tìm một cuộc sống dễ dàng. Dễ dàng có từ chỗ nào? Nguyên nhân nào có được sự dễ dàng? Mọi sự dễ dàng dễ chịu đều dẫn đầu bởi sự khổ. (Có khổ mới có sướng. Không có khổ thì cái gì được gọi là sướng). Tất cả mọi sự trên đời đều là như vậy: bạn phải chịu khổ chịu cực làm thì mới có lúa có gạo để ăn. Trong tất cả mọi sự, chúng ta phải chịu khó trước, phải nếm trải sự khó khổ trước. Một số người muốn thành thầy tu để được nghỉ ngơi và thoải mái, họ nói họ chỉ muốn ngồi thảnh thơi và yên thân nghỉ ngơi một thời gian. Nếu bạn không chịu khó học chữ thì làm sao bạn mong sau này có thể đọc và viết dễ dàng? Làm gì có chuyện đó, đúng không? Không chịu tu làm sao sau này có được hạnh phúc và sự dễ chịu cho được.

This is why most people who have studied a lot and become monks never get anywhere. Their knowledge is of a different kind, on a different path. They don't train themselves, they don't look at their minds. They only stir up their minds with confusion, seeking things which are not conducive to calm and restraint. The knowledge of the Buddha is not worldly knowledge, it is supramundane knowledge, a different way altogether.

Nói về chỗ lý, tại sao nhiều người nghiên cứu học hành rất nhiều, nhưng khi trở thành tu sĩ thì chẳng tu được tới đâu? Cái kiến thức của họ thuộc loại khác, thuộc con đường khác. Họ học chứ không tu tập chính mình, họ không nhìn vào trong tâm mình. Họ chỉ 'quậy' tâm mình bằng sự ngu mờ, họ chỉ tìm kiếm những thứ không giúp mang lại sự tĩnh lặng và đức hạnh. Kiến thức của Phật không phải loại kiến thức thế tục, đó là loại kiến thức siêu thế gian, đó hoàn toàn là loại kiến thức khác.

This is why whoever goes forth into the Buddhist monkhood must give up whatever level or status or position they have held previously. Even when a king goes forth he must relinquish his previous status, he doesn't bring that worldly stuff into the monkhood with him to throw his weight around with. He doesn't bring his wealth, status, knowledge or power into the monkhood with him. The practice concerns giving up, letting go, uprooting, stopping. You must understand this in order to make the practice work.

Chính vì chỗ này, ai muốn xuất gia đi tu theo đạo Phật thì phải chấp nhận từ bỏ tất cả giai cấp, địa vị, danh phận của mình trước đây. Ngay cả một nhà vua muốn đi tu thiệt thì cũng phải từ bỏ ngôi vị vương đế của mình, vua cũng không mang theo những thứ thế tục vào sự tu hành. Vua không mang theo của cải, danh phận, kiến thức, hay quyền lực gì theo sự xuất gia tu hành của mình. Việc tu hành là để từ bỏ, buông bỏ, để nhổ sạch các gốc ô nhiễm, để dừng lại.

If you are sick and don't treat the illness with medicine do you think the illness will cure itself? Wherever you are afraid you should go. Wherever there is a cemetery or charnel ground which is particularly fearsome, go there. Put on your robes, go there and contemplate, ''Aniccā vata sankhārā....'' Stand and walk meditation there, look inward and see where your fear lies. It will be all too obvious. Understand the truth of all conditioned things. Stay there and watch until dusk falls and it gets darker and darker, until you are even able to stay there all night.

Nếu ta có bệnh nhưng không trị bệnh bằng thuốc thì bệnh có thể hết hay không? Chỗ nào mình thấy sợ thì cứ đi thẳng đến đó. Chỗ nào có nghĩa địa hay nhà xác làm ta sợ hãi, hãy đi thẳng đến đó. Khoát áo cà-sa, bước đi đến đó và quán niệm: ''Aniccā vata sankhārā....''52 Đứng thiền và đi thiền ở đó, nhìn vào bên trong tâm mình để nhìn thấy nỗi sợ hãi của mình trong đó. Tất cả sẽ trở nên rõ rệt. Hiểu rõ sự thật bản chất của những thứ hữu vi, có điều kiện. Ở đó và quán sát (các tử thi) cho đến khi chạng vạng, chiều tối, cho đến tối thui, tối khuya, và cho đến khi ta có thể ở đó suốt đêm.

The Buddha said, ''Whoever sees the Dhamma sees the Tathāgata. Whoever sees the Tathāgata sees Nibbāna.'' If we don't follow his example how will we see the Dhamma? If we don't see the Dhamma how will we know the Buddha? If we don't see the Buddha how will we know the qualities of the Buddha? Only if we practice in the footsteps of the Buddha will we know that what the Buddha taught is utterly certain, that the Buddha's teaching is the supreme truth.

Phật đã nói: ''Ai nhìn thấy Giáo Pháp là nhìn thấy Như Lai. Ai nhìn thấy Như Lai là nhìn thấy Niết-bàn''. Nếu chúng ta không làm theo gương Phật thì làm sao chúng ta nhìn thấy Giáo Pháp? Nếu chúng ta không nhìn thấy Giáo Pháp thì làm sao thấy Phật? Nếu chúng ta không thấy biết Phật thì làm sao chúng ta biết những phẩm hạnh của một vị Phật là gì? Chỉ khi chúng ta biết tu tập theo bước đi của Phật thì chúng ta sẽ thấy biết những điều Phật đã dạy là chắc chắn đúng, thấy giáo pháp của Phật là sự thật rốt ráo, là chân lý tối thượng.


Chương 50

SENSE CONTACT - THE FOUNT OF WISDOM – TIẾP XÚC GIÁC QUAN- 

SUỐI NGUỒN TRÍ TUỆ

All of us have made up our minds to become bhikkhus and sāmaneras in the Buddhist Dispensation in order to find peace. Now what is true peace? True peace, the Buddha said, is not very far away, it lies right here within us, but we tend to continually overlook it. People have their ideas about finding peace but still tend to experience confusion and agitation, they still tend to be unsure and haven't yet found fulfillment in their practice. They haven't yet reached the goal. It's as if we have left our home to travel to many different places. Whether we get into a car or board a boat, no matter where we go, we still haven't reached our home. As long as we still haven't reached home we don't feel content, we still have some unfinished business to take care of. This is because our journey is not yet finished, we haven't reached our destination. We travel all over the place in search of liberation.

Tất cả chúng ta ở đây đều tự mình quyết định đi tu, trở thành những Tỳ kheo và sa-di54 trong Tăng đoàn Phật giáo với mục đích đi tìm sự bình-an. Giờ thì sự bình an đích thực là gì? Đức Phật nói rằng, sự bình an đích thực là không ở đâu xa, nó nằm ngay đây bên trong chúng ta, nhưng chúng ta cứ nhìn đâu đâu xa lắc. Người ta có những ý tưởng đi tìm sự bình an nhưng họ vẫn luôn ngã theo những thứ sân si, họ vẫn cứ luôn do dự, nghi ngờ và không chắc; và do vậy họ chẳng bao giờ thành tựu được gì trong việc tu hành của mình. Họ chẳng đạt đến mục tiêu. Tu mà không thành tựu gì thì chẳng khác gì bỏ nhà để đi nơi này nơi nọ. Nhưng cứ đi hoài, đi bằng đủ thứ phương tiện, đi đến đủ nơi, mà đến giờ vẫn chưa về đến căn nhà của mình. Chừng nào chưa về đến nhà là ta vẫn chưa được an tâm vui lòng, bởi ta vẫn còn nhiều việc chưa làm xong, nhiều việc vẫn còn dở dang trên đường đi. Đó là do chuyến đi chưa xong- chúng ta chưa đi đến đích (và do vậy cũng chưa về nhà được). Chúng ta vẫn còn đang đi tìm kiếm sự giải thoát.

All of you bhikkhus and sāmaneras here want peace, every one of you. Even myself, when I was younger, searched all over for peace. Wherever I went I couldn't be satisfied. Going into forests or visiting various teachers, listening to Dhamma talks, I could find no satisfaction. Why is this?

Tất cả các Tỳ kheo và sa-di ở đây đều muốn sự bình an, mỗi thầy đều đang nhắm tới đó. Ngay cả bản thân tôi đây, khi tôi còn trẻ, tôi cũng luôn tìm khắp nơi để có sự bình an. Mỗi lần lên đường đi đâu, rốt cuộc tôi đều thất vọng, Đi vô rừng tu hoặc đi đến gặp những sư phụ, lắng nghe họ nói Giáo Pháp...những lần đó tôi vẫn chưa tìm thấy sự bình an, tôi vẫn thất vọng. Điều đó là tại sao?

We look for peace in peaceful places, where there won't be sights, or sounds, or odors, or flavors... thinking that living quietly like this is the way to find contentment, that herein lies peace.

But actually, if we live very quietly in places where nothing arises, can wisdom arise? Would we be aware of anything? Think about it. If our eye didn't see sights, what would that be like?

If the nose didn't experience smells, what would that be like? If the tongue didn't experience flavors, what would that be like? If the body didn't experience feelings at all, what would that be like? To be like that would be like being a blind and deaf man, one whose nose and tongue had fallen off and who was completely numb with paralysis. Would there be anything there? And yet people tend to think that if they went somewhere where nothing happened they would find peace. Well, I've thought like that myself, I once thought that way....

Chúng ta tìm sự bình an ở những nơi bình an, nơi chúng ta không có những thứ hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị... chúng ta nghĩ rằng sống lánh trần theo cách như vậy là cách tìm ra sự hài lòng và bên trong sự hài lòng đó chính đó là sự bình an.

Nhưng thực ra, nếu chúng ta sống ở nơi lánh trần hoàn toàn yên lặng và không có gì khởi sinh như vậy thì trí tuệ khởi sinh sẽ từ đâu? Chúng ta sẽ tỉnh giác về cái gì? Hãy suy nghĩ về điều này. Nếu mắt không nhìn thấy cảnh sắc nào hết, thì ta sẽ ra sao? Nếu tai không nghe thấy âm thanh nào hết, thì ta sẽ ra sao? Nếu mũi không ngửi thấy mùi gì hết, thì ta sẽ ra sao? Nếu miệng không nếm thấy vị gì hết, thì ta sẽ ra sao? Nếu thân không chạm xúc và cảm giác thứ gì hết, thì ta sẽ ra sao?. Thì ta sẽ như người đui và điếc, mũi và lưỡi như mất đi, thân như hoàn toàn trơ liệt. Vậy thì còn gì mà nói. Người ta cứ hay nghĩ rằng nếu họ đến những nơi ẩn dật lánh trần đó thì họ có thể tìm thấy sự bình an. Nhưng không phải vậy, sự bình an đích thực là có được từ trí tuệ giác ngộ chứ không phải sự bình an tạm thời có được từ sự lánh trần. Tôi không trách gì họ, bởi chính bản thân tôi cũng đã từng nghĩ lầm như vậy...

When I was a young monk just starting to practice, I'd sit in meditation and sounds would disturb me, I'd think to myself, ''What can I do to make my mind peaceful?'' So I took some beeswax and stuffed my ears with it so that I couldn't hear anything. All that remained was a humming sound. I thought that would be peaceful, but no, all that thinking and confusion didn't arise at the ears after all. It arose at the mind. That is the place to search for peace.

Hồi trẻ khi tôi mới tập thiền, tôi ngồi thiền, có những tiếng ồn quấy nhiễu tôi, tôi tự nghĩ rằng: ''Làm sao ta làm cho tâm bình an được?''. Tôi lấy sáp ông bịt hai lỗ tai lại để không nghe thấy gì. Chỉ còn nghe tiếng um um nhỏ nhỏ. Tôi nghĩ rằng làm vậy sẽ tâm sẽ được an, nhưng không, rốt cuộc tất cả mọi sự nghĩ suy và sự lăng xăng không phát sinh từ chỗ hai tai. Nó phát sinh từ tâm. Tâm. Chính là tâm. Đó mới là nơi để ta tìm kiếm sự bình an. Sự an tâm là ở chỗ tâm, tâm an hay không là do chỗ tâm.

To put it another way, no matter where you go to stay, you don't want to do anything because it interferes with your practice. You don't want to sweep the grounds or do any work, you just want to be still and find peace that way. The teacher asks you to help out with the chores or any of the daily duties but you don't put your heart into it because you feel it is only an external concern.

Nói cách khác, dù bạn đang ở đâu bạn cũng chẳng muốn làm gì, bởi bạn nghĩ mọi thứ đang quấy nhiễu sự tu tập của bạn. Bạn không muốn quét sân hay làm bất cứ việc gì. Sư phụ kêu bạn phụ làm giúp mấy việc lặt vặt trong chùa trong chùa bạn cũng không muốn làm, hoặc có làm cũng làm cho có, bởi bạn cho rằng đó chỉ là những việc bên ngoài, không dính líu gì đến việc tu tập bên trong của bạn.

I've often brought up the example of one of my disciples who was really eager to ''let go'' and find peace. I taught about ''letting go'' and he accordingly understood that to let go of everything would indeed be peaceful. Actually right from the day he had come to stay here he didn't want to do anything. Even when the wind blew half the roof off his kuti he wasn't interested. He said that that was just an external thing. So he didn't bother fixing it up. When the sunlight and rain streamed in from one side he'd move over to the other side. That wasn't any business of his. His business was to make his mind peaceful. That other stuff was a distraction, he wouldn't get involved. That was how he saw it.

One day I was walking past and saw the collapsed roof.

''Eh? Whose kuti is this?''

Tôi thường nêu ví dụ về một đệ tử của tôi, thầy đó đã thực sự nỗ lực ''buông bỏ'' để tìm sự bình an. Tôi chỉ dạy về cách ''buông bỏ'' và thầy ấy hiểu rằng buông bỏ được tất cả mọi thứ thì mới thực sự bình an. Và thầy đó làm y vậy: kể từ khi đến chùa, thầy ấy không muốn làm gì hết. Ngay cả khi gió thổi bay hết một nửa mái chòi (kuti, cốc) của thầy ấy, thầy ấy cũng chẳng thèm quan tâm. Thầy ấy nói đó là những thứ bên ngoài. Do vậy thầy ấy cũng không thèm sửa lại mái cốc. Khi bị nắng hay mưa gốc này, thầy ấy chuyển qua gốc khác. Thầy ấy nghĩ kiểu như: chuyện mái nhà bị hư, bị mưa nắng chẳng phải việc của ta vậy. Việc của ta chỉ là làm sao cho tâm được bình an. Những thứ khác chỉ là những thứ làm xao lãng, ta không quan tâm. Đó là cách thầy ấy hành xử khi mái nhà bị hư.

Một bữa tôi đi ngang qua và nhìn lên mái cốc bị sập.

''Này, cái kuti này là của ai vậy?''

Someone told me whose it was, and I thought, ''Hmm. Strange....'' So I had a talk with him, explaining many things, such as the duties in regard to our dwellings, the senāsanavatta. ''We must have a dwelling place, and we must look after it. 'Letting go' isn't like this, it doesn't mean shirking our responsibilities. That's the action of a fool. The rain comes in on one side so you move over to the other side, then the sunshine comes out and you move back to that side. Why is that? Why don't you bother to let go there?'' I gave him a long discourse on this; then when I'd finished, he said :

Một thầy khác nói với tôi đó là cốc của ai, tôi nghĩ lạ thiệt. Do vậy, tôi phải đi nói chuyện với chủ nhân cái cốc sập mái đó. Tôi giảng giải cho thầy ấy rất nhiều điều, chẳng hạn như những bổn phận mình phải làm đối với chỗ ở của mình, đó là senāsanavatta (tạm dịch: những trách phận các Tỳ kheo phải làm đối với nơi ở của mình...). ''Chúng ta phải có một nơi trú trọ, và chúng ta phải chăm nom nó. Sự 'buông bỏ' đâu phải là vậy, đâu có nghĩa chúng ta bỏ lơ hết những trách phận của mình. Đó là hành động của kẻ ngu. Mưa dột xuống một bên thầy dời qua bên kia, khi nào hết mưa hết nắng thì dời lại bên này. Tại sao cứ phải làm như vậy? Tại sao thầy không buông bỏ được cái kiểu đó''. Tôi giảng giải cho thầy ấy một bài dài; đến khi tôi nói xong, thầy ấy nói:

''Oh, Luang Por, sometimes you teach me to cling and sometimes you teach me to let go. I don't know what you want me to do. Even when my roof collapses and I let go to this extent, still you say it's not right. And yet you teach me to let go! I don't know what more you can expect of me....''

''Ồ thưa Sư Ông, sao giờ thầy dạy con dính líu vào cái này, lúc trước thầy dạy con phải buông bỏ tất cả. Con không biết làm sao cho đúng ý thầy. Ngay cả khi mái nhà bị sập là một chuyện lớn mà con cũng buông bỏ được, con buông bỏ đến mức như vậy mà thầy lại nói là con không đúng. Vậy trước kia thầy đã dạy con buông bỏ tất cả là buông bỏ cái gì? Con không biết thầy muốn con phải làm ra sao nữa....''

You see? People are like this. They can be as stupid as this.

Are there visual objects within the eye? If there are no external visual objects would our eyes see anything? Are there sounds within our ears if external sounds don't make contact? If there are no smells outside would we experience them? Where are the causes? Think about what the Buddha said: All dhammas arise because of causes. If we didn't have ears would we experience sounds? If we had no eyes would we be able to see sights? Eyes, ears, nose, tongue, body and mind - these are the causes. It is said that all dhammas arise because of conditions, when they cease it's because the causal conditions have ceased. For resulting conditions to arise, the causal conditions must first arise.

Thiệt là hết biết nói luôn! các thầy thấy không?. Thiên hạ là vậy đó, tôi chẳng biết dạy sao nữa. Họ có thể ngu đến mức như vậy đó.

Có những đối tượng của mắt bên trong mắt, phải không? Nếu không có những đối tượng hình sắc bên ngoài, mắt chúng ta nhìn thấy cái gì? Nếu không có những âm thanh bên ngoài tiếp xúc với tai, làm sao có những âm thanh bên trong tai chúng ta? Nếu không có những mùi hương bên ngoài tiếp xúc với mũi, làm sao có những mùi hương trong mũi chúng ta? Nếu không có những mùi vị bên ngoài tiếp xúc với lưỡi, làm sao có mùi vị trong lưỡi chúng ta?. Nguyên nhân là ở đâu?. Hãy suy nghĩ về điều Đức Phật đã nói: "Tất cả mọi thứ (mọi pháp, dhamma)55 đều phát sinh từ những nguyên nhân". Điều gì, thứ gì, sự gì cũng có nguyên nhân của nó. Nếu chúng ta không có tai, chúng ta có nghe được không?. Nếu chúng ta không có mắt, chúng ta có nhìn thấy gì không?. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm—đó là những nguyên nhân. Thường nói rằng tất cả mọi thứ khởi sinh đều do những điều kiện (duyên), khi chúng ngừng diệt là do những điều kiện (duyên) đã ngừng. (Còn duyên thì còn, hết duyên thì hết). Để có những điều kiện (duyên) khởi sinh thì trước hết phải có những nguyên nhân (nhân) làm khởi sinh những điều kiện (duyên) đó; rồi những điều kiện (duyên) đó làm khởi sinh ra thứ gì đó. Có nhân, có duyên, tạo ra hiện tượng.

If we think that peace lies where there are no sensations would wisdom arise? Would there be causal and resultant conditions? Would we have anything to practice with? If we blame the sounds, then where there are sounds we can't be peaceful. We think that place is no good. Wherever there are sights we say that's not peaceful. If that's the case then to find peace we'd have to be one whose senses have all died, blind, and deaf. I thought about this....

Nếu chúng ta nghĩ sự bình an nằm ở nơi không có cảm nhận cảm giác, vậy thì trí tuệ phát sinh từ đâu ra? Nếu không có gì làm sao có những điều kiện nhân quả? Không có gì, vậy chúng ta tu tập với cái gì?. Nếu chúng ta cứ phiền trách tiếng ồn, vậy thì ở đâu có tiếng ồn là chúng ta không thể bình an. Chúng ta nghĩ những nơi đó là không tốt. Hễ nơi nào có cảnh sắc thì chúng ta nói nơi đó không tốt. Nếu nghĩ vậy, vậy tốt nhất các giác quan đều bị đui, điếc và chết hết thì mới có bình an. Nghĩ vậy mà cũng nghĩ. Nhưng, tôi hiểu cho các thầy, bởi tôi cũng từng nghĩ kiểu như vậy...

''Hmm. This is strange. Suffering arises because of eyes, ears, nose, tongue, body and mind. So should we be blind? If we didn't see anything at all maybe that would be better. One would have no defilements arising if one were blind, or deaf. Is this the way it is?''...

Tôi cũng từng nghĩ như vầy: ''Hừm, điều này lạ thiệt. Giáo lý nói rằng sự khổ khởi sinh từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Vậy ta đui mù điêc sẽ tốt hơn không? Nếu chúng ta không nhìn thấy gì chắc sẽ tốt hơn. Vậy sẽ không có ô nhiễm nào khởi sinh nếu chúng ta đui, mù, điếc, các giác quan đều trơ chết... Có phải vậy không?''... Tôi cũng từng nghĩ quẫn như vậy.

But, thinking about it, it was all wrong. If that was the case then blind and deaf people would be enlightened. They would all be accomplished if defilements arose at the eyes and ears. There are the causal conditions. Where things arise, at the cause, that's where we must stop them. Where the cause arises, that's where we must contemplate.

Nhưng, nếu suy xét lại cho kỹ thì điều đó là sai hoàn toàn. Vì nếu điều đó đúng, chắc mấy người đui người điếc đã giác ngộ thành A-la-hán hết rồi. Họ đâu cần phải tu, vì đâu có ô nhiễm nào còn khởi sinh trong mắt trong tai nữa mà tu. Phải nghĩ như vầy mới đúng: luôn có những điều kiện nhân duyên. Ở chỗ nào sự gì khởi sinh, vì nhân nào đó, thì chúng ta phải chặn đứng nó. Chỗ nào có nhân khởi sinh, chúng ta phải quán xét ngay đó. Đó mới là tu tập.

Actually, the sense bases of the eye, ear, nose, tongue, body, and mind are all things which can facilitate the arising of wisdom, if we know them as they are. If we don't really know them we must deny them, saying we don't want to see sights, hear sounds, and so on, because they disturb us. If we cut off the causal conditions what are we going to contemplate? Think about it. Where would there be any cause and effect? This is wrong thinking on our part.

Thực ra, những cơ sở giác quan [mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm] là tất cả những nơi làm khởi sinh trí tuệ, nếu chúng ta hiểu biết chúng đúng như chúng thực là. Nếu chúng ta không hiểu chúng đích thực là gì, thì chúng ta cứ chối bỏ chúng, cứ nói rằng ta không muốn nhìn hình sắc, ta không muốn nghe âm thanh, ta không muốn ngửi mùi hương, ta không muốn nếm mùi vị, ta không muốn chạm xúc thứ gì... vì ta sợ chúng sẽ quấy nhiễu ta, chúng làm tâm ta động vọng. Nghe thì thấy có lý, nhưng không phải: bởi vì nếu chúng ta dẹp bỏ những nhân duyên đó thì chúng ta quán xét là quán xét cái gì? chánh niệm là chánh niệm về cái gì?. Nếu vậy thì nhân quả là gì, nhân quả là chỗ nào?. Nếu cứ nghĩ như vậy là sai lầm. Chúng ta cần suy nghĩ về lý chỗ này.

This is why we are taught to be restrained. Restraint is sıla. There is the sīla of sense restraint: eyes, ears, nose, tongue, body and mind: these are our sīla, and they are our samādhi. Reflect on the story of Sāriputta. At the time before he became a bhikkhu he saw Assaji Thera going on almsround. Seeing him, Sāriputta thought,

Chúng ta đâu thể trốn chạy tất cả mọi tiếp xúc và cảm giác. Đây chính là lý do tại sao chúng ta được dạy phải biết kiềm chế, kiêng cữ, phải biết giữ giới hạnh. Giới hạnh là sıla. Giới hạnh kiềm chế các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm: ngay đó chính là phần Giới hạnh (sila) của chúng ta, và đó cũng chính là sự Định tâm (samādhi) của chúng ta. (Kiềm chế phòng hộ các giác quan là cách giữ giới hạnh và giữ cho tâm không bị kích động, nhờ đó đạt đến sự tĩnh lặng).

''This monk is most unusual. He walks neither too fast nor too slow, his robes are neatly worn, his bearing is restrained.'' Sāriputta was inspired by him and so approached Venerable Assaji, paid his respects and asked him,

''Excuse me, sir, who are you?''

''I am a samana.''

''Who is your teacher?''

''Venerable Gotama is my teacher.''

''What does Venerable Gotama teach?''

''He teaches that all things arise because of conditions.

When they cease it's because the causal conditions have ceased.''

Hãy suy nghĩ về trường hợp ngài Xá-lợi-Phất. Lúc chưa thành một Tỳ kheo, ngài đã gặp trưởng lão Assaji đang đi khất thực, và ngài đã nghĩ rằng: ''Vị tu sĩ này có vẻ khác thường quá. Ông không đi quá nhanh hay quá chậm, y phục mặc gọn gẽ, phong thái dung dị''. Ngài Xá-lợi-phất lấy làm thán phục nên đã đến gần ngài Assaji, cúi chào và hỏi:

''Xin thứ lỗi, ngài là ai?''

''Ta là một sa-môn (samana)''

''Ai là thầy của ngài?''

''Đức Cồ-đàm là thầy của ta''.

''Đức Cồ-đàm dạy cái gì?''

''Ngài dạy rằng: tất cả mọi thứ khởi sinh vì nhân duyên. Mọi thứ ngừng diệt cũng do các nhân duyên ngừng diệt''.

When asked about the Dhamma by Sāriputta, Assaji explained only in brief, he talked about cause and effect. Dhammas arise because of causes. The cause arises first and then the result. When the result is to cease the cause must first cease. That's all he said, but it was enough for Sāriputta.

Vậy đó, khi được hỏi về Giáo Pháp, ngài Assaji đã giải thích ngắn gọn như vậy, ngài chỉ nói về chỗ lý nhân-quả. Nhân khởi sinh trước, sau đó đến quả. Khi quả ngừng diệt là do nhân đã ngừng diệt trước. (Nhân sinh quả sinh, nhân diệt quả diệt). Đó là tất cả những gì ngài đã nói, và bấy nhiêu cũng đã đủ đối với ngài Xá-lợi-phất.

Now this was a cause for the arising of Dhamma. At that time Sāriputta had eyes, he had ears, he had a nose, a tongue, a body and a mind. All his faculties were intact. If he didn't have his faculties would there have been sufficient causes for wisdom to arise for him? Would he have been aware of anything? But most of us are afraid of contact. Either that or we like to have contact but we develop no wisdom from it: instead we repeatedly indulge through eyes, ears, nose, tongue, body and mind, delighting in and getting lost in sense objects. This is how it is. These sense bases can entice us into delight and indulgence or they can lead to knowledge and wisdom.

Đó, đó chính là nguyên nhân làm khởi sinh Giáo Pháp. Lúc đó, ngài Xá-lợi-phất có đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Tất cả các giác quan còn nguyên vẹn. Nếu ngài không có các giác quan thì liệu có đủ những nhân làm khởi sinh cho ngài hay không? Nếu không có các giác quan thì ngài chú tâm tỉnh giác về cái gì?. (Ngài nhìn ngài Assaji, ngài nói và lắng nghe với ngài Assaji, ngài suy xét bằng tâm... tất cả đều bằng các giác quan đó). Còn chúng ta, chúng ta thì cứ nghĩ ngược lại, chúng ta sợ tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài. Một là cứ cố lánh trần theo kiểu đó, còn hai là chúng ta cũng có tiếp xúc, nhưng chẳng phát sinh trí tuệ nào cả: thay vì vậy, càng tiếp xúc chúng ta càng chìm đắm thông qua các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm, chúng ta càng mê đắm và bị lạc theo những đối tượng giác quan. Tình trạng chung của chúng ta là như vậy. Những cơ sở giác quan này có thể dẫn dắt chúng ta đến những khoái lạc và mê đắm, nhưng chúng cũng có thể dẫn dắt chúng ta đến sự hiểu biết và trí tuệ. (Tùy theo ta biết dùng các giác quan để tu, hay chỉ biết dùng chúng để chạy theo những đối tượng của chúng).

They have both harm and benefit, depending on our wisdom.

So now let us understand that, having gone forth and come to practice, we should take everything as practice. Even the bad things. We should know them all. Why? So that we may know the truth. When we talk of practice we don't simply mean those things that are good and pleasing to us. That's not how it is. In this world some things are to our liking, some are not. These things all exist in this world, nowhere else. Usually whatever we like we want, even with fellow monks and novices. Whatever monk or novice we don't like we don't want to associate with, we only want to be with those we like. You see? This is choosing according to our likes. Whatever we don't like we don't want to see or know about.

Chúng có mặt hại và mặt lợi như vậy, tùy theo trí tuệ của mỗi người.

Vậy giờ chúng ta phải hiểu rằng: sau khi đã xuất gia đến đây tu tập, chúng ta phải lấy mọi thứ để tu tập. Kể cả những thứ xấu. Chúng ta cần hiểu biết tất cả chúng. Tại sao? Vì làm vậy chúng ta có thể hiểu biết sự thật. Khi nói về tu tập, chúng ta không phải chỉ nói về những thứ tốt đẹp làm chúng ta vui lòng. Không phải cách như vậy. Trên đời, có thứ làm chúng ta thích, có thứ không. Tất cả những thứ ta thích và không thích đều ở ngay trong thế gian này, không phải ở đâu khác. Thói thường thì những gì ta thích là ta muốn có nó- thậm chí đó là những Tỳ kheo và sa-di. Những Tỳ kheo và sa-di nào chúng ta không thích thì chúng ta cũng không muốn giao lưu, chúng ta chỉ muốn giao hảo với những người mà ta thấy thích. Đúng không? Đây là lựa chọn theo cái thích của chúng ta. Cái gì ta không thích thì ta không muốn nhìn nó hay muốn biết tới nó.

Actually the Buddha wanted us to experience these things. Lokavidū - look at this world and know it clearly. If we don't know the truth of the world clearly then we can't go anywhere. Living in the world we must understand the world. The Noble Ones of the past, including the Buddha, all lived with these things, they lived in this world, among deluded people. They attained the truth right in this very world, nowhere else. They didn't run off to some other world to find the truth. But they had wisdom. They restrained their senses, but the practice is to look into all these things and know them as they are.

Thực ra Phật muốn chúng ta trải nghiệm những điều đó. Sự hiểu biết về thế giới, Lokavidū– đó là nhìn vào thế giới và hiểu biết nó một cách rõ ràng. Nếu chúng ta không hiểu biết sự thật của thế giới thì chúng ta không thể đi đến đâu. Sống trong thế giới này, chúng ta phải hiểu biết thế giới này. Những bậc Thánh Nhân ngày xưa, kể cả Phật, đều sống với tất cả những thứ đó, họ sống trong thế giới này, giữa những chúng sinh vô minh. Họ đã chứng ngộ sự thật ngay trong thế giới này, chứ không phải ở đâu khác. Họ không chạy đến thế giới nào khác để tìm sự thật. Nhưng họ có trí tuệ. Họ biết kiềm chế các giác quan. Sự tu tập chính là nhìn vào bên trong tất cả mọi sự, và hiểu biết tất cả chúng đúng như chúng thực là.

Therefore the Buddha taught us to know the sense bases, our points of contact. The eye contacts forms and sends them ''in'' to become sights. The ears make contact with sounds, the nose makes contact with odors, the tongue makes contact with tastes, the body makes contact with tactile sensations, and so awareness arises. Where awareness arises is where we should look and see things as they are. If we don't know these things as they really are we will either fall in love with them or hate them. Where these sensations arise is where we can become enlightened, where wisdom can arise.

Do vậy, Phật đã dạy chúng ta hiểu biết những cơ sở giác quan—đó là nơi điểm tiếp xúc của thân và tâm với những đối tượng bên ngoài. Mắt tiếp xúc những hình sắc và gửi chúng ''vào trong'' để trở thành những nhãn hình. Tai tiếp xúc với những âm thanh, mũi tiếp xúc với những mùi hương, lưỡi tiếp xúc với những mùi vị, thân tiếp xúc với những cảm nhận chạm xúc, và từ đó những loại thức khởi sinh (thức nhìn, thức nghe, thức ngửi, thức nếm và thức chạm xúc). Ở đâu có thức khởi sinh thì ở đó ta nên nhìn vào để nhìn thấy mọi sự đúng như chúng thực là gì. Nếu chúng ta không hiểu biết những thứ đó đích thực là gì, chúng ta có thể thích chúng (tham) hoặc ghét chúng (sân). Nơi những cảm nhận khởi sinh chính là nơi chúng ta có thể giác ngộ, chính là nơi trí tuệ có thể khởi sinh.

But sometimes we don't want things to be like that. The Buddha taught restraint, but restraint doesn't mean we don't see anything, hear anything, smell, taste, feel or think anything. That's not what it means. If practicers don't understand this then as soon as they see or hear anything they cower and run away. They don't deal with things. They run away, thinking that by so doing those things will eventually lose their power over them, that they will eventually transcend them. But they won't. They won't transcend anything like that. If they run away not knowing the truth of them, later on the same stuff will pop up to be dealt with again.

Nhưng chúng ta lại không muốn làm như vậy. Phật dạy phải kiềm chế giác quan, nhưng kiềm chế không có nghĩa là không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, không ngửi thấy gì, không nếm thấy gì, không cảm giác gì, hay không nghĩ gì. Không có nghĩa như vậy. Nếu người tu không hiểu điều này thì ngay khi họ nhìn thấy hay nghe thấy thứ gì, họ sợ sệt và bỏ chạy. Họ không muốn đối diện hay xử lý những thứ đó. Họ bỏ chạy, họ nghĩ làm vậy cuối cùng những thứ đó cũng mất dần tác động và như vậy họ đã vượt qua được chúng. Nhưng, không phải vậy: họ không làm được gì cả. Họ chẳng vượt qua được thứ gì, họ chẳng chuyển hóa được gì trọi. Nếu họ bỏ chạy và không hiểu biết sự thật về chúng thì sau đó những thứ y-hệt-vậy sẽ khởi lên trở lại, và rồi đến lúc họ vẫn phải đối mặt với chúng. Không chạy đâu được hết.

For example, those practicers who are never content, be they in monasteries, forests, or mountains. They wander on ''dhutanga pilgrimage'' looking at this, that and the other, thinking they'll find contentment that way. They go, and then they come back... didn't see anything. They try going to a mountain top... ''Ah! This is the spot, now I'm right.'' They feel at peace for a few days and then get tired of it. ''Oh, well, off to the seaside.'' ''Ah, here it's nice and cool. This'll do me fine.'' After a while they get tired of the seaside as well... Tired of the forests, tired of the mountains, tired of the seaside, tired of everything. This is not being tired of things in the right sense, as right view, it's simply boredom, a kind of wrong view. Their view is not in accordance with the way things are.

Ví dụ, những người tu chẳng bao giờ thấy hài lòng dù họ đang ở trong chùa, trong rừng, hay trên núi. Họ lang thang trong những ''chuyến hành hương khổ hạnh'', chỉ lo nhìn ngó chỗ này, chỗ kia, chỗ nọ... họ nghĩ rằng sẽ tìm thấy sự hài lòng theo cách đó. Họ cứ bỏ đi đến nơi này, nơi kia, rồi cũng quay trở lại... nhưng vẫn không tìm thấy gì. Rồi họ cố đi lên đỉnh núi... ''À, đây chính là chỗ thích hợp, giờ ta thấy êm rồi''. Họ cảm thấy bình an thư thái được vài ngày rồi rồi cũng thấy chán. ''Ồ, hay là chọn nơi gần biển'', rồi lại đi đến nơi gần biển. ''À, ở đây tốt lành và mát mẻ. Chỗ này chắc hợp với ta''. Rồi cũng được mấy ngày, họ lại thấy chán với nơi biển xanh gió mát đó... Chán rừng, chán núi, chán biển, chỗ nào cũng chán. Mà đây không phải là sự chán-bỏ theo nghĩa đúng đắn và chân chính57 dựa trên cách nhìn đúng đắn (chánh kiến); đó chỉ là sự chán chường chê bai, xuất phát từ cách nghĩ sai lạc (tà kiến). Cách nghĩ của họ không đúng đắn và phù hợp với đường lối và bản chất tự nhiên của mọi thứ.

When they get back to the monastery... ''Now, what will I do? I've been all over and came back with nothing.'' So they throw away their bowls and disrobe. Why do they disrobe? Because they haven't got any grip on the practice, they don't see anything; go to the north and don't see anything; go to the seaside, to the mountains, into the forests and still don't see anything. So it's all finished... they ''die.'' This is how it goes. It's because they're continually running away from things. Wisdom doesn't arise.

Họ đi và đi; cuối cùng quay lại chùa cũ họ lại mang một tâm trạng: ''Giờ ta sẽ làm gì? Ta đã đi khắp nơi và quay về lại đây mà chẳng tìm được gì''. Họ bí, họ chán, rồi họ dẹp bỏ bình bát, cởi bỏ tăng y, và họ hoàn tục. Tại sao họ bỏ y hoàn tục? Bởi lẽ họ chẳng nắm được gì về sự tu tập, cho nên họ đã không nhìn thấy được gì. Họ đã ra bắc vào nam, lên tây xuống đông, vẫn không tìm thấy gì; họ vô rừng, lên núi, rồi xuống biển, vẫn không tìm thấy gì. Vậy là hết... họ như 'chết' rồi. Vậy đó, nhiều người tu cứ làm như vậy và đi đến chỗ bế tắc. Đó là do họ cứ liên tục chạy trốn khỏi mọi thứ và mọi sự. Cho nên trí tuệ không khởi sinh.

Now take another example. Suppose there is one monk who determines to stay with things, not to run away. He looks after himself. He knows himself and also knows those who come to stay with him. He's continually dealing with problems. For example, the abbot. If one is an abbot of a monastery there are constant problems to deal with, there's a constant stream of things that demand attention. Why so? Because people are always asking questions. The questions never end, so you must be constantly on the alert. You are constantly solving problems, your own as well as other people's. That is, you must be constantly awake. Before you can doze off they wake you up again with another problem. So this causes you to contemplate and understand things. You become skillful: skillful in regard to yourself and skillful in regard to others. Skillful in many, many ways.

Lấy một ví dụ khác, giả sử một người tu quyết tâm không chạy trốn như vậy, quyết tâm ở lại với tất cả mọi thứ diễn ra. Người ấy chăm nom bản thân mình. Người ấy biết rõ chính mình và cũng biết rõ về những người đến sống tu với mình. Người ấy liên tục đối diện xử lý mọi vấn đề khởi sinh. Ví dụ, thầy trụ trì. Làm một thầy trụ trì thì luôn có nhiều vấn đề trong chùa phải giải quyết, rất nhiều thứ diễn ra liên tục cần phải để ý để tâm. Vì sao? Vì nhiều người luôn luôn hỏi, ai cũng đến gặp thầy trụ trì để hỏi này hỏi nọ. Những câu hỏi chẳng bao giờ hết, do vậy nếu bạn là người trụ trì thì bạn phải luôn luôn tỉnh thức. Bạn phải luôn luôn giải quyết chuyện này chuyện nọ, chuyện của chính mình và chuyện của mọi người trong chùa. Do vậy, bạn phải luôn luôn thức tỉnh. Trước khi bạn có thể chợp mắt thì mọi người đã đến đánh thức bạn dậy để thưa hỏi đủ thứ vấn đề. Do vậy, điều đó làm cho bạn suy xét và hiểu biết mọi thứ. Dần dần bạn trở nên thiện khéo: thiện khéo với chính bản thân mình và thiện khéo với mọi người. Trở nên thiện khéo trong rất rất nhiều cách.

This skill arises from contact, from confronting and dealing with things, from not running away. We don't run away physically but we ''run away'' in mind, using our wisdom. We understand with wisdom right here, we don't run away from anything.

Kỹ năng này phát sinh từ sự tiếp xúc, từ sự đối diện và xử lý mọi thứ vấn đề, từ sự không-bỏ-chạy khỏi mọi thứ khởi sinh. Đúng ra, theo lời Phật chỉ, là chúng ta không nên bỏ chạy bằng thân (vô rừng, lên núi, xuống biển, chùa này, chùa nọ, xứ này, xứ nọ...), mà chúng ta nên ''bỏ chạy trong tâm'', bằng cách dùng sự hiểu biết. Chúng ta hiểu biết bằng trí ngay chỗ này- không cần trốn chạy khỏi bất cứ thứ gì khởi sinh.

This is a source of wisdom. One must work, must associate with other things. For instance, living in a big monastery like this we must all help out to look after the things here. Looking at it in one way you could say that it's all defilement. Living with lots of monks and novices, with many lay people coming and going, many defilements may arise. Yes, I admit... but we must live like this for the development of wisdom and the abandonment of foolishness. Which way are we to go? Are we going to live in order to get rid of foolishness or to increase our foolishness?

Ngay chỗ này chính là nguồn khởi sinh ra trí tuệ. Người tu phải làm việc, phải liên kết với mọi thứ khác. Ví dụ, sống tu trong một ngôi chùa lớn như ở đây, chúng ta phải phụ chăm nom mọi thứ ở đây. Mới nhìn, chúng ta có thể (theo lý thuyết) cho rằng sinh hoạt kiểu này chỉ sinh ra toàn những ô nhiễm trong tâm. Sống chung với nhiều tăng sĩ và sa-di, với quá nhiều Phật tử tại gia đến đi liên tục, thì chắc rất nhiều thứ ô nhiễm và bất tịnh khởi sinh trong tâm. Điều đó đúng, tôi công nhận... nhưng, chúng ta phải sống như vậy (phải chịu sự tiếp xúc) để phát triển trí tuệ và dẹp bỏ được sự ngu si của mình. Chúng ta tới chùa để tu kiểu gì? Tu để dẹp bỏ sự ngu si hay để gia tăng sự ngu si?

We must contemplate. Whenever eyes, ears, nose, tongue, body or mind make contact we should be collected and circumspect. When suffering arises, who is suffering? Why did this suffering arise? The abbot of a monastery has to supervise many disciples. Now that may be suffering. We must know suffering when it arises. Know suffering. If we are afraid of suffering and don't want to face it, where are we going to do battle with it? If suffering arises and we don't know it, how are we going to deal with it? This is of utmost importance - we must know suffering.

Chúng ta phải biết suy xét quán xét. Mỗi khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hoặc tâm có tiếp xúc, chúng ta phải chánh niệm và cẩn trọng. Khi có khổ khởi sinh, ai là người chịu khổ? Tại sao khổ này khởi sinh?. Thầy trụ trì chùa phải giám sát nhiều đệ tử. Điều đó có nhiều thứ khổ phát sinh. Nhưng người tu phải hiểu biết khổ khi nó khởi sinh. Hiểu biết về sự khổ. Nếu chúng ta không hiểu biết về sự khổ và không muốn đối diện với nó, vậy làm sao chúng ta chiến đấu với nó để diệt trừ nó?. Còn nếu khi khổ khởi sinh mà chúng ta không hiểu biết nó, vậy làm sao chúng ta xử lý nó? (Không hiểu biết về khổ thì coi số không). Đây là điều kiện quan trọng nhất— chúng ta phải hiểu biết về khổ.

Escaping from suffering means knowing the way out of suffering, it doesn't mean running away from wherever suffering arises. By doing that you just carry your suffering with you. When suffering arises again somewhere else you'll have to run away again. This is not transcending suffering, it's not knowing suffering.

Giải thoát khỏi khổ có nghĩa là hiểu biết cách thoát ra khỏi khổ, chứ không có nghĩa là trốn chạy khỏi khổ mỗi khi nó khởi sinh. Nếu cứ trốn chạy khỏi khổ khi nó khởi sinh thì suốt đời ta cứ mang khổ đi theo mình. Nếu làm vậy, khi khổ khởi sinh lại ở đâu đó, ta phải trốn chạy nữa. Cứ trốn chạy hoài vậy sao?. Đó không phải là cách vượt qua khổ, đó không phải là hiểu biết về khổ.

If you want to understand suffering you must look into the situation at hand. The teachings say that wherever a problem arises it must be settled right there. Where suffering lies is right where non-suffering will arise, it ceases at the place where it arises. If suffering arises you must contemplate right there, you don't have to run away. You should settle the issue right there. One who runs away from suffering out of fear is the most foolish person of all. He will simply increase his stupidity endlessly.

Nếu chúng ta muốn hiểu biết về khổ, ta cần phải nhìn ngay vào tình cảnh đang xảy ra. Giáo lý mói rằng chỗ nào khổ khởi sinh thì phải giải quyết nó ngay tại đó. Nơi nào khởi sinh khổ thì nơi đó là có thể diệt khổ; khổ ngừng diệt ngay nơi nó khởi sinh. Nếu khổ khởi sinh ở đây, chúng ta phải quán xét ngay đây- ta không cần phải bỏ chạy đi đâu. Chúng ta phải giải quyết vấn đề ngay tại đây. Người trốn chạy khỏi sự khổ vì sợ khổ là kẻ ngu si nhất trên đời. Kẻ đó chỉ làm tăng thêm sự ngu si một cách bất tận.

We must understand: suffering is none other than the First Noble Truth, isn't that so? Are you going to look on it as something bad? Dukkhasacca, samudayasacca, nirodha sacca, magga sacca.... Running away from these things isn't practicing according to the true Dhamma. When will you ever see the truth of suffering? If we keep running away from suffering we will never know it. Suffering is something we should recognize - if you don't observe it when will you ever recognize it? Not being content here you run over there, when discontent arises there you run off again. You are always running. If that's the way you practice you'll be racing with the Devil all over the country!

Chúng ta cần hiểu rằng: Khổ chính là Sự Thật Thứ Nhất [Diệu đế thứ nhất], đúng không? Sao ta phải nhìn sự thật như thứ gì xấu xa mà phải bỏ chạy khỏi nó? Sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân khổ, sự thật về sự diệt khổ, con đường dẫn đến sự diệt khổ [Dukkha-sacca, samudayasacca, nirodha sacca, magga sacca: khổ, tập, diệt, đạo]. Đó là bốn sự thật, bốn chân lý. Chạy trốn khỏi những sự thật là không phải tu theo đúng Giáo Pháp đích thực của Đức Phật. Đến khi nào bạn mới chịu nhìn thấy sự thật của khổ?. Nếu ta cứ lo chạy trốn khỏi khổ thì chẳng bao giờ ta hiểu biết về nó. Khổ là một sự thật mà chúng ta cần phải nhận ra—nhưng nếu chúng ta không chịu đứng lại nhìn nó, thì biết khi nào ta mới nhận ra nó?. Không hài lòng ở đây, ta chạy đến chỗ khác; rồi khi ở đó không hài lòng, ta lại chạy đến chỗ khác nữa. Cả đời cứ lo chạy trốn. Nếu ta cứ tu theo kiểu đó, chẳng khác nào ta cứ chạy đua với quỷ dữ trên khắp xứ sở này!

The Buddha taught us to ''run away'' using wisdom. For instance: suppose you had stepped on a thorn or splinter and it got embedded in your foot. As you walk it occasionally hurts, occasionally not. Sometimes you may step on a stone or a stump and it really hurts, so you feel around your foot. But not finding anything you shrug it off and walk on a bit more. Eventually you step on something else, and the pain arises again.

Phật đã dạy chúng ta nghĩa ''chạy trốn'' bằng cách dùng trí tuệ. Chẳng hạn: giả sử bạn đạp lên gai nhọn, nó đâm vào chân bạn. Sau đó bạn đi, chân bị đau thốn, có lúc không đau. Đôi lúc bạn bước lên cục đá hay gốc cây, bạn sẽ thấy rất đau thốn. Nhưng đừng có làm bộ giũ giũ bàn chân cho hết đau rồi bước đi tiếp. Nếu bạn bước tiếp, lại đạp lên những chỗ cứng khác thù lại đau thốn nữa.

Now this happens many times. What is the cause of that pain? The cause is that splinter or thorn embedded in your foot. The pain is constantly near. Whenever the pain arises you may take a look and feel around a bit, but, not seeing the splinter, you let it go. After a while it hurts again so you take another look.

Cứ bước nữa là đau nữa. Cái nguyên nhân của sự đau đó là gì? Nguyên nhân là do gai nhọn đâm vào bàn chân. Đau thì thấy ngay. Khi nào đau lên thì bạn nhìn xuống chân và thấy đau, nhưng không thấy mũi gai ở đâu; rồi lại đi tiếp. Sau một lúc nó lại đau thốn, lại nhìn xuống chân, thấy đau, nhưng không thấy gai, rồi lại bước đi tiếp.

When suffering arises you must note it, don't just shrug it off. Whenever the pain arises... ''Hmm... that splinter is still there.'' Whenever the pain arises there arises also the thought that that splinter has got to go. If you don't take it out there will only be more pain later on. The pain keeps recurring again and again, until the desire to take out that thorn is constantly with you. In the end it reaches a point where you make up your mind once and for all to get out that thorn - because it hurts!

Khi có khổ đau khởi sinh, ta phải ghi nhận nó, đừng bỏ qua nó hặc chỉ nhìn nó qua loa. Khi đau khởi lên thì nên biết... ''Hừm... cái gai vẫn còn trong đó''. Hễ đâu khởi lên thì ta cũng khởi lên ý nghĩ 'cái gai vẫn còn trong đó'. Nếu không lấy gai ra thì càng bước đi càng đau thốn. Nó cứ đau đi đau lại, đến lúc bạn phải có ý muốn lấy gai ra. Đến một lúc bạn phải quyết định phải nhổ cái gai ra một lần dứt khoát—bởi nếu không nó cứ làm đau thốn hoài hoài!

Now our effort in the practice must be like this. Wherever it hurts, wherever there's friction, we must investigate. Confront the problem, head on. Take that thorn out of your foot, just pull it out. Wherever your mind gets stuck you must take note. As you look into it you will know it, see it and experience it as it is.

Giờ việc tu tập của chúng ta cũng giống như vậy. Chỗ nào có đau chỗ nào có thốn, chúng ta phải điều tra, suy xét. Đối diện với vấn đề, trực diện với nó. Tìm và nhổ lấy cái gai đó ra khỏi bàn chân, rút nó ra. Ở đâu tâm bị dính kẹt thì ta phải nhận biết. Khi bạn nhìn vào bên trong mình bạn sẽ biết nó, bạn nhìn thấy nó và trải nghiệm nó đúng như nó thực là.

But our practice must be unwavering and persistent. They call it viriyārambha - putting forth constant effort. Whenever an unpleasant feeling arises in your foot, for example, you must remind yourself to get out that thorn, don't give up your resolve. Likewise, when suffering arises in our hearts we must have the unwavering resolve to try to uproot the defilements, to give them up. This resolve is constantly there, unremitting. Eventually the defilements will fall into our hands where we can finish them off.

Nhưng sự tu tập của chúng ta cần phải kiên-định và đều-đặn. Đó được gọi là viriyārambha: nỗ lực liên tục. Khi nào đau khổ khởi sinh, ví dụ ở chân, ta phải nhắc mình nhổ ngay cái gai nhọn khỏi bàn chân, giải quyết dứt điểm, không bỏ lơ điều đó. Tương tự, khi có khổ khởi sinh trong tâm, chúng ta phải kiên quyết giải quyết, nhổ sạch tận gốc những ô nhiễm, hàng phục chúng. Sự quyết-tâm giải quyết phải luôn luôn có mặt- không được thoái chí. Nếu biết làm vậy, cuối cùng tất cả mọi sự ô nhiễm sẽ nằm trong tay chúng ta, ta có thể dọn sạch chúng.

So in regard to happiness and suffering, what are we to do? If we didn't have these things what could we use as a cause to precipitate wisdom? If there is no cause how will the effect arise? All dhammas arise because of causes. When the result ceases it's because the cause has ceased. This is how it is, but most of us don't really understand. People only want to run away from suffering. This sort of knowledge is short of the mark. Actually we need to know this very world that we are living in, we don't have to run away anywhere. You should have the attitude that to stay is fine... and to go is fine. Think about this carefully.

Bởi vậy, khi nói về sướng-khổ, chúng ta phải làm gì? Nếu chúng ta không có những thứ sướng-khổ, lấy gì chúng ta dùng để kết tinh ra trí tuệ? Nếu không có nhân thì lấy gì tạo ra quả? Tất cả mọi pháp khởi sinh từ những nhân. Nếu quả không còn là do nhân không còn. Đây là cách của mọi sự khởi sinh, nhưng đa số chúng ta không thực sự hiểu biết như vậy. Mọi người chỉ muốn trốn chạy khỏi khổ. Loại hiểu biết như vậy là thiển cận. Về thực tế, chúng ta cũng cần nên hiểu biết cái thế giới mà chúng ta đang sống trong đó, chúng ta đâu cần phải chạy trốn khỏi chỗ nào. Chúng ta cần phải có thái độ là: "Ở cũng tốt... và đi cũng tốt". Hãy suy nghĩ điều này một cách kỹ càng.

Where do happiness and suffering lie? Whatever we don't hold fast to, cling to or fix on to, as if it weren't there, suffering doesn't arise. Suffering arises from existence (bhava). If there is existence then there is birth. Upādāna - clinging or attachment - this is the pre-requisite which creates suffering. Wherever suffering arises look into it. Don't look too far away, look right into the present moment. Look at your own mind and body. When suffering arises... ''Why is there suffering?'' Look right now. When happiness arises, what is the cause of that happiness? Look right there. Wherever these things arise be aware. Both happiness and suffering arise from clinging.

Sướng và khổ nằm ở đâu? Như vầy: bất cứ thứ gì ta không ôm giữ, không dính vào, không chấp nê... như nó có thực, thì khổ sẽ không khởi sinh. Khổ khởi sinh từ sự sống, từ sự hiện hữu (bhava). Hễ có hiện hữu là có khổ. Sự dính chấp (upādāna) chính là thứ có trước, là điều kiện tiên quyết tạo ra khổ. Chỗ nào có khổ khởi sinh, hãy nhìn vào trong nó. Đừng nhìn đâu xa xôi, hãy nhìn vào giây khắc hiện tại. Nhìn vào tâm này và thân này của ta. Khi có khổ khởi sinh... ta chánh niệm rằng: ''Tại sao có khổ này?'' Nhìn ngay vào đó. Khi có sướng khởi sinh... ta chánh niệm hỏi: ''Nguyên nhân của sướng là gì?''. Nhìn vào ngay đó. Mỗi khi những thứ đó khởi sinh, hãy ý thức biết rõ về chúng. Cả sướng và khổ đều khởi sinh từ sự dính chấp. Sướng khổ đều do dính chấp mà ra.

The cultivators of old saw their minds in this way. There is only arising and ceasing. There is no abiding entity. They contemplated from all angles and saw that there was nothing much to this mind, nothing is stable. There is only arising and ceasing, ceasing and arising, nothing is of any lasting substance. While walking or sitting they saw things in this way. Wherever they looked there was only suffering, that's all. It's just like a big iron ball which has just been blasted in a furnace. It's hot all over. If you touch the top it's hot, touch the sides and they're hot - it's hot all over. There isn't any place on it which is cool.

Những bậc tu hành ngày xưa đã nhìn thấy tâm mình theo cách như vậy. Trong đó chỉ có sự khởi sinh và biến diệt. Không có một thực thể nào ở trong đó. Họ quán xét chánh niệm từ mọi góc độ và nhìn thấy rằng: chẳng có gì nhiều nhỏi hay quan trọng đối với tâm này, chẳng có gì là ổn định hay bền lâu. Đó chỉ là sự sinh-diệt của mọi sự, sinh và diệt, diệt và sinh, chẳng có gì là 'cái gì' tồn tại lâu bền. Trong khi đi thiền hay ngồi thiền, họ nhìn thấy như vậy. Khi họ nhìn vào đó, thấy chỉ có sự khổ, tất cả chỉ có vậy. Chỉ là một trò như vậy, chỉ là một bản chất như vậy. Không khác. Cũng giống như một hòn sắt lớn được nun trong lò rèn. Tất cả mọi phía chỉ là sự nóng đỏ. Ta rờ ở trên cũng nóng cháy, ta rờ ở dưới, ở bên trái, ở bên phải, ở bất cứ chỗ nào cũng đang nóng đỏ. Tất cả chỉ là sự nóng đỏ, không có tính chất nào khác. Không có một chỗ nào trong đó có tính chất nào khác.

Now if we don't consider these things we know nothing about them. We must see clearly. Don't get ''born'' into things, don't fall into birth. Know the workings of birth. Such thoughts as, ''Oh, I can't stand that person, he does everything wrongly,'' will no longer arise. Or, ''I really like so and so...'', these things don't arise. There remain merely the conventional worldly standards of like and dislike, but one's speech is one way, one's mind another. They are separate things. We must use the conventions of the world to communicate with each other, but inwardly we must be empty. The mind is above those things. We must bring the mind to transcendence like this. This is the abiding of the Noble Ones. We must all aim for this and practice accordingly. Don't get caught up in doubts.

Giờ nếu chúng ta không xem xét mọi thứ thì chúng ta không biết gì về chúng. Chúng ta phải nhìn một cách rõ ràng. Đừng để bị ''sinh'' vào những thứ đó, đừng để khởi sinh ''sự trở thành'' (bhava), đừng để rớt vào những sự tái sinh. Hiểu rõ cái cơ chế tạo ra sự sinh. Ví dụ, cái ý nghĩ ''Ồ, tôi không chịu nổi thằng cha đó, lão làm toàn chuyện sai trái'' thì không nên có nữa. (Nếu nghĩ vậy thì đã sinh vào sân). Hoặc ý nghĩ ''Tôi thích cái này quá, nó ngon quá, nó tốt quá...'' cũng không nên có nữa. (Nghĩ vậy là đã bị sinh vào tham). Đó chỉ là những ý nghĩ, đó chỉ là những cách so sánh theo quy ước thế tục, đó chỉ là sự thích và không thích theo cách nghĩ của thế tục. Miệng thế tục luôn nói điều tốt và xấu theo chuẩn mực thế tục. Nhưng miệng nói một đằng, tâm phải theo một hướng khác. Miệng và tâm nên là hai thứ khác nhau, đừng để tâm dính theo miệng nói thế tục. Chúng ta dùng những quy ước thế tục để giao tiếp với nhau, nhưng bên trong tâm ta cần phải trống-không. Tâm ở bên trên những thứ quy ước đó. Chúng ta phải đưa tâm lên cao, đến chỗ vượt lên trên những quy ước thế tục đó. Đây là cách an trú của những bậc Thánh Nhân. Tất cả chúng ta đều phải nhắm tới chỗ đó và tu tập theo hướng đó. Đừng dính kẹt vào nghi ngờ.

Before I started to practice, I thought to myself, ''The Buddhist religion is here, available for all, and yet why do only some people practice while others don't? Or if they do practice, they do so only for a short while and then give up. Or again those who don't give it up still don't knuckle down and do the practice. Why is this?'' So I resolved to myself, ''Okay... I'll give up this body and mind for this lifetime and try to follow the teaching of the Buddha down to the last detail. I'll reach understanding in this very lifetime... because if I don't I'll still be sunk in suffering. I'll let go of everything else and make a determined effort, no matter how much difficulty or suffering I have to endure, I'll persevere. If I don't do it I'll just keep on doubting.''

Trước kia khi tôi bắt đầu tu tập, tôi tự nghĩ: ''Phật giáo có ở đây, có sẵn cho tất cả mọi người, vậy tại sao có người tu, có người không tu? Hoặc có số người tu những chỉ tu một thời gian, sau đó bỏ luôn. Hoặc có số người thì không bỏ cuộc, vẫn không đầu hàng và cứ tiếp tục tu. Tại sao khác biệt như vậy?''. Nghĩ vậy nên tôi thử hạ quyết tâm: ''Tôi sẽ đem hết thân và tâm kiếp sống này ra để cố gắng tu theo giáo lý của Phật đến cuối cùng. Tôi nguyện rằng mình phải đạt tới trí tuệ hiểu biết ngay trong kiếp này... bởi nếu tôi không làm được như vậy, thì tôi vẫn luôn chìm trong khổ đau. Tôi sẽ buông bỏ hết mọi thứ và nỗ lực hết mình, dù khó khăn hay đau khổ tôi vẫn cố chịu đựng, tôi sẽ kiên trì. Nếu tôi không làm được vậy, thì tôi cứ luôn còn nghi ngờ''.

Thinking like this I got down to practice. No matter how much happiness, suffering or difficulty I had to endure I would do it. I looked on my whole life as if it was only one day and a night. I gave it up. ''I'll follow the teaching of the Buddha, I'll follow the Dhamma to understanding - why is this world of delusion so wretched?'' I wanted to know, I wanted to master the teaching, so I turned to the practice of Dhamma.

Sau khi nghĩ vậy, tôi bắt tay vào tu tập. Dù sướng, khổ, khó khăn bao nhiêu tôi vẫn cố chịu để tu tập. Tôi nhìn cuộc đời mình như chỉ còn một ngày một đêm. Tôi bỏ hết kiếp này. ''Tôi nguyện tu theo giáo lý của Phật. Tôi nguyện tu theo Giáo Pháp để đi tới sự hiểu biết– tại sao thế gian vô minh này đầy khổ sở như vậy?''. Tôi muốn hiểu biết, tôi muốn nắm vững giáo lý để tôi chuyển qua tu tập theo Giáo Pháp.

How much of the worldly life do we monastics renounce? If we have gone forth for good then it means we renounce it all, there's nothing we don't renounce. All the things of the world that people enjoy are cast off: sights, sounds, smells, tastes and feelings... we throw them all away. And yet we experience them. So Dhamma practicers must be content with little and remain detached. Whether in regard to speech, in eating or whatever, we must be easily satisfied: eat simply, sleep simply, live simply. Just like they say, ''an ordinary person,'' one who lives simply. The more you practice the more you will be able to take satisfaction in your practice. You will see into your own heart.

Những người xuất gia cần phải từ bỏ cuộc đời thế tục đến mức nào? Nếu chúng ta đã xuất gia suốt đời thì chẳng còn phần nào chúng ta chưa từ bỏ. Tất cả mọi thứ trên đời người đời hưởng thụ thì chúng ta từ bỏ hết: cảnh sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị và những cảm giác... chúng ta dẹp bỏ hết tất cả. Nhưng chúng ta vẫn trải nghiệm chúng. Do vậy, những người tu theo Giáo Pháp phải biết hài lòng với sự thiếu ít kham khổ và biết sống không ràng buộc. Dù trong lời nói, trong ăn uống, hay bất cứ việc gì, chúng ta phải luôn biết hài lòng: ăn uống đơn giản, ngủ đơn giản, sống đơn giản. Người như vậy thường được gọi là ''người bình thường'', tức là người sống đơn giản và bình dị. Càng tu tập chúng ta càng có khả năng biết bằng lòng với sự tu tập của mình. Chúng ta sẽ nhìn thấy tận trong tim mình.

The Dhamma is paccattam, you must know it for yourself. To know for yourself means to practice for yourself. You can depend on a teacher only fifty percent of the way. Even the teaching I have given you today is completely useless in itself, even if it is worth hearing. But if you were to believe it all just because I said so you wouldn't be using the teaching properly.

Giáo Pháp là paccattam, đó là sự tự mình hiểu biết cho chính mình. Để tự mình hiểu biết có nghĩa là tự mình tu tập. Chúng ta có thể phụ thuộc vào sư thầy khoảng 15%. Ngay cả bản thân những lời chỉ dạy của tôi hôm nay cũng chỉ là vô dụng, cho dù nó có vẻ đáng nghe. Nhưng nếu các thầy cứ cả tin vào những lời tôi nói thì coi như các thầy không biết vận dụng những lời dạy này một cách đúng đắn. (Giống như ngài Xá-lợi-phất đã trả lời rằng ngài không vội tin vào lời dạy của Phật, mà ngài phải tự mình tu tập để tự hiểu biết lời dạy đó là đúng hay sai).

If you believed me completely then you'd be foolish. To hear the teaching, see its benefit, put it into practice for yourself, see it within yourself, do it yourself... this is much more useful. You will then know the taste of Dhamma for yourself.

Nếu các thầy hoàn toàn tin vào tôi thì các thầy là ngu xuẩn. Nghe lời giáo lý, nhìn thấy lợi ích của nó, đưa nó vào tu tập với chính mình, nhìn thấy nó bên trong bản thân mình, tự mình làm và tự mình thấy... làm như vậy mới thực hữu dụng hơn. Rồi đến lúc các thầy sẽ tự mình nếm được mùi vị của Giáo Pháp.

This is why the Buddha didn't talk about the fruits of the practice in much detail, because it's something one can't convey in words. It would be like trying to describe different colors to a person blind from birth, ''Oh, it's so white,'' or ''it's bright yellow,'' for instance. You couldn't convey those colors to them. You could try but it wouldn't serve much purpose.

Đó là lý do tại sao Phật đã không nói nhiều về các kết quả tu tập, bởi đó là thứ mà người ta khó diễn tả bằng lời. Điều đó cũng giống như cố tả những màu sắc khác nhau cho một người mù bẩm sinh. Nào trắng, nào đỏ, đây là xanh, kia là tím...ta không thể nào diễn tả những màu sắc đó cho người mù. Ta có thể cố tả, nhưng hầu như ta chẳng thể nào nói sao cho họ hiểu. (Giống như chuyện con ếch lên bờ rồi xuống nước kể lại về núi non, đất liền, xe cộ... cho con cá nghe. Chắc chắc có nói đến chết con cá cũng chẳng bao giờ hiểu, bởi cảnh giới trên bờ là thứ con cá chưa bao giờ có trong khái niệm hiểu biết của nó).

The Buddha brings it back down to the individual - see clearly for yourself. If you see clearly for yourself you will have clear proof within yourself. Whether standing, walking, sitting or reclining you will be free of doubt. Even if someone were to say, ''Your practice isn't right, it's all wrong'', still you would be unmoved, because you have your own proof.

Phật đã dành lại việc đó cho mỗi cá nhân—mỗi người phải tự mình nhìn thấy một cách rõ ràng. Nếu ta tự mình nhìn thấy rõ ràng thì ta sẽ tự mình có được bằng chứng. Dù đang đi, đang ngồi, đang đứng, hay đang nằm, chúng ta không có nghi ngờ nào cả. Ngay cả có ai nói: ''Tu kiểu thầy là không đúng, tất cả đều sai'', thì ta vẫn không bị lay động, bởi lẽ ta đã tự mình có được bằng chứng bên trong mình.

A practicer of the Dhamma must be like this wherever he goes. Others can't tell you, you must know for yourself. Sammā-ditthi, right view, must be there. The practice must be like this for every one of us. To do the real practice like this for even one month out of five or ten rains retreats would be rare.

Dù có đi đến đâu, người tu theo Giáo Pháp phải là như vậy. Người khác không thể nói gì ta, ta phải tự mình biết rõ. Cách nhìn cách nghĩ đúng đắn, tức chánh kiến (sammā-ditthi), phải luôn có mặt. Nếu ai tu tập thực sự với chánh kiến như vậy trong một tháng của mùa an cư là đã quý hiếm lắm rồi; được như vậy trong năm hay mười mùa an cư là thực sự hiếm thấy.

Our sense organs must be constantly working. Know content and discontent, be aware of like and dislike. Know appearance and know transcendence. The apparent and the transcendent must be realized simultaneously. Good and evil must be seen as co-existent, arising together. This is the fruit of the Dhamma practice.

Những bộ phận giác quan của chúng ta phải luôn luôn làm việc. Người tu cần biết rõ sự hài lòng và không hài lòng, tỉnh giác biết rõ về sự thích và không thích. Biết rõ về sự rõ ràng và sự chuyển hóa. Sự rõ ràng và sự chuyển hóa phải được nhận biết cùng lúc với nhau; thiện và ác phải được nhìn thấy cùng có mặt với nhau, cùng khởi sinh với nhau. Đây chính là kết quả của việc tu theo Giáo Pháp.

So whatever is useful to yourself and to others, whatever practice benefits both yourself and others, is called ''following the Buddha.'' I've talked about this often. The things which should be done, people seem to neglect. For example, the work in the monastery, the standards of practice and so on. I've talked about them often and yet people don't seem to put their hearts into it. Some don't know, some are lazy and can't be bothered, some are simply scattered and confused.

Vậy đó, điều gì tốt cho mình và tốt cho người, cách tu tập nào lợi lạc cho mình và lợi lạc cho người, thì đó được gọi là ''sự tu theo Phật''. Tôi hay nói đi nói lại về điều này. Bởi những điều gì cần nên làm thì ai cũng thường quên. Ví dụ, đó là những công việc trong chùa, những chuẩn mực tu tập cần phải làm theo, và nhiều thứ nữa; nhưng các thầy vẫn thường quên hoặc không làm. Tôi cứ nói đi nói lại về những điều này, nhưng dường như ít ai nghe lọt tai. Một số người không thèm biết, một số người thì lười biếng và chẳng thèm quan tâm, một số người thì chỉ do tâm họ bị phân tán và ngu mờ nên họ chẳng nhớ.

But that's a cause for wisdom to arise. If we go to places where none of these things arise, what would we see? Take food, for instance. If food doesn't have any taste is it delicious? If a person is deaf will he hear anything? If you don't perceive anything will you have anything to contemplate? If there are no problems will there be anything to solve? Think of the practice in this way.

Nhưng điều đó cũng là một nhân giúp trí tuệ khởi sinh. Nếu chúng ta đến những nơi không có thứ gì khởi sinh, thì chúng ta nhìn thấy cái gì?. Lấy ví dụ thức ăn. Nếu thức ăn không có mùi vị gì thì lấy gì cảm thấy ngon?. Nếu một người bị điếc thì ổng có nghe gì không?. Nếu ta không nhận thức điều gì thì ta lấy gì để suy xét hay quán xét?. Nếu không có vấn đề gì khởi sinh thì có đâu có gì để xử lý hay giải quyết?. Đúng không? Hãy suy nghĩ về cách tu tập theo cách như vậy.

Once I went to live up north. At that time I was living with many monks, all of them elderly but newly ordained, with only two or three rains retreats. At the time I had ten rains. Living with those old monks I decided to perform the various duties - receiving their bowls, washing their robes, emptying their spittoons and so on. I didn't think in terms of doing it for any particular individual, I simply maintained my practice. If others didn't do the duties I'd do them myself. I saw it as a good opportunity for me to gain merit. It made me feel good and gave me a sense of satisfaction.

Hồi tôi lên sống tu trên miền Bắc. Lúc đó tôi sống chung với nhiều Tỳ kheo, tất cả họ đều già tuổi hơn tôi nhưng tuổi Hạ nhỏ hơn tôi. Họ chỉ vừa mới thọ giới, chỉ mới hai, ba tuổi Hạ, còn tôi lúc đó đã mười tuổi Hạ. Ở chung với mấy vị Tỳ kheo già tôi quyết định làm những bổn phận như: nhận rửa bình bát của họ, giặt y cho họ, đổ ống nhổ cho họ và làm nhiều việc phục vụ khác. Tôi không nghĩ làm những việc đó vì một cá nhân nào, tôi chỉ đơn giản đang duy trì sự tu tập của mình. Nếu người khác không làm bổn phận của họ, tôi sẽ làm cho họ. Tôi nhìn đó là cơ hội tốt để tôi tạo ít công đức. Điều đó làm tôi cảm thấy tốt lành và cho tôi một cảm nhận hài lòng, mãn ý.

On the uposatha days I knew the required duties. I'd go and clean out the uposatha hall and set out water for washing and drinking. The others didn't know anything about the duties, they just watched. I didn't criticize them, because they didn't know. I did the duties myself, and having done them I felt pleased with myself, I had inspiration and a lot of energy in my practice.

Vào những ngày lễ Bố-tát (uposatha)58 tôi biết rõ những trách phận phải làm. Tôi lên chỗ sảnh đường tổ chức lễ Bố-tát để lau chùi cho sạch sẽ và chuẩn bị đầy đủ nước để người ta tắm táp và nước để mọi uống trong ngày lễ. Những vị kia chẳng biết gì về những trách phận đó, họ chỉ đứng nhìn. Tôi cũng chẳng trách gì họ, chỉ do họ không biết mà thôi. Tôi tự làm hết những trách phận đó, và sau khi làm xong, tôi tự thấy hài lòng với chính mình, nhờ đó tôi có được nhiều cảm hứng và nhiều năng lượng trong việc tu tập của mình.

Whenever I could do something in the monastery, whether in my own kuti or others', if it was dirty, I'd clean up. I didn't do it for anyone in particular, I didn't do it to impress anyone, I simply did it to maintain a good practice. Cleaning a kuti or dwelling place is just like cleaning rubbish out of your own mind.

Khi nào tôi cũng có thể làm các việc trong chùa, dù là việc trong cốc của tôi hay cốc của người khác- hễ thấy dơ dáy là tôi quét lau cho sạch. Tôi không làm việc đó cho cá nhân ai cả, tôi không làm việc đó để lấy lòng ai- tôi chỉ đơn giản làm việc đó để duy trì sự tu tập của mình cho tốt. Quét lau cho sạch các cốc hay nơi mình ở chẳng khác gì như dọn sạch những rác rưởi trong tâm của mình.

Now this is something all of you should bear in mind. You don't have to worry about harmony, it will automatically be there. Live together with Dhamma, with peace and restraint, train your mind to be like this and no problems will arise. If there is heavy work to be done everybody helps out and in no long time the work is done, it gets taken care of quite easily. That's the best way.

Bây giờ, đây là điều mà các thầy nên ghi nhớ trong tâm. Chúng ta không cần phải lo âu về sự hòa hợp, nó sẽ tự động có. Sống với Giáo Pháp, với sự bình-an và giới-hạnh, sống luyện tập tâm mình theo cách như vậy thì sẽ không có điều gì bất hòa bất hợp xảy ra. Có việc gì khó nhọc thì mọi người góp tay phụ làm, rồi chẳng bao lâu nó cũng xong, mọi người cùng quan tâm làm thì tất cả thành dễ dàng. Đó là cách tốt nhất.

I have come across some other types, though... although I used it as an opportunity to grow. For instance, living in a big monastery, the monks and novices may agree among themselves to wash robes on a certain day. I'd go and boil up the jackfruit wood. Now there'd be some monks who'd wait for someone else to boil up the jackfruit wood and then come along and wash their robes, take them back to their kutis, hang them out and then take a nap. They didn't have to set up the fire, didn't have to clean up afterwards... they thought they were on a good thing, that they were being clever. This is the height of stupidity. These people are just increasing their own stupidity because they don't do anything, they leave all the work up to others. They wait till everything is ready then come along and make use of it, it's easy for them. This is just adding to one's foolishness. Those actions serve no useful purpose whatsoever to them.

Tôi đã từng gặp nhiều loại người khác nhau, nhưng tôi biết dùng những cơ hội đó để trưởng thành. Ví dụ, sống trong một chùa lớn, các tăng và sa-di có thể thỏa thuận chia phiên nhau giặt y áo vào ngày chẵn ngày lẻ sao đó. Tôi đi nấu nước sôi để nấu gỗ mít.59 Lúc đó có những tăng chỉ chờ đến lúc có ai nấu xong nước gỗ mít thì đem quần áo của đến giặt ké, giặt xong đem quần áo về cốc của mình để phơi và ngã lưng nằm ngủ cho khỏe. Họ thậm chí chẳng giúp nhóm lửa (ngày trước nhóm lửa củi cũng rất cực nhọc), họ cũng chẳng ở lại giúp lau dọn chỗ giặt sau đó... họ nghĩ họ làm vậy là gọn nhất, làm vậy là họ khôn ngoan. Thực ra đó là đỉnh cao của sự ngu si. Những người đó chỉ đang làm tăng sự ngu si của họ bởi họ chẳng hiểu biết gì, họ cứ để mặc mọi việc cho người khác làm. Họ cứ ngồi chờ mọi thứ đã gần như xong rồi họ đến 'xài ké', chờ người khác làm sẵn rồi đến dùng, như vậy dễ dàng hơn. Điều này chỉ làm tăng thêm sự ngu si của họ. Những hành động đó chẳng mang lại ích lợi gì cho người tu như họ.

Some people think foolishly like this. They shirk the required duties and think that this is being clever, but it is actually very foolish. If we have that sort of attitude we won't last.

Therefore, whether speaking, eating or doing anything whatsoever, reflect on yourself. You may want to live comfortably, eat comfortably, sleep comfortably and so on, but you can't. What have we come here for? If we regularly reflect on this we will be heedful, we won't forget, we will be constantly alert. Being alert like this you will put forth effort in all postures. If you don't put forth effort things go quite differently... Sitting, you sit like you're in the town, walking, you walk like you're in the town... you just want to go and play around in the town with the lay people.

Một số người nghĩ một cách ngu si như vậy. Họ giả lơ những trách phận phải làm trong chùa và họ nghĩ mình khôn ngoan, nhưng đó thực chỉ là ngu dốt. Nếu có thái độ như vậy thì sống ở đây chẳng được bền.

Do vậy, dù đang nói, đang ăn, hay đang làm gì, ta phải luôn luôn quán xét chính mình. Chúng ta muốn sống thoải mái, muốn ăn thoải mái, muốn ngủ thoải mái... vậy chúng ta vô chùa để làm gì?. Nếu thường xuyên suy xét về điều này, chúng ta sẽ có ý thức chú tâm hơn, chúng ta sẽ không quên, chúng ta sẽ thường trực tỉnh thức. Tỉnh thức như vậy thì sẽ tự giác nỗ lực tu trong tất cả mọi tư thế. Nếu không tự giác nỗ lực thì mọi sự sẽ đi khác... Mấy người như vậy khi ngồi họ ngồi như đang ngồi ngoài đường; khi đi họ đi như đang đi dạo phố... họ chỉ muốn ra đường ra phố với những người thường ngoài kia.

If there is no effort in the practice the mind will tend in that direction. You don't oppose and resist your mind, you just allow it to waft along the wind of your moods. This is called following one's moods. Like a child, if we indulge all its wants will it be a good child? If the parents indulge all their child's wishes is that good? Even if they do indulge it somewhat at first, by the time it can speak they may start to occasionally spank it because they're afraid it'll end up stupid. The training of our mind must be like this. You have to know yourself and how to train yourself. If you don't know how to train your own mind, waiting around expecting someone else to train it for you, you'll end up in trouble.

Nếu không có nỗ lực trong tu hành thì tâm sẽ ngã về hướng đó. Ta không chịu phản đối và chống lại cái tâm, ta cứ để mặc nó bị cuốn theo chiều gió của những trạng thái này nọ. Điều này gọi là chạy theo những tâm trạng, là quên mình theo vật. Cũng như một đứa trẻ, nếu cái gì chúng ta cũng chìu ý nó, thì nó sẽ hư hay nên?. Trước hết, thương chìu con cái là điều tốt, nhưng lúc nó ngang bướng hay làm bậy cha mẹ cũng phải đánh đít để răn dạy nó, bởi nếu không uốn dạy thì sau này nó sẽ ngu dại. Việc huấn luyện cái tâm cũng giống như vậy. Phải biết rõ chính mình và cách để huấn luyện bản thân mình. Nếu không biết huấn luyện cái tâm của mình, nếu chỉ biết ngồi chờ người khác huấn luyện tâm mình cho mình, thì kết cục mọi sự chỉ thành rối nát.

So don't think that you can't practice in this place. Practice has no limits. Whether standing, walking, sitting or lying down, you can always practice. Even while sweeping the monastery grounds or seeing a beam of sunlight, you can realize the Dhamma. But you must have sati at hand. Why so? Because you can realize the Dhamma at any time at all, in any place, if you ardently meditate.

Vậy, các thầy đừng nên nghĩ rằng mình sẽ không tu được ở chùa này. Tu tập thì không có giới hạn. Dù đang đứng, đang đi, đang ngồi, hay đang nằm, chúng ta luôn luôn có thể tu. Nhiều lúc đang quét sân hoặc đang nhìn tia sáng mặt trời bạn cũng có thể giác ngộ Giáo Pháp. Nhưng bạn cần phải có sự chánh niệm (sati) thường trực. Tại sao vậy? Bởi nếu bạn thực sự có nó, bạn có thể giác ngộ Giáo Pháp bất kỳ lúc nào, bất kỳ chỗ nào...nếu bạn nhiệt tâm thiền tập.

Don't be heedless. Be watchful, be alert. While walking on almsround there are all sorts of feelings arising, and it's all good Dhamma. When you get back to the monastery and are eating your food there's plenty of good Dhamma for you to look into. If you have constant effort all these things will be objects for contemplation, there will be wisdom, you will see the Dhamma. This is called dhamma-vicaya, reflecting on Dhamma. It's one of the enlightenment factors. If there is sati, recollection, there will be dhamma-vicaya as a result. These are factors of enlightenment. If we have recollection then we won't simply take it easy, there will also be inquiry into Dhamma. These things become factors for realizing the Dhamma.

Đừng lơ là, đừng lãng tâm. Phải luôn cẩn trọng, luôn tỉnh thức. Khi đang đi khất thực, rất rất nhiều cảm giác khởi sinh, và đó chính là những Giáo Pháp tốt cho ta tu tập. Khi quay trở lại chùa và khi đang ngồi ăn thức ăn của mình, có rất nhiều Giáo Pháp tốt để ta nhìn vào đó. Nếu chúng ta có sự nỗ lực thường trực thì tất cả mọi thứ đều là đối tượng để ta quán xét chánh niệm để phát sinh trí tuệ, chúng ta sẽ nhìn thấy Giáo Pháp ở đó. Cách quán xét thường trực về Giáo Pháp như vậy được gọi là sự điều tra về giáo pháp (dhamma-vicaya), hay (HV) trạch pháp. Đây là một trong Bảy Yếu Tố Giúp Giác Ngộ.60 Nếu có sự chánh niệm thì có sự điều tra suy xét về mọi sự. Đây là những yếu tố cần có để dẫn đến sự giác ngộ. Nếu có chánh niệm, chúng ta không dễ làm ngơ, tự ta sẽ luôn điều tra suy xét mọi thứ, suy xét về Giáo Pháp. Đó là những việc cần có để giác ngộ Giáo Pháp.

If we have reached this stage then our practice will know neither day or night, it will continue on regardless of the time of day. There will be nothing to taint the practice, or if there is we will immediately know it. Let there be dhamma-vicaya within our minds constantly, looking into Dhamma. If our practice has entered the flow the mind will tend to be like this. It won't go off after other things... ''I think I'll go for a trip over there, or perhaps this other place... over in that province should be interesting....'' That's the way of the world. Not long and the practice will die.

Nếu chúng ta tu được đến mức này thì lúc đó sự tu tập không còn phân biệt ngày hay đêm gì nữa, nó sẽ liên tục cho dù là ngày hay đêm. Chẳng có gì làm ô nhiễm sự tu tập lúc đó, mà nếu có thì ta cũng nhận biết ngay. Trong tâm phải luôn có sự điều tra các pháp một cách thường trực, luôn tỉnh giác suy xét nhìn sâu vào Giáo Pháp. Nếu sự tu tập của chúng ta đã nhập vào dòng chảy thì tâm sẽ khuynh hướng như vậy. Nó sẽ không còn chạy theo những thứ khác... Chẳng hạn, nó chẳng còn kiểu suy nghĩ như: ''Tôi nghĩ tôi sẽ đi một chuyến đến chỗ đó, hoặc đến chỗ khác... trong tỉnh đó, chắc mọi chuyện sẽ tốt hơn...''. Đó là kiểu nghĩ của thế gian. Nghĩ vậy như đứng núi này trông núi nọ, sự rồi sự tu hành cũng tiêu tùng luôn.

So resolve yourselves. It's not just by sitting with your eyes closed that you develop wisdom. Eyes, ears, nose, tongue, body and mind are constantly with us, so be constantly alert. Study constantly. Seeing trees or animals can all be occasions for study. Bring it all inwards. See clearly within your own heart. If some sensation makes impact on the heart, witness it clearly for yourself, don't simply disregard it.

Vậy nên các thầy phải tự quyết tâm. Không phải chỉ có ngồi nhắm hai mắt là phát sinh trí tuệ đâu. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm phải thường trực với chúng ta, do vậy phải luôn luôn tỉnh thức. Luôn luôn suy xét quán xét. Nhìn thấy cây cối hay động vật, đó toàn là những cơ hội để điều nghiên, suy xét. Mang tất cả sự suy xét vào bên trong tâm. Nhìn thấy một cách rõ ràng trong tâm ta. Nếu cảm nhận tác động tới tâm, ta tự mình chứng kiến điều đó một cách rõ rệt, đừng bỏ lơ hay làm ngơ điều đó.

Take a simple comparison: baking bricks. Have you ever seen a brick-baking oven? They build the fire up about two or three feet in front of the oven, then the smoke all gets drawn into it. Looking at this illustration you can more clearly understand the practice. Making a brick kiln in the right way you have to make the fire so that all the smoke gets drawn inside, none is left over. All the heat goes into the oven, and the job gets done quickly.

Lấy ví dụ đơn giản: đốt gạch. Các thầy có từng thấy lò nấu gạch chưa? Chúng ta đốt lửa ngoài cửa lò, cách vài ba tấc, để gió thổi tất cả lửa và khói vào bên trong lò. Nhìn cách của lò gạch ta dễ hình dung về cách tu tập hơn. Để đốt lò gạch đúng cách, chúng ta phải đốt lửa sao cho tất cả ngọn lửa và khói được thổi hút hết vào bên trong lò, như vậy tất cả nhiệt lượng sẽ đi hết vào bên trong một cách nhanh chóng.

We Dhamma practicers should experience things in this way. All our feelings will be drawn inwards to be turned into right view. Seeing sights, hearing sounds, smelling odors, tasting flavors and so on, the mind draws them all inward to be converted into right view. Those feelings thus become experiences which give rise to wisdom.

Chúng ta là những người tu hành theo Giáo Pháp cần phải trải nghiệm mọi sự theo cách như vậy. Tất cả mọi cảm giác cảm nhận của chúng ta phải được đưa hết vào bên trong (tâm) để chúng chuyển hóa thành chánh kiến. Khi nhìn những hình sắc, khi nghe những âm thanh, khi ngửi những mùi hương, khi nếm những mùi vị... tâm phải kéo tất cả chúng vào bên trong (tâm) để chuyển hóa chúng thành chánh kiến. Nhờ vậy, những cảm giác đó trở thành những trải nghiệm làm khởi sinh ra trí tuệ.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro