Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah (Từ chương 16 đến chương 20)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 16

''TUCCHO POTHILA'' - VENERABLE EMPTY-SCRIPTURE

- TUCCHO POTHILA: VỊ THẦY KINH SÁCH SUÔNG

Chương 17

TRANSCENDENCE – BẢN THỂ SIÊU VIỆT

Chương 18

TIMELESS TEACHINGS – GIÁO PHÁP VƯỢT THỜI GIAN

Chương 19

FRAGMENTS OF A TEACHING - NHỮNG MẢNG RỜI CỦA GIÁO LÝ

Chương 20

A GIFT OF DHAMMA - MÓN QUÀ GIÁO PHÁP

***

Chương 16

''TUCCHO POTHILA'' - VENERABLE EMPTY-SCRIPTURE

- TUCCHO POTHILA: VỊ THẦY KINH SÁCH SUÔNG

There are two ways to support Buddhism. One is known as āmisapūjā, supporting through material offerings. These are the four requisites of food, clothing, shelter and medicine. This is to support Buddhism by giving material offerings to the Sangha of monks and nuns, enabling them to live in reasonable comfort for the practice of Dhamma. This fosters the direct realization of the Buddha's teaching, in turn bringing continued prosperity to the Buddhist religion.

Có hai cách để góp phần ủng hộ đạo Phật. Cách thứ nhất là ủng hộ bằng cách cho tặng (cúng dường) vật dụng vật chất (āmisapūjā). Bốn thứ cần thiết là thức ăn, y phục, chỗ ở và thuốc thang. Đây là cách ủng hộ đạo Phật bằng cách cúng dường cho các tăng và ni, giúp họ có điều kiện sống để tu hành. Việc này củng cố sự hiểu biết về giáo lý của Phật, và tạo nên sự phát triển của Phật giáo.

Buddhism can be likened to a tree. A tree has roots, a trunk, branches, twigs and leaves. All the leaves and branches, including the trunk, depend on the roots to absorb nutriment from the soil and send it out to them. In the same way as the tree depends on the roots to sustain it, our actions and our speech are like ''branches'' and ''leaves,'' which depend on the mind, the ''root,'' absorbing nutriment, which it then sends out to the ''trunk'', ''branches'' and ''leaves.'' These in turn bear fruit as our speech and actions. Whatever state the mind is in, skillful or unskillful, it expresses that quality outwardly through our actions and speech.

Đạo Phật có thể ví như một cái cây. Cây có rễ, thân, nhánh và lá. Tất cả lá, nhánh và thân đều nhờ vào gốc rễ hấp thu dưỡng chất từ đất và chuyển lên cây. Cũng như cây nhờ vào gốc rễ để sống sót, những hành động và lời nói của chúng ta cũng giống như những "nhánh cây" và "lá cây" phụ thuộc vào tâm: tâm là gốc rễ hấp thu dưỡng chất, rồi chuyển lên "thân", "nhánh" và "lá". Rồi thân, nhánh, lá mang hoa kết quả là những hành động và lời nói của chúng ta. Tâm đang trong trạng thái nào đó, thiện hay bất thiện, thì nó biểu hiện ra bên ngoài như vậy thông qua hành động và lời nói.

Therefore the support of Buddhism through the practical application of the teaching is the most important kind of support. For example, in the ceremony of determining the precepts on observance days, the teacher describes those unskillful actions which should be avoided. But if you simply go through the ceremony of determining the precepts without reflecting on their meaning, progress is difficult. You will be unable to find the true practice. The real support of Buddhism must therefore be done through patipattipūjā, the ''offering'' of practice, cultivating true restraint, concentration and wisdom. Then you will know what Buddhism is all about. If you don't understand through practice you still won't know, even if you learn the whole Tipitaka.

Do vậy, sự ủng hộ đạo Phật bằng cách áp dụng thực hành giáo lý là cách mộ đạo quan trọng nhất. Ví dụ, vào các dịp lễ Phật, các Phật tử đến chùa nghe các sư thầy chỉ dạy tránh làm những việc bất thiện và tránh vi phạm giới hạnh đạo đức. Nhưng mọi người đến đó tham dự cho xong buổi lễ cúng bái rồi về thì không biết áp dụng thực hành, như vậy cũng chẳng có gì tiến bộ. Cứ như vậy thì chẳng bao giờ có thể tìm thấy sự thực hành thực sự. Sự ủng hộ đạo Phật một cách đích thực phải là "cúng dường" bằng việc tu tập, bằng việc tu dưỡng giới hạnh, bằng việc tu tập sự định tâm và trí tuệ. [Giới, định, tuệ]. Đó là cúng dường bằng cách tu tập (patipattipūjā). Chỉ có cách như vậy thì bạn mới thực sự biết đạo Phật là gì. Nếu bạn không hiểu biết bằng cách tu tập, tức không chịu tu tập để tự mình hiểu biết thực sự, thì coi như bạn chẳng biết gì về đạo Phật, cho dù bạn có nghiên cứu hết ba tạng kinh điển Tipitaka.

In the time of the Buddha there was a monk known as Tuccho Pothila. Tuccho Pothila was very learned, thoroughly versed in the scriptures and texts. He was so famous that he was revered by people everywhere and had eighteen monasteries under his care. When people heard the name ''Tuccho Pothila'' they were awe-struck and nobody would dare question anything he taught, so much did they revere his command of the teachings. Tuccho Pothila was one of the Buddha's most learned disciples.

Vào thời Đức Phật có một Tỳ kheo tên là Tuccho Pothila. Tuccho Pothila là người học rộng, thông thuộc kinh điển. Vị thầy này rất nổi tiếng và coi quản đến mười tám tu viện. Ai mà nghe đến cái tên "Tuccho Pothila" thì rất tâm phục và chẳng ai dám hỏi hay thắc mắc điều gì ông giảng dạy. Tuccho Pothila là một trong những vị để tử học rộng đa văn nhất của Đức Phật.

One day he went to pay respects to the Buddha. As he was paying his respects, the Buddha said, ''Ah, hello, Venerable Empty Scripture!''... just like that! They conversed for a while until it was time to go, and then, as he was taking leave of the Buddha, the Buddha said, ''Oh, leaving now, Venerable Empty Scripture?''

Một ngày nọ thầy đó đến thăm Đức Phật. Sau khi thầy đảnh lễ chào Phật, Phật liền chào lại: "À, chào Vị Thầy Kinh Sách Suông!"...đại khái như vậy! Sau khi nói chuyện qua lại, thầy ấy chào Phật để ra về, Phật lại nói: "À thầy về hả, Vị Thầy Kinh Sách Suông?".

That was all the Buddha said. On arriving, ''Oh, hello, Venerable Empty Scripture.'' When it was time to go, ''Ah, leaving now, Venerable Empty Scripture?'' The Buddha didn't expand on it, that was all the teaching he gave. Tuccho Pothila, the eminent teacher, was puzzled, ''Why did the Buddha say that? What did he mean?'' He thought and thought, turning over everything he had learned, until eventually he realized... ''It's true! Venerable Empty Scripture - a monk who studies but doesn't practice.'' When he looked into his heart he saw that really he was no different from lay people. Whatever they aspired to he also aspired to, whatever they enjoyed he also enjoyed. There was no real samana within him, no truly profound quality capable of firmly establishing him in the Noble Way and providing true peace.

Phật chỉ nói như vậy. Lúc mới đến Phật nói: "À, chào Vị Thầy Kinh Sách Suông!". Lúc ra về, Phật nói: "À thầy về hả, Vị Thầy Kinh Sách Suông?". Phật không nói gì thêm, đó là tất cả những gì Phật muốn chỉ dạy cho vị thầy đó. Tuccho Pothila, vị thầy được nhiều người kính nể, đã bối rối: "Sao Phật lại nói vậy? Phật muốn nói nghĩa gì?". Thầy đó cứ suy nghĩ, nghĩ suy, suy xét bằng tất cả những gì mình đã học, và cuối cùng cũng nhận ra... "Đúng vậy! Vị Thầy Kinh Sách Suông – thầy tu chỉ biết học nhưng không biết hành". Khi quay lại nhìn vào tâm mình, vị thầy đó nhận thấy mình cũng chẳng hơn gì những người tại gia. Họ còn tham muốn gì, thầy cũng tham muốn vậy. Họ thích thú gì, thầy cũng thích thú vậy. Bản chất sa-môn (samana), bản chất của người xuất gia, không thực sự có bên trong mình, không thực sự có được phẩm chất cao sâu để vững chắc trên con đường Thánh Đạo và để mang lại sự bình an.

So he decided to practice. But there was nowhere for him to go to. All the teachers around were his own students, no-one would dare accept him. Usually when people meet their teacher they become timid and deferential, and so no-one would dare become his teacher.

Finally he went to see a certain young novice, who was enlightened, and asked to practice under him. The novice said, ''Yes, sure you can practice with me, but only if you're sincere. If you're not sincere then I won't accept you.'' Tuccho Pothila pledged himself as a student of the novice.

The novice then told him to put on all his robes. Now there happened to be a muddy bog nearby. When Tuccho Pothila had neatly put on all his robes, expensive ones they were, too, the novice said, ''Okay, now run down into this muddy bog. If I don't tell you to stop, don't stop. If I don't tell you to come out, don't come out. Okay... run!''

Do nhìn ra vậy, thầy ấy bắt đầu tìm chỗ tu tập. Nhưng thầy chẳng biết đi đâu. Tất cả những người thầy khắp nơi đều là học trò của thầy (ngoại trừ Đức Phật và các vị thánh đệ tử khác), không ai dám nhận thầy làm học trò. Ai cũng từng kính nể và kính sợ thầy ấy nên chẳng ai dám làm thầy của thầy ấy.

Cuối cùng, thầy đến gặp một sa-di trẻ nhưng đã giác ngộ, và xin được học tu theo vị sa-di trẻ đó. Vị sa-di trẻ nói rằng: "Được, chắc chắn thầy có thể ở đây tu tập cùng với tôi, nếu thầy thực sự thành tâm chân thực. Nếu thầy không thực sự thành tâm thì tôi cũng khó mà nhận thầy ở lại tu". Thầy Tuccho Pothila đã cúi lạy để xin được làm đệ tử của vị sa-di đó.

Sau đó, vị sa-di trẻ kêu vị thầy đó mặc hết mấy bộ y phục đẹp mắc tiền của thầy đó, và chỉ xuống khu sình lầy sát bên và nói rằng: "Giờ thì thầy cứ lội thẳng xuống bãi sình kia. Nếu tôi không nói ngừng thì không ngừng. Chừng nào tôi chưa nói lội lên bờ thì thầy không lội lên bờ. Rồi... bắt đầu lội xuống đó!".

Tuccho Pothila, neatly robed, plunged into the bog. The novice didn't tell him to stop until he was completely covered in mud. Finally he said, ''You can stop, now''... so he stopped. ''Okay, come on up!''... and so he came out.

Thầy Tuccho Pothila, mặc y chỉnh tề và lội xuống sình. Vị sa-di trẻ không kêu ngừng lại cho đến khi thầy ấy đã gần như chìm xuống dưới sình lầy, chỉ còn cái đầu. Đến lúc đó, vị sa-di mới nói: "Giờ thầy có thể ngừng"... thầy ấy ngừng. "Giờ thầy có thể lội lên bờ!"... và thầy ấy lội lên.

This clearly showed that Tuccho Pothila had given up his pride. He was ready to accept the teaching. If he wasn't ready to learn he wouldn't have run into the bog like that, being such a famous teacher, but he did it. The young novice, seeing this, knew that Tuccho Pothila was sincerely determined to practice.

Qua việc trên, chúng ta thấy rõ là thầy Tuccho Pothila đã từ bỏ cái hết cái tự ta, tự hào của mình. Thầy ấy đã sẵn sàng chấp nhận sự chỉ dạy. Nếu thầy ấy còn chưa sẵn sàng chấp nhận thì chắc hẳn thầy ấy đã không lội chìm xuống bãi sình lầy dơ bẩn và nguy hiểm đó. Thầy ấy không còn muốn làm người thầy nổi tiếng nữa. Sau khi nhìn thấy như vậy, vị sa-di trẻ đã biết rằng thầy Tuccho Pothila đó đã thành tâm tu hành.

When Tuccho Pothila had come out of the bog, the novice gave him the teaching. He taught him to observe the sense objects, to know the mind and to know the sense objects, using the simile of a man catching a lizard hiding in a termite mound. If the mound had six holes in it, how would he catch it? He would have to seal off five of the holes and leave just one open. Then he would have to simply watch and wait, guarding that one hole. When the lizard ran out he could catch it.

Khi Tuccho Pothila bước lên khỏi bãi sình lầy, vị sa-di trẻ đã dạy cho thầy. Vị sa-di dạy thầy đó tập quan sát các đối tượng giác quan, tập hiểu biết tâm và tập hiểu biết các đối tượng giác quan, dùng cách trong ví dụ về một người bắt thằn lằn trong tổ mối. Nếu tổ mối có sáu lỗ thì phải bắt cách nào? Mình cần phải bịt năm lỗ và chừa lại một lỗ. Sau đó, mình chỉ cần ngồi im lặng, quan sát và chờ đợi, canh phòng một cái lỗ đó. Khi con thằn lằn chạy ra, ta có thể bắt nó.

Observing the mind is like this. Closing off the eyes, ears, nose, tongue and body, we leave only the mind. To ''close off'' the senses means to restrain and compose them, observing only the mind. Meditation is like catching the lizard. We use sati to note the breath. Sati is the quality of recollection, as in asking yourself, ''What am I doing?'' Sampajañña is the awareness that ''now I am doing such and such.'' We observe the in and out breathing with sati and sampajañña.

Quan sát cái tâm theo cách như vậy. Đóng hết tất cả các mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, chỉ còn lại duy nhất cái tâm. "Đóng cửa các giác quan" có nghĩa là kiềm chế, kiêng cữ và chế ngự chúng, quan sát duy nhất cái tâm. Thiền tập giống như việc bắt con thằn lằn. Chúng ta dùng sự chánh-niệm (sati) để nhận biết hơi thở. Chánh niệm là nhớ, niệm (luôn nhớ, thường nhớ, hằng nhớ, thường chiếu), giống như cách mình luôn hỏi mình "Ta đang làm gì?" để luôn nhớ mình đang làm gì. Còn sự hiểu biết rõ ràng, tức sự rõ-biết (sampajañña), là sự tỉnh giác biết rõ "ngay bây giờ ta đang làm cái này, việc này, điều này". Chúng ta tập quan sát hơi thở đi vào và đi ra với một sự chánh niệm (sati) và sự rõ biết (sampajañña).

This quality of recollection is something that arises from practice, it's not something that can be learned from books. Know the feelings that arise. The mind may be fairly inactive for a while and then a feeling arises. Sati works in conjunction with these feelings, recollecting them. There is sati, the recollection that ''I will speak,'' ''I will go,'' ''I will sit'' and so on, and then there is sampajañña, the awareness that ''now I am walking,'' ''I am lying down,'' ''I am experiencing such and such a mood.'' With these two things, sati and sampajañña, we can know our minds in the present moment. We will know how the mind reacts to sense impressions.

Phẩm chất chánh niệm là thứ khởi sinh (có được) từ việc thực hành tu tập, đó không phải là thứ có được từ việc đọc kinh sách. Hiểu biết rõ những cảm giác khởi sinh. Tâm này có thể hơi ngưng hoạt động trong chốc lát và một cảm giác khởi sinh. Chánh niệm làm việc liên quan với những cảm giác đó, nhớ lại (nhớ, niệm) về những cảm giác đó. Hễ khi nào có chánh niệm thì có sự nhớ (nhắc nhớ, tâm niệm) rằng: "Ta sẽ nói", "Ta sẽ đi", "Ta sẽ ngồi", vân vân..., và ngay sau đó sẽ có sự rõ-biết (sampajañña), đó là sự tỉnh giác biết rõ rằng "ngay bây giờ ta đang đi ", "Ta đang nằm xuống", "Ta đang trải nghiệm một trạng thái như vầy...". Với hai phẩm hạnh này, chánh niệm (sati) và sự rõ biết (sampajañña), chúng ta có thể hiểu biết tâm chúng ta trong giây khắc hiện tại. Chúng ta có thể biết cách tâm chúng ta phản ứng với những nhận thức giác quan.

That which is aware of sense objects is called ''mind.'' Sense objects ''wander into'' the mind. For instance, there is a sound, like the electric planer here. It enters through the ear and travels inwards to the mind, which acknowledges that it is the sound of an electric planer. That which acknowledges the sound is called ''mind.''

Cái mà tỉnh giác, cái mà luôn rõ biết về những đối tượng giác quan thì được gọi là cái "tâm". Những đối tượng giác quan cứ luôn "nhảy vào, xen vào, lang thang vào" trong tâm. Ví dụ như có âm thanh của đồng hồ báo điện. Nó đi xuyên qua tai và đi vào trong tâm, tâm nhận biết đó là âm thanh của đồng hồ báo điện. Cái nhận thức được âm thanh đó chính là cái "tâm".

Now this mind which acknowledges the sound is still quite basic. It's just the average mind. Perhaps annoyance arises within this one who acknowledges. We must further train ''the one who acknowledges'' to become ''the one who knows'' in accordance with the truth - known as Buddho. If we don't clearly know in accordance with the truth then we get annoyed at sounds of people, cars, electric planer and so on. This is just the ordinary, untrained mind acknowledging the sound with annoyance. It knows in accordance with its preferences, not in accordance with the truth. We must further train it to know with vision and insight, ñānadassana, the power of the refined mind, so that it knows the sound as simply sound. If we don't cling to sound there is annoyance. The sound arises and we simply note it. This is called truly knowing the arising of sense objects. If we develop the Buddho, clearly realizing the sound as sound, then it doesn't annoy us. It arises according to conditions, it is not a being, an individual, a self, an ''us'' or ''them.'' It's just sound. The mind lets go.

Bây giờ nói thêm, cái tâm mà nhận biết cái âm thanh đó thì nó vẫn còn rất căn bản. Đó chỉ là nói đến cái tâm chung chung. Ví dụ khi có âm thanh báo động thì có thể tạo ra sự khó chịu bên trong cái người nhận biết. Chúng ta cần phải tu tập làm sao để cái "người nhận biết" trở thành cái "người biết", đó là trở thành người-hiểu-biết đúng theo sự thật—đó là Phật, người hiểu biết mọi sự đúng thực như chúng là. Nếu chúng ta không hiểu biết rõ ràng đúng với sự thật (của mọi sự, mọi thứ diễn ra), thì chúng ta sẽ thấy khó chịu với những âm thanh, tiếng ồn, tiếng xe, tiếng đồng hồ báo điện, vân vân. Cái tâm bình thường, cái tâm của người phàm tục chưa được tu tập, thì nhận biết những âm thanh đó với sự khó chịu, sân si... Cái tâm bình thường đó chỉ nhận biết theo thiên kiến của nó, chứ không hiểu biết theo đúng sự thật. Chúng ta phải tu tập huấn luyện nó nhiều hơn nữa bằng tầm nhìn (chánh kiến) và sự hiểu biết thâm sâu (trí tuệ). Sự hiểu biết và trí tuệ (ñānadassana) là năng lực của một cái tâm trong sạch, thanh tịnh. Nếu tâm được tu tập như vậy nó mới hiểu biết những âm thanh chỉ là âm thanh. Nếu chúng ta không dính chấp vào âm thanh thì sẽ không bị khó chịu. Âm thanh tiếng ồn nổi lên, ta chỉ cần nhận biết nó (chỉ là âm thanh). Điều này được gọi là sự hiểu biết thực sự về sự khởi sinh của những đối tượng giác quan. Nếu chúng ta tu dưỡng Phật tính, nhận biết rõ ràng âm thanh chỉ là âm thanh, thì nó không quấy rầy ta, không làm ta khó chịu. Âm thanh khởi sinh do các điều kiện, chứ nó không phải là 'cái gì' cả, nó không phải là một 'thực thể', một cá thể, là một thứ 'của chúng ta' cả. Nó chỉ là âm thanh. Tâm hiểu biết như vậy, thì tâm buông bỏ.

This knowing is called Buddho, the knowledge that is clear and penetrating. With this knowledge we can let the sound be simply sound. It doesn't disturb us unless we disturb it by thinking, ''I don't want to hear that sound, it's annoying.'' Suffering arises because of this thinking. Right here is the cause of suffering, that we don't know the truth of this matter, we haven't developed the Buddho. We are not yet clear, not yet awake, not yet aware. This is the raw, untrained mind. This mind is not yet truly useful to us.

Sự hiểu biết như vậy gọi là Phật (Buddho), đó là sự hiểu biết một cách rõ ràng và thấu suốt. Với sự hiểu biết như vậy, chúng ta cứ nhận biết âm thanh chỉ là âm thanh. Âm thanh chẳng bao giờ quấy nhiễu chúng ta trừ khi chúng ta quấy nhiễu chúng bằng những suy nghĩ, thiên kiến, chấp nê này nọ; ví dụ như "Tôi ghét nghe tiếng ồn đó, nó làm khó chịu", thậm chí "Mấy con chim mới sáng sớm kêu chi chít, làm ồn ào khi đang ngủ"... Khó chịu hay sự khổ khởi lên là do suy nghĩ này nọ của ta. Ngay đó chính là nguyên nhân của khổ, nguyên nhân là do ta không hiểu biết sự thật của vấn đề, nguyên nhân là ta chưa có được sự hiểu biết và trí tuệ, chưa tu dưỡng được được Phật trí. Chúng ta vẫn còn chưa nhìn thấy rõ ràng, chưa tỉnh thức, chưa tỉnh giác. Đây vẫn còn là cái tâm thô thiển, chưa được tu tập. Cái tâm như vậy là chưa thực sự có ích cho chúng ta.

Therefore the Buddha taught that this mind must be trained and developed. We must develop the mind just like we develop the body, but we do it in a different way. To develop the body we must exercise it, jogging in the morning and evening and so on. This is exercising the body. As a result the body becomes more agile, stronger, the respiratory and nervous systems become more efficient. To exercise the mind we don't have to move it around, but bring it to a halt, bring it to rest.

Do vậy, Phật đã dạy rằng tâm này cần phải được tu tập và phát triển. Cũng như chúng ta chăm sóc phát triển cái thân, chúng ta cũng cần phát triển cái tâm, nhưng theo một cách khác. Để phát triển thân, chúng ta cần phải tập luyện thể dục, chạy bộ hay các môn tập khác vào buổi sáng và chiều. Kết quả là thân được chắc chắn, khỏe mạnh, các hệ như hô hấp và thần kinh cũng trở nên tốt hơn. Nhưng để tập cái tâm thì chúng ta không cần động tay động chân, không cần cố sức chuyển động, mà đưa tâm về trạng thái dừng lại, nghỉ ngơi.

For instance, when practicing meditation, we take an object, such as the in- and out-breathing, as our foundation. This becomes the focus of our attention and reflection. We note the breathing. To note the breathing means to follow the breathing with awareness, noting its rhythm, its coming and going. We put awareness into the breath, following the natural in and out breathing and letting go of all else. As a result of staying on one object of awareness, our mind becomes refreshed. If we let the mind think of this, that and the other there are many objects of awareness, the mind doesn't unify, it doesn't come to rest.

Ví dụ, khi thiền tập, chúng ta chọn một đối tượng, ví dụ như hơi thở vào-ra làm nền tảng để thiền. Đối tượng này trở thành mục-tiêu chú tâm và quán xét của chúng ta. Chúng ta nhận biết hơi thở. Để nhận biết hơi thở, chúng ta phải theo dõi hơi thở bằng sự tỉnh giác, nhận biết nhịp thở, sự đi vào và đi ra của nó. Chúng ta đưa sự tỉnh giác vào trong hơi thở và buông bỏ tất cả mọi sự khác. Kết quả là ta chỉ an trú vào duy nhất một đối tượng tỉnh giác, tâm chúng ta trở nên tươi mới lại. Nếu chúng ta cứ để tâm nghĩ này, nghĩ nọ, nghĩ sự này sự khác, thì có nghĩa là có nhiều đối tượng tỉnh giác và có nghĩa là tâm không được hội tụ (không hợp nhất, không tập trung vào một điểm) thì có nghĩa là tâm không đi đến nghỉ ngơi.

To say the mind stops means that it feels as if it's stopped, it doesn't go running here and there. It's like having a sharp knife. If we use the knife to cut at things indiscriminately, such as stones, bricks and grass, our knife will quickly become blunt. We should use it for cutting only the things it was meant for. Our mind is the same. If we let the mind wander after thoughts and feelings which have no value or use, the mind becomes tired and weak. If the mind has no energy, wisdom will not arise, because the mind without energy is the mind without samādhi.

Khi nói tâm dừng lại có nghĩa là tâm cảm giác như nó dừng lại, nó không còn chạy đây chạy đó. Giống như người có một con dao bén. Nếu dùng để cắt chặt xén búa xua nào đá, nào gạch, nào cây cỏ... thì dao sẽ mau bị cùn. Chúng ta nên dùng dao bén để cắt gọt cái gì hữu dụng cho mình. Tâm cũng vậy. Nếu chúng ta cứ để tâm lăng xăng chạy theo những ý nghĩ và cảm giác này nọ liên tục vô giá trị và vô ích, thì tâm sẽ bị mệt mỏi và yếu đuối. Tâm mệt mỏi và yếu đuối vì lăng xăng liên tục chỗ này chỗ nọ là cái tâm không có năng lượng; khi tâm không có năng lượng thì trí tuệ sẽ không khởi sinh, bởi vì tâm không có năng lượng là tâm không tập trung, không có định samādhi (không được tập trung, không được hợp nhất, không được hội tụ).

If the mind hasn't stopped you can't clearly see the sense objects for what they are. The knowledge that the mind is the mind, sense objects are merely sense objects, is the root from which Buddhism has grown and developed. This is the heart of Buddhism.

We must cultivate this mind, develop it, training it in calm and insight. We train the mind to have restraint and wisdom by letting the mind stop and allowing wisdom to arise, by knowing the mind as it is.

Nếu tâm không ngừng lại thì bạn không thể nhìn thấy các đối tượng giác quan một cách rõ ràng như-chúng-là. Sự hiểu biết rõ rệt rằng: "Tâm là tâm, các đối tượng giác quan chỉ là các đối tượng giác quan"; sự hiểu biết đó chính là gốc rễ từ đó đạo Phật lớn lên và phát triển. Đó là cốt lõi và trái tim của đạo Phật.

Chúng ta phải tu dưỡng tâm này, phát triển nó, tu tập nó trong sự tĩnh lặng và trí tuệ. Chúng ta tu tập tâm để tâm có giới hạnh và trí tuệ bằng cách làm cho tâm ngừng lại và từ đó giúp trí tuệ khởi sinh; cụ thể hơn là bằng cách hiểu biết tâm này như-nó-là.

You know, the way we human beings are, the way we do things, are just like little children. A child doesn't know anything. To an adult observing the behavior of a child, the way it plays and jumps around, its actions don't seem to have much purpose. If our mind is untrained it is like a child. We speak without awareness and act without wisdom. We may fall to ruin or cause untold harm and not even know it. A child is ignorant, it plays as children do. Our ignorant mind is the same.

Quý vị biết không, cách của nhân loại là, cách chúng ta làm mọi thứ là giống như những đứa trẻ (theo một nghĩa sau đây). Một đứa trẻ thì không biết gì. Người lớn khi nhìn những hành vi của một đứa trẻ con, nhìn cách nó chơi đùa và chạy nhảy tung tăng này nọ, những hành động của nó dường như chẳng có mục đích gì. Nếu tâm chúng ta không được tu tập thì nó cũng giống như một đứa trẻ. Chúng ta nói không có sự tỉnh giác (không có ý thức) và hành động không có trí tuệ. Chúng ta có thể hủy hoại (tâm) mình hoặc gây ra những nguy hại không biết trước, và thậm chí chưa bao giờ biết đến điều đó. Một đứa trẻ con thì không biết gì, nó chỉ chơi đùa lăng xăng như mọi đứa trẻ con. Cái tâm còn ngu dốt của chúng ta cũng giống như vậy. Nó cũng liên tục lăng xăng này nọ.

So we should train this mind. The Buddha taught to train the mind, to teach the mind. Even if we support Buddhism with the four requisites, our support is still superficial, it reaches only the ''bark'' or ''sapwood'' of the tree. The real support of Buddhism must be done through the practice, nowhere else, training our actions, speech and thoughts according to the teachings. This is much more fruitful. If we are straight and honest, possessed of restraint and wisdom, our practice will bring prosperity. There will be no cause for spite and hostility. This is how our religion teaches us.

Do vậy, chúng ta cần tu tập tâm này. Phật đã dạy phải tu tập cái tâm, phải dạy cái tâm. Ngay cả khi quý Phật tử giúp đỡ đạo Phật bằng cách góp công cúng dường bốn loại vật dụng cần thiết nói trên (thức ăn, chỗ ở, y phục và thuốc men) cho các tăng ni tu hành, thì sự ủng hộ đó cũng còn là bề ngoài, chỉ là phần "vỏ cây" hay lớp "gỗ mềm" của cây, chưa phải là phần cốt lõi của cây. Sự ủng hộ và theo đạo Phật đích thực là ở chỗ tự thân thực hành chứ không phải chỗ khác, đó là tu tập ba nghiệp hành động, lời nói và ý nghĩ theo như giáo lý của Phật. Cách này mới mang lại kết quả nhiều hơn. Nếu chúng ta chánh trực và chân thật, tu tập có được sự giới hạnh và trí tuệ, thì sự tu tập đó mới mang lại sự giàu đức giàu trí. Như vậy mới không còn tính hung bạo, chiến đấu, sân hận trong tâm. Đây chính là cách đạo của chúng ta dạy để chúng ta trở nên thiện lành.

If we determine the precepts simply out of tradition, then even though the Master teaches the truth our practice will be deficient. We may be able to study the teachings and repeat them, but we have to practice them if we really want to understand. If we do not develop the practice, this may well be an obstacle to our penetrating to the heart of Buddhism for countless lifetimes to come. We will not understand the essence of the Buddhist religion.

Nếu chúng ta cứ cho rằng những giới hạnh đạo đức là chuyện xưa rồi, vậy thì dù sư thầy có chỉ dạy hết sự thật chân lý thì sự tu tập của chúng ta cũng thiếu sót. (Không giới hạnh đạo đức thì không có gốc để tu tập tâm trí tuệ). Chúng ta có thể có khả năng học hiểu các giáo lý và nói đi nói lại đủ điều về chúng, nhưng điều đó chẳng có giá trị gì nhiều. Điều quan trọng là phải tu tập thực hành theo những giáo lý đó, nếu chúng ta thực sự muốn hiểu biết về chúng. Nếu chúng ta không chịu triển khai thực hành thì điều đó có lẽ là sự cản trở lớn nhất cho chúng ta, có thể cho đến vô vàn kiếp sau chúng ta cũng không thể hiểu biết sâu sắc về chỗ cốt lõi của đạo Phật. Cứ như vậy, chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu được phần cốt lõi của đạo Phật.

Therefore the practice is like a key, the key of meditation. If we have the right key in our hand, no matter how tightly the lock is closed, when we take the key and turn it the lock falls open. If we have no key we can't open the lock. We will never know what it is in the trunk.

Do vậy, việc thực hành giống như một chìa khóa, chìa khóa của việc thiền tập. Thiền tập là thực hành. Nếu chúng ta nắm rõ chỗ này như nắm chắc chìa khóa trong tay, thì dù có trở ngại như ổ khóa khó đến mức nào, chúng ta cũng mở được nó ra. Nếu chúng ta chẳng nắm gì chắc trong tay, không nắm được chìa khóa, thì chúng ta khó mà giải mở được ổ khóa. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy biết thứ gì quý giá nằm ở trong rương.

Actually there are two kinds of knowledge. One who knows the Dhamma doesn't simply speak from memory, he speaks the truth. Worldly people usually speak with conceit. For example, suppose there were two people who hadn't seen each other for a long time, maybe they had gone to live in different provinces or countries for a while, and then one day they happened to meet on the train... ''Oh! What a surprise. I was just thinking of looking you up!''... Actually it's not true. Really they hadn't thought of each other at all, but they say so out of excitement. And so it becomes a lie. Yes, it's lying out of heedlessness. This is lying without knowing it. It's a subtle form of defilement, and it happens very often.

Thực tế có hai loại sự hiểu biết (hai loại tri kiến). Người hiểu biết Giáo Pháp thì không sáo rỗng nói những lời do mình nghe học nhớ, mà người đó chỉ nói sự thật (do người đó đã tự thân trải nghiệm). Người thế tục thì thường nói những lời ngụy nghĩa, giả tạo (dù rằng ngay cả khi họ không chủ định nói láo để lừa ngay cái gì). Ví dụ, có hai người rất lâu tình cờ gặp lại nhau trên một chuyến tàu, bởi họ sống ở những nơi cách xa nhau. "Trời ơi lạ thiệt, tôi vừa mới nghĩ đến anh đó!" hoặc "Này anh, gặp anh tôi mừng hết lớn luôn đó!"... Thực ra không phải vậy. Họ chẳng bao giờ nghĩ nhớ tới nhau, nhưng ai cũng hay nói lên như vậy khi tình cờ gặp nhau. Và điều đó trở thành lời nói dối, không thật tâm. Đúng vậy, tự nhiên cứ nói dối một cách vô ý thức như vậy. Đây là sự nói dối mà không biết rằng tâm mình đã nói dối. Đó là một dạng tinh tế của sự ô nhiễm trong tâm, và những điều đó xảy ra thường xuyên trong đời sống của mỗi người.

So with regard to the mind, Tuccho Pothila followed the instructions of the novice: breathing in, breathing out... mindfully aware of each breath... until he saw the liar within him, the lying of his own mind. He saw the defilements as they came up, just like the lizard coming out of the termite mound. He saw them and perceived their true nature as soon as they arose. He noticed how one minute the mind would concoct one thing, the next moment something else.

Do vậy, chúng ta cần phải tu tập cái tâm một cách khéo léo và sâu sắc. Trở lại việc tu tập tâm, thầy Tuccho Pothila đã làm theo những lời hướng dẫn của vị sa-di trẻ kia: thở vào, thở ra... ý thức chánh niệm về mỗi hơi thở... cho đến khi thầy ấy nhìn thấy rõ kẻ nói dối bên trong tâm mình, nhìn thấy sự giả dối của chính tâm mình. Thầy ấy nhìn thấy những ô nhiễm ngay khi chúng khởi lên, giống như tỉnh giác nhìn thấy con thằn lằn ngay khi nó chạy ra khỏi hang mối vậy. Thầy ấy nhìn thấy những ô nhiễm và nhận thức rõ bản chất đích thực của chúng ngay khi chúng khởi sinh. Thầy ấy nhận biết rõ trong một giây khắc tâm tạo tác ra điều gì, giây khắc tiếp theo tâm tạo tác ra điều gì khác.

Thinking is a sankhata dhamma, something which is created or concocted from supporting conditions. It's not asankhata dhamma, the unconditioned. The well-trained mind, one with perfect awareness, does not concoct mental states. This kind of mind penetrates to the Noble Truths and transcends any need to depend on externals. To know the Noble Truths is to know the truth. The proliferating mind tries to avoid this truth, saying, ''that's good'' or ''this is beautiful,'' but if there is Buddho in the mind it can no longer deceive us, because we know the mind as it is. The mind can no longer create deluded mental states, because there is the clear awareness that all mental states are unstable, imperfect, and a source of suffering to one who clings to them.

Ý nghĩ, suy nghĩ là thứ do tạo tác mà có, là một pháp hữu vi (sankhata dhamma), đó là thứ được tạo tác bởi những điều kiện (duyên) tác động. Ý nghĩ không phải là thứ vô tác, không phải là một pháp vô vi (asankhata dhamma), không phải không điều kiện (vô duyên) mà có. Cái tâm đã được tu tập thuần thục, là cái tâm với một sự tỉnh giác hoàn hảo, thì nó không tạo tác ra những trạng thái tâm. Loại tâm đó có thể hiểu biết thâm sâu về bốn sự thật Tứ Diệu Đế và vượt trên những tham muốn chạy theo những đối tượng trần cảnh bên ngoài. Hiểu biết về bốn Diệu Đế là hiểu biết về sự thật, chân lý. Cái tâm luôn phóng tác thì luôn luôn tránh né sự thật đó, nó cứ luôn giả giọng nói rằng "cái đó tốt" hoặc "cái này đẹp"; nhưng nếu có Phật tính trong tâm thì tâm không còn giả lừa chúng ta nữa, bởi lúc đó chúng ta đã hiểu biết rõ tâm đúng như-nó-là. Lúc đó tâm không còn tạo tác ra những trạng thái tâm ngu si ngu mờ nữa, bởi đã luôn có mặt sự tỉnh-giác rõ ràng thấy biết rõ tất cả các trạng thái tâm là bất ổn định, không bền lâu, có rồi mất, sinh diệt liên tục, và là nguồn gốc của sự khổ đối với những ai còn dính chấp vào chúng.

Wherever he went, the one who knows was constantly in Tuccho Pothila's mind. He observed the various creations and proliferation of the mind with understanding. He saw how the mind lied in so many ways. He grasped the essence of the practice, seeing that ''This lying mind is the one to watch - this is the one which leads us into extremes of happiness and suffering and causes us to endlessly spin around in the cycle of samsāra, with its pleasure and pain, good and evil - all because of this one.'' Tuccho Pothila realized the truth, and grasped the essence of the practice, just like a man grasping the tail of the lizard. He saw the workings of the deluded mind.

Dù có đi đâu hay làm gì, cái "người biết" luôn có mặt thường trực trong tâm của thầy Tuccho Pothila. Thầy quan sát những sự tạo tác khác nhau và những sự phóng túng khác nhau của tâm mình bằng một sự hiểu biết. Thầy ấy nhìn thấy cách cái tâm giả lừa đủ mọi kiểu cách khác nhau. Thầy ấy nắm chắc cốt-lõi của việc tu tập, nhìn thấy rõ rằng "Chính cái tâm giả lừa này lại là cái "người quan sát"—đó chính là cái "người" dẫn dắt chúng ta đến những cực đoan của sướng và khổ và đưa đẩy chúng ta vào trong vòng xoáy của vòng luân hồi sinh tử bất tận, đầy những sướng và khổ, thiện và ác—tất cả là do "kẻ" này". Thầy Tuccho Pothila nhận ra sự thật và nắm chắc cốt-lõi tu hành, giống như người nắm chắc được cái đuôi con thằn lằn. Thầy ấy nhìn thấy cách vận hành tạo tác của cái tâm ngu mờ, si mê và vô minh.

For us it's the same. Only this mind is important. That's why they say to train the mind. Now if the mind is the mind, what are we going to train it with? By having continuous sati and sampajañña we will be able to know the mind. This one who knows is a step beyond the mind, it is that which knows the state of the mind. The mind is the mind. That which knows the mind as simply mind is the one who knows. It is above the mind. The one who knows is above the mind, and that is how it is able to look after the mind, to teach the mind to know what is right and what is wrong. In the end everything comes back to this proliferating mind. If the mind is caught up in its proliferations there is no awareness and the practice is fruitless.

Đối với chúng ta cũng vậy. Chỉ có tâm này là quan trọng. Do vậy người tu mới nói là tu tập cái tâm. Giờ quý vị có thể thắc mắc: Nếu tâm đã là tâm, thì chúng ta sẽ tu tập cái gì ở đây? Như vầy, bằng cách tu tập sự chánh-niệm (sati) và sự rõ-biết (sampajañña) thường trực và liên tục thì chúng ta có khả năng hiểu biết cái tâm. Cái "người biết" là một bước đi trước cái tâm, cái "người biết" là cái hiểu biết trạng thái của tâm. Tâm là tâm. Cái người hiểu biết sự 'tâm đơn giản chỉ là tâm' chính là cái "người biết". Nó đứng trên cái tâm. Cái "người biết" đứng trên cái tâm, và bởi vậy nó có thể nhìn xuống quan sát cái tâm, chỉ dạy cho cái tâm biết được điều gì đúng và điều gì sai, điều gì thiện và điều gì ác. Nói tóm lại, mọi thứ đều quay lại trong cái tâm phóng túng này (tâm phàm tục, chưa được tu tập). Nếu tâm bị dính kẹt vào những sự phóng túng tạo tác của nó, thì lúc đó không có sự tỉnh giác, và nếu vậy sự tu tập chỉ là vô ích, vô kết quả. (Giống như một người gác gian cần phải có sự tỉnh giác thường trực nơi cổng ra vào. Nhưng do tâm người đó phóng túng ra ngoài đường, xe cộ, chim chóc hay những vọng tưởng khác, thì coi như người đó không có sự tỉnh-giác canh phòng nơi cổng ra vào, ai ra ai vô làm gì cũng không thấy, và như vậy công việc gác gian là vô ích và không kết quả. Việc tu tập hay thiền tập là tập luyện khả năng tỉnh-giác một cách thường trực và chánh niệm để có thể quan sát tâm này và những trạng thái của nó. Nếu để mất chánh niệm, tâm lăng xăng chỗ khác hoặc để tâm chạy theo những trạng thái tâm này nọ, thì coi như là không có sự tỉnh-giác, và do vậy sự thiền tập không mang lại kết quả).

So we must train this mind to hear the Dhamma, to cultivate the Buddho, the clear and radiant awareness, that which exists above and beyond the ordinary mind and knows all that goes on within it. This is why we meditate on the word Buddho, so that we can know the mind beyond the mind. Just observe all the mind's movements, whether good or bad, until the one who knows realizes that the mind is simply mind, not a self or a person. This is called cittānupassanā, Contemplation of Mind. Seeing in this way we will understand that the mind is transient, imperfect and ownerless. This mind doesn't belong to us.

Do vậy, chúng ta cần phải tập luyện tâm này lắng nghe Giáo Pháp, tu dưỡng Phật tính, tu tập sự tỉnh giác rõ ràng và sáng tỏ, để cho nó đứng bên trên và bên trước cái tâm bình thường và biết rõ những gì đang xảy ra bên trong cái tâm phàm tục đó. Chỗ này chính là cái lý chúng ta tập thiền với chữ Bud-dho [Đức Phật], để cho chúng ta có thể hiểu biết cái tâm trước một bước và trên một bước hơn nó. Chỉ cần ngồi quan sát tất cả mọi chuyển động của cái tâm, dù tốt hay xấu, lành hay không lành, cho đến khi cái "người biết" nhận biết được "tâm chỉ là tâm", chứ không phải là một cái 'linh hồn', một cái 'ta', cái 'ngã' hay là một 'ai' cả. Đây chính là phương pháp Chánh niệm về Tâm (cittānupassanā)mà Phật đã nói trong kinh Bốn Nền Tảng Chánh Niệm (Satipatthana Sutta). Tập nhìn thấy tâm theo cách như vậy giúp chúng ta có thể hiểu ra rằng "tâm là luôn luôn biến đổi (vô thường), là bất toại nguyện (khổ) và không có chủ thể (vô ngã). Tâm này không phải là của ta. Tâm này không thuộc về chúng ta.

We can summarize thus: The mind is that which acknowledges sense objects; sense objects are sense objects as distinct from the mind; 'the one who knows' knows both the mind and the sense objects for what they are. We must use sati to constantly cleanse the mind. Everybody has sati, even a cat has it when it's going to catch a mouse. A dog has it when it barks at people. This is a form of sati, but it's not sati according to the Dhamma. Everybody has sati, but there are different levels of it, just as there are different levels of looking at things. Like when I say to contemplate the body, some people say, ''What is there to contemplate in the body? Anybody can see it. Kesā we can see already, lomā we can see already... hair, nails, teeth and skin we can see already. So what?''

This is how people are. They can see the body alright but their seeing is faulty, they don't see with the Buddho, the one who knows, the awakened one. They only see the body in the ordinary way, they see it visually. Simply to see the body is not enough. If we only see the body there is trouble. You must see the body within the body, then things become much clearer. Just seeing the body you get fooled by it, charmed by its appearance. Not seeing transience, imperfection and ownerlessness, kāmachanda arises. You become fascinated by forms, sounds, odors, flavors and feelings. Seeing in this way is to see with the mundane eye of the flesh, causing you to love and hate and discriminate into pleasing and unpleasing.

Chúng ta có thể tóm lược như vầy: Tâm là cái nhận biết những đối tượng giác quan; Những đối tượng giác quan là khác với tâm; Cái "người biết" hiểu biết về cả tâm và những đối tượng của tâm đúng-như-chúng-là. Chúng ta phải dùng sự chánh niệm (sati) để thường xuyên làm sạch cái tâm. Ai cũng có khả năng chú tâm chánh niệm (sati), ngay cả con mèo cũng có khả năng đó, khi nó đang rình bắt một con chuột. Con chó cũng có khả năng đó, khi nó đang chú tâm và sủa vào một người lạ. Đó là dạng chú tâm chánh niệm, nhưng nó khác với sự chú tâm chánh niệm theo đúng như Giáo Pháp. Ai cũng có khả năng chú tâm chánh niệm (sati), nhưng có nhiều mức độ chú tâm chánh niệm khác nhau, giống như mức độ chú tâm khác nhau của nhiều người khác nhau khi họ đang nhìn vào cái gì. Giống như vầy, khi tôi nói quán xét về thân, nhiều người lại nói rằng: "Có gì lạ đâu mà quán xét thân này? Ai mà chẳng nhìn thấy thân rồi. Tóc thì chúng tôi thấy rồi, lông chúng tôi thấy rồi... móng, răng, da, thịt, gân, tủy, thận...chúng tôi cũng nhìn thấy hết rồi... Vậy quán xét làm chi?".Mọi người thường nghĩ như vậy. Đúng là họ nhìn thấy thân, nhưng sự nhìn đó không phải là sự nhìn thấy thực thụ, họ không nhìn thấy bằng sự hiểu-biết, bằng Phật trí (Buddho), bằng cái "người biết", bằng "người tỉnh thức". Họ chỉ nhìn thấy thân theo cách thông thường, họ chỉ nhìn thấy bằng mắt thường. Chỉ nhìn thấy thân đơn giản như vậy là chưa đủ. Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy thân như vậy là thì khó biết và còn nhầm lẫn. Chúng ta phải nhìn thấy thân-trong-thân thì mọi thứ mới trở nên rõ ràng hơn. Nếu chỉ nhìn thấy thân theo cách người phàm thì chúng ta sẽ bị nó giả lừa, sẽ bị nó quyến rũ bằng sắc vẻ bề ngoài của nó. Nếu không nhìn thấy bản tính luôn biến hoại (vô thường), bất hoàn hảo, bất như ý (khổ) và vô chủ nhân (vô ngã) của nó thì tâm tham dục (nhục dục, sắc dục, kāmachanda) sẽ luôn luôn khởi sinh và đầy ắp trong tâm kẻ phàm phu. Ta sẽ luôn bị mê hoặc bởi những hình sắc (như sắc thân, diện mạo...), những âm thanh (như lời nói dễ nghe, gợi tình, tiếng hát hay...), những mùi hương, những mùi vị (mùi thân thể, mùi vị nam nữ...) và những cảm giác (do tình cảm, cảm xúc, do chạm xúc...). Cứ nhìn và bị dính theo những sắc vẻ bề ngoài như vậy là cách nhìn của con mắt trần bằng thịt, khiến cho ta cứ yêu thích, ghét chê và phân biệt đẹp xấu này nọ liên tục đủ cách thành những (nhận thức) vui và không vui, dễ chịu và khó chịu, sướng và khổ... liên tục và liên tục trong suốt sự sống.

The Buddha taught that this is not enough. You must see with the ''mind's eye.'' See the body within the body. If you really look into the body... Ugh! It's so repulsive. There are today's things and yesterday's things all mixed up in there, you can't tell what's what. Seeing in this way is much clearer than to see with the carnal eye. Contemplate, see with the eye of the mind, with the wisdom eye.

Đức Phật đã dạy rằng nhìn theo kiểu như vậy là chưa đủ, nhìn bằng mắt trần chỉ là cách nhìn một-phía. Chúng ta cần phải biết nhìn bằng "con mắt của tâm". Nhìn thấy thân trong thân. Nếu chúng ta thực sự nhìn vào bên trong thân này... thì sẽ thấy: Ui! thân này thật gớm ghiếc. Trong thân trộn lẫn những thứ hôm nay và những thứ hôm qua, chúng ta không thể nói thứ nào là thứ nào. Nhìn theo cách như vậy thì thấy rõ hơn nhiều so với cách nhìn bằng con mắt tham dục. Quán xét và nhìn bằng con mắt của tâm, bằng con mắt trí tuệ.

People's understandings differ like this. Some people don't know what there is to contemplate in the five meditations, head hair, body hair, nails, teeth and skin. They say they can see all those things already, but they can only see them with the carnal eye, with this ''crazy eye'' which only looks at the things it wants to look at. To see the body in the body you have to look much clearer than that.

Sự hiểu biết của người đời thì khác. Nhiều người không biết thiền quán về năm thứ đầu tiên dễ nhận thấy nhất trên thân người, đó là: tóc, lông, móng, răng và da. Họ cứ nói rằng họ đã nhìn thấy rồi, nhưng họ chỉ nhìn thấy bằng con mắt tham dục thường ngày, bằng con mắt "điên đảo" chỉ nhìn ngắm những thứ họ thích nhìn. Để nhìn thấy thân trong thân bạn phải nhìn thấu rõ hơn cách nhìn đó.

This is the practice that can uproot clinging to the five khandhas. To uproot attachment is to uproot suffering, because attaching to the five khandhas is the cause of suffering. If suffering arises it is here, at the attachment to the five khandhas. It's not that the five khandhas are in themselves suffering, but the clinging to them as being one's own... that's suffering.

Đây là cách tu tập (thiền quán hay thiền chánh niệm về thân) có thể giúp bứng bỏ những thói tâm dính chấp vào cái thân năm-uẩn (khandha). Bứng bỏ được sự dính chấp ràng buộc là bứng bỏ khổ đau, bởi sự ràng buộc dính chấp vào thân năm-uẩn là nguyên nhân gây ra khổ. Nếu khổ khởi sinh thì nó ở ngay đây, ngay chỗ sự dính chấp vào năm uẩn. Không phải trong bản thân năm uẩn là khổ, mà chính sự dính chấp vào chúng, coi chúng là 'của ta'... thì mới là khổ.

If you clearly see the truth of these things through meditation practice, then suffering becomes unwound, like a screw or a bolt. When the bolt is unwound, it withdraws. The mind unwinds in the same way, letting go, withdrawing from the obsession with good and evil, possessions, praise and status, happiness and suffering.

Nếu ai thiền tập và nhìn thấy rõ ràng những sự thật đó thì sự khổ sẽ dần được tháo gỡ ra, giống như kiểu cây đinh con vít được vặn tháo ra vậy. Vặn tháo từ từ cây đinh cây vít và nhổ nó ra. Tâm cũng vặn tháo ra theo cách như vậy, tháo bỏ những dính chấp ràng buộc, buông bỏ buông bỏ, tháo bỏ những thói tâm đối đãi ám mụi từ bao kiếp về cái tốt và cái xấu, về sở hữu và những thứ của-ta, về danh và lợi, về sướng và khổ...

If we don't know the truth of these things it's like tightening the screw all the time. It gets tighter and tighter until it's crushing you and you suffer over everything. When you know how things are then you unwind the screw. In Dhamma language we call this the arising of nibbidā, disenchantment. You become weary of things and lay down the fascination with them. If you unwind in this way you will find peace.

Nếu chúng ta không biết sự thật về những thứ của thân thì giống như ta cứ siết chặt cây đinh con vít mãi mãi. Càng lúc càng chặt thêm cho đến khi nó nghiền nát ta bên dưới và ta luôn bị khổ vì mọi sự mọi thứ dính chấp. Khi ta biết rõ mọi thứ ra sao thì ta sẽ vặn tháo trở ra theo chiều ngược lại. Trong Giáo Pháp chúng tôi gọi đó làm khởi sinh sự buông bỏ, sự chán bỏ, sự lìa bỏ (nibbidā), đó là sự không còn mê tham hay dính chấp vào những thứ giả tạm của thân này và của thế gian. Ta trở nên chán ngán với mọi thứ và ta dẹp bỏ sự tham chấp vào chúng. Nếu chúng ta tháo bỏ theo cách như vậy thì chúng ta sẽ tìm thấy sự bình an.

The cause of suffering is to cling to things. So we should get rid of the cause, cut off its root and not allow it to cause suffering again. People have only one problem - the problem of clinging. Just because of this one thing people will kill each other. All problems, be they individual, family or social, arise from this one root. Nobody wins... they kill each other but in the end no-one gets anything. I don't know why people keep on killing each other so pointlessly.

Nguyên nhân của khổ là do dính chấp vào đủ thứ. Do vậy chúng ta cần phải loại bỏ nguyên nhân, bứng bỏ gốc rễ của nó và ngăn không cho nó tái tục gây khổ nữa. Người đời có một vấn đề khó giải—đó là vấn đề dính chấp. Chỉ vì duy nhất sự dính chấp này (gồm có tham và si) mà người ta giết thức). [Sắc là tập hợp tạo nên phần thân thể, bốn tập hợp kia thuộc các phần tâm linh, tinh thần].

Tất cả mọi vấn nạn, từ phạm vi cá nhân, gia đình, xã hội... đều khởi sinh từ một nguyên nhân gốc rễ này. Chẳng ai thắng được gì... họ giết nhau nhưng cuối cùng chẳng ai dành được gì. Tôi không hiểu tại sao con người trên thế giới vẫn còn chiến đấu và giết nhau như vậy để rốt cuộc chẳng được gì.

Power, possessions, status, praise, happiness and suffering... these are the worldly dhammas. These worldly dhammas engulf worldly beings. Worldly beings are led around by the worldly dhammas: gain and loss, acclaim and slander, status and loss of status, happiness and suffering. These dhammas are trouble makers, if you don't reflect on their true nature you will suffer. People even commit murder for the sake of wealth, status or power. Why? Because they take them too seriously. They get appointed to some position and it goes to their heads, like the man who became headman of the village. After his appointment he became ''power-drunk.'' If any of his old friends came to see he'd say, ''Don't come around so often. Things aren't the same anymore.''

Quyền lực, của cải, chức phận, danh tiếng, sướng và khổ... tất cả đều là những thứ thế tục, đó là những pháp thế gian. Những pháp thế gian bao bọc những người thế tục. Những người thế tục thì bị dẫn dắt đảo điên liên tục bởi những pháp thế gian, đó là những được-mất, khen-chê, vinh nhục, sướng-khổ. (Đó là tám pháp thế gian bao phủ và chi phối tâm trạng của người phàm phu). Xưa nay có người còn giết người để cướp của, để tranh giành quyền lực và địa vị. Tại sao? Bởi họ coi những thứ đó là hệ trọng nhất trong cuộc đời của họ. (Họ muốn được đủ thứ, muốn được khen nịnh, muốn được vinh danh uy quyền, và muốn được sướng, không bị khổ). Khi họ được người ta đề bạt vào chức vị nào đó, họ mang chức vị đó vào đầu luôn, giống như ông thôn trưởng mới được bầu trở thành người đứng đầu hay trở thành 'cái đầu' của ngôi làng vậy. Sau khi được bổ nhiệm ông trở thành kẻ "nghiện chức quyền". Nếu bạn bè cũ đến thăm hỏi, ông ta không nói thì cũng nghĩ: "Làm gì đến hoài vậy. Đâu còn kiểu bạn bè lom com như xưa nữa đâu. Giờ tui đã là 'sếp' rồi mà". Thói đời là vậy!

The Buddha taught to understand the nature of possessions, status, praise and happiness. Take these things as they come but let them be. Don't let them go to your head. If you don't really understand these things you become fooled by your power, your children and relatives... by everything! If you understand them clearly you know they're all impermanent conditions. If you cling to them they become defiled.

Đức Phật dạy chúng ta nên hiểu rõ tính chất của những thứ: của cải, danh lợi, tiếng khen và sự khoái sướng. (Bốn thứ hay bốn pháp thế gian mà người đời liên tục chạy sau khi được sinh ra). Nếu có được chúng thì ta cứ nhận lấy chúng như chúng là, nhận lấy một cách buông bỏ (không nhận lấy với lòng tham muốn có thêm nhiều nữa). Đừng để chúng nhảy lên đầu ta. Nếu chúng ta không hiểu biết rõ những điều đó thì chúng ta sẽ bị lừa và cứ chạy theo tham chấp về của cải, tiền bạc, nhà cửa, con cháu, người thân thuộc... chạy theo đủ thứ trên đời! Nếu chúng ta hiểu rõ về chúng, chúng ta sẽ biết tất cả chúng chỉ là những thứ vô thường, giả tạm. Nếu chúng ta bám dính theo chúng, chúng trở thành những ô nhiễm trong tâm.

All of these things arise afterwards. When people are first born there are simply nāma and rūpa, that's all. We add on the business of ''Mr. Jones,'' ''Miss Smith'' or whatever later on. This is done according to convention. Still later there are the appendages of ''Colonel,'' ''General'' and so on. If we don't really understand these things we think they are real and carry them around with us. We carry possessions, status, name and rank around. If you have power you can call all the tunes... ''Take this one and execute him. Take that one and throw him in jail''... Rank gives power. This word ''rank'' here is where clinging takes hold. As soon as people get rank they start giving orders; right or wrong, they just act on their moods. So they go on making the same old mistakes, deviating further and further from the true path.

Tất cả những thứ đó đều khởi động sau khi con người được sinh ra. Đầu tiên lúc sinh ra 'con người' chỉ có phần danh và sắc (nāma và rūpa), tức phần thân thể và phần tâm. mà thôi. Sau đó chúng ta đặt thêm tên "Ông Phượng", "Bà Tím" và đủ thứ sau đó. Những thứ đặt thêm là những quy ước. Sau đó còn gán thêm nhiều danh chức như "Đại tá", "Tướng" và vân vân. Nếu chúng ta không hiểu rõ đó chỉ là những sự quy ước thì chúng ta cứ tưởng chúng là những thứ "thiệt" và cứ mang chúng theo mình khắp nơi suốt đời. Vì không hiểu những pháp thế gian là quy ước và giả tạm, nên chúng ta cứ cố sức mang theo những thứ của cải, vật sở hữu, danh phận, chức tước theo mình suốt đời. Nếu ai có quyền thì người đó sẽ lên giọng lệnh này lệnh nọ... "Bắt tù người này và xử tội"... Chức vị đưa ra quyền lực. Chữ "chức vị" ở đây là chỗ người ta dính chấp. Ở nhiều nơi, khi có chức vị người ta lập tức ra lệnh; không cần đúng hay sai, họ cứ làm theo tâm trạng và ý muốn của họ. Rồi họ lại làm những lỗi sai lầm như trước, càng lúc càng đi xa khỏi con đường chánh trực.

One who understands the Dhamma won't behave like this. Good and evil have been in the world since who knows when... if possessions and status come your way then let them simply be the possessions and status, don't let them become your identity. Just use them to fulfill your obligations and leave it at that. You remain unchanged. If we have meditated on these things, no matter what comes our way we will not be fooled by it. We will be untroubled, unaffected, constant. Everything is pretty much the same, after all.

Ai hiểu Giáo Pháp thì không hành xử như vậy. Tốt-xấu, thiện-ác đã có mặt trên thế gian tự thuở nào... nếu của cải và danh lợi đưa đến trên đường đời của ta, ta cứ coi đó là những thứ của cải và danh lợi, đừng để cho chúng trở thành 'ta', đừng nhận lầm những thứ đó là 'ta'. Chúng ta chỉ dùng chúng để thực hiện những trách phận cần nên làm và sau đó buông thả chúng. Bản thân ta vẫn không thay đổi, không thay đổi hay biến đổi theo những thứ đó. Nếu chúng ta thiền tập thành công về những thứ đó, thì khi những thứ đó xảy đến trong đời ta, ta vẫn bình thản và không bị đánh lừa bởi chúng. Chúng ta sẽ không bị phiền não, không bị tác động, vẫn tự tại như thường. Mọi thứ cuối cùng rồi cũng như nhau, rốt cuộc là vậy.

This is how the Buddha wanted us to understand things. No matter what you receive, the mind adds nothing on to it. They appoint you a city councilor... ''Okay, so I'm a city councilor... but I'm not.'' They appoint you head of the group... ''Sure I am, but I'm not.'' Whatever they make of you... ''Yes I am, but I'm not!'' In the end what are we anyway? We all just die in the end. No matter what they make you, in the end it's all the same. What can you say? If you can see things in this way you will have a solid abiding and true contentment. Nothing is changed.

Đó là cách Phật muốn chúng ta hiểu biết về mọi sự. Dù ta có nhận gì, tâm không thêm thắt gì vào đó. Họ bầu cử bạn thành ngài thị trưởng... "Ừ, thì tôi sẽ làm thị trưởng, nhưng tôi không phải là cái 'chữ chức' đó". Họ cử bạn làm trưởng nhóm... "Ừ, tôi làm, nhưng tôi không phải là cái 'trưởng nhóm'". Dù ai có chọn bạn làm chức vị gì, bạn cứ nhận lấy nếu là việc nên làm... "Vâng, tôi làm, nhưng tôi không phải là vậy!". Rốt cuộc sau cùng, chúng ta là gì? Rốt cuộc rồi chúng ta cũng chết. Dù họ có bầu chọn bạn là gì trong đời, cuối cùng bạn cũng vậy, cũng chẳng khác gì mọi người, cũng chết. Tất cả đều đi đến kết cục đó. Vậy thì ta còn nói gì được bây giờ? Nếu chúng ta nhìn thấy mọi thứ theo cách như vậy thì chúng ta có được một chỗ an-trú chắc chắn và một sự bằng-lòng thực sự. Chẳng thay đổi được gì. (Vậy ta nên biết bằng lòng với những quy luật và lẽ thật của mọi thứ diễn ra).

This is not to be fooled by things. Whatever comes your way, it's just conditions. There's nothing which can entice a mind like this to create or proliferate, to seduce it into greed, aversion or delusion.

Đây là cách không bị đánh lừa và không bị lôi kéo bởi những thứ trên thế gian. Bất cứ thứ gì xảy đến trong đời ta, đó chỉ là những điều kiện. (Tâm chúng ta đã được tu tập để hiểu biết rõ như vậy). Chẳng còn thứ gì có thể dụ dỗ cái tâm đó tiếp tục tạo tác hay phóng túng nữa; không còn có thể lôi kéo nó vào chỗ tham, sân, si nào nữa.

Now this is to be a true supporter of Buddhism. Whether you are among those who are being supported (i.e., the Sangha) or those who are supporting (the laity) please consider this thoroughly. Cultivate the sīla-dhamma within you. This is the surest way to support Buddhism. To support Buddhism with the offerings of food, shelter and medicine is good also, but such offerings only reach the ''sapwood'' of Buddhism. Please don't forget this. A tree has bark, sapwood and heartwood, and these three parts are interdependent. The heartwood must rely on the bark and the sapwood. The sapwood relies on the bark and the heartwood. They all exist interdependently, just like the teachings of Moral Discipline, Concentration and Wisdom. Moral Discipline is to establish your speech and actions in rectitude. Concentration is to firmly fix the mind. Wisdom is the thorough understanding of the nature of all conditions. Study this, practice this, and you will understand Buddhism in the most profound way.

Giờ tôi xin nhắc lại, đây là cách để trở thành một người hộ đạo đích thực của đạo Phật. Dù quý vị có thuộc những người được ủng hộ cúng dường (như Tăng, Ni) hay thuộc những người ủng hộ (như người tại gia, thí chủ), thì quý vị cũng cần phải suy xét vấn đề này một cách thấu suốt. Hãy tu tập pháp giới-hạnh (sīla-dhamma) bên trong tâm mình. Đây là con đường chắc chắn nhất để ủng hộ đạo Phật. Ủng hộ đạo Phật bằng cách cúng dường bốn loại vật phẩm như thức ăn, chỗ ở, y phục và thuốc men thì cũng là tốt, nhưng loại cúng dường đó chỉ mới chạm đến phần "gỗ mềm" của đạo Phật. Đừng quên điều đó. Một cái cây có vỏ, phần gỗ mềm và phần gỗ lõi bên trong, và ba phần này là liên quan tương trợ lẫn nhau. Phần lõi cũng nhờ có lớp vỏ cây và lớp gỗ mềm bên ngoài. Phần gỗ mềm cũng nhờ có lớp vỏ cây và phần gỗ lõi bên trong. Chúng tồn tại một cách tương quan tương tức với nhau. Cũng giống như những giáo lý về Giới Hạnh, Thiền Định và Trí Tuệ, tức Giới Định Tuệ (Sīla, Samādhi, Paññā) của Phật. Giới Hạnh là để thiết lập những hành động và lời nói một cách chánh trực, đúng đắn. Thiền Định là để tập trung (gom tụ, hội tụ, hợp nhất) tâm để đạt đến khả năng định tâm. Trí Tuệ là sự hiểu biết thấu suốt về bản chất của tất cả mọi điều kiện, hiện tượng. Hãy học hiểu con đường này, thực hành con đường này, rồi bạn sẽ hiểu được đạo Phật một cách sâu sắc nhất.

If you don't realize these things you will be fooled by possessions, fooled by rank, fooled by anything you come into contact with. Simply supporting Buddhism in the external way will never put an end to the fighting and squabbling, the grudges and animosity, the stabbing and shooting. If these things are to cease we must reflect on the nature of possessions, rank, praise, happiness and suffering. We must consider our lives and bring them in line with the teaching. We should reflect that all beings in the world are part of one whole. We are like them, they are like us. They have happiness and suffering just like we do. It's all much the same. If we reflect in this way, peace and understanding will arise. This is the foundation of Buddhism.

Nếu quý vị không hiểu được những điều này, thì quý vị sẽ luôn luôn bị dẫn lừa và chạy theo những thứ của cải vật chất, bị dẫn lừa bởi chức vị địa vị, bởi khoái lạc giác quan và bởi bất cứ thứ gì chạm đến quý vị. Cứ làm làm những việc như đi chùa, ủng hộ cúng dường đạo Phật theo cách bề ngoài thì chẳng bao giờ chấm dứt sự tranh đấu, cãi vả, thù ghét, ác độc, tranh đấu, giết hại trên thế gian này. Nếu muốn dừng lại tất cả những hành vi (nghiệp) bất thiện đó, chúng ta cần phải tu tập quán xét sâu sắc về bản chất của những thứ thế gian: được/mất, khen/chê, vinh/nhục và sướng/khổ. Chúng ta phải quán xét sâu sắc về sự sống của mình và làm cho cuộc sống diễn ra theo hướng con đường của giáo lý chánh đạo. Chúng ta phải quán xét rằng tất cả mỗi chúng sinh trên thế gian đều là một phần của tất cả thế giới chúng sinh. Chúng ta cũng như họ, họ cũng như chúng ta. Họ cũng có hạnh phúc và khổ đau như chúng ta. Tất cả đều gần như nhau. Nếu chúng ta biết quán xét theo cách như vậy, sự hiểu biết và bình an sẽ khởi sinh trong ta. Đây chính là nền tảng của đạo Phật.

Chương 17

TRANSCENDENCE – BẢN THỂ SIÊU VIỆT

When the group of five ascetics abandoned the Buddha, he saw it as a stroke of luck, because he would be able to continue his practice unhindered. With the five ascetics living with him, things weren't so peaceful, he had responsibilities. And now the five ascetics had abandoned him because they felt that he had slackened his practice and reverted to indulgence. Previously he had been intent on his ascetic practices and self-mortification. In regards to eating, sleeping and so on, he had tormented himself severely, but it came to a point where, looking into it honestly, he saw that such practices just weren't working. It was simply a matter of views, practicing out of pride and clinging. He had mistaken worldly values and mistaken himself for the truth.

Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào. Khi năm ẩn sĩ sống bên cạnh, không lúc nào Ngài được trọn vẹn thanh thản, an lành, Ngài phải có trách nhiệm khi sống chung. Và bây giờ năm ẩn sĩ từ bỏ Ngài bởi vì họ cảm thấy Ngài tu hành trì trệ có xu hướng trở về đời sống dục lạc. Trước đây, Ngài nỗ lực tu theo khổ hạnh, hành hạ thân thể, khổ hạnh trong ăn uống, ngủ nghỉ, v.v..., Ngài đã thực hành khổ hạnh ép xác hết sức khốc liệt nhưng khi thực tập đến đỉnh điểm, Ngài tự nhận ra lối tu tập khổ hạnh ép xác như thế hoàn toàn không đưa đến mục đích mong mỏi. Pháp tu này chỉ là một quan điểm, một lối thực tập thoát ra ngoài tâm ngạo mạn, tự hào và tham luyến mà thôi. Chính Ngài vướng vào sai lầm không phân biệt rõ các giá trị thế gian và chân lý tối hậu.

For example if one decides to throw oneself into ascetic practices with the intention of gaining praise - this kind of practice is all ''world-inspired,'' practicing for adulation and fame. Practicing with this kind of intention is called ''mistaking worldly ways for truth.''

Another way to practice is ''to mistake one's own views for truth.'' You only believe yourself, in your own practice. No matter what others say you stick to your own preferences. You don't carefully consider the practice. This is called ''mistaking oneself for truth.''

Như người đã quyết định quên mình tu khổ hạnh để mong có tiếng khen - loại thực tập này là "tham vọng phàm phu", thực tập vì mê thích danh tiếng. Thực tập theo lối này còn được gọi là "lầm lẫn nẻo về thế tục mà cho là chân lý".

Một cách thực tập khác đó là "lầm lẫn quan điểm của tự thân xem như là chân lý". Bạn chỉ tin tưởng trong cách thực tập của tự thân. Không bận tâm đến ai nói gì, bạn chỉ khư khư giữ quan điểm riêng của mình. Bạn không cân nhắc cẩn thận việc thực tập. Đây gọi là "lầm lẫn quan điểm của tự thân là chân lý".

Whether you take the world or take yourself to be truth, it's all simply blind attachment. The Buddha saw this, and saw that there was no ''adhering to the Dhamma,'' practicing for the truth. So his practice had been fruitless, he still hadn't given up defilements.

Cho dù bạn xem thế giới này hay bản mình là chân lý, tất cả chỉ là tham chấp mù quáng. Đức Thế Tôn nhận diện ra điều này và biết rõ rằng không "dính mắc vào Pháp" chính là cách thực tập cho mục đích đến là chân lý. Vì vậy việc thực tập lâu nay của Ngài vô hiệu quả, Ngài vẫn chưa đoạn tận phiền não cấu nhiễm.

Then he turned around and reconsidered all the work he had put into practice right from the beginning in terms of results. What were the results of all that practice? Looking deeply into it he saw that it just wasn't right. It was full of conceit, and full of the world. There was no Dhamma, no insight into anattā (not self), no emptiness or letting go. There may have been letting go of a kind, but it was the kind that still hadn't let go.

Ngài quay trở lại và tư duy thật kỹ tất cả các phương pháp tu tập từ trước đến nay có kết quả gì. Các pháp môn ấy mang lại kết quả gì? Quán sát thật sâu, thật kỹ, Ngài thấy rằng chúng không đúng. Chúng chất chứa đầy kiêu mạn, đầy chất phàm trần của thế gian. Không có Pháp, không tìm thấy gì trong cái vô ngã, không, trống rỗng và đến đi tự nhiên. Có thứ đến đi tự nhiên nhưng vẫn có một thứ thường hằng, không đến đi này.

Looking carefully at the situation, the Buddha saw that even if he were to explain these things to the five ascetics they wouldn't be able to understand. It wasn't something he could easily convey to them, because those ascetics were still firmly entrenched in the old way of practice and seeing things. The Buddha saw that you could practice like that until your dying day, maybe even starve to death, and achieve nothing, because such practice is inspired by worldly values and by pride.

Quán sát kỹ lưỡng trạng huống này, Đức Thế Tôn hiểu rằng, cho dù Ngài có giải thích những điều Ngài nghiệm suy cho nhóm năm vị ẩn sĩ, họ cũng không thể nào hiểu nỗi. Chuyển hoá họ ngay lúc này không phải là điều dễ làm đối với Ngài, bởi vì những vị ẩn sĩ này vẫn cố thủ lối thực tập cũ và nhận thức thế giới xung quanh theo cách nhìn nhận của họ. Đức Thế Tôn biết rằng bạn có thể thực tập như thế cho đến khi nào bạn rời cõi đời, có thể vì đói mà chết và rồi không đạt được mục đích gì cả, bởi vì phương pháp thực tập này được cổ vũ khuyến khích từ những giá trị thế tục, từ tiếng khen.

Considering deeply, he saw the right practice, sammā-patipadā: the mind is the mind, the body is the body. The body isn't desire or defilement. Even if you were to destroy the body you wouldn't destroy defilements. That's not their source. Even fasting and going without sleep until the body was a shrivelled-up wraith wouldn't exhaust the defilements. But the belief that defilements could be dispelled in that way, the teaching of self-mortification, was deeply ingrained into the five ascetics.

Suy nghĩ thật kỹ, Ngài nhận ra có một phương pháp thực tập đúng đắn (sammā patipada): Đó là quán sát tâm trong tâm, thân trên thân. Thân không có tham ái hay cấu nhiễm phiền não. Dù cho bạn vứt bỏ thân này đi, bạn cũng không thể đoạn tận cấu nhiễm phiền não. Đó không phải là căn nguyên của chúng. Dù ở đói hay không ngủ cho đến nỗi thân thể chỉ còn là một thây ma, gầy còm, nhăn nheo cũng không làm tiêu mòn cấu uế phiền não được. Pháp tu khổ hạnh thật đã quá ăn sâu mọc rễ trong quan niệm của năm vị ẩn sĩ, họ chỉ một mực tin tưởng rằng phiền não cấu uế có thể bị xua tan theo cách ấy mà thôi.

The Buddha then began to take more food, eating as normal, practicing in a more natural way. When the five ascetics saw the change in the Buddha's practice they figured that he had given up and reverted to sensual indulgence. One person's understanding was shifting to a higher level, transcending appearances, while the other saw that that person's view was sliding downwards, reverting to comfort. Self-mortification was deeply ingrained into the minds of the five ascetics because the Buddha had previously taught and practiced like that. Now he saw the fault in it. By seeing the fault in it clearly, he was able to let it go.

Đức Thế Tôn bắt đầu dùng ít thức ăn và rồi ăn lại bình thường, thực tập theo phương pháp tự nhiên. Khi năm ẩn sĩ thấy Đức Thế Tôn thay đổi phương pháp tu tập, họ cho rằng Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh và trở lại đời sống hưởng thụ vật chất. Sự hiểu biết của Ngài đã đến bậc cao hơn, vượt qua hình tướng bên ngoài, trong khi năm ẩn sĩ cho rằng ý chí tu hành của Ngài đang bị tuột dốc, quay lại đời sống ngũ dục phóng túng. Quan niệm phải tu theo khổ hạnh mới là pháp môn đúng đắn nhất đã ăn sâu trong tâm thức của năm vị ẩn sĩ bởi vì Đức Thế Tôn trước đây đã hướng dẫn họ và thực tập giống như thế. Bây giờ Ngài nhận ra khuyết điểm của pháp tu này. Nhờ thấy rõ khuyết điểm, Ngài không tiếp tục thực tập pháp tu sai lầm ấy nữa.

When the five ascetics saw the Buddha doing this they left him, feeling that he was practicing wrongly and that they would no longer follow him. Just as birds abandon a tree which no longer offers sufficient shade, or fish leave a pool of water that is too small, too dirty or not cool, just so did the five ascetics abandon the Buddha.

Khi năm ẩn sĩ thấy Đức Thế Tôn làm như thế, họ bỏ Ngài mà đi, cảm thấy Ngài đang thực tập sai pháp và họ không tiếp tục tu học chung với Ngài nữa. Như đàn chim từ bỏ cổ thụ vì cây không còn đủ bóng mát nương nhờ, hay cá rời hồ nước vì nơi ấy quá nhỏ, quá bẩn hay quá lạnh, thế là năm ẩn sĩ từ bỏ Đức Thế Tôn.

So now the Buddha concentrated on contemplating the Dhamma. He ate more comfortably and lived more naturally. He let the mind be simply the mind, the body simply the body. He didn't force his practice in excess, just enough to loosen the grip of greed, aversion, and delusion. Previously he had walked the two extremes: kāmasukallikānuyogo - if happiness or love arose he would be aroused and attach to them. He would identify with them and wouldn't let go. If he encountered pleasantness he would stick to that, if he encountered suffering he would stick to that. These two extremes he called kāmasukallikānuyogo and attakilamathānuyogo.

Đức Thế Tôn chú tâm suy tư giáo pháp. Ngài ăn uống sống theo lẽ tự nhiên, bình thường. Ngài để tâm thanh thản tự tại, thân thể thong dong. Ngài không quá cố gắng hối thúc thực tập, chỉ giữ vừa đủ khả năng loại bỏ tham, sân và si. Trước đây Ngài đã đi vào hai cực đoan - khi hạnh phúc tình yêu đến, Ngài xốn xang và luyến đắm vào chúng. Ngài đồng nhất mình với chúng và không muốn rời bỏ. Hễ đối diện lạc thú, Ngài dính mắc vào đó không rời, và rồi khi đối diện đau khổ, Ngài cũng lưu luyến mãi không rứt ra được. Hai cực đoan này, Ngài gọi là kamasukhallikanuyogo và attakilamathanuyogo.

The Buddha had been stuck on conditions. He saw clearly that these two ways are not the way for a samana. Clinging to happiness, clinging to suffering: a samana is not like this. To cling to those things is not the way. Clinging to those things he was stuck in the views of self and the world. If he were to flounder in these two ways he would never become one who clearly knew the world. He would be constantly running from one extreme to the other. Now the Buddha fixed his attention on the mind itself and concerned himself with training that.

Lúc ấy, bị vướng vào ngoại cảnh, Ngài thấy rõ hai lối thực tập này không phải là chánh đạo của một Sa-môn. Tham đắm hạnh phúc, vướng luỵ đau khổ: một Sa-môn không như thế. Tham chấp những thứ này không phải là chánh đạo. Vì tham chấp vào những thứ này, Ngài đã lọt vào vòng quan kiến ngã và thế giới. Nếu như loạng choạng trong hai con đường này, Ngài sẽ không bao giờ trở thành vị toàn tri trên đời, sẽ mãi chạy theo cực đoan này đến cực đoan khác. Nhận ra điều này, Đức Thế Tôn xác lập tâm định, chú tâm vào tâm mình, điều phục chúng.

All facets of nature proceed according to their supporting conditions, they aren't any problem in themselves. For instance, illnesses in the body. The body experiences pain, sickness, fever and colds and so on. These all naturally occur. Actually people worry about their bodies too much. That they worry about and cling to their bodies so much is because of wrong view, they can't let go.

Tất cả các pháp diễn tiến tự nhiên theo nhân duyên hỗ tương, tự thân chúng không có vấn đề gì với nhau cả. Ví như khi thân bị bệnh, toàn thân cảm giác đau đớn, nhức mỏi, sốt nóng lạnh, v.v.... Những cảm giác này khởi lên tự nhiên. Thật vậy, con người ta lo âu về thân thể của mình quá nhiều. Họ cứ mãi lo lắng và chấp luyến thân thể bởi quan niệm sai lầm mà không thể thoát ra được.

Look at this hall here. We build the hall and say it's ours, but lizards come and live here, rats and geckos come and live here, and we are always driving them away, because we see that the hall belongs to us, not the rats and lizards.

Hãy nhìn hội trường này. Chúng ta xây hội trường và nói nó là của chúng ta nhưng lũ thằn lằn đến sống ở đây, cả lũ chuột, tắc kè cũng đến sống chung ở đây, chúng ta luôn xua đuổi chúng ra ngoài bởi vì chúng ta cho rằng hội trường này thuộc về chúng ta không phải thuộc về lũ thằn lằn, chuột, tắc kè kia.

It's the same with illnesses in the body. We take this body to be our home, something that really belongs to us. If we happen to get a headache or stomach-ache we get upset, we don't want the pain and suffering. These legs are ''our legs,'' we don't want them to hurt, these arms are ''our arms,'' we don't want anything to go wrong with them. We've got to cure all pains and illnesses at all costs.

Cũng giống như bệnh trên thân vậy. Chúng ta nhận thân này là nhà, một thứ sở hữu của chúng ta. Nếu cảm thấy nhức đầu hay đau bụng, chúng ta lo lắng rối tung lên, chúng ta không muốn đau đớn và khổ sở. Chân này là của chúng ta, chúng ta không muốn chân bị đau, tay này là của chúng ta, chúng ta không muốn chuyện gì không hay xảy ra với hai tay. Bằng mọi giá, chúng ta tìm cách chữa trị cơn đau, bệnh hoạn .

This is where we are fooled and stray from the truth. We are simply visitors to this body. Just like this hall here, it's not really ours. We are simply temporary tenants, like the rats, lizards and geckos... but we don't know this. This body is the same. Actually the Buddha taught that there is no abiding self within this body but we go and grasp on to it as being our self, as really being ''us'' and ''them.'' When the body changes we don't want it to do so. No matter how much we are told we don't understand. If I say it straight you get even more fooled. ''This isn't yourself,'' I say, and you go even more astray, you get even more confused and your practice just reinforces the self.

Đây là chỗ chúng ta ngốc nghếch và lạc mất đường về chân lý. Chúng ta chỉ là những bộ hành ghé qua thân này. Cũng như hội trường đây, nó không thật sự thuộc về chúng ta. Chúng ta chỉ đơn giản là kẻ thuê mượn tạm thời giống như lũ chuột, thằn lằn, tắc kè kia thôi... nhưng chúng ta không nhận ra điều này. Thân này cũng như thế. Thật ra, Đức Thế Tôn dạy rằng không có cái tôi nào ẩn tàng trong tấm thân này, nhưng chúng ta cứ mãi chấp đắm vào đó, xem nó là của ta, là "ta" và rồi phân biệt khác với "họ". Khi thân thể biến chuyển, chúng ta không muốn nó thay đổi gì hết. Không cần biết chúng ta tự đánh giá mình hiểu biết ở mức độ nào, song nếu nói thẳng thừng ra chúng ta vẫn quá khờ khạo. "Đây không phải là bạn", tôi bảo thế nhưng bạn cứ tiếp tục bước đi dù lạc đường xa hơn, tâm bạn càng nhiều hoài nghi và việc thực tập của bạn chỉ là củng cố thêm cho bản ngã.

So most people don't really see the self. One who sees the self is one who sees that ''this is neither the self nor belonging to self.'' He sees the self as it is in nature. Seeing the self through the power of clinging is not real seeing. Clinging interferes with the whole business. It's not easy to realize this body as it is because upādāna clings fast to it all.

Thế nên, hầu hết con người ta không thật sự nhận chân bản ngã. Người nhận diện được bản ngã chính là người đã thấy được "đây không phải là tôi, cũng không phải là của tôi". Vị ấy thấy cái tôi này như nó đang là thế, rất tự nhiên. Nhận biết chính mình còn lệ thuộc lòng tham lam chấp trước thì thật sự chưa phải là nhận chân đúng đắn. Tham chấp can thiệp vào mọi lĩnh vực. Không dễ gì nhận ra được thân này như nó đang là khi tham chấp (upādāna) đang bám chặt lấy thân tâm của chúng sinh.

Therefore it is said that we must investigate to clearly know with wisdom. This means to investigate the sankhārā according to their true nature. Use wisdom. To know the true nature of sankhārā is wisdom. If you don't know the true nature of sankhārā you are at odds with them, always resisting them. Now, it is better to let go of the sankhārā than to try to oppose or resist them. And yet we plead with them to comply with our wishes. We look for all sorts of means to organize them or ''make a deal'' with them. If the body gets sick and is in pain we don't want it to be, so we look for various Suttas to chant, such as Bojjhango, the Dhammacakkappavattana Sutta, the Anattalakkhana Sutta and so on. We don't want the body to be in pain, we want to protect it, control it. These Suttas become some form of mystical ceremony, getting us even more entangled in clinging. This is because they chant them in order to ward off illness, to prolong life and so on. Actually the Buddha gave us these teachings in order to see clearly but we end up chanting them to increase our delusion. Rūpam aniccam, vedanā aniccā, saññā aniccā, sankhārā aniccā, viññānam aniccam.... We don't chant these words for increasing our delusion. They are recollections to help us know the truth of the body, so that we can let it go and give up our longing.

Vì vậy, chúng ta phải dùng trí tuệ quán sát mọi việc rõ ràng. Đây có nghĩa là quán sát các hành[ii] theo tính tự nhiên chân thật của nó. Hãy vận dụng trí tuệ. Vận dụng trí tuệ để hiểu biết được bản chất tự nhiên như thật của các hành. Nếu không nhận ra được bản chất tự nhiên thật sự của các hành, bạn sẽ xung đột với chúng, luôn luôn kháng cự chúng. Thuận theo các hành hay cố gắng chống đối phản kháng chúng, bên nào tốt hơn. Và rồi chúng ta nài xin chúng thuận theo mong muốn của chúng ta. Chúng ta tìm cách để ổn định chế ngự chúng hay "làm một thoả thuận" với chúng. Nếu thân thể bị bệnh, đau nhức chúng ta không hề muốn nó như thế, nên chúng ta lấy Kinh Bojjhango, Kinh Chuyển Pháp Luân, Kinh Vô Ngã Tướng, v.v... ra tụng. Chúng ta không muốn tấm thân này đau đớn, chúng ta muốn bảo vệ nó, điều khiển nó. Những kinh này trở thành những lễ nghi huyền bí khiến chúng ta rơi vào vòng chấp trước hơn nữa, chính vì tụng kinh với mục đích chấm dứt cơn đau, để kéo dài đời sống, v.v.... Thật ra, Đức Thế Tôn thuyết những bài pháp này là để giúp chúng ta nhận chân rõ các pháp nhưng chúng ta không hiểu theo cách này, lại cứ mang chúng ra tụng hoài, chúng ta càng bị lừa phỉnh nặng thêm. "Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường" (Rūpam aniccam, vedanā anicca, saññā anicca, saṅkhāra anicca, viññānam aniccam...).[iii]Chúng ta đừng tụng những lời này để tăng thêm si mê. Chúng là những lời nhắc nhở giúp chúng ta nhận diện sự thật trên tấm thân này, để chúng ta có thể bỏ hết lòng tham muốn, sống thuận với lẽ đến đi của tự nhiên.

This is called chanting to cut things down, but we tend to chant in order to extend them all, or if we feel they're too long we try chanting to shorten them, to force nature to conform to our wishes. It's all delusion. All the people sitting there in the hall are deluded, every one of them. The ones chanting are deluded, the ones listening are deluded, they're all deluded! All they can think is, ''How can we avoid suffering?'' Where are they ever going to practice?

Đấy được gọi là tụng để đoạn dứt tham vọng phiền não, nhưng chúng ta lại cố ý tụng để gia cố thêm chấp trước, hay nếu chúng ta cảm thấy, chúng quá dài, chúng ta ráng tụng thu gọn lại, bắt tự nhiên thích ứng với sở thích của chúng ta. Thật là si mê lắm thay. Hầu hết mọi người đang ngồi trong hội trường này đều đang bị mắc lừa cả. Người tụng kinh cũng đang bị mắc lừa, người đang lắng nghe cũng bị lừa, tất cả họ đều bị mắc lừa hết. Họ có thể nghĩ rằng "Chúng ta phải làm thế nào để tránh đau khổ?" "Chúng ta sẽ đến nơi nào để tu tập đây?"

Whenever illnesses arise, those who know see nothing strange about it. Getting born into this world entails experiencing illness. However, even the Buddha and the Noble Ones, contracting illness in the course of things, would also, in the course of things, treat it with medicine. For them it was simply a matter of correcting the elements. They didn't blindly cling to the body or grasp at mystic ceremonies and such. They treated illnesses with right view, they didn't treat them with delusion. ''If it heals, it heals, if it doesn't then it doesn't'' - that's how they saw things.

Đối với người có trí, khi thân bị bệnh, họ thấy bình thường, không có gì lạ. Sinh ra trong thế giới này tất phải chịu bệnh tật. Đến Đức Thế Tôn và chư vị Thánh Tăng cũng mắc bệnh và cũng dùng thuốc để trị bệnh. Đối với quý ngài, đó là chuyện bình thường, các thành phần vật chất trong thân tự điều chỉnh để thích nghi với thiên nhiên đấy thôi. Họ không chấp trước vào thân một cách mù quáng hay làm những lễ nghi huyền bí nào cả. Họ trị bệnh bằng Chánh kiến, họ không chữa bệnh bằng si mê, không để bị mắc lừa. "Nếu bệnh hết, bệnh sẽ hết, nếu bệnh không lành thì không lành" - Đó là cách họ đối với sự việc.

They say that nowadays Buddhism in Thailand is thriving, but it looks to me like it's sunk almost as far as it can go. The Dhamma Halls are full of attentive ears, but they're attending wrongly. Even the senior members of the community are like this, so everybody just leads each other into more delusion.

Họ bảo rằng đạo Phật ngày nay ở Thái Lan phát triển phồn vinh, nhưng đối với tôi dường như nó đang lịm dần đến mức có thể. Tại các giảng đường thuyết pháp, vô số đôi tai chăm chú lắng nghe, nhưng họ lại chăm chú một cách sai lạc. Ngay cả nhiều vị thâm niên hạ lạp trong Tăng chúng cũng như thế, vì vậy mọi người dẫn dắt nhau đi trong u u minh minh.

One who sees this will know that the true practice is almost opposite from where most people are going, the two sides can barely understand each other. How are those people going to transcend suffering? They have chants for realizing the truth but they turn around and use them to increase their delusion. They turn their backs on the right path. One goes eastward, the other goes west - how are they ever going to meet? They're not even close to each other.

Những vị nhận thức được điều này biết rằng, thực tập đúng đắn hoàn toàn trái ngược với hầu hết mọi người đang thực tập, hai bên có thể không hiểu gì nhau mấy. Làm thế nào những người ấy vượt qua được khổ đau? Họ có nhiều bài kinh để nhận chân sự thật, chân lý nhưng họ lại xoay vòng và vận dụng chúng gia cố thêm si mê. Họ quay lưng với chánh đạo. Người đi hướng đông, kẻ đi hướng tây, làm sao họ gặp nhau được? Đến gần nhau cũng không thể được huống hồ gặp nhau.

If you have looked into this you will see that this is the case. Most people are lost. But how can you tell them? Everything has become rites and rituals and mystic ceremonies. They chant but they chant with foolishness, they don't chant with wisdom. They study, but they study with foolishness, not with wisdom. They know, but they know foolishly, not with wisdom. So they end up going with foolishness, living with foolishness, knowing with foolishness. That's how it is. And teaching... all they do these days is teach people to be stupid. They say they're teaching people to be clever, giving them knowledge, but when you look at it in terms of truth, you see that they're really teaching people to go astray and grasp at deceptions.

Nếu quán sát kỹ điều này, bạn sẽ thấy đây là điều đáng quan tâm, nhưng mọi người đều đã quên mất. Làm thế nào bạn nói cho họ biết? Mọi thứ trở thành nghi lễ cúng bái và những buổi lễ cầu nguyện thần bí thiêng liêng. Họ tụng kinh nhưng tụng trong mê muội, không phải tụng với trí tuệ. Họ nghiên cứu, nhưng nghiên cứu trong mê muội chứ không phải với trí tuệ. Họ biết nhưng cái biết hết sức ngốc nghếch không phải của trí tuệ. Vì vậy, họ đi mãi trong đường mê muội, sống trong mê muội, biết trong mê muội. Họ đang như thế. Và việc dạy bảo hướng dẫn... tất cả họ trong thời buổi này là hướng dẫn con người ta trở nên khờ dại. Họ bảo họ đang hướng dẫn mọi người thông minh hơn, đem kiến thức đến cho họ, nhưng khi quan sát trên bình diện nhận thức chân lý, bạn sẽ thấy rằng, thật sự họ đang hướng dẫn mọi người đi lạc, chấp trước vào những mê lầm.

The real foundation of the teaching is in order to see attā, the self, as being empty, having no fixed identity. It's void of intrinsic being. But people come to the study of Dhamma to increase their self-view, so they don't want to experience suffering or difficulty. They want everything to be cozy. They may want to transcend suffering, but if there is still a self how can they ever do so?

Nền tảng căn bản trong việc hướng dẫn dạy dỗ là để giúp họ thấy được cái tôi (atta), cái bản ngã này là trống rỗng, luôn thay đổi. Bản chất trống rỗng bên trong. Nhưng người ta đến học Pháp để tăng thêm ngã kiến của họ, thế nên họ không muốn chạm trán đau khổ hay khó khăn. Họ muốn việc gì cũng dễ dàng thoải mái. Họ rất muốn thoát khỏi đau khổ nhưng nếu vẫn có một cái ngã làm thế nào họ có thể thực hiện được điều đó?

Just consider.... Suppose we came to possess a very expensive object. The minute that thing comes into our possession our mind changes... ''Now, where can I keep it? If I leave it there somebody might steal it.'' We worry ourselves into a state, trying to find a place to keep it. And when did the mind change? It changed the minute we obtained that object - suffering arose right then. No matter where we leave that object we can't relax, so we're left with trouble. Whether sitting, walking, or lying down, we are lost in worry.

Hãy suy ngẫm... Giả sử chúng ta có được một thứ đồ đắc giá. Ngay khi thứ đồ ấy thuộc sở hữu của mình, tâm chúng ta liền thay đổi... "Bây giờ ta cất nó ở đâu đây? Nếu ta rời nó, ai đó có thể trộm mất..." Chúng ta lo lắng, cố tìm chỗ an toàn để giấu nó. Tâm biến đổi khi nào vậy? Nó thay đổi ngay khi chúng ta có được món đồ ấy - đồng thời khổ cũng có mặt ngay lúc đó. Chỗ nào không quan trọng gì hết, cứ bỏ món đồ đó xuống, chúng ta có thể thoải mái ngay, thoát ra rắc rối, khổ sở ngay. Dù lúc ngồi, đi, hay nằm chúng ta không còn lo lắng gì nữa.

This is suffering. And when did it arise? It arose as soon as we understood that we had obtained something, that's where the suffering lies. Before we had that object there was no suffering. It hadn't yet arisen because there wasn't yet an object for it to cling to.

Đây là khổ. Thế khi nào khổ xuất hiện? Khổ xuất hiện ngay lúc nghĩ rằng chúng ta đã sở hữu món đồ, khổ nằm ngay nơi đó. Trước khi có món đồ, chúng ta không có khổ. Khổ chưa khởi lên bởi vì không có đối tượng để chấp trước dính mắc vào.

Attā, the self, is the same. If we think in terms of ''my self,'' then everything around us becomes ''mine.'' Confusion follows. Why so? The cause of it all is that there is a self, we don't peel off the apparent in order to see the transcendent. You see, the self is only an appearance. You have to peel away the appearances in order to see the heart of the matter, which is transcendence. Upturn the apparent to find the transcendent.

Atta, tức bản ngã cũng thế. Nếu chúng ta nghĩ đến hai chữ "của tôi", tức thì mọi thứ xung quanh đều trở nên "sở hữu của ta" cả. Tiếp theo sau là sự hỗn loạn. Tại sao thế? Nguyên nhân của tất cả rắc rối, chính là có một cái ta, chúng ta không dứt khoát tách ra để thấy có một bản thể siêu việt đang tồn tại. Bạn thấy, cái tôi chỉ là phần bề ngoài. Bạn phải bóc lớp bề ngoài ấy ra để thấy trọng tâm của vấn đề, đó là sự Siêu việt. Vượt lên trên ngoại tướng để khám phá Chân thể Siêu việt.

You could compare it to unthreshed rice. Can unthreshed rice be eaten? Sure it can, but you must thresh it first. Get rid of the husks and you will find the grain inside.

Now if we don't thresh the husks we won't find the grain. Like a dog sleeping on the pile of unthreshed grain. Its stomach is rumbling ''jork-jork-jork,'' but all it can do is lie there, thinking, ''Where can I get something to eat?'' When it's hungry it bounds off the pile of rice grain and runs off looking for scraps of food. Even though it's sleeping right on top of a pile of food it knows nothing of it. Why? It can't see the rice. Dogs can't eat unthreshed rice. The food is there but the dog can't eat it.

Bạn có thể so sánh nó với gạo chưa giã. Gạo chưa xay có thể ăn được không? Dĩ nhiên có thể ăn được, nhưng bạn phải xay trước đã. Bỏ đi lớp trấu và bạn sẽ có hạt gạo bên trong.

Nếu không xay bỏ lớp vỏ trấu, chúng ta sẽ không thấy được hạt gạo. Giống một con chó đang ngủ trên đống thóc chưa xay vậy. Bụng của nó kêu ùng ục, nhưng không cách nào khác là nằm yên đó, nghĩ miên man rằng "ta có thể tìm thức ăn ở đâu đây?" Khi nó quá đói, nó bới đống gạo và chạy tìm những mẩu thức ăn vụn vặt. Mặc dù nó đang ngủ ngay trên đống thức ăn nhưng nó chẳng biết gì hết. Tại sao? Vì nó không thấy gạo. Lũ chó không thể ăn gạo chưa xay. Thức ăn đang ở đó nhưng chó không thể ăn nó.

We may have learning but if we don't practice accordingly we still don't really know, just as oblivious as the dog sleeping on the pile of rice grain. It's sleeping on a pile of food but it knows nothing of it. When it gets hungry it's got to jump off and go trotting around elsewhere for food. It's a shame, isn't it?

Chúng ta có thể rút ra bài học rằng nếu chúng ta không thực tập thường xuyên, chúng ta vẫn không thực sự biết được, chỉ như con chó đang ngủ trên đống gạo đấy thôi. Đang ngủ trên đống thức ăn nhưng nó không biết gì. Khi đến lúc quá đói, nó nhảy xuống và chạy xung quanh khắp nơi tìm thức ăn. Thật xấu hổ phải không?

Now this is the same: there is rice grain but what is hiding it? The husk hides the grain, so the dog can't eat it. And there is the transcendent. What hides it? The apparent conceals the transcendent, making people simply ''sit on top of the pile of rice, unable to eat it,'' unable to practice, unable to see the transcendent. And so they simply get stuck in appearances time and again. If you are stuck in appearances suffering is in store, you will be beset by becoming, birth, old age, sickness and death.

Việc này cũng giống như vậy. Có gạo đấy nhưng cái gì còn đang lấp giấu nó? Lớp vỏ trấu giấu nó cho nên con chó không thể ăn gạo được. Chân tướng Siêu diệu ở đấy. Cái gì đang giấu nó? Lớp vỏ bề ngoài che đậy làm mọi người chỉ "ngồi trên đống lúa không thể ăn nó", không thể thực tập, không thể thấy bản thể Siêu việt. Và vì vậy họ cứ mãi chấp trước lớp vỏ biểu hiện bề ngoài. Nếu bạn mắc kẹt vào lớp vỏ ấy, khổ có mặt trong tạng thức rồi, bạn sẽ bị đoanh vây bởi hữu, sanh, già, bệnh, chết mà thôi.

So there isn't anything else blocking people off, they are blocked right here. People who study the Dhamma without penetrating to its true meaning are just like the dog on the pile of unthreshed rice who doesn't know the rice. He might even starve and still find nothing to eat. A dog can't eat unthreshed rice, it doesn't even know there is food there. After a long time without food it may even die... on top of that pile of rice! People are like this. No matter how much we study the Dhamma of the Buddha we won't see it if we don't practice. If we don't see it then we don't know it.

Đâu có cái gì cột trói trở ngại con người ta, thế mà tất cả họ lại đang bị kẹt cứng, đứng một chỗ ngay đây. Người ta nghiên cứu giáo pháp mà không thể nhập được vào chỗ cốt lõi, ý nghĩa thật sự, cũng giống như con chó nằm trên đống lúa chưa xay không biết gì về tinh gạo bên trong. Cậu ta có thể đói lã vẫn không tìm ra thứ gì để ăn. Một con chó không thể ăn lúa chưa xay, nó không biết đó là thức ăn. Thật lâu sau không có thức ăn, nó có thể chết trên đống lúa ấy! Con người ta cũng thế thôi. Nghiên cứu giáo pháp của Đức Thế Tôn bao nhiêu năm đi nữa cũng không có ích lợi gì vì chúng ta vẫn không hiểu thông, không thực tập giáo pháp. Nếu không thấy được, chúng ta không bao giờ biết.

Don't go thinking that by learning a lot and knowing a lot you'll know the Buddha Dhamma. That's like saying you've seen everything there is to see just because you've got eyes, or that you've got ears. You may see but you don't see fully. You see only with the ''outer eye,'' not with the ''inner eye''; you hear with the ''outer ear,'' not with the ''inner ear.''

If you upturn the apparent and reveal the transcendent you will reach the truth and see clearly. You will uproot the apparent and uproot clinging.

But this is like some sort of sweet fruit: even though the fruit is sweet we must rely on contact with and experience of that fruit before we will know what the taste is like. Now that fruit, even though no-one tastes it, is sweet all the same. But nobody knows of it. The Dhamma of the Buddha is like this. Even though it's the truth it isn't true for those who don't really know it. No matter how excellent or fine it may be it is worthless to them.

Đừng suy nghĩ rằng do học hỏi nhiều và biết nhiều, bạn sẽ nhận chân ra Phật pháp. Cũng như nói bạn nhận diện được mọi thứ, cái thấy ấy là do bởi vì bạn có mắt, có tai. Bạn có thể thấy nhưng sẽ không thấy một cách hoàn hảo. Bạn chỉ thấy bằng "con mắt bên ngoài", không thấy bằng "con mắt bên trong", bạn chỉ nghe với "tai bên ngoài" không phải với "tai bên trong".

Nếu lật lớp vỏ ngoài lên làm hiển lộ bản thể Siêu việt bên trong bạn sẽ tiếp xúc với chân lý và nhận chân rõ ràng. Bạn sẽ gạt qua phần thô tướng và nhổ bật rễ tâm tham chấp.

Điều này cũng giống vài loại quả ngọt: Biết đó là quả ngọt, do vì trước đó chúng ta đã từng ăn nên biết vị của nó ra sao. Loại quả ấy mặc dù không có ai nếm thử, vị ngọt cũng vẫn như thế. Nhưng không ai hiểu quy luật này. Pháp của Đức Thế Tôn y như vậy. Mặc dù, đó là chân lý, những với những người chưa thật sự nhận biết vẫn thấy chân lý không có thật. Nó hoàn mỹ, tuyệt vời cỡ nào chăng nữa vẫn không có nghĩa lý gì đối với kẻ chưa nhận chân được.

So why do people grab after suffering? Who in this world wants to inflict suffering on themselves? No-one, of course. Nobody wants suffering and yet people keep creating the causes of suffering, just as if they were wandering around looking for suffering. Within their hearts people are looking for happiness, they don't want suffering. Then why is it that this mind of ours creates so much suffering? Just seeing this much is enough. We don't like suffering and yet why do we create suffering for ourselves? It's easy to see... it can only be because we don't know suffering, don't know the end of suffering. That's why people behave the way they do. How could they not suffer when they continue to behave in this way?

Vì thế, tại sao con người ta cứ mãi nhớ nghĩ đến cái khổ đã xảy ra trong quá khứ? Có ai trên thế giới này muốn chính họ chịu khổ đâu? Dĩ nhiên là không có ai cả. Không ai muốn đau khổ, nhưng người ta vẫn mãi tạo ra nhân khổ, cứ như họ đang lang thang vòng quanh quan sát đau khổ. Trong tâm họ đang tìm kiếm hạnh phúc, họ không muốn đau khổ. Vậy tại sao trong tâm chúng ta lại tạo ra quá nhiều khổ đau? Hãy nhìn điều này cũng đủ thấy. Chúng ta không thích khổ đau nhưng tại sao lại tự tạo khổ đau cho chính mình? Thật dễ thấy... Có thể chính vì chúng ta không nhận diện được khổ, không biết chấm dứt khổ. Đó là nguyên nhân tại sao con người ta ứng xử như cách họ đang làm. Làm thế nào họ có thể không bị khổ khi cứ tiếp tục ứng xử theo lối này?

These people have micchā-ditthi but they don't see that it's micchā-ditthi. Whatever we say, believe in or do which results in suffering is all wrong view. If it wasn't wrong view it wouldn't result in suffering. We couldn't cling to suffering, nor to happiness or to any condition at all. We would leave things be their natural way, like a flowing stream of water. We don't have to dam it up, just let it flow along its natural course.

Những người này đang mang tà kiến (micchādiṭṭhi)[iv] nhưng họ không hề biết đó là tà kiến. Bất cứ chúng ta nói gì, tin tưởng hay làm việc gì mang đến hậu quả khổ đau đều xuất phát từ quan điểm sai lầm cả. Nếu không phải tà kiến, sẽ không mang lại hậu quả khổ não. Chúng ta không thể chấp trước vào đau khổ cũng không chấp trước vào hạnh phúc hay bất cứ trạng huống nào hết. Chúng ta hãy để mọi thứ vận hành tự nhiên giống như giòng nước chảy vậy. Chúng ta không phải ngăn đập đắp đê, chỉ để nó chảy tự nhiên như thế.

The flow of Dhamma is like this, but the flow of the ignorant mind tries to resist the Dhamma in the form of wrong view. And yet it flies off everywhere else, seeing wrong view, that is, suffering is there because of wrong view - this people don't see. This is worth looking into. Whenever we have wrong view we will experience suffering. If we don't experience it in the present it will manifest later on.

Dòng sông giáo pháp cũng vậy, nhưng dòng chảy tâm vô minh cứ mãi đắp con đê tà kiến cố ngăn chặn dòng sông giáo pháp. Nó mang tà kiến du hí nơi nào, khổ đau liền phát sinh nơi đó, chính bởi tà kiến này nhưng con người ta không nhận ra. Hãy quán sát nội tâm. Nơi nào có tà kiến, chúng ta cảm thấy khổ đau ngay. Nếu không cảm nghiệm được trong thời khắc hiện tại, chúng ta chắc chắn sẽ thấy nó hiện ra sau đó thôi.

People go astray right here. What is blocking them off? The apparent blocks off the transcendent, preventing people from seeing things clearly. People study, they learn, they practice, but they practice with ignorance, just like a person who's lost his bearings. He walks to the west but thinks he's walking east, or walks to the north thinking he's walking south. This is how far people have gone astray. This kind of practice is really only the dregs of practice, in fact it's a disaster. It's disaster because they turn around and go in the opposite direction, they fall from the objective of true Dhamma practice.

Người ta bị lạc lối bắt đầu từ chỗ này. Cái gì làm chướng ngại họ? Cái diện mạo bên ngoài làm chướng ngại che đậy bản thể Siêu việt, ngăn không cho họ nhận diện các pháp một cách rõ ràng. Người ta nghiên cứu, học hỏi, thực tập nhưng họ thực tập trong vô minh, giống như một người mất khả năng định hướng. Anh ta đi về hướng tây nhưng nghĩ mình đang đi về hướng đông, hay khi đi về hướng bắc lại nghĩ mình đang đi về hướng nam. Đấy là khoảng cách họ lạc bước xa như thế. Lối thực tập này thật sự chỉ là thứ bỏ đi, sự thật nó là một tai hoạ. Tai hoạ là do vì họ xoay quanh và đi mãi trong hướng ngược lại, làm họ càng lúc càng xa mục tiêu của việc thực tập chân giáo pháp.

This state of affairs causes suffering and yet people think that doing this, memorizing that, studying such-and-such will be a cause for the cessation of suffering. Just like a person who wants a lot of things. He tries to amass as much as possible, thinking if he gets enough his suffering will abate. This is how people think, but their thinking is astray of the true path, just like one person going northward, another going southward, and yet believing they're going the same way.

Việc này dẫn đến khổ đau nhưng người ta nghĩ rằng làm vậy, tưởng nghĩ như vậy, học hỏi như vậy... như vậy... sẽ đưa đến chấm dứt khổ đau. Giống như một người muốn quá nhiều thứ. Anh ta cố gắng hết khả năng của mình để tom góp thật nhiều, nghĩ rằng anh như thế, nỗi khổ trong anh sẽ vơi dần đi. Người ta vẫn thường nghĩ như thế nhưng lối suy nghĩ của họ lầm lạc xa dần chánh đạo, chỉ như một người đi hướng bắc, một người khác đi hướng nam nhưng họ tin chắc họ đang đi về một hướng.

Most people are still stuck in the mass of suffering, still wandering in samsāra, just because they think like this. If illness or pain arise, all they can do is wonder how they can get rid of it. They want it to stop as fast as possible, they've got to cure it at all costs. They don't consider that this is the normal way of sankhārā. Nobody thinks like this. The body changes and people can't endure it, they can't accept it, they've got to get rid of it at all costs. However, in the end they can't win, they can't beat the truth. It all collapses. This is something people don't want to look at, they continually reinforce their wrong view.

Hầu hết mọi người vẫn còn dính mắc với mớ đau khổ, vẫn rong ruổi trong vòng luân hồi (saṃsāra), chỉ vì họ suy nghĩ giống như thế. Nếu bệnh hoạn, đau đớn khởi lên, tất cả họ có thể đều khởi lên ý nghĩ là làm thế nào để không còn chịu bệnh hoạn đau đớn. Họ muốn nó hết bệnh càng nhanh càng hay, bằng mọi giá họ cố tìm cách chữa trị. Họ không suy tư rằng đấy thật bình thường trong dòng vận hành củahành (saṅkhāra). Không ai nhận ra điều này. Thân thể thay đổi, song mọi người không thể chịu đựng được, họ không thể chấp nhận. Bằng mọi giá, họ phải tìm cách chữa trị mong chấm dứt khổ ấy. Tuy nhiên, cuối cùng họ không thể chiến thắng, họ không thể đấu lại sự thật. Tất cả đổ vỡ. Đấy là điều con người ta không muốn đối mặt, họ tiếp tục gia cố cho quan kiến sai lầm của họ.

Practicing to realize the Dhamma is the most excellent of things. Why did the Buddha develop all the Perfections? So that he could realize this and enable others to see the Dhamma, know the Dhamma, practice the Dhamma and be the Dhamma - so that they could let go and not be burdened.

Tập nhận diện các Pháp là phương pháp tuyệt diệu nhất. Tại sao Đức Thế Tôn tu tập viên mãn các Ba-la-mật?[v] Nhờ công đức tu tập viên dung, Ngài kinh nghiệm phương pháp nhận diện này và hướng dẫn người khác có thể thấy Pháp, nhận diện Pháp, thực tập Pháp và thể nhập giáo pháp, giúp họ biết buông xả, đặt gánh nặng xuống.

''Don't cling to things.'' Or to put it another way: ''Hold, but don't hold fast.'' This is also right. If we see something we pick it up... ''Oh, it's this''... then we lay it down. We see something else, pick it up... one holds, but not fast. Hold it just long enough to consider it, to know it, then to let it go. If you hold without letting go, carry without laying down the burden, then you are going to be heavy. If you pick something up and carry it for a while, then when it gets heavy you should lay it down, throw it off. Don't make suffering for yourself.

"Đừng tham chấp vào việc gì, vật gì cả". Hay nói cách khác: "Nắm, nhưng không nắm chặt". Đấy cũng đúng. Nếu thấy vật gì, chúng ta hãy nhặt nó lên... "Ồ, nó đây"... rồi hãy đặt nó xuống. Chúng ta thấy thứ khác, nhặt nó lên... cầm nó nhưng không giữ chặt. Cầm nắm nó trong khoảng thời gian vừa đủ để quán chiếu nó, để biết nó, rồi buông xả ngay. Nếu cứ giữ nó mãi, không chịu buông xả, cưu mang không chịu đặt gánh nặng xuống, bạn sẽ rất nặng nề. Nếu nhặt một món đồ lên và mang chúng đi trong chốc lát rồi khi cảm thấy nặng, bạn đặt nó xuống, quăng bỏ nó đi. Đừng làm khổ chính mình.

This we should know as the cause of suffering. If we know the cause of suffering, suffering cannot arise. For either happiness or suffering to arise there must be the attā, the self. There must be the ''I'' and ''mine,'' there must be this appearance. If when all these things arise the mind goes straight to the transcendent, it removes the appearances. It removes the delight, the aversion and the clinging from those things. Just as when something that we value gets lost... when we find it again our worries disappear.

Chúng ta biết, đấy là nguyên nhân của khổ. Nếu chúng ta biết nguyên nhân của khổ rồi, khổ không thể khởi lên nữa. Đối với hạnh phúc hay đau khổ khởi lên, chắc chắn là do bởi có cái tôi (atta). Chắc chắn có cái tôi và cái của tôi, nên có sự thể hiện ngoại vi. Nếu khi tất cả những thứ này khởi lên, hãy dùng trí tuệ dẫn tâm tiến thẳng đến Bản thể Siêu việt, bỏ qua những lớp vỏ bọc bên ngoài. Tâm loại trừ chấp trước các cảm thọ thích hay không thích, dễ chịu hay khó chịu. Cũng như một món đồ tốt bị mất, khi tìm thấy được mọi lo lắng trong ta tan biến.

Even before we see that object our worries may be relieved. At first we think it's lost and suffer over it, but there comes a day when we suddenly remember, ''Oh, that's right! I put it over there, now I remember!'' As soon as we remember this, as soon as we see the truth, even if we haven't laid eyes on that object, we feel happy. This is called ''seeing within,'' seeing with the mind's eye, not seeing with the outer eye. If we see with the mind's eye then even though we haven't laid eyes on that object we are already relieved.

Dù rằng trước đây có đối tượng khởi lên khiến ta lo lắng sầu muộn, thì giờ đây đều được giảm thiểu. Ban đầu vì suy nghĩ rằng món đồ ấy bị mất nên chúng ta buồn, nhưng một ngày chúng ta bỗng nhớ lại, "Ồ, đúng rồi, ta đã để nó ở chỗ đó, bây giờ ta nhớ rồi!" Ngay khi nhớ ra điều này, hay khi trực nhận sự thật, dù rằng chưa thấy ngay món đồ ấy, chúng ta cũng cảm thấy khỏe nhẹ, sung sướng. Đây gọi là "nội quán", nhìn thấy bằng con mắt tâm, không phải dùng mắt thịt để thấy. Nếu nhìn bằng con mắt tâm thì dù không nhìn trực tiếp đối tượng, chúng ta cũng đã thanh thản, bình an.

This is the same. When we cultivate Dhamma practice and attain the Dhamma, see the Dhamma, then whenever we encounter a problem we solve the problem instantly, right then and there. It disappears completely, laid down, released.

Cũng thế, khi chúng ta thực tập giáo pháp và hiểu thông, nhận chân giáo pháp, bất cứ khi nào đương đầu với khó khăn, chúng ta đều dễ dàng hoá giải khó khăn ngay tức thì. Khó khăn tan biến hoàn toàn, gánh nặng được đặt xuống, thong dong.

Now the Buddha wanted us to contact the Dhamma, but people only contact the words, the books and the scriptures. This is contacting that which is about Dhamma, not contacting the actual Dhamma as taught by our great teacher. How can people say they are practicing well and properly? They are a long way off.

Đức Thế Tôn muốn chúng ta tiếp xúc với giáo pháp, nhưng con người ta chỉ tiếp xúc bằng lời, qua kinh điển, sách vở mà thôi. Đấy cũng là tiếp xúc Pháp nhưng không phải tiếp xúc với giáo pháp thật sự như lời dạy của Đức Đạo sư. Làm sao người ta có thể nói họ đang thực tập rất tốt, rất đúng pháp? Họ đang còn xa mục tiêu lắm.

The Buddha was known as lokavidū, having clearly realized the world. Right now we see the world all right, but not clearly. The more we know the darker the world becomes, because our knowledge is murky, it's not clear knowledge. It's faulty. This is called ''knowing through darkness,'' lacking in light and radiance.

Đức Thế Tôn được xưng tán là bậc Toàn tri (lokavidū), thấu suốt thế giới này. Ngay đây, chúng ta cũng thấy thế giới, nhưng không rõ ràng. Chúng ta càng biết, thế giới càng trở nên ảm đạm hơn, bởi vì kiến thức của chúng ta ảm đạm tối tăm như thế, không phải là kiến thức tinh khiết. Đó là khiếm khuyết, cũng còn gọi là "biết trong ánh sáng nhá nhem", thiếu ánh sáng thiếu hào quang.

People are only stuck here but it's no trifling matter. It's important. Most people want goodness and happiness but they just don't know what the causes for that goodness and happiness are. Whatever it may be, if we haven't yet seen the harm of it we can't give it up. No matter how bad it may be, we still can't give it up if we haven't truly seen the harm of it. However, if we really see the harm of something beyond a doubt then we can let it go. As soon as we see the harm of something, and the benefit of giving it up, there's an immediate change.

Mọi người bị dính mắc ở đây, đó không phải là vấn đề tầm thường. Điều này rất quan trọng. Hầu hết mọi người muốn điều tốt lành và hạnh phúc nhưng họ không biết gì nguyên nhân tạo nên điều tốt lành và hạnh phúc. Nếu chúng ta chưa thấy cái hại của suy nghĩ hay việc làm, và chưa thể từ bỏ nó, hậu quả sẽ không thể nào lường được. Vì chưa thật sự nhận ra kết quả họa hại, xấu tệ ra sao, nên chúng ta chưa thể loại bỏ nó. Một khi nhận ra sự họa hại của việc gì, thoát ra ngoài nỗi nghi ngờ đắn đo, chúng ta có thể buông xả nó ngay. Ngay khi thấy những mặt hại, và ích lợi nếu từ bỏ được nó, ta liền thay đổi.

Why is it we are still unattained, still cannot let go? It's because we still don't see the harm clearly, our knowledge is faulty, it's dark. That's why we can't let go. If we knew clearly like the Lord Buddha or the arahant disciples we would surely let go, our problems would dissolve completely with no difficulty at all.

Tại sao chúng ta vẫn chưa thành tựu được gì, vẫn không thể từ bỏ? Chính vì chúng ta vẫn không thấy sự tai hại một cách rõ ràng, tri thức của chúng ta còn khiếm khuyết. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể buông xả. Nếu chúng ta nhận chân rõ ràng giống như Đức Thế Tôn hay các vị Thánh đệ tử, chắc chắn chúng ta sẽ buông xả, mọi khúc mắc của chúng ta sẽ hoá giải hết, không còn khó khăn nào nữa.

When your ears hear sound, then let them do their job. When your eyes perform their function with forms, then let them do so. When your nose works with smells, let it do its job. When your body experiences sensations, then let it perform its natural functions. Where will problems arise? There are no problems.

Khi tai nghe âm thanh, cứ để tai làm tròn chức năng của nó. Khi mắt bạn thấy hình sắc, cứ để chúng tự nhiên làm chức năng của nó. Khi mũi bạn ngửi mùi, cứ để nó tự nhiên làm việc. Khi thân thể của bạn cảm giác, hãy để nó tự nhiên cảm nhận, thế thì rắc rối từ đâu phát sinh? Không có chút rắc rối nào cả.

In the same way, all those things which belong to the apparent, leave them with the apparent. And acknowledge that which is the transcendent. Simply be the ''one who knows,'' knowing without fixation, knowing and letting things be their natural way. All things are just as they are.

Cũng như thế, tất cả mọi thứ đều thuộc phạm vi bên ngoài, cứ để chúng ở bên ngoài và thừa nhận có một Bản thể Siêu việt bên trong. Đơn giản là "người biết rõ", biết không có chấp trước, biết và xả bỏ để mọi thứ vận hành theo cách của chúng. Vạn pháp như thị.

All our belongings, does anybody really own them? Does our father own them, or our mother, or our relatives? Nobody really gets anything. That's why the Buddha said to let all those things be, let them go. Know them clearly. Know them by holding, but not fast. Use things in a way that is beneficial, not in a harmful way by holding fast to them until suffering arises.

Tất cả những phụ tùng của chúng ta, có ai sở hữu riêng chúng không? Có phải cha của chúng ta sở hữu chúng, hay mẹ, hay bà con của chúng ta? Không ai thật sự có gì hết. Đó là nguyên nhân tại sao Đức Thế Tôn bảo hãy để vạn pháp vận hành tự nhiên theo quy luật của chúng. Nhận diện chúng rõ ràng. Biết do có trụ lại nhưng không cố chấp. Sử dụng mọi thứ theo cách này, đó là cách mang lại lợi ích, không bị họa hại do cố nắm giữ quá chặt đến nỗi đau khổ khởi lên.

To know Dhamma you must know in this way. That is, to know in such a way as to transcend suffering. This sort of knowledge is important. Knowing about how to make things, to use tools, knowing all the various sciences of the world and so on, all have their place, but they are not the supreme knowledge. The Dhamma must be known as I've explained it here. You don't have to know a whole lot, just this much is enough for the Dhamma practicer - to know and then let go.

Để hiểu biết Pháp, bạn phải hiểu biết theo cách này. Đó là biết theo cách vượt lên trên đau khổ. Loại tri thức này rất quan trọng. Biết tạo ra một sản phẩm, sử dụng sản phẩm, biết hết thảy các ngành khoa học đa dạng trên thế giới, v.v... tất cả đều có vị trí của nó nhưng đó không phải là trí tuệ tối thượng. Phải thông hiểu giáo pháp như tôi đã trình bày và phân tích. Bạn không cần phải biết nhiều, chỉ biết chừng này đã quá đủ đối với một người thực tập giáo pháp rồi - nhận diện và buông xả để chúng đi.

It's not that you have to die before you can transcend suffering, you know. You transcend suffering in this very life because you know how to solve problems. You know the apparent, you know the transcendent. Do it in this lifetime, while you are here practicing. You won't find it anywhere else. Don't cling to things. Hold, but don't cling.

Không như thế bạn sẽ chết trước khi chiến thắng đau khổ, bạn rõ điều này chứ. Bạn chiến thắng, vượt qua đau khổ trong cuộc sống bởi vì bạn biết làm thế nào để hoá giải khổ đau, hóa giải những chuyện phức tạp. Bạn biết cái vỏ bề ngoài, biết rõ Bản thể Siêu việt. Hãy thực tập điều ấy ngay trong đời sống này, khi bạn đang thực tập ở đây. Bạn sẽ không tìm thấy bất cứ ở đâu cả. Đừng chấp trước vào đối tượng. Quán sát nhưng không chấp giữ.

You may wonder, ''Why does the Ajahn keep saying this?'' How could I teach otherwise, how could I say otherwise, when the truth is just as I've said it? Even though it's the truth don't hold fast to even that! If you cling to it blindly it becomes a falsehood. Like a dog... try grabbing its leg. If you don't let go the dog will spin around and bite you. Just try it out. All animals behave like this. If you don't let go it's got no choice but to bite. The apparent is the same. We live in accordance with conventions, they are here for our convenience in this life, but they are not things to be clung to so hard that they cause suffering. Just let things pass.

Có thể bạn tự hỏi, "Tại sao Sư cứ nói mãi điều này?" Làm thế nào tôi có thể dạy chuyện gì khác hơn, làm thế nào tôi có thể nói điều gì nữa đây khi chân lý sự thật như tôi đã nói đó? Ngay cả chân lý cũng không được chấp trước! Nếu bạn chấp trước nó theo cách mù quáng, cũng là sai lầm. Giống như con chó... cố gắng chộp lấy chân của nó. Nếu chúng ta không buông xả, con chó sẽ quây xung quanh và cắn bạn. Hãy buông xả hết. Tất cả động vật đều xử sự như thế. Nếu bạn không buông xả, không còn chọn lựa nào khác ngoài chuyện bị nó cắn thôi. Cái vỏ bên ngoài cũng như thế. Chúng ta sống trong đời tuỳ theo những quy ước thường tình, chúng ở đây cung cấp tiện nghi hàng ngày cho chúng ta nhưng chúng không phải là những thứ để phải dính mắc, quá chấp trước chúng sẽ gây đau khổ. Cứ để mọi thứ trôi qua.

Whenever we feel that we are definitely right, so much so that we refuse to open up to anything or anybody else, right there we are wrong. It becomes wrong view. When suffering arises, where does it arise from? The cause is wrong view, the fruit of that being suffering. If it was right view it wouldn't cause suffering.

Bất cứ lúc nào ta cảm thấy rằng chúng ta chắc chắn đúng, nên mình mạnh dạn khước từ mổ xẻ vấn đến hay gặp gỡ ai đó, ngay nơi đó, chúng ta đã sai. Đó là quan kiến sai lầm. Khi đau khổ rắc rối xuất hiện, nó xuất hiện từ đâu? Nguyên nhân từ tà kiến đó, quả của tà kiến chính là khổ vậy. Nếu là chánh kiến sẽ không khiến khổ xuất hiện.

So I say, ''Allow space, don't cling to things.'' ''Right'' is just another supposition, just let it pass. ''Wrong'' is another apparent condition, just let it be that. If you feel you are right and yet others contend the issue, don't argue, just let it go. As soon as you know, let go. This is the straight way.

Do đó, tôi nói, "Cho phép có một khoảng không gian nhưng chỉ để quán chiếu sự vật hiện tượng, đừng chấp trước vào đối tượng nào hết". "Đúng" chỉ là một giả định khác, hãy để nó ra đi. "Sai" là một chuyện hiển nhiên khác, cũng hãy để nó ra đi. Nếu bạn cảm thấy mình đúng và người khác tán thán sự việc đã diễn ra, đừng luận bàn gì hết, chỉ vô tư buông xả, để cho nó đi. Ngay lúc bạn nhận diện, hãy buông xả. Đấy là cách thực tập thẳng tắt.

Usually it's not like this. People don't often give in to each other. That's why some people, even Dhamma practicers who still don't know themselves, may say things that are utter foolishness and yet think they're being wise. They may say something that's so stupid that others can't even bear to listen and yet they think they are being cleverer than others. Other people can't even listen to it and yet they think they are smart, that they are right. They are simply advertising their own stupidity.

Nhưng trên thực tiễn, thường không phải vậy. Con người ta thường không nhượng bộ lẫn nhau. Đó là lý do tại sao nhiều người, ngay cả một số hành giả vẫn không hiểu biết gì chính họ, có thể nói hết sức khờ dại nhưng họ cho rằng họ rất trí tuệ. Họ có thể nói nhiều chuyện rất ngớ ngẩn mà người khác không thể nào lắng nghe nổi, nhưng họ nghĩ họ đang thông minh hơn kẻ khác. Nhiều người khác không thể nghe nổi nhưng họ vẫn cho họ rất tài tình, họ hoàn toàn đúng đắn. Họ thật biết quảng cáo ngu xuẩn của chính mình.

That's why the wise say, ''Whatever speech disregards aniccam is not the speech of a wise person, it's the speech of a fool. It's deluded speech. It's the speech of one who doesn't know that suffering is going to arise right there.''

For example, suppose you had decided to go to Bangkok tomorrow and someone were to ask, ''Are you going to Bangkok tomorrow?'' ''I hope to go to Bangkok. If there are no obstacles I'll probably go.'' This is called speaking with the Dhamma in mind, speaking with aniccam in mind, taking into account the truth, the transient, uncertain nature of the world. You don't say, ''Yes, I'm definitely going tomorrow.'' If it turns out you don't go, what are you going to do, send news to all the people who you told you were going to? You'd be just talking nonsense.

Đó là nguyên nhân tại sao người trí bảo, "Bất cứ lời nói nào không liên quan với vô thường không phải là lời nói của người có trí, đó lời nói của kẻ ngốc. Lời nói của một người không hiểu biết sẽ khiến rắc rối, sầu muộn khởi lên ngay đó".

Giả như bạn quyết định đi Bangkok ngày mai và ai đó hỏi, "Ngày mai các anh đi Bangkok à?"

"Tôi hy vọng sẽ đến Bangkok. Nếu không có trở ngại gì tôi có thể thực hiện chuyến đi". Đây gọi là nói với Pháp trong tâm, nói với vô thường trong tâm, có tư duy về chân lý, hiểu rõ đôi khi có sự cố thay đổi bất ngờ, hiểu rõ thế giới tự nhiên không có gì chắc chắn.

Bạn không nên nói, "Vâng, chắc chắn mai tôi đi". Nếu có thay đổi, bạn không đi, bạn sẽ làm gì, sẽ gởi tin đến mọi người - những người tin chắc bạn đang trên đường sao? Bạn đã nói một điều mà không ý nghĩa gì cả.

There's still much more to it, the practice of Dhamma becomes more and more refined. But if you don't see it you may think you are speaking right even when you are speaking wrongly and straying from the true nature of things with every word. And yet you may think you are speaking the truth. To put it simply: anything that we say or do that causes suffering to arise should be known as micchā-ditthi. It's delusion and foolishness.

Còn nhiều chuyện hơn thế, thực tập giáo pháp sẽ trở nên càng lúc càng thông minh, sáng suốt hơn. Nhưng nếu không biết nhận ra điều đó, có thể bạn nghĩ rằng mình đang nói đúng, ngay cả lúc đang nói sai và lạc dẫn bản chất thật, tự nhiên của sự vật sự việc trong từng lời nói. Thế nhưng bạn vẫn nghĩ mình đang nói sự thật đấy. Hãy đặt nó trong hoàn cảnh đơn giản: mọi thứ chúng ta nói hay làm có thể dẫn đến khổ đau khởi lên, nên biết đó là micchādiṭṭhi. Đó là vô minh và thiếu trí.

Most practicers don't reflect in this way. Whatever they like they think is right and they just go on believing themselves. For instance, they may receive some gift or title, be it an object, rank or even words of praise, and they think it's good. They take it as some sort of permanent condition. So they get puffed up with pride and conceit, they don't consider, ''Who am I? Where is this so-called 'goodness'? Where did it come from? Do others have the same things?''

Phần lớn các hành giả không quán chiếu trong cách này. Bất cứ gì họ thích, họ nghĩ là đúng, họ chỉ giữ lập trường tin tưởng chính mình. Ví dụ, họ có thể nhận một vài món quà hay tên gọi, là một thứ, danh vị hay ngay cả lời tán tụng và họ nghĩ đó là tốt. Họ xem đó là điều vĩnh hằng. Họ được thổi phồng lên với tự hào kiêu mạn, họ không suy ngẫm, "Ta là ai? Cái gọi là "tốt lành" này ở đâu? Nó từ đâu đến? Người khác có giống như vậy không?"

The Buddha taught that we should conduct ourselves normally. If we don't dig in, chew over and look into this point it means it's still sunk within us. It means these conditions are still buried within our hearts - we are still sunk in wealth, rank and praise. So we become someone else because of them. We think we are better than before, that we are something special and so all sorts of confusion arises.

Đức Thế Tôn dạy rằng chúng ta nên sống thật bình thường với chính mình. Nếu chúng ta không đào sâu vào, không nghiền ngẫm và không chịu quán sát điểm này, tức đồng nghĩa: lời Phật dạy vẫn chìm nghỉm trong ta. Những nhân duyên cơ may tu tập vẫn khỏa lấp trong tim ta, chúng ta vẫn bị chôn vùi trong tài sản, địa vị, danh vọng. Vì thế chúng ta trở thành ai khác. Chúng ta cứ nghĩ mình tốt đẹp hơn trước đây, chúng là cái gì đó đặc biệt hơn và rồi đủ mọi thứ rắc rối phát sinh.

Actually, in truth there isn't anything to human beings. Whatever we may be it's only in the realm of appearances. If we take away the apparent and see the transcendent we see that there isn't anything there. There are simply the universal characteristics - birth in the beginning, change in the middle and cessation in the end. This is all there is. If we see that all things are like this then no problems arise. If we understand this we will have contentment and peace.

Thực ra, đúng với chân lý chúng sanh không là gì cả. Chúng ta có thể hoá thân trong hình thức nào chỉ là sự biểu hiện trong cảnh giới ấy mà thôi. Nếu không quan tâm vẻ bề ngoài và thấy được Bản thể Siêu việt bên trong, chúng ta thấy rằng không có gì ở đấy cả. Chỉ bình thường là những đặc tính của vũ trụ tự nhiên - thoạt đầu được sinh ra, giai đoạn giữa biến chuyển và cuối cùng là biến diệt. Tất cả chỉ có thế. Nếu thấy rằng tất các các pháp giống như thế, đời sống chúng ta không có trở ngại phiền não nào khởi sinh hết. Nếu hiểu điều này, chúng ta sẽ luôn hài lòng và bình an.

Where trouble arises is when we think like the five ascetic disciples of the Buddha. They followed the instruction of their teacher, but when he changed his practice they couldn't understand what he thought or knew. They decided that the Buddha had given up his practice and reverted to indulgence. If we were in that position we'd probably think the same thing and there'd be no way to correct it. Holding on to the old ways, thinking in the lower way, yet believing it's higher. We'd see the Buddha and think he'd given up the practice and reverted to indulgence, just like those five ascetics: consider how many years they had been practicing at that time, and yet they still went astray, they still weren't proficient.

Hễ gặp khó khăn, chúng ta liền có cách suy nghĩ giống như năm đệ tử ẩn sĩ của Đức Thế Tôn ngay thôi. Họ hành theo hướng dẫn của vị thầy nhưng khi vị thầy thay đổi phương pháp thực tập họ không thể nào hiểu vị thầy đang nghĩ gì hay đã nhận ra điều gì. Họ quả quyết rằng Đức Thế Tôn đã từ bỏ lối thực tập cũ, trở lại đời sống hưởng thụ. Nếu chúng ta ở vào vị trí đó, có thể chúng ta cũng nghĩ giống như vậy và không có cách gì để chỉnh sửa lại quan kiến lâu nay của mình. Cố chấp mãi vào phương thức cũ, suy nghĩ theo cách thấp thỏi, nhưng cho rằng nó cao cả hơn, khi thấy Đức Phật thay đổi pháp tu như thế, chúng ta cũng sẽ nghĩ là Ngài đã từ bỏ thực tập khổ hạnh trở lại đời sống hưởng thụ dục lạc. Suy nghĩ của chúng ta không khác nào cách suy nghĩ của năm vị ẩn sĩ cả. Hãy suy ngẫm xem, đã bao nhiêu năm thực tập khổ hạnh rồi, họ vẫn còn lầm đường lạc lối, vẫn chưa nhận được chút thành quả khả quan nào.

So I say to practice and also to look at the results of your practice. Especially where you refuse to follow, where there is friction. Where there is no friction, there is no problem, things flow. If there is friction, they don't flow, you set up a self and things become solid, like a mass of clinging. There is no give and take.

Cho nên, tôi nói thực tập và quán sát kết quả thực tập của chính bạn. Một điều chắc chắn, nơi nào bạn từ chối thực tập, nơi đó có sự va chạm xích mích. Nơi không có va chạm xích mích, sẽ không có rắc rối gì hết, mọi thứ trôi chảy. Nếu có va chạm xích mích, mọi thứ không êm đềm thanh thản, bạn đã thiết lập ngã và thế giới xung quanh trở nên cứng ngắc giống như một đống chấp trước rối ren vậy. Nơi ấy không thiết lập được mối quan hệ cho và nhận.

Most monks and cultivators tend to be like this. However they've thought in the past they continue to think. They refuse to change, they don't reflect. They think they are right so they can't be wrong, but actually ''wrongness'' is buried within ''rightness,'' even though most people don't know that. How is it so? ''This is right''... but if someone else says it's not right you won't give in, you've got to argue. What is this? Ditthi-māna... Ditthi means views, māna is the attachment to those views. If we attach even to what is right, refusing to concede to anybody, then it becomes wrong. To cling fast to rightness is simply the arising of self, there is no letting go.

Tất cả chư Tăng và những vị đang tu tập phải chú tâm như thế. Lúc trước giờ họ suy nghĩ như thế nào, bây giờ họ vẫn cứ tiếp tục dòng suy nghĩ ấy. Họ chối từ thay đổi, họ không chịu quán chiếu. Họ cho rằng họ đúng, họ không có sai, nhưng thật sự "cái sai" đang chìm lẫn trong "cái đúng", dù phần lớn con người ta không nhận ra điều đó. Nó ra làm sao? Diṭṭhi māna... Ditthi là quan điểm, māna là dính mắc, chấp trước vào những quan điểm. Nếu chúng ta dính mắc chấp trước ngay cả những gì cho là đúng, phủ nhận quan điểm của người khác, đó là sai. Chấp trước quá vào cái đúng là cái ngã phát sinh, chưa buông xả gì cả.

This is a point which gives people a lot of trouble, except for those Dhamma practicers who know that this matter, this point, is a very important one. They will take note of it. If it arises while they're speaking, clinging comes racing on to the scene. Maybe it will linger for some time, perhaps one or two days, three or four months, a year or two. This is for the slow ones, that is. For the quick response is instant... they just let go. Clinging arises and immediately there is letting go, they force the mind to let go right then and there.

Đây là điểm khiến mọi người thường gặp rất nhiều khó khăn ngoại trừ những hành giả đang thực tập Pháp, những vị nhận diện được vấn đề này, đây là điểm thật sự rất quan trọng. Họ thực tập nhưng chưa nhận diện được. Đôi khi tiến trình lần lữa, kéo lê, có thể kéo dài một hay hai ngày, ba hay bốn tháng, một hay hai năm. Đấy là trường hợp của những vị ít nhạy bén, chậm chạp. Đối với một số vị lanh lợi, sắc bén, thì có thể nhận diện tức thì... và họ buông xả ngay. Tham chấp khởi lên và ngay tức khắc biến mất, họ điều tâm buông xả lập tức ngay nơi ấy.

You must see these two functions operating. Here there is clinging. Now who is the one who resists that clinging? Whenever you experience a mental impression you should observe these two functions operating. There is clinging, and there is one who prohibits the clinging. Now just watch these two things. Maybe you will cling for a long time before you let go.

Reflecting and constantly practicing like this, clinging gets lighter, becomes less and less. Right view increases as wrong view gradually wanes. Clinging decreases, non-clinging arises. This is the way it is for everybody. That's why I say to consider this point. Learn to solve problems in the present moment.

Bạn phải nhận diện cho được hai phần này đang hoạt động. Tham chấp đang có mặt. Ai là người đã diệt sạch tham chấp? Bất kỳ lúc nào cảm nhận tâm đang bị áp lực dồn ép, bạn nên quán sát hai phần này đang hoạt động đấy. Có tham chấp và có người đã ngăn được tham chấp. Hãy quán sát hai tình huống này. Có thể bạn sẽ bị trạng huống tham chấp thống trị trong khoảng thời gian dài trước khi có thể buông xả nó.

Thường xuyên thực tập quán chiếu như thế này, tham chấp giảm đi dần dần. Chánh kiến tăng trưởng, tà kiến tàn lụi. Tham chấp suy vi, không tham chấp khởi lên. Đây là phương pháp thực tập dành cho tất cả mọi người. Và đây cũng chính là lý do tại sao tôi nói cần phải tư duy điểm này. Hãy học cách giải quyết khó khăn ngay trong giây phút hiện tại.

Nguyên tác: Transcendence, trích trong "Thực Phẩm cho Tâm (Food for the Heart)"
của Thiền sư Ajahn Chah.

[i] Pañcavaggiya, hay "nhóm năm ẩn sĩ" những vị từng theo Đức Phật (Bồ-tát Tất-đạt-đa) khi Ngài đang tu tập khổ hạnh và họ rời bỏ Ngài khi Ngài tu theo con đường Trung đạo, sau đó không bao lâu Bồ-tát chứng quả Chánh đẳng Chánh giác.

[ii] Saṅkhāra: Các pháp có điều kiện hay cũng gọi là pháp hữu vi. Phật giáo Thái Lan sử dụng thuật ngữ này đặc biệt chỉ cho thân, mặc dù saṅkhāra là chỉ cho lĩnh vực tinh thần.

[iii] Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường.

[iv] Micchādiṭṭhi: Tà kiến.

[v] Mười Ba-la-mật (pāramitā): Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Chân thật, Quyết định, Từ và Xả.


Chương 18

TIMELESS TEACHINGS – GIÁO PHÁP VƯỢT THỜI GIAN

Everyone knows suffering - but they dont really understand suffering. If we really understood suffering, then that would be the end of our suffering.

Mọi người đều biết đau khổ - nhưng họ không thực sự hiểu đau khổ. Nếu chúng ta thực sự hiểu khổ, thì đó sẽ là sự chấm dứt đau khổ của chúng ta.

Westerners are generally in a hurry, so they have greater extremes of happiness and suffering. The fact that they have much kilesa (defilements), can be a source of wisdom later on.

Người phương Tây nói chung là vội vàng, vì vậy họ có những cực đoan hạnh phúc và đau khổ lớn hơn. Thực tế là họ có nhiều kilesa (ô nhiễm), có thể là một nguồn trí tuệ sau này.

To live the lay life and practise Dhamma, one must be in the world but remain above it. Sila [virtue], beginning with the basic five precepts, is the all important parent to all good things. It is for removing all wrong from the mind, removing that which causes distress and agitation. When these basic things are gone, the mind will always be in a state of samadhi.

Để sống đời cư sĩ và thực hành Dhamma, người ta phải ở trong thế giới nhưng vẫn ở trên nó. Sila [đức hạnh], bắt đầu với năm giới cơ bản, là cha mẹ quan trọng nhất đối với tất cả những điều tốt đẹp. Đó là để loại bỏ tất cả những sai lầm khỏi tâm trí, loại bỏ những gì gây ra đau khổ và kích động. Khi những điều cơ bản này biến mất, tâm trí sẽ luôn ở trong trạng thái samadhi.

At first, the basic thing is to make sila really firm. Practise formal meditation when there is the opportunity. Sometimes it will be good, sometimes not. Dont worry about it, just continue. If doubts arise, just realise that they, like everything else in the mind, are impermanent.

Lúc đầu, điều cơ bản là làm cho sila thực sự vững chắc. Thực hành thiền định chính thức khi có cơ hội. Đôi khi nó sẽ tốt, đôi khi không. Đừng lo lắng về nó, chỉ cần tiếp tục. Nếu nghi ngờ phát sinh, chỉ cần nhận ra rằng chúng, giống như mọi thứ khác trong tâm, là vô thường.

Living in the world, practising meditation, others will look at you like a gong which isnt struck, not producing any sound. They will consider you useless, mad, defeated; but actually it is just the opposite.

Sống trong thế giới, thực hành thiền định, những người khác sẽ nhìn bạn như một cái chiêng không được đánh, không tạo ra bất kỳ âm thanh nào. Họ sẽ coi bạn là vô dụng, điên rồ, bị đánh bại; Nhưng thực ra nó hoàn toàn ngược lại.

From this base, Samadhi will come, but not yet wisdom. One must watch the mind at work - see like and dislike arising from sense contact, and not attach to them.

Từ nền tảng này, Samadhi sẽ đến, nhưng chưa phải là trí tuệ. Người ta phải quan sát tâm trí đang hoạt động - thấy thích và không thích phát sinh từ sự tiếp xúc cảm giác, và không gắn bó với chúng.

Dont be anxious for results or quick progress. An infant crawls at first, then learns to walk, then to run and when it is full grown, can travel half way round the world to Thailand.

Đừng lo lắng cho kết quả hoặc tiến bộ nhanh chóng. Một đứa trẻ sơ sinh bò lúc đầu, sau đó học đi, sau đó chạy và khi nó phát triển đầy đủ, có thể đi nửa vòng trái đất đến Thái Lan.

Dana [generosity], if given with good intention, can bring happiness to oneself and others. But until sila is complete, giving is not pure, because we may steal from one person and give to another.

Dana [hào phóng], nếu được ban phát với ý định tốt, có thể mang lại hạnh phúc cho bản thân và người khác. Nhưng cho đến khi sila hoàn tất, việc cho đi không tinh khiết, bởi vì chúng ta có thể ăn cắp của người này và trao cho người khác.

Seeking pleasure and having fun is never ending, one is never satisfied. Its like a water jar with a hole in it. We try to fill it but the water is continually leaking out. The peace of the religious life has a definite end, it puts a stop to the cycle of endless seeking. Its like plugging up the hole in the water jar!

Tìm kiếm niềm vui và vui vẻ không bao giờ kết thúc, người ta không bao giờ hài lòng. Nó giống như một bình nước với một lỗ trên đó. Chúng tôi cố gắng đổ đầy nó nhưng nước liên tục rò rỉ ra ngoài. Sự bình an của đời sống tu trì có một kết thúc nhất định, nó chấm dứt chu kỳ tìm kiếm vô tận. Nó giống như bịt lỗ trên bình nước!

Living in the world, practising meditation, others will look at you like a gong which isnt struck, not producing any sound. They will consider you useless, mad, defeated; but actually it is just the opposite.

Sống trong thế giới, thực hành thiền định, những người khác sẽ nhìn bạn như một cái chiêng không được đánh, không tạo ra bất kỳ âm thanh nào. Họ sẽ coi bạn là vô dụng, điên rồ, bị đánh bại; Nhưng thực ra nó hoàn toàn ngược lại.

As for myself, I never questioned the teachers very much, I have always been a listener. I would listen to what they had to say, whether it was right or wrong did not matter; then I would just practise. The same as you who practise here. You should not have all that many questions. If one has constant mindfulness, then one can examine ones own mental states - we dont need anyone else to examine our moods.

Đối với bản thân tôi, tôi chưa bao giờ đặt câu hỏi cho các giáo viên nhiều, tôi luôn là một người lắng nghe. Tôi sẽ lắng nghe những gì họ nói, cho dù đó là đúng hay sai không quan trọng; thì tôi sẽ chỉ thực hành. Cũng giống như bạn thực hành ở đây. Bạn không nên có tất cả những câu hỏi đó. Nếu một người có chánh niệm liên tục, thì người ta có thể khảo sát trạng thái tinh thần của chính mình - chúng ta không cần bất cứ ai khác để kiểm tra tâm trạng của chúng ta.

Once when I was staying with an ajahn I had to sew myself a robe. In those days there werent any sewing machines, one had to sew by hand, and it was a very trying experience. The cloth was very thick and the needles were dull; one kept stabbing oneself with the needle, ones hands became very sore and blood kept dripping on the cloth. Because the task was so difficult I was anxious to get it done. I became so absorbed in the work that I didnt even notice that I was sitting in the scorching sun dripping with sweat.

Một lần khi tôi ở với một ajahn, tôi phải may cho mình một chiếc áo choàng. Vào thời đó không có bất kỳ máy may nào, người ta phải may bằng tay, và đó là một trải nghiệm rất cố gắng. Vải rất dày và kim bị xỉn màu; Một người tiếp tục tự đâm mình bằng kim, tay trở nên rất đau và máu cứ nhỏ giọt trên vải. Bởi vì nhiệm vụ quá khó khăn nên tôi đã lo lắng để hoàn thành nó. Tôi trở nên mải mê với công việc đến nỗi tôi thậm chí không nhận thấy rằng tôi đang ngồi dưới ánh mặt trời thiêu đốt nhỏ giọt mồ hôi.

The ajahn came over to me and asked why I was sitting in the sun and not in the cool shade. I told him that I was really anxious to get the work done, "Where are you rushing off to?" He asked. "I want to get this job done so that I can do my sitting and walking meditation." I told him. "When is our work ever finished?" he asked. Oh! ...This finally brought me around.

Vị ajahn đến bên tôi và hỏi tại sao tôi ngồi dưới ánh mặt trời mà không ở trong bóng râm mát mẻ. Tôi nói với anh ấy rằng tôi thực sự lo lắng để hoàn thành công việc, "Anh đang vội vã đi đâu?" Hắn hỏi. "Tôi muốn hoàn thành công việc này để tôi có thể ngồi thiền và đi bộ." Tôi nói với anh ấy. "Khi nào công việc của chúng ta kết thúc?" ông hỏi. Ồ! ... Điều này cuối cùng đã đưa tôi đến xung quanh.

"Our worldly work is never finished," he explained. "You should use such occasions as this as exercises in mindfulness, and then when you have worked long enough just stop. Put it aside and continue your sitting and walking practice."

"Công việc thế gian của chúng ta không bao giờ kết thúc," ông giải thích. Bạn nên sử dụng những dịp như thế này như những bài tập về chánh niệm, và sau đó khi bạn đã làm việc đủ lâu chỉ cần dừng lại. Hãy đặt nó sang một bên và tiếp tục thực hành ngồi và đi bộ của bạn."

Now I began to understand his teaching. Previously, when I sewed, my mind also sewed and even when I put the sewing away my mind still kept on sewing. When I understood the ajahns teaching I could really put the sewing away. When I sewed, my mind sewed, then when I put the sewing down, my mind put the sewing down also. When I stopped sewing, my mind also stopped sewing.

Bây giờ tôi bắt đầu hiểu lời dạy của ông. Trước đây, khi tôi may, tâm trí tôi cũng may và ngay cả khi tôi cất việc may đi, tâm trí tôi vẫn tiếp tục may. Khi tôi hiểu giáo lý ajahn, tôi thực sự có thể cất việc may vá đi. Khi tôi may, tâm trí tôi khâu, sau đó khi tôi đặt may xuống, tâm trí tôi cũng đặt việc may xuống. Khi tôi ngừng may, tâm trí tôi cũng ngừng may.

Know the good and the bad in travelling or in living in one place. You dont find peace on a hill or in a cave; you can travel to the place of the Buddhas enlightenment, without coming any closer to enlightenment. The important thing is to be aware of yourself, wherever you are, whatever youre doing. Viriya, effort, is not a question of what you do outwardly, but just the constant inner awareness and restraint.

Biết điều tốt và điều xấu khi đi du lịch hoặc sống ở một nơi. Bạn không tìm thấy sự bình yên trên một ngọn đồi hay trong một hang động; bạn có thể du hành đến nơi giác ngộ của chư Phật, mà không đến gần hơn với giác ngộ. Điều quan trọng là nhận thức được bản thân, dù bạn ở đâu, bạn đang làm gì. Viriya, nỗ lực, không phải là một câu hỏi về những gì bạn làm bên ngoài, mà chỉ là nhận thức và kiềm chế bên trong liên tục.

It is important not to watch others and find fault with them. If they behave wrongly, there is no need to make yourself suffer. If you point out to them what is correct and they dont practise accordingly, leave it at that. When the Buddha studied with various teachers, he realised that their ways were lacking, but he didnt disparage them. He studied with humility and respect for the teachers, he practised earnestly and realised their systems were not complete, but as he had not yet become enlightened, he did not criticise or attempt to teach them. After he found enlightenment, he recalled those he had studied and practised with and wanted to share his new found knowledge with them.

Điều quan trọng là không quan sát người khác và tìm lỗi với họ. Nếu họ cư xử sai, không cần phải làm cho mình đau khổ. Nếu bạn chỉ ra cho họ những gì là đúng và họ không thực hành cho phù hợp, hãy để nó ở đó. Khi Đức Phật tu học với nhiều vị thầy khác nhau, Ngài nhận ra rằng cách thức của họ còn thiếu, nhưng Ngài không chê bai họ. Ngài tu học với sự khiêm nhường và tôn trọng các vị thầy, Ngài thực hành một cách nghiêm túc và nhận ra hệ thống của họ chưa hoàn chỉnh, nhưng vì Ngài chưa giác ngộ, Ngài đã không chỉ trích hay cố gắng dạy họ. Sau khi tìm thấy giác ngộ, Ngài nhớ lại những người Ngài đã nghiên cứu và thực hành cùng và muốn chia sẻ kiến thức mới tìm thấy của Ngài với họ.

We practise to be free of suffering, but to be free of suffering does not mean just to have everything as you would like it, have everyone behave as you would like them to, speaking only that which pleases you. Dont believe your own thinking on these matters. Generally, the truth is one thing, our thinking is another thing. We should have wisdom in excess of thinking, then there is no problem. When thinking exceeds wisdom, we are in trouble.

Chúng ta thực hành để thoát khổ, nhưng thoát khổ không có nghĩa là chỉ có mọi thứ như bạn muốn, để mọi người cư xử như bạn muốn, chỉ nói những gì làm bạn hài lòng. Đừng tin vào suy nghĩ của riêng bạn về những vấn đề này. Nói chung, sự thật là một chuyện, suy nghĩ của chúng ta là một chuyện khác. Chúng ta nên có trí tuệ vượt quá suy nghĩ, thế thì không có vấn đề gì. Khi suy nghĩ vượt quá trí tuệ, chúng ta đang gặp rắc rối.

Tanha [desire] in practice can be friend or foe. At first it spurs us to come and practise - we want to change things, to end suffering. But if we are always desiring something that hasnt yet arisen, if we want things to be other than they are, then this just causes more suffering.

Tanha [ham muốn] trong thực tế có thể là bạn hoặc thù. Lúc đầu, nó thúc đẩy chúng ta đến và thực hành - chúng ta muốn thay đổi mọi thứ, chấm dứt đau khổ. Nhưng nếu chúng ta luôn luôn mong muốn điều gì đó chưa phát sinh, nếu chúng ta muốn mọi thứ khác với bản chất của chúng, thì điều này chỉ tạo ra nhiều đau khổ hơn.

Sometimes we want to force the mind to be quiet, and this effort just makes it all the more disturbed. Then we stop pushing, and samadhi arises. And then in the state of calm and quiet we begin to wonder - whats going on? Whats the point of it? ... and were back to agitation again!

Đôi khi chúng ta muốn buộc tâm trí im lặng, và nỗ lực này chỉ làm cho nó trở nên rối loạn hơn. Sau đó, chúng ta ngừng thúc đẩy, và samadhi phát sinh. Và sau đó trong trạng thái bình tĩnh và yên tĩnh, chúng ta bắt đầu tự hỏi - chuyện gì đang xảy ra? Điểm của nó là gì? ... và lại trở lại kích động!

The day before the first Sanghayana, one of the Buddhas disciples went to tell Ananda: "Tomorrow is the Sangha council, only arahants may attend." Ananda was at this time still unenlightened. So he determined: "Tonight I will do it." He practised strenuously all night, seeking to become enlightened. But he just made himself tired. So he decided to let go, to rest a bit as he wasnt getting anywhere for all his efforts. Having let go, as soon as he lay down and his head hit the pillow, he became enlightened.

Một ngày trước Tăng đoàn đầu tiên, một trong những đệ tử của Đức Phật đã đến nói với Ananda: "Ngày mai là Hội đồng Tăng đoàn, chỉ có các vị A-la-hán mới có thể tham dự." Ananda lúc này vẫn chưa giác ngộ. Vì vậy, ông quyết tâm: "Tối nay tôi sẽ làm điều đó." Ngài tu tập vất vả suốt đêm, tìm cách giác ngộ. Nhưng anh chỉ làm cho mình mệt mỏi. Vì vậy, anh quyết định buông tay, nghỉ ngơi một chút vì anh không đi đến đâu cho tất cả những nỗ lực của mình. Sau khi buông tay, ngay khi anh ta nằm xuống và đầu anh ta chạm vào gối, anh ta đã giác ngộ.

External conditions dont make you suffer, suffering arises from wrong understanding. Feelings of pleasure and pain, like and dislike, arise from sense contact - you must catch them as they arise, not follow them, not giving rise to craving and attachment - which is in turn causing mental birth and becoming. If you hear people talking, it may stir you up, you think it destroys your calm, your meditation, but you hear a bird chirping and you dont think anything of it, you just let it go as sound, not giving it any meaning or value.

Các điều kiện bên ngoài không làm cho bạn đau khổ, đau khổ phát sinh từ sự hiểu biết sai lầm. Cảm giác vui sướng và đau đớn, thích và không thích, phát sinh từ sự tiếp xúc cảm giác - bạn phải nắm bắt chúng khi chúng phát sinh, không theo chúng, không làm phát sinh tham ái và tham ái - đến lượt nó gây ra sự sinh ra và trở thành tinh thần. Nếu bạn nghe mọi người nói chuyện, nó có thể khuấy động bạn, bạn nghĩ rằng nó phá hủy sự bình tĩnh của bạn, thiền định của bạn, nhưng bạn nghe thấy một con chim hót líu lo và bạn không nghĩ gì về nó, bạn chỉ để nó đi như âm thanh, không cho nó bất kỳ ý nghĩa hay giá trị nào.

You shouldnt hurry or rush your practice but must think in terms of a long time. Right now we have 'new meditation; if we have 'old meditation, then we can practise in every situation, whether chanting, working, or sitting in your hut. We dont have to go seeking for special places to practise. Wanting to practise alone is half right, but also half wrong. It isnt that I dont favour a lot of formal meditation ]samadhi] but one must know when to come out of it. seven days, two weeks, one month, two months - and then return to relating to people and situations again. This is where wisdom is gained; too much samadhi practice has no advantage other than that one may become mad. Many monks, wanting to be alone, have gone off and just died alone!

Bạn không nên vội vàng hay vội vàng thực hành mà phải suy nghĩ về một thời gian dài. Ngay bây giờ chúng ta có 'thiền định mới; Nếu chúng ta có 'thiền cũ, thì chúng ta có thể thực hành trong mọi tình huống, cho dù tụng kinh, làm việc hay ngồi trong túp lều của bạn. Chúng ta không cần phải đi tìm những nơi đặc biệt để tu tập. Muốn thực hành một mình là một nửa đúng, nhưng cũng sai một nửa. Không phải là tôi không ủng hộ nhiều thiền định chính thức ]samadhi] nhưng người ta phải biết khi nào nên thoát ra khỏi nó. Bảy ngày, hai tuần, một tháng, hai tháng - và sau đó trở lại liên quan đến con người và tình huống một lần nữa. Đây là nơi đạt được trí tuệ; Thực hành quá nhiều samadhi không có lợi thế nào khác ngoài việc người ta có thể trở nên điên loạn. Nhiều tu sĩ, muốn ở một mình, đã đi và chết một mình!

Having the view that formal practice is the complete and only way to practise, disregarding ones normal life situation, is called being intoxicated with meditation.

Có quan điểm rằng thực hành chính thức là cách hoàn chỉnh và duy nhất để thực hành, bất chấp tình huống cuộc sống bình thường, được gọi là say sưa với thiền định.

Meditation is giving rise to wisdom in the mind. This we can do anywhere, any time and in any posture.

Thiền định là phát sinh trí tuệ trong tâm. Điều này chúng ta có thể làm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và trong bất kỳ tư thế nào.


Chương 19

FRAGMENTS OF A TEACHING - NHỮNG MẢNG RỜI CỦA GIÁO LÝ

All of you have believed in buddhism for many years now through hearing about the buddhist teachings from many sources - especially from various monks and teachers. In some cases dhamma is taught in very broad and vague terms to the point where it is difficult to know how to put it into practice in daily life. In other instances dhamma is taught in high language or special jargon to the point where most people find it difficult to understand, especially if the teaching is done too literally from scripture. Lastly there is dhamma taught in a balanced way, neither too vague nor too profound, neither too broad nor too esoteric - just right for the listener to understand and practice to personally benefit from the teachings. Today i would like share with you teachings of the sort i have often used to instruct my disciples in the past; teachings which i hope may possibly be of personal benefit to those of you here listening today.

Tất cả quý vị đã tin vào Phật giáo nhiều năm nay nhờ nghe được nhiều giáo lý Phật giáo từ những nguồn kinh sách và giảng dạy khác nhau, đặc biệt là từ những nhà sư, nhà giáo. Nhiều lúc Phật giáo được giảng giải bằng những từ mô phạm, to tát và cao siêu nên Phật tử sau khi nghe rất khó đem ứng dụng vào đời sống. Nhiều lúc khác thì Phật giáo lại được giảng dạy bằng những ngôn từ cấp cao, thuật ngữ, đặc ngữ đến mức mà khi nghe chẳng mấy ai hiểu được, đặc biệt là những lúc họ giảng dạy với nhiều từ ngữ của kinh điển cổ xưa. Cuối cùng, có những lúc giáo lý Phật Pháp được giảng giải một cách cân bằng, không quá trừu tượng hay thâm sâu, không quá to tát cũng không quá chuyên biệt, chỉ vừa đủ vừa đúng cho người nghe hiểu được và họ có thể tu tập để mang lại lợi lạc cho mình. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với quý vị những giáo lý thuộc loại tôi đã dùng để chỉ dạy những học trò của tôi trước kia; tôi hy vọng những giáo lý này sẽ mang lại được ít nhiều lợi lạc cho bản thân quý vị lắng nghe hôm nay.

One Who Wishes to Reach the Buddha-Dhamma

One who wishes to reach the Buddha-Dhamma must firstly be one who has faith or confidence as a foundation. He must understand the meaning of Buddha-Dhamma as follows:

Buddha:
the 'one-who-knows', the one who has purity, radiance and peace in his heart.

Dhamma:
the characteristics of purity, radiance and peace which arise from morality, concentration and wisdom.

Therefore, one who is to reach the Buddha-Dhamma is one who cultivates and develops morality, concentration and wisdom within himself.

Người muốn thấu đạt Phật Pháp:

Người muốn thấu đạt Phật Pháp trước nhất phải có được lòng tin hay sự tự tin làm chỗ đứng. Người ấy cần phải hiểu rõ ý nghĩa Phật Pháp như sau:

§ Phật: là "người biết", người có được sự trong sạch, sự sáng tỏ và sự bình an trong tâm.

§ Giáo Pháp: những phẩm hạnh trong sạch, sáng tỏ, và bình an có được (khởi sinh) từ giới hạnh đạo đức, thiền định, và trí tuệ [Giới, Định, Tuệ].

Do vậy, người đạt đến (chứng ngộ) Phật Pháp là người tu dưỡng và phát triển Giới, Định, Tuệ bên trong tâm mình.

Walking the Path of Buddha-Dhamma

Naturally people who wish to reach their home are not those who merely sit and think of traveling. They must actually undertake the process of traveling step by step, and in the right direction as well, in order to finally reach home. If they take the wrong path they may eventually run into difficulties such as swamps or other obstacles which are hard to get around. Or they may run into dangerous situations in this wrong direction, thereby possibly never reaching home.

§ Bước theo con đường Phật Pháp:

Lẽ thường tình, người muốn về đến nhà không phải là những người ngồi nghĩ suy về sự đi về nhà. Họ phải thực sự thực hiện việc đi về nhà, đi đúng hướng thì mới về đến nhà được. Nếu họ đi sai đường thì họ sẽ gặp khó khăn như sình lầy, sông ngòi, núi non cách trở, và lạc đường lạc lối. Hoặc có thể đi vào chỗ nguy hiểm và chẳng bao giờ về được đến nhà.

Those who reach home can relax and sleep comfortably - home is a place of comfort for body and mind. Now they have really reached home. But if the traveler only passed by the front of his home or only walked around it, he would not receive any benefit from having traveled all the way home.

Người về đến nhà có thể yên nghỉ một cách thoải mái. Nhà là nơi nghỉ ngơi của thân và tâm. Giờ họ đã thực sự ở trong nhà. Nhưng nếu có người chỉ đi ngang ngôi nhà đó hoặc chỉ dạo quanh bên ngoài ngôi nhà, người ấy cũng chẳng được lợi lạc gì sau chuyến đi dài.

In the same way, walking the path to reach the Buddha-Dhamma is something each one of us must do individually ourselves, for no one can do it for us. And we must travel along the proper path of morality, concentration and wisdom until we find the blessings of purity, radiance and peacefulness of mind that are the fruits of traveling the path.

Tương tự, bước đi trên con đường để đạt đến Phật Pháp là việc mỗi người phải tự làm cho mình, vì chẳng ai có thể làm cho mình, không ai tu giùm mình được. Và chúng ta cần phải đi đúng đường giới, định, tuệ cho đến khi chúng ta tìm thấy chân hạnh phúc của một cái tâm trong sạch, sáng tỏ và bình an. Đó là những kết quả của việc bước đi trên con đường chánh đạo.

However, if one only has knowledge of books and scriptures, sermons and suttas, that is, only knowledge of the map or plans for the journey, even in hundreds of lives one will never know purity, radiance and peacefulness of mind. Instead one will just waste time and never get to the real benefits of practice. Teachers are those who only point out the direction of the path. After listening to the teachers, whether or not we walk the path by practicing ourselves, and thereby reap the fruits of practice, is strictly up to each one of us.

Tuy nhiên nếu người chỉ có kiến thức từ sách vở và kinh điển, từ những bài kinh và bài giảng, thì người ấy chỉ có được "bản đồ" của chuyến đi mà thôi. Nếu chỉ có bản đồ mà không đi đâu thì cả trăm kiếp sau cũng chẳng bao giờ đi đến đâu, chẳng bao giờ biết đến sự trong sạch, sự sáng tỏ và sự bình an của tâm có nghĩa là gì. Nếu chỉ có loại kiến thức như vậy thì cũng uổng phí thời gian cuộc đời mà thôi, chưa đạt đến ích lợi thực sự của việc tu hành. Sư thầy chỉ là những người chỉ hướng chỉ đường, còn tu hành hay không là việc của chúng ta. Nếu chúng ta chịu thực hành thì sẽ có được kết quả lợi lạc. Tất cả là do chúng ta.

Another way to look at it is to compare practice to a bottle of medicine a doctor leaves for his patient. On the bottle is written detailed instructions on how to take the medicine, but no matter how many hundred times the patient reads the directions, he is bound to die if that is all he does. He will gain no benefit from the medicine. And before he dies he may complain bitterly that the doctor wasn't any good, that the medicine didn't cure him! He will think that the doctor was a fake or that the medicine was worthless, yet he has only spent his time examining the bottle and reading the instructions. He hasn't followed the advice of the doctor and taken the medicine.

Giả như có một bác sĩ kê thuốc cho một người bệnh, Trên chai thuốc có ghi rõ hướng dẫn cách dùng. Nếu người bệnh cứ ê a đọc cả trăm lần hướng dẫn nhưng không uống thuốc thì cũng chẳng ích gì, thậm chí bệnh còn nặng hơn hoặc chết. Chỉ đọc chứ không chịu uống thuốc. Rồi trước khi chết còn than phiền ông bác sĩ đó không giỏi, kê thuốc gì mà đọc cả trăm lần vẫn không hết bệnh.

However, if the patient actually follows the doctor's advice and takes the medicine regularly as prescribed, he will recover. And if he is very ill, it will be necessary to take a lot of medicine, whereas if he is only mildly ill, only a little medicine will be needed to finally cure him. The fact that we must use a lot of medicine is a result of the severity of our illness. It's only natural and you can see it for yourself with careful consideration.

Người bệnh thật là ngu si, chỉ đọc hướng dẫn mà không làm theo hướng dẫn. Chúng ta cũng vậy, cả đời chỉ học, đọc, hiểu, tụng đủ loại kinh kệ [đó là những lời hướng dẫn của Phật] nhưng chẳng mấy ai trong chúng ta chịu làm theo hướng dẫn. Chẳng mấy ai chịu tu tập.

Doctors prescribe medicine to eliminate disease from the body. The teachings of the Buddha are prescribed to cure disease of the mind, to bring it back to its natural healthy state. So the Buddha can be considered to be a doctor who prescribes cures for the ills of the mind. He is, in fact, the greatest doctor in the world.

Những lời dạy của Phật là để hướng dẫn chúng ta chữa trị căn bệnh của tâm, làm cho tâm quay trở lại trạng thái tinh khiết lành mạnh "như xưa" của nó. Đức Phật giống như một thầy thuốc hướng dẫn cách trị các căn bệnh của tâm. Thực ra, Phật là vị lương y siêu xuất nhất thế gian.

Mental ills are found in each one of us without exception. When you see these mental ills, does it not make sense to look to the Dhamma as support, as medicine to cure your ills? Traveling the path of the Buddha-Dhamma is not done with the body. You must travel with the mind to reach the benefits. We can divide these travelers into three groups:

Trong chúng ta ai cũng có những căn bệnh của tâm, không ngoại trừ ai. Khi bạn có tâm bệnh, bạn có tìm đến Giáo Pháp như là thuốc để giúp điều trị không? Con đường đạo của Phật Pháp không phải dành cho thân. Bạn phải bước đi trên con đường đó bằng tâm thì mới đạt đến những lợi lạc. Có ba loại người tu:

First level: this is comprised of those who understand that they must practice themselves, and know how to do so. They take the Buddha, Dhamma and Sangha as their refuge and have resolved to practice diligently according to the teachings. These persons have discarded merely following customs and traditions, and instead use reason to examine for themselves the nature of the world. These are the group of ''Buddhist believers''.

Loại thứ nhất: Họ hiểu rõ họ cần phải tự mình tu tập, và biết cách tu tập. Họ nhận Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) làm nơi nương tựa và quyết tâm thực hành theo những giáo lý của Phật một cách chuyên cần. Những người này chỉ mới dẹp bỏ được những tục lệ, lễ nghi mê tín. Họ biết dùng lý lẽ nhân duyên nhân quả để xem xét và tự mình hiểu được bản chất những thứ trên thế gian. Họ thuộc nhóm những người tin theo đạo Phật. Đó là những thiện nam, tín nữ.

Middle level: This group is comprised of those who have practiced until they have an unshakable faith in the teachings of the Buddha, the Dhamma and the Sangha. They also have penetrated to the understanding of the true nature of all compounded formations. These persons gradually reduce clinging and attachment. They do not hold onto things and their minds reach deep understanding of the Dhamma. Depending upon the degree of non-attachment and wisdom they are progressively known as stream-enterers, once-returners and non-returners, or simply, noble ones.

Loại thứ hai: Nhóm này gồm những người đã tu tập và đạt đến lòng tin bất thối chuyển vào Phật, Pháp, Tăng. Họ cũng đã đạt đến sự hiểu biết thấu suốt vào bản chất của mọi pháp trên thế gian (những hiện tượng hữu vi).

Những người này đã dần dần loại bỏ những ràng buộc và dính chấp. Họ không còn chấp thủ vào thứ gì và tâm họ hiểu biết sâu sắc về Giáo Pháp. Tùy theo mức độ trừ bỏ những dính chấp (tập khí, gông cùm) và mức độ trí tuệ, họ được gọi là những người Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai. Đó là những bậc thánh nhân.

Highest level: This is the group of those whose practice has led them to the body, speech and mind of the Buddha. They are above the world, free of the world, and free of all attachment and clinging. They are known as arahants or free ones, the highest level of the noble ones.

Loại thứ ba: Đây là những người đã tu tập và đã thể nhập vào Phật thân, Phật ngôn và Phật tâm. Họ vượt trên thế gian và đã hoàn toàn phá bỏ tất cả mọi gông cùm dính chấp. Họ được gọi là những bậc A-la-hán, những người đã giải thoát, đó là bậc cao nhất trong các bậc thánh nhân.

How to Purify One's Morality

Morality is restraint and discipline of body and speech. On the formal level this is divided into classes of precepts for lay people and for monks and nuns. However, to speak in general terms, there is one basic characteristic - that is intention. When we are mindful or self-recollected, we have right intention. Practicing mindfulness (sati) and self-recollection (sampajañña) will generate good morality.

§ Cách Làm Trong Sạch Giới Hạnh Của Một Người

Giới hạnh là những kiêng cữ và tự kỹ luật của thân (làm) và miệng (nói). Theo quy tắc đạo Phật, giới hạnh được phân thành nhiều loại cấp khác nhau dành cho những Phật tử tại gia và những Phật tử xuất gia. Tuy nhiên, nói chung, có một đặc tính căn bản—đó là ý định (ý hành). Khi chúng ta luôn để tâm, ý thức, chánh niệm, tự hiểu biết rõ ràng, chúng ta có ý hành đúng đắn (về những điều mình làm). Tu tập sự chánh niệm (sati) và sự tự hiểu biết rõ ràng (sampajañña) sẽ giúp tạo nên đức hạnh thiện lành.

It is only natural that when we put on dirty clothes and our bodies are dirty, that out minds too will feel uncomfortable and depressed. However, if we keep our bodies clean and wear clean, neat clothes, it makes our minds light and cheerful. So too, when morality is not kept, our bodily actions and speech are dirty, and this is a cause for making the mind unhappy, distressed and heavy. We are separated from right practice and this prevents us from penetrating in the essence of the Dhamma in our minds. The wholesome bodily actions and speech themselves depend on mind, properly trained, since mind orders body and speech. Therefore, we must continue practice by training our minds.

Giống như lẽ thường, khi chúng ta mặc quần áo dơ, thân chúng ta dơ dáy thì tâm sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội. Nhưng nếu chúng ta giữ thân thể sạch sẽ, quần áo sạch sẽ tươm tất thì sẽ làm tâm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu. Tương tự, nếu giới hạnh không được giữ sạch, lời nói và hành động của chúng ta sẽ dơ bẩn và điều này làm cho tâm không hạnh phúc, nặng nề và khó chịu. Chúng ta bị tách khỏi sự thực hành đúng đắn và do vậy bị rời xa Giáo Pháp, tâm không thấm vào cốt lỏi của Giáo Pháp. Những lời nói và hành động của thân phụ thuộc vào tâm, vì tâm điều khiển lời nói và hành động của thân. (Tâm ý là dẫn đầu, tâm ý là chủ đạo). Đơn giản, tâm được tu tập hướng thiện lành, nó sẽ điều khiển lời nói và hành vi của thân theo hướng thiện lành. Do vậy, chúng ta mới luôn luôn cần tu tập cái tâm của chúng ta là vậy. (Đó là ý nghĩa duy nhất của chữ tu tâm, tức là tu sửa và tu dưỡng tâm).

The Practice of Concentration

The training in samādhi (concentration) is practiced to make the mind firm and steady. This brings about peacefulness of mind. Usually our untrained minds are moving and restless, hard to control and manage. Mind follows sense distractions wildly just like water flowing this way and that, seeking the lowest level. Agriculturists and engineers, though, know how to control water so that it is of greater use to mankind. Men are clever, they know how to dam water, make large reservoirs and canals - all of this merely to channel water and make it more useable. In addition the water stored becomes a source of electrical power and light, further benefits from controlling its flow so that it doesn't run wild and eventually settle into a few low spots, its usefulness wasted.

§ Tu Tập Sự Định Tâm (Thiền Định)

Tu tập sự định tâm (samādhi) là làm cho tâm ổn định và vững mạnh. Điều đó giúp mang lại sự bình an của tâm. Thông thường tâm của ta luôn chuyển động, không ở yên, chạy nhảy liên tục, rất khó mà quản được nó. Tâm cứ chạy theo những phản ứng của các giác quan một cách hoang dại, giống như nước cứ chảy ùa từ cao xuống thấp, bất chấp mọi thứ, không thể uốn thành dòng. Những nhà nông và kỹ sư biết cách quản lý các nguồn nước để phục vụ cho mục đích trồng trọt. Con người khôn hơn hẳn các loài vật, họ biết ngăn đập, làm hồ chứa nước và đào kênh mương dẫn nước theo những luồng chảy—mục đích là phân luồng các hướng chảy của nhiều loại nguồn nước cho ích lợi của mình. Nước dẫn vào chứa trong các hồ chứa lớn có thể để sản xuất ra điện năng. Đó là cách hướng các nguồn nước ở một xứ sở vào mục đích ích lợi, không để cho đủ loại nước tự do chảy một cách hoang dại từ cao xuống thấp.

So too, the mind which is dammed and controlled, trained constantly, will be of immeasurable benefit. The Buddha himself taught, ''The mind that has been controlled brings true happiness, so train you minds well for the highest of benefits''. Similarly, the animals we see around us - elephants, horses, cattle, buffalo, etc. - must be trained before they can be useful for work. Only after they have been trained is their strength of benefit to us.

Tương tự, nếu tâm cũng được ngăn đập và kiểm soát, được tu tập thường xuyên, thì nó sẽ mang lại nhiều lợi lạc. Phật đã dạy rõ: "Cái tâm đã được kiểm soát sẽ mang lại hạnh phúc đích thực, vì vậy hãy tu tập cho tốt cái tâm của mình để có được những lợi lạc cao nhất". Hãy nhìn xem xung quanh, chúng ta cũng biết cách huấn luyện những con vật như voi, ngựa, trâu bò để dùng vào những công việc mang ích lợi cho con người. Chỉ khi nào những con vật đó đã được thuần luyện thì mới mang lại ích lợi cho mình.

In the same way, the mind that has been trained will bring many times the blessings of that of an untrained mind. The Buddha and his noble disciples all started out in the same way as us - with untrained minds; but afterwards look how they became the subjects of reverence for us all, and see how much benefit we can gain through their teaching. Indeed, see what benefit has come to the entire world from these men who have gone through the training of the mind to reach the freedom beyond. The mind controlled and trained is better equipped to help us in all professions, in all situations. The disciplined mind will keep our lives balanced, make work easier and develop and nurture reason to govern our actions. In the end our happiness will increase accordingly as we follow the proper mind training.

Tâm cũng vậy, khi nào tâm được huấn luyện thì nó sẽ mang lại hạnh phúc, lợi lạc và phúc lành cho mình. Tâm không được tu tập thì không hạnh phúc. Phật và các thánh đệ tử cũng bắt đầu như chúng ta—từ những cái tâm chưa được tu tập. Nhưng sau đó Phật và những thánh đệ tử đã tu tập tâm để trở thành những người hạnh phúc và giác ngộ để chúng ta kính trọng, điều đó cho thấy sự ích lợi vô song của việc tu tập tâm. Thực vậy, nếu nhìn thấy thế giới cũng hưởng thụ được những ích lợi mà các vị Phật và thánh nhân đã mang lại, ngoài cái lợi ích mà họ đã đạt đến bằng cách tu tập tâm để đạt đến sự giải thoát vượt trên thế gian. Cái tâm được huấn luyện và kiểm soát cũng luôn luôn giúp người ta thành công trong tất cả mọi nghề nghiệp, mọi hoàn cảnh sống. Cái tâm được điều phục sẽ giữ cho sự sống của chúng ta được cân bằng, làm mọi việc dễ hơn, hợp lý hơn và kiểm soát tốt hơn các hành vi công việc. Rốt cuộc hạnh phúc của chúng ta sẽ tăng nhiều hơn khi chúng ta tu tập tâm một cách đúng đắn.

The training of the mind can be done in many ways, with many different methods. The method which is most useful and which can be practiced by all types of people is known as ''mindfulness of breathing''. It is the developing of mindfulness on the in-breath and the out-breath. In this monastery we concentrate our attention on the tip of the nose and develop awareness of the in- and out-breaths with the mantra word ''Bud-dho''. If the meditator wishes to use another word, or simply be mindful of the air moving in and out, this is also fine. Adjust the practice to suit yourself. The essential factor in the meditation is that the noting or awareness of the breath be kept up in the present moment so that one is mindful of each in-breath and each out-breath just as it occurs. While doing walking meditation we try to be constantly mindful of the sensation of the feet touching the ground.

Việc tu tập tâm có thể được làm một cách đúng đắn theo nhiều cách, theo nhiều phương pháp tu hành khác nhau. Một phương pháp hữu dụng nhất và có thể thực hành bởi tất cả loại người là phương pháp "Chánh niệm về Hơi thở". Đó là việc phát triển sự chú tâm vào hơi thở vào và hơi thở ra. Trong tu viện này, cách tu tập của chúng tôi là tập trung sự chú tâm vào nơi chóp mũi và tu tập sự tỉnh giác vào hơi thở vào và ra với niệm chú chữ "Đức-Phật" (Bud-dho). Nếu người tu muốn sử dụng chữ khác hoặc chỉ đơn thuần chú tâm vào luồng hơi thở vào và ra thì cũng tốt. Cứ điều chỉnh cách thực tập sao cho phù hợp với mình. Điều cốt lõi của việc thiền là sự lưu tâm biết rõ, tức là sự tỉnh giác về hơi thở trong giây phút hiện tại, nhờ đó người tu chú tâm chánh niệm được từng mỗi hơi thở vào và hơi thở ra ngay khi nó diễn ra. Còn khi đi thiền thì chúng ta cố gắng chú tâm liên tục vào cái cảm nhận ngay khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất.

This practice of meditation must be pursued as continuously as possible in order for it to bear fruit. Don't meditate for a short time one day and then in one or two weeks, or even a month, meditate again. This will not bring results. The Buddha taught us to practice often, to practice diligently, that is, to be as continuous as we can in the practice of mental training. To practice meditation we should also find a suitably quiet place free from distractions. In gardens or under shady trees in our back yards, or in places where we can be alone are suitable environments. If we are a monk or nun we should find a suitable hut, a quiet forest or cave. The mountains offer exceptionally suitable places for practice.

Cách tu tập chánh niệm này phải được thực hành một cách liên tục, đều đặn, càng lâu càng tốt thì mới mang lại kết quả tốt. Đừng có kiểu thiền tập một chút bữa nay rồi đến một tuần hay hai tuần hay cả tháng sau mới thiền tập lại. Tu tập như vậy sẽ không có kết quả. Phật đã dạy chúng ta phải tu tập đều đặn, tu tập chuyên cần, tu tập liên tục đối với việc tu dưỡng tâm. Để thiền tập, chúng ta cũng nên chọn một nơi yên tĩnh, không bị nhiều quấy nhiễu. Ở trong vườn, dưới bóng cây hay những nơi chúng ta có thể ở một mình là phù hợp nhất. Nếu là tăng hay ni, chúng ta cần có một cái cốc (chòi, phòng), một khu rừng hay một hang động yên tĩnh. Những vùng núi non đặc biệt là nơi thích hợp nhất cho việc tu thiền.

In any case, wherever we are, we must make an effort to be continuously mindful of breathing in and breathing out. If the attention wanders to other things, try to pull it back to the object of concentration. Try to put away all other thoughts and cares. Don't think about anything - just watch the breath. If we are mindful of thoughts as soon as they arise and keep diligently returning to the meditation subject, the mind will become quieter and quieter. When the mind is peaceful and concentrated, release it from the breath as the object of concentration. Now begin to examine the body and mind comprised of the five khandhas: material form, feelings, perceptions, mental formations and consciousness. Examine these five khandhas as they come and go. You will see clearly that they are impermanent, that this impermanence makes them unsatisfactory and undesirable, and that they come and go of their own - there is no ''self'' running things. There is to be found only nature moving according to cause and effect. All things in the world fall under the characteristics of instability, unsatisfactoriness and being without a permanent ego or soul. Seeing the whole of existence in this light, attachment and clinging to the khandhas will gradually be reduced. This is because we see the true characteristics of the world. We call this the arising of wisdom.

Dù là ở đâu, điều cốt lõi là chúng ta phải nỗ lực để liên tục chú tâm chánh niệm vào hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu sự chú tâm lăng xăng qua những thứ khác, cố kéo nó về lại với đối tượng hơi thở. Cố dẹp bỏ hết tất cả mọi ý nghĩ và lo toan. Đừng nghĩ gì hết—chỉ quan sát hơi thở. Nếu chúng ta nhận biết những ý nghĩ ngay khi chúng khởi sinh và cố gắng quay trở lại chú tâm vào đối tượng thiền (hơi thở), tâm sẽ trở nên yên tĩnh và yên tĩnh hơn. Khi tâm được bình an và tập trung, buông bỏ sự chú tâm vào hơi thở; hơi thở không còn là đối tượng thiền chính nữa. Lúc này người tu bắt đầu xem xét thân và tâm bao gồm năm uẩn (khandha): sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Xem xét năm uẩn ngay khi chúng đến và đi, khi chúng khởi sinh và biến mất. Ta sẽ nhìn thấy rõ năm uẩn là vô thường, rằng tính vô thường này khiến chúng là khổ, bất toại nguyện và không đáng để chúng ta ước có. Chúng sinh và diệt theo đường lối của chúng—chẳng có cái 'ta' hay 'linh hồn' nào điều khiển thân tâm này cả. (Thân tâm chỉ là mớ năm uẩn sinh diệt, có mất, biến đổi, vô thường liên tục trong từng giây khắc). Trong đó thực sự chỉ có tính tự nhiên chuyển động theo lý nhân quả. Tất cả mọi thứ trên thế gian đều có cùng bản chất không bền lâu, không ổn định, luôn biến đổi, bất toại nguyện và không có một bản ngã hay linh hồn cố định nào bên trong đó. Sau khi đã nhìn thấy toàn thể sự hiện hữu dưới ánh sáng này, sự ràng buộc và dính chấp vào (tấm thân) năm uẩn sẽ từ từ phai biến. (Ta không còn chấp có một cái 'ta', một 'thân thể của ta' hay một 'tâm hồn cố định của ta' nào nữa). Ta phá chấp được là nhờ ta nhìn thấy những bản tính đích thực của thế giới (vô thường, khổ và vô ngã). Sự nhìn thấy này được gọi là sự khởi sinh của trí tuệ.

The Arising of Wisdom

Wisdom (paññā) is to see the truth of the various manifestations of body and mind. When we use our trained and concentrated minds to examine the five khandhas, we will see clearly that both body and mind are impermanent, unsatisfactory and soul-less. In seeing all compounded things with wisdom we do not cling or grasp. Whatever we receive, we receive mindfully. We are not excessively happy. When things of ours break up or disappear, we are not unhappy and do not suffer painful feelings - for we see clearly the impermanent nature of all things. When we encounter illness and pain of any sort, we have equanimity because our minds have been well trained. The true refuge is the trained mind.

§ Sự Khởi Sinh Của Trí Tuệ

Trí tuệ (paññā) là nhìn thấy sự thật từ những biểu hiện của thân và tâm. Khi chúng ta dùng cái tâm đã được tu tập và đạt định để xem xét về tấm thân năm uẩn, chúng ta nhìn thấy rõ rệt rằng thân và tâm là luôn luôn biến đổi, không ổn định và không có linh hồn (vô thường, khổ và vô ngã). Chúng chỉ là những thứ tùy theo những điều kiện khác nhau mà có và cũng tùy những điều kiện khác nhau mà mất. Sinh diệt tùy duyên. Tất cả chỉ là hữu vi. Khi nhìn tất cả những thứ hữu vi đó bằng trí tuệ thù chúng ta không còn chấp thủ hay chính chấp vào chúng nữa. Dù tiếp nhận bất cứ thứ gì, ta cũng tiếp nhận một cách chánh niệm. Chúng ta không quá mừng vui. Đến khi mọi thứ của ta tan rã hay biến mất, chúng ta không quá đau buồn và khổ sở– bởi chúng ta đã thấy rõ bản chất vô thường bên trong tất cả mọi thứ trên thế gian. Khi chúng ta gặp bệnh tật đau đớn, chúng ta bình tâm buông xả, vì tâm đã được tu tập và hiểu biết rõ bản chất vô thường của sự sống. Nơi nương tựa tốt nhất chính là một cái tâm đã được tu tập!

All of this is known as the wisdom which knows the true characteristics of things as they arise. Wisdom arises from mindfulness and concentration. Concentration arises from a base of morality or virtue. All of these things, morality, concentration and wisdom, are so inter-related that it is not really possible to separate them. In practice it can be looked at in this way: first there is the disciplining of the mind to be attentive to breathing. This is the arising of morality. When mindfulness of breathing is practiced continuously until the mind is quiet, this is the arising of concentration. Then examination showing the breath as impermanent, unsatisfactory and not-self, and the subsequent non-attachment, is the arising of wisdom. Thus the practice of mindfulness of breathing can be said to be a course for the development of morality, concentration and wisdom. They all come together.

Tất cả điều đó được gọi là trí tuệ, trí tuệ hiểu biết bản chất đích thực của mọi sự thể khi chúng khởi sinh. Trí tuệ khởi sinh từ (khả năng, trạng thái) chánh niệm và chánh định. Chánh định (sự định tâm) khởi sinh từ cơ sở đạo đức, tức giới hạnh. Tất cả ba mảng này (giới, định, tuệ) thực sự tương quan với nhau, không thể nào tách rời nhau mà thành tựu được gì. Về mặt thực hành nó có thể được nhìn theo kiểu như vầy: trước nhất là việc uốn ép cái tâm để nó chú tâm vào hơi thở. Chỗ này khởi sinh giới hạnh (giới). Khi sự chánh niệm về hơi thở được tu tập một cách đều đặn và liên tục cho đến khi tâm được tĩnh lặng, lúc này khởi sinh sự định tâm (định). Rồi nhờ sự xem xét (quán chiếu) nên nhìn thấy hơi thở là vô thường, khổ và vô ngã, người tu không còn bám chấp vào nó nữa, chỗ này khởi sinh trí tuệ (tuệ). Như vậy, có thể nói việc tu chánh niệm về hơi thở là tiến trình để phát triển giới, định, tuệ. Ba mảng này cùng nhau phát triển.

When morality, concentration and wisdom are all developed, we call this practicing the eightfold path which the Buddha taught as our only way out of suffering. The eightfold path is above all others because if properly practiced it leads directly to Nibbāna, to peace. We can say that this practice reaches the Buddha-Dhamma truly and precisely.

Khi ba mảng giới, định, tuệ đã được tu tập và phát triển, chúng ta gọi đó là sự tu tập con đường tám phần (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật. Tám phần của Bát chánh đạo thuộc về ba mảng giới định tuệ. Bát chánh đạo là con đường duy nhất để giúp người tu giải trừ khổ. Bát chánh đạo là con đường đạo vượt trên tất cả những con đường khác, bởi vì, nếu tu hành một cách đúng đắn theo nó thì sẽ dẫn ta đến sự bình an, Niết-bàn. Nói cách khác, con đường đạo này đi đến Phật-Pháp một cách đích thực và đúng đắn.

Benefits from Practice

When we have practiced meditation as explained above, the fruits of practice will arise in the following three stages:

First, for those practitioners who are at the level of ''Buddhist by faith'', there will arise increasing faith in the Buddha, Dhamma and Sangha. This faith will become the real inner support of each person. Also, they will understand the cause-and-effect nature of all things, that wholesome action brings wholesome result and that unwholesome action brings unwholesome result. So for such a person there will be a great increase in happiness and mental peace.

§ Những Ích Lợi Của Việc Tu Tập

Khi chúng ta tu tập thiền như đã nói trên, đạo quả sẽ khởi sinh theo ba giai đoạn sau:

Thứ nhất, đối với những người tu là những "thiện nam, tín nữ", lòng tin thành tín sẽ tăng lên đối với Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo). Lòng thành tín sẽ trở thành nội lực hỗ trợ cho họ. Song song, họ cũng hiểu biết về lý nhân-quả nằm trong mọi sự, chẳng hạn hành động thiện lành (nghiệp thiện) sẽ mang lại kết quả phúc lành (quả thiện), hành động bất thiện (nghiệp ác) tạo ra kết quả xấu khổ (quả ác). Đối với những người tu loại này, họ sẽ càng ngày làm tăng thêm hạnh phúc và sự bình an cho mình.

Second, those who have reached the noble attainments of stream-winner, once-returner or non-returner, have unshakable faith in the Buddha, Dhamma and Sangha. They are joyful and are pulled towards Nibbāna.

Thứ hai, giai đoạn thứ hai là của những người tu đã bước vào dòng thánh đạo siêu thế, đó là những bậc thánh Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai. Những người này đã đạt đến lòng tin bất thoái chuyển về Phật, Pháp, Tăng. (Mãi mãi không còn có thể hoàn tục nữa). Họ sống hoan hỷ, hạnh phúc và đang trên đường tiến đến đích là Niết-bàn.

Third, for those arahants or perfected ones, there will be the happiness free from all suffering. These are the Buddhas, free from the world, complete in the faring of the holy way.

We all have had the good fortune to be born as human beings and to hear the teachings of the Buddha. This is an opportunity that millions of other beings do not have. Therefore do not be careless or heedless. Hurry and develop merits, do good and follow the path of practice in the beginning, in the middle and in the highest levels. Don't let time roll by unused and without purpose. Try to reach the truth of the Buddha's teachings even today. Let me close with a Lao folk-saying: ''Many rounds of merriment and pleasure past, soon it will be evening. Drunk with tears now, rest and see, soon it will be too late to finish the journey''.

Thứ ba, là giai đoạn của những bậc đã đạt đến Niết-bàn, đó là những bậc A-la-hán (arahant), họ đã giải thoát khỏi tất cả mọi sự khổ. Đó là những vị Phật, đã thoát khỏi thế gian, đã hoàn thiện con đường thánh đạo.

Tất cả chúng ta đều có phúc lớn được sinh ra làm người và được có cơ hội nghe học những giáo lý của Đức Phật. Đây là duyên cơ vô cùng quý hiếm mà hàng triệu loài chúng sinh khác không có được. Do vậy, đừng quá vô tư, vô tâm, vô hướng về cái sự sống ngắn ngủi và sự thoát khỏi khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử. Hãy mau mau tu học và phát triển những công đức, làm những điều thiện lành và bước theo con đường đạo ngay từ đầu, đến giữa, cho đến mức độ cao nhất của nó. Đừng để thời giờ trôi qua một cách lãng phí, không mục đích. Hãy cố đạt đến những sự thật trong giáo lý của Phật ngay từ hôm nay. Tôi muốn kết thúc bài nói chuyện này bằng mấy câu ngạn ngữ của người Lào:

"Mãi lo dạo mấy vòng vui chơi

"Ngày qua nhanh đã đến lúc tối trời

"Lòng say khướt, chảy dài nước mắt

"Ngồi nhìn lại mới biết đà quá muộn

"Đường về xa không bước kịp nữa rồi".


Chương 20

A GIFT OF DHAMMA - MÓN QUÀ GIÁO PHÁP

I am happy that you have taken this opportunity to come and visit Wat Pah Pong, and to see your son who is a monk here, however I'm sorry I have no gift to offer you. France already has so many material things, but of Dhamma there's very little. Having been there and seen for myself, there isn't really any Dhamma there which could lead to peace and tranquillity. There are only things which continually make one's mind confused and troubled.

Tôi vui lòng vì ông bà đã nhân dịp này ghé đến thăm chùa Wat Pah Pong, và thăm người con trai của ông bà là một tu sĩ ở đây. Tôi xin lỗi không mang có gì để gửi tặng cho ông bà. Nước Pháp chắc chẳng thiếu thứ gì về vật chất, nhưng Giáo Pháp thì vẫn có rất ít ở đó. Tôi đã đích thân đến thăm Pháp và nhận ra ở đó không có Giáo Pháp đích thực nào để dẫn đến sự bình an và tĩnh lặng cho con người. Ở đó chỉ có những thứ làm người ta bận rộn và phiền não.

France is already materially prosperous, it has so many things to offer which are sensually enticing - sights, sounds, smells, tastes and textures. However, people ignorant of Dhamma only become confused by them. So today I will offer you some Dhamma to take back to France as a gift from Wat Pah Pong and Wat Pah Nanachat.

Nước Pháp đã giàu có, rất nhiều thứ vật chất để thỏa mãn các giác quan, nhiều thứ để nhìn thấy, để nghe thấy, để ngửi, để nếm và để chạm xúc. Tuy nhiên những người không biết Giáo Pháp thì cứ ngu mờ vô minh về tất cả những thứ đó. Hôm nay, tôi muốn gửi tặng ông bà món quà Giáo Pháp để mang về Pháp, coi như là món quà của chùa Wat Pah Pong và chùa Wat Pah Nanachat.

What is Dhamma? Dhamma is that which can cut through the problems and difficulties of mankind, gradually reducing them to nothing. That's what is called Dhamma and that's what should be studied throughout our daily lives so that when some mental impression arises in us, we'll be able to deal with it and go beyond it.

Giáo Pháp là gì? Giáo Pháp là cái có thể xuyên phá những khó khổ và những vấn đề khó khăn của nhân loại, giải trừ chúng dần dần cho đến khi chúng không còn nữa. Đó là cái được gọi là Giáo Pháp và đó là cái cần được tu học trong đời sống hàng ngày của chúng ta, để khi có những cảm nhận của tâm (tâm tưởng) khởi sinh trong ta, ta có thể xử lý chúng và vượt qua chúng.

Problems are common to us all whether living here in Thailand or in other countries. If we don't know how to solve them, we'll always be subject to suffering and distress. That which solves problems is wisdom and to have wisdom we must develop and train the mind.

Những khó khổ là bệnh chung của tất cả chúng ta, cho dù ta đang sống ở Thái Lan, ở Pháp, hay ở đâu. Nếu ta không biết cách giải quyết chúng, chúng ta sẽ luôn luôn bị khổ và phiền não. Cái để giải trừ những khó khổ là trí tuệ và để có được trí tuệ thì chúng ta cần phải tu tập và phát triển cái tâm.

The subject of practice isn't far away at all, it's right here in our body and mind. Westerners and Thais are the same, they both have a body and mind. A confused body and mind means a confused person and a peaceful body and mind, a peaceful person.

Chủ đề để tu tập không phải là thứ gì xa vời, nó ở ngay đây, ngay trong thân tâm này của chúng ta. Người phương Tây và người Thái đều như nhau, ai cũng có một thân và tâm. Một thân và tâm ngu mờ vô minh có nghĩa là một người ngu mờ vô minh. Một thân và tâm an lạc có nghĩa là một người an lạc.

Actually, the mind, like rain water, is pure in its natural state. If we were to drop green coloring into clear rain water, however, it would turn green. If yellow coloring it would turn yellow.

Thực ra, tâm cũng giống như nước mưa, nó tự nhiên trong suốt. Nếu ta nhỏ giọt màu xanh vào, nó sẽ chuyển thành xanh. Nếu ta nhỏ giọt màu vàng vào, nó sẽ chuyển qua vàng.

The mind reacts similarly. When a comfortable mental impression ''drops'' into the mind, the mind is comfortable. When the mental impression is uncomfortable, the mind is uncomfortable. The mind becomes ''cloudy'' just like the colored water.

Tâm phản ứng tương tự như vậy. Khi có một cảm nhận (tâm tưởng) dễ chịu "nhỏ" vào tâm, tâm thấy dễ chịu (lạc). Khi cảm nhận là khó chịu, tâm thấy khó chịu (khổ). Tâm lúc đó bị "che mờ" vì những cảm nhận sướng và khổ, giống như nước mưa trong bị nhuốm màu xanh và vàng.

When clear water contacts yellow, it turns yellow. When it contacts green, it turns green. It will change color every time. Actually, that water which is green or yellow is naturally clean and clear. This is also the natural state of the mind, clean and pure and unconfused. It becomes confused only because it pursues mental impressions; it gets lost in its moods!

Khi nước trong tiếp xúc màu vàng, nó ngã qua màu vàng. Khi tiếp xúc màu xanh, nó chuyển qua xanh. Nó thay đổi màu sắc mọi lúc mọi nơi, tùy theo cái gì tiếp xúc với nó. Nhưng thực ra bản chất nguyên thủy của nó là trong suốt và sạch sẽ. Cái tâm nguyên thủy (tâm gốc, chân tâm) cũng như vậy, bản chất của nó vốn là trong sạch và tinh khiết và không bị che mờ vô minh. Nó không còn trong suốt và trở nên ngu mờ vì nó chạy theo những cảm nhận của tâm (những tâm tưởng); và nó bị lạc vào những trạng thái đó!

Let me explain more clearly. Right now we are sitting in a peaceful forest. Here, if there's no wind, a leaf remains still. When a wind blows it flaps and flutters. The mind is similar to that leaf. When it contacts a mental impression, it, too, ''flaps and flutters'' according to the nature of that mental impression. And the less we know of Dhamma, the more the mind will continually pursue mental impressions. Feeling happy, it succumbs to happiness. Feeling suffering, it succumbs to suffering. It's constant confusion!

Tôi sẽ giải thích rõ hơn chỗ này. Hiện chúng ta đang ngồi trong một khu rừng yên tĩnh. Hiện không có gió và chiếc lá cây đang ở yên. Khi có gió thổi qua, lá phất phơ, chuyển động theo gió. Tâm cũng như chiếc lá. Khi nó tiếp xúc với một cảm nhận của tâm, nó cũng bị "chuyển động" theo tính chất của cảm nhận đó. Và nếu chúng ta càng ít hiểu biết về Giáo Pháp, tâm chúng ta càng liên tục chạy theo những cảm nhận khác nhau trong từng giây khắc. Cảm giác sướng, nó ngã theo sướng. Cảm giác khổ, nó trở thành khổ. Đó là sự ngu mờ, khổ lụy liên tục và liên tục theo những cảm nhận của tâm!

In the end people become neurotic. Why? Because they don't know! They just follow their moods and don't know how to look after their own minds. When the mind has no one to look after it, it's like a child without a mother or father to take care of him. An orphan has no refuge and, without a refuge, he's very insecure.

Rốt cuộc con người chỉ là ngu si và tục lụy. Vì sao? Bởi vì họ chẳng hiểu biết! Họ chỉ chạy theo những trạng thái cảm nhận và không biết quan tâm đến cái tâm. Khi cái tâm không có ai quan tâm chăm sóc, nó giống như một đứa trẻ con không cha không mẹ nuôi dạy. Đứa trẻ mồ côi không có nơi nương tựa, không một nơi nương tựa, và nó rất không an toàn, dễ gặp đủ chuyện nguy hại, đau thương.

Likewise, if the mind is not looked after, if there is no training or maturation of character with right understanding, it's really troublesome.

The method of training the mind which I will give you today is kammatthāna. ''Kamma'' means ''action'' and ''thāna'' means ''base''. In Buddhism it is the method of making the mind peaceful and tranquil. It's for you to use in training the mind and with the trained mind investigate the body.

Cũng như vậy, nếu tâm không được chăm sóc, nếu không có sự tu tập, thuần dưỡng bằng sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến), tâm sẽ dính vào muôn vàng rắc rối, khó khổ và phiền não.

Bữa nay tôi chỉ cho ông bà một phương pháp tu tập cái tâm được gọi là kammatthāna. "Kamma" có nghĩa là "hành động" hay nghiệp, và "thāna" có nghĩa là "căn bản". (Nghiệp căn). Trong đạo Phật đây là cách làm cho tâm được bình an và tĩnh lặng. Tùy theo quý vị dùng nó để tu tập cái tâm và dùng cái tâm đã được tu tập để điều tra xem xét cái thân.

Our being is composed of two parts: one is the body, the other, the mind. There are only these two parts. What is called ''the body'', is that which can be seen with our physical eyes. ''The mind'', on the other hand, has no physical aspect. The mind can only be seen with the ''internal eye'' or the ''eye of the mind''. These two things, body and mind, are in a constant state of turmoil.

Cá thể mỗi chúng ta gồm có hai phần: một là phần thân và hai là phần tâm. Chỉ có hai phần này. Phần chúng ta gọi là "thân" (sắc) là phần có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngược lại, phần "tâm" (danh) là phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì tâm không phải dạng sắc thể. Tâm chỉ có thể được nhìn thấy bằng "con mắt bên trong" hay "con mắt của tâm". Có hai phần như vậy, thân và tâm, luôn luôn và liên tục ở trong trạng thái động vọng, không thể nào kiểm soát được. (Thân thì nếm trải khoái lạc và khổ đau của năm giác quan thân. Tâm thì chạy theo cảm nhận khoái lạc và chạy trốn cảm nhận khổ đau của năm giác quan đó. Tâm là giác quan thứ sáu, sống tục lụy theo những nhận thức sướng khổ của nó theo cảm giác sướng khổ của năm giác quan kia).

What is the mind? The mind isn't really any ''thing''. Conventionally speaking, it's that which feels or senses. That which senses, receives and experiences all mental impressions is called ''mind''. Right at this moment there is mind. As I am speaking to you, the mind acknowledges what I am saying. Sounds enter through the ear and you know what is being said. That which experiences this is called ''mind''.

Tâm là gì? Tâm thực sự chẳng là "cái gì" cả. Nói theo cách người phàm, nó là cái (để) cảm nhận hay nhận thức. Cái (để) cảm nhận, nhận biết, nếm trải tất cả mọi cảm nhận thuộc tâm (tâm tưởng) thì ta gọi là cái "tâm". Ngay lúc này có tâm. Khi tôi đang nói với quý vị, tâm nhận biết những điều tôi đang nói. Âm thanh đi vào qua tai và ta nghe được điều gì đang được nói. Cái đang trải nghiệm sự nghe thấy đó thì được gọi là cái "tâm".

This mind doesn't have any self or substance. It doesn't have any form. It just experiences mental activities, that's all! If we teach this mind to have right view, this mind won't have any problems. It will be at pease.

Tâm này không có một chủ thể nào, không có một bản thể nào, không có một cái 'ta' nào cả. Tâm không có hình dạng, thể sắc. Nó chỉ đơn thuần trải nghiệm những hoạt động của (thuộc, trong) tâm, tất cả chỉ là vậy! Nếu chúng ta tu dạy tâm này có được cách nhìn đúng đắn (chánh kiến), tâm này sẽ không bị (có, dính) khó khổ nữa. Nó sẽ được bình an.

The mind is mind. Mental objects are mental objects. Mental objects are not the mind, the mind is not mental objects. In order to clearly understand our minds and the mental objects in our minds, we say that the mind is that which receives the mental objects which pop into it.

Tâm là tâm. Đối tượng của tâm là đối tượng của tâm. Đối tượng của tâm không phải là tâm, tâm không phải là đối tượng của tâm. Để hiểu rõ rệt về tâm và những đối tượng của tâm, chúng ta nói rằng tâm là cái nhận biết (cảm nhận, nếm trải) những đối tượng của tâm tiếp xúc vào nó.

When these two things, mind and its object, come into contact with each other, they give rise to feelings. Some are good, some bad, some cold, some hot, all kinds! Without wisdom to deal with these feelings, however, the mind will be troubled.

Khi hai thứ, tâm và những đối tượng của tâm, tiếp xúc với nhau, sự tiếp xúc sinh ra những cảm giác (cảm thọ, cảm thụ). Có những cảm thọ là tốt, có cảm thọ là xấu, có cảm thọ sướng, có cảm thọ khổ, có nóng, có lạnh, có đắng, có ngọt, có khoái, có đau... đủ các loại! Nếu không có trí tuệ để xử lý (giải quyết, đối trị...) với những cảm thọ khác nhau đó, tâm sẽ bị rắc rối, ngu mờ, bất an, phiền não.

Meditation is the way of developing the mind so that it may be a base for the arising of wisdom. Here the breath is a physical foundation. We call it ānāpānasati or ''mindfulness of breathing''. Here we make breathing our mental object. We take this object of meditation because it's the simplest and because it has been the heart of meditation since ancient times.

Thiền là cách phát triển (tu tập, tu dưỡng) cái tâm để tạo căn bản để khởi sinh ra trí tuệ. (Đó là lý do duy nhất và quan trọng của thiền tập). Hơi thở là một nền tảng sống thuộc thân. Phật đã dạy về phương pháp "Chánh niệm về Hơi thở" [ānāpānasati]. Ở đây, chúng ta chọn hơi thở làm đối tượng của tâm để thiền tập. Chúng ta chọn hơi thở làm đối tượng để thiền bởi nó là đơn giản nhất và bởi nó là cốt lõi của thiền từ thời cổ xưa.

When a good occasion arises to do sitting meditation, sit cross-legged: right leg on top of the left leg, right hand on top of the left hand. Keep your back straight and erect. Say to yourself, ''Now I will let go of all my burdens and concerns''. You don't want anything that will cause you worry. Let go of all concerns for the time being.

Khi có cơi hội tốt để ngồi thiền, hãy ngồi xuống, tréo chân: chân phải đặt trên chân trái, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Giữ lưng thẳng. Tự nói với mình: "Bây giờ ta phải dẹp bỏ mọi thứ gánh nặng và lo toan". Dẹp bỏ tất cả mọi thứ, ngoài hơi thở. Ta không muốn bất cứ thứ gì có thể quấy nhiễu ta nữa. Dẹp hết mọi công việc, suy nghĩ, lo lắng.

Now fix your attention on the breath. Then breathe in and breathe out. In developing awareness of breathing, don't intentionally make the breath long or short. Neither make it strong or weak. Just let it flow normally and naturally. Mindfulness and self-awareness, arising from the mind, will know the in-breath and the out-breath.

Giờ thì cố định sự chú tâm vào hơi thở. Rồi thở vào, thở ra. Khi đang luyện tập sự tỉnh giác vào hơi thở, chúng ta đừng cố ý thở dài hay thở ngắn. Không cố thở mạnh hay thở nhẹ. Cứ để hơi thở đi vào và đi ra một cách bình thường và tự nhiên. Sự "chánh niệm" và "sự tự tỉnh giác về bản thân mình" khởi sinh từ trong tâm sẽ nhận biết rõ từng hơi thở vào và hơi thở ra. (Chú tâm là hướng tâm vào đối tượng. Luôn luôn chú tâm vào đối tượng là chánh niệm (sati). Luôn luôn biết về đối tượng, luôn nhận biết đối tượng, thường biết, rõ biết về đối tượng gọi là tỉnh giác; sự tự tỉnh giác là sự luôn hiểu biết rõ ràng (sampajañña) về đối tượng.)

Be at ease. Don't think about anything. No need to think of this or that. The only thing you have to do is fix your attention on the breathing in and breathing out. You have nothing else to do but that! Keep your mindfulness fixed on the in-and out-breaths as they occur. Be aware of the beginning, middle and end of each breath. On inhalation, the beginning of the breath is at the nose tip, the middle at the heart, and the end in the abdomen. On exhalation, it's just the reverse: the beginning of the breath is in the abdomen, the middle at the heart, and the end at the nose tip. Develop the awareness of the breath: 1, at the nose tip; 2, at the heart; 3, in the abdomen. Then in reverse: 1, in the abdomen; 2, at the heart; and 3, at the nose tip.

Thư giãn. Đừng nghĩ suy điều gì. Không cần nghĩ này nghĩ nọ. Việc duy nhất là cố định sự chú tâm vào hơi thở vào và hơi thở ra. Ta chẳng có gì để làm ngoài việc đó! Duy trì sự chú tâm cố định vào hơi thở vào và hơi thở ra khi chúng diễn ra. Tỉnh giác rõ về lúc bắt đầu, lúc giữa và lúc cuối của hơi thở. Khi thở vào, bắt đầu là ngay chóp mũi, giữa là ngay giữa ngực, và cuối là bụng. Khi thở ra thì ngược lại, bắt đầu là từ bụng, giữa là giữa ngực, và cuối là chóp mũi. Khi thở vào, luyện tập (khả năng) tỉnh giác vào hơi thở: 1, ở chóp mũi; 2, ở giữa ngực; 3, ở bụng. Khi thở ra, 1, ở bụng; 2, ở giữa ngực; 3, ở chóp mũi.

Focusing the attention on these three points will relieve all worries. Just don't think of anything else! Keep your attention on the breath. Perhaps other thoughts will enter the mind. It will take up other themes and distract you. Don't be concerned. Just take up the breathing again as your object of attention. The mind may get caught up in judging and investigating your moods, but continue to practice, being constantly aware of the beginning, middle and the end of each breath.

Nếu chỉ tập trung sự chú tâm vào ba điểm đó thì sẽ giải tỏa hết mọi suy nghĩ, lo lắng và động vọng. Chỉ cần không nghĩ điều gì khác! (Nguyên lý dễ hiểu là khi người đã hoàn toàn chú tâm vào một đối tượng (hơi thở) thì người đó không còn ý nghĩ nào khác, và nhờ vậy tâm được an định). Cứ giữ sự chú tâm vào hơi thở. Có lẽ những ý nghĩ vẫn còn nhiều, chúng vẫn còn xen vào trong tâm và quấy nhiễu ta. Nhưng đừng quan tâm đến nó. Cứ tiếp tục quay lại đối tượng chú tâm của mình, quay lại chú tâm vào hơi thở. Tâm có thể dính vào việc suy đoán (tò mò, điều tra, tìm hiểu) về những trạng thái của tâm ta, nhưng cứ mặc kệ nó, cứ tiếp tục luyện tập, liên tục tỉnh giác vào chỗ bắt đầu, chỗ giữa, và chỗ cuối của từng hơi thở.

Eventually, the mind will be aware of the breath at these three points all the time. When you do this practice for some time, the mind and body will get accustomed to the work. Fatigue will disappear. The body will feel lighter and the breath will become more and more refined. Mindfulness and self-awareness will protect the mind and watch over it.

Cuối cùng, tâm sẽ có khả năng luôn luôn tỉnh giác về hơi thở ở ba điểm tiếp xúc đó trong suốt thời gian ngồi thiền. Nếu chúng ta tu tập phương pháp chánh niệm này một thời gian, thân và tâm sẽ quen dần với việc thiền tập đó. Mệt mỏi sẽ biến mất. Thân cảm thấy nhẹ nhàng hơn và hơi thở sẽ càng lúc càng được tinh tế. Sự chánh niệm và sự tự tỉnh giác sẽ phòng hộ cái tâm và quan sát nó.

We practice like this until the mind is peaceful and calm, until it is one. One means that the mind will be completely absorbed in the breathing, that it doesn't separate from the breath. The mind will be unconfused and at ease. It will know the beginning, middle and end of the breath and remain steadily fixed on it.

Chúng ta cứ tập luyện như vậy cho đến khi tâm được bình an và tĩnh lặng, đến khi nó trở thành một với hơi thở. Thành một với hơi thở có nghĩa là nó thấm hút vào hơi thở, hợp nhất vào hơi thở, nó không còn bị tách rời khỏi hơi thở. Lúc này tâm trở nên bình an và không còn ngu mờ và động vọng gì nữa. Tâm nó sẽ nhận biết rõ chỗ bắt đầu, giữa và cuối của từng hơi thở, và nó cố định một cách vững chắc vào hơi thở.

Then when the mind is peaceful, we fix our attention on the in-breath and out-breath at the nose tip only. We don't have to follow it up and down to the abdomen and back. Just concentrate on the tip of the nose where the breath comes in and goes out.

Rồi đến khi tâm đã được an định như vậy, ta cố định sự chú tâm vào hơi thở tại một điểm duy nhất là chóp mũi. Lúc này chúng ta không cần phải theo dõi hơi thở xuống tới bụng và từ bụng lên lại nữa. Chỉ tập trung vào nơi chóp mũi, nơi tiếp xúc với hơi thở vào và hơi thở ra.

This is called ''calming the mind'', making it relaxed and peaceful. When tranquillity arises, the mind stops; it stops with its single object, the breath. This is what's known as making the mind peaceful so that wisdom may arise.

Cách tu này được gọi là "làm tĩnh lặng tâm", làm cho tâm thư thái và bình an. Khi sự tĩnh lặng khởi sinh, tâm dừng lại; nó dừng lại với đối tượng duy nhất của nó, đó là hơi thở. Đây là cách được biết là cách làm cho tâm tĩnh lặng và bình an để từ dó phát sinh ra trí tuệ.

This is the beginning, the foundation of our practice. You should try to practice this every single day, wherever you may be. Whether at home, in a car, lying or sitting down, you should be mindfully aware and watch over the mind constantly.

Đây là phần bắt đầu, là phần căn bản của việc tu tập của chúng ta. Vì là căn bản nên chúng ta cần phải luyện tập từng ngày, mỗi ngày, bất cứ khi nào có thể ngồi xuống thiền. Dù là đang ở chùa, đang ở nhà, đang ngồi ở đâu rảnh tay, đang ngồi trong xe, đang nằm, đang ngồi nghỉ mệt trên bờ biển, trong khu vườn..., quý vị hãy tỉnh giác chánh niệm và quan sát tâm một cách thường xuyên như vậy, bằng phương pháp này.

This is called mental training which should be practiced in all the four postures. Not just sitting, but standing, walking and lying as well. The point is that we should know what the state of the mind is at each moment, and, to be able to do this, we must be constantly mindful and aware. Is the mind happy or suffering? Is it confused? Is it peaceful? Getting to know the mind in this manner allows it to become tranquil, and when it does become tranquil, wisdom will arise.

Đây là phương pháp tu tập tâm (thiền là tu tập tu dưỡng cái tâm), do vậy phương pháp này nên được tu tập trong mọi tư thế của thân. Không phải chỉ tư thế ngồi, mà đứng, đi, nằm đều có thể thiền. Mục đích là chúng ta cần biết rõ trạng thái của tâm trong từng giây phút, và, để làm được điều đó, chúng ta phải thường xuyên chánh niệm và tỉnh giác. Tâm đang sướng hay khổ? Tâm đang ngu mờ? Tâm đang bình an? Tìm cách hiểu biết tâm theo cách như vậy sẽ giúp tâm được tĩnh lặng, và khi tâm được tĩnh lặng, trí tuệ sẽ khởi sinh.

With the tranquil mind investigate the meditation subject which is the body, from the top of the head to the soles of the feet, then back to the head. Do this over and over again. Look at and see the hair of the head, hair of the body, the nails, teeth and skin. In this meditation we will see that this whole body is composed of four ''elements': earth, water, fire and wind.

Bằng cái tâm tĩnh lặng, ta xem xét điều tra về đối tượng của thiền tập ở đây, đó là thân này, xem xét thân từ đỉnh đầu cho đến ngón chân, rồi từ ngón chân lên đến đỉnh đầu. Cứ xem xét từ trên xuống, từ dưới lên. Cứ làm như vậy. Nhìn xem và quán xét về tóc trên đầu, lông trên thân, móng tay chân, răng, da. Trong cách thiền quán như vậy, chúng ta sẽ nhìn thấy rằng toàn bộ thân này chỉ được kết tạo từ bốn "yếu tố tứ đại": đất, nước, gió, lửa. (Thể cứng, thể lỏng, thể khí, thể nhiệt).

The hard and solid parts of our body make up the earth element; the liquid and flowing parts, the water element. Winds that pass up and down our body make up the wind element, and the heat in our body, the fire element.

Những phần cứng của thân được làm từ yếu tố đất; phần chất lỏng và chảy trong thân thuộc về yếu tố nước. Hơi thở và khí ra vào, chuyển động trong thân là thuộc yếu tố gió, và nhiệt nóng trong thân thuộc yếu tố lửa.

Taken together, they compose what we call a ''human being''. However, when the body is broken down into its component parts, only these four elements remain. The Buddha taught that there is no ''being'' per se, no human, no Thai, no Westerner, no person, but that ultimately, there are only these four elements - that's all! We assume that there is a person or a ''being'' but, in reality, there isn't anything of the sort.

Kết hợp lại với nhau một cách hữu cơ, chúng tạo thành một cái 'con người'. Tuy nhiên, nếu phân tách thân này ra thành những phần khác nhau, nó chỉ là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa mà thôi. Đức Phật đã tuyên dạy rằng không có một cái 'con người', một 'cá thể', một 'người' thực sự nào bên trong thân này cả; không thực sự có cái người Thái, người Tây, một cá nhân danh tính nào cả. Sự thật rốt ráo là chỉ có bốn yếu tố tứ đại—tất cả chỉ là vậy! Chúng ta cứ quan niệm truyền kiếp rằng có một 'con người', một 'cái ta', nhưng trong hiện thực thì không tồn tại một cái gì cố định được gọi là một 'người' hay một cái 'ta' như vậy cả.

Whether taken separately as earth, water, fire and wind, or taken together labelling what they form a ''human being'', they're all impermanent, subject to suffering and not-self. They are all unstable, uncertain and in a state of constant change - not stable for a single moment!

Our body is unstable, altering and changing constantly. Hair changes, nails change, teeth change, skin changes - everything changes, completely!

Dù có tách rời bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa, hoặc kết hợp chúng lại với nhau và đặt tên là một 'con người' thì tất cả chúng cũng đều là vô thường, khổ và vô ngã. Chúng là không chắc chắn, không ổn định, và luôn ở trong trạng thái luôn luôn biến đổi—không chắc chắc và ổn định trong một giây khắc nào cả!

Thân này của chúng ta là không ổn định, không chắc chắn, luôn biến đổi, luôn thay đổi một cách liên tục. Tóc biến đổi, móng tay chan biến đổi, da biến đổi—mọi thứ của thân đều biến đổi!

Our mind, too, is always changing. It isn't a self or substance. It isn't really ''us'', not really ''them'', although it may think so. Maybe it will think about killing itself. Maybe it will think of happiness or of suffering - all sorts of things! It's unstable. If we don't have wisdom and we believe this mind of ours, it'll lie to us continually. And we alternately suffer and be happy.

This mind is an uncertain thing. This body is uncertain. Together they are impermanent. Together they are a source of suffering. Together they are devoid of self. These, the Buddha pointed out, are neither a being, nor a person, nor a self, nor a soul, nor us, nor they. They are merely elements: earth, water, fire and wind. Elements only!

Tâm của chúng ta cũng vậy, nó luôn luôn thay đổi. Nó không phải là một bản thể hay một ngã cố định. Nó thực sự không phải là cái 'ta' hay 'linh hồn' của ta hay của một người nào cả, cho dù tâm có nghĩ nó là như vậy. Tâm có thể tự giết cái 'tâm' của nó. Tâm có thể nghĩ sướng hoặc nghĩ khổ – nghĩ về đủ thứ! Nó không ổn định. Nếu chúng ta không có trí tuệ nên tin rằng tâm này là của ta, thì nó sẽ luôn luôn đánh lừa ta liên tục. Và ta thì cứ sướng, khổ, khổ sướng liên tục vì mọi thứ, cứ như con rối bị nó giựt dây liên tục trong từng giây khắc.

Tâm này là thứ không chắc chắc. Thân này không chắc chắn. Cả hai thứ đều luôn biến đổi, vô thường. Hai thứ cộng lại trở thành nguồn khổ đau. Cả hai thứ đều không có, không chứa, không phải là một cái 'ta', 'bản ngã', hay một 'con người' nào cả. Như Phật đã chỉ rõ, thân tâm này không phải là một 'con người', hay một 'cá thể', hay một 'linh hồn' cố định, cũng không phải là 'ta', 'ông A', hay một 'người' nào cả. Chúng chỉ là những thứ: đất, nước, gió, lửa mà thôi. Chỉ là những yếu tố tứ đại!

When the mind sees this, it will rid itself of attachment which holds that ''I'' am beautiful, ''I'' am good, ''I'' am evil, ''I'' am suffering, ''I'' have, ''I'' this or ''I'' that. You will experience a state of unity, for you'll have seen that all of mankind is basically the same. There is no ''I''. There are only elements.

When you contemplate and see impermanence, suffering and not-self, there will no longer be clinging to a self, a being, I or he or she. The mind which sees this will give rise to nibbidā, disenchantment and dispassion. It will see all things as only impermanent, suffering and not-self.

The mind then stops. The mind is Dhamma. Greed, hatred and delusion will then diminish and recede little by little until finally there is only mind - just the pure mind. This is called ''practicing meditation''.

Khi tâm nhìn thấy điều này, nó không còn nghĩ hay nắm giữ cái 'ta', không còn những ý nghĩ như 'ta' tốt, 'ta' đẹp, 'ta' xấu, 'ta' khổ, 'ta' sướng, 'ta' có, 'ta' như vầy, 'ta' như vậy...nữa. Tất cả quan niệm về một cái 'ta' (ngã chấp) và những điều liên quan đến ý niệm về cái 'ta' (thân kiến, ngã kiến) đều không còn nữa.

(Vì sao? Vì tâm đã nhìn thấy được thân này và tâm này không phải là một thứ gì cố định và thường hằng cả. Tâm này và thân này sau một giây khắc chúng đã khác rồi, nên không thể nói rằng có một cái 'ta' cố định bên trong thân này và tâm này).

Và khi đã nhìn thấy được điều này và hiểu được bản chất vô-ngã của thân tâm, ta sẽ nếm trải một trạng thái hòa hợp bình đẳng với tất cả mọi người, bởi ta đã nhìn thấy tất cả nhân loại về căn bản là như nhau. (Thân tâm của mọi người đều như nhau, cũng đều vô thường, khổ và vô ngã). Không có một cái 'ta' nào: vô ngã. Đó chỉ là những yếu tố tứ đại mà thôi.

Khi chúng ta quán xét và nhìn thấy sự vô thường, khổ, và vô ngã, thì lúc đó không còn quan niệm có một cái 'ta', một 'con người', 'ta đây', 'ông ấy', 'chị ấy'... riêng biệt nào cả, không còn 'ngã chấp'. Cái tâm mà nhìn thấy (giác ngộ) được sự thật này sẽ khởi sinh ra sự từ bỏ, sự chán bỏ (nibbidā), nó không còn mê chấp vào tấm thân giả lập và giả tạm này nữa. Tâm sẽ nhìn thấy tất cả mọi sự thể đều chỉ là thứ vô thường, khổ và vô ngã.

Lúc đó tâm dừng lại. Tâm là Giáo Pháp. Tham sân si sẽ dần dần giảm bớt, giảm bớt cho đến cuối cùng chúng không còn nữa, chỉ còn lại cái tâm—đó là cái tâm tinh khiết và sáng tỏ: chân tâm. Toàn bộ cách tu tập này được gọi là "thiền tập" (hay tu thiền, thực hành thiền).

Thus, I ask you to receive this gift of Dhamma which I offer you to study and contemplate in your daily lives. Please accept this Dhamma teaching from Wat Pah Pong and Wat Pah Nanachat as an inheritance handed down to you. All of the monks here, including your son, and all the teachers, make you an offering of this Dhamma to take back to France with you. It will show you the way to peace of mind, it will render your mind calm and unconfused. Your body may be in turmoil, but your mind will not. Those in the world may be confused, but you will not. Even though there is confusion in your country, you will not be confused because the mind will have seen, the mind is Dhamma. This is the right path, the proper way.

May you remember this teaching in the future.

May you be well and happy.

Do vậy, tôi mong muốn ông bà nhận lấy món quà Giáo Pháp này, khi về cố gắng học hiểu và quán xét trong sự sống hàng ngày của mình. Mong ông bà đón nhận món quà này của chùa Wat Pah Pong và chùa Wat Pah Nanachat, như là một sự truyền thừa của chùa gửi cho ông bà. Tất cả những tăng sĩ ở đây, gồm có người con trai của ông bà, cùng tất cả các sư thầy, thành tâm gửi tặng ông bà món quà này để mang về nước Pháp. Nó sẽ chỉ cho ông bà con đường đi đến sự bình an và sáng tỏ. Thân của quý vị có thể bất ổn, nhưng tâm thì không, nó sẽ được bình an tự tại, sau khi đã được tu tập. Dù ở đâu bạn sống vẫn có đầy những người ngu mờ và sự vô minh, bạn sẽ không bị ngu mờ bởi vì tâm của bạn không còn vô minh, tâm đã nhìn thấy rõ mọi sự như chúng là, tâm là Giáo Pháp. Đây là con đường đạo đúng đắn và khả thi.

Mong quý vị luôn nhớ được giáo lý này.

Cầu cho quý vị được an lạc và hạnh phúc.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro