Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah (Từ chương 11 đến chương 15)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 11

MAKING THE HEART GOOD - LÀM CHO TÂM THIỆN LÀNH

Chương 12

WHY ARE WE HERE ? - TẠI SAO CHÚNG TA Ở ĐÂY ?

Chương 13

OUR REAL HOME - NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA CHÚNG TA

Chương 14

THE FOUR NOBLE TRUTHS - BỐN CHÂN LÝ

Chương 15

LIVING IN THE WORLD - SỐNG TRONG THẾ GIAN BẰNG GIÁO PHÁP

***

Chương 11

MAKING THE HEART GOOD - LÀM CHO TÂM THIỆN LÀNH

These days people are going all over the place looking for merit. And they always seem to stop over in Wat Pah Pong. If they don't stop over on the way, they stop over on the return journey. Wat Pah Pong has become a stop-over point. Some people are in such a hurry I don't even get a chance to see or speak to them. Most of them are looking for merit. I don't see many looking for a way out of wrongdoing. They're so intent on getting merit they don't know where they're going to put it. It's like trying to dye a dirty, unwashed cloth.

Thời nay nhiều người kéo nhau đi khắp nơi để tìm kiếm công đức. Và dường như ai cũng ghé đến chùa Wat Pah Pong này. Nếu họ không ghé trên đường đi thì họ cũng ghé trên đường về. Chùa Wat Pah Pong trở thành một điểm dừng chân. Nhiều người ghé thăm vội vã và đi, thậm chí tôi chưa kịp nhìn thấy hay nói chuyện với họ. Hầu hết họ đều chỉ đi tìm kiếm công đức. (Họ nghĩ mình ghé thăm chùa là đã tạo công đức). Tôi không thấy có mấy ai đến chùa để học cách từ bỏ những điều xấu sai, bất thiện. Họ cứ chúi mũi vào việc đi 'tạo công đức', nhưng họ chẳng biết họ đang tốn công sức vào việc gì. Điều đó giống như người đang cố nhuộm màu cho một tấm vải dơ bẩn, chưa giặt sạch. (Ý theo kinh 'Ví Dụ Tấm Vải').

Monks talk straight like this, but it's hard for most people to put this sort of teaching into practice. It's hard because they don't understand. If they understood it would be much easier. Suppose there was a hole, and there was something at the bottom of it. Now anyone who put their hand into the hole and didn't reach the bottom would say the hole was too deep. Out of a hundred or a thousand people putting their hands down that hole, they'd all say the hole was too deep. Not one would say their arm was too short!

Các sư thầy đã nói thẳng thừng như vậy, nhưng khó có thể làm cho mọi người biết cách mà tu tập cho đúng. Khó bởi vì nói thẳng như vậy mà họ cũng không chịu hiểu. Nếu họ hiểu được thì dễ hơn nhiều. Giống như ví dụ có một cái lỗ và có để một vật dưới đáy lỗ. Ai cũng thọc tay vào lỗ nhưng không đụng đến vật đó. Hầu hết đều cho rằng cái lỗ quá sâu, chứ không ai chịu hiểu do tay của họ ngắn quá. Một trăm hay một ngàn người thọc tay xuống đều nói lỗ quá sâu, không ai nói tay mình quá ngắn!

There are so many people looking for merit. Sooner or later they'll have to start looking for a way out of wrongdoing. But not many people are interested in this. The teaching of the Buddha is so brief, but most people just pass it by, just like they pass through Wat Pah Pong. For most people that's what the Dhamma is, a stop-over point.

Quá nhiều người cứ đi 'tìm' công đức, đi 'tạo' công đức. Nhưng đường đúng là họ nên tìm cách tu sửa để giải trừ bớt những bất thiện trong tâm, dù trễ vẫn còn tốt. Nhưng chẳng mấy ai muốn làm như vậy, chẳng mấy ai quan tâm đến việc tu sửa tâm tính. Lời dạy của Phật rất rõ ràng và ngắn gọn, nhưng tất cả họ đều nghe rồi bỏ qua, giống như cách họ ghé qua chùa Wat Pah Pong một chút rồi bỏ đi. Hầu hết họ nghĩ rằng Phật Pháp chỉ là vậy, chỉ là ghé vái lạy và cúng dường cho có công đức rồi đi, đó chỉ là điểm dừng chân.

Only three lines, hardly anything to it: Sabba-pāpassa akaranam: refraining from all wrongdoing. That's the teaching of all Buddhas. This is the heart of Buddhism. But people keep jumping over it, they don't want this one. The renunciation of all wrongdoing, great and small, from bodily, verbal and mental actions... this is the teaching of the Buddhas.

If we were to dye a piece of cloth we'd have to wash it first. But most people don't do that. Without looking at the cloth, they dip it into the dye straight away. If the cloth is dirty, dying it makes it come out even worse than before. Think about it. Dying a dirty old rag, would that look good?

Một câu kệ trong kinh Pháp Cú của Phật có ghi: "Tránh làm tất cả những điều xấu ác" (Sabba-pāpassa akaranam). Đó là lời dạy của các vị Phật. Đây là cốt lõi của đạo Phật. Nhưng mọi người cứ muốn nhảy qua, họ không muốn làm những điều này. Phòng trừ, tránh bỏ tất cả những điều xấu ác, từ điều nhỏ đến điều lớn, từ thân, miệng, ý... đây chính là điều các vị Phật dạy.

Nếu chúng ta muốn nhuộm một tấm vải thì chúng ta phải giặt sạch nó trước. Nhưng hầu hết mọi người không làm vậy. Nhiều người chẳng thèm nhìn vào tấm vải, cứ nhúng ngay vào thuốc nhuộm. Vậy là tấm vải càng trở nên tệ hơn trước đó. Hãy nghĩ về điều này. Vải mà dơ thì có nhuộm gì cũng ra màu dơ, màu lem.

You see? This is how Buddhism teaches, but most people just pass it by. They just want to perform good works, but they don't want to give up wrongdoing. It's just like saying ''the hole is too deep.'' Everybody says the hole is too deep, nobody says their arm is too short. We have to come back to ourselves. With this teaching you have to take a step back and look at yourself.

Quý vị thấy không? Đây là chỗ đạo Phật đã dạy, nhưng ai cũng bỏ qua phần này. Họ chỉ muốn ra mặt làm những việc tốt, việc thiện, nhưng họ không chịu từ bỏ những việc xấu, việc ác. (Khi tâm còn đầy tham, sân, ích kỷ thì có làm nhiều việc thiện thì cũng không tốt hơn bao nhiêu). Giống như ai cũng đổ thừa rằng "cái lỗ sâu quá", nhưng chẳng ai tự nhận là tay mình ngắn quá. Cái nên làm là chúng ta phải quay lại nhìn lại chính mình!. Nghe được giáo lý này, quý vị nên bước lùi lại một bước và nhìn lại chính mình.

Sometimes they go looking for merit by the busload. Maybe they even argue on the bus, or they're drunk. Ask them where they're going and they say they're looking for merit. They want merit but they don't give up vice. They'll never find merit that way.

This is how people are. You have to look closely, look at yourselves. The Buddha taught about having recollection and self-awareness in all situations. Wrongdoing arises in bodily, verbal and mental actions. The source of all good, evil, weal and harm lies with actions, speech and thoughts. Did you bring your actions, speech and thoughts with you today? Or have you left them at home? This is where you must look, right here. You don't have to look very far away. Look at your actions, speech and thoughts. Look to see if your conduct is faulty or not.

Hàng đoàn đoàn người chất đầy trên các xe khách kéo nhau đi tạo công đức. Nhưng trên xe họ vẫn còn cãi vã nhau, người vừa lòng, kẻ bực tức với nhau này nọ. Thậm chí có những nhóm đi tạo công đức hay đi lễ Phật nhưng vẫn uống bia rượu dọc đường, trên xe. Nếu có ai hỏi họ đang đi đâu, họ đều nói là đang đi chùa, đang đi tạo phước, tạo đức. Họ chỉ muốn tạo công đức mà không muốn từ bỏ những tâm tính tham, sân, xấu nết, ích kỷ. Kiểu như vậy thì họ sẽ chẳng bao giờ tìm thấy công đức gì hết.

Người đời thì theo kiểu như vậy. Còn quý vị nên nhìn một cách sâu sát, nhìn lại bản thân mình. Đức Phật đã dạy là phải luôn có sự tập trung (chánh định) của tâm và sự tỉnh giác (chánh niệm) trong tất cả mọi tình cảnh. Sự bất thiện khởi sinh trong những hành động của thân, miệng và ý. Nguồn gốc của tất mọi điều tốt, xấu, thiện, ác, lành, hại đều nằm trong ba loại hành động (ba nghiệp): hành động, lời nói và tâm ý. Quý vị có mang theo những hành động, lời nói, tâm ý đó đến đây hôm nay không? Hay quý vị đã bỏ chúng lại ở nhà? Đây chính là chỗ quý vị cần nhìn vào, ngay chỗ ba nghiệp đó. Không cần phải nhìn đâu xa xôi. Nhìn ngay vào hành động, lời nói và ý nghĩ của mình. Nhìn vào để thấy hành vi đức hạnh của mình có bị sai trái hay không.

People don't really look at these things. Like the housewife washing the dishes with a scowl on her face. She's so intent on cleaning the dishes, she doesn't realize her own mind's dirty! Have you ever seen this? She only sees the dishes. She's looking too far away, isn't she? Some of you have probably experienced this, I'd say. This is where you have to look. People concentrate on cleaning the dishes but they let their minds go dirty. This is not good, they're forgetting themselves.

Đa số không thực sự nhìn vào ba chỗ đó. Giống như bà nội trợ đang rửa chén với vẻ mặt nhăn nhó. Bà ta cũng đang cố rửa sạch chén, nhưng không biết tâm mình đang ô nhiễm (sân)! Đó là chuyện bình thường, nhưng cũng có thể là chuyện thường ngày, ai cũng thường nhăn nhó khi rửa chén bát phải không. Đó, ngay chỗ này quý Phật tử cần nhìn vào chỗ này. Rửa chén với tâm bực tức, điều đó là không tốt: như vậy là quên mất mình, không chánh niệm, không để ý đến tâm mình.

Because they don't see themselves people can commit all sorts of bad deeds. They don't look at their own minds. When people are going to do something bad they have to look around first to see if anyone is looking... ''Will my mother see me?'' ''Will my husband see me?'' ''Will my children see me?'' ''Will my wife see me?'' If there's no-one watching then they go right ahead and do it. This is insulting themselves. They say no-one is watching, so they quickly finish the job before anyone will see. And what about themselves? Aren't they a ''somebody''?

Vì không nhìn thấy chính mình nên người ta cứ làm đủ thứ hành động bất thiện. Họ không nhìn vào tâm mình. Mỗi khi làm chuyện gì xấu sai, họ thường nhìn xung quanh coi có ai nhìn thấy mình không. "Mẹ mình có nhìn thấy không?", "Chồng mình thấy không?", "Tụi nhỏ có nhìn thấy không?". Nếu không thấy ai đang nhìn thì họ sẽ làm ngay. Điều đó thực ra là tự sỉ nhục mình. Họ cứ nghĩ không-ai nhìn thấy mình thì việc mình làm là không sai. Vậy còn chính bản thân họ không phải là người đang nhìn thấy hành động của họ đó sao?

You see? Because they overlook themselves like this, people never find what is of real value, they don't find the Dhamma. If you look at yourselves you will see yourselves. Whenever you are about to do something bad, if you see yourself in time you can stop. If you want to do something worthwhile then look at your mind. If you know how to look at yourself then you'll know about right and wrong, harm and benefit, vice and virtue. These are the things we should know about.

Quý vị thấy không? Bởi mọi người cứ nhìn ra bên ngoài để coi có ai (hoặc luật lệ, quy định nào) đang nhìn thấy hành động mình hay không, bởi mọi người chẳng bao giờ quay lại nhìn vào chính mình, cho nên họ chẳng thể nào nhìn thấy Giáo Pháp. Nếu bạn nhìn vào bản thân mình, bạn sẽ thấy bản thân mình. Mỗi khi mình sắp làm điều gì sai xấu, nếu bạn kịp nhìn thấy bản thân mình, bạn có thể ngừng hành động bất thiện đó. Nếu bạn muốn làm điều lợi lạc đáng làm, hãy nhìn vào bản thân mình. Nếu nhìn vào bản thân mình, bạn sẽ thấy được điều đúng điều sai, điều hại điều lợi, điều xấu điều tốt, điều thiện và điều bất thiện. Đó là những thứ chúng ta cần nhìn và biết.

If I don't talk of these things you won't know about them. You have greed and delusion in the mind but don't know it. You won't know anything if you are always looking outside. This is the trouble with people not looking at themselves. Looking inwards you will see good and evil. Seeing goodness, we can take it to heart and practice accordingly.

Nếu tôi không nói về những điều này, có thể quý vị sẽ không bao giờ biết. Quý vị có tham và sân trong tâm, nhưng không hiểu biết về điều đó. Quý vị sẽ không bao giờ hiểu biết điều gì nếu quý vị luôn nhìn ra bên ngoài. Đây là vấn đề, là sự khó khổ của những người chỉ luôn nhìn ra bên ngoài. Chỉ có nhìn vào trong thì mới thấy được điều thiện và bất thiện (bên trong tâm mình). Sau khi nhìn thấy điều thiện lành, chúng ta mang điều đó vào trong trái tim và thực hành tu dưỡng nó.

Giving up the bad, practicing the good... this is the heart of Buddhism. Sabba-pāpassa akaranam - Not committing any wrongdoing, either through body, speech or mind. That's the right practice, the teaching of the Buddhas. Now ''our cloth'' is clean.

Từ bỏ (tránh bỏ, phòng ngừa) những điều xấu ác, tu tập (thực hành, tu dưỡng) những điều tốt thiện... đây chính là trái tim của đạo Phật. Sabba-pāpassa akaranam–[ Kiêng cữ, không làm những hành động xấu ác, dù bằng thân, bằng lời nói, hay bằng ý nghĩ]. Đó là sự tu hành đúng đắn, đó là lời dạy của các vị Phật. Vậy thì "tấm vải" của chúng ta mới được sạch sẽ.

Then we have kusalassūpasampadā - making the mind virtuous and skillful. If the mind is virtuous and skillful we don't have to take a bus all over the countryside looking for merit. Even sitting at home we can attain to merit. But most people just go looking for merit all over the countryside without giving up their vices. When they return home it's empty-handed they go, back to their old sour faces. There they are washing the dishes with a sour face, so intent on cleaning the dishes. This is where people don't look, they're far away from merit.

Rồi tiếp theo chúng ta có Kusalassūpasampadā–[Làm cho tâm thiện khéo và đức hạnh]. Nếu tâm đã thiện khéo và đức hạnh thì quý vị đâu cần phải ngồi trên xe khách đi khắp đất nước này để tìm kiếm công đức. Ngồi ở nhà cũng có được công đức vậy. Nhưng ai cũng rủ nhau đi tìm kiếm hay tích tạo công đức mà không mấy ai chịu từ bỏ những điều xấu ác. Họ quay về nhà với hai bàn tay trắng, với vẻ mặt chua chát (vì không biết mình có được phúc đức gì không sau một chuyến đi dài mệt mỏi như vậy). Họ lại rửa chén bát với vẻ mặt chua chát, ý định rửa chén cũng bực tức, không vui. Ngay chỗ này không ai chịu nhìn vào, mà cứ lo đi tìm công đức ở những nơi xa xôi.

We may know of these things, but we don't really know if we don't know within our own minds. Buddhism doesn't enter our heart. If our mind is good and virtuous it is happy. There's a smile in our heart. But most of us can hardly find time to smile, can we? We can only manage to smile when things go our way. Most people's happiness depends on having things go to their liking. They have to have everybody in the world say only pleasant things. Is that how you find happiness? Is it possible to have everybody in the world say only pleasant things? If that's how it is when will you ever find happiness?

Chúng ta có thể đã nghe về những điều này, nhưng chúng ta chưa thực sự hiểu biết về chúng nếu chúng ta không chịu hiểu biết bên trong tâm này của chúng ta. Đạo Phật là tiến vào trong tâm. Nếu tâm đang tốt lành và đức hạnh thì nó hạnh phúc. Lúc đó như có một nụ cười trong tim chúng ta. Nhưng hầu hết chúng ta khó mà dành một chút thời gian để cười, phải không? Chúng ta muốn cười khi mọi thứ xảy ra theo ý chúng ta. Sự hạnh phúc của hầu hết mọi người là khi mọi thứ (cơm áo gạo tiền, dục lạc, danh phận...) xảy ra theo ý muốn của mình. Họ luôn muốn mọi người trên đời phải làm những điều họ muốn và nói những lời họ thấy vui. Đúng không, đó là cách người đời đi tìm hạnh phúc. Làm sao có thể mọi người trên đời này sẽ làm và nói những điều mình thích? Vậy thì làm sao bạn tìm thấy hạnh phúc được theo cách đó?

We must use Dhamma to find happiness. Whatever it may be, whether right or wrong, don't blindly cling to it. Just notice it then lay it down. When the mind is at ease then you can smile. The minute you become averse to something the mind goes bad. Then nothing is good at all.

Sacittapariyodapanam: Having cleared away impurities the mind is free of worries... peaceful, kind and virtuous. When the mind is radiant and has given up evil, there is ease at all times. The serene and peaceful mind is the true epitome of human achievement.

Chúng ta phải dùng Giáo Pháp để tìm hạnh phúc. Dù mọi sự ra sao, dù đúng hay sai, đừng dính chấp vào nó. Cứ nhận biết mọi sự như-chúng-là, rồi chúng sẽ biến qua. Khi tâm được thư thả thì bạn có thể cười. Giây phút nào bạn khó chịu (không vui, sân giận, bất mãn, bực tức, khó chịu, bất đồng) với điều gì, tâm sẽ bị xấu. Cứ chấp này chấp nọ thì chẳng tốt lành gì cả.

Sacittapariyodapanam: [(tạm dịch) Sau khi rửa sạch mọi ô nhiễm, tâm sẽ không còn phiền não bất an...], tâm sẽ được bình an, hiền lành và đức hạnh. Khi tâm tỏa sáng và đã trừ sạch mọi điều bất thiện thì mọi lúc mọi nơi ta đều được thư thả, dễ chịu. Một cái tâm tĩnh lặng và bình an là sự thể hiện đích thực của thành tựu nhân văn. (Tâm tĩnh lặng và bình an là mục tiêu của con đường tu tập theo đạo Phật. Chứ bạn nghĩ mục tiêu của đạo Phật là gì?).

When others say things to our liking, we smile. If they say things that displease us we frown. How can we ever get others to say things only to our liking every single day? Is it possible? Even your own children... have they ever said things that displease you? Have you ever upset your parents? Not only other people, but even our own minds can upset us. Sometimes the things we ourselves think of are not pleasant. What can you do? You might be walking along and suddenly kick a tree stump... Thud!... ''Ouch!''... Where's the problem? Who kicked who anyway? Who are you going to blame? It's your own fault. Even our own mind can be displeasing to us. If you think about it, you'll see that this is true. Sometimes we do things that even we don't like. All you can say is ''Damn!'', there's no-one else to blame.

Merit or boon in Buddhism is giving up that which is wrong. When we abandon wrongness then we are no longer wrong. When there is no stress there is calm. The calm mind is a clean mind, one which harbors no angry thoughts, which is clear.

Khi ai nói thuận với ý ta, ta cười. Khi họ nói ngược với ý ta, ta bực. Làm sao bạn có thể khiến tất cả mọi người trên thế gian này luôn nói và làm theo ý của bạn được? Làm gì có chuyện đó (ngay cả khi bạn là vua), đúng không?. Bộ bạn chưa bao giờ làm ngược ý hay làm bực lòng cha mẹ mình sao? (Ngay cả bạn có hiếu đến mức nào, nhưng bạn cũng không thể luôn luôn nói và làm một cách tuyệt đối theo ý cha mẹ). Không phải chỉ là mọi người, mà thậm chí tâm của chúng ta cũng làm ngược ý ta. Những thứ bản thân chúng ta nghĩ đến cũng gây khó chịu. Chúng ta làm gì được? Có thể bạn đang đi thả bộ và bất ngờ vấp phải một gốc cây. Úi cha đau quá! Là chuyện gì? Ai gây ra? Ai đá chân vào gốc cây? Ai đá ai? Biết chửi ai bây giờ, nhưng ta cũng bực tức, ngay cả đó là hoàn toàn là lỗi của mình. Tâm của chúng ta cũng làm ta khó chịu, bất hạnh. Nếu suy xét về điều đó, bạn sẽ thấy đúng là vậy. Nhiều lúc chúng ta làm những điều mà mình cũng không thích. Tất cả chúng ta đều chửi thề (bằng nhiều chữ khác nhau) khi mà chúng ta không có ai để chửi, để chấp, để bắt lỗi, để trút sân giận về phía người đó.

Công đức, phúc đức hay phước trong đạo Phật chính là hành động từ bỏ những điều sai, xấu, ích kỷ. Khi chúng ta từ bỏ những điều sai, xấu, ích kỷ thì chúng ta không bất thiện, không sai, không xấu. Khi không còn sự căng thẳng, chấp nê này nọ thì sẽ có được sự bình lặng. Tâm bình lặng là một cái tâm trong sạch, nơi đó không còn chứa chấp những ý nghĩ sân si, nơi đó là trong sạch và sáng tỏ.

How can you make the mind clear? Just by knowing it. For example, you might think, ''Today I'm in a really bad mood, everything I look at offends me, even the plates in the cupboard.'' You might feel like smashing them up, every single one of them. Whatever you look at looks bad, the chickens, the ducks, the cats and dogs... you hate them all. Everything your husband says is offensive. Even looking into your own mind you aren't satisfied. What can you do in such a situation? Where does this suffering come from? This is called ''having no merit.'' These days in Thailand they have a saying that when someone dies his merit is finished. But that's not the case. There are plenty of people still alive who've finished their merit already... those people who don't know merit. The bad mind just collects more and more badness.

Làm cách nào để làm cho tâm được trong sạch và sáng tỏ? Chỉ bằng cách thấy biết nó. Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ rằng "Hôm nay tâm trạng mình thực là tồi tệ, mọi thứ mình nhìn đều gây khó chịu, ngay cả mấy cái chén đang nằm trong tủ chén". Bạn cứ muốn lấy chúng ra đập bể hết cho đã. Mọi thứ bạn nhìn đều đáng ghét, mấy con gà, mấy con vịt, mấy con mèo, mấy con chó...bạn thấy ghét tất cả. Mọi lời nói của ông chồng đều thấy ghét, thấy khó nghe. Ngay cả lúc này nếu nhìn vào trong tâm bạn cũng thấy không vui. Những lúc như vậy ta phải làm gì? Sự khó khổ này sinh ra từ đâu vậy? Cứ sân si như vậy thì không tốt lành, cứ sân si như vậy thì được gọi là sự "không có công đức", sân si như vậy là vô phúc, vô phước. Dạo này ở Thái Lan người ta hay nói kiểu 'Một người khi chết là hết công đức'. (Ở Việt nam thì gọi là 'hết phước', cùng một nghĩa). Nhưng điều đó không phải, (không phải khi chết mới hết công đức). Cả đống người còn sống cũng đã đâu có chút công đức gì... đó là những người không hiểu biết gì về công đức. Cái tâm xấu thì luôn luôn tích thêm nhiều những điều xấu, ác và bất thiện. (Tâm tốt thiện thì bản thân nó đã là công đức!).

Going on these merit-making tours is like building a beautiful house without preparing the area beforehand. In no long time the house will collapse, won't it? The design was no good. Now you have to try again, try a different way. You have to look into yourself, looking at the faults in your actions, speech and thoughts. Where else are you going to practice, other than at your actions, speech and thoughts? People get lost. They want to go and practice Dhamma where it's really peaceful, in the forest or at Wat Pah Pong. Is Wat Pah Pong peaceful? No, it's not really peaceful. Where it's really peaceful is in your own home.

Quý Phật tử cứ tổ chức những chuyến đi tìm kiếm hay tạo công đức như kiểu này thì chỉ giống như đang cố xây một ngôi nhà đẹp nhưng không chuẩn bị nền móng trước vậy. Chẳng bao lâu, ngôi nhà đó sẽ sập đổ ngay trên cái nền móng xấu đó. Làm kiểu đó là không 'ăn' được công đức nào đâu. Giờ quý Phật tử hãy bắt đầu làm lại, làm lại theo cách khác. Quý vị phải quay lại nhìn vào mình, nhìn vào những sai xấu trong từng hành động, lời nói và ý nghĩ của mình. Đâu còn chỗ nào đâu, ngoài ba nghiệp hành động, lời nói và ý nghĩ? Mọi người đều đang đi lạc. Có người còn ước nếu có đi tu thì đến tu ở chùa Wat Pah Pong nổi tiếng. Ở chùa Wat Pah Pong có bình an không? Không, ở đây không thực sự bình an gì đâu. Sự bình an thực sự nằm ở trong 'ngôi nhà' của quý vị.

If you have wisdom wherever you go you will be carefree. The whole world is already just fine as it is. All the trees in the forest are already just fine as they are: there are tall ones, short ones, hollow ones... all kinds. They are simply the way they are. Through ignorance of their true nature we go and force our opinions onto them... ''Oh, this tree is too short! This tree is hollow!'' Those trees are simply trees, they're better off than we are.

Nếu mình có sự hiểu biết, có trí tuệ thì đi đâu mình cũng vô sự, không bị bất an. Cả thế gian thì tuyệt đẹp như vậy, như nó là. Mọi cây cối trong rừng đều đẹp: có cây cao, cây thấp, cây mục, cây rỗng. Chúng tự nhiên là như vậy, như chúng là. Chỉ vì không hiểu được lẽ tự nhiên nên chúng ta cứ luôn chấp nê này nọ, có ý này ý nọ về chúng. Nhìn chúng cứ nghĩ cây này cao quá, cây này thấp quá, cây này đẹp, cây này xấu...đủ thứ. Cây cối chỉ là cây cối, chúng có mặt và tồn tại theo đường lối tự nhiên của chúng, chúng đâu làm gì ta, chúng đâu lớn, nhỏ, cao, thấp, xấu đẹp gì gì đó vì ta đâu mà ta cứ chấp này chấp nọ. Về chỗ này, chúng "tốt" hơn chúng ta nhiều. (Chúng chẳng hề chấp nê phân biệt này nọ).

That's why I've had these little poems written up in the trees here. Let the trees teach you. Have you learned anything from them yet? You should try to learn at least one thing from them. There are so many trees, all with something to teach you. Dhamma is everywhere, in everything in nature. You should understand this point. Don't go blaming the hole for being too deep... turn around and look at your own arm! If you can see this you will be happy.

Bởi vậy tôi mới khắc những bài thơ nhỏ trên những cây quanh đây. Để cây cối dạy chúng ta. Quý vị đã học được gì từ chúng chưa? Quý vị nên học ít nhất một điều gì đó từ cây cối. Có rất nhiều cây, tất cả chúng đều có thứ để dạy chúng ta. Giáo Pháp có mặt ở khắp nơi, bên trong mọi thứ trong tự nhiên. Quý Phật tử nên hiểu biết chỗ này. Đừng cứ chấp nê, dính chấp này nọ; đừng than cái lỗ quá sâu...mà nên quay lại nhìn cánh tay mình để thấy tay mình ngắn! Nếu quý vị thấy được điều đó quý vị sẽ hạnh phúc.

If you make the merit or virtue, preserve it in your mind. That's the best place to keep it. Making merit as you have done today is good, but it's not the best way. Constructing buildings is good, but it's not the best thing. Building your own mind into something good is the best way. This way you will find goodness whether you come here or stay at home. Find this excellence within your mind. Outer structures like this hall here are just like the ''bark'' of the ''tree'', they're not the ''heartwood.''

Nếu quý vị tạo được công đức hay đức hạnh, giữ nó trong tâm này. Đó là nơi tốt nhất để giữ nó. Tạo công đức như việc quý Phật tử đến đây thì cũng tốt, nhưng đó không phải là cách tốt nhất. Tạo dựng nhà cửa thì cũng tốt, nhưng đó không phải là cách tốt nhất. Tạo lập tâm của mình vào những điều thiện lành là cách tốt nhất. Đây là cách quý vị sẽ luôn luôn thấy tốt lành dù đang ngồi trong chùa ở đây hay đang ở nhà. Nên tìm kiếm điều tốt nhất bên trong tâm này của quý vị. Những cấu trúc bên ngoài của nhà cửa chỉ giống như phần "vỏ cây" của cây, chúng không phải là "cốt lõi" của cây. (Việc đi chùa đi cúng dường để tạo công đức giống như những phần vỏ cây bên ngoài. Việc quay vào lại mình để tu sửa điều bất thiện ích kỷ và tu dưỡng điều thiện lành rộng lượng ở trong tâm mới là cốt lõi của đạo Phật. Đó mới là công đức thực sự.)

If you have wisdom, wherever you look there will be Dhamma. If you lack wisdom, then even the good things turn bad. Where does this badness come from? Just from our own minds, that's where. Look how this mind changes. Everything changes. Husband and wife used to get on all right together, they could talk to each other quite happily. But there comes a day when their mood goes bad, everything the spouse says seems offensive. The mind has gone bad, it's changed again. This is how it is.

Nếu bạn có trí tuệ, mọi thứ bạn nhìn thấy sẽ là Giáo Pháp. Nếu thiếu trí tuệ thì ngay cả những điều tốt cũng trở thành xấu sai. Sự xấu sai này có từ đâu? Chính là từ trong tâm này của chúng ta, đó là nơi nó khởi sinh ra. Hãy nhìn xem tâm này thay đổi như thế nào. Mọi thứ đều thay đổi. Vợ chồng trước kia vẫn thường hòa hợp với nhau, luôn nói chuyện với nhau một cách hạnh phúc. Nhưng đến một ngày nào đó tâm trạng của họ trở nên xấu đi, mọi điều hai người nói ra đều thấy nặng nề, nghe như chửi nhau. Tâm đã chuyển thành xấu sai, nó đã thay đổi. Nó luôn thay đổi, nó là vậy.

So in order to give up evil and cultivate the good you don't have to go looking anywhere else. If your mind has gone bad, don't go looking over at this person and that person. Just look at your own mind and find out where these thoughts come from. Why does the mind think such things? Understand that all things are transient. Love is transient, hate is transient. Have you ever loved your children? Of course you have. Have you ever hated them? I'll answer that for you, too... Sometimes you do, don't you? Can you throw them away? No, you can't throw them away. Why not? Children aren't like bullets, are they? Bullets are fired outwards, but children are fired right back to the parents. If they're bad it comes back to the parents. You could say children are your kamma. There are good ones and bad ones. Both good and bad are right there in your children. But even the bad ones are precious. One may be born with polio, crippled and deformed, and be even more precious than the others. Whenever you leave home for a while you have to leave a message, ''Look after the little one, he's not so strong.'' You love him even more than the others.

Do vậy, để từ bỏ sự xấu và tu dưỡng sự thiện, quý vị không cần phải khổ cực đi tìm ở nơi nào khác. Khi tâm mình xấu, đừng đi tìm kiếm ở người này người khác. Chỉ cần quay lại nhìn vào tâm mình và tìm coi những ý nghĩ đó từ đâu mà có. Tại sao tâm lại nghĩ những điều bất thiện như vậy? Hiểu biết rõ rằng tất cả mọi thứ đều biến đổi. Tình yêu thương cũng biến đổi, lòng thù ghét cũng biến đổi. Quý vị đã từng yêu thương con cháu của mình, phải không? Dĩ nhiên là vậy. Vậy quý vị đã từng ghét chúng chưa? Cũng có phải không. Đôi lúc cũng cũng thấy ghét, phải không? Liệu quý vị có bỏ mặc chúng không? Không, quý vị không thể bỏ mặc con cái. Tại sao không? Con cái chỉ là 'của nợ', sao không vứt bỏ đi? Thiệt tình, của nợ thì mong vứt bỏ đi, nhưng con cái là 'của nợ' mà cha mẹ chỉ muốn ôm vào. Con cái dù có xấu xa hư hỏng thì cũng là con của cha mẹ. Dù con cái làm bậy làm bạ thì cũng chính cha mẹ nhận lãnh. Chúng ta có thể gọi con cái là "nghiệp" (kamma) của mình. Mình phải trả nghiệp chỗ con cái. Hay con cái là nghiệp mình đã tạo ra. Có những nghiệp là tốt, có những nghiệp là xấu. Tốt và xấu đều có ở đó ngay bên trong con cái của mình. Nhưng dù là nghiệp xấu thì cũng là quý giá của mình. Một đứa con sinh ra dù có đui, cùi, sứt, mẻ, tàn tật thì đó cũng con của mình và nó còn đáng thương quý hơn những đứa con bình thường. Mỗi khi chúng ta rời khỏi nhà, chúng ta luôn luôn dặn dò kỹ lưỡng: "Coi chừng đứa bé cẩn thận, nó yếu ớt lắm đó". Cha mẹ còn thương yêu nó hơn mọi đứa con khác.

You should, then, set your minds well - half love, half hate. Don't take only one or the other, always have both sides in mind. Your children are your kamma, they are appropriate to their owners. They are your kamma, so you must take responsibility for them. If they really give you suffering, just remind yourself, ''It's my kamma.'' If they please you, just remind yourself, ''It's my kamma.'' Sometimes it gets so frustrating at home you must just want to run away. It gets so bad some people even contemplate hanging themselves! It's kamma. We have to accept the fact. Avoid bad actions, then you will be able to see yourself more clearly.

Đúng là vậy, cha mẹ ai cũng thương con như vậy. Nhưng rồi qua thời gian quá khổ cực với con cái, cha mẹ lại thiết lập trong tâm—nửa thương, nửa ghét. Không còn một thứ tâm thương hay ghét, giờ thì luôn luôn có hai loại tâm trong tâm. Con cái là nghiệp của chúng ta, là "của" của chúng ta. Chúng nó là nghiệp của chúng ta, do vậy chúng ta phải có trách nhiệm lo cho chúng. Nếu đứa con làm ta khổ sở, chỉ cần biết nhắc nhở mình rằng : "Đó là nghiệp của ta". Nếu con cái làm chúng ta vui lòng, chỉ cần biết nhắc nhở mình rằng: "Đó là nghiệp của ta". Nhiều lúc ở nhà chúng ta quá bực tức, khổ cực...với con cái, chúng ta chỉ muốn bỏ đi, bỏ mặc con cái. Thậm chí có nhiều người gặp cảnh nghịch tử cũng nghĩ đến chuyện treo cổ tự tử! Đó là nghiệp. Chúng ta phải chấp nhận lẽ thật đó. Nên tránh bỏ những ý nghĩ xấu, tránh làm những điều bất thiện (như bất mãn, ghét bỏ, bỏ mặc, tuyệt vọng, tự tử...) thì chúng ta có thể nhìn thấy bản thân mình một cách rõ ràng hơn.

This is why contemplating things is so important. usually when they practice meditation they use a meditation object, such as Bud-dho, Dham-mo or San-gho. But you can make it even shorter than this. Whenever you feel annoyed, whenever your mind goes bad, just say ''So!'' When you feel better just say ''So!... It's not a sure thing.'' If you love someone, just say ''So!'' When you feel you're getting angry, just say ''So!'' Do you understand? You don't have to go looking into the tipitaka. Just ''So!'' This means ''it's transient.'' Love is transient, hate is transient, good is transient, evil is transient. How could they be permanent? Where is there any permanence in them?

Chính điều đó mà việc quán niệm về mọi sự việc là rất quan trọng. Thường khi tập thiền chúng ta dùng những đối tượng thiền, ví dụ như niệm chữ Bud-dho [Đức-Phật]. Nhưng chúng ta cũng có thể niệm chữ ngắn gọn hơn. Khi nào thấy khó chịu, khi nào thấy tâm mình xấu, chỉ cần nhớ: "Là vậy!". Khi cảm thấy tâm mình tốt hơn, chỉ cần niệm: "Là vậy!...Điều đó không chắc chắn". Nếu thấy tâm mình thương ai, chỉ cần biết: "Là vậy!". Nói vậy quý Phật tử có hiểu không? Quý vị không cần đi tìm tòi trong mấy tạng kinh. Chỉ cần nhớ niệm rằng: "Là vậy!". Nghĩa là: "Nó là không chắc chắn", "Nó luôn biến đổi". Tình thương là không chắc chắn, sự ghét là không chắc chắn, thiện là không chắc chắn, ác là không chắc chắn. Tất cả đều luôn biến đổi và vô thường. Tại sao chúng luôn vô thường? Vậy sự thường hằng ổn định của chúng nằm ở đâu?

You could say that they are permanent insofar as they are invariably impermanent. They are certain in this respect, they never become otherwise. One minute there's love, the next hate. That's how things are. In this sense they are permanent. That's why I say whenever love arises, just tell it ''So!'' It saves a lot of time. You don't have to say ''Aniccam, dukkham, anattā.'' If you don't want a long meditation theme, just take this simple word... If love arises, before you get really lost in it, just tell yourself ''So!'' This is enough.

Everything is transient, and it's permanent in that it's invariably that way. Just to see this much is to see the heart of the Dhamma, the True Dhamma.

Bạn có thể nói chúng ta thường hằng chắc chắn cho đến khi chúng biến đổi, vô thường. Khi nhìn mọi thứ, về một mặt chúng có vẻ chắc chắn, nhưng mặt khác chúng không bao giờ là vậy. Một phút có thương, phút sau thấy ghét. Đó là cách tất cả mọi sự trên đời và trong tâm diễn ra. Mới nhìn thấy chúng là cố định, chắc chắn. Nhưng thấy vậy mà không phải vậy. Do đó tôi thường nói rằng khi thấy thương, chỉ cần nhủ rằng "Là vậy!". Cách này tiết kiệm rất nhiều thời giờ. Quý Phật tử không cần phải niệm câu: Aniccam, dukkham, anattā [Vô thường, khổ, vô ngã]. Khi chánh niệm hàng ngày, nếu quý Phật tử không muốn niệm một câu (đề mục thiền) dài như vậy, thì quý vị chỉ cần niệm một chữ đơn giản "Là vậy!". Khi thương có mặt, trước khi ta bị dính theo sự thương đó, chỉ cần nhắc mình: "Là vậy!". Chỉ cần nhớ niệm như vậy cũng đủ rồi.

Mọi thứ đều biến đổi vô thường, và chỉ có điều thường hằng chắc chắn sự vô thường. (Không có gì chắn chắn, thường hằng. Chỉ có sự vô thường là điều chắc chắn). Chỉ cần nhìn thấy như vậy là nhìn thấy Giáo Pháp, Giáo Pháp đích thực.

Now if everybody said ''So!'' more often, and applied themselves to training like this, clinging would become less and less. People would not be so stuck on love and hate. They would not cling to things. They would put their trust in the truth, not with other things. Just to know this much is enough, what else do you need to know?

Having heard the teaching, you should try to remember it also. What should you remember? Meditate... Do you understand? If you understand, the Dhamma clicks with you, the mind will stop. If there is anger in the mind, just ''So!''... and that's enough, it stops straight away. If you don't yet understand then look deeply into the matter. If there is understanding, when anger arises in the mind you can just shut it off with ''So! It's impermanent!''

Từ bây giờ, nếu ai thường xuyên nói với mình: "Là vậy!", và áp dụng cách tu tập như vậy trong mọi tình cảnh, thì sự dính chấp, tham, sân, si này nọ sẽ từ từ giảm bớt đi. Chúng ta sẽ không còn dính chấp vào sự thương ghét, vui buồn, sướng khổ...nữa. Chúng ta sẽ không dính chấp theo mọi sự nữa. Chúng ta sẽ đặt niềm tin vào sự thật, chứ không đặt tin vào những thứ gì khác. Chỉ cần hiểu biết như vậy là đủ để tu tập rồi. Như vậy là đủ tu rồi, chứ quý vị còn cần biết thêm điều gì khác nữa?

Sau khi nghe giáo lý chỗ này, quý vị cũng nên ghi nhớ. Nhớ cái gì? Thiền tập... Quý vị hiểu không? Nếu quý vị hiểu biết, Giáo Pháp sẽ thể hiện bên mình, tâm sẽ dừng lại (không còn động vọng, chấp nê, đối đãi liên tục). Nếu có tức giận trong tâm, chỉ biết nó "Là vậy!"... và bấy nhiêu đó là đủ, tâm sẽ dừng lại ngay. Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu rõ thì hãy nhìn sâu vào bên trong nó. Nếu có sự hiểu biết, khi giận khởi sinh trong tâm, bạn có thể tắt bặt nó ngay bằng ý niệm: "Là vậy! Nó là vô thường!".

Today you have had a chance to record the Dhamma both inwardly and outwardly. Inwardly, the sound enters through the ears to be recorded in the mind. If you can't do this much it's not so good, your time at Wat Pah Pong will be wasted. Record it outwardly, and record it inwardly. This tape recorder here is not so important. The really important thing is the ''recorder'' in the mind. The tape recorder is perishable, but if the Dhamma really reaches the mind it's imperishable, it's there for good. And you don't have to waste money on batteries.

Hôm nay quý Phật tử có cơ duyên thu lưu lại Giáo Pháp này theo hai cách, thu lưu bên ngoài (bằng máy thu âm) và thu lưu vào bên trong (thu nhận vào trong tâm). Hướng vào trong, âm thanh đi vào trong qua lỗ tai sẽ được thu lưu vào tâm. Nếu quý vị không thu nạp vào tâm được như vậy thì thời giờ quý vị bỏ ra ở chùa Wat Pah Pong này chỉ là lãng phí. Máy thu âm ở đây là không quan trọng. Điều quan trọng là sự thu nạp vào trong tâm này. Máy thu âm và băng thu âm thì trước sau cũng bị cũ bị hư, nhưng Giáo Pháp đến được trong tâm thì không bị hư cũ, nó sẽ ở đó mãi mãi. Và quý vị cũng không cần tốn tiền mua pin để mở lại máy thu âm.

Chương 12

WHY ARE WE HERE ? - TẠI SAO CHÚNG TA Ở ĐÂY ?

This Rains Retreat I don't have much strength, I'm not well, so I've come up to this mountain here to get some fresh air. People come to visit but I can't really receive them like I used to because my voice has just about had it, my breath is just about gone. You can count it a blessing that there is still this body sitting here for you all to see now. This is a blessing in itself. Soon you won't see it. The breath will be finished, the voice will be gone. They will fare in accordance with supporting factors, like all compounded things. The Lord Buddha called it khaya-vayam, the decline and dissolution of all conditioned phenomena.

Đến kỳ An Cư Mùa Mưa năm nay, tôi không còn nhiều sức lực, tôi không còn khỏe lắm, do vậy tôi chọn lên ở trên núi này để thở không khí trong lành. Nhiều người lên đây thăm tôi, nhưng tôi không còn tiếp đón họ được như tôi vẫn thường làm, bởi giọng nói của tôi cũng yếu đi, hơi thở cũng yếu ớt. Nhưng quý vị chắc cũng cho rằng cũng còn phúc lành, vì cái thân này vẫn còn ngồi được ở đây như quý vị đang nhìn thấy. Đây chính là điều phúc lành. Rồi chẳng bao lâu nữa quý vị sẽ không còn nhìn thấy cái thân già này nữa. Giọng nói sẽ hết, hơi thở sẽ hết. Chúng sẽ biến đi cùng với những yếu tố trợ duyên cho thân này tồn tại; giống như tất cả mọi thứ hữu vi, còn duyên hợp thì còn, hết duyên hợp thì tan rã. Đức Phật gọi đó là sự tàn hoại và tan rã (khaya-vayam) của tất cả mọi thứ có điều kiện (hữu vi) trên thế gian.

How do they decline? Consider a lump of ice. Originally it was simply water... they freeze it and it becomes ice. But it doesn't take long before it's melted. Take a big lump of ice, say as big as this tape recorder here, and leave it out in the sun. You can see how it declines, much the same as the body. It will gradually disintegrate. In not many hours or minutes all that's left is a puddle of water. This is called khaya-vayam, the decline and dissolution of all compounded things. It's been this way for a long time now, ever since the beginning of time. When we are born we bring this inherent nature into the world with us, we can't avoid it. At birth we bring old age, sickness and death along with us.

Tất cả mọi thứ sẽ tàn hoại theo cách nào? Ví dụ như một cục nước đá. Ban đầu nó chỉ là nước...họ đông cứng nó và nó trở thành đá. Nhưng nó không kéo dài bao lâu trước khi nó tan chảy hết. Hãy lấy một cục nước đá lớn, lớn như cái máy thu âm này, và đem để ngoài nắng kia. Quý vị sẽ thấy cách nó tan hoại, cũng giống như thân thể vậy. Nó sẽ dần dần tan rã. Chẳng lâu thì nó sẽ tan chảy hết, chỉ còn như một nhúm nước. Điều này gọi là khaya-vayam—sự tàn hoại và tan rã của tất cả mọi thứ hữu vi. Đó là lẽ thật, là đường lối của tự nhiên, là quy luật. Nó đã có mặt như vậy tự bao giờ, từ ngàn xưa, hay từ khi bắt đầu có thời gian. Khi chúng ta được sinh ra, chúng ta cũng mang theo bản chất sinh diệt này vào thế gian của chúng ta, và chúng ta không bao giờ tránh nó được. Sau khi sinh là già, bệnh, và chết. Sinh, già, chết đi theo mình muôn đời muôn kiếp.

So this is why the Buddha said khaya-vayam, the decline and dissolution of all compounded things. All of us sitting here in this hall now, monks, novices, laymen and laywomen, are without exception ''lumps of deterioration.'' Right now the lump is hard, just like the lump of ice. It starts out as water, becomes ice for a while and then melts again. Can you see this decline in yourself? Look at this body. It's aging every day... hair is aging, nails are aging... everything is aging!

Đó là lẽ tại sao Đức Phật đã gọi mọi thứ là khaya-vayam, mọi thứ hữu vi đều tàn hoại và tan rã theo thời gian. (Hữu vi là do có các điều kiện, có các duyên hợp mà sinh ra. Có đủ duyên hợp thì sinh, hết đủ duyên hợp thì diệt). Tất cả chúng ta đang ngồi trong sảnh đường này, các sư thầy, sa-di, Phật tử tại gia, thiện nam, tín nữ, không ngoại trừ một ai đều chỉ là những "đống đang tàn hoại". Hiện chúng ta còn sống, còn khỏe mạnh, thì giống như cục nước đá còn cứng. Sự thực bên trong nó chỉ là nước. Do các điều kiện hữu vi mà nó đông thành nước đá, nhưng rồi theo thời gian nó bắt đầu tan chảy ra. Quý vị có thấy sự tàn hoại (già đi, yếu đi, xấu đi theo thời gian) ở bên trong bản thân mình không? Hãy nhìn vào thân này. Nó già đi từng ngày—tóc đang già đi, móng tay chân đang già đi, da đang già đi—mọi thứ trong thân đang già đi mỗi ngày!

You weren't like this before, were you? You were probably much smaller than this. Now you've grown up and matured. From now on you will decline, following the way of nature. The body declines just like the lump of ice. Soon, just like the lump of ice, it's all gone. All bodies are composed of the four elements of earth, water, wind and fire. A body is the confluence of earth, water, wind, and fire, which we proceed to call a person. Originally it's hard to say what you could call it, but now we call it a ''person.'' We get infatuated with it, saying it's a male, a female, giving it names, Mr., Mrs., and so on, so that we can identify each other more easily. But actually there isn't anybody there. There's earth, water, wind and fire. When they come together in this known form we call the result a ''person.'' Now don't get excited over it. If you really look into it there isn't anyone there.

Ta không giống ta trước đây, đúng không? Trước kia khi còn thiếu niên, ta nhỏ hơn, đúng không? Ta đã sinh trưởng và lớn lên. Nhưng khi hết trưởng thành, ta bắt đầu xuống lại, già đi, tàn hoại theo quy luật tự nhiên. Thân tàn hoại từ từ giống như cục nước đá. Rồi chẳng bao lâu, cũng như cục nước đá kia, nó tan rã hoàn toàn. Tất cả thân chúng ta đều được tạo nên bằng bốn yếu tố tứ đại: đất, nước, khí, nhiệt. Thân là sự duyên hợp của bốn thứ đất, nước, gió, nhiệt mà chúng ta gọi là một 'con người'. Từ khởi thủy chúng ta khó mà gọi nó là gì hay thân gì, nhưng sau này ngôn ngữ của chúng ta gọi đó là một 'con người'. Rồi chúng ta mê mẫn với thân sắc nên gọi nó là Ông, là Bà, Anh, Em, Cưng...theo giới nam hay giới nữ hay theo tuổi tác, theo thế hệ hay theo quy ước...để chúng ta nhận dạng người khác dễ dàng hơn. Nhưng đích thực ra thì nó chẳng là gì cả. Nó chỉ là đất, nước, khí, nhiệt tích hợp lại mà thôi. Khi chúng duyên hợp lại, ta gọi đó là một cái 'con người'. Chỉ là vậy thôi. Nếu giờ chúng ta đã biết vậy thì hãy bớt mê mẫn, bớt trân quý nó. Nếu chúng ta nhìn sâu sát bên trong thân này, nó chẳng là gì, chẳng là 'ai' cả.

That which is solid in the body, the flesh, skin, bones and so on, are called the earth element. Those aspects of the body which are liquid are the water element. The faculty of warmth in the body is the fire element, while the winds coursing through the body are the wind element.

Những thứ thuộc thể cứng trong thân như thịt, xương, da...thì thuộc yếu tố đất. Những thứ thuộc thể lỏng trong thân thể như máu, nước nhờn, tinh, dịch...thì thuộc yếu tố nước. Nhiệt độ ấm của thân thể thuộc yếu tố nhiệt (lửa). Những thứ thuộc thể khí như hơi thở, hơi tiêu hóa...thì thuộc yếu tố khí (gió).

At Wat Pah Pong we have a body which is neither male or female. It's the skeleton hanging in the main hall. Looking at it you don't get the feeling that it's a man or a woman. People ask each other whether it's a man or a woman and all they can do is look blankly at each other. It's only a skeleton, all the skin and flesh are gone.

Ở chùa Wat Pah Pong chúng ta có một thân không phải nam không phải nữ. Có một bộ xương người treo trên sảnh đường chính. Nhìn vào đó chúng ta không thể thấy đó là nam hay nữ. Mọi người cũng thường hỏi nhau đó là xương của một người đàn ông hay đàn bà, và họ chỉ nhìn nhau không trả lời. Đó chỉ là bộ xương, thịt, da và những thứ khác đã mất rồi.

People are ignorant of these things. Some go to Wat Pah Pong, into the main hall, see the skeletons... and then come running right out again! They can't bear to look. They're afraid, afraid of the skeletons. I figure these people have never seen themselves before. Afraid of the skeletons... they don't reflect on the great value of a skeleton. To get to the monastery they had to ride in a car or walk... if they didn't have bones how would they be? Would they be able to walk about like that? But they ride their cars to Wat Pah Pong, go into the main hall, see the skeletons and run straight back out again! They've never seen such a thing before. They're born with it and yet they've never seen it. It's very fortunate that they have a chance to see it now. Even older people see the skeletons and get scared... What's all the fuss about? This shows that they're not at all in touch with themselves, they don't really know themselves. Maybe they go home and still can't sleep for three or four days... and yet they're sleeping with a skeleton! They get dressed with it, eat food with it, do everything with it... and yet they're scared of it.

Nhiều người vẫn ngu dốt về những điều này. Họ đến chùa Wat Pah Pong, đi vào sảnh chính, nhìn thấy bộ xương...và họ chạy ngược ra la ầm lên! Họ không dám nhìn nó. Họ sợ, họ sợ những xương người. Tôi nhận ra rằng những người đó chưa bao giờ nhìn vào bản thân mình. Họ sợ xương, họ không biết quán xét suy xét về giá trị của bộ xương. Không có xương làm sao họ có thể đi bộ hay bước lên xe để đi đến chùa? Họ có thể đi bộ hay đứng hay ngồi đây mà không có bộ xương sao? Vậy mà họ bỏ công lên xe đi xa để đến chùa Wat Pah Pong, bước vào sảnh chính thấy bộ xương họ lại sợ và bỏ chạy ra. Họ sinh ra với bộ xương họ còn đang mang đi theo, vậy mà họ lại chưa bao giờ nhìn thấy nó. Đúng ra đó là cơ duyên tốt khi họ nhìn thấy bộ xương ở đây. Ngay cả những người già nhìn thấy bộ xương cũng hoảng sợ...Họ có giả bộ quá đáng không vậy? Điều đó chỉ cho thấy rằng họ chưa bao giờ tiếp xúc với chính mình, họ chưa thực sự hiểu biết về chính bản thân mình. Có lẽ khi về lại nhà họ vẫn còn bị ám ảnh, mất ngủ ba hay bốn ngày vì bộ xương treo ở đây....cho đến khi họ có thể ngủ được, nhưng họ cũng luôn đang ngủ với bộ xương đó mà! Họ mặc đồ, ngồi ăn, đi, đứng, nằm, ngồi, và làm tất cả mọi việc với bộ xương đó...vậy mà họ vẫn sợ hãi với bộ xương.

This shows how out of touch people are with themselves. How pitiful! They're always looking outwards, at trees, at other people, at external objects, saying ''this one is big,'' ''that's small,'' ''that's short,'' ''that's long.'' They're so busy looking at other things they never see themselves. To be honest, people are really pitiful. They have no refuge.

Điều đó cho thấy người ta chẳng tiếp xúc với chính mình bản thân mình. Thật đáng thương! Họ cứ luôn luôn nhìn ra ngoài, nhìn cảnh vật, cây cối, nhà cửa, nhìn người khác, nhìn này nhìn nọ, và luôn luôn nghĩ này nghĩ nọ, chấp này chấp nọ "cái này lớn", "cái kia nhỏ", "cái này ngắn", "cái kia dài"... Họ rất bận rộn nhìn những thứ khác và người khác, nên chẳng bao giờ nhìn chính mình. Chân thành mà nói, con người thật là đáng thương. Họ không có chỗ nương tựa. (Chỉ sống chạy theo những thứ bên ngoài, dính theo những thứ bên ngoài, chấp sướng chấp khổ theo mọi thứ bên ngoài, quên mình theo cảnh theo vật).

In the ordination ceremonies the ordinees must learn the five basic meditation themes: kesā, head hair; lomā, body hair; nakhā, nails; dantā, teeth; taco, skin. Some of the students and educated people snigger to themselves when they hear this part of the ordination ceremony... ''What's the Ajahn trying to teach us here? Teaching us about hair when we've had it for ages. He doesn't have to teach us about this, we know it already. Why bother teaching us something we already know?'' Dim people are like this, they think they can see the hair already. I tell them that when I say to ''see the hair'' I mean to see it as it really is. See body hair as it really is, see nails, teeth and skin as they really are. That's what I call ''seeing'' - not seeing in a superficial way, but seeing in accordance with the truth. We wouldn't be so sunk up to the ears in things if we could see things as they really are. Hair, nails, teeth, skin... what are they really like? Are they pretty? Are they clean? Do they have any real substance? Are they stable? No... there's nothing to them. They're not pretty but we imagine them to be so. They're not substantial but we imagine them to be so.

Trong lễ thọ giới, người được thọ giới phải nghe học về 5 đối tượng (đề mục) thiền căn bản: kesā, lomā, nakhā, dantā, taco: [Tóc, lông, móng, răng, móng, da]. Một số đệ tử và một số người trí thức bật cười khi họ nghe đến phần này trong lễ thọ giới..."Ông sư này đang thọ giáo kiểu gì vậy? Tự nhiên dạy về tóc, chúng ta đã có tóc tự bao giờ rồi mà, đâu có gì mới đâu mà học. Ông thầy không cần dạy chúng ta về tóc, chúng ta biết quá rành về nó rồi. Tại sao lúc quan trọng lại đi dạy về thứ ai cũng biết rồi?". Những người ngu mờ thì thường nói vậy, họ nghĩ rằng họ đã biết rành về tóc. Tôi nói với họ rằng khi tôi nói "nhìn thấy tóc" thì ý tôi là nhìn thấy được tóc như nó đích thực là. Nhìn lông, móng, răng và da như chúng đích thực là. Cái tôi gọi là "nhìn"—không có nghĩa là nhìn bề ngoài hay nhìn thấy bên ngoài, mà là nhìn thấy chúng như đúng sự thật của chúng, nhìn thấy bản chất sự thật của chúng. Chúng ta không nên vội tin hay cả tin về mọi thứ nếu chúng ta chưa nhìn thấy chúng đích thực như chúng là. Tóc, lông, móng, răng, da...chúng thực sự là gì? Chúng đẹp? Chúng sạch sẽ? Chúng có thực là một thứ gì không? Chúng có chắc chắn không? Không! chúng chẳng là thứ gì như vậy. Chúng không đẹp đẽ, nhưng chúng ta coi chúng đẹp. Chúng không là cái gì cả, nhưng chúng ta coi chúng là thứ gì đó quan trọng. Chúng cũng tàn hoại theo ngày tháng, nhưng chúng ta nghĩ chúng cứ mãi như vậy.

Hair, nails, teeth, skin... people are really hooked on these things. The Buddha established these things as the basic themes for meditation, he taught us to know these things. They are transient, Imperfect and ownerless; they are not ''me'' or ''them.'' We are born with and deluded by these things, but really they are foul. Suppose we didn't bathe for a week, could we bear to be close to each other? We'd really smell bad. When people sweat a lot, such as when a lot of people are working hard together, the smell is awful. We go back home and rub ourselves down with soap and water and the smell abates somewhat, the fragrance of the soap replaces it. Rubbing soap on the body may make it seem fragrant, but actually the bad smell of the body is still there, temporarily suppressed. When the smell of the soap is gone the smell of the body comes back again.

Tóc, lông, móng, răng, da... con người bị cuốn hút vào những thứ này. (Con người dính vào sắc dục và dục lạc cũng vì những thứ này trên thân người). Đức Phật đã đưa những thứ này thành những đề mục căn bản để thiền tập, Phật đã dạy chúng ta hiểu biết về những thứ này. Chúng là biến hoại, vô thường, không hoàn hảo, và vô chủ; chúng không phải là cái 'ta' hay 'của ta', là 'ai' hay 'của ai' gì gì hết. Chúng ta được sinh ra với sự si mê mù quáng vào những thứ sắc thân này, nhưng đích thực chúng chỉ là giả tạm và đánh lừa chúng ta. Giả sử chúng ta không tắm một tuần, chúng ta có dám đứng gần nhau không? Chúng ta thực sự bốc mùi hôi. Khi người ta đổ nhiều mồ hôi, mùi mồ hôi cũng khai hôi. Nhưng khi về nhà dùng xà-bông để tẩy rửa, mùi xà bông lấn át mùi mồ hôi, tạo cho da có mùi thơm. Mùi thơm tạm thời đó chỉ là do nhờ xà-bông, chứ thực sự bản thân da thịt chúng ta luôn luôn tiết ra mồ hôi có mùi hôi. Khi nào hết mùi xà bông và chúng ta sinh hoạt trở lại và mồ hôi lại tiết ra, mùi hôi của thân thể ta sẽ có lại như cũ.

Now we tend to think these bodies are pretty, delightful, long lasting and strong. We tend to think that we will never age, get sick or die. We are charmed and fooled by the body, and so we are ignorant of the true refuge within ourselves. The true place of refuge is the mind. The mind is our true refuge. This hall here may be pretty big but it can't be a true refuge. Pigeons take shelter here, geckos take shelter here, lizards take shelter here.... We may think the hall belongs to us but it doesn't. We live here together with everything else. This is only a temporary shelter, soon we must leave it. People take these shelters for refuge.

Bây giờ chúng ta vẫn tưởng rằng thân thể của chúng ta là đẹp đẽ, đáng quý, trường tồn và luôn khỏe mạnh. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta chẳng bao giờ già đi, sẽ không bị bệnh tật hoặc không chết. Chúng ta bị đánh lừa và mê hoặc bởi sắc thân (của mình và của người), và do vậy chúng ta ngu mờ, không thực sự biết cái gì là nơi nương tựa đích thực. Nơi nương tựa đích thực chính là tâm. Tâm mới là nơi nương tựa thực sự của chúng ta. Cái sảnh đường này là khá lớn rộng, nhưng nó không thể là nơi nương tựa đích thực của chúng ta. Chim bồ câu cũng đến nương ở, tắc-kè cũng ở, thằn lằn và nhện cũng đến ở...Chúng ta có thể nghĩ rằng sảnh đường này là của chúng ta, nhưng nó không phải. Chúng ta sống với nhau ở đây cùng với mọi thứ khác. Đây chỉ là nơi che chở tạm bợ, nơi chúng ta ngồi đây trong một thời gian, rồi sau đó chúng ta lại rời khỏi nó. Nhưng nhiều người lại lấy sảnh đường này hay chùa này hoặc nơi ở làm nơi nương tựa. Điều đó là không đúng. Những nơi đó không phải là nơi nương tựa thực sự của chúng ta.

So the Buddha said to find your refuge. That means to find your real heart. This heart is very important. People don't usually look at important things, they spend most of their time looking at unimportant things. For example, when they do the house cleaning they may be bent on cleaning up the house, washing the dishes and so on, but they fail to notice their own hearts. Their heart may be rotten, they may be feeling angry, washing the dishes with a sour expression on their face. That their own hearts are not very clean they fail to see. This is what I call ''taking a temporary shelter for a refuge.'' They beautify house and home but they don't think of beautifying their own hearts. They don't examine suffering. The heart is the important thing. The Buddha taught to find a refuge within your own heart: Attā hi attano nātho - ''Make yourself a refuge unto yourself.'' Who else can be your refuge? The true refuge is the heart, nothing else. You may try to depend on other things but they aren't a sure thing. You can only really depend on other things if you already have a refuge within yourself. You must have your own refuge first before you can depend on anything else, be it a teacher, family, friends or relatives.

Do vậy Đức Phật đã dạy chúng ta phải tìm nơi nương tựa của mình. Điều đó có nghĩa là đi tìm cái tâm đích thực của mình. Tâm này mới là quan trọng. Người đời thường không nhìn vào những thứ quan trọng, họ tiêu phí phần lớn thời gian cuộc đời để nhìn vào những thứ không quan trọng. Ví dụ, khi lau chùi nhà cửa, khi rửa chén...họ chỉ lo làm những việc đó một cách vô-tâm, họ không hề để ý đến trái tim và tâm của mình. Có thể tâm đang có sân giận, có thể họ đang rửa chén bát với nét mặt nhăn nhó. Sân giận, nhăn nhó là lúc đó tâm không được tốt, không trong sạch, nhưng họ không chịu nhìn vào tâm. Thói quen này tôi gọi là "chọn một nơi tạm bợ làm nơi nương tựa". Họ lau chùi, chăm sóc, làm đẹp ngôi nhà, nhưng họ không biết chăm sóc và làm đẹp tâm mình. Họ không chịu xem xét về sự khổ. Tâm là nơi quan trọng. Phật đã dạy nên tìm nơi nương tựa ngay trong tâm này của chúng ta: Attā hi attano nātho—[Lấy chính mình làm nơi nương tựa của mình]. Còn ai nữa có thể làm nơi nương tựa của mình? Nơi nương tựa đích thực là tâm này, không phải chỗ nào khác. Bạn có thể cố gắng dựa dẫm vào những thứ khác, nhưng tất cả thứ khác đều là tạm bợ và không chắc chắn. Bạn chỉ có thể thực sự phụ thuộc vào những thứ khác (nhà cửa, thế lực, của cải, con cái, chùa chiền, sư thầy...) nếu bạn đã thực sự có nơi nương tựa bên trong chính mình. Bạn cần phải có nơi nương tựa của mình trước tiên, trước khi bạn có thể trông cậy hay phụ thuộc vào những chỗ khác, như sư thầy, gia đình, đạo hữu, bạn bè, người thân họ hàng...

So all of you, both lay people and homeless ones who have come to visit today, please consider this teaching. Ask yourselves, ''Who am I? Why am I here?'' Ask yourselves, ''Why was I born?'' Some people don't know. They want to be happy but the suffering never stops. Rich or poor, young or old, they suffer just the same. It's all suffering. And why? Because they have no wisdom. The poor are unhappy because they don't have enough, and the rich are unhappy because they have too much to look after.

Do vậy tất cả quý vị, những Phật tử tại gia và xuất gia đến viếng thăm hôm nay, xin hãy xem xét giáo lý này. Tự hỏi bản thân mình: "Tôi là ai? Tại sao tôi có mặt ở đây?" Nhiều người không biết. Họ muốn được hạnh phúc nhưng khổ không bao giờ hết. Giàu hay nghèo, già hay trẻ đều bị khổ như nhau. Tất cả chỉ là khổ. Và tại sao? Bởi họ không có trí tuệ. Người nghèo thì bất hạnh bởi họ thiếu thốn, nghèo khó, và kẻ giàu thì bất hạnh bởi họ có quá nhiều thứ phải lo lắng, sợ mất.

In the past, as a young novice, I gave a Dhamma discourse. I talked about the happiness of wealth and possessions, having servants and so on... A hundred male servants, a hundred female servants, a hundred elephants, a hundred cows, a hundred buffaloes... a hundred of everything! The lay people really lapped it up. But can you imagine looking after a hundred buffaloes? Or a hundred cows, a hundred male and female servants... can you imagine having to look after all of that? Would that be fun? People don't consider this side of things. They have the desire to possess... to have the cows, the buffaloes, the servants... hundreds of them. But I say fifty buffaloes would be too much. Just twining the rope for all those brutes would be too much already! But people don't consider this, they only think of the pleasure of acquiring. They don't consider the trouble involved.

Ngày trước, khi còn là một sa-di trẻ, tôi đã thuyết giảng một bài Giáo Pháp. Tôi nói về niềm hạnh phúc khi có tài sản và của cải, có nhiều người phục dịch và vân vân... Một trăm người làm đàn ông, một trăm người ở phụ nữ, một trăm con voi, một trăm con bò, một trăm con trâu...và một trăm mọi thứ! Những Phật tử tại gia liền phấn khởi đồng tình. Nhưng, bạn hãy tưởng tượng làm sao mà coi ngó, canh chừng một trăm con trâu? Hay một trăm con bò, hay một trăm người ăn kẻ ở vừa nam vừa nữ? Bạn có thể tưởng tượng làm sao bạn có thể coi ngó và canh chừng đó người, vật và của cải...? Nghe tức cười quá phải không? Người ta chẳng ai xem xét mặt trái của vấn đề. Họ có dục vọng tham muốn sở hữu mọi thứ... muốn có bò, có trâu, có người làm kẻ ở... hàng trăm cho mỗi loại. Nhưng tôi nói rằng năm mươi con bò là quá nhiều. Chỉ cần quấn dây dừa (thừng) để cột những con gia súc đó là đã quá sức rồi! Nhưng mọi người chẳng ai để ý đến những việc đó, không để ý đến sự khó khổ khi có nhiều của cải và tài sản để chăm lo, coi ngó. Họ chỉ nghĩ đến sự khoái trá với cái sự có được nhiều của cải giàu có mà thôi. Họ không xem xét những rắc rối và lo toan một khi có nhiều của cải như vậy.

If we don't have wisdom everything round us will be a source of suffering. If we are wise these things will lead us out of suffering. Eyes, ears, nose, tongue, body and mind... Eyes aren't necessarily good things, you know. If you are in a bad mood just seeing other people can make you angry and make you lose sleep. Or you can fall in love with others. Love is suffering, too, if you don't get what you want. Love and hate are both suffering, because of desire. Wanting is suffering, wanting not to have is suffering. Wanting to acquire things... even if you get them it's still suffering because you're afraid you'll lose them. There's only suffering. How are you going to live with that? You may have a large, luxurious house, but if your heart isn't good it never really works out as you expected.

Nếu chúng ta không có hiểu biết trí tuệ thì mọi thứ chung quanh ta đều là nguồn khổ. Nếu chúng ta khôn trí thì mọi thứ có thể dẫn dắt ta thoát khỏi khổ. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm... Không hẳn mắt chỉ là tốt, quý vị biết đó. Nếu đang có tâm trạng khó chịu mà nhìn thấy người khác (hoặc thứ mình không ưa) cũng có thể làm mình sân giận hoặc mất ăn mất ngủ. Hoặc có thể tâm đang tham dục nhìn cũng có thể sinh lòng yêu thương luyến ái. Yêu thương cũng là khổ. Yêu ái mà không lấy được, không có được người đó rồi lại khổ thêm vì muốn mà không được. Yêu và ghét đều là khổ, vì đều là dục vọng. Muốn có là khổ, muốn không có cũng là khổ. Muốn có được thứ gì là khổ, ngay cả khi có được thứ đó thì cũng là khổ, vì sợ mất nó, vì lo lắng cho nó, vì phải giữ gìn nó. Tính đi tính lại rốt cuộc chỉ toàn khổ. Làm sao sống cho bớt khổ? Cho dù bạn có nhà cao cửa rộng, tiền tài dư thừa, nhưng nếu tâm bạn không tốt thì nó sẽ chẳng thể nào mang lại hạnh phúc hay sự bớt khổ như bạn mong cầu.

Therefore, you should all take a look at yourselves. Why were we born? Do we ever really attain anything in this life? In the countryside here people start planting rice right from childhood. When they reach seventeen or eighteen they rush off and get married, afraid they won't have enough time to make their fortunes. They start working from an early age thinking they'll get rich that way. They plant rice until they're seventy or eighty or even ninety years old. I ask them, ''From the day you were born you've been working. Now it's almost time to go, what are you going to take with you?'' They don't know what to say. All they can say is, ''Beats me!'' We have a saying in these parts, ''Don't tarry picking berries along the way... before you know it, night falls.'' Just because of this ''Beats me!'' They're neither here nor there, content with just a ''beats me''... sitting among the branches of the berry tree, gorging themselves with berries... ''Beats me, beats me...''

Do vậy, chúng ta nên nhìn vào chính mình. Tại sao chúng ta được sinh ra? Chúng ta có thực sự đạt đến điều gì trong kiếp sống này không? Ở vùng quê, người ta bắt đầu làm nông từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên độ 17-18 tuổi là họ lăng xăng lấy chồng lấy vợ, họ sợ không đủ thời gian lập nghiệp. Họ bắt đầu lao động từ nhỏ để hy vọng có thể kịp làm giàu. Họ làm ruộng cho đến lúc 70-80 hay thậm chí 90 tuổi. Tôi hỏi họ, từ lúc sinh ra đến giờ họ cứ lo làm lụng như vậy; bây giờ là lúc gần đất xa trời, họ có gì để mang theo với mình? Họ chẳng biết trả lời ra sao.

When you're still young you think that being single is not so good, you feel a bit lonely. So you find a partner to live with. Put two together and there's friction! Living alone is too quiet, but living with others there's friction.

Còn nữa, khi còn trẻ họ nghĩ rằng sống một mình thì buồn, thiếu đôi thiếu cặp, không tốt. Nên họ tìm vợ tìm chồng để cưới nhau. Cưới nhau về thành một đôi thì lại xảy ra xung khắc và bất đồng! Sống một mình thì buồn và lẻ loi, sống hai mình thì xung khắc và bất đồng.

When children are small the parents think, ''When they get bigger we'll be better off.'' They raise their children, three, four, or five of them, thinking that when the children are grown up their burden will be lighter. But when the children grow up they get even heavier. Like two pieces of wood, one big and one small. You throw away the small one and take the bigger one, thinking it will be lighter, but of course it's not. When children are small they don't bother you very much, just a ball of rice and a banana now and then. When they grow up they want a motorcycle or a car! Well, you love your children, you can't refuse. So you try to give them what they want. Problems.... Sometimes the parents get into arguments over it... ''Don't go and buy him a car, we haven't got enough money!'' But when you love your children you've got to borrow the money from somewhere. Maybe the parents even have to go without to get the things their children want. Then there's education. ''When they've finished their studies, we'll be all right.'' There's no end to the studying! What are they going to finish? Only in the science of Buddhism is there a point of completion, all the other sciences just go round in circles. In the end it's real headache. If there's a house with four or five children in it the parents argue every day.

Khi con cái còn trẻ, cha mẹ hay nghĩ rằng: "Khi nào chúng lớn lên chúng sẽ tốt hơn". Họ nuôi con, một, hai hay ba, bốn đứa, họ nghĩ rằng khi chúng lớn lên gánh nặng sẽ nhẹ đi và họ bớt lo hơn. Nhưng khi con cái lớn lên, dường như gánh nặng càng nặng hơn. Rốt cuộc cũng như hai khúc cây, một lớn và một nhỏ. Giống như bạn chỉ quăng khúc cây nhỏ đi, giờ lại vác vào khúc lớn. Vậy mà nghĩ nó sẽ nhẹ hơn, nhưng thực ra là nặng nề hơn. Khi con cái còn nhỏ, coi vậy chứ chúng ít "hành" bạn hơn. Chỉ cần ít nắm cơm, trái chuối, cái gì đó để chơi đùa trong tuổi trẻ dại, là mọi sự êm vui. Giờ con cái lớn lên, chúng đòi bạn mua xe honda, xe hơi! Vậy đó, bạn thương con nên không thể từ chối và dù có khó khăn cũng cắn răng mua những thứ chúng muốn có. Vậy đó, nhưng có gia đình khó khăn, nghèo túng, hoặc suy nghĩ gì gì đó, lại ồn ào, la mắng, không đồng tình mua thứ con cái muốn. Rồi thì, phần lớn vợ chồng lại cãi vã nhau vì những chuyện đó. Sinh ra đủ chuyện ồn ào, không vui, khổ sở. Rồi thì, vì thương con, nên vợ chồng lại chạy vạy vay mượn tiền để mua thứ con cái muốn có. Thậm chí có cha mẹ không vay mượn được cũng muốn đi ăn cắp về cho con. Rồi về việc học hành. Chúng ta lại hay nghĩ rằng: "Mai này con cái học hành xong thì cả nhà sẽ ổn thỏa". Nhưng rồi cũng chẳng có kết cục gì. Chẳng bao giờ việc học kết thúc cả! Họ sẽ học xong cái gì? (Chắc cũng chỉ là học xong một nghề nghiệp và tiếp tục làm lụng, có vợ có chồng, và tiếp tục lo cho con cái...y như cha mẹ chúng đã làm cho chúng...). Chỉ có Phật giáo thì mới có điểm để kết thúc, còn những môn khoa học khác cũng chỉ dẫn dắt con người đi lòng vòng hết kiếp này kiếp khác trong vòng luân hồi sinh tử. Chẳng bao giờ là kết thúc với những sự học hành và nghề nghiệp của thế gian... Rồi cũng là tiếp tục một căn nhà với hai vợ chồng lo toan và bất đồng từng ngày và ba bốn đứa con...(Và mọi sự đời lại tiếp tục như vậy... hết đời này sang đời khác. Nếu nhìn kỹ vào từng dòng tộc hay dòng họ, những điệp khúc lo toan, khó khổ và nhàm chán cứ liên tục lập lại nối tiếp... Chỉ có khác là số người ngồi trên bàn thờ mỗi thời mỗi nhiều hơn mà thôi...)

The suffering that is waiting in the future we fail to see, we think it will never happen. When it happens, then we know. That kind of suffering, the suffering inherent in our bodies, is hard to foresee. When I was a child minding the buffaloes I'd take charcoal and rub it on my teeth to make them white. I'd go back home and look in the mirror and see them so nice and white.... I was getting fooled by my own bones, that's all. When I reached fifty or sixty my teeth started to get loose. When the teeth start falling out it hurts so much, when you eat it feels as if you've been kicked in the mouth. It really hurts. I've been through this one already. So I just got the dentist to take them all out. Now I've got false teeth. My real teeth were giving me so much trouble I just had them all taken out, sixteen in one go. The dentist was reluctant to take out sixteen teeth at once, but I said to him, ''Just take them out, I'll take the consequences.'' So he took them all out at once. Some were still good, too, at least five of them. Took them all out. But it was really touch and go. After having them out I couldn't eat any food for two or three days.

Sự khổ đang chờ đợi trong tương lai mà chúng ta không nhìn thấy được, chúng ta cứ hay nghĩ chẳng có gì xảy ra, không có khó khổ hay đau khổ gì trong tương lai. Chờ đến khi nó xảy đến chúng ta mới biết. Loại khổ đó, loại khổ cố hữu bên trong thân thể của chúng ta, là khó nhìn thấy trước. Khi tôi còn là đứa trẻ chăn trâu, tôi dùng than củi để chà răng để cho nó sạch và trắng. Sau đó soi gương tôi thấy nó sạch và trắng đẹp. Nhưng thực ra, tôi chỉ đang bị cái 'hàm xương' của tôi đánh lừa mà thôi. Đến khi tôi 50-60 tuổi, hàm răng của tôi bắt đầu lung lay. Khi răng bắt đầu long rụng, nó đau đớn kinh khủng, mỗi khi ăn cái gì bạn cảm giác như bị ai đá vào miệng. Thực sự đau đớn. Tôi đã trải qua cảnh đau đó rồi. Đau quá, nên tôi đến gặp nha sĩ kêu ổng nhổ hết cái hàm răng già đau già đớn đó. Giờ tôi chỉ mang toàn răng giả. Răng thiệt của tôi đã gây quá nhiều khổ sở và đau đớn cho tôi nên tôi phải nhổ bỏ chúng đi, nhổ sạch 16 cái răng một lần. Ông nha sĩ lưỡng lự không muốn nhổ hết 16 cái răng một lần, nhưng tôi nói với ông rằng: "Cứ nhổ sạch chúng. Tôi muốn nhổ sạch những hậu họa". Nhờ vậy ổng nhổ hết chúng một lần. Một số răng còn tốt, ít nhất còn 5 cái tốt, nhưng tôi cứ nhờ nhổ hết một lần cho khỏi lo. Nhưng ngay cái việc nhổ hết 'hậu họa' đó cũng vô cùng đau đớn. Đau thiệt. Sau khi nhổ, tôi không thể ăn gì suốt mấy ngày.

Before, as a young child minding the buffaloes, I used to think that polishing the teeth was a great thing to do. I loved my teeth, I thought they were good things. But in the end they had to go. The pain almost killed me. I suffered from toothache for months, years. Sometimes both my gums were swollen at once.

Some of you may get a chance to experience this for yourselves someday. If your teeth are still good and you're brushing them everyday to keep them nice and white... watch out! They may start playing tricks with you later on.

Trước kia, khi còn là đứa trẻ chăn trâu, tôi thường nghĩ rằng việc đánh răng bằng than củi là điều tuyệt vời. Tôi yêu thích và lo giữ gìn hàm răng và nghĩ rằng nó sẽ tốt hoài như vậy. Nhưng cuối cùng giờ chúng phải mất đi. Cái hàm răng đau đã gần như giết chết tôi. Tôi chịu đau đớn hàng tháng, hàng năm. Tất cả nướu răng của tôi sưng phòng như bấy bá.

Nhiều người trong quý vị sẽ tự mình nếm trải sự đau răng như vậy vào một ngày nào đó. Nếu răng quý vị vẫn còn tốt và quý vị vẫn thường xuyên đánh răng để giữ nó trắng đẹp... hãy coi chừng chúng! Coi chừng đến lúc nào đó chúng lại giở trò đau bệnh thì bạn sẽ khổ sở vì đớn đau, ê buốt.

Now I'm just letting you know about these things... the suffering that arises from within, that arises within our own bodies. There's nothing within the body you can depend on. It's not too bad when you're still young, but as you get older things begin to break down. Everything begins to fall apart. Conditions go their natural way. Whether we laugh or cry over them they just go on their way. It makes no difference how we live or die, makes no difference to them. And there's no knowledge or science which can prevent this natural course of things. You may get a dentist to look at your teeth, but even if he can fix them they still eventually go their natural way. Eventually even the dentist has the same trouble. Everything falls apart in the end.

Bữa nay tôi chỉ muốn nói quý vị biết về những điều đó... đó là sự khổ khởi sinh từ bên trong chúng ta, khởi sinh từ bên trong thân này của chúng ta. Chẳng có gì bên trong thân này mà chúng ta có thể tin cậy và nương tựa được. Khi còn trẻ mạnh thì thân không đến nỗi tồi tệ, nhưng đến khi già nó già hư, tàn hoại, bệnh đau, suy sụp, yếu ớt. Mọi thứ đều bắt đầu tàn đi và tàn hoại. Mọi thứ rồi đi đến tan rã. Những điều kiện (duyên) cứ bỏ đi theo đường lối tự nhiên của chúng. Tất cả các điều kiện hữu vi đều là vô thường và từ từ rã đám. Các duyên hợp rồi các duyên tan. Dù chúng ta cười hay khóc thì chúng cũng tan rã theo cách tự nhiên của chúng. Dù chúng ta có sống cách nào hay chết kiểu gì, chúng vẫn tan rã như vậy. Chúng không tha bất cứ ai. Và chẳng có loại trí tuệ hay khoa học nào có thể ngăn chặn tiến trình tự nhiên đó. Không ai có thể ngăn chặn sự già chết. Dù bạn có bỏ nhiều tiền đưa cho ông nha sĩ đó, ổng sẽ tìm cách trị liệu, chỉnh trang cho hàm răng đẹp đẹp một chút, nhưng rồi cuối cùng chúng cũng gãy rụng theo quy luật già chết mà thôi. Cuối cùng thì ngay chính ông nha sĩ cũng không thoát nổi cảnh hàm răng long, lay, hư, rụng đó. Cuối cùng mọi thứ đều tan rã.

These are things which we should contemplate while we still have some vigor, we should practice while we're young. If you want to make merit then hurry up and do so, don't just leave it up to the oldies. Most people just wait until they get old before they will go to a monastery and try to practice Dhamma. Women and men say the same thing... ''Wait till I get old first.'' I don't know why they say that, does an old person have much vigor? Let them try racing with a young person and see what the difference is. Why do they leave it till they get old? Just like they're never going to die. When they get to fifty or sixty years old or more... ''Hey, Grandma! Let's go to the monastery!'' ''You go ahead, my ears aren't so good any more.'' You see what I mean? When her ears were good what was she listening to? ''Beats me!''... just dallying with the berries. Finally when her ears are gone she goes to the temple. It's hopeless. She listens to the sermon but she hasn't got a clue what they're saying. People wait till they're all used up before they'll think of practicing the Dhamma.

Đây là những điều chúng ta nên suy xét và quán niệm trong khi mình đang còn khỏe mạnh. Hãy cố tu tập từ lúc còn trẻ. Nếu quý vị muốn có nhiều công đức thì quý vị phải mau mau tu tập những điều đó, đừng để đến già lão rồi mới nghĩ về những điều đó. Tôi biết tẩy nhiều người nghĩ rằng chờ đến khi nào già thì sẽ vô chùa tu sửa và thực hành Giáo Pháp. Đàn ông và đàn bà đều nghĩ như vậy... "Tôi chờ đến già tôi sẽ lên chùa đi tu". Không hiểu sao họ nghĩ vậy và nói vậy. Người già lão thì còn gì sức lực để mà lội lên chùa đi tu và sống được ở chốn già lam xa xôi và thiếu thốn điều kiện? Sao họ không thử chạy đua với bọn trẻ để xem người già là như thế nào? Tại sao mọi người cứ hẹn, cứ chờ cho đến lúc già? Họ làm như họ sẽ không bao giờ chết vậy. Nhưng hài hước hơn nữa, khi họ đến tuổi 50-60 hay già hơn, con cháu nhắc lời: "Này ông bà ngoại! Giờ đến lúc lên chùa đi tu!". Đám người già lại trả lời: "Ai đi thì cứ đi đi, hai lỗ tai của ngoại bây giờ không còn nghe được nữa, nên chắc không đi". Quý vị thấy không? Hồi còn nghe được lại không đi tu, giờ tai bị già điếc thì lên chùa nghe ai đọc kinh giảng pháp thì nghe gì được nữa. Lúc này là vô vọng. Mọi người cứ chờ cho đến khi sức tàn lực kiệt thì mới nghĩ đến việc tu tập Giáo Pháp, nhưng già rồi thì tu tập sao cho kịp.

Today's talk may be useful for those of you who can understand it. These are things which you should begin to observe, they are our inheritance. They will gradually get heavier and heavier, a burden for each of us to bear. In the past my legs were strong, I could run. Now just walking around they feel heavy. Before, my legs carried me. Now, I have to carry them. When I was a child I'd see old people getting up from their seat... ''Oh!'' Getting up they groan, ''Oh!'' There's always this ''Oh!'' But they don't know what it is that makes them groan like that.

Buổi nói chuyện hôm nay có thể rất hữu ích cho những ai ngồi đây nghe và hiểu được. Những điều tôi vừa nói ra quý vị nên bắt đầu xem xét, quán sát; chúng là căn bệnh di truyền bên trong thân này của chúng ta. Những thứ trong thân này càng ngày càng nặng nề hơn, càng già ta càng mang nặng chúng hơn. Ví dụ khi còn trẻ chân tôi mạnh, tôi có thể chạy. Giờ thì tôi phải nhấc lê từng bước nặng nề. Trước kia hai chân mang vác tôi, giờ tôi phải mang vác chúng rồi. Hồi còn trẻ tôi nhìn những người già đứng dậy khỏi ghế với hơi thở nặng nề và tiếng than khổ sở. Nhưng đau khổ đến như vậy mà họ vẫn không hiểu được nguyên nhân tại sao họ già khổ như vậy.

Even when it gets to this extent people don't see the bane of the body. You never know when you're going to be parted from it. What's causing all the pain is simply conditions going about their natural way. People call it arthritis, rheumatism, gout and so on, the doctor prescribes medicines, but it never completely heals. In the end it falls apart, even the doctor! This is conditions faring along their natural course. This is their way, their nature.

Ngay cả đến lúc đó, hoặc đã trải qua bao nhiêu bệnh đau, người ta cũng vẫn chưa nhận ra phần khó khổ của thân này. Quý vị chẳng bao giờ biết rằng mình sẽ lìa bỏ thân này. Cái tạo ra mọi sự đau khổ của thân chính là những điều kiện trợ duyên đến lúc tan rã theo đường lối tự nhiên của chúng. (Đường lối tự nhiên là gì? Là tất cả mọi thứ đều có sinh là có diệt, có hợp là có tan. Không có thứ gì tồn tại mãi mãi. Cái 'con người' xưa nay trên trái đất cũng chỉ tồn tại đến 60-70 năm. Thời hiện đại, nhờ những điều kiện trợ duyên về thức ăn, chỗ ở, tiện nghi, y tế... một 'con người' cũng chỉ tồn tại trong vòng 80-90 năm, theo tuổi thọ trung bình hiện tại). Người ta gọi tên nhiều loại bệnh khác nhau như thấp khớp, thống phong, tiểu đường, tim mạch, và vân vân, các bác sĩ thì viết kê toa thuốc, nhưng chẳng bao giờ điều trị chấm dứt một thứ bệnh nào. Rồi cuối cùng thân này cũng tan rã, ngay cả thân của các bác sĩ! Những điều kiện trợ sinh đã dần mất đi theo quy luật tự nhiên của chúng. Đó là đường lối vận hành của chúng, đó là bản chất tự nhiên của chúng.

Now take a look at this. If you see it in advance you'll be better off, like seeing a poisonous snake on the path ahead of you. If you see it there you can get out of its way and not get bitten. If you don't see it you may keep on walking and step on it. And then it bites.

If suffering arises people don't know what to do. Where to go to treat it? They want to avoid suffering, they want to be free of it but they don't know how to treat it when it arises. And they live on like this until they get old... and sick... and die....

Giờ hãy nhìn vào thân này. Nếu ta nhìn thấy trước về nó thì chúng ta sẽ tốt hơn, giống như chúng ta nhìn thấy trước con rắn độc từ xa. Nếu nhìn thấy nó trước, ta sẽ biết cách tránh xa nó để khỏi bị nó cắn. Nếu không nhìn thấy nó trước, ta cứ bước đi và có thể sẽ đạp lên nó. Và nó cắn ngay.

Khi khổ đau khởi sinh, mọi người không biết phải làm gì. Tìm cách tìm chỗ để trị diệt khổ đau? Họ đều muốn tránh khổ đau, họ muốn hết khổ đau nhưng họ không biết cách trị liệu khi khổ đau khởi sinh. Và cứ như vậy, họ để mặc và cứ sống như vậy cho đến khi già...bệnh...và chết.

In olden times it was said that if someone was mortally ill one of the next of kin should whisper ''Bud-dho, Bud-dho'' in their ear. What are they going to do with Buddho? What good is Buddho going to be for them when they're almost on the funeral pyre? Why didn't they learn Buddho when they were young and healthy? Now with the breaths coming fitfully you go up and say, ''Mother... Buddho, Buddho!'' Why waste your time? You'll only confuse her, let her go peacefully.

People don't know how to solve problems within their own hearts, they don't have a refuge. They get angry easily and have a lot of desires. Why is this? Because they have no refuge.

When people are newly married they can get on together all right, but after age fifty or so they can't understand each other. Whatever the wife says the husband finds intolerable. Whatever the husband says the wife won't listen. They turn their backs on each other.

Now I'm just talking because I've never had a family before. Why haven't I had a family? Just looking at this word ''household'' I knew what it was all about. What is a ''household''? This is a ''hold'': If somebody were to get some rope and tie us up while we were sitting here, what would that be like? That's called ''being held.'' Whatever that's like, ''being held'' is like that. There is a circle of confinement. The man lives within his circle of confinement, and the woman lives within her circle of confinement.

Thời xưa kể rằng, khi một người bệnh sắp chết thì người con sẽ đọc niệm chữ "Bud-dho, Bud-dho" [Đức Phật, Đức Phật] bên tai người đó. Không hiểu họ mang Đức Phật ra làm gì ở đó? Đức Phật thì giúp được gì khi họ đã sắp xuống lỗ? Tại sao họ không học Phật từ lúc còn trẻ và khỏe mạnh? Bây giờ đến khi mẹ hụt hơi thì con cái mới chới với kêu "Mẹ ơi... Đức Phật, Đức Phật!". Chỉ mất thời gian. Có kêu mẹ cũng chỉ làm mẹ động tâm lúc cận tử mà thôi, hãy để bà ấy ra đi yên bình.

Người ta không hiểu cách để giải quyết khó khăn bên trong tâm họ, họ không có một nơi nương tựa. Họ dễ bị nổi giận và có quá nhiều tham muốn. Tại sao lại vậy? Tại vì họ không có nơi nương tựa.

Khi họ mới cưới nhau, vợ chồng rất hòa hợp với nhau, nhưng đến tuổi năm mươi thì họ không còn hiểu nhau nữa.

Vợ nói một tiếng là khó nghe, chồng nói một tiếng là sinh sự. Chẳng ai nghe ai. Họ quay lưng lại với nhau. Chuyện này có thiệt trong nhiều gia đình, phải không quý vị?

Tôi chỉ đang nói không chứ thực sự tôi không có gia đình. Vì sao tôi chọn đời sống không có gia đình? Hãy coi nghĩa của chữ "gia đình". Tôi biết rõ ý nghĩa nó là gì. Đó là nơi bạn nắm giữ gia đình, con cái, của cải, cuộc sống của bạn. Nhưng nếu có ai vô nhà bắt bạn trói lại thì sao, thì nó trở thành một nơi bị giam cầm. Dù nghĩa chủ động hay bị động thì nơi đó cũng là một khuôn khổ, một nơi giới hạn, một nơi cầm giữ. Ở đó là một vòng giới hạn. Đàn ông sống trong vòng giới hạn đó của mình. Đàn bà sống trong vòng giới hạn đó của mình.

When I read this word ''household''... this is a heavy one. This word is no trifling matter, it's a real killer. The word ''hold'' is a symbol of suffering. You can't go anywhere, you've got to stay within your circle of confinement.

Now we come to the word ''house.'' This means ''that which hassles.'' Have you ever toasted chilies? The whole house chokes and sneezes. This word ''household'' spells confusion, it's not worth the trouble. Because of this word I was able to ordain and not disrobe. ''Household'' is frightening. You're stuck and can't go anywhere. Problems with the children, with money and all the rest. But where can you go? You're tied down. There are sons and daughters, arguments in profusion until your dying day, and there's nowhere else to go to no matter how much suffering it is. The tears pour out and they keep pouring. The tears will never be finished with this ''household,'' you know. If there's no household you might be able to finish with the tears but not otherwise.

Khi tôi đọc chữ gia đình tôi đã thấy ngay sự ràng buộc, giới hạn. Đó là biểu thị cho sự khổ. Bạn không còn tự do đi đâu hay làm theo ý muốn của mình, bạn phải sống trong vòng giới hạn đó (một cách tự nguyện và bắt buộc).

('Một cách tự nguyện' là vì sự ràng buộc di truyền, vì lòng thương yêu con cái, vì họ là 'nghiệp' của bạn; và 'một cách bắt buộc' là vì bạn phải giữ mình trong giới hạn gia đình và làm những nghĩa vị và bổn phận bắt buộc đối với con cái và nơi đó, không được bỏ bê mọi sự bên trong gia đình đó).

Bạn dính kẹt ở đó và không thể thoát ly đi đâu. Những vấn đề đủ thứ về con cái, về tiền bạc và về tất cả mọi thứ. Nhưng bạn chẳng trốn đi đâu được. Bạn đã bị trói chặt. Nào con cái, cháu chắt; nào vợ chồng cãi vã, con cái bất hòa; và cả đống thứ khác chồng chất kéo theo cho đến ngày chết. Chẳng có nơi nào để đi hay để thoát ly, cho dù cả đống khổ, phiền não và âu lo ở trong nơi gia đình. Bạn chỉ biết gánh chịu. Nước mắt cứ chảy dài, và chảy dài với những thăng trầm và phiền não ở nơi cuộc sống gia đình. Nước mắt không bao giờ cạn cho đến tận phút chia tay gia đình, quý vị biết rõ điều đó. Nếu không ràng buộc với gia đình có lẽ quý vị sẽ hết khóc và sẽ làm được nhiều việc khác.

Consider this matter. If you haven't come across it yet you may later on. Some people have experienced it already to a certain extent. Some are already at the end of their tether... ''Will I stay or will I go?'' At Wat Pah Pong there are about seventy or eighty huts (kuti). when they're almost full I tell the monk in charge to keep a few empty, just in case somebody has an argument with their spouse.... Sure enough, in no long time a lady will arrive with her bags... ''I'm fed up with the world, Luang Por.'' ''Whoa! Don't say that. Those words are really heavy.'' Then the husband comes and says he's fed up too. After two or three days in the monastery their world-weariness disappears.

Hãy suy xét về điều này. Nếu quý vị nào chưa trải qua cảnh cuộc sống gia đình thì có thể sau này sẽ gặp khi có gia đình. Nhiều người đã trải qua ít nhiều những cảnh khổ trong gia đình. Một số đã nếm trải tận cùng khổ của những khó khổ và phiền não trong một gia đình... "Ta ở lại nhà hay sẽ đi khỏi nhà đây?". Ở chùa Wat Pah Pong có khoảng bảy, tám chục cái cốc (kuti). Khi tất cả đều đã kín người ở, tôi thường bảo thầy phụ trách phải luôn giữ vài cốc trống để phòng khi có người cãi lộn với vợ hay chồng rồi bỏ lên chùa ở thì họ có chỗ để mà ghé vô... Phòng xa như vậy cũng không thừa. Chỉ mấy ngày thì có một phụ nữ xách máy giỏ đồ bước vô... "Tôi đã chán đời lắm rồi, thưa sư ông". Tôi an ủi bà ta: "Thôi được, đừng nói những lời quá nặng nề như vậy". Rồi bữa sau có một ông chồng lại bỏ nhà đến chùa, ổng cũng than chán đời. Sau khi ở một vài ngày trong chùa, sự chán đời của họ biến mất.

They say they're fed up but they're just fooling themselves. When they go off to a kuti and sit in the quiet by themselves, after a while the thoughts come... ''When's the wife going to come and ask me to go home?'' They don't really know what's going on. What is this ''world-weariness'' of theirs? They get upset over something and come running to the monastery. At home everything looked wrong... the husband was wrong, the wife was wrong... after three days' quiet thinking... ''Hmmm, the wife was right after all, it was I who was wrong.'' ''Hubby was right, I shouldn't have got so upset.'' They change sides. This is how it is, that's why I don't take the world too seriously. I know its ins and outs already, that's why I've chosen to live as a monk.

Họ nói họ chán đời nhưng thực chất họ chỉ đang lừa dối bản thân họ. Họ bỏ nhà lên chùa cố ở và ngồi im lặng, nhưng không được mấy chốc thì nghĩ này nghĩ nọ... "Không biết khi nào bà vợ sẽ lên đây năn nỉ mình về nhà?". Họ thực sự không biết họ đang làm gì. Họ "chán đời" kiểu gì vậy? Họ bực dọc với thứ gì đó rồi bỏ nhà lên chùa. Lúc ở nhà nhìn mọi thứ đều sai quấy... chồng thấy vợ sai nên bực... hoặc vợ thấy chồng sai nên bực... sau vài ngày ngồi im lặng, họ nghĩ lại... "Ừ, rốt cuộc vợ mình đúng chứ không sai...", "Ừ, ông chồng đúng chứ không sai, người sai quấy là mình". Rồi họ đổi vai cho nhau. Bà Phật tử nghĩ lại là chồng đúng. Ông Phật tử ngẫm lại thấy vợ đúng. Vậy đó, bởi vậy tôi không bao giờ trách than cuộc đời một cách nặng nề. Tôi đã biết sự thích và sự chán cuộc đời chỉ là chốc lát; tất cả đều sống với sự tham muốn thế tục, với những ràng buộc và phiền não ở gia đình. Do vậy tôi đã chọn cuộc sống không gia đình, trở thành một thầy tu.

I would like to present today's talk to all of you for homework. Whether you're in the fields or working in the city, take these words and consider them... ''Why was I born? What can I take with me?'' Ask yourselves over and over. If you ask yourself these questions often you'll become wise. If you don't reflect on these things you will remain ignorant. Listening to today's talk, you may get some understanding, if not now, then maybe when you get home. Perhaps this evening. When you're listening to the talk everything is subdued, but maybe things are waiting for you in the car. When you get in the car it may get in with you. When you get home it may all become clear... ''Oh, that's what Luang Por meant. I couldn't see it before.''

I think that's enough for today. If I talk too long this old body gets tired.

Hôm nay, tôi muốn trao cho tất cả quý vị bài pháp thoại này để quý vị mang về nhà suy xét. Dù quý vị đang làm ruộng hay đang ở thành thị, hãy nhận lấy những lời này và suy xét kỹ về nó... "Tại sao ta được sinh ra? Ta sinh ra trên đời này để làm gì? Khi chết đi ta mang theo được gì?". Hãy hỏi chính mình nhiều lần như vậy. Nếu cứ hỏi mình như vậy, bạn sẽ trở nên trí tuệ. Nếu bạn không đặt câu hỏi, không suy xét về những điều đó, bạn sẽ mãi sống trong sự vô minh. Sau khi nghe bài nói chuyện bữa nay, có thể quý vị hiểu thêm một số điều, nhưng nếu chưa hiểu hết, quý vị về nhà suy nghĩ tiếp. Có thể khi đang ngồi nghe ở đây chiều nay, mọi thứ vẫn còn lờ mờ, chưa thấm; nhưng biết đâu khi ngồi trên xe về nhà, quý vị bỗng hiểu ra và hiểu sâu sắc về mọi điều tôi đã nói. (Nhiều người giác ngộ như vậy, nhiều người đã nhìn ra sự thật của sự sống khi đang ngồi trên chuyến đi đi qua những vùng miền của thế gian). Và khi về đến nhà, mọi điều trở nên rõ ràng với quý vị... "Ồ, những điều vị sư thầy đã nói, sao bây giờ mình mới nhận ra, giờ mình đã hiểu!".

Tôi nghĩ bữa nay nói chừng đó là đã đủ. Nếu tôi nói quá lâu, cái thân già mệt mỏi này đâu còn sức chịu nổi, nó đang già yếu đi...

Chương 13

OUR REAL HOME - NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA CHÚNG TA

 Now determine in your mind to listen respectfully to the Dhamma. While I am speaking, be as attentive to my words as if it was the Lord Buddha himself sitting before you. Close your eyes and make yourself comfortable, composing your mind and making it one-pointed. Humbly allow the Triple Gem of wisdom, truth and purity to abide in your heart as a way of showing respect to the Fully Enlightened One.

Giờ bà hãy nhất tâm lắng nghe một cách tôn kính Giáo Pháp này. Khi tôi nói, bà hãy chú tâm lắng nghe từng chữ tôi nói, cứ như bà đang nghe Đức Phật đang nói với bà vậy. Hãy nhắm mắt lại và thả lỏng thân thể, tập trung tâm trí và hợp thành nhất-tâm. Nhẹ nhàng để cho Tam Bảo của trí tuệ, chân lý và sự thanh tịnh an trú trong tâm mình để thể hiện lòng tôn kính Phật, Bậc Toàn Giác.

Today I have brought nothing of material substance to offer you, only the Dhamma, the teachings of the Lord Buddha. You should understand that even the Buddha himself, with his great store of accumulated virtue, could not avoid physical death. When he reached old age he ceded his body and let go of the heavy burden. Now you too must learn to be satisfied with the many years you've already depended on the body. You should feel that it's enough.

Bữa nay tôi đến thăm bà, nhưng không mang đến thứ gì, chỉ mang Giáo Pháp, đó là những lời dạy của Đức Phật. Mong bà hiểu rằng ngay cả Đức Phật, với đức hạnh vô lượng, cũng không tránh khỏi cái chết. Khi Phật đã già, Phật từ bỏ thân mình và buông bỏ mọi gánh nặng của nó. Giờ đến phiên bà, bà cũng nên biết hài lòng mãn nguyện với những năm tháng bà đã sống dựa vào thân xác này. Bà phải thấy như vậy đã là đủ.

Like household utensils that you've had for a long time - cups, saucers, plates and so on - when you first had them they were clean and shining, but now after using them for so long, they're starting to wear out. Some are already broken, some have disappeared, and those that are left are wearing out, they have no stable form. And it's their nature to be that way. Your body is the same... it's been continually changing from the day you were born, through childhood and youth, until now it's reached old age. You must accept this. The Buddha said that conditions, whether internal, bodily conditions or external conditions, are not self, their nature is to change. Contemplate this truth clearly.

Giống như những đồ dùng trong nhà bà đã dùng lâu ngày—nào chén, dĩa, ly, chảo và vân vân—khi bà mới mua về, chúng còn mới sáng, nhưng sau một thời gian dùng chúng đã mòn cũ. Một số cái đã hư luôn, một số cái đã quăng bỏ và những cái đang còn cũng đã mòn, cũ, hư hao, lỏng lẻo. Và đó là bản chất tự nhiên của chúng. (Chúng mới rồi cũ, chắc đẹp rồi cũng hư hoại). Thân này của bà cũng vậy... nó đã liên tục thay đổi từ khi bà mới được sinh ra, từ trẻ, lớn lên, và giờ nó đến lúc già yếu. Bà phải chấp nhận điều này. Phật đã nói rằng các điều kiện tạo cho thân này tồn tại, bao gồm những điều kiện bên trong thân và bên ngoài, đều không phải là cái 'ta' hay là 'của ta'. Bản chất của những điều kiện đó là luôn luôn thay đổi. Hãy suy xét về sự thật này một cách thấu suốt.

This very lump of flesh lying here in decline is reality. The facts of this body are reality, they are the timeless teaching of the Lord Buddha. The Buddha taught us to contemplate this and come to terms with its nature. We must be able to be at peace with the body, no matter what state it is in. The Buddha taught that we should ensure that it's only the body that is locked up in jail and not the mind be imprisoned along with it. Now as your body begins to run down and wear out with age, don't resist, but also don't let your mind deteriorate along with it. Keep the mind separate. Give energy to the mind by realizing the truth of the way things are. The Lord Buddha taught that this is the nature of the body, it can't be any other way. Having been born it gets old and sick and then it dies. This is a great truth that you are presently witnessing. Look at the body with wisdom and realize this.

Thân này chỉ là một đống thịt đang nằm chờ tan hoại. Sự thật về thân này là thực, là hiện thực trước mắt. Lời dạy của Đức Phật là đúng một cách phi thời gian, rằng thân này luôn biến đổi và hư hoại. Đức Phật đã dạy chúng ta phải suy xét về điều này theo đúng với lẽ tự nhiên của thân này. Chúng ta cần phải biết chấp nhận và bình an với thân này dù nó đang khỏe mạnh hay bệnh yếu. Giờ thân xác bà bắt đầu bệnh đau và tàn hoại theo tuổi già thì cũng đừng cố cưỡng lại, đừng để tâm bị hư hoại theo thân xác. Tách ly tâm ra. Dồn năng lượng vào tâm để nó nhận ra sự thật của quy luật tự nhiên. Đức Phật đã nói rõ "tàn hoại và tan rã" là bản chất của thân này, không có cách nào khác. Sau khi sinh ra nó già đi, và bệnh đau, và cuối cùng chết. Thân của ai cũng vậy. Đây là sự thật mà bà hiện đang chứng kiến. Hãy nhìn vào thân này bằng sự hiểu biết và nhận thức được điều đó.

If your house is flooded or burnt to the ground, whatever the threat to it, let it concern only the house. If there's a flood, don't let it flood your mind. If there's a fire, don't let it burn your heart. Let it be merely the house, that which is outside of you, that is flooded or burned. Now is the time to allow the mind to let go of attachments.

Nếu nhà bà đang bị ngập lụt hay bị cháy sập thì đừng nhảy theo vào ngôi nhà, hãy giữ lấy mình. Hãy biết buông bỏ, khi nhà bị ngập lụt, ta không nên bị ngập theo nó. Khi nhà bị cháy, ta không nên nhảy vào bị cháy theo nó. Nhà là nhà, ta là ta. Đó là lúc cần phải biết buông bỏ. Cũng như lúc này, thân đã sắp bị hư hoại, hãy buông bỏ nó, đừng ràng buộc với nó nữa. Chỉ giữ tâm.

You've been alive a long time now. Your eyes have seen any number of forms and colors, your ears have heard so many sounds, you've had any number of experiences. And that's all they were - experiences. You've eaten delicious foods, and all those good tastes were just good tastes, nothing more. The bad tastes were just bad tastes, that's all. If the eye sees a beautiful form that's all it is... a beautiful form. An ugly form is just an ugly form. The ear hears an entrancing, melodious sound and it's nothing more than that. A grating, discordant sound is simply that.

Bà đã sống nhiều năm rồi. Mắt bà đã nhìn thấy nhiều hình sắc, tai đã nghe nhiều âm thanh, bà đã trải nghiệm nhiều thứ. Và tất cả những trải nghiệm đó chỉ là những trải nghiệm. Bà đã từng ăn những thứ ngon, và tất cả những vị ngon đó chỉ là những vị ngon, chẳng có gì hơn. Những thứ dở thì vị dở, và những vị dở đó chỉ là vị dở, chẳng có gì hơn. Nếu mắt nhìn thấy những hình sắc đẹp thì đó chỉ đơn giản là những hình sắc đẹp. Những hình sắc xấu cũng chỉ là những hình sắc xấu. Tai nghe những âm thanh nhạc điệu hay, và đó chỉ là những âm thanh. Âm thanh khó nghe chói tai, thì cũng chỉ là những âm thanh.

The Buddha said that rich or poor, young or old, human or animal, no being in this world can maintain itself in any single state for long. Everything experiences change and deprivation. This is a fact of life about which we can do nothing to remedy. But the Buddha said that what we can do is to contemplate the body and mind to see their impersonality, that neither of them is ''me'' nor ''mine.'' They have only a provisional reality. It's like this house, it's only nominally yours. You couldn't take it with you anywhere. The same applies to your wealth, your possessions and your family - they're yours only in name. They don't really belong to you, they belong to nature.

Đức Phật đã nói tất cả mọi chúng sinh trên thế gian, dù giàu hay nghèo, dù cao hay thấp, cũng đều không thể giữ lâu được một trạng thái duy nhất nào đó của mình. Bởi vì mọi thứ liên tục thay đổi và biến hóa. Đó là sự thật của sự sống mà chúng ta chẳng thể nào làm gì để chống lại. Nhưng Phật nói rằng: điều chúng ta có thể làm là suy xét (chánh niệm) về thân và tâm để nhìn thấy tính chất vô chủ và phi nhân của chúng, để thấy rằng thân và tâm không phải là cái 'ta' hay cái 'của ta' nào hết. Chúng ta chỉ có mỗi một hiện thực tạm bợ và có điều kiện. Giống như ngôi nhà này của bà là chỉ về mặt danh nghĩa. Bà không thể mang nó theo đến nơi nào. Cũng như của cải, tài sản và gia đình con cháu—là của bà chỉ là về mặt danh nghĩa. Chúng không thực sự thuộc về bà, chúng thuộc về bản tính tự nhiên của chúng.

Now this truth doesn't apply to you alone, everyone is in the same boat - even the Lord Buddha and his enlightened disciples. They differed from us only in one respect, and that was their acceptance of the way things are. They saw that it could be no other way.

So the Buddha taught us to probe and examine the body, from the soles of the feet up to the crown of the head, and then back down to the feet again. Just take a look at the body. What sort of things do you see? Is there anything intrinsically clean there? Can you find any abiding essence? This whole body is steadily degenerating. The Buddha taught us to see that it doesn't belong to us. It's natural for the body to be this way, because all conditioned phenomena are subject to change. How else would you have it? In fact there is nothing wrong with the way the body is. It's not the body that causes suffering, it's wrong thinking. When you see things in the wrong way, there's bound to be confusion.

Sự thật này không phải chỉ dành cho bà, mọi người khác cũng như bà—thậm chí Phật và những vị thánh tổ cũng chịu chung tình cảnh như bà. Phật và các vị thánh nhân chỉ khác chúng ta một chỗ— đó là họ biết chấp nhận đường lối tự nhiên của vạn vật trên thế gian. Họ nhìn thấy điều đó là tự nhiên, không thể khác được. (Thân sinh, bệnh, chết là chuyện bình thường theo lẽ của tự nhiên).

Do vậy, Phật khuyên dạy chúng ta điều tra và xem xét thân, từ gót chân đến đỉnh đầu, rồi từ đầu đến chân. Nhìn vào thân thể. Bạn thấy được những thứ gì? Bạn có tìm ra một thực thể cố định nào trong đó không? Không, toàn bộ thân thể đang lão hóa và tàn hoại dần dần theo thời gian. Phật đã dạy chúng ta phải nhìn thấy rằng thân này không thuộc về chúng ta. Thân cứ tự nhiên lão hóa và tàn hoại theo từng ngày theo lẽ tự nhiên của nó, bởi tất cả mọi thứ duyên hợp nên thân này là luôn luôn thay đổi. (Ta muốn nó không già không bệnh, nhưng nó có chịu nghe ta đâu. Do vậy, nó đâu phải là ta hay là của ta!). Bạn đâu thể làm gì khác để trẻ mãi không già hoặc để sống thọ ngàn năm. Thực ra thân là vậy, đâu có gì sai trái, thân là sinh, lão, bệnh, chết mà. Thực ra thân này không gây ra đau khổ mà chính cách nghĩ sai lầm của chúng ta mới gây ra khổ đau. (Thân thì sinh, già, chết theo đúng lẽ tự nhiên của nó; còn ta thì lại muốn thân không già, không bệnh, không chết. Vì cái ta muốn là trái lẽ tự nhiên nên cái muốn đó không thể có được, và do vậy ta khổ đau). Khi bạn nhìn vấn đề nào một cách sai lầm thì bạn sẽ phản ứng sai lầm theo, và chuốc lấy khổ. Đó là sự ngu mờ.

It's like the water of a river. It naturally flows downhill, it never flows uphill. That's its nature. If a person was to go and stand on the river bank and want the water to flow back uphill, he would be foolish. Wherever he went his foolish thinking would allow him no peace of mind. He would suffer because of his wrong view, his thinking against the stream. If he had right view he would see that the water must inevitably flow downhill, and until he realized and accepted that fact he would be bewildered and frustrated.

Giống như sông. Nước chảy tự nhiên từ cao xuống thấp, nó chẳng bao giờ chảy ngược từ thấp lên cao. Đó là bản chất của nó. Nếu một người đến đứng bên bờ sông và muốn nước sông chảy ngược lên, thì người đó đúng là kẻ ngu. Cứ nghĩ ngược ngạo như vậy thì người đó không thể có sự bình an trong tâm. Người đó sẽ khổ vì cách nhìn sai lầm (tà kiến) như vậy, đó là cách nghĩ ngược lại với lẽ tự nhiên. Nếu ông ta có cách nhìn đúng đắn (chánh kiến), ông ta sẽ biết được nước chảy từ cao xuống thấp. Nếu không biết chấp nhận quy luật tự nhiên, ông ta sẽ luôn bị rối trí, thất vọng, bực tức, bất mãn suốt thời gian cuộc đời.

The river that must flow down the gradient is like your body. Having been young your body's become old and is meandering towards its death. Don't go wishing it were otherwise, it's not something you have the power to remedy. The Buddha told us to see the way things are and then let go of our clinging to them. Take this feeling of letting go as your refuge. Keep meditating even if you feel tired and exhausted. Let your mind be with the breath. Take a few deep breaths and then establish the attention on the breath, using the mantra word Bud-dho. Make this practice continual. The more exhausted you feel the more subtle and focused your concentration must be, so that you can cope with any painful sensations that arise. When you start to feel fatigued then bring all your thinking to a halt, let the mind gather itself together and then turn to knowing the breath. Just keep up the inner recitation, Bud-dho, Bud-dho.

Cũng như quy luật thân này tồn tại từ trẻ đến già và từ già đến chết. Đừng bao giờ mong cầu nó tồn tại từ già đến trẻ, đó không phải là điều ta có khả năng làm được. Thân thì dần dần già đi và tan rã, do vậy không nên dính chấp và bám vào nó. Đừng dính chấp vào thứ gì. Hãy lấy cảm giác buông bỏ làm nơi nương tựa. Cứ luôn thiền tập ngay cả khi mình mệt mỏi và đuối sức. Hãy để tâm hướng vào hơi thở. Hít thở sâu vào vài hơi thở, sau đó thiết lập sự chú tâm vào hơi thở vào ra, niệm chữ Bud-dho [Đức-Phật] theo hơi thở, vào-ra, vào-ra. Khi mệt mỏi thì ta càng nhìn thấy những sự vi tế và càng dễ tập trung tâm, nhờ đó ta có thể xử lý những cảm giác đau đớn khi chúng khởi sinh. Khi cảm thấy đau nhức thì ngừng suy nghĩ về nó, dồn tất cả tâm trí vào một chỗ, hội tụ tâm và hướng tâm hơi thở, nhận biết hơi thở vào-ra. Cứ tiếp tục niệm thầm chú Bud-dho, Bud-dho [Đức-Phật, Đức-Phật].

Let go of all externals. Don't go grasping at thoughts of your children and relatives, don't grasp at anything whatsoever. Let go. Let the mind unite in a single point and let that composed mind dwell with the breath. Let the breath be its sole object of knowledge. Concentrate until the mind becomes increasingly subtle, until feelings are insignificant and there is great inner clarity and wakefulness. Then any painful sensations that arise will gradually cease of their own accord.

Hãy buông bỏ mọi thứ bên ngoài. Đừng đeo giữ những ý nghĩ về con cái, người thân; đừng nắm giữ bất cứ điều gì. Buông bỏ. Hãy để tâm hợp nhất lại thành một điểm duy nhất (nhất điểm) và cái tâm đó an trú cùng với hơi thở. Lấy hơi thở làm đối tượng duy-nhất để nhận biết. (Không còn nhận biết điều gì khác ngoài hơi thở). Tập trung vào hơi thở cho đến khi tâm trở nên vi tế, cho đến khi những cảm giác không còn quan trọng nữa, và nó tạo nên một sự minh mẫn rõ ràng và sự tỉnh thức ở bên trong. Những cảm nhận đau khổ sẽ tự chúng biến mất.

Finally you'll look on the breath as if it were some relatives come to visit you. When the relatives leave, you follow them out to see them off. You watch until they've walked up the drive and out of sight, and then you go back indoors. We watch the breath in the same way. If the breath is coarse we know that it's coarse, if it's subtle we know that it's subtle. As it becomes increasingly fine we keep following it, at the same time awakening the mind. Eventually the breath disappears altogether and all that remains is that feeling of alertness. This is called meeting the Buddha. We have that clear, wakeful awareness called Bud-dho, the one who knows, the awakened one, the radiant one. This is meeting and dwelling with the Buddha, with knowledge and clarity. It was only the historical Buddha who passed away. The true Buddha, the Buddha that is clear, radiant knowing, can still be experienced and attained today. And if we do attain it, the heart is one.

Nói cho dễ hơn, ta cứ nhìn vào hơi-thở như cách nhìn những người thân bước vào nhà thăm ta. Khi những người thân đi ra, ta cũng theo nhìn tiễn họ đi ra. Theo dõi hơi thở đi ra giống như tiễn người thân ra khỏi cổng nhà. Theo dõi hơi thở vào cũng như đón người thân từ cổng nhà vào tận trong phòng khách. Khi hơi thở còn thô mạnh, ta biết nó là hơi thở thô mạnh. Khi hơi thở là vi nhẹ, ta biết hơi thở là vi nhẹ. Khi hơi thở từ từ trở nên vi nhẹ, ta tiếp tục theo dõi hơi thở, đồng thời giữ tâm tỉnh thức và tỉnh giác về nó. Cuối cùng hơi thở sẽ biến mất luôn và tất cả những gì còn lại là cảm giác tỉnh thức. Chỗ này được gọi là đang gặp Phật. Ta có được một sự tỉnh giác rõ rệt và tỉnh thức được gọi là Bud-dho, là Phật, là cái "người biết", là "người tỉnh thức", là "người phát sáng", là "người giác ngộ" . Chỗ này là đang gặp Phật, đang thấy Phật và an trú cùng với Phật, an trú cùng với sự thấy biết và sự rõ ràng (tri kiến và minh sát). Chỉ có Đức Phật lịch sử đã qua đời. Còn vị Phật đích thực, vị Phật thấy biết rõ ràng và thấu suốt, vẫn đang được chúng ta trải nghiệm và chứng ngộ ngày nay. (Đó là chứng ngộ Phật tính). Và nếu ta đạt đến Phật tính, thì tâm trở thành một với ta.

So let go, put everything down, everything except the knowing. Don't be fooled if visions or sounds arise in your mind during meditation. Lay them all down. Don't take hold of anything at all, just stay with this unified awareness. Don't worry about the past or the future, just be still and you will reach the place where there's no advancing, no retreating and no stopping, where there's nothing to grasp at or cling to. Why? Because there's no self, no ''me'' or ''mine.'' It's all gone. The Buddha taught to empty yourself of everything in this way, not to carry anything around... to know, and having known, let go.

Do vậy, thưa bà, hãy buông bỏ tất cả, hãy đặt hết tất cả xuống, từ bỏ hết tất cả, chỉ giữ lại sự hiểu biết. Đừng để bị đánh lừa bởi những âm thanh hay cảnh sắc trong khi đang tu tập cái tâm. Bỏ hết tất cả chúng. Đừng nắm giữ điều gì, đừng dính theo thứ gì, chỉ an trú cùng với sự tỉnh-giác đã hợp nhất này. Đừng lo nghĩ về quá khứ hay tương lai, cứ tĩnh tại và bà sẽ đi đến một nơi "không còn tiến, không còn lùi, không còn đứng lại", không còn gì cả, không còn bất cứ thứ gì để nắm giữ hay dính chấp vào nó. Tại sao? Bởi vì không còn cái 'ta' hay 'của ta' nào cả, không còn tự ngã. Tất cả đã biến mất. Đức Phật đã dạy chúng ta hãy trút bỏ hết tất cả mọi thứ theo cách như vậy, không còn mang theo mình bất cứ thứ gì... để có thể thấy biết. Và sau khi đã thấy biết, tiếp tục buông bỏ. Và buông bỏ đến tận cùng.

Realizing the Dhamma, the path to freedom from the round of birth and death, is a task that we all have to do alone. So keep trying to let go and understand the teachings. Put effort into your contemplation. Don't worry about your family. At the moment they are as they are, in the future they will be like you. There's no-one in the world who can escape this fate. The Buddha taught to lay down those things that lack a real abiding essence. If you lay everything down you will see the real truth, if you don't, you won't. That's the way it is. And it's the same for everyone in the world. So don't grasp at anything.

Thấy biết Giáo Pháp, là con đường dẫn đến sự thoát khỏi vòng luân hồi sinh-tử, đó là trách nhiệm mà tất cả chúng ta phải tự mình làm cho mình. Do vậy, hãy cố gắng buông bỏ và hiểu biết những giáo lý của Phật. Đặt hết nỗ lực vào tập quán xét và chánh niệm. Đừng lo toan về gia đình. Hiện tại, con cái người thân vẫn là như vậy, nhưng sau này họ cũng giống như bà thôi. (Rồi họ cũng già, bệnh, chết thôi, không khác được). Không một ai trên thế gian này có thể thoát được số phận chung đó. Đức Phật nói hãy buông bỏ tất cả những thứ, chúng không phải là một thực thể gì hay một cái gì thực để chúng ta nương tựa. (Tất cả chỉ là phù du, tạm bợ, đừng nương tựa vào thứ gì, kể cả thân mình). Nếu bà bỏ xuống tất cả mọi thứ, bà sẽ tự nhiên nhìn thấy sự thật. Còn nếu bà không buông bỏ được, bà sẽ không thấy được sự thật. Cách tu tập là như vậy, tất cả mọi thứ là như vậy. Và mọi thứ sinh diệt đều xảy ra giống nhau đối với tất cả mọi người trên thế gian. Đừng nắm giữ hay dính chấp vào bất cứ thứ gì.

Even if you find yourself thinking, well that's all right too, as long as you think wisely. Don't think foolishly. If you think of your children, think of them with wisdom, not with foolishness. Whatever the mind turns to, think of it with wisdom, be aware of its nature. To know something with wisdom is to let it go and have no suffering over it. The mind is bright, joyful and at peace. It turns away from distractions and is undivided. Right now what you can look to for help and support is your breath.

Ngay cả khi bà thấy mình đang suy nghĩ, điều đó cũng tốt nếu bà biết mình suy nghĩ một cách khôn khéo. Đừng nghĩ một cách ngu xuẩn. (Đừng nghĩ quẩn. Đừng nghĩ ngược ngạo với lẽ tự nhiên). Nếu có nghĩ về con cái, hãy nghĩ một cách khôn khéo, chứ không phải nghĩ quẩn một cách ngu xuẩn. Hễ chỗ nào tâm nghĩ tới, cứ nghĩ về nó một cách khôn khéo trí tuệ, ý thức rõ về tính tự nhiên của nó. Hiểu biết về điều gì một cách trí tuệ tức là buông bỏ nó và không còn khổ vì nó. Tâm sáng suốt, hoan hỷ và bình an. Tâm quay lưng lại với những thứ tác động, và tâm không còn bị phân tán (phân tâm) nữa. (Nó đã hợp nhất và hội tụ). Rồi lúc này, bà có thể tìm vào chỗ trợ giúp cho mình: đó là hơi thở. An trú vào hơi thở.

This is your own work, no-one else's. Leave others to do their own work. You have your own duty and responsibility, you don't have to take on those of your family. Don't take on anything else, let it all go. This letting go will make your mind calm. Your sole responsibility right now is to focus your mind and bring it to peace. Leave everything else to the others. Forms, sounds, odors, tastes... leave them to the others to attend to. Put everything behind you and do your own work, fulfill your own responsibility. Whatever arises in your mind, be it fear of pain, fear of death, anxiety about others or whatever, say to it, ''Don't disturb me. You're no longer any concern of mine.'' Just keep this to yourself when you see those dhammas arise.

Đây là việc bà phải tự làm cho mình, không ai có thể làm giùm bà. Mọi người làm công việc của họ. Bà có nhiệm vụ và trách nhiệm với chính mình, bà không cần phải có nhiệm vụ và trách nhiệm cho người khác nữa. Đừng nhận lấy điều gì khác nữa, hãy buông bỏ hết. Chính sự buông bỏ tất cả làm cho tâm bà được tĩnh lặng và bình yên. Trách nhiệm duy nhất của bà bây giờ là tập trung tâm và đưa nó đến sự bình an, tĩnh lặng. Bỏ hết, bỏ hết những việc khác cho người khác lo. Những thứ hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị... cũng buông bỏ hết luôn. Bỏ hết tất cả mọi suy nghĩ sau lưng, chỉ lo làm công việc của mình, lo hoàn thành việc tu tập tâm của mình trong những ngày cuối, theo cách như tôi vừa nói. Bất cứ thứ gì khởi sinh trong tâm—sự sợ đau đớn, sự sợ chết, sự lo âu về con cái và người khác hoặc về bất cứ điều gì—cứ niệm trong tâm và nói thẳng với điều đó rằng: "Đừng quấy nhiễu ta. Ngươi không còn là điều quan tâm của ta nữa". Cứ giữ như vậy, duy trì tâm như vậy mỗi khi bà nhìn thấy những thứ (các hiện tượng, các pháp, dhammas) đó khởi sinh.

What does the word dhamma refer to? Everything is a dhamma, there is nothing that is not a dhamma. And what about ''world''? The world is the very mental state that is agitating you at the present moment. ''What are they going to do? When I'm gone who will look after them? How will they manage?'' This is all just the ''world.'' Even the mere arising of a thought fearing death or pain is the world. Throw the world away! The world is the way it is. If you allow it to dominate your mind it becomes obscured and can't see itself. So whatever appears in the mind, just say, ''This isn't my business. It's impermanent, unsatisfactory and not self.''

Chữ dhamma (pháp) là chỉ về những thứ gì? Mỗi thứ là một pháp. (Mỗi sự việc là một pháp. Mỗi gì khởi sinh là một pháp. Mỗi hiện tượng bên ngoài và bên trong tâm là một pháp). Chẳng có thứ gì không phải là một pháp. Thứ gì khởi sinh thì gọi là một pháp. Vậy còn "thế giới" thì là gì?. Thế giới chính là cái "trạng thái tâm" đang kích động ta ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Vấn đề như "Họ sẽ làm gì? Khi tôi đi rồi ai sẽ chăm sóc cho con cái? Họ sẽ xoay sở như ra sao?". Những vấn đề đó chỉ là "thế giới". (Chỉ là trạng thái tâm nghĩ vậy, chứ trong tương lai cái sự "họ làm gì" hoặc điều gì xảy đến là chưa biết được, khi nào có sự gì khởi sinh hay xảy đến thì mới gọi là pháp). Ngay cả khi trong tâm khởi lên một ý nghĩ về cái chết hay sự đau đớn thì đó cũng chỉ là thế giới. Hãy dẹp bỏ thế giới!. (Thế giới đó thực chất chỉ là trạng thái này nọ của tâm mà thôi). Thế giới là xảy ra theo cách của nó. Nếu bạn để cho thế giới khống chế tâm mình thì tâm sẽ bị che mờ và tâm không thể tự nhìn thấy nó. Do vậy, hễ khi có thứ gì xuất hiện trong tâm, ta chỉ cần nói (tâm niệm): "Thứ này không phải việc của tôi. Nó chỉ là vô thường, khổ và vô ngã".

Thinking you'd like to go on living for a long time will make you suffer. But thinking you'd like to die right away or very quickly isn't right either. It's suffering, isn't it? Conditions don't belong to us, they follow their own natural laws. You can't do anything about the way the body is. You can beautify it a little, make it attractive and clean for a while, like the young girls who paint their lips and let their nails grow long, but when old age arrives, everybody's in the same boat. That's the way the body is, you can't make it any other way. What you can improve and beautify is the mind.

Nếu bà thích nghĩ mình sẽ sống thọ nhiều hơn nữa, thì điều đó sẽ làm bà khổ đau. (Vì vẫn còn tham muốn sống lâu trên một cái thân già yếu và bệnh đau này). Nhưng nếu bà thích nghĩ thà chết ngay bây giờ hoặc trong nay mai cho rồi, thì đó cũng không phải là cách nghĩ đúng đắn. Cách nào cũng khổ, phải không? Những điều kiện trợ sinh không thuộc về chúng ta, chúng xảy ra theo đường lối của nó. Ta không thể làm gì được để cứu vãn thân này. Thân sẽ tàn hoại theo cách tự nhiên của nó. Ta có thể chăm chút làm đẹp cho nó ít nhiều, tắm rửa cho nó sạch sẽ và dễ nhìn hơn; cũng giống như hồi trẻ các cô gái thường tô son, đánh phấn, sơn móng tay chân để làm cho thân thể thêm hấp dẫn, nhưng khi tuổi già kéo đến, ai cũng giống như ai. Thân sắc nào cũng tàn phai theo năm tháng. Thân sắc diễn tiến như vậy, chúng ta không thể làm gì để cứu vãn nó, không thể chặn lại tiến trình lão hóa, bệnh, chết của nó. Nhưng, chúng ta có thể cải thiện và làm đẹp phần tâm.

Anyone can build a house of wood and bricks, but the Buddha taught that that sort of home is not our real home, it's only nominally ours. It's home in the world and it follows the ways of the world. Our real home is inner peace. An external, material home may well be pretty but it is not very peaceful. There's this worry and then that, this anxiety and then that. So we say it's not our real home, it's external to us. Sooner or later we'll have to give it up. It's not a place we can live in permanently because it doesn't truly belong to us, it belongs to the world. Our body is the same. We take it to be a self, to be ''me'' or ''mine,'' but in fact it's not really so at all, it's another worldly home. Your body has followed its natural course from birth, until now it's old and sick, and you can't forbid it from doing that. That's the way it is. Wanting it to be any different would be as foolish as wanting a duck to be like a chicken. When you see that that's impossible - that a duck must be a duck and a chicken must be a chicken, and that the bodies have to get old and die - you will find courage and energy. However much you want the body to go on lasting, it won't do that.

Bất cứ ai cũng có thể xây căn nhà bằng gạch và gỗ, nhưng Phật nói rằng đó không phải là căn nhà thực sự của chúng ta, đó chỉ là căn nhà tạm, căn nhà danh nghĩa của chúng ta mà thôi. Đó là căn nhà nằm trong thế giới này và nó sẽ theo đường lối của thế giới này. Còn căn nhà thực sự của chúng ta là sự bình an bên trong. Căn nhà bên ngoài bằng vật chất có thể to, đẹp, uy nghi, nhưng đó không có gì thực sự bình an. Trong những ngôi nhà đó, vẫn còn đầy những lo âu, bất an, đủ thứ phiền não và cả những bất hạnh. Do vậy, chúng tôi nói với nhau rằng đó không phải là căn nhà thực sự của chúng ta, nó chỉ là bề ngoài của chúng ta. Rồi trước sau gì chúng ta cũng từ bỏ ngôi nhà đó. Đó không phải là nơi chúng ta sống nhờ mãi mãi, bởi nó không thực sự thuộc về chúng ta. (Rồi chết là hết, ta có mang ngôi nhà đó đi được đâu; ngôi nhà đó cũng đâu có bảo hộ ta khỏi sự già, bệnh, chết); nó thuộc về thế gian. Cái thân này của chúng ta cũng thuộc về thế gian. Chẳng qua chúng ta ngu mờ nhận lấy nó làm cái 'ta', làm cái 'thân của ta', chứ đích thực thì nó không phải là 'ta' hay 'thân của ta', nó chẳng là cái gì cả. Thân này cũng chỉ như là một căn nhà khác ở thế gian mà thôi. Thân thể của bà đã đi theo tiến trình tự nhiên của nó từ lúc được sinh ra, đến lúc già bệnh, và sẽ đến lúc chết, bà không thể nào cấm nó không xảy ra như vậy. Đó là đường lối của nó. Muốn nó xảy ra khác đi thì chỉ là ngu dốt, giống như cứ muốn vịt thành gà vậy. Sau khi đã biết, đã hiểu biết rõ—rằng vịt phải là vịt, gà phải là gà, rằng tất cả thân thể mọi người đều phải già, bệnh và chết – thì bà sẽ thấy có thêm niềm khích lệ và năng lượng. Cứ sống đúng lẽ theo quy luật tự nhiên, bởi vì dù bà có muốn mình sống lâu hơn nó thì nó cũng không nghe theo lời bà. (Ai cũng ước sống được hơn 100 tuổi, thậm chí ngàn tuổi, nhất là những vua chúa và người giàu có trong ngàn đời qua, nhưng có ai ước mà được đâu. Tất cả họ đều đã chết rồi, và hầu hết cũng đã chết dưới xa 100 tuổi).

The Buddha said:

Aniccā vata sankhārā

Impermanent, alas, are all conditions,

Uppāda-vaya-dhammino

Subject to rise and fall.

Uppajjitvā nirujjhanti

Having arisen, they cease.

Tesam vūpasamo sukho.

Their stilling is bliss.

The word ''sankhārā'' refers to this body and mind. Sankhārās are impermanent and unstable. Having come into being they disappear, having arisen they pass away, and yet everyone wants them to be permanent. This is foolishness. Look at the breath. Once it's gone in, it goes out, that's its nature, that's how it has to be. The inhalations and exhalations have to alternate, there must be change. Conditions exist through change, you can't prevent it. Just think, could you exhale without inhaling? Would it feel good? Or could you just inhale? We want things to be permanent but they can't be, it's impossible. Once the breath has come in, it must go out. When it's gone out it comes back in again, and that's natural, isn't it? Having been born we get old and then die, and that's totally natural and normal. It's because conditions have done their job, because the in-breaths and out-breaths have alternated in this way, that the human race is still here today.

Ở đây, chữ "sankhārā" (pháp hữu vi) là chỉ về thân và tâm này. Sankhārā: những thứ hữu vi, là vô thường và không ổn định. Sau khi có mặt chúng biến mất, sau khi sinh thì diệt. Vậy mà mọi người đều muốn nó trường tồn, cố định, không thay đổi. Đó chính là sự ngu si. Hãy nhìn thử hơi thở. Sau khi thở vào phải thở ra, đó bản chất tự nhiên của hơi thở. Sự thở vào phải biến đổi thành hơi thở ra liên tục. Tất cả những điều kiện đều tồn tại bằng sự biến đổi, chúng ta không thể làm gì để ngăn chúng biến đổi. Hãy suy nghĩ, ta có thể nào hít vào mà không thở ra? Làm vậy có được không? Chịu được không? Hoặc chỉ thở ra mà không hít vào. Làm vậy chịu được không? Tương tự vậy, chúng ta muốn mọi thứ thường hằng, cố định, ổn định, không thay đổi, nhưng chúng đâu thể như vậy. Điều đó là không thể được. Sau khi hơi thở thở vào thì nó phải thở ra. Sau khi thở ra thì phải thở vào. Cứ như vậy, đó là đường lối tự nhiên của nó. (Nếu ai muốn ngăn chặn, chống lại tự nhiên thì cứ thử nín thở coi sao, có làm được không? Không thể được). Tương tự như vậy, lẽ tự nhiên muôn đời muôn kiếp là: sau khi sinh ra, chúng ta lớn lên, già, bệnh, chết. Điều đó là hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Bởi các điều kiện đã làm xong việc của chúng. (Khi duyên hợp thì còn, khi duyên hết hợp thì tan. Khi một hoặc nhiều duyên sinh không còn, các thành phần đất, nước, khí, nhiệt tan rã... và thân chết). Nhờ có hơi thở luôn thở-vào thở ra luân phiên liên tục theo cách tự nhiên như vậy nên mới duy trì sự sống của con người cho đến ngày hôm nay.

As soon as we are born we are dead. Our birth and our death are just one thing. It's like a tree: when there's a root there must be branches, when there are branches there must be a root. You can't have one without the other. It's a little funny to see how at death people are so grief-stricken and distracted and at birth how happy and delighted. It's delusion, nobody has ever looked at this clearly. I think if you really want to cry it would be better to do so when someone's born. Birth is death, death is birth; the branch is the root, the root is the branch. If you must cry, cry at the root, cry at the birth. Look closely: if there was no birth there would be no death. Can you understand this?

Nếu phân tách cho đúng, ngay sau khi sinh chúng ta đã chết. Sự sinh-chết chỉ là một thứ. Sự sinh-chết xảy ra liên tục trong từng khoảnh-khắc kể từ lúc chúng ta sinh ra. Cũng giống như một cái cây: có gốc rễ thì có nhánh cành, có nhánh cành thì phải có gốc rễ. Ta không thể chỉ có cái này và không có cái kia. (Làm gì có sinh mà không có chết: không chết sớm cũng chết sau, tùy theo các điều kiện duyên sinh của mỗi người). Tôi cũng thấy buồn cười khi thấy người đời luôn đau buồn khóc than khi có người chết và vui mừng hạnh phúc khi có người mới sinh ra. Điều đó thật là ngu si, chẳng ai nhìn ra sự thật của sinh tử. Tôi nghĩ rằng nếu khóc thì nên khóc cho người mới sinh ra. Sinh là tử, tử là sinh; ngọn là gốc, gốc là ngọn. Nếu phải khóc, nên khóc cho cái gốc, khóc cho cái sự sinh. Hãy nghĩ cho rõ chỗ này: Nếu không có sinh thì làm sao có chết. Bà có hiểu được điều này không?

Don't worry about things too much, just think ''this is the way things are.'' This is your work, your duty. Right now nobody can help you, there's nothing that your family and possessions can do for you. All that can help you now is clear awareness.

So don't waver. Let go. Throw it all away.

Even if you don't let go, everything is starting to leave you anyway. Can you see that, how all the different parts of your body are trying to slip away? Take your hair; when you were young it was thick and black. Now it's falling out. It's leaving. Your eyes used to be good and strong but now they're weak, your sight is unclear. When your organs have had enough they leave, this isn't their home. When you were a child your teeth were healthy and firm, now they're wobbly, or you've got false ones. Your eyes, ears, nose, tongue - everything is trying to leave because this isn't their home. You can't make a permanent home in conditions, you can only stay for a short time and then you have to go. It's like a tenant watching over his tiny little house with failing eyes. His teeth aren't so good, his eyes aren't so good, his body's not so healthy, everything is leaving.

Đừng âu lo quá nhiều, chỉ nên biết rằng "đó là cách của mọi thứ trên thế gian". Công việc của bà, trách nhiệm của bà chỉ nên biết lẽ thật đó. Hiện giờ không ai có thể giúp bà được, gia đình và của cải của bà cũng không giúp gì được cho bà. Bây giờ chỉ có một thứ giúp bà, đó là sự tỉnh-giác rõ ràng của tâm.

Do vậy bà đừng hoang mang lung lạc nữa. Dẹp bỏ hết. Dẹp bỏ hết mọi âu lo, sợ sệt.

Dù bà có buông bỏ được hay không thì mọi thứ cũng bắt đầu rời xa bà. Bà có nhận thấy không? Những phần của thân thể bà đang cố rời bỏ bà. Ví dụ như tóc; khi bà còn trẻ nó dày và đen bóng. Giờ nó đã rụng gần hết. Nó đang rời bỏ bà để về lại với đất. Mắt bà trước kia khỏe mạnh và nhìn rõ, giờ hai mắt đã yếu và không còn nhìn rõ nữa. Đến lúc nào đó những bộ phận thân thể sẽ ra đi, đó không phải là nhà của chúng. Khi còn trẻ răng bà khỏe mạnh và chắc chắn, giờ nó đã lung lay, gãy rụng, chắc bà phải cần răng giả. Mắt của bà, tai, mũi, lưỡi của bà—tất cả đang cố từ bỏ bà, bởi vì đây không phải nhà của chúng. Bà không thể tạo một ngôi nhà trường tồn dựa trên những điều kiện duyên hợp, bà chỉ có thể ở đó trong một thời gian ngắn và giờ bà phải ra đi. (Thân chỉ là giả tạm, được giả lập tạm thời bởi các điều kiện tạo nên nó. Chúng ta chỉ là những kẻ ở trọ tạm thời trong ngôi nhà tạm bợ đó). Khi già yếu, ta giống như một kẻ ở trọ đang cố nhìn ngôi nhà nhỏ của mình bằng hai mắt đã mờ yếu. Kẻ ở trọ chẳng còn gì đáng quý, hàm răng đã gãy rụng, hai mắt đã mờ yếu, thân thể bệnh yếu, mọi thứ đang từ bỏ ta.

So you needn't worry about anything because this isn't your real home, it's only a temporary shelter. Having come into this world you should contemplate its nature. Everything there is is preparing to disappear. Look at your body. Is there anything there that's still in its original form? Is your skin as it used to be? Is your hair? They aren't the same, are they? Where has everything gone? This is nature, the way things are. When their time is up, conditions go their way. In this world there is nothing to rely on - it's an endless round of disturbance and trouble, pleasure and pain. There's no peace.

When we have no real home we're like aimless travelers out on the road, going here and there, stopping for a while and then setting off again. Until we return to our real homes we feel uneasy, just like a villager who's left his village. Only when he gets home can he really relax and be at peace.

Vậy bà cũng đừng nên lo âu gì nữa bởi đây (thân này) không phải là ngôi nhà thực sự của bà, nó chỉ là chỗ trọ của bà nơi trần gian này. Sau khi đã được sinh ra và lớn lên trong trần gian này, giờ bà hãy nên suy xét về bản chất của nó. Mọi thứ giờ sắp sửa biến mất. Nhìn vào thân thể bà. Còn có thứ gì vẫn giữ vẻ xuân xanh và chắc chắn trước kia của nó không? Da bà, tóc bà giờ đã hư tàn. Tất cả chúng đều đang phai tàn. Đây là quy luật tự nhiên, mọi thứ đều tàn phai. Khi đã đến lúc, những điều kiện duyên sinh sẽ ra đi. Trên thế gian này không có thứ gì ta có thể nương tựa vào được—tất cả chỉ là một vòng đời với đầy những buồn vui, sướng khổ, đầy những lo âu và phiền não. Chẳng có sự bình an.

Khi chúng ta không có nhà thực sự, chúng ta chỉ giống như những kẻ lữ hành lang bạt kỳ hồ, vô bờ vô bến, nay ở mai đi. (Còn trần gian này chỉ là một cõi tạm, ta thì ở trọ trong một căn nhà tạm bợ). Chỉ khi nào chúng ta quay về với căn nhà thực sự của mình thì mới có được sự bình an, còn không thì chúng ta luôn cảm thấy khó khổ và lang bạt, giống như một người ở quê đã bỏ làng ra đi không biết ngày về. Chỉ khi nào người đó về được lại quê nhà thì ông ta mới thực sự thấy thư thả và bình an.

Nowhere in the world is there any real peace to be found. The poor have no peace and neither do the rich; adults have no peace and neither do the highly educated. There's no peace anywhere, that's the nature of the world. Those who have few possessions suffer, and so do those who have many. Children, adults, old and young... everyone suffers. The suffering of being old, the suffering of being young, the suffering of being wealthy and the suffering of being poor... it's all nothing but suffering.

When you've contemplated things in this way you'll see aniccam, impermanence, and dukkham, unsatisfactoriness. Why are things impermanent and unsatisfactory? Because they are anattā, not self.

Chẳng có nơi nào trên thế gian này có thứ bình an thực sự. Người nghèo khó không chút bình an và kẻ giàu có cũng chẳng bình an thực sự lúc nào. Người trưởng thành cũng không bình an, kẻ học hành tài giỏi cũng không bình an.

Không có sự bình an ở đâu hết, đó là bản chất của thế gian. Người có ít của cũng khổ, kẻ giàu có tiền tài cũng khổ. Ở đâu đây... trẻ thơ tuyệt đẹp nhưng khổ quá, người lớn trưởng thành cũng khổ, người già sa sút bệnh đau cũng khổ... mọi người đều khổ. Sự khổ của người già, sự khổ của người trẻ, sự khổ của người nghèo, sự khổ của kẻ giàu... tất cả đều có khó khổ.

Nếu bà chịu suy xét kỹ về lẽ thật tôi vừa nói ra, bà sẽ nhìn thấy tất cả mọi thứ đều là vô thường (aniccam) và khổ (dukkham). Tại sao tất cả mọi thứ đều là vô thường và khổ? Bởi tất cả chúng đều là vô ngã (anattā), không là 'cái' gì cả. (Không phải là 'ta', là 'ai', hay là 'cái' gì cố định, không là một 'thực thể' nào cả).

Both your body that is lying sick and in pain, and the mind that is aware of its sickness and pain, are called dhamma. That which is formless, the thoughts, feelings and perceptions, is called nāmadhamma. That which is racked with aches and pains is called rūpadhamma. The material is dhamma and the immaterial is dhamma. So we live with dhamma, in dhamma, and we are dhamma. In truth there is no self to be found, there are only dhammas continually arising and passing away as is their nature. Every single moment we're undergoing birth and death. This is the way things are.

Cả hai phần, thân của bà giờ bệnh nằm trong đau đớn, và tâm thì đang biết rõ, đang tỉnh giác về sự già bệnh và đau đớn đó. Thân và tâm lúc này được gọi là những pháp (dhamma). Những gì vô hình vô sắc—như những ý nghĩ, những cảm giác, những nhận thức (hành, thọ, tưởng) thì được gọi là các pháp phi sắc thân, hay danh pháp (nāmadhamma). Những đau nhức và đau đớn của thân thì được gọi là những pháp về thân sắc, hay sắc pháp (rūpa-dhamma). Sắc (vật chất) là pháp (dhamma) và phi sắc (phi vật chất) cũng là pháp (dhamma). Do vậy chúng ta đang sống với pháp, sống trong pháp và chúng ta là pháp. Đúng sự thật là không có cái 'ta' nào cả, (không tìm thấy một cái 'ta' hay 'linh hồn' nào trong thân này cả), chỉ có các pháp đang diễn ra, chỉ có các hiện tượng liên tục sinh diệt, và đó là bản chất của chúng. Trong từng mỗi khoảnh khắc (sát-na) chúng ta sinh và diệt. Đó là sự thật và đó là đường lối của tất cả mọi sự sống.

When we think of the Lord Buddha, how truly he spoke, we feel how worthy he is of reverence and respect. Whenever we see the truth of something we see His teachings, even if we've never actually practiced the Dhamma. But even if we have a knowledge of the teachings, have studied and practiced them, as long as we still haven't seen the truth we are still homeless.

Khi nghĩ đến Đức Phật, về cách Phật nói một cách thẳng thật về sự thật, chúng ta cảm thấy tràn đầy sự biết ơn và tôn kính đối với Người. Hễ khi nào ta nhìn thấy sự thật về một điều gì thì chúng ta nhìn thấy giáo lý của Phật, ngay cả khi chúng ta không phải là Phật tử, không học biết Phật Pháp. Nhưng, dù chúng ta đã học biết về những giáo lý của Phật và đã tu tập theo Phật Pháp nhưng vẫn chưa nhìn thấy sự thật thì chúng ta vẫn chỉ là kẻ vô gia cư, không có nhà để về.

So understand this point. All people, all creatures, are preparing to leave. When beings have lived an appropriate time they must go on their way. Rich, poor, young and old must all experience this change.

When you realize that's the way the world is you'll feel that it's a wearisome place. When you see that there's nothing real or substantial you can rely on you'll feel wearied and disenchanted. Being disenchanted doesn't mean you are averse, the mind is clear. It sees that there's nothing to be done to remedy this state of affairs, it's just the way the world is. Knowing in this way you can let go of attachment, letting go with a mind that is neither happy nor sad, but at peace with conditions through seeing their changing nature with wisdom. Aniccā vata sankhārā - all conditions are impermanent.

Mong bà hiểu được chỗ này. Tất cả mọi con người, tất cả mọi sinh vật trước sau gì cũng từ giã thế giới này. Khi những chúng sinh đã sống đủ thời gian của một kiếp thì họ phải ra đi. Giàu, nghèo, trẻ, già... đều phải nếm trải sự đổi thay đó của kiếp người. Đó là già, bệnh, chết.

Khi bà đã nhận ra đó là quy luật của thế gian thì bà sẽ cảm thấy trần gian này là một nơi phũ phàng. Khi bà thấy rằng chẳng có thứ gì trên đời này là thực hay chắc chắn để mình nương tựa vào nó, thì bà sẽ thấy chán bỏ và không còn mê đắm vào nó nữa. Chán bỏ ở đây không phải là bực tức hay sân si, mà do cái tâm đã sáng ra, đã nhìn thấy sự thật của nó. Tâm nhìn thấy rằng chẳng giải pháp nào thay đổi được tình cảnh sinh-già-chết của con người trên thế gian, quy luật thế gian là như vậy. Sau khi đã thấy biết điều đó, bà có thể buông bỏ mọi sự ràng buộc, buông bỏ bằng một cái tâm buông xả, không buồn không vui, không sướng không khổ, bằng một sự bình tâm, bình an trước mọi sự tiếp diễn, bằng trí tuệ sáng tỏ nhìn thấy bản chất đổi thay mọi sự sống và thế gian. Tất cả mọi thứ trên đời đều là đều vô thường. Aniccā vata sankhārā!.

To put it simply, impermanence is the Buddha. If we truly see an impermanent condition we'll see that it's permanent. It's permanent in the sense that its subjection to change is unchanging. This is the permanence that living beings possess. There is continual transformation, from childhood through to old age, and that very impermanence, that propensity to change, is permanent and fixed. If you look at it like this your heart will be at ease. It's not just you who has to go through this, it's everyone.

Nói gọn hơn, lẽ vô thường là Phật. Khi chúng ta nhìn thấy một thứ vô thường, thì biết rằng vô thường chi phối tất cả mọi sự sống trên thế gian, vô thường không chừa một ai. Chỉ có sự vô thường là thường hằng. Không có gì tồn tại mãi mãi, chỉ có sự vô thường là luôn luôn có mặt mọi lúc mọi nơi trên thế gian. Vô thường chính là cái mà chúng sinh mang trong mình liên tục. Ta chuyển hóa liên tục từ lúc sơ sinh cho đến lúc già. Sự biến đổi đó có mặt liên tục mọi lúc mọi nơi. Đó là điều bất khả thay đổi. Nếu bà nhìn thấy lẽ vô thường đến sâu sắc như vậy, tâm bà sẽ lắng dịu và thư thả. Ai cũng như mình, ai cũng phải chịu sinh-già-bệnh-chết, vậy thì đâu có gì mà ta cứ ngồi bứt cỏ nôn nao và nước mắt chảy dài khi nghĩ về cái chết.

When you consider things in this way you'll see them as wearisome, and disenchantment will arise. Your delight in the world of sense pleasures will disappear. You'll see that if you have many possessions you have to leave a lot behind. If you have a few you leave few behind. Wealth is just wealth, long life is just long life... they're nothing special.

Về thực hành, khi ta nhìn ra mọi thứ theo cách như vậy, ta sẽ thấy kiếp sống là tạm bợ và nhàm chán, và sau đó tâm sẽ khởi sinh sự chán-bỏ. Sự ham thích những dục lạc phàm trần sẽ biến mất. Bà sẽ nhìn ra rằng nếu có nhiều tài sản của cải thì bà càng phải buông bỏ lại sau lưng càng nhiều. Nếu có ít thì sẽ buông bỏ ít. Có bao nhiêu buông bỏ bấy nhiêu. Của cải là của cải, cố sống đại thọ thì cũng chỉ là sống thêm chút ít... chẳng có gì đặc biệt.

What is important is that we should do as the Lord Buddha taught and build our own home, building it by the method that I've been explaining to you. Build your own home. Let go. Let go until the mind reaches the peace that is free from advancing, free from retreating and free from stopping still. Pleasure is not your home, pain is not your home. Pleasure and pain both decline and pass away.

Điều quan trọng đặc biệt là chúng ta phải biết làm như Phật dạy, phải xây một căn nhà thực sự cho mình, xây căn nhà thực sự bằng cách tôi vừa chỉ cho bà. Hãy xây ngôi nhà cho mình. Buông bỏ hết. Buông bỏ đến khi tâm đạt đến sự bình an, "không còn tiến, không còn lùi, không còn đứng lại". Khoái lạc không phải là ngôi nhà của ta, khổ đau không phải là ngôi nhà của ta. Sướng và khổ đều sẽ phai tàn và phai biến.

The great teacher saw that all conditions are impermanent and so He taught us to let go of our attachment to them. When we reach the end of our life we'll have no choice anyway, we won't be able to take anything with us. So wouldn't it be better to put things down before then? They're just a heavy burden to carry around, why not throw off that load now? Why bother to drag these things around? Let go, relax, and let your family look after you.

Vị Thầy xuất chúng của chúng ta đã nhìn thấy tất cả mọi thứ trên đời là vô thường, do đó Phật đã dạy chúng ta trút bỏ mọi ràng buộc đối với mọi thứ. Khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta cũng đâu còn lựa chọn, đâu mang theo được thứ gì theo mình. Do vậy, buông bỏ tất cả mọi thứ trước sẽ tốt hơn nhiều, đúng không? Chúng bây giờ chỉ là gánh nặng mà cái thân già bệnh này còn mang vác theo, tại sao không trút bỏ hết từ bây giờ? Vì sao bây giờ vẫn còn muốn mang vác những thứ đó theo mình? Để làm gì? Buông bỏ, nghỉ ngơi, và cứ để mọi thứ cho gia đình con cái chăm sóc cho bà.

Those who nurse the sick grow in goodness and virtue. The patient who is giving others that opportunity shouldn't make things difficult for them. If there's pain or some problem or other, let them know and keep the mind in a wholesome state. One who is nursing parents should fill his or her mind with warmth and kindness and not get caught up in aversion. This is the one time you can repay your debt to them. From your birth through your childhood, as you've grown up, you've been dependent on your parents. That you are here today is because your mother and father have helped you in so many ways. You owe them an incredible debt of gratitude.

Phần con cái là những người chăm sóc cho người bệnh sẽ có được thêm phước lành và đức hạnh. Người bệnh cho họ cơ hội đó, nên người bệnh cũng không nên làm khó, làm khổ cho họ. (Không phàn nàn, trách, than, không chỉ thị ý này ý nọ, vì còn làm vậy là vẫn chưa buông bỏ được gì nhiều). Nếu có đau, khó, hay điều gì khó xử, cứ nói cho con cái người thân biết và giữ tâm mình hiền từ và thiện lành. Còn đối với con cái ở đây, là phận con cái phải chăm sóc hết lòng với cha mẹ, đó là phận làm con hiếu thảo, phải luôn luôn chăm sóc cho cha mẹ già yếu với một lòng hiếu thảo, thương kính, tuyệt đối đừng khởi lòng bực bội, khó chịu mà dính tâm dính nghiệp bất hiếu. Đây là cơ hội cuối cùng các con có thể trả hiếu cho cha mẹ. Nghĩa sinh thành là vô tận. Từ lúc được sinh ra và lớn lên, các con đã nương nhờ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. (Phật còn nói dù có cõng cha mẹ trên vai một trăm năm cũng chưa trả hết ơn cha mẹ. Các con cũng đã làm cha làm mẹ của các con mình, nên chắc cũng thấu hiểu công ơn cha mẹ là sâu nặng ra sao). Chúng ta có mặt ngày hôm nay đều nhờ cha mẹ sinh thành và dưỡng dục bằng muôn vàn công sức khổ cực. Con cái nợ cha mẹ món nợ lớn không bao giờ trả hết được. Hãy ghi nhớ như vậy.

So today, all of you children and relatives gathered together here, observe how your mother has become your child. Before you were her children, now she has become yours. She has become older and older until she has become a child again. Her memory goes, her eyes don't see well and her ears aren't so good. Sometimes she garbles her words. Don't let it upset you. You who are nursing the sick must know how to let go also. Don't hold onto things, just let her have her own way. When a young child is disobedient sometimes the parents let it have its own way just to keep the peace, just to make it happy. Now your mother is just like that child. Her memories and perceptions are confused. Sometimes she muddles up your names, or asks you to bring a cup when she wants a plate. It's normal, don't be upset by it.

Vậy là, hôm nay tất cả con cháu và người thân đều tề tựu ở đây, để nhìn thấy mẹ của mình đang trở thành một đứa-trẻ cần chăm sóc. Trước kia khi các con là con cái của mẹ, giờ mẹ trở thành như con của các con, cần các con chăm sóc từng giờ, từng phút. Mẹ các con càng lúc càng già đi cho đến lúc này đã trở thành lại như một đứa trẻ, không tự mình giúp được. Trí nhớ đã lãng, hai mắt không còn nhìn rõ, hai tai không còn nghe rõ lắm. Đôi lúc bà nói lắp, nói lẫn, lại nhại. Nhưng các con đừng bực bội với mẹ mình. Người chăm sóc cho người bệnh thì cũng phải biết buông bỏ. Đừng chấp nê điều gì hết, chiều chuộng mẹ mình theo cách sống của bà trong những ngày còn lại. Các con đã sinh có con sinh cái thì chắc biết, nhiều lúc trẻ con ngang bướng không nghe lời thì cha mẹ đôi lúc cũng bỏ qua để nó làm theo ý nó, để làm nó vui. Giờ mẹ mình cũng như đứa trẻ con đó. Trí nhớ và nhận thức đã lộn xộn, lẫn lộn. Nhiều lúc bà gọi lộn tên đứa này, đứa nọ, hoặc cần cái ly nhưng lại kêu con lấy cái dĩa. Chuyện đó là bình thường. Đó là bình thường, các con đừng bực mình với mẹ mình.

Let the patient bear in mind the kindness of those who nurse and patiently endure the painful feelings. Exert yourself mentally, don't let the mind become scattered and confused, and don't make things difficult for those looking after you. Let those who are nursing fill their minds with virtue and kindness. Don't be averse to the unattractive side of the job, cleaning up the mucous and phlegm, urine and excrement. Try your best. Everyone in the family give a hand.

Hãy để người bệnh ghi nhớ lòng tận tâm của người chăm sóc mình và nhờ đó người bệnh sẽ thêm kiên nhẫn chịu đựng những đau đớn của mình. Phần bà, bà hãy cố gắng dùng tâm, đừng để tâm phân tán và ngu mờ, và đừng phàn nàn, than trách, làm khó ý này ý nọ với con cái đang chăm sóc mình. Phần con cái thì hãy cố tâm thực hiện lòng hiếu thảo và đức hạnh đối với mẹ mình. Đừng bao giờ bực mình hay than khổ với những việc khó làm như tắm rửa, lau chùi nước mũi, nước miếng, đờm khạc, nước tiểu, phân dơ. Hãy cố tận tâm. Mọi người con cháu trong nhà đều nên góp một tay, chia nhau chăm sóc mẹ mình, bà mình.

She is the only mother you have. She gave you life, she has been your teacher, your doctor and your nurse - she's been everything to you. That she has brought you up, shared her wealth with you and made you her heir is the great goodness of parents. That is why the Buddha taught the virtues of kataññū and katavedı, knowing our debt of gratitude and trying to repay it. These two dhammas are complimentary. If our parents are in need, unwell or in difficulty, then we do our best to help them. This is kataññū-katavedı, the virtue that sustains the world. It prevents families from breaking up, and makes them stable and harmonious.

Các con đã biết: Bà là thân mẫu duy nhất của các con. Bà đã cho các con cuộc sống này, bà đã là người dạy dỗ các con nên người, bà đã từng như là vị lương y, y tá, điều dưỡng chăm sóc các con từng phút từng giờ từ thuở còn nằm nôi, thơ dại. Bà đã là tất cả đối với các con. Bà đã nuôi dạy các con suốt đời mình, cho tặng các con rất rất nhiều thứ và để cho các con làm người thừa tự hôm nay. Đó là tình thương con như biển lớn của bậc cha mẹ. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã dạy đức hạnh kataññū và katavedı: biết ơn và cố gắng đền ơn. Hai giáo pháp này đi chung với nhau. (Nếu nói biết ơn mà không cố gắng đền ơn là điều phi nghĩa). Nếu cha mẹ mình không khỏe, đang khó khổ, đang cần giúp đỡ, thì chúng ta phải làm mọi cách để giúp đỡ cha mẹ mình. Đó là hạnh kataññū–katavedı—biết ơn và đền ơn. Đức hạnh này sống mãi trên thế gian, cứu lấy thế gian này... Nhờ đức hạnh đó mà các gia đình dòng tộc không bị đổ vỡ, được êm ấm, đạo nghĩa và thuận hòa trên dưới.

Today I have brought you the gift of Dhamma in this time of illness. I have no material things to offer you, there seem to be plenty of those in this house already. And so I give you the Dhamma, something which has lasting worth, something which you'll never be able to exhaust. Having received it you can pass it on to as many others as you like and it will never be depleted. That is the nature of Truth. I am happy to have been able to give you this gift of Dhamma and hope it will give you the strength to deal with your pain.

Hôm nay, tôi đã mang đến cho bà và gia đình món quà Giáo Pháp trong lúc bà đang nằm bệnh. Tôi không có gì để tặng cho bà, thuốc men đồ dùng chắc trong nhà cũng có đủ rồi. Do vậy, tôi chỉ gửi tặng Giáo Pháp cho bà và mọi người ở đây, đó là món quà có giá trị bền lâu nhất, món quà mọi người không bao giờ dùng hết. Sau khi nghe nhận món quà này, mọi người ở đây có thể truyền nhau cho những người khác và nhờ đó nó sẽ không bao giờ vơi cạn. Món quà đó là bản chất của Sự Thật, đó là điều chân lý mà Phật đã dạy. Tôi rất hạnh phúc đã có thể gửi tặng cho bà và mọi người ở đây món quà Giáo Pháp này, và tôi mong rằng nó sẽ giúp cho bà sức mạnh để chịu được những đớn đau của thân này.

Chương 14

THE FOUR NOBLE TRUTHS - BỐN CHÂN LÝ

Today I have been invited by the abbot to give you a teaching, so I ask you all to sit quietly and compose your minds. Due to the language barrier we must make use of a translator, so if you do not pay proper attention you may not understand.

My stay here has been very pleasant. Both the Master and you, his followers, have been very kind, all friendly and smiling, as befits those who are practicing the true Dhamma. Your property, too, is very inspiring, but so big! I admire your dedication in renovating it to establish a place for practicing the Dhamma.

Hôm nay được thầy trụ trì ở đây mời đến để nói một bài pháp cho quý vị, vậy tôi xin mời quý vị ngồi xuống yên lặng và tập trung tâm mình. Vì cách trở về ngôn ngữ nên chúng ta dùng người phiên dịch, do vậy nếu quý vị không chú tâm nghe kỹ thì có lúc sẽ không hiểu.

Những ngày qua tôi ở đây thật dễ chịu. Cả thầy Trụ Trì và các bạn, những đệ tử của thầy, đã rất tốt với tôi, quý vị luôn thân thiện và mỉm cười, cho thấy các bạn là những người đang tu tập Giáo Pháp đích thực. Cơ ngơi của quý vị ở đây cũng rất ấn tượng, nhưng to quá! Tôi cảm phục công sức của quý vị trong việc tu sửa nơi này trở thành một nơi để tu tập Giáo Pháp.

Having been a teacher for many years now, I've been through my share of difficulties. At present there are altogether about forty branch monasteries of my monastery, Wat Nong Pah Pong, but even these days I have followers who are hard to teach. Some know but don't bother to practice, some don't know and don't try to find out. I don't know what to do with them. Why do human beings have minds like this? Being ignorant is not so good, but even when I tell them, they still don't listen. I don't know what more I can do. People are so full of doubts in their practice, they're always doubting. They all want to go to Nibbāna, but they don't want to walk the path. It's baffling. When I tell them to meditate they're afraid, or if not afraid then just plain sleepy. Mostly they like to do the things I don't teach. When I met the Venerable Abbot here I asked him what his followers were like. He said they're the same. This is the pain of being a teacher.

Là một sư thầy đã nhiều năm, tôi đã đi qua những phần khó khăn của mình. Hiện tại có tổng cộng 40 chùa (tu viện) là các chi nhánh của Chùa Wat Nong Pah Pong, nhưng đến giờ tôi vẫn còn nhiều học trò khó dạy, tức tôi không thành công trong việc chỉ dạy cho họ. Một số họ hiểu biết nhưng chẳng thèm thực hành, một số thì không hiểu biết nhưng cũng chẳng cố học hiểu. Tôi chẳng biết làm gì với họ nữa. Tại sao con người có những cái tâm trí như vậy? Không biết, chưa biết, ngu dốt thì không tốt, nhưng ngay đến khi tôi chỉ dạy họ cũng không muốn lắng nghe. Tôi không biết có thể làm gì nữa với họ. Mọi người có đầy những hoài nghi trong thời gian tu tập, họ luôn nghi ngờ (về phương pháp tu tập, về kết quả tu tập). Tất cả họ đều muốn đi đến Niết-bàn, nhưng chẳng ai chịu bước đi con đường dẫn đến đó. Thật khó hiểu, bó tay luôn. Khi tôi nó họ tập thiền thì họ sợ sệt, hoặc ai không sợ thì lại hay ngủ gật. Phần lớn số đó chỉ làm những điều mà tôi không chỉ dạy. Khi tôi gặp thầy Trụ Trì ở đây, tôi có hỏi các đệ tử của thầy ấy ở đây ra sao. Thầy Trụ Trì nói ở đây cũng có những học trò như vậy. Đây là điều đau khổ của người làm thầy.

The teaching I will present to you today is a way to solve problems in the present moment, in this present life. Some people say that they have so much work to do they have no time to practice the Dhamma. ''What can we do?'' they ask. I ask them, ''Don't you breathe while you're working?'' ''Yes, of course we breathe!'' ''So how come you have time to breathe when you're so busy?'' They don't know what to answer. ''If you simply have sati while working you will have plenty of time to practice.''

Giáo lý tôi muốn nói với quý vị hôm nay là một cách giải quyết những khó khăn trong giây phút hiện tại, trong kiếp sống hiện tại. Một số người nói rằng họ bận bịu đủ thứ việc nên không thể tu tập Giáo Pháp. Họ còn hỏi rằng "Chúng con có thể làm gì?". Tôi bèn hỏi họ: "Khi đang làm việc, quý vị có thở không?". Họ trả lời tất nhiên là có. Tôi mới nói họ: "Nếu quý vị có sự chánh niệm (sati) trong khi đang làm việc, thì quý vị có rất nhiều thời gian để tu".

Practicing meditation is just like breathing. While working we breathe, while sleeping we breathe, while sitting down we breathe... Why do we have time to breathe? Because we see the importance of the breath, we can always find time to breathe. In the same way, if we see the importance of meditation practice we will find the time to practice.

Thiền tập thì cũng giống như thở. Khi đang làm gì chúng ta thở, khi ngủ chúng ta thở, khi ngồi chúng ta thở... Vậy tại sao nói mình không có thời gian để thở? Bởi chúng ta biết hơi thở là quan trọng, nên chúng luôn dành thời gian để thở. Tương tự vậy, nếu chúng ta biết sự quan trọng của thiền, chúng ta sẽ dành thời gian để thiền tập.

Have any of you ever suffered?... have you ever been happy?... Right here is the truth, this is where you must practice the Dhamma. Who is it who is happy? The mind is happy. Who suffers? The mind suffers. Wherever these things arise, that's where they cease. Have you experienced happiness?... Have you experienced suffering?... this is our problem. If we know suffering, the cause of suffering, the end of suffering and the way leading to the end of suffering we can solve the problem.

Các bạn đã từng khổ...? Các bạn đã từng sướng...? Chính ngay chỗ đó là sự thật, chính chỗ đó là chỗ bạn phải tu tập theo Giáo Pháp. Ai là cái người hạnh phúc? Tâm hạnh phúc. Ai là cái người khổ? Tâm khổ. Nơi nào có khổ sướng khởi sinh, chính nơi đó chúng ngừng diệt. Bạn đã nếm trải sự sướng...? Bạn đã nếm trải sự khổ...? Đó là vấn đề của chúng ta. Nếu chúng ta biết về sự khổ là gì, nguyên nhân của khổ là gì, sự chấm dứt khổ là như thế nào, và cách dẫn đến sự chấm dứt khổ đó, thì chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề về khổ. Dukkha tạm dịch là khổ.

There are two kinds of suffering: ordinary suffering and the extraordinary kind. Ordinary suffering is the suffering which is the inherent nature of conditions: standing is suffering, sitting is suffering, lying down is suffering. This is the suffering that is inherent in all conditioned phenomena. Even the Buddha experienced these things, he experienced comfort and pain, but he recognized them as conditions in nature. He knew how to overcome these ordinary, natural feelings of comfort and pain through understanding their true nature. Because he understood this ''natural suffering'' those feelings didn't upset him.

Có hai loại khổ: khổ thông thường và khổ khác thường. Khổ thường là loại khổ có sẵn bên trong bản chất của mọi thứ trên đời, mọi thứ hữu vi: đứng là khổ, ngồi là khổ, nằm là khổ. Đây là bản chất khổ bên trong mọi hiện tượng có điều kiện, mọi thứ hữu vi. Bản thân Đức Phật cũng nếm trải những thứ khổ loại này, Phật cũng nếm trải sướng và khổ, và Phật đã nhìn ra chúng là những điều kiện trong tự nhiên. Phật biết cách chinh phục những cảm giác sướng khổ bình thường tự nhiên đó bằng cách hiểu rõ bản chất của chúng. Bởi Phật đã hiểu biết rõ về cái "khổ tất nhiên này" nên những cảm giác khổ đó không làm Phật khổ sở, khó chịu hay bực tức nữa.

The important kind of suffering is the second kind, the suffering that creeps in from the outside, the ''extraordinary suffering.'' If we are sick we may have to get an injection from the doctor. When the needle pierces the skin there is some pain which is only natural. When the needle is withdrawn that pain disappears. This is like the ordinary kind of suffering, it's no problem, everybody experiences it. The extraordinary suffering is the suffering that arises from what we call upādāna, grasping onto things. This is like having an injection with a syringe filled with poison. This is no longer an ordinary kind of pain, it is the pain which ends in death. This is similar to the suffering which arises from grasping.

Loại khổ quan trọng là loại thứ hai, đó là thứ khổ gặm nhấm và xâm vào từ bên ngoài, đó là loại "khổ khác thường". Nếu chúng ta bị bệnh, chúng ta có thể nhờ bác sĩ tiêm thuốc trị bệnh. Khi kim đâm vào da thì bị đau ít nhiều, đó là chỉ là sự đau tự nhiên, vì tất nhiên kim đâm là phải đau. Khi rút kim ra thì hết đau. Cảm giác này giống như loại khổ thông thường, không quá hiểm thâm vào xương vào tủy, ai cũng bị đau như vậy. Còn cái khổ khác thường là thứ khổ khởi sinh từ cái gọi là upādāna, đó là khổ vì dính chấp, khổ do nắm giữ, do chấp thủ. Điều này giống như bị tiêm vào bằng thuốc độc vậy. (Thuốc ngấm vào thân thể đau đớn hơn nhiều so với cái đau của mũi kim chích vào da). Đó không còn là thứ khổ thông thường nữa, mà là sự đau đớn chết người. Đó là khổ do dính chấp, do chấp thủ. (Đó là một loại gông cùm trói buộc con người).

Wrong view, not knowing the impermanent nature of all conditioned things, is another kind of problem. Conditioned things are the realm of samsāra. Not wanting things to change - if we think like this we must suffer. When we think that the body is ourselves or belonging to us, we are afraid when we see it change. Consider the breath: once it comes in it must go out, having gone out it must come in again. This is its nature, this is how we manage to live. Things don't function in that way. This is how conditions are but we don't realize it.

Cách nhìn sai lầm, quan điểm sai lầm, suy nghĩ sai lầm, hiểu biết sai lầm (tà kiến) là nguyên nhân dính chấp. Tà kiến là không hiểu biết về bản chất vô thường biến đổi của tất cả mọi thứ trên đời. Tất cả chúng chỉ là những thứ có điều kiện, là hữu vi, cho nên khi những điều kiện vốn liên tục thay đổi từng giây phút, thì mọi thứ cũng thay đổi trong từng giây phút. Tà kiến chính là nguyên nhân của loại khổ thứ hai. Mọi thứ hữu vi thuộc về vòng luân hồi sinh tử (samsāra). Nói cách khác, vòng luân hồi sinh tử gồm tất cả mọi thứ hữu vi, vô thường. Không ai muốn mọi thứ thay đổi (ngược với tham muốn của mình)—điều đó là ngu si và do vậy bị khổ. Chúng ta cứ cho rằng thân này chính là 'mình', là 'của mình' nên chúng ta sợ thân thay đổi, không muốn thân già đi. Vậy đó. Hãy nhìn vào hơi thở: khi nó thở vào thì nó phải thở ra, sau khi thở ra nó phải thở vào. Đây là bản chất của nó, đó là cách chúng ta sống được. Chúng ta không muốn thở ra thở vào cũng đâu được. Đó là cách các điều kiện tự nhiên phải diễn ra mà chúng ta không nhận biết đó thôi.

Suppose we lost something. If we thought that object was really ours, we would brood over it. If we couldn't see it as a conditioned thing faring according to the laws of nature we would experience suffering. But if you breathe in, can you live? Conditioned things must naturally change in this way. To see this is to see the Dhamma, to see aniccam, change. We live dependent on this change. When we know how things are then we can let go of them.

Giả như chúng ta mất cái gì. Nếu chúng ta coi nó thực sự là của ta thì luôn ôm giữ lấy nó. Nếu chúng ta không biết nó là thứ có điều kiện luôn biến đổi theo quy luật tự nhiên, thì chúng ta khổ. Khổ vì không biết. Cũng như thở, ta chấp nhận quy luật tự nhiên là thở ra thở vào thì ta mới sống được, phải không? Những thứ có điều kiện phải thay đổi tự nhiên theo cách như vậy. Nhìn thấy lẽ thực đó là nhìn thấy Giáo Pháp, là nhìn thấy lẽ vô thường, đổi thay. Chúng ta sống tùy thuộc vào sự đổi thay đó. Khi chúng ta hiểu biết cách (lẽ thực, quy luật) mọi sự diễn ra thì chúng buông bỏ chúng.

The practice of Dhamma is to develop an understanding of the way of things so that suffering doesn't arise. If we think wrongly we are at odds with the world, at odds with the Dhamma and with the truth. Suppose you were sick and had to go into hospital. Most people think, ''Please don't let me die, I want to get better.'' This is wrong thinking, it will lead to suffering. You have to think to yourself, ''If I recover I recover, if I die I die.'' This is right thinking, because you can't ultimately control conditions. If you think like this, whether you die or recover, you can't go wrong, you don't have to worry. Wanting to get better at all costs and afraid of the thought of dying... this is the mind which doesn't understand conditions. You should think, ''If I get better that's fine, if I don't get better that's fine.'' This way we can't go wrong, we don't have to be afraid or cry, because we have tuned ourselves in to the way things are.

Tu tập Giáo Pháp là để phát triển sự hiểu biết về đường lối của mọi thứ, nhờ đó không còn khổ. Nếu chúng ta cứ nghĩ sai lầm thì chúng ta luôn thấy xui xẻo trên đời, thấy khó hợp với Giáo Pháp và khó chịu với sự thật. Giả sử bạn bị bệnh và phải vô nhà thương. Ai cũng nghĩ "Đừng để tôi chết, tôi muốn khỏe mạnh và sống lâu". Đây là cách nghĩ sai lầm dẫn đến khổ sở (và sợ sệt) trong tâm. Bạn phải tự nói với mình rằng: "Nếu tôi khỏe lại tôi khỏe lại, nếu tôi chết tôi chết". Đây là cách nghĩ đúng đắn, bởi bạn không thể kiểm soát mọi thứ đến cùng. Nếu bạn biết nghĩ như vậy thì dù bạn hết bệnh hay bạn chết, bạn cũng không sai lầm, bạn không phải lo lắng, sợ sệt. Ai cũng muốn khỏe lại bằng mọi giá và sợ sệt khi nghĩ đến cái chết... đó là do tâm không hiểu những điều kiện của sự sống. Bạn nên hiểu như vầy "Nếu tôi bớt bệnh thì tốt, nếu không bớt bệnh thì cũng tốt". Nghĩ như vậy là không bị sai lầm, không còn phải sợ sệt hay khóc than, bởi chúng ta đã chuyển hóa bản thân mình vào quy luật tự nhiên của mọi thứ. (Chúng ta không còn thấy xui xẻo, không còn thấy khó chịu với sự thật).

The Buddha saw clearly. His teaching is always relevant, never out-dated. It never changes. In the present day it's still the way it is, it hasn't changed. By taking this teaching to heart we can gain the reward of peace and well-being.

In the teachings there is the reflection of ''not-self'': ''this is not my self, this does not belong to me.'' But people don't like to listen to this kind of teaching because they are attached to the idea of self. This is the cause of suffering. You should take note of this.

Phật nhìn thấy một cách rõ rệt. Giáo lý của Phật luôn luôn đúng đến tận bây giờ, không bao giờ lạc hậu. Nó không bao giờ thay đổi. Nên nếu thu nhận giáo lý đó vào mình thì chúng ta nhận được sự bình an và dễ sống.

Trong những giáo lý của Phật có nói về sự "không phải ta": "đây không phải là thân ta, nó không thuộc về ta". Nhưng mọi người không thích nghe giáo lý này, bởi họ đang bị dính chặt với ý tưởng về một cái ta (như dạng một bản ngã hay một linh hồn vậy. Ai cũng nghĩ thân này là của ta, thân này có một một linh hồn cố định và 'linh hồn' đó là cái 'ta'). Đây chính là chỗ tạo ra mọi thứ khổ. Các bạn nên nhận biết rõ chỗ này.

Today a woman asked about how to deal with anger. I told her that the next time she gets angry, to wind up her alarm clock and put it in front of her. Then to give herself two hours for the anger to go away. If it was really her anger she could probably tell it to go away like this: ''In two hours be gone!'' But it isn't really ours to command. Sometimes in two hours it's still not gone, at other times in one hour it's gone already. Holding onto anger as a personal possession will cause suffering. If it really belonged to us it would have to obey us. If it doesn't obey us that means it's only a deception. Don't fall for it. Whether the mind is happy or sad, don't fall for it. Whether the mind loves or hates, don't fall for it, it's all a deception.

Hôm nay có một chị hỏi tôi làm sao để xử lý sự sân giận của mình. Tôi nói chị rằng lần sau thấy mình giận, chị lấy đồng hồ báo thức canh hai tiếng đồng hồ để hết cơn giận. Chị có thể nói với cơn giận như vầy: "Trong hai tiếng phải hết giận!". Nhưng cơn giận đâu phải là của ta đâu mà ra lệnh cho nó. Hai tiếng không hết thì nó kéo dài thêm nữa. Vấn đề là do mình nắm giữ con giận đó như là của mình cho nên mới gây ra khổ. Nếu nó là của mình thì nó đã nghe lời mình và hết giận. Nó chỉ là giả lừa. Đừng dính mắc vào nó. Dù tâm vui hay buồn, đừng dính mắc vào nó. Dù tâm đang thương hay ghét, đừng dính chấp vào nó, đó chỉ là sự đánh lừa.

Have any of you ever been angry? When you are angry does it feel good or bad? If it feels bad then why don't you throw that feeling away, why bother to keep it? How can you say that you are wise and intelligent when you hold on to such things? Since the day you were born, how many times has the mind tricked you into anger? Some days the mind can even cause a whole family to quarrel, or cause you to cry all night. And yet we still continue to get angry, we still hold onto things and suffer. If you don't see suffering you will have to keep suffering indefinitely, with no chance for respite. The world of samsāra is like this. If we know the way it is we can solve the problem.

Các bạn ngồi đây đã từng giận phải không? Khi giận thấy tốt hay xấu? Nếu cảm thấy tệ vậy sao không giục bỏ nó đi, giữ nó làm gì? Làm sao bạn có thể nói mình là khôn ngoan và trí tuệ trong khi mình cứ nắm giữ những thứ đó? Kể từ lúc sinh ra tâm đã lừa bạn dính vào sự sân giận bao nhiêu lần rồi? Tâm còn khiến bạn lao vào bao nhiêu cuộc cãi vã trong gia đình, hoặc đã khiến bạn tức khóc cả đêm? và đến giờ chúng ta vẫn tiếp tục sân giận, chúng ta vẫn dính mắc vào sân giận và bị khổ vì nó. Nếu ta không nhìn thấy khổ là gì thì ta cứ chịu khổ hoài khổ mãi, không có lúc nào hết khổ hay bớt khổ. Thế giới luân hồi (samsāra) là vậy đó. Sân (và tham) cứ xui khiến chúng ta trôi mãi trong luân hồi. Nếu chúng ta biết cách chúng ta có thể giải quyết vấn đề.

The Buddha's teaching states that there is no better means to overcome suffering than to see that ''this is not my self,'' ''this is not mine.'' This is the greatest method. But we don't usually pay attention to this. When suffering arises we simply cry over it without learning from it. Why is that so? We must take a good hard look at these things, to develop the Buddho, the one who knows.

Lời Phật dạy là: không có cách gì tốt hơn để vượt qua khổ bằng sự nhìn thấy được "đây không phải là ta", "đây không phải là của ta". Đây là phương pháp tuyệt vời nhất. Nhưng chúng ta thường không chú tâm vào phương pháp này. Khi có khổ chúng ta chỉ biết than khóc chứ không học hỏi tìm hiểu coi nó là gì. Tại sao nó có mặt? Chúng ta phải nhìn một cách sâu sát vào những thứ khổ, phải tu dưỡng Phật tính, tu tập để trở thành người thấy biết sự thật, người giác ngộ.

Take note, some of you may not be aware that this is Dhamma teaching. I'm going to give you some Dhamma that's outside the scriptures. Most people read the scriptures but don't see the Dhamma. Today I am going to give you a teaching that's outside the scriptures. Some people may miss the point or not understand it.

Một số các bạn có thể không biết đây là chính là Giáo Pháp. Giờ tôi sẽ nói một số điều ngoài kinh điển. Hầu như ai cũng đọc kinh điển nhưng không phải ai cũng nhìn ra Giáo Pháp. Hôm nay tôi sẽ nói cho các quý vị một giáo pháp bên ngoài kinh điển. Một số người nghe có thể hiểu theo nghĩa khác hoặc không hiểu.

Suppose two people are walking together and see a duck and a chicken. One of them says, ''Why isn't that chicken like the duck, why isn't the duck like the chicken?'' He wants the chicken to be a duck and the duck to be a chicken. It's impossible. If it's impossible, then even if that person were to wish for the duck to be a chicken and the chicken to be a duck for the rest of his life it would not come to pass, because the chicken is a chicken and the duck is a duck. As long as that person thought like that he would suffer. The other person might see that the chicken is a chicken and the duck is a duck, and that's all there is to it. There is no problem. He sees rightly. If you want the duck to be a chicken and the chicken to be a duck you are really going to suffer.

Giả sử có hai người đang đi với nhau nhìn thấy con gà và con vịt. Một người trong họ nói: "Sao con gà không giống vịt, sao vịt không giống gà?". Ông ấy muốn gà là vịt và vịt là gà. Điều đó thiệt vô duyên và không thể có được. Đã là không thể có được thì dù có muốn có ước cả kiếp thì cũng chẳng được. Gà là gà, vịt là vịt. Ông ấy cứ muốn ngang như vậy thì tự ổng khổ thôi. Người kia thì thấy rõ vịt là vịt gà là gà thì mọi sự vẫn bình thường. Không khó khổ gì. Người kia nhìn một cách đúng đắn.

In the same way, the law of aniccam states that all things are impermanent. If you want things to be permanent you're going to suffer. Whenever impermanence shows itself you're going to be disappointed. One who sees that things are naturally impermanent will be at ease, there will be no conflict. The one who wants things to be permanent is going to have conflict, maybe even losing sleep over it. This is to be ignorant of aniccam, impermanence, the teaching of the Buddha.

Tương tự như vậy, quy luật vô thường (anicca) đã chỉ rõ rằng tất cả mọi thứ trên đời đều là vô thường. Nhưng nếu bạn cứ nghĩ (muốn, chấp) mọi thứ là thường hằng chắc chắn thì bạn sẽ khổ thôi. Mỗi khi bạn thấy cái gì thay đổi vô thường thì bạn thấy thất vọng (khổ, bất mãn, buồn rầu). Người biết được bản chất mọi thứ là vô thường thì anh ta thấy thư thả và dễ sống, không khó chịu hay xung khắc với mọi thứ trên đời. Người cứ muốn mọi thứ chắc chắn thường hằng thì luôn xung khắc và khó chịu với thế giới, cứ mất ăn mất ngủ vì điều đó. (Thường đó là dạng người cố chấp và tham lam, tham mà không được thì sân, bực tức, bất mãn, khó chịu, khó ở...). Đó là do ngu dốt không hiểu về quy luật vô thường, đó là giáo lý của Đức Phật.

If you want to know the Dhamma where should you look? You must look within the body and the mind. You won't find it in the shelves of a bookcase. To really see the Dhamma you have to look within your own body and mind. There are only these two things. The mind is not visible to the physical eye, it must be seen with the ''mind's eye.'' Before the Dhamma can be realized you must know where to look. The Dhamma that is in the body must be seen in the body. And with what do we look at the body? We look at the body with the mind. You won't find the Dhamma looking anywhere else, because both happiness and suffering arise right here. Or have you seen happiness arising in the trees? Or from the rivers, or the weather? Happiness and suffering are feelings which arise in our own bodies and minds.

Nếu bạn muốn hiểu biết Giáo Pháp thì bạn phải nhìn ở đâu? Bạn phải nhìn vào ngay thân và tâm này. Chứ không phải nhìn lên kệ tủ đựng kinh sách. Để thực sự nhìn thấy Giáo Pháp bạn phải nhìn vào bên trong thân và tâm mình. Chỉ có hai thứ đó. Tâm thì không nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng có thể nhìn thấy được bằng "con mắt của tâm". Trước khi nhìn thấy Giáo Pháp bạn phải biết nhìn vào chỗ nào là đúng. Giáo Pháp nằm trong thân thì bạn phải nhìn vào trong thân. Và chúng ta nhìn vào trong thân này bằng cái gì? Chúng ta nhìn vào thân bằng tâm này. Chúng ta không thể tìm thấy Giáo Pháp ở chỗ nào khác, bởi sướng và khổ đều khởi sinh từ chỗ này. Hay bạn nghĩ sướng khởi sinh từ trong cây thông kia? Hay từ dưới sông, hay do thời tiết? Sướng và khổ là những cảm giác khởi sinh trong thân và tâm này của chúng ta.

Therefore the Buddha tells us to know the Dhamma right here. The Dhamma is right here, we must look right here. The Master may tell you to look at the Dhamma in the books, but if you think that this is where the Dhamma really is, you'll never see it. Having looked at the books you must reflect on those teachings inwardly. Then you can understand the Dhamma. Where does the real Dhamma exist? It exists right here in this body and mind of ours. This is the essence of contemplation practice.

Bởi vậy Phật đã dạy chúng ta hiểu biết Giáo Pháp ngay ở đây. Giáo Pháp ở ngay đây, ta phải nhìn vào ngay đây. Nhiều sư thầy có thể dạy bạn tìm kiếm Giáo Pháp trong kinh sách, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó nếu bạn đã biết Giáo Pháp đích thực là ở đâu. Sau khi đọc kinh sách thì bạn phải biết soi chiếu những giáo lý đó vào bên trong mình. Lúc đó thì bạn mới hiểu biết Giáo Pháp. Giáo Pháp đích thực ở đâu? Nó có mặt ngay bên trong thân và tâm này của chúng ta. Đây là chỗ cốt lõi để chúng ta suy xét, điều tra, chánh niệm, tu tập thiền quán.

When we do this, wisdom will arise in our minds. When there is wisdom in our minds, then no matter where we look there is Dhamma, we will see aniccam, dukkham, and anattā at all times. Aniccam means transient. Dukkham - if we cling to the things that are transient we must suffer, because they are not us or ours (anattā). But we don't see this, we always see them as being our self and belonging to us.

Khi chúng ta làm cách này trí tuệ sẽ khởi sinh trong tâm. Khi đã có trí tuệ trong tâm thì chúng ta nhìn ở đâu cũng thấy được Giáo Pháp, chúng ta nhìn thấy sự vô thường, khổ và vô ngã mọi lúc mọi nơi. Vô thường (anicca, tính từ aniccam) có nghĩ là biến đổi, chỉ tồn tại chốc lát, có rồi mất, phù du). Khổ (dukkha, tính từ dukkham) là muốn mà không được, khổ vì bất như ý, nếu chúng ta dính chấp vào những thứ vô thường biến đổi thì ta khổ, bởi vì những thứ đó không phải là ta hay của chúng ta, tức chúng là vô ngã (anattā). Nhưng chúng ta không nhìn ra sự thật này, chúng ta cứ luôn nhìn mọi thứ như là 'ta' hay 'của ta'.

This means that you don't see the truth of convention. You should understand conventions. For example, all of us sitting here have names. Are our names born with us or are they assigned to us afterwards? Do you understand? This is convention. Is convention useful? Of course it's useful. For example, suppose there are four men, A, B, C, and D. They all must have their individual names for convenience in communicating and working together. If we wanted to speak to Mr. A we could call Mr. A and he would come, not the others. This is the convenience of convention. But when we look deeply into the matter we will see that really there isn't anybody there. We will see transcendence. There is only earth, water, wind and fire, the four elements. This is all there is to this body of ours.

Điều này là do chúng ta không nhìn thấy sự thật do quy ước. Chúng ta phải hiểu biết về các quy ước. Ví dụ tất cả chúng ta ngồi đây đều có tên. Tên được sinh ra với chúng ta hay được đặt sau khi sinh? Nó được đặt sau, nó là quy ước. Tên A, tên B chỉ là quy ước để chúng ta phân biệt và gọi hai người A và B đó mà thôi. Các quy ước dĩ nhiên là rất hữu ích cho cuộc sống và xã hội. Nhưng nếu chúng ta nhìn sâu vào bên trong thì không thấy có 'ai' ở trong đó. Chúng ta sẽ nhìn thấy sự chuyển hóa. Trong đó chỉ có các yếu tố thuộc đất, nước, khí, nhiệt. Thân này chỉ bao gồm các thứ thuộc bốn yếu tố tứ đại đó mà thôi.

But we don't see it in this way because of the clinging power of Attavādupādāna. If we were to look clearly we would see that there isn't really much to what we call a person. The solid part is the earth element, the fluid part is the water element, the part which provides heat is called the fire element. When we break things down we see that there is only earth, water, wind and fire. Where is the person to be found? There isn't one.

Chúng ta không nhìn thấy sự thật đó bởi chúng ta bị gông xiềng bởi sức mạnh của những dính chấp (attavādupādāna). Nếu nhìn kỹ vào thân này, chúng ta sẽ không thấy gì giống như cái mà chúng ta định nghĩa về một 'con người'. Trong thân, phần thể cứng là yếu tố đất, thể lỏng là yếu tố nước, phần nóng lạnh là yếu tố nhiệt, và phần thể hơi như hơi thở là thuộc yếu tố khí. Khi chúng ta phân tách thân này ra, nó chỉ bao gồm đất, nước, khí, nhiệt. Chúng ta đâu tìm thấy 'ai' trong đó đâu. Đó không phải là ai cả.

That's why the Buddha taught that there is no higher practice than to see that ''this is not my self and does not belong to me.'' They are simply conventions. If we understand everything clearly in this way we will be at peace. If we realize in the present moment the truth of impermanence, that things are not our self or belonging to us, then when they disintegrate we are at peace with them, because they don't belong to anybody anyway. They are merely the elements of earth, water, wind and fire.

Đó là lý do tại sao Phật đã nói không có sự tu tập nào cao siêu hơn việc nhìn thấy sự thật "thân này không phải là 'ta' hay 'thân của ta', nó không thuộc về ta". Những cái 'ta', 'anh','chị'... chỉ là những quy ước. Nếu hiểu được mọi thứ chỉ là quy ước và giả tạm thì chúng ta sẽ bình an. Nếu chúng ta nhận sự thật vô thường ngay trong giây phút hiện tại, rằng mọi thứ không phải là ta hay thuộc về ta, thì khi chúng tan rã ta cũng bình an, bởi chúng đâu có thuộc về ai đâu. Chúng chỉ là những thứ thuộc đất, nước, gió, lửa mà thôi.

It's difficult for people to see this, but even so it's not beyond our ability. If we can see this we will find contentment, we will not have so much anger, greed or delusion. There will always be Dhamma in our hearts. There will be no need for jealousy and spite, because everybody is simply earth, water, wind and fire. There's nothing more to them than this. When we accept this truth we will see the truth of the Buddha's teaching.

Thiệt tình điều này cũng khó nhìn ra, nhưng nó cũng không phải là vượt quá khả năng nhìn nhận của chúng ta. Nếu nhìn thấy sự thật ta sẽ tìm thấy sự hài lòng, không còn nhiều tâm tính thuộc tham, sân, si nữa. Giáo Pháp luôn luôn ở trong tim chúng ta. Không còn gì để thù ghét và ghen tức nhau nữa, bởi mọi người đều chỉ là đất, nước, khí, nhiệt. Không có gì hơn ngoài những thứ đó. Khi chúng ta chấp nhận sự thật này thì chúng ta sẽ nhìn thấy sự thật trong giáo lý của Phật.

If we could see the truth of the Buddha's teaching we wouldn't have to use up so many teachers! It wouldn't be necessary to listen to teachings every day. When we understand then we simply do what's required of us. But what makes people so difficult to teach is that they don't accept the teaching and argue with the teachers and the teaching. In front of the teacher they behave a little better, but behind his back they become thieves! People are really difficult to teach. The people in Thailand are like this, that's why they have to have so many teachers.

Nếu chúng ta có thể nhìn thấy sự thật trong giáo lý của Phật thì chúng ta không cần có quá nhiều sư thầy! Không cần phải lắng nghe nhưng giáo lý đó mỗi ngày. Nhưng thực tế thì khác, điều khiến nhiều người thật khó dạy là họ không chấp nhận giáo lý, họ luôn tranh luận, tranh biện và không tin vào giáo lý. Trước mặt người thầy họ tử tế hơn, sau lưng thì họ giống như kẻ trộm! Thật là khó dạy. Người ở Thái Lan cũng vậy, cho nên họ cần phải có nhiều sư thầy.

Be careful, if you're not careful you won't see the Dhamma. You must be circumspect, taking the teaching and considering it well. Is this flower pretty?... Do you see the ugliness within this flower?... For how many days will it be pretty?... What will it be like from now on?... Why does it change so?... In three or four days you have to take it and throw it away, right? It loses all its beauty. People are attached to beauty, attached to goodness. If anything is good they just fall for it completely. The Buddha tells us to look at pretty things as just pretty, we shouldn't become attached to them. If there is a pleasant feeling we shouldn't fall for it. Goodness is not a sure thing, beauty is not a sure thing. Nothing is certain. There is nothing in this world that is a certainty. This is the truth. The things that aren't true are the things that change, such as beauty. The only truth it has is in its constant changing. If we believe that things are beautiful, when their beauty fades our mind loses its beauty too. When things are no longer good our mind loses its goodness too. When they are destroyed or damaged we suffer because we have clung to them as being our own. The Buddha tells us to see that these things are simply constructs of nature. Beauty appears and in not many days it fades. To see this is to have wisdom.

Hãy cẩn thận nếu không bạn không nhìn thấy Giáo Pháp. Bạn phải kỹ càng, nghe nhận giáo lý và xem xét kỹ về nó. Hoa này đẹp không?...Bạn có nhìn thấy sự xấu xí trong cái hoa này không?... Nó đẹp được mấy ngày?... Giờ nó sẽ ra sao?... Nó sẽ thay đổi...?... Sau ba ngày bạn phải lấy nó ra và quăng rác, đúng không? Nó đã mất hết vẻ đẹp, đã héo tàn. Mọi người cứ dính vào vẻ đẹp, dính vào cái tốt. Nếu cái gì tốt thì họ nhào hết vô. Phật đã dạy chúng ta coi những thứ đẹp như là thứ đẹp, nhưng đừng dính mắc vào nó. Ngay cả khi có một cảm giác sướng cũng đừng dính theo cảm giác sướng đó. Sự tốt đẹp không phải là chắc chắn, vẻ đẹp cũng không phải là thứ chắc chắn. Chẳng có gì là chắc chắn. Chẳng có thứ gì trên thế gian là một thứ chắc chắn. Đó là lẽ thật, đó là chân lý. Những thứ không thực là những thứ luôn thay đổi, ví dụ như sắc đẹp. Chỉ có một cái thực duy nhất đó là chúng luôn luôn thay đổi. Nếu chúng ta tin những thứ đẹp là thực đẹp, thì khi vẻ đẹp nó phai tàn tâm chúng ta cũng mất đi vẻ đẹp của tâm. Khi mọi thứ không còn tốt thì tâm chúng ta cũng mất đi sự tốt đẹp của nó. Khi thứ gì bị phai tàn hay hư hoại, chúng ta thấy khổ bởi chúng ta dính chấp vào chúng, coi chúng là của ta. Phật dạy chúng ta coi mọi thứ chỉ là những cấu tạo của tự nhiên. Vẻ đẹp có đó, rồi sau vài ngày nó phai tàn. Nhìn thấy điều này là có được trí tuệ.

Therefore we should see impermanence. If we think something is pretty we should tell ourselves it isn't, if we think something is ugly we should tell ourselves it isn't. Try to see things in this way, constantly reflect in this way. We will see the truth within untrue things, see the certainty within the things that are uncertain.

Do vậy chúng ta nên nhìn ra lẽ vô thường. Khi thấy thứ gì đẹp, tự nhắc mình nó không phải vậy. Khi thấy thứ gì xấu, tự nhắc mình nó không phải như vậy. Cứ cố tập nhìn mọi thứ theo cách như vậy, thường xuyên quán chiếu theo cách như vậy. Chúng ta sẽ nhìn thấy sự thật bên trong những thứ không thật, nhìn thấy sự chắc chắn bên trong những thứ không chắc chắn. (Sự chắc chắn là sự vô thường, và mọi thứ không chắc chắn là những thứ vô thường).

Today I have been explaining the way to understand suffering, what causes suffering, the cessation of suffering and the way leading to the cessation of suffering. When you know suffering you should throw it out. Knowing the cause of suffering you should throw it out. Practice to see the cessation of suffering. See aniccam, dukkham and anattā and suffering will cease.

Hôm nay tôi giải thích cách để hiểu về khổ, về nguyên nhân tạo ra khổ, về sự chấm dứt khổ và cách dẫn đến sự chấm dứt khổ đó. (Tứ Diệu Đế). Khi bạn biết về khổ bạn phải trừ bỏ nó đi. Biết về nguyên nhân khổ, bạn phải trừ bỏ nó đi. Tu tập để nhìn thấy và đạt đến sự chấm dứt khổ. Nhìn thấy được lẽ thật "vô thường, khổ và vô ngã", và khổ sẽ chấm dứt.

When suffering ceases where do we go? What are we practicing for? We are practicing to relinquish, not in order to gain anything. There was a woman this afternoon who told me that she is suffering. I asked her what she wants to be, and she said she wants to be enlightened. I said, ''As long as you want to be enlightened you will never become enlightened. Don't want anything.''

Khi khổ chấm dứt thì chúng ta đi về đâu? Chúng ta tu hành để làm gì? Chúng ta tu tập để từ bỏ chứ không phải để được cái gì. Chiều nay có một cô nói với tôi cổ đang khổ sở. Tôi hỏi vậy cổ muốn gì, và cổ nói cổ muốn được giác ngộ. Tôi mới nói: "Nếu có muốn được giác ngộ thì cô sẽ chẳng bao giờ giác ngộ. Đừng tham muốn gì hết".

When we know the truth of suffering we throw out suffering. When we know the cause of suffering then we don't create those causes, but instead practice to bring suffering to its cessation. The practice leading to the cessation of suffering is to see that ''this is not a self,'' ''this is not me or them.'' Seeing in this way enables suffering to cease. It's like reaching our destination and stopping. That's cessation. That's getting close to Nibbāna. To put it another way, going forward is suffering, retreating is suffering and stopping is suffering. Not going forward, not retreating and not stopping... is anything left? Body and mind cease here. This is the cessation of suffering. Hard to understand, isn't it? If we diligently and consistently study this teaching we will transcend things and reach understanding, there will be cessation. This is the ultimate teaching of the Buddha, it's the finishing point. The Buddha's teaching finishes at the point of total relinquishment.

Khi chúng ta biết sự thật về khổ, chúng ta trừ bỏ nó. Khi chúng ta biết nguyên nhân tạo ra khổ, thì chúng ta đừng tạo ra các nguyên nhân đó nữa, thay vì vậy tu tập để làm cho hết khổ. Việc tu tập để dẫn đến sự chấm dứt khổ là nhìn thấy rằng "đây không phải là một cái ta", "đây không phải là ta, không phải là họ, không phải là cái 'ai' nào hết". Nhìn thấy theo cách như vậy mới có thể làm chấm dứt khổ. Giống như việc chúng ta đi đến đích và ngừng lại. Đó là sự chấm dứt. Đó là đang gần với Niết-bàn. Nói cách khác, bước tới là khổ, bước lùi là khổ và đứng lại là khổ. Không bước tới, không bước lùi, không đứng lại...thì còn gì nữa không? Thân và tâm ngừng ở đây. Đây chính là chỗ chấm dứt khổ. Khó hiểu phải không? Nếu chúng ta chuyên cần và kiên nhẫn tìm hiểu giáo lý này chúng ta có thể chuyển hóa và đạt đến sự hiểu biết, đó là sự chấm dứt. Đây là giáo lý tột cùng của Phật, đó là điểm đích. Giáo lý của Phật kết thúc tại điểm đạt đến sự từ bỏ hoàn toàn.

Today I offer this teaching to you all and to the Venerable Master also. If there is anything wrong in it I ask your forgiveness. But don't be in a hurry to judge whether it is right or wrong, just listen to it first. If I were to give you all a fruit and tell you it's delicious, you should take note of my words, but don't believe me offhand, because you haven't tasted it yet. The teaching I give you today is the same. If you want to know whether the ''fruit'' is sweet or sour you have to slice a piece off and taste it. Then you will know its sweetness or sourness. Then you could believe me, because then you'd have seen for yourself. So please don't throw this ''fruit'' away, keep it and taste it, know its taste for yourself.

Hôm nay tôi trình bày giáo lý này cho tất cả quý vị và thầy Trụ Trì. Nếu có gì sai xin hãy bỏ qua. Nhưng chúng ta không nên vội cho điều gì là đúng hay sai, hãy cố lắng nghe trước. Nếu tôi đưa cho các bạn trái cây và nói rằng nó rất ngon, bạn chỉ nên ghi nhận như vậy chứ không nên vội tin ngay bởi vì bạn chưa tự nếm nó. Giáo lý tôi nói ra hôm nay cũng vậy. Nếu bạn muốn biết "quả" của nó là ngọt hay chua, lành hay xấu, thì bạn phải cắt một lát ra ăn thử mới biết. Lúc đó bạn sẽ biết nó chua ngọt ra sao. Vậy nên cứ nhận lấy trái cây này, đừng giục bỏ nó, cứ giữ và thử nếm nó, rồi bạn sẽ tự thấy được vị của nó là gì.

The Buddha didn't have a teacher, you know. An ascetic once asked him who his teacher was, and the Buddha answered that he didn't have one. The ascetic just walked off shaking his head. The Buddha was being too honest. He was speaking to one who couldn't know or accept the truth. That's why I tell you not to believe me. The Buddha said that to simply believe others is foolish, because there is no clear knowing within. That's why the Buddha said ''I have no teacher.'' This is the truth. But you should look at this it the right way. If you misunderstand it you won't respect your teacher. Don't go saying ''I have no teacher.'' You must rely on your teacher to tell you what is right and wrong, and then you must practice accordingly.

Phật không có thầy, quý vị đã biết đó. Một du sĩ từng hỏi Phật ai là thầy của Phật, Phật đã trả lời là mình không có thầy nào hết.Vị du sĩ kia lắc đầu bỏ đi. Đức Phật quá thẳng thật. Phật đã nói thiệt mà người đó không tin. Bởi vậy tôi cũng nói các bạn đừng tin vào lời tôi nói. Phật đã nói tin vào ai một cách dễ dàng là điều ngu xuẩn, bởi mình chưa tự hiểu biết. Đó là lý do tại sao Phật nói "Ta không có thầy". Đó là sự thật. Chúng ta phải hiểu điều này một cách đúng đắn, đừng hiểu lầm mà mất đi sự kính trọng đối với các vị thầy của bạn. Đừng có chạy ra đường và la lên: "Tôi không có thầy". Các bạn phải nhờ sư thầy chỉ dạy cho bạn cái gì đúng sai ra sao, và sau đó phải thực hành theo đúng vậy.

Today is a fortunate day for all of us. I have had a chance to meet with all of you and the Venerable Master. You wouldn't think that we could meet like this because we live so far apart. I think there must be some special reason that we have been able to meet in this way. The Buddha taught that everything that arises must have a cause. Don't forget this. There must be some cause. Perhaps in a previous existence we were brothers and sisters in the same family. It's possible. Another teacher didn't come, but I did. Why is that? Perhaps we are creating the causes in the present moment itself. This is also possible.

Hôm nay là ngày hữu duyên cho tất cả chúng ta. Tôi có duyên gặp tất cả các bạn ở đây và thầy Trụ Trì. Chúng ta không ngờ có thể gặp nhau như vậy, vì chúng ta sống ở những nơi quá cách xa nhau. Tôi nghĩ chắc phải có một số nhân duyên đặc biệt giúp chúng ta gặp nhau ở đây. Phật đã nói mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Đừng quên điều này. Phải có nguyên nhân. Ví dụ có thể trong kiếp trước chúng ta là anh chị em trong một nhà với nhau. Điều đó có thể. Các sư thầy khác không đến, nhưng tôi đến. Bởi tại sao? Có lẽ do chúng ta đã tạo những nhân duyên mà có. Có thể như vậy.

I leave you all with this teaching. May you be diligent and arduous in the practice. There is nothing better than the practice of Dhamma, Dhamma is the supporter of the whole world. People are confused these days because they do not know the Dhamma. If we have the Dhamma with us we will be content. I am happy to have had this opportunity to help you and the venerable teacher in developing the practice of Dhamma. I leave you with my heartfelt good wishes. Tomorrow I will be leaving, I'm not sure where for. This is only natural. When there is coming there must be going, when there is going there must be coming. This is how the world is. We shouldn't be overjoyed or upset by the changes in the world. There is happiness and then there is suffering; there is suffering and then there is happiness; there is gain and then there is loss; there is loss and then there is gain. This is the way things are.

Tôi để lại giáo lý này cho tất cả quý vị. Quý vị hãy siêng năng và nhiệt tâm tu tập. Không có gì tốt hơn việc tu hành theo Giáo Pháp, Giáo Pháp là người hộ vệ của cả thế gian. Ngày nay còn nhiều người vẫn ngu mờ bởi họ không hiểu biết Giáo Pháp. Nếu chúng ta có được Giáo Pháp bên mình, chúng ta sẽ thấy hài lòng, dễ sống. Tôi vui mừng vì có cơ hội này để giúp các bạn và sư thầy trụ trì phát triển việc tu tập ở đây. Tôi thực sự hết lòng mong cầu các bạn tu tập tốt. Ngày mai tôi lại ra đi, chưa biết chắc sẽ đến đâu và làm gì. Điều này chỉ là tự nhiên. Cái gì đến rồi cũng đi, có đi thì có đến. Đó là cách của thế giới. Chúng ta không nên quá vui mừng hay buồn bực với những thay đổi của thế gian. Có sướng thì có khổ; có khổ thì có sướng; có được thì có mất; có mất thì có được. Đây là cách mọi sự diễn ra.

In the Buddha's time there were disciples of the Buddha who didn't like him, because the Buddha exhorted them to be diligent, to be heedful. Those who were lazy were afraid of the Buddha and resented him. When he died, one group of disciples cried and were distressed that they would no longer have the Buddha to guide them. These ones were still not clever. Another group of disciples were pleased and relieved that they would no longer have the Buddha on their backs telling them what to do. A third group of disciples were equanimous. They reflected that what arises passes away as a natural consequence. There were these three groups. Which group do you identify with? Do you want to be one of the pleased ones or what? The group of disciples who cried when the Buddha passed away had not yet realized the Dhamma. The second group were those who resented the Buddha. He was always forbidding them from doing the things they wanted to do. They lived in fear of the Buddha's scorn and reprimands, so when he passed away they were relieved.

Thời Phật còn sống có những đệ tử không thích Phật, bởi Phật luôn thúc giục họ tu hành siêng năng, phải chú tâm tu tập. Những người lười biếng tu thì hay sợ Phật và do vậy ghét Phật. Khi Phật mất, có một số đệ tử khóc than và rầu rĩ vì họ sợ không còn Phật để chỉ dạy cho ho. Số người đó chưa đủ khôn ngoan. Một số người khác thì cảm thấy vui lòng và nhẹ nhõm vì họ không còn phải bị Phật chỉ làm như vầy như kia. Nhóm thứ ba thì bình tâm, buông xả. Họ hiểu rằng mọi thứ đến rồi đi, mọi thứ sinh rồi diệt theo đường lối tự nhiên. Có ba nhóm người như vậy. Bạn thuộc nhóm người nào? Nhóm người than khóc khi Phật mất là nhóm chưa hiểu biết Giáo Pháp. Nhóm thứ hai ghét Phật, vì bị Phật cấm làm những điều sai lạc và bị Phật thúc giục tu hành, nên họ sợ Phật quở trách. Do vậy khi Phật mất, họ thấy vui và nhẹ gánh.

These days things aren't much different. It's possible that the teacher here has some followers who are resentful towards him. They might not show it outwardly but it's there in the mind. It's normal for people who still have defilements to feel this way. Even the Buddha had people hating him. I myself have followers who resent me also. I tell them to give up evil actions but they cherish their evil actions. So they hate me. There are plenty like this. May all of you who are intelligent make yourselves firm in the practice of Dhamma.

Thời bây giờ cũng không khác mấy. Có nhiều đệ tử rất ghét thầy, bề ngoài không tỏ ra, nhưng trong bụng ghét thầy. Việc đó là bình thường, vì mọi người vẫn còn nhiều ô nhiễm. Ngay cả Phật còn có người ghét mà. Tôi cũng có những đệ tử ghét tôi. Tôi kêu họ từ bỏ những hành động bất thiện nhưng họ cứ làm những điều bất thiện. Do vậy họ ghét tôi. Nhiều người lắm. Cầu chúc cho các bạn, những người thông minh, biết làm cho bản thân mình vững chắc trong việc tu tập Giáo Pháp.

Chương 15

LIVING IN THE WORLD - SỐNG TRONG THẾ GIAN BẰNG GIÁO PHÁP

Most people still don't know the essence of meditation practice. They think that walking meditation, sitting meditation and listening to Dhamma talks are the practice. That's true too, but these are only the outer forms of practice. The real practice takes place when the mind encounters a sense object. That's the place to practice, where sense contact occurs. When people say things we don't like there is resentment, if they say things we like we experience pleasure. Now this is the place to practice. How are we going to practice with these things? This is the crucial point. If we just run around chasing after happiness and away from suffering all the time we can practice until the day we die and never see the Dhamma. This is useless. When pleasure and pain arise how are we going to use the Dhamma to be free of them? This is the point of practice.

Hầu hết mọi người đều không biết được cốt lõi của hiểu việc tu thiền. Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng việc tu tập chỉ bao gồm đi thiền, ngồi thiền và lắng nghe các sư thầy giảng Giáo Pháp. Điều đó thì cũng đúng, nhưng đó chỉ là những hình thức bề ngoài của việc tu tập. Việc tu tập thực sự là xảy ra bên trong cái tâm đang phản ứng với một đối tượng giác quan. Đó là nơi tu tập, chính ngay chỗ xảy ra sự tiếp xúc giác quan. Như vầy, khi có ai nói điều ta không thích, ta thấy bực ghét; nếu ai nói điều ta thích, ta thấy vui sướng. Ngay đây là chỗ để tu tập. Chúng ta sẽ tu tập với những điều (thích, ghét) này theo cách nào? Chỗ này mới quan trọng. Nếu chúng ta cứ luôn luôn chạy theo sướng và chạy khỏi khổ, thì dù có tu hành hết kiếp cũng chẳng bao giờ thấy được Giáo Pháp. Tu như vậy uổng công. Khi sướng và khổ khởi sinh thì chúng ta sẽ dùng Giáo Pháp theo cách nào để tự do khỏi những thứ sướng khổ đó?. Đây mới chính là chỗ để tu tập.

Usually when people encounter something disagreeable to them they don't open up to it. Such as when people are criticized: ''Don't bother me! Why blame me?'' This is someone who's closed himself off. Right there is the place to practice. When people criticize us we should listen. Are they speaking the truth? We should be open and consider what they say. Maybe there is a point to what they say, perhaps there is something blameworthy within us. They may be right and yet we immediately take offense. If people point out our faults we should strive to be rid of them and improve ourselves. This is how intelligent people will practice.

Thói thường, khi ai gặp điều gì ngược ý mình thì họ hay khép chặt, phòng thủ với điều đó. Ví dụ khi bị chê trách, họ thường nói lại: "Đừng đổ lỗi cho tôi! Sao lại trách tôi?". Đây là ta đang đóng cửa tự vệ. Ngay đây là chỗ tu tập. Khi ai chê trách mình thì mình nên lắng nghe. Họ đang nói đúng không? Ta phải mở lòng ra để xem xét họ nói gì. Có thể họ có lý khi nói vậy, có lẽ bên trong bản thân mình có những điều đáng trách. Có lẽ họ đúng, nhưng chưa gì chúng ta đã thấy tự ái, thấy bị xúc phạm. Nếu có ai nhìn ra lỗi sai của mình thì mình phải nhận ra, cố gắng sửa bỏ những lỗi sai đó và cải thiện bản thân mình. Đó là cách người khôn sẽ tu tập.

Where there is confusion is where peace can arise. When confusion is penetrated with understanding what remains is peace. Some people can't accept criticism, they're arrogant. Instead they turn around and argue. This is especially so when adults deal with children. Actually children may say some intelligent things sometimes but if you happen to be their mother, for instance, you can't give in to them. If you are a teacher your students may sometimes tell you something you didn't know, but because you are the teacher you can't listen. This is not right thinking.

Chỗ nào có ngu mờ thì chỗ đó có thể làm khởi sự bình an. Là sao? Thì sự ngu mờ có thể bị xuyên phá bằng sự hiểu biết, sau khi phá xong thì còn lại sự bình an. Nhiều người chẳng bao giờ chịu bị chê trách, đó là những kẻ ngu si rồ dại. Bị ai chê là quay lại hằn học và cãi cọ ngay. Đặc biệt là cảnh người lớn khi nói chuyện với trẻ con. Thực ra trẻ con nhiều lúc rất thông minh, sáng dạ, chúng có thể nói ra những điều rất đúng đắn, nhưng vì ỷ mình làm cha làm mẹ nên lúc nào cha mẹ cũng phán con mình là sai. Nếu bạn là thầy, học trò nhiều khi nói những điều đúng mà bạn chưa biết, nhưng chỉ vì bạn ỷ là thầy nên bạn 'không thể' lắng nghe học trò nói. Đây là cách nghĩ không đúng đắn.

In the Buddha's time there was one disciple who was very astute. At one time, as the Buddha was expounding the Dhamma, he turned to this monk and asked, ''Sāriputta, do you believe this?'' Venerable Sāriputta replied, ''No, I don't yet believe it.'' The Buddha praised his answer. ''That's very good, Sāriputta, you are one who is endowed with wisdom. One who is wise doesn't readily believe, he listens with an open mind and then weighs up the truth of that matter before believing or disbelieving.''

Hồi thời Phật có một vị đệ tử rất khôn trí. Khi Phật đang giảng Giáo Pháp, Phật quay sang vị đệ tử này và hỏi: "Này, Xá-lợi-phất thầy có tin điều này không?". Ngài Xá-lợi phất đã trả lời rằng: "Không, con chưa tin điều đó". Phạt liền khen ngợi câu trả lời: "Thật tốt lành, này Xá-lợi-phất, thầy là người được phú với trí tuệ. Người có trí thì không thực sự tin ngay, người ấy mở rộng tâm trí để lắng nghe và cân nhắc sự thật về vấn đề đó trước khi tin hay không tin".

Now the Buddha here has set a fine example for a teacher. What Venerable Sāriputta said was true, he simply spoke his true feelings. Some people would think that to say you didn't believe that teaching would be like questioning the teacher's authority, they'd be afraid to say such a thing. They'd just go ahead and agree. This is how the worldly way goes. But the Buddha didn't take offense. He said that you needn't be ashamed of those things which aren't wrong or bad. It's not wrong to say that you don't believe if you don't believe. That's why Venerable Sāriputta said, ''I don't yet believe it.'' The Buddha praised him. ''This monk has much wisdom. He carefully considers before believing anything.'' The Buddha's actions here are a good example for one who is a teacher of others. Sometimes you can learn things even from small children; don't cling blindly to positions of authority.

Đối với ai làm thầy thì Phật đã làm gương rồi đó. (Rằng học trò cũng nói những điều đúng đắn và một người thầy cũng phải biết lắng nghe và công nhận). Điều ngài Xá-lợi phất nói là đúng, ngài chỉ đơn giản nói thiệt suy nghĩ và cảm giác của mình. Nhiều người nghĩ rằng nếu nói với thầy rằng mình không tin vào điều thầy nói thì chẳng khác nào thách thức với thầy, do vậy ai cũng sợ không dám nói thẳng. Ai cũng gật đầu đồng ý, vì nếu nói không tin sợ phật ý người thầy. Nhưng Phật thì đâu phật ý, Phật thì đâu còn giận hay chấp. Phật đã từng nói rằng: chúng ta không cần phải xấu hổ với những điều mình không sai. Chẳng có gì sai nếu mình không tin và nói thẳng mình không tin. Do vậy Phật mới khen ngài Xá-lợi-phất là khôn khéo, luôn luôn suy xét cẩn thận trước khi tin vào một điều gì. Hành động của Phật là một ví dụ tốt để mọi người làm thầy noi theo. Nhiều lúc chúng ta học được nhiều điều rất hay từ những đứa trẻ, đừng có mù quáng ỷ lại vị trí, tuổi tác, ngôi vị mà không biết lắng nghe người khác. (Và khi có người dám chê trách hay góp ý về mình thì mình càng phải biết lắng nghe).

Whether you are standing, sitting, or walking around in various places, you can always study the things around you. We study in the natural way, receptive to all things, be they sights, sounds, smells, tastes, feelings or thoughts. The wise person considers them all. In the real practice, we come to the point where there are no longer any concerns weighing on the mind.

Dù bạn đang đi, đang đứng, hay đang ngồi ở đâu bạn cũng có thể học được những điều xung quanh mình. Bạn học cách của tự nhiên, nhận biết mọi thứ, từ những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, cảm giác và những ý nghĩ. Người khôn khéo xem xét tất cả những thứ đó. Tu tập thực sự là gì, là để chúng ta đi đến cái điểm ở đó không còn bất cứ thứ gì là quan trọng đặt nặng lên tâm này.

If we still don't know like and dislike as they arise, there is still some concern in our minds. If we know the truth of these things, we reflect, ''Oh, there is nothing to this feeling of liking here. It's just a feeling that arises and passes away. Dislike is nothing more, just a feeling that arises and passes away. Why make anything out of them?'' If we think that pleasure and pain are personal possessions, then we're in for trouble, we never get beyond the point of having some concern or other in an endless chain. This is how things are for most people.

Nếu chúng ta không hiểu biết về sự thích và không thích khi chúng khởi sinh, thì lúc đó vẫn còn những thứ tâm coi nhiều thứ là quan trọng, là liên quan đến 'mình'. Nếu chúng ta hiểu biết rõ sự thật của những sự thích-ghét đó, chúng ta sẽ quán niệm rằng: "À, chẳng có gì là quan trọng đối với cảm giác thích này. Thích chỉ là một cảm giác khởi sinh và biến mất. Không thích cũng không phải là gì quan trọng, chỉ là một cảm giác khởi sinh và biến mất. Tại sao ta phải quan trọng về những cảm giác thích hay không thích đó". Nếu chúng ta nghĩ sướng và khổ là những thứ của mình thì tự ta chuốc lấy rắc rối, chúng ta cứ mãi mãi coi thứ này, thứ nọ, cảm giác này, cảm giác nọ là liên quan đến mình, và cứ mãi mãi dính theo hướng đó. Đây là cách hầu hết mọi người nghĩ và liên quan đến tất cả mọi thứ.

But these days they don't often talk about the mind when teaching the Dhamma, they don't talk about the truth. If you talk the truth people even take exception. They say things like, ''He doesn't know time and place, he doesn't know how to speak nicely.'' But people should listen to the truth. A true teacher doesn't just talk from memory, he speaks the truth. People in society usually speak from memory, he speaks the truth. People in the society usually speak from memory, and what's more they usually speak in such a way as to exalt themselves. The true monk doesn't talk like that, he talks the truth, the way things are.

Nhưng thời sau này người ta ít khi nói về tâm khi họ giảng về Giáo Pháp, có nghĩa là họ không nói về sự thật. Nếu ai nói về sự thật, nói thẳng nói thật, thì họ sẽ cho là lạ lùng. Họ sẽ nói: "Ông đó nó chẳng đúng lúc đúng nơi, ổng không biết lấy lòng người nghe". Nhưng mọi người nên lắng nghe sự thật. Một người thầy thực sự thì không nói những thứ mình nhớ, mà người ấy nói sự thật. Mọi người trong xã hội thường nói lại những gì mình nhớ, nói từ trí nhớ, họ chỉ biết nói như vậy để thấy bản thân mình, học nhiều, nhớ nhiều. Một vị sư thầy không nói như vậy, vị ấy chỉ nói sự thật, nói về bản chất đường lối của mọi thứ trên đời.

No matter how much he explains the truth it's difficult for people to understand. It's hard to understand the Dhamma. If you understand the Dhamma you should practice accordingly. It may not be necessary to become a monk, although the monk's life is the ideal form for practice. To really practice, you have to forsake the confusion of the world, give up family and possessions, and take to the forests. These are the ideal places to practice.

Dù một thầy chân tu cố gắng giảng giải nhưng thật khó làm cho người ta hiểu. Hiểu được Giáo Pháp thật là khó. Nếu bạn hiểu được Giáo Pháp, bạn nên tu tập theo như vậy. Không cần phải cạo đầu đi tu mới tu tập được, dĩ vô chùa thì cũng tốt bởi môi trường tăng đoàn cũng là lý tưởng cho sự tập trung tu tập. Nhưng để tu tập thực sự, bạn phải dẹp bỏ những sự ngu mờ về thế giới, có lẽ nên từ bỏ gia đình và của cải (xuất gia), và đi vào rừng để tu. Đó là nơi lý tưởng để tu tập.

But if we still have family and responsibilities how are we to practice? Some people say it's impossible to practice Dhamma as a layperson. Consider, which group is larger, monks or lay people? There are far more lay people. Now if only the monks practice and lay people don't, then that means there's going to be a lot of confusion. This is wrong understanding. ''I can't become a monk....'' Becoming a monk isn't the point! Being a monk doesn't mean anything if you don't practice. If you really understand the practice of Dhamma then no matter what position or profession you hold in life, be it a teacher, doctor, civil servant or whatever, you can practice the Dhamma every minute of the day.

Nhưng nếu chúng ta vẫn còn nặng gánh với gia đình và đủ thứ trách nhiệm thì làm sao tu được? Một số người nói không thể nào tu nếu vẫn còn là người tại gia. Hãy coi thử, nhóm người tại gia và nhóm xuất gia nhóm nào lớn hơn? Số người tại gia lớn hơn nhiều. Nếu cứ nói kiểu đó thì càng làm rối chuyện thêm nữa. Rồi mọi người lại hiểu lầm rằng: "Tôi không thể trở thành thầy tu, tôi đâu thể xuất gia, vậy là tôi khỏi tu...". Trở thành một thầy tu để làm chi! Trở thành thầy tu mà không lo tu tập thì có nghĩa gì đâu. Nếu bạn thực sự hiểu biết về Giáo Pháp thì dù bạn có sống tại gia, đang làm giáo sư, kỹ sư, bác sĩ, công chức hay người ở đợ... thì bạn vẫn có thể tu tập theo Giáo Pháp trong từng phút từng giờ mỗi ngày.

To think you can't practice as a layman is to lose track of the path completely. Why is it people can find the incentive to do other things? If they feel they are lacking something they make an effort to obtain it. If there is sufficient desire people can do anything. Some say, ''I haven't got time to practice the Dhamma.'' I say, ''Then how come you've got time to breathe?'' Breathing is vital to people's lives. If they saw Dhamma practice as vital to their lives they would see it as important as their breathing.

Nhiều người nghĩ nếu làm người tại gia thì không tu được, nghĩ như vậy là trật đường rồi. Vậy tại sao người ta có hứng chí làm những việc khác? Khi họ thấy thiếu cái gì, họ cố gắng nỗ lực để làm được thứ đó. Nếu không có tham muốn con người chẳng làm được thứ gì. Nhiều người nói "Tôi không có đủ thời giờ để tu". Tôi nói họ: "Vậy sao quý vị có thời giờ để thở?". Thở là điều sống còn của sự sống con người. Nếu họ biết được việc tu tập Giáo Pháp là quan trọng đối với sự sống của mình thì họ sẽ coi việc tu tập là quan trọng như hơi thở thôi.

The practice of Dhamma isn't something you have to go running around for or exhaust yourself over. Just look at the feelings which arise in your mind. When the eye sees form, ear hears sounds, nose smells odors and so on, they all come to this one mind, ''the one who knows.'' Now when the mind perceives these things what happens? If we like that object we experience pleasure, if we dislike it we experience displeasure. That's all there is to it.

Việc tu tập theo Giáo Pháp không phải là chạy lăng xăng làm này làm nọ đến khi kiệt sức. Chỉ cần nhìn vào những cảm giác mỗi khi chúng khởi lên trong tâm. Khi mắt nhìn thấy những hình sắc, tai nghe thấy những âm thanh, mũi ngửi thấy những mùi hương, lưỡi nếm thấy những mùi vị... tất cả chúng đều truyền đến một cái tâm này, tâm là cái "người biết". Giờ khi tâm nhận biết những thứ đó, điều gì xảy ra? Nếu ta thích đối tượng đó, ta thấy sướng; nếu ta không thích đối tượng đó, ta thấy khó chịu. Tất cả câu chuyện chỉ là vậy. (Mọi sự khó khổ đều nằm ở chỗ đó, ngay chỗ tâm này).

So where are you going to find happiness in this world? Do you expect everybody to say only pleasant things to you all your life? Is that possible? No, it's not. If it's not possible then where are you going to go? The world is simply like this, we must know the world - lokavidū - know the truth of this world. The world is something we should clearly understand. The Buddha lived in this world, he didn't live anywhere else. He experienced family life, but he saw its limitations and detached himself from them. Now how are you as lay people going to practice? If you want to practice you must make an effort to follow the path. If you persevere with the practice you too will see the limitations of this world and be able to let go.

Vậy thì ở đâu chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc trong thế gian này? Bạn vẫn mong suốt đời tất cả mọi người đều luôn nói những lời bạn thích? Có thể được vậy sao? Không, mơ cũng không có vậy. Và nếu không thể nào có chuyện đó thì bạn sẽ đi đâu, tìm đâu?. Thế gian đơn giản là như vậy, chúng ta phải hiểu biết thế gian. Hiểu biết sự thật của thế gian (lokavidū). Thế gian là cái chúng ta nên hiểu biết rõ về nó. Phật đã sống trong thế gian này, Phật không sống ở đâu khác chúng ta. Phật trải qua đời sống gia đình với những hạnh phúc của nó, nhưng Phật nhìn ra những mặt hữu hạn chúng và Phật đã tách ly khỏi chúng. Giờ thì quý vị là những Phật tử tại gia thì phải tu tập ra sao? Nếu quý vị muốn tu, quý vị phải cố gắng đi theo con đường đạo. Nếu chịu khó tu tập theo con đường thì quý vị cũng nhìn thấy những mặt hữu hạn của thế gian này, và nhờ đó có khả năng buông bỏ (mọi tham muốn và dính mắc trên đời).

People who drink alcohol sometimes say, ''I just can't give it up.'' Why can't they give it up? Because they don't yet see the liability in it. If they clearly saw the liability of it they wouldn't have to wait to be told to give it up. If you don't see the liability of something that means you also can't see the benefit of giving it up. Your practice becomes fruitless, you are just playing at practice. If you clearly see the liability and the benefit of something you won't have to wait for others to tell you about it. Consider the story of the fisherman who finds something in his fish-trap. He knows something is in there, he can hear it flapping about inside. Thinking it's a fish, he reaches his hand into the trap, only to find a different kind of animal. He can't yet see it, so he's in two minds about it. On one hand it could be an eel, but then again it could be a snake. If he throws it away he may regret it... it could be an eel. On the other hand, if he keeps holding on to it and it turns out to be a snake it may bite him. He's caught in a state of doubt. His desire is so strong he holds on, just in case it's an eel, but the minute he brings it and sees the striped skin he throws it down straight away. He doesn't have to wait for someone to call out, ''It's a snake, it's a snake, let go!'' The sight of the snake tells him what to do much more clearly than words could do. Why? Because he sees the danger - snakes can bite! Who has to tell him about it? In the same way, if we practice till we see things as they are we won't meddle with things that are harmful.

Giống mấy người uống rượu thường nói: "Tôi bỏ rượu mà không được". Vì sao họ không thể bỏ? Bởi họ chưa nhìn ra mặt tác hại và gánh nặng trách nhiệm của nó. Nếu họ nhìn ra tác hại và gánh nặng trách nhiệm mà rượu bia gây ra, họ sẽ tự mình từ bỏ chúng chứ không cần ai khuyên răn hoặc vợ con khóc lóc năn nỉ. Nếu không thấy tác hại và gánh nặng trách nhiệm của việc rượu chè thì họ cũng chẳng thấy được mặt lợi ích của việc từ bỏ chúng. Nếu không bỏ được những thói hư tật xấu thì việc tu tập của bạn chỉ là vô ích, bạn chỉ đang tu giỡn tu chơi, chứ không tu thiệt. Nếu bạn nhìn thấy rõ rệt cái hại và cái lợi của thứ gì thì bạn sẽ tự bỏ hại chọn lợi, không cần ai khuyên răn. Giống như trong câu chuyện về người bắt cá tìm thấy thứ gì trong cái lờ bắt cá của mình. Anh ta biết có gì trong đó, vì nghe tiếng quẫy nước. Anh cho đó là cá, theo thông thường. Nhưng khi thò tay vô, anh thấy con gì dài dài, không phải cá. Không nhìn thấy được, anh chỉ nghĩ đến hai thứ, một là lươn hai là rắn. Nếu quăng lờ bỏ đi, anh lại tiếc vì có thể là lươn. (Lươn là một món ăn ngon của dân Thái Lan). Nhưng nếu giữ lại và mò tay vào bắt nó, có thể là rắn thì nó sẽ cắn. Anh ta sinh nghi ngờ. Vì tham nên vẫn tiếc và giữ lại cái lờ để bắt con 'lươn' ra. Nhưng cái gì đây, vừa thấy da nhám nhám anh ta lập tức quăng ngay. Quang ngay đúng không? Anh ta đâu cần chờ ai khuyên răn phải quăng đi để khỏi bị rắn cắn. Anh đã tự mình "nhìn thấy" mối nguy hại và tự mình "quăng bỏ" nó trong giây khắc. Tự thấy con rắn thì rõ rệt hơn ngàn lần so với những lời nói của người khác. Chẳng cần ai nói với mình về mối nguy hại đó. Tương tự vậy, nếu chúng ta tu tập đến lúc nhìn thấy bản chất mọi thứ như-chúng-là, thì chúng ta không còn lầm lẫn và ngu mờ với những thứ nguy hại.

People don't usually practice in this way, they usually practice for other things. They don't contemplate things, they don't reflect on old age, sickness and death. They only talk about non-aging and non-death, so they never develop the right feeling for Dhamma practice. They go and listen to Dhamma talks but they don't really listen. Sometimes I get invited to give talks at important functions, but it's a nuisance for me to go. Why so? Because when I look at the people gathered there I can see that they haven't come to listen to the Dhamma. Some are smelling of alcohol, some are smoking cigarettes, some are chatting... they don't look at all like people who have come out of faith in the Dhamma. Giving talks at such places is of little fruit. People who are sunk in heedlessness tend to think things like, ''When is he ever going to stop talking?... Can't do this, can't do that...'' and their minds just wander all over the place.

Mọi người thường không tu tập theo cách như vậy, họ thường tu vì những thứ khác. Họ không suy xét mọi thứ, họ không quán chiếu về sự già, bệnh, chết. Họ chỉ nói toàn những chuyện không-già, không-bệnh, không-chết, do vậy họ chẳng bao giờ tu dưỡng được cái cảm nhận đúng đắn về việc tu hành. Họ đến chùa nghe giảng Giáo Pháp, nhưng họ không thực sự lắng nghe. Nhiều lúc tôi được mời để nói chuyện trong các dịp lễ, nhưng điều đó trở thành điều khó xử đối với tôi. Vì sao? Vì khi tôi nhìn mọi người tụ tập đến đó, tôi thấy họ chẳng phải đến để lắng nghe Giáo Pháp. Một số người thậm chí còn có mùi rượu, nhiều người hút thuốc, một số thì ngồi luyên thuyên đủ chuyện... họ không có vẻ là những người đến vì lòng thành tâm với Phật Pháp. Nói chuyện ở những nơi đó không tạo ra lợi lạc gì nhiều. Một số người không thích lắng nghe chắc lại nghĩ trong đầu: "Hỏng biết khi nào ổng hết nói... Ông sư cứ nói hoài mình chẳng làm được chuyện này chuyện nọ...", và tâm trí họ cứ lăng xăng búa xua như vậy.

Sometimes they even invite me to give a talk just for the sake of formality: ''Please give us just a small Dhamma talk, Venerable Sir.'' They don't want me to talk too much, it might annoy them! As soon as I hear people say this I know what they're about. These people don't like listening to Dhamma. It annoys them. If I just give a small talk they won't understand. If you take only a little food, is it enough? Of course not.

Đôi khi họ mời tôi đến nói chuyện chỉ vì hình thức, mời cho có mặt, nên họ cứ kêu: "Thầy nói ngắn ngắn thôi nghen thầy!". Hết ngõ nói luôn, họ không muốn tôi nói nhiều, điều đó làm họ khó chịu. Khi tôi nghe họ mời mà họ dặn vậy thì tôi biết ngay họ muốn gì. Những người đó không thích nghe Giáo Pháp. Giáo Pháp chỉ quấy rầy họ. Nhưng nếu tôi chỉ nói ngắn ít, chỉ nói mấy câu thì họ đâu hiểu được gì. Nếu bạn ăn ít thì làm sao no được. Mưa lâu lâu mới thấm đất chứ.

Sometimes I'm giving a talk, just warming up to the subject, and some drunkard will call out, ''Okay, make way, make way for the Venerable Sir, he's coming out now!'' - trying to drive me away! If I meet this kind of person I get a lot of food for reflection, I get an insight into human nature. It's like a person having a bottle full of water and then asking for more. There's nowhere to put it. It isn't worth the time and energy to teach them, because their minds are already full. Pour any more in and it just overflows uselessly. If their bottle was empty there would be somewhere to put the water, and both the giver and the receiver would benefit.

Có lúc tôi vừa nói mấy cấu chưa đủ ấm giọng thì có mấy người say rượu la lên: "Rồi, mấy người tránh đường cho Sư Ông nè, sư nói xong rồi, chuẩn bị đi ra"— họ muốn đuổi tôi đi! Thiệt hết biết. Nếu tôi gặp lại những người như vậy, tôi sẽ ăn thật nhiều cho đầy tràn cái họng để...quán chiếu về điều đó, để có trí tuệ nhìn thấu suốt bản chất loại người đó. Những người đó giống như người đã uống đầy nước, không còn chỗ nào để rót vô miệng họ nữa. Uổng phí thời gian và công sức để dạy họ, bởi tâm họ đã quá đầy, không thể tiếp thu thêm được gì nữa. Đổ thêm gì vô cũng tràn ra ngoài. Nếu tâm trí họ còn chỗ nào trống thì còn có thể đổ vào một chút gì, nếu đổ vô được chút gì thì mới có chút ích cho người nhận và người đổ. (Thầy dạy mà người nghe không tiếp thu được gì thì chẳng mang lại lợi ích gì cho người dạy và người nghe).

In this way, when people are really interested in Dhamma and sit quietly, listening carefully, I feel more inspired to teach. If people don't pay attention it's just like the man with the bottle full of water... there's no room to put anymore. It's hardly worth my while talking to them. In situations like this I just don't get any energy arising to teach. You can't put much energy into giving when no-one's putting much energy into receiving.

Như vầy, khi mọi người thực sự quan tâm đến Giáo Pháp và họ ngồi im lặng, lắng nghe kỹ càng, thì tôi cảm thấy hứng thú giảng dạy. Nếu mọi người không chú tâm nghe giảng thì họ cũng giống như chai nước đầy tràn... không còn chỗ nào để rót vô nữa. Trong những tình huống như vậy, tôi không thấy khởi sinh chút năng lượng nào để giảng dạy. Tôi không thể phát huy năng lượng để giảng dạy khi mọi người không bỏ chút năng lượng để tiếp thu.

These days giving talks tends to be like this, and it's getting worse all the time. People don't search for truth, they study simply to find the necessary knowledge to make a living, raise families and look after themselves. They study for a livelihood. There may be some study of Dhamma, but not much. Students nowadays have much more knowledge than students of previous times. They have all the requisites at their disposal, everything is more convenient. But they also have a lot more confusion and suffering than before. Why is this? Because they only look for the kind of knowledge used to make a living.

Thời bây giờ giảng pháp thường là như vậy, càng ngày càng tệ hơn. Người ta không tìm kiếm sự thật, họ học hỏi những thứ chỉ đủ để kiếm sống, nuôi nấng và chăm sóc gia đình. Họ học vì sự sống sinh nhai. Có người cũng học hỏi Phật Pháp, nhưng không nhiều. Sinh viên đại học ngày nay có nhiều kiến thức hơn sinh viên ngày xưa. Họ có nhiều điều kiện để ăn học, mọi thứ thuận tiện hơn. Nhưng họ lại có nhiều sự ngu mờ hơn và nhiều sự khổ hơn những người ngày xưa. Bởi vì sao? Bởi họ chỉ tìm kiếm loại kiến thức dùng để kiếm sống.

Even the monks are like this. Sometimes I hear them say, ''I didn't become a monk to practice the Dhamma, I only ordained to study.'' These are the words of someone who has completely cut off the path of practice. There's no way ahead, it's a dead end. When these monks teach it's only from memory. They may teach one thing but their minds are in a completely different place. Such teachings aren't true.

Ngay cả các thầy tu cũng vậy. Đôi khi tôi nghe họ nói rằng: "Tôi không phải trở thành một tu sĩ để tu tập theo Giáo Pháp, tôi chỉ thọ giới để học hỏi về nó mà thôi". Đó là cách nói của những người đã cắt đứt mình khỏi con đường tu tập. Họ không còn phương hướng nào hết, đó là đường cùng ngõ cụt rồi. Khi những thầy tu đó giảng đạo thì họ chỉ nói lại theo trí nhớ. (Nghe, đọc và nói lại). Họ có thể nói một đường, nhưng tâm trí họ thì hoàn toàn nghĩ một nẻo khác. Những sự giảng dạy đó là không thực.

This is how the world is. If you try to live simply, practicing the Dhamma and living peacefully, they say you are weird and anti-social. They say you're obstructing progress in society. They even intimidate you. Eventually you might even start to believe them and revert to the worldly ways, sinking deeper and deeper into the world until it's impossible to get out. Some people say, ''I can't get out now, I've gone in to deeply.'' This is how society tends to be. It doesn't appreciate the value of Dhamma.

Thế gian cứ như vậy. Nếu bạn muốn sống giản dị, tu tập theo Phật Pháp và sống một cách bình an thì những người khác cho rằng bạn là kẻ lập dị và ngược với xã hội. Họ còn cho rằng bạn cản trở sự tiến bộ của xã hội. Họ thậm chí còn chê bai, làm khó bạn. Họ cứ ra mặt làm vậy cho đến lúc nào đó bạn cũng tin theo họ và bỏ tu, quay lại con đường trần tục, lún sâu và càng sâu vào trong đời sống thế tục đến nỗi không còn đường thoát ra khỏi nó. Nhiều người than rằng: "Tôi không thể thoát ra, tôi không thể bỏ thói đời để tu hành gì nữa, tôi đã lún sâu". Đây là xu hướng của xã hội. Xu hướng không ưu tiên coi trọng giá trị của lẽ thật, của Giáo Pháp.

The value of Dhamma isn't to be found in books. Those are just the external appearances of Dhamma, they're not the realization of Dhamma as a personal experience. If you realize the Dhamma you realize your own mind, you see the truth there. When the truth becomes apparent it cuts off the stream of delusion.

Giá trị của Giáo Pháp không được tìm thấy trong kinh sách. Kinh sách chỉ là bề ngoài của Giáo Pháp, đó không phải là sự tự thân chứng ngộ Giáo Pháp. Nếu bạn chứng ngộ Giáo Pháp thì bạn chứng ngộ cái tâm của mình, bạn nhìn thấy sự thật ở ngay đó. Khi sự thật trở nên rõ ràng thì nó sẽ cắt đứt dòng chảy vô minh.

The teaching of the Buddha is the unchanging truth, whether in the present or in any other time. The Buddha revealed this truth 2,500 years ago and it's been the truth ever since. This teaching should not be added to or taken away from. The Buddha said, ''What the Tathāgata has laid down should not be discarded, what has not been laid down by the Tathāgata should not be added on to the teachings.'' He ''sealed off'' the teachings. Why did the Buddha seal them off? Because these teachings are the words of one who has no defilements. No matter how the world may change these teachings are unaffected, they don't change with it. If something is wrong, even if people say it's right doesn't make it any the less wrong. If something is right, that doesn't change just because people say it's not. Generation after generation may come and go but these things don't change, because these teachings are the truth.

Giáo lý của Đức Phật là sự thật không thay đổi, dù là trong thời này hay thời nào. Phật đã tìm ra sự thật hơn 2.500 trước và sự thật đó vẫn là sự thật cho đến bây giờ. Giáo lý này là vậy, không nên thêm hay bớt. Phật đã từng nói rằng: "Những gì Như Lai đã nói ra thì không nên bỏ đi, những gì Như Lại không nói ra thì không nên đưa vào trong giáo lý". Phật đã "niêm phong" những giáo lý đó. Vì sao Phật phải niêm phong như vậy?. Bởi đó là lời dạy của một bậc không còn dính ô nhiễm. Dù thế gian có đổi thay ra sao, những giáo lý này vẫn không hề thay đổi. Điều gì là sai thì dù ai nói là đúng, cũng không làm nó bớt sai. Điều gì là đúng thì dù mọi người có cho là sai, cũng không làm nó bớt đúng. Điều gì đúng là đúng, điều gì thật là thật, cho dù người ta có nói gì đi nữa. Trải qua bao nhiều thế hệ sống và chết nhưng những điều đó vẫn không thay đổi, bởi những điều đó là sự thật, là lẽ thật, là chân lý.

Now who created this truth? The truth itself created the truth! Did the Buddha create it? No, he didn't. The Buddha only discovered the truth, the way things are, and then he set out to declare it. The truth is constantly true, whether a Buddha arises in the world or not. The Buddha only ''owns'' the Dhamma in this sense, he didn't actually create it. It's been here all the time. However, previously no-one had searched for and found the Deathless, then taught it as the Dhamma. He didn't invent it, it was already there.

Giờ ta có thể hỏi, vậy ai tạo ra những sự thật đó? Sự thật tự bản thân nó tạo ra sự thật! Phật có tạo ra sự thật đó không? Không, Phật không tạo ra. Phật chỉ khám phá ra sự thật, khám phá ra đường lối (quy luật) của vạn vật trên thế gian, và sau đó Phật mới chỉ dạy lại cho chúng ta. Sự thật mãi mãi là sự thật, dù Phật có xuất hiện trên thế gian này hay không. Phật chỉ "sở hữu" Giáo Pháp theo nghĩa như vậy, chứ đích thực thì Phật không tạo ra sự thật. (Sự thật có sẵn trong thế giới, Phật cũng không thể thay đổi những sự thật đó). Sự thật luôn luôn có mặt mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, trước đó không-ai đã đi tìm và tìm ra sự Bất Tử để sau đó truyền dạy lại như là Giáo Pháp. Phật không chế ra sự thật, sự thật đã có sẵn trong thế gian vũ trụ.

At some point in time the truth is illuminated and the practice of Dhamma flourishes. As time goes on and generations pass away the practice degenerates until the teaching fades away completely. After a time the teaching is re-founded and flourishes once more. As time goes on the adherents of the Dhamma multiply, prosperity sets in, and once more the teaching begins to follow the darkness of the world. And so once more it degenerates until such a time as it can no longer hold ground. Confusion reigns once more. Then it is time to re-establish the truth. In fact the truth doesn't go anywhere. When Buddhas pass away the Dhamma doesn't disappear with them.

Có thời sự thật được tỏa sáng và việc tu hành Giáo Pháp nở hoa. Khi thời đó không còn và nhiều thế hệ đã lần lượt qua đời đến thời mạt pháp, giáo lý lần lần phai nhạt cho đến lúc biến mất hoàn toàn. Rồi lại đến lúc giáo lý được lập lại và nở hoa. Hết thời hưng thịnh đến thời suy vong. Bao đời các vị Phật đã xuất hiện trên thế gian để tìm thấy và truyền thừa giáo lý sau bao nhiêu thời gian thế gian chìm trong bóng tối vô minh. Các vị Phật lần lượt qua đời, nhưng Giáo Pháp thì không biến mất theo họ. Đích thực thì sự thật (chân lý) chẳng biến đi đâu.

The world revolves like this. It's something like a mango tree. The tree matures, blossoms, and fruits appear and grow to ripeness. They become rotten and the seed goes back into the ground to become a new mango tree. The cycle starts once more. Eventually there are more ripe fruits which proceed to fall, rot, sink into the ground as seeds and grow once more into trees. This is how the world is. It doesn't go very far, it just revolves around the same old things.

Thế giới cứ xoay vòng thịnh suy thăng trầm như vậy. Giống như cây xoài. Cây lớn lên, nở hoa xoài và ra trái xoài và những trái xoài chín rụng. Khi chín rụng, hạt trái xoài rớt lại xuống đất và lại mọc lên cây xoài mới. Bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới. Nhiều trái xoài lại chín và nhiều hột xoài nữa lại rớt xuống đất và nhiều cây xoài mới lại mọc lên. Đó là cách thế giới diễn ra. Nó cũng chẳng đi đâu xa, nó cũng lòng vòng xung quanh những thứ cũ y hệt.

Our lives these days are the same. Today we are simply doing the same old things we've always done. People think too much. There are so many things for them to get interested in, but none of them leads to completion. There are the sciences like mathematics, physics, psychology and so on. You can delve into any number of them but you can only finalize things with the truth.

Sự sống của chúng ta bây giờ cũng vậy. Giờ chúng ta chỉ đang làm những thứ mà chúng ta đã làm trước kia. Mọi người đều nghĩ suy quá nhiều. Họ quan tâm tham thích đủ thứ, nhưng chẳng ai đi đến chỗ toại nguyện. Ngày nay có nhiều thứ khoa học, vật lý học, tâm lý học và đủ thứ. Chúng ta có thể đắm chìm vào những con số, nhưng cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì rốt ráo, và tất cả đều kết thúc theo lẽ thật thế gian.

Suppose there was a cart being pulled by an ox. The wheels aren't long, but the tracks are. As long as the ox pulls the cart the tracks will follow. The wheels are round yet the tracks are long; the tracks are long yet the wheels are merely circles. Just looking at a stationary cart you can't see anything long about it, but once the ox starts moving you see the tracks stretching out behind you. As long as the ox pulls, the wheels keep on turning... but there comes a day when the ox tires and throws off its harness. The ox walks off and leaves the empty cart sitting there. The wheels no longer turn. In time the cart falls apart, its components go back into the four elements - earth, water, wind and fire.

Giả như có một chiếc xe bò được kéo bởi một con bò. Bánh xe không dài, nhưng dấu xe thì dài. Khi nào con bò còn kéo xe đi, dấu bánh xe còn tiếp tục dài thêm. Bánh xe chỉ là một vòng tròn, nhưng dấu bánh xe là đường rất dài. Dấu bánh xe thì dài, nhưng bánh xe thực ra chỉ là một vòng tròn. Khi nào bò còn kéo thì vết xe còn dài thêm, dài thêm... Nhưng đến một lúc nào đó, con bò mệt mỏi và buông bỏ gọng xe bò. Con bò đi khỏi và bỏ lại chiếc xe không ở đó. Bánh xe không còn quay. Lúc đó xe cũng mục hư, tất cả quay trở lại các yếu tố– đất, nước, gió, lửa.

Searching for peace within the world you stretch the cart wheel tracks endlessly behind you. As long as you follow the world there is no stopping, no rest. If you simply stop following it, the cart comes to rest, the wheels no longer turn. Following the world turns the wheels ceaselessly. Creating bad kamma is like this. As long as you follow the old ways there is no stopping. If you stop there is stopping. This is how we practice the Dhamma.

Trong khi đi tìm sự bình an trên thế gian, bạn kéo lê chiếc xe để lại dấu bánh xe dài ở đằng sau. Khi nào bạn còn chạy theo thế gian thì vẫn chưa dừng lại, vẫn chưa nghỉ ngơi. Nếu bạn chỉ cần dừng, không còn chạy theo nó, bánh xe ngừng quay, xe được nghỉ ngơi. Cứ chạy theo thế gian thì bánh xe cứ tiếp tục quay. Tạo nghiệp là giống như vậy, tạo nghiệp xấu là giống như vậy. Còn chạy theo thói tật cố hữu là vẫn còn chạy, chưa chịu dừng lại. Nếu biết dừng lại thì mới có chỗ dừng lại. Biết dừng lại, đó là cách chúng ta tu tập. (Tu có nghĩa là tập dừng lại mọi thứ, dừng mọi hành vi và ý nghĩ tạo nghiệp, là đi đến chỗ nghỉ ngơi và bình an).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro