Trắc nghiệm chương 4: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KÉP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Tác dụng của tài khoản kế toán là: 

a. Phản ánh tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm của từng đối tượng kế toán.

B. Phản ánh tính hình hiện có và biến động của từng đối tượng kế toán một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống.

c. Phản ánh tình hình biến động chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

d. Các câu trên đều sai.

2. Kế toán tổng hợp được thể hiện ở: 

A. Các tài khoản cấp 1 và các sổ kế toán tổng hợp khác

b. Các sổ tài khoản cấp 2 

c. Các sổ tài khoản cấp 2, cấp 3 và sổ chi tiết 

d. a và b

3. Kế toán chi tiết được thể hiện ở: 

a. Các sổ tài khoản cấp 2

b. Các sổ tài khoản cấp 3

c. Các sổ chi tiết 

D. Tất cả đều đúng

4. Tài khoản hao mòn TSCĐ thuộc loại: 

a. Tài khoản phản ánh tài sản 

b. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản 

c. Tài khoản phản ánh nguồn vốn 

D. a và b

5. Tài khoản vay ngắn hạn thuộc loại: 

a. Tài khoản phản ánh tài sản 

b. Tài khoản phản ánh nợ phải trả 

c. Tài khoản phản ánh nguồn vốn 

D. b và c

6. Căn cứ để kế toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh là: *

a. Căn cứ vào sổ kế toán

B. Căn cứ vào chứng từ kế toán

c. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán

d. Tất cả đều sai

7. Nội dung của phương pháp ghi sổ kép là: 

A. Ghi nợ phải ghi có; số tiền ghi nợ, có phải bằng nhau. 

b. Ghi nhiều nợ đối ứng với nhiều có. 

c. Ghi một bên có đối ứng với nhiều bên nợ. 

d. Tất cả đều sai. 

8. Số dư của các tài khoản 

a. Bất kỳ tài khoản nào lúc cuối kỳ cũng có số dư cuối kỳ bên nợ hoặc bên có. 

b. Các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí sản xuất kinh doanh có số dư cuối kỳ nằm bên nợ. 

c. Các tài khoản phản ánh nguồn vốn và doanh thu bán hàng có số dư cuối kỳ nằm bên có. 

D. Tất cả đều sai. 

9. Số dư cuối kỳ nằm ở bên Nợ gồm có các tài khoản: 

A. Loại 1 và loại 2 

b. Loại 3 và loại 4 

c. Loại 5 và loại 6 

d. Loại 7 và loại 8 

10. Ghi sổ kép là: 

a. Phản ánh số dư đầu kỳ, tình hình tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ của một tài khoản nào đó. 

b. Ghi đồng thời trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp của một tài khoản khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 

C. Chi đồng thời ít nhất 2 tài khoản có liên quan để phản ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 

d. Ghi cùng một lúc 2 nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 

11. Nghiệp vụ "Mua hàng hoá nhập kho, chưa thanh toán tiền cho người bán" sẽ làm cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi: 

a. Tài sản tăng, Nguồn vốn chủ sở hữu giảm. 

B. Tài sản tăng, Nguồn vốn tăng. 

c. Tài sản giảm, Nợ phải trả tăng.

 d. Không đáp án nào đúng.

12. Nghiệp vụ "Mua tài sản cố định đưa vào sử dụng, đã thanh toán 50% bằng tiền gửi ngân hàng và 50% vay dài hạn thanh toán" thuộc quan hệ đối ứng: 

a. Tài sản tăng – Tài sản giảm.

B. Tài sản tăng thêm – Nguồn vốn tăng 

c. Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm. 
d. Các câu trên đều sai.

13. Khi đơn vị trích lợi nhuận bổ sung quỹ khen thưởng: 

a. Tổng nguồn vốn của đơn vị không thay đổi. 

b. Tổng tài sản của đơn vị không thay đổi.

c. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ thay đổi cơ cấu. 

D. Các câu trên đều đúng.

14. Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng 100.000.000 đồng để thanh toán nợ cho người bán, nghiệp vụ này làm cho: 

a. Tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 100.000.000 đồng. 

b. Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp giảm 100.000.000 đồng. 

c. Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 100.000.000 đồng. 

D. Tổng Nguồn vốn của doanh nghiệp không thay đổi.

15. Khi doanh nghiệp nhận tiền đóng kí quỹ của cơ sở đại lý: 

a. Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng thêm. 

b. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm. 

C. Tài sản và Nợ phải trả cùng tăng một lượng bằng nhau. 

d. Các quỹ của doanh nghiệp tăng thêm.

16. Nghiệp vụ "Trả lương kì trước còn nợ cho công nhân bằng tiền mặt" làm cho: 

a. Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng thêm. 

b. Tài sản của doanh nghiệp giảm. 

c. Quy mô tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp không thay đổi. 

D. Nợ phải trả và tài sản giảm.

17. Nghiệp vụ "Trả lương còn nợ cho công nhân bằng tiền mặt" sẽ được định khoản: 

a. Nợ TK Chi phí nhân công/ Có TK tiền mặt. 

b. Nợ TK Tiền mặt/ Có TK Chi phí nhân công. 

c. Nợ TK Tiền mặt/ Có TK Phải trả người lao động. 

D. Nợ TK Phải trả người lao động/ Có TK Tiền mặt.

18. Nghiệp vụ "Nhập kho thành phẩm từ sản xuất" được kế toán định khoản: (hông ra thi)

a. Nợ TK Thành phẩm/Có TK Tiền mặt. 

b. Nợ TK Thành phẩm/Có TK Tiền gửi ngân hàng.

 c. Nợ TK Hàng hoá/Có TK Tiền mặt. 

D. Nợ TK Thành phẩm/Có TK Sản phẩm, dịch vụ dở dang.

19. Nghiệp vụ nào sau đây được ghi sổ bằng định khoản "Nợ TK Tiền mặt/Có TK Tiền gửi ngân hàng": 

a. Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng. 

B. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt.

 c. Vay ngân hàng nhập quỹ tiền mặt. 

d. Các câu trên đều sai.

20. Nghiệp vụ nào sau đây phù hợp với định khoản kế toán "Nợ TK Phải trả người bán/ Có TK Tiền gửi ngân hàng": 

a. Đặt trước tiền hàng cho người bán bằng chuyển khoản. 

b. Trả nợ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. 

c. Người bán trả lại tiền thừa bằng tiền gửi ngân hàng. 

D. a hoặc b. 

e. b hoặc c.

21. Nghiệp vụ "xuất kho thành phẩm gửi bán" được phản ánh là: (không học)

A. Nợ TK "Hàng gửi bán"/Có TK "Thành phẩm"

b. Nợ TK "Thành phẩm"/Có TK "Hàng gửi bán"

c. Nợ TK "Hàng gửi bán"/Có TK "Hàng hóa"

d. Nợ TK "Hàng hóa"/Có TK "Hàng gửi bán"

22. Số tiền đặt trước mà doanh nghiệp nhận được từ khách hàng được ghi vào: 

a. Bên Nợ TK "Phải trả người bán"

b. Bên Có TK "Phải trả người bán"

c. Bên Nợ TK "Phải thu khách hàng"

D. Bên Có TK "Phải thu khách hàng"

23. Khách hàng đặt trước tiền hàng cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, kế toán ghi: 

a. Nợ TK "Tiền mặt"/ Có TK "Phải trả người bán"

b. Nợ TK "Phải trả người bán"/Có TK "Tiền mặt"

C. Nợ TK "Tiền mặt"/Có TK "Phải thu khách hàng"

d. Nợ TK "Phải thu khách hàng"/Có TK "Tiền mặt"

24. Nghiệp vụ mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán được hạch toán: 

a. Nợ TK "Nguyên vật liệu"/Có TK "Tiền mặt"

b. Nợ TK "Hàng hóa"/Có TK "Phải trả người bán"

c. Nợ TK "Phải trả người bán"/Có TK "Nguyên vật liệu"

D. Nợ TK "Nguyên vật liệu"/Có TK "Phải trả người bán"

Hãy đưa ra nhận định đúng/sai cho mỗi câu sau:

1. Định khoản phức tạp phải được tách thành các định khoản giản đơn để ghi sổ. 

Đúng 

Sai .

2. Bên phải tài khoản Nguồn vốn là bên Có, ngược lại, bên phải tài khoản Tài sản là bên Nợ.

Đúng

Sai .

3. Tài khoản theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh ghi tăng bên Nợ và luôn có số dư bên Nợ. 

Đúng 

Sai .

4. Tất cả các định khoản kế toán đều phải liên quan đến từ 2 tài khoản trở lên. 

Đúng .

Sai 

5. Không có định khoản kế toán nào chỉ ghi Có duy nhất 1 tài khoản. 

Đúng .

Sai 

6. Cách ghi tăng, giảm trên các tài khoản theo dõi chi phí phải ngược với cách ghi tăng, giảm trên các tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu. 

Đúng .

Sai 

7. Tài khoản Xác định kết quả có mặt trong Bảng cân đối tài khoản. 

Đúng .

Sai 

8. Lập bảng cân đối tài khoản không phải là công việc bắt buộc trước khi lập Báo cáo tài chính.

Đúng

Sai .

9. Tổng phát sinh Nợ của các tài khoản bằng tổng phát sinh Có của các tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản. 

Đúng .

Sai 

10. Nghiệp vụ "Trả trước tiền mua nguyên vật liệu cho người bán bằng tiền mặt" thuộc quan hệ đối ứng "Tài sản giảm, nguồn vốn giảm". 

Đúng 

Sai .

11. Nghiệp vụ "Trả trước tiền mua nguyên vật liệu cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng" thuộc quan hệ đối ứng "Tài sản này tăng, tài sản khác giảm". 

Đúng .

Sai 

12. Nghiệp vụ "Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh bằng tiền" thuộc quan hệ đối ứng "Tài sản này tăng, tài sản khác giảm". 

Đúng 

Sai .

13. Tài khoản Xác định kết quả do không có số dư nên không có mặt trong bảng cân đối tài khoản. 

Đúng 

Sai .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro