LÁ THƯ TRONG CỔ ÁO - Tác giả: Phạm Việt Long

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đối với ông Trần Trọng Vọng, một người yêu nước không cần thiết phải có đức tính trọng dụng hàng nội. Ông thường bảo con cháu rằng phải dùng hàng ngoại mới tiết kiệm, vì nó đẹp, nó bền, nó xứng đáng với đồng tiền bát gạo mình bỏ ra.

Nói sao làm vậy, mọi thứ đồ dùng trong nhà, ông đều dùng hàng ngoại. Chỉ có đất để làm nhà không thể nhập khẩu, cho nên ông cất ngôi lầu 4 tầng 1 tum ngay trên mảnh đất cha ông để lại, chứ nếu nhập được, chắc ông sẽ nhập đất Pháp về làm nhà cho phù hợp với ngôi nhà kiểu Pháp mà ông gửi mua thiết kế tận bên Pháp. Còn mọi thứ, từ xe máy, ti vi đến máy giặt, giường tủ... đều là hàng ngoại. Chỉ những thứ thông dụng mà người ta chưa nhập vào được ông mới dùng hàng nội. Nhưng đến khi đất nước mở rộng cửa, người ta nhập khẩu đến cả cây tăm xỉa răng, lọ dưa muối, hạt gạo... thì ông cũng loại trừ ngay mấy thứ hàng nội vẫn dùng trước đây. Loại gạo thơm ngoại, ông khen nó dẻo, ngọt hơn gạo dự quê ta, ăn vào có chất hơn, từ này cả nhà chỉ được ăn gạo Thái nhập. Loại tăm Hội người mù làm bằng tre, trước đây ông bảo nên dùng, vì để ủng hộ những người bị tàn tật, nay ông bảo nó sắc cạnh quá, xỉa chảy máu chân răng, trong khi đó tăm Thái tròn, nhẵn, xỉa "êm cả răng", dùng là phải. Vân vân. Riêng anh Bảo, con ông, thì ca thán là loại tăm gỗ này rất dễ gãy, lại to quá cỡ, xỉa vừa làm giắt răng thêm, vừa làm kẽ răng thưa hoác ra.

Tuy vậy, ông Vọng vẫn chưa thật thỏa mãn lắm lòng hướng ngoại của mình, vì ông chưa bao giờ được mua những thứ hàng đó ngay ở nước ngoài. May thay, gần nghỉ hưu, ông được cơ quan chiếu cố cho đi Pháp một chuyến cùng đoàn của Bộ ký Hiệp định. Với số tiền được cấp, ngoài quà cáp cho vợ con, ông tìm mua bằng được một chiếc áo sơ mi trắng dài tay. Ông vẫn ước ao áo của Pháp, vì ông nói rằng Pháp là cha đẻ của loại áo sơ mi mà loài người đang dùng.

Về nhà, ông thú vị nhất là đã tự tay mua tận bên Pháp chiếc áo sơ mi hết sức ưng ý. Mọi đồ dùng khác mua tại Pháp cũng tốt, nhưng chỉ ở mức bình thường, không bì được với chiếc áo sơ mi vừa sít như may đo cho ông. Chẳng thế mà riêng tiền mua nó đã bằng tiền mua tất cả quà cáp cho gia đình, bạn bè. Ông gọi con trai thứ hai của ông là Trần Trọng Bảo, công nhân kiểm tra chất lượng xí nghiệp may Mười, lại vừa khoe, vừa dạy dỗ:

- Con làm ở xí nghiệp may, phải học tập cái anh Pháp này. Con xem, đường chỉ nó may mới đều đặn, chắc chắn làm sao. Tuyệt nhất là cái cổ, vừa ôm gáy, vừa dựng, mặc vào con người lịch sự lên gấp mười lần. Gớm, nhìn cái sơ mi ta may mà phát khiếp, nhăn nhúm, xộc xệch, mặc vào trông người ta hèn đi như con sâu con bọ, không thể chấp nhận được.

Anh Bảo nhỏ nhẹ:

- Vâng, con xin học tập. Nhưng ba ạ, ngành may nước ta cũng rất có uy tín trên thế giới. Sản phẩm may mặc xuất khẩu của ta có giá trị lớn, chỉ sau ngành Dầu khí thôi ba ạ!

Ông Vọng cười khẩy:

- Tôi biết rồi, anh khỏi phải thuyết. Khốn nỗi, quần áo xuất khẩu sang Tây, chắc là họ đưa về nông thôn, vùng núi cho những người nhà quê, chứ người thành thị ai thèm dùng hàng của ta!

Anh Bảo chỉ mủm mỉm cười.

Quý chiếc áo do chính tay mình mua được của Pháp ngay tại nước Pháp, ông Vọng dùng khá thường xuyên. Được cái nó bền, lại được giặt bằng thứ bột giặt siêu sạch, cho nên dù đã dùng đến 2 năm, trông vẫn như mới (cũng cần nói thêm rằng thứ bột giặt này của nội, nhưng được ông Tây quảng cáo trên truyền hình bằng cái giọng lơ lớ nên ông Vọng coi như hàng ngoại và cho phép gia đình dùng).

Một hôm, vợ ông Vọng đang là chiếc áo sơ mi Pháp của ông thì có người gọi cổng. Vội vã, bà đặt chiếc bàn là ngay trên cổ áo đang là dở, chạy vội ra. Mải tiếp khách, đến khi ngửi mùi khét, bà mới chạy vội vào, nhấc bàn là ra, thì cổ áo đã bị cháy xém. Ông Vọng nghe vợ gọi, chạy xồng xộc từ trên gác xuống, nhấc vội chiếc áo sơ mi lên, suýt soa:

- Có khổ tôi không kia chứ, chiếc áo Pháp này ở Hà Nội là chiếc áo độc nhất vô nhị, làm sao bây giờ!

Trong khi sờ nắn cái áo, ông thấy phần lót cổ áo hơi cồm cộm. Lần ra thì thấy một mảnh giấy nhỏ có ghi mấy dòng chữ cũng nhỏ ly ti với hai ngôn ngữ Pháp, Việt. Ông Vọng phải lấy kính lúp soi và đọc được như sau:

Thưa quý khách hàng! Mong quý khách đóng góp ý kiến cho chúng tôi về loại áo sơ mi này, loại mà chúng tôi đang thử nghiệm cắt may theo phương pháp mới. Địa chỉ: Trần Trọng Bảo, xí nghiệp may Mười, Hà Nội, Việt Nam!

LETTER IN THE COLLAR

For Mr. Tran Trong Vong, it is not necessary for a patriot to have the virtue of respecting domestic goods. He often told his children that he had to use foreign goods to save money, because it was beautiful, it was durable, and it was worth the money he spent.

How can I say that, all the household appliances, he uses foreign goods. Only land to build a house cannot be imported, so he built a house on the 4th floor, 1 tum, right on the land his father left, but if he could import it, he would probably import French land to make a house to suit the house. French style that he sent to buy designs in France. And everything, from motorbikes, televisions to washing machines, beds, wardrobes... are all foreign goods. Only the common things that people could not import he used domestic products. But when the country opened its doors, people imported even toothpicks, jars of pickles, rice grains ... he also excluded some domestic goods that were still used before. Foreign fragrant rice, he praised it as flexible, sweeter than rice from our hometown, eating more quality, from now on, the whole family can only eat imported Thai rice. The type of toothpick made by the Association of the Blind made of bamboo, before he said to use it, because to support the disabled, now he said it was too sharp, flossing bleeding roots, while Thai toothpicks were round, smooth, and flossed. "smooth even teeth", use is right. Et cetera. As for Mr. Bao, his son, lamented that this type of wooden toothpick was very easy to break, and was too big, and the floss just made more teeth and opened the gap between the teeth.

However, Mr. Vong is still not very satisfied with his extroversion, because he has never been able to buy such goods overseas. Fortunately, near retirement, he was granted permission by the agency to go to France with the delegation of the Ministry to sign the Agreement. With the money provided, in addition to gifts for his wife and children, he managed to buy a white long-sleeved shirt. He still longs for the French shirt, because he says that France is the father of the shirt that mankind is wearing.

At home, the most interesting thing is that he personally bought a shirt in France that he really liked. All the other items bought in France were fine, but only mediocre, no match for the shirt that fits him like a tailor. Not that the money to buy it alone is equal to the money to buy all the gifts for family and friends. He called his second son Tran Trong Bao, a worker to check the quality of Muoi garment factory, and showed and taught:

- I work at a garment factory, I have to learn from this French guy. You see, the stitches it sews are regular, sure. The best thing is the neck, holding the nape of the neck, standing up, wearing a polite person ten times more. Horrible, looking at the shirt I sew is horrible, wrinkled, sloppy, wearing it looks like a coward like a worm, unacceptable.

Little Anh Bao:

- Yes, I want to study. But dad, our country's garment industry is also very prestigious in the world. Our export garment products have great value, only after the Oil and Gas industry, sir!

Mr. Vong sneered.

- I know, you don't have to lecture. Unfortunately, clothes are exported to the West, they must be sent to the countryside, the mountains for the people in the countryside, but urban people who want to use our products!

Bao just smiled.

The shirt bought by himself from France in France, Mr. Vong uses it quite often. Because it is durable, it is washed with super clean washing powder, so even after 2 years of use, it still looks like new (it should also be added that this washing powder belongs to Grandma, but was advertised by Mr. Tay on television. In a careless voice, Mr. Vong considers it a foreign product and allows his family to use it).

One day, Mr. Vong's wife was making his French shirt when someone called the gate. Hastily, she put the iron right on the collar of the unfinished iron, and rushed out. Busy receiving guests, until she smelled the burning smell, she rushed in, lifted the iron, and the collar of her shirt was scorched. Mr. Vong heard his wife call, rushed down from upstairs, quickly picked up his shirt, almost:

- Is it difficult for me, this French shirt in Hanoi is a unique shirt, what to do!

While he felt the shirt, he noticed that the lining of the collar was a bit wobbly. When I found out, I saw a small piece of paper with a few tiny words written in two languages ​​French and Vietnamese. Mr. Vong had to take a magnifying glass and read the following:

Dear customers! Please give us your feedback on this shirt, which we are experimenting with cutting and sewing in a new way. Address: Tran Trong Bao, Muoi Garment Factory, Hanoi, Vietnam! 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro