I) TẠI SAO ÁP LỰC HỌC TẬP LẠI LÀ VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG CẦN PHẢI BÀN LUẬN?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Khi xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải không ngừng học tập, luôn chạy theo những điều mới để bắt kịp với thời đại. Cha mẹ luôn muốn con cái mình có thể phát triển tốt nhất, luôn muốn con làm mình hãnh diện, bởi thế mà không ngừng thúc ép con phải học tập bằng cách đăng ký thật nhiều lớn học thêm, đặt ra các luật lệ và luôn không hài lòng với điểm số của con. Bởi thế mà ngày nay, áp lực học tập luôn đè nặng trên vai bất cứ học sinh, sinh viên nào. Có thể thấy rằng, trẻ em hiện nay thường học thêm từ rất sớm. Ngay từ mẫu giáo đã bắt đầu học tiếng anh, học âm nhạc. Khi đến tuổi đến trường thì luôn kín lịch học, kể cả cuối tuần và không có thời gian nghỉ ngơi. Càng lên lớp cao áp lực học tập càng lớn để chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp. Những kỳ vọng mà phụ huynh đặt ra cho con cũng ngày càng cao hơn khiến rất nhiều đứa trẻ cảm thấy sợ hãi việc học tập, thi cử, trường lớp.Một kết quả khảo sát trên thực tế, có đến gần 80% học sinh, sinh viên chỉ ngủ dưới 8 tiếng một ngày. Trong khi đó, với lứa tuổi dưới 18, giấc ngủ là rất quan trọng để phát triển cơ thể toàn diện nhất, về cả mặt tinh thần và thể chất. Rất nhiều trẻ em dù mới chỉ học lớp 6, lớp 7 đã phải thức đến 11 – 12h đêm để học bài, hôm sau lại dậy sớm từ 5 – 6h sáng để ôn tập. Đồng thời cũng có đến hơn 44% học sinh cho biết các em nói rằng từ rất lâu mình đã không được ngủ trưa.Các khảo sát cũng cho thấy cứ 10 học sinh thiếu ngủ thì có đến 8 bạn cảm thấy rất mệt mỏi trên lớp, khả năng tiếp thu cũng giảm sút. Kết quả thống kê trên 74 trường THPT, 34 trường THCS, 8 trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác tại TPHCM cũng cho biết có trên 50% học sinh cảm thấy không có động lực học tập, hơn 30% cảm thấy stress, áp lực do học tập. Đặc biệt cũng không ít học sinh đã từng nghĩ đến tự tử bởi cảm thấy quá áp lực từ gia đình. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết việc học tập mới chỉ được đánh giá qua lý thuyết, tức là thể hiện trên mặt điểm số. Thế mạnh của mỗi người là khác nhau, có những người không giỏi toán nhưng lại giỏi văn; có những người không giỏi ghi nhớ, học tập nhưng lại có kỹ năng diễn giải rất tốt. Tuy nhiên phụ huynh thường chỉ nhìn qua điểm số để đánh giá năng lực của con, không chịu chấp nhận các năng lực, cố gắng của con.Một thực trạng đáng buồn và vẫn đang diễn ra chính là rất nhiều học sinh có xu hướng làm đau bản thân, sử dụng chất kích thích, đã từng hoặc đang có ý định tự tử. Trong những năm gần đây, báo chí đã đưa không ít các tin tức học sinh, sinh viên tự tử vì bị điểm kém, vì không vào được trường chuyên, vì không đậu đại học cũng bắt nguồn từ những áp lực học tập mà gia đình đề ra. Cho dù truyền thông đã đưa tin và cảnh báo rất nhiều về những vấn đề này nhưng thực trạng này vẫn đang tiếp tục tiếp diễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro