1.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

❤31/10/2019 - 20/12/2019❤

Bởi vì bối cảnh của fic trong thời bao cấp (từ năm 1975 - 1986) nên sự hiểu biết của tôi không nhiều, vậy nên có gì sai sót mong mọi người chỉ ra giúp tôi nhé ;^;

70% idea và lời văn của cô darklilith1, 20% là của tôi và 10% yếu tố còn lại dựa theo lời kể có thật của mẹ tôi về thời bao cấp của Việt Nam hồi xưa

Bản quyền fic thuần Việt đã được cấp phép từ đại thần Bảo Huỳnh.

Lưu ý về tên nhân vật:
- Naib Subedar: Sơn Nam Bách
- Eli Clark: Cao Y Lam

(Ỳe tôi biết nghe nó giống tên Hán Việt nhưng mà dựa theo tên Tây thì tôi nghĩ được thế này thôi sorry)

Headcanon Naib 20 tuổi, Eli 16 tuổi

Xin lỗi cô chủ req vì đã ngâm dấm lâu quá ;-;

Vậy thôi nhé. Enjoy~
_________________________

Naib rút điếu thuốc ra, bật cái zippo lên nhóm lửa rồi tắt đi, miệng ngậm điếu thuốc mới châm, rít một hơi thật sâu, như tham lam đem lấy hương vị lá thuốc vào khắp buồng phổi, Khói trắng mỏng tang thi nhau tuôn ra khỏi Naib, tựa như những tâm sự từ đáy lòng không thể nào cất thành lời. Anh đang ngồi ở dãy ghế rỉ sắt ở nhà ga, ngắm nhìn dòng người đông đúc, tiếng nói cười ý ới, những bước chân lộp cộp với những con người xuất thân đủ thể loại tầng lớp xã hội cũng không thể làm Naib dứt ra khỏi cơn nhàm chán đến cực độ.

Trái ngược với những hoạt động náo nhiệt của những vị khách ở nhà ga, tâm trạng của Naib hiện tại phẳng lặng, trầm lắng và một chút buồn phiền. Chốc chốc, anh lại ngước mắt nhìn lên toà tháp đồng hồ, lặng lẽ quan sát từng nhịp tích tắc của chiếc kim giây nhỏ bé. Cũng sắp đến lúc rồi, Naib thầm nghĩ vậy

Tiếng còi tàu tu tu reo lên, tiếng bánh xe xình xịch chạy đến rồi bất thình lình thắng lại cái rầm khiến cho ai cũng phải nhanh chóng bịt tay lại, chỉ trừ Naib, anh vẫn bình thản như không, dường như không có một chút hứng thú nào đối với việc tham gia vào đám đông xô bồ kia chen chúc lên con tàu chật hẹp. Mãi đến lúc thông báo tàu sẽ rời ga trong mười lăm phút nữa, lúc này anh mới vác cái hành lí của mình, lặng lẽ đưa vé cho người soát vé và cất hành lý rồi ngồi vào chỗ của mình, Naib y hệt như một cái máy được lập trình sẵn mà cử động từng thao tác một.

Anh khẽ liếc nhìn qua cửa sổ của tàu, những bông tuyết nhỏ rơi từ trên trời xuống, như những cánh hoa bồ công anh bay theo gió mà nhẹ nhàng lùa vào khe cửa, Naib từ từ thiếp đi trong giấc mộng êm đềm, hình ảnh cuối cùng trong đầu hắn là bông tuyết trắng nhỏ. Trắng, thật mỏng manh, cũng thật thuần khiết như người nào đó....
_________________________

     - SƠN.NAM.BÁCH!!!!

Ông Sơn tức tối gọi đứa con trai quý tử của mình, không kiềm chế được cơn tức giận. Bà Sơn ngồi bên cạnh cố hạ hỏa cho ông, rót nước chè ra chiếc chén sứ màu ngọc bích
     - Thôi nào ông, con trai đêm qua đi về muộn, để nó nghỉ thêm một lúc nữa hẵng gọi xuống
    - Không được! Bà cứ thế nên giờ nó sinh hư không coi ai ra gì rồi đấy! Bây giờ tôi phải giáo huấn lại nó chứ không thế này thì vài năm sau làm sao nó quản lý được sự nghiệp! Nam Bách!!!! Xuống đây ngay!!!

Phải đợi vài phút sau, Nam Bách mới lò dò uể oải đi từ cầu thang xuống, giọng nói vẫn còn ngái ngủ
     - Dạ? Bố gọi con?

Thấy thằng con phá gia chi tử của mình vẫn còn thản nhiên như chưa có chuyện gì, ông Sơn càng mất bình tĩnh mà tát "bốp" một phát vào mặt anh, Bách sững sờ nhìn bố mình, bà lại càng hoảng hốt hơn, cố ngăn chồng đánh con thêm lần nữa.
    - Mày còn cái gì không phá nữa hả!? Mày nhìn cái này đi!

Ông Sơn ném một tập giấy dày trước mặt bàn, Nam Bách bình tĩnh cầm lên xem, đều là những tờ hoá đơn về số tiền khủng mà anh đã tiêu pha, thậm chí còn lên đến hẳn những vài nghìn đồng! Anh im lặng nhìn những tờ giấy đó đợi gió thổi đi , bà Sơn cũng không biết bênh con trai thế nào, không khí trong nhà cực kì căng thẳng. Rồi ông Sơn thở dài mệt mỏi, hỏi bằng giọng lạnh tanh
    - Mày định tiêu pha hoang phí như thế này mãi à? Đến mức phải bán nhà đi luôn sao?
    - Con.....
    - Thôi đừng mở mồm ra mà hứa nữa. Mày hứa hàng trăm lần rồi mà có thay đổi gì đâu.
     - Thôi ông à, tha cho con một lần đi...
     - Không! Lần này bà đừng hòng mà bao biện cho nó nữa, nhìn cái mặt nhâng nháo này biết được nó đếch có chút hối lỗi nào cả!

Bà Sơn ngồi cạnh luống cuống ra điều hạ hoả cho ông, vội quơ lấy chiếc ấm bên cạnh rót chè. Nước chè xanh mới pha thơm lừng, nhè nhẹ lấp đầy lấy chiếc chén sứ màu ngọc bích, những ngụm khói toả ra nghi ngú. Hít một hơi dài, ông Sơn chỉ hờ hững phán
     - Tao có quen một người họ Cao ở Hải Phòng và đã gửi thư thông báo trước cho bà ấy rồi, mày sẽ ở đó một thời gian để học hỏi và hiểu được tiền bạc khó kiếm đến mức nào, giờ đi nghỉ ngơi sớm rồi mai-

Chưa kịp để bố mình nói hết câu, anh đã vội vàng xen vào
      - Cái gì!? Bố đuổi con đi á!? Bố không còn thương con sao!?

Người Nam Bách có chút run lên vì quá đỗi ngạc nhiên. Không thể nào....cho dù anh có hay phá phách đến đâu nhưng bố vẫn chỉ luôn mắng mỏ một lúc rồi bỏ qua thôi. Sao lần này lại nghiêm trọng đến vậy?
     - Ừ. Tao phải làm vậy tạm thời trong một thời gian, để cho mày hiểu được giá trị của đồng tiền như thế nào. Và bà, đừng có tọc mạch và khóc lóc cho thằng bé lần này nữa. Ý tôi đã quyết rồi

Bà Sơn muốn nói thêm vài câu nữa, nhưng bị ông chồng lườm đến lạnh người nên bèn im lặng, hướng nhìn tới con trai phản bác, thật sự bà không ưa cái người họ Cao kia chút nào, càng nghĩ đến việc đứa con quý tử của mình phải đến đó khiến bà càng khó chịu hơn.

Nhưng Nam Bách chỉ nhìn bố mình vài giây, rồi mới ngoan ngoãn gật đầu
     - Vâng ạ, con sẽ làm theo lời bố...
     - Bách!!! Con thật sự muốn rời xa mẹ sao?

Bà đã tự tay mình nuôi con trai mình từ thuở sơ sinh đến nay, hiểu biết tường tận tính cách của nó ngang ngược thế nào, tại sao lần này lại không như vậy? Con bà dù sao cũng mười tám rồi, là một người trưởng thành và có chính kiến rồi, sao lần này lại không dùng đến cái cớ đó đi?
      - Mẹ à......con nghĩ bố nói đúng, con cần phải trải nghiệm sự đời, có vốn hiểu biết rộng hơn nữa, ngoài ra nó cũng là một cơ hội để con có thể trưởng thành lên được, mẹ đừng lo cho con nữa, con sẽ không sao đâu.

Nam Bách cười an ủi, ôm lấy mẹ mình, còn bà thì vẫn muốn cản con, nhưng cả chồng và con đều đồng lòng thống nhất với nhau, bà có nói thì cũng chẳng giải quyết được gì, cuối cùng chỉ biết kéo con lại gần mình và khuyên bảo đủ thứ. Cho đến khi anh phải thề thốt lên câu: "Con nhớ kĩ rồi mẹ không cần phải nhắc đi nhắc lại nữa đâu" thì bà mới yên tâm mà buông ra.

Sau khi ăn tối xong, Nam Bách lên phòng mình, ra vẻ suy nghĩ đăm chiêu gì đó bí ẩn lắm rồi cười phá lên. Hay lắm!!!! Con đường tự do bắt đầu rồi!!!
_________________________

Đoàn tàu đi nối đuôi nhau không ngừng, chở những vị khách từ phương xa về nơi họ cần đến. Nam Bách vẫn chăm chú nhìn ra ngoài lớp cửa sổ đóng bằng khung gỗ tạm bợ, những cơn gió man mát khẽ vụt qua khuôn mặt người thanh niên trẻ tuổi khiến anh có chút bồi hồi xao xuyến.

Cũng đúng thôi, giờ đang cuối thu mà.

Anh chán nản đếm từng ga mà tàu đã dừng, từ ga Gia Lâm, ga Cẩm Giàng để tránh tàu, ga Phú Thái, đoàn tàu vẫn đi mãi, tiếng bánh xe ma sát với đường ray vẫn không ngừng gây chối tai. Nam Bách chán nhìn phong cảnh bên ngoài rồi thì nhắm mắt, dựa vào thành tường của tàu mà lim dim lúc được lúc không.

Cho đến khi người soát vé trên toa tàu thông báo đã đến ga Hải Phòng, chàng trai trẻ mới sực bừng tỉnh, anh lật đà lật đật mang hành lý xuống, không nhanh không chậm mà hoà vào trong dòng người cùng nhau chen chúc rời khỏi tàu.

Vì ở đây phần lớn vẫn là đồng quê, cho nên hệ thống tàu đi trên đường ray trực tiếp trên phố không hề có ngoại trừ Hà Nội, chủ yếu phương tiện vẫn là xe đạp Nhật, xe lam và xe thổ mộ. Nam Bách vô tình may mắn đi nhờ được một chiếc xe thổ mộ đang chở hàng đến huyện Kiến An - địa chỉ nơi ông Sơn bảo anh và ghi lại vào giấy để anh không quên mất. Nhưng mà từ trung tâm thành phố về huyện xã lại rất xa, cho nên anh đề phòng mua sẵn một cái bánh mì cho đỡ đói bằng tiền ông Sơn chu cấp cho. Lục đi lục lại vẫn chỉ có một vài đồng bạc lẻ, ấy là đã trừ tiền vé đi rồi đấy

Thế là cả buổi sáng hôm đó đói mốc meo chỉ ăn tạm được cái bánh mì không.

Đi bộ thêm một chặng nữa, anh lướt qua những cánh đồng đang trong mùa gặt, gió thổi rung rinh từng cọng lúa nặng trĩu hạt gạo. Con đường đất dài tít tắp, bóng những hàng cây ven đườn rủ xuống, lấp ló dưới cái nắng chiều êm ả. Còn Nam Bách, tay thì xách hành lý, miệng thì không ngừng hỏi thăm đường đi, cứ thủng thẳng như thế rồi cũng tới nơi. Trước mặt anh hiện tại là một ngôi nhà cấp bốn một tầng, thành tường gạch vẫn còn lộ rõ vết xi măng, một hai dây leo cỏ dại quấn quanh bốn mặt tường, từng lớp mái ngói đỏ cam mọc rêu xanh đen, phía trước là một khoảng sân khá rộng, phía bên trái còn có chuồng gà và một núi rơm to. Một căn nhà nhỏ bên cạnh gian nhà chính, còn có một lối đi nhỏ bằng đất ở đằng sau đó. Anh bước qua hai đoạn cầu thang ngắn, khẽ hẩy miếng chiếu cuộn lên, tiếng chào thốt lên lí nhí
       - Xin chào?

Chợt có tiếng động, nó phát ra từ một phòng ngay đó, một cậu con trai khác bước ra
       - Ồ, chào anh, chắc anh là Nam Bách nhỉ?

Cậu trai đó đưa tay ra, anh cũng bắt tay xã giao lại, cảm nhận được bàn tay của cậu dính đầy bụi bặm và thô ráp của một người lao động, cậu cười tươi
      - Em là Cao Y Lam, bà Cao trong thư bố anh viết là mẹ em, mà hiện tại mẹ em lại đang ở trên trung tâm thành phố làm việc cơ, nên có mỗi em ở nhà thôi

Lam gãi đầu cười, nhanh nhẹn rót một cốc nước đun sôi để nguội cho anh, Nam Bách nhận lấy, phải nói là anh khát khô cả họng rồi, có khi giờ tu nguyên cả cái ấm cũng được luôn
     - Mà Lam này, em biết chữ hả?
     - Dạ vâng, nhưng cũng chỉ bập bẹ được thôi, chữ được chữ mất. Tại học hết lớp năm em bỏ học ạ

Anh ngạc nhiên. Ở chỗ anh ở hầu như hiện tượng bỏ học rất hiếm gặp, mà bỏ học từ khi hết cấp một còn lạ lẫm hơn. Trông vóc dáng của Lam anh cũng đoán cậu cũng tầm mười lăm, cậu nhìn biểu hiện của anh thì cũng không thể hiện gì nhiều, tiếp tục nói như thế là chuyện bình thường
     - Ở đây đứa nào cũng vậy thôi anh, chỉ có nhà nào gia cảnh khá giả hơn thì cho học lên cấp hai cấp ba. Chứ như em là phải làm việc kiếm tiền, tại vì sống qua ngày còn khó chứ nói gì đến thêm học phí nữa.

Nam Bách vừa nghe cậu kể chuyện vừa uống thêm vài cốc nước nữa. Vị nước thật lạ, trước nay anh chỉ uống nước máy được lọc sẵn rồi đun lên, nhưng vị man mác có chút ngai ngái này thì không giống lắm
     - Nước mưa hứng từ giếng đấy anh ạ, xong mang vào bếp đun lên cho hết giun sán thôi, yên tâm em đun lâu lắm, không sợ chúng nó còn bên trong nước đâu

Nói đến mấy con vi khuẩn đó, Nam Bách khẽ rùng mình, thử tưởng tượng cảm giác trong bụng mình nãy giờ lúc nhúc một đám.....thôi không dám nghĩ đến nữa.

Lam chỉ cho anh căn phòng để anh nghỉ ngơi, đồng thời phụ giúp lôi quần áo cùng vài thứ đồ linh tinh ra khỏi túi, trong chốc lát trời đã hửng tối. Cậu rủ anh đi nấu cơm cùng mình

Tất nhiên Nam Bách từ chối rồi. Từ trước đến nay anh đã bao giờ vào bếp đâu, toàn mẹ anh nấu nướng hết, hai bố con anh chỉ việc ngồi đợi thôi. Lam kiên quyết bắt anh vào bếp, bảo:"Anh không nấu nướng cũng không sao, dọn hộ em mâm bát với". Nam Bách liền làm theo lời cậu, nhưng mà có một số chén bị mẻ đã rơi xuống đất vì tay anh quá vụng về, cậu nghe thấy cũng không nói gì, chỉ thỉnh thoảng thở dài bó tay.

Sau khi Lam dùng rơm và vỏ trấu trộn lại rồi nhóm lửa nấu cơm, lúc này cậu mới bắt tay vào nấu ăn. Lam hấp hai con cá rô đồng, luộc rau khoai lang hái từ trong vườn sau nhà và đổ thêm ít mắm vào cái chén nhỏ. Thế là xong bữa
     - Chỉ ít thế này thôi hả?

Nam Bách thắc mắc nhìn vào mâm cơm, anh ghét cá nên nhìn chẳng muốn ăn chút nào, và hỏi vậy với ý nấu thêm món nữa
       - Vâng ạ, ngày kia em đi đóng góp gạo ở kho của uỷ ban nhân dân xã rồi đi điểm danh lấy tem phiếu đổi thịt nhé, sau đó em làm món ngon hơn cho anh

Lam chỉ cười nhẹ, ánh mắt có chút buồn thoáng qua nhưng nhanh chóng quay lại về bình thường, rồi cậu ra xem nồi cơm thế nào, chỉ kịp nhắc Bách mang mâm cơm lên nhà đợi cậu. Lúc đó, anh cũng đã để ý ánh mắt của cậu, tự nghĩ lại, xem ra anh đòi hỏi nhiều quá.

Nhưng mà, mắt của Lam sao lại có màu xanh?

Câu hỏi này đeo bám anh cho đến khi Lam mang nồi vào đặt dưới sàn nhà đất. Cậu mở vung nồi ra xới cơm vào hai cái bát sứ, một bát đưa cho anh
     - Có cái gì màu hơi xỉn cùng với cơm vậy?
     - Khoai sắn đó anh, tụi em toàn ăn độn gạo trắng với ngô, khoai sắn, nhà nào khá hơn thì đông bột mì, vì gạo được phân phát đều cho từng nhà nên toàn phải độn để ăn cùng cho đầy đủ, mà khi nào loa xã thông báo mới đến lấy được .

Nam Bách chưa bao giờ ăn độn nên cảm thấy lạ lẫm, vì bố anh là trưởng phòng của một cửa hàng lương thực nên lúc nào cũng đều có gạo trắng đầy đủ, đôi khi mẹ anh cũng bảo rằng rất may mắn khi không phải ăn độn như bao nhà khác, và nhất là sổ gạo, nhà nào mà mất đi quyển sổ thì xác định chỉ có chết đói.

Xem ra, cuộc sống vốn có anh đã quá sung sướng rồi.

Nhìn xung quanh căn nhà, tường gạch bên trong đều được dám một lớp ốp tường dễ rách, trên trần nhà có những ống trụ to bằng gỗ trông bụi bặm và bám đầy mạng nhện to, dịch mắt xuống phía dưới một chút, ở phần thành tường không dán giấy để lộ ra những vết nứt nẻ chỗ to chỗ bé đan xen nhau, một số chỗ trát xi măng chèn vào để lấp đi.

Nam Bách nhìn, suy nghĩ lung tung làm cho Lam phải giục anh
      - Anh ơi, anh ăn nhanh lên, tí em dẫn anh đi chơi quanh đây một chút rồi tụi mình đi ngủ sớm. Mai em còn phải đi cấy lúa nữa.
      - À...ừ, anh ăn đây. Mà Lam này, anh hỏi một điều nhé?

Miệng Lam vẫn còn đựng đồ ăn, phải mất vài giây sau khi nuốt hết rồi mới đáp lại
      - Vâng ạ?
      - Sao mắt em lại có màu xanh vậy?
      - Đó là vì....- Lam ra vẻ đang giấu một cái bất ngờ nào đó, rồi lại buông ra một câu như người lớn nhắc nhở con cái- Anh phải ăn hết bát cơm nhanh lên rồi em mới nói cho

Lúc đến đoạn cậu nói lí do, anh đã hào hứng lắng nghe thiếu mức dí tai vào gần cậu hơn, vì cả hai ngồi ăn cách nhau một chiều dài cái mâm khi ngồi dưới chiếu, rồi đến lúc bị cậu nhắc nhở giục ăn thì chỉ biết xấu hổ gục đầu xuống mà nhanh chóng ăn, cơm độn thật lạ, vị khoai sắn kết hợp với gạo làm cho nó mang một mùi hương khác hẳn bát gạo trắng cậu ăn mọi khi, khô hơn, khó nuốt hơn và không dẻo hoàn toàn. Nhưng mà đến lượt ăn cá rô thì phải nói anh không hề thích chút nào.

Tại sao á? Lắm xương dăm quá.

Trước giờ mẹ anh hay mua cá ngoài biển, vị thơm hơn, thịt nạc hơn và ít xương hơn thế này nhiều, ăn mà cảm nhận được vị thịt cá hoà tan trong miệng thì quả thật tuyệt vời. Nhưng cá rô đồng thì khác, hấp lên rồi nhưng vẫn còn thoang thoảng mùi tanh, cả người con cá thì chỉ to bằng một khúc của con cá thu, xong đã thế thịt thì ít mà xương lại một đống, cả xương dăm với xương sống của cá cứ chi chít đan vào nhau. Chán chả muốn ăn.

Nhưng mà nhìn một cậu nhóc nom nhỏ tuổi hơn mình còn nhằn xương ra thành thần thế kia, anh quyết tâm không thể để mình bị coi thường được.

Xong rồi còn bát canh rau luộc nữa, nhạt như nước ốc. Nam Bách hỏi xem cậu để bột canh ở chỗ nào trong bếp rồi chạy đi lấy luôn, nhớ lại ang áng mức lượng mà mẹ anh hay cho rồi mới đổ vào bát canh và ngoáy đều lên.
     - Thế này ăn ngon hơn đó, thử đi

Lam nghe và làm theo, múc một ít canh vào bát mình uống một ngụm, đôi mắt cậu như sáng hẳn lên
     - Ngon quá anh ơi! Em không hề biết luôn đó!

Anh chỉ cười, bảo cậu ăn từ tốn thôi.
_________________________

Xong bữa ăn tối bắt đầu từ năm giờ chiều, hai người cùng ra góc giếng, Lam lấy xô múc nước rồi đổ vào thau nhôm, luân phiên rửa bát. Lúc này Y Lam mới nói
     - Em cũng đã từng hỏi mẹ vì sao mắt em khác biệt với mọi người rồi. Và mẹ em kể lại rằng: hồi còn chiến tranh, mẹ em lúc đang tiếp lương thực cho quân đội đã vô tình gặp và yêu một người lính thuộc phe địch của chúng ta, nhưng người lính đó lại ủng hộ phe đối lập với mình, chiến đấu cùng với quân đội ta. Hai người đã có khoảng thời gian rất vui vẻ với nhau nhưng lại không được dài lâu, người lính đó bị quy vào tội phản quốc và bị đem ra xử tử, bằng cách trói người lên một cái cột và bị chính đồng loại bắn cho đến chết. Sau đó mẹ em phát hiện là mình có thai, nhưng cũng không giấu được mãi, bị ông bà ngoại, họ hàng và mọi người trong làng phát hiện, sỉ nhục vì đã có mang với một tên lính mỹ và bị đuổi ra khỏi làng. Lúc đó em mới biết mẹ em từng sinh sống ở trên Phú Thọ, nhưng phải lưu lạc xuống Hải Phòng để được sống yên thân, cũng may sau khi sinh em ra, mọi người trong xã ở đây không để ý đến hai mẹ con em nhiều, bởi vì họ vẫn phải lo cho cuộc sống của bản thân hơn. Em vẫn nhớ lúc đó, sau khi mẹ kể xong, bà ấy gần như gục ngã và đã khóc rất nhiều....

Nam Bách nghe xong câu chuyện, im lặng một lúc, chắc hẳn em ấy đã có một khoảng thời gian khó khăn. Anh trầm ngâm một lúc rồi mới hỏi
     - Vậy....em đã từng nhìn thấy ảnh của bố em chưa?
      - Chưa anh ạ, em cũng không dám hỏi thêm gì với mẹ, nhưng em biết chỉ có mỗi mẹ biết mặt bố em thôi

Rồi Lam quay lại với bộ dạng vui vẻ như mọi khi, giọng nói trong trẻo cũng không còn buồn thương như vừa rồi
      - Chắc hẳn anh chưa nhìn thấy đom đóm bao giờ đúng không? Tối nay em dẫn anh đi bắt vài con bỏ vào trong lọ rồi nghịch cho đỡ chán nha.

                (.....)

Chiếc đèn dầu sáng lập loè trên con đường đất rộng rãi không bóng người, mặc dù giờ mới tám giờ nhưng trời tối đen kịt, Bách không nhìn quen đường, phải nhờ Lam đạp xe ngồi đằng trước chở đi, tiếng lọc cọc do bánh xe va phải những miếng gạch bất ngờ xuất hiện trên nền đất thỉnh thoảng lại vang lên làm chiếc xe xóc nảy. Bách thắc mắc, tại sao đi mãi vẫn chưa đến nơi vậy?
     - Chúng ta rốt cuộc đi đâu mà lâu thế?
     - Tụi mình ra bãi tha ma anh ạ, ở đấy tập trung nhiều đom đóm lắm. Nếu anh sợ thì cứ đi sát em này

Lam tuy nói thế, nhưng anh đã cảm nhận được sự sợ hãi của cậu ấy rồi, bằng chứng là lưng cậu run lên, chắc chắc không phải do thời tiết vì vẫn đang cuối hè. Bách định bụng trêu cậu một chút nhưng chắc sẽ để lúc nữa.

Tối đến, gió lộng thổi qua những cánh đồng đem đến cảm giác mát mẻ của cuối hè, tiếng dế kêu văng vẳng ngoài xa như một dàn đồng ca vang lên, Nam Bách chưa bao giờ cảm nhận được sự yên bình và chậm rãi đến thế. Hà Nội nơi anh ở luôn nhộn nhịp với những ánh đèn từ đèn dây tóc cùng dòng người đông đúc cho đến gần nửa đêm mới ít dần, xô bồ và bận rộn, nhưng hầu như mọi người đều không chú ý nhiều đến mọi thứ xung quanh
      - Đến rồi anh

Lam dừng xe lại, tiếng lọc cọc cũng dứt, cả hai để xe tại đó, rồi đi sâu vào trong bãi tha ma hơn, ánh sáng từ chiếc đèn dầu cầm tay vẫn lờ mờ không sáng rõ, nhưng những đốm sáng nhỏ xanh vàng lơ lửng trong không gian cũng đã chiếu sáng thêm một chút. Đến lúc này, cậu lấy trong cái túi để ở rọ xe đạp ra hai cái lọ thuỷ tinh nhỏ, một cái đưa cho anh
      - Ai bắt được nhiều hơn là người đó thắng nhé

Nam Bách chưa kịp ú ớ câu nào thì Lam đã chạy vọt đi hăng hái bắt, rồi anh cũng bật cười mà thi bắt đom đóm cùng cậu, thi thoảng hì một phen làm cậu hét toáng lên bắt trượt vài con
     - Ơ kìa! Anh Bách chơi xấu! Em sợ ma lắm!
     - Haha, ai bảo em bỏ anh mà chạy trước làm gì, đáng đời!

Và thế là, hai người vừa rượt đuổi nhau, vừa rình bắt đom đóm như hai đứa trẻ. Rồi sau đó bỗng....

"Bẹp"

Tiếng kêu rõ to giữa bãi tha ma khiến cả hai dừng lại, rồi Lam chiếu chiếc đèn dầu vào chỗ anh, và cả hai đơ một lúc

Chết cha.....dẫm phải phân trâu rồi.....

Bách tái mặt nhảy dựng lên, trên mu bàn chân vẫn còn dính tí phân, lần này thì đến lượt Lam cười sặc sụa đến đau cả bụng. Anh xấu hổ mắng hét mãi thì cậu mới dừng lại
      - Khục....ha ha...thôi....thôi được rồi, không cười không cười nữa, tụi mình đi về thôi, em rửa phân cho

Anh hậm hực không nói gì, đợi cậu ẩy cái chân chống xe ra rồi ngồi lên, để cậu đạp xe chở anh về
     - Ừm anh ơi, anh nhích cái chân dính phân ra xa một chút được không?
     - Sao? Mùi ghê lắm hả?
      - Vâng ạ
      - Ồ thế cứ để đấy đi, anh mày cũng chẳng muốn nhích đi một tí đâu
        - Ơ anh ác thế!

Lam phụng phịu, không muốn chịu sự ấm ức vô lí này, còn đằng sau Nam Bách lại cười ha hả như vớ được vàng, đúng là trêu chọc Lam vui thật đấy. Rồi cả hai im lặng một lúc, cảm nhận gió trời đêm lồng lộng thổi qua cánh đồng lúa và những giọt mồ hôi chầm chậm chảy từ trán và bụng xuống sau cuộc chơi vui vẻ vừa rồi.

Lúc về trời cũng đã tối hẳn, đèn dầu cũng cạn, ngọn lửa nhỏ dần rồi biến mất, cậu lấy lọ của anh, để miệng lọ áp vào lọ của cậu, lắc lắc cho mấy con đom đóm rơi vào lọ cậu và xóc lên, những con đom đóm va đập vào nhau, bụng theo phản xạ phát ra ánh sáng nhỏ, Lam dẫn anh ra giếng, lấy cái xô sắt rỉ múc nước từ dưới giếng lên, tiện lấy cái xà phòng công nghiệp 72 của Nga gần đó chà vào tay
     - Anh cầm hộ em cái lọ, thỉnh thoảng thấy đom đóm tắt đèn thì anh lại lắc lên cho sáng nhé. Em dính phân quen rồi nên biết cách kì, chứ anh mà không biết làm nó còn ám mùi tận vài ngày cơ

Nam Bách ngại, bảo không cần, anh tự làm được, nhưng cậu đã nhanh chóng nhét cái lọ vào tay anh, nhanh nhẹn hất nước từ cái xô, kì cọ cùng với xà phòng công nghiệp vừa cứng vừa dày. Phải nói là anh đỏ mặt đến mức không biết nói gì luôn.

(Trứng: thời đó ở quê vẫn còn ngây thơ hồn nhiên lắm, nên mong các readers thân yêu đừng có nghĩ linh tinh nha (人 •͈ᴗ•͈) )

Lam kì xong chân cho anh rồi đi rửa tay cho sạch hẳn
       - Xong rồi đó anh, tụi mình đi ngủ thôi, mai còn phải ra gặt lúa nữa, cuối tuần này phải mang đi đong rồi lên tỉnh nộp cho kho thóc nữa.

Nam Bách gật đầu, nhìn lướt qua đồng hồ treo tường.

Mới có 9h tối, vẫn còn sớm mà!

      - Mai phải dậy sớm đấy, em sẽ đánh thức anh dậy nhé, hiện tại anh cứ nằm trong phòng đi, màn thì anh chỉ cần kéo xuống là được rồi

Lam mang thêm cái chiếu vào rải ở tấm phản, còn mình nằm ra ghế ở bên ngoài. Anh nằm mà nhìn chằm chằm trên trần nhà, suy nghĩ về cả ngày hôm nay, mở đầu là chuyến đi xa rời khỏi bố mẹ, sau đó làm quen với Lam, rồi xem cậu nấu ăn, cùng đi bắt đom đóm ở bãi tha ma và bị dính phân trâu.

Nam Bách thở dài, thật là một ngày dài và mệt mỏi, nhưng cũng rất vui.

Chủ yếu là vì có Lam. Những hình ảnh về sự hồn nhiên và thẳng thắn của cậu đôi khi làm anh cảm thấy thật thoải mái.

Anh bất giác cười mỉm, tự hỏi không biết ngày mai sẽ còn chuyện gì đặc biệt không, và chậm rãi thả hồn vào giấc mộng.
_________________________

Sáng hôm sau, khi con gà trống vừa mới đứng lên nóc tổ mà gáy, Lam đã vươn vai dậy rất sớm, cậu ra đứng giữa sân, nhìn lên trời, dù cuối hè và đầu thu đến nơi rồi nhưng trời vẫn hưng hửng sắp sáng. Đồng hồ treo tường kêu tích tắc đang chỉ ở đúng bốn giờ ba mươi, Lam ra sau vườn, hái lá bẹ mọc gần ao và nhổ thêm rau khoai lang mang vào bếp, rồi cậu băm rau và trộn với cơm độn thừa hôm qua, đổ vào cái xô nhựa cao đến bắp chân, khệ nệ mang ra chuồng lợn đổ vào máng. Sau đó, cậu dùng số cơm độn và thức ăn tối qua để thừa lại trộn vào tiếp và mang ra chuồng gà cho ăn

Đó là mở đầu cho một buổi lao động thường ngày của Lam.

Đúng năm giờ sáng, mặt trời nhô cao dần lên, trời cũng sáng hơn, lúc này cậu vào phòng định đánh thức anh dậy, nhưng cậu hơi chững lại vì tiếng ngáy hơi to, không biết cậu có đánh thức nổi không nữa.....
      - Anh Bách ơi! Dậy đi! Sáng rồi, tí em còn phải đi cày nữa!

Nam Bách vì đang ngủ ngon thì bị đánh thức, theo thói quen mà càu nhàu đáp, giọng vừa quạu vừa gắt
     - Ugh, cho con ngủ thêm mấy phút nữa đi!! Mới sáng sớm đã....

Lam cũng không vừa, không nói nhiều, hai cánh tay rắn chắc của cậu khoác hai bên vai anh rồi lôi xềnh xệch ra đất, đợi đến khi Nam Bách tỉnh táo lại thì cậu cũng đã chuẩn bị bữa sáng cho cả hai rồi
      - Thay vì ném anh ra đất như vậy thì lần sau chỉ cần lay người thôi là được rồi mà.....

Anh ngáp ngắn ngáp dài, tay gãi đầu và giọng nói vẫn còn ngái ngủ, trong khi Lam đang xúc cơm từ nồi ra và đưa cho anh, cậu chỉ thản nhiên đáp lại
      - Tại vì em gào khản cổ mà anh vẫn ngáy to như con trâu đây, chắc kể cả em có hét sát tai anh thì anh cũng chẳng xi nhê gì đâu, vậy nên hành động luôn có ích nhất.

Nam Bách không biết phản bác thế nào, tại vì cậu nói đúng quá. Đành ngậm ngùi ăn cơm với tép ao đã rang lên trong xấu hổ. Bây giờ thì anh không dám đòi hỏi kén ăn nữa, vì cậu sẽ lại nhắc nhở về "hoàn cảnh" khó khăn hiện tại để làm anh trật tự đi, mà hình như hôm nay còn chưa biết lịch trình như thế nào.....
       - À, cuối tháng này tụi mình phải ra cửa hàng mậu dịch để lấy tem phiếu nữa, ngoài ra trước đó còn phải nộp lượng thóc đầu người cho kho tổng của xã huyện, và cuối cùng là dùng tem phiếu để đổi lương thực thôi
     - Hm...nghe có vẻ đơn giản nhỉ?
      - Đúng là vậy, nhưng mà anh ăn nhanh lên đi, tí còn phải mang gạch ra đặt chỗ đấy, không khéo lúc mình đến là hết lương thực để phân phát luôn, anh ăn nhanh nhanh chút
      - Ờ ờ anh ăn đây, không nói chuyện nữa

(Còn tiếp)
_________________________

Trứng: vì req khá dài nên tôi sẽ cắt phần ra nha, vì sự hiểu biết của tôi không được nhiều nên mọi người thông cảm nhé ;;

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#naibeli