Chap 3: Vui ơi là vui !!!!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     ''Cái thằng Vui đâu rồi? Lại nghịch ngợm đất cát ngoài vườn đấy hửm, hôm nay mày lại làm bẩn quần áo nữa là bà cho mày ở truồng luôn đấy!''

     ''Vui mày đâu rồi ?  Cái thằng trời đánh này ai cho mày vặt hết cành cây đu đủ để chơi, mất bao công bà trồng...''  

     ''Lại mấy cái nồi niêu mày lại đem đi đâu hết rồi? Sao toàn đất trong nồi thế này, mày muốn ăn đất thay cơm à, cái thằng này bà không cho mày vài roi mày không sợ hửm? ... Vui ơi là vui !!! "

     "Sao mày cứ làm khổ bà thế, mày muốn bà tức điên mới chịu à ''

      Cái giọng đanh đá the thé chua ngoa của bà Nga khi mắng thằng Vui, cứ đều như vắt chanh mỗi ngày vào tầm chiều muộn khi bà Nga đi làm về, hàng xóm xung quanh vừa ăn cơm vừa nghe chửi, lâu dần người ta cũng tự coi là món ăn tinh thần điểm xuyết cho bữa ăn đạm bạc của họ vì chẳng ai muốn đôi co với một bà già cả.

      Thực ra không phải bà thằng Vui ghét bỏ đứa cháu của mình, trái lại bà còn yêu thương nó vô cùng, như bao người mẹ khác yêu đứa con của mình mặc dù bà đâu có máu mủ thân thích gì với thằng bé. Nếu không thương nó, bà Nga cũng chẳng tội gì nhận nuôi nó về.

      Bà Nga không chồng và bà cũng chẳng có khả năng sinh đẻ vì nhiễm chất độc từ thời trẻ đi quân công phục vụ cho cách mạng. Hòa bình lặp lại, cô quân công ngày đấy cũng đã không còn trẻ nữa. Sống cô độc một mình lúc tuổi xế chiều, thanh xuân bà đã dành hết cho cách mạng cũng như những người anh trai và người yêu của bà, nhưng họ đã không may nằm lại nơi chiến trường...

       Thằng Vui được bà Nga nhận nuôi từ lúc còn đỏ hỏn. Biết được hoàn cảnh mồ côi của Vui, bà lấy làm thương cảm nó lắm và cũng như bao  người phụ nữ khác đặc biệt ở cái tuổi ngoài 50 này rồi, bà cũng mong có con có cháu, muốn có một gia đình mà đáng nhẽ bà đã có với người bà yêu. Bà Nga với người yêu hồi trẻ cũng đã hơn chục lần mơ ước đến cái ngày hòa bình với một mái nhà ấm áp cùng đàn con cháu đuề huề thế mà...

        Bà Nga nhận Vui làm cháu nội, hai con người đáng thương nương tựa vào nhau. Một già, một trẻ. Cuộc sống của hai bà cháu thực ra cũng không khó khăn lắm cũng nhờ sức khỏe dẻo dai, sự đảm đang tháo vát của bà Nga dù đã có tuổi. Và cũng may là đứa bé dễ nuôi và mau lớn, lúc nhỏ thì bà đi xin sữa cho nó, không xin được sữa thì bà chắt nước cơm bà cho nó, nó cũng uống mà không quấy khóc. Rồi cũng chẳng mấy chốc nó biết lẫy, biết bò, biết đi rồi biết nói, nó khôn lớn luôn nhanh hơn người bình thường.

Hình như đứa trẻ cũng đã biết thương bà nó, biết bà nó nghèo, vất vả nuôi nó và cả cái 'nghĩa vụ' cao cả trong tương lai nó sắp phải gánh vác nên đứa trẻ cũng tự ý thức phải "lớn" sớm, điều đó cũng khiến bà Nga được an ủi rất nhiều.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro