Chương 1: Vén bức màn nhung Phượng Tê Ngô

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hiện tại, thiên hạ chia làm ba cõi: Ly Triều, Văn Lai, Tây Nhiên giáp ranh cùng tồn tại, tuy xen giữa chúng có vô số các tiểu quốc và bộ lạc nhỏ lẻ, nhưng ba cự quốc này vẫn vững vàng như kiềng ba chân theo năm tháng, có lịch sử kéo dài cả trăm năm. Bên cạnh đó, vượt trên tất thảy Ly Triều là cường thịnh nhất, từ Đông tới Nam đều được bao bọc bởi biển lớn vô bờ, Đông Bắc tọa sơn yểm dựa vào núi tuyết nghìn năm, Văn Lai nằm cạnh Tây Bắc, Tây Nhiên thuộc về Tây Nam. Cư nhiên sau hai năm chinh chiến Lâu thành, tam quốc mới lập thệ minh ước, mười bảy năm trôi qua vẫn bình yên vô sự, dân chúng an cư lạc nghiệp, thiên hạ phồn vinh hưng thịnh.


Kinh thành Ly Triều.

Thế nhân có câu: Ly Triều 'Xuân' đã đến, kinh đô 'Hoa' tựa gấm.



Cố đô Ly Triều, tôn xưng Cẩm Đô.


Cẩm Đô nằm tại trung tâm Ly Triều, hơi chếch về phía Tây Bắc, theo khí hậu quanh năm mát mẻ, xuân chưa về trên đất Ly Triều, hoa đã nở rộ khắp đế đô, đây không chỉ là lời thế nhân tán thán về sự phồn hoa hưng vượng của Cẩm Đô, mà chính thực đây là giai đoạn cường thịnh nhất trong năm tại Ly Triều, dưới chân thiên tử, kinh thành tối trọng, xe cộ ra vào như nước chảy, ngựa phi qua lại tựa rồng bay, sở hữu tất cả những cống phẩm trên đời từ ăn uống ngủ nghỉ cho đến trân bảo gấm vóc. Ở Cẩm đô, chỉ có thứ không thể nghĩ ra, chứ không có cái không nhìn thấy được.


Một khi đặt chân bước vào Cẩm Đô, thức ăn thượng hạng, quang cảnh tuyệt thế, vật phẩm ưu việt không tìm được ở bất cứ đâu.

Đáp án chỉ có một, chính là. . . . . .

"Phượng Tê Ngô, nghe nói Phượng Tê Ngô là tửu lầu đệ nhất Cẩm Đô, chậc, không đúng. . . là khách điếm đứng đầu mới phải, cơ mà, không biết là tửu lâu hay là khách điếm, dù sao cũng là nơi lạc thú bật nhất, có câu, chưa vào Phượng Tê Ngô, chưa tính đến Cẩm Đô."

Lúc này là đầu năm Thiên Hòa thứ mười chín, tuy nói cây cỏ đã đâm chồi nảy lộc, én nhạn đua nhau bay về, nhưng trong không khí vẫn lưu luyến chút gió đông thổi sượt qua thân mình khiến người đương nói phất cao tay áo, ngửa đầu nhìn tấm biển được chạm khắc tinh xảo vàng rực ba chữ rõ lớn, dưới dương quang chiếu rọi bắn ra những tia sáng lóe mắt đẹp đẽ quý giá vô biên lại không kém phần quang mang hiển hách.

Phượng Tê Ngô.



Người đứng đó là một thư sinh chừng quá đôi mươi, mình vận áo gấm trắng thuần, ngũ quan như ngọc, nhìn môn bài một lần rồi quay đầu cười nói với nam tử bên cạnh: "Trầm huynh, thấy sao, ta đi mở rộng tầm mắt một chút với danh lầu nổi nhất Cẩm Đô chứ?"

Nam tử kế bên so với hắn lớn hơn mấy tuổi, mặc một bộ áo vải xanh thẳm gọn gàng, mái tóc lơ đãng phiêu diêu trong gió, thấp thoáng lộ ra gương mặt ôn hòa thành thục, từ tốn đáp: "Nếu Đổng huynh muốn, chúng ta cùng vào."



Hai người vừa đi đến cửa, đã thấy tiểu đinh bước ra chào đón: "Nhị vị khách quan, mời vào trong."

Một người chạy ra dẫn họ tiến vào, một người khác dắt ngựa của họ vòng ra hậu viện, hai người kia lúc này mới bước vào sảnh tiền, chưởng quầy vốn đang ngồi bên trong chiếc bàn dài bóng loáng niềm nở đi ra tự thân chiêu đãi.

"Nhị vị khách quan, là sĩ tử vào kinh thi trạng sao?"

Cẩm y nam tử có chút giật mình: "Sao ngươi nhận ra được?"

Vị chưởng quầy trẻ tuổi, thoạt nhìn chỉ là một thiếu niên chưa tới mười tám, bộ dáng thanh thoát ưa nhìn, hào hoa phong nhã mỉm cười hành lễ: "Mấy tháng nay có rất nhiều sĩ tử lui tới trong thành, tại hạ ước chừng phỏng đoán vậy thôi."

Hắn lật vài trang cuốn sổ trong tay, lại chìa ra nói: "Nhị vị khách quan nếu muốn nghỉ chân tại Phượng Tê Ngô, xin mời viết tên lên danh sách này, Phượng Tê Ngô có một thông lệ, phàm là sĩ tử ở trọ ghi danh, ngày sau đề danh bảng vàng, Phượng Tê Ngô ắt sẽ đáp lễ xứng đáng."

"Chà, tập tục mới lạ như vậy bọn ta chưa từng nghe qua." Cẩm y nam tử càng thêm phấn khích, hỏi tiếp: "Vậy, lễ vật kia là gì?"



Chưởng quầy cười nhẹ đáp lời: "Không phải tại hạ không muốn nói, mà là tại hạ cũng không biết rõ, cho nên tất cả lễ vật đều là từ chủ nhân nhà ta chuẩn bị, mỗi lần mỗi khác, mỗi người bất đồng, khách quan không ngại thì cứ ghi tên lại trước, ngày sau tất biết, không phải càng kinh hỉ hơn sao?"

Cẩm y nam tử ha hả cười lớn: "Thú vị thú vị, được, tiểu sinh Đổng Thanh Vân cùng đồng hương là Trầm Khinh Sĩ, cảm tạ chủ nhân nhà ngươi trước."

Chưởng quầy cúi đầu, trên danh sách viết xuống tên hai người nọ, sau đó mỉm cười cáo lui, phất tay gọi tiểu nhị khác bước tới tiếp đón bọn hắn.

Trong lúc Đổng Thanh Vân cùng tiểu nhị bàn dở chuyện phiếm, Trầm Khinh Sĩ tranh thủ đánh giá một lượt trên dưới toàn bộ tửu lâu, trong lòng không khỏi âm thầm tán thưởng, Cẩm Đô đệ nhất danh hào, quả nhiên danh bất hư truyền.


Nguyên bản chính lâu Phượng Tê Ngô được phân làm đôi, bên phải là tửu lâu, bên trái là khách điếm, chính giữa chỗ họ đứng lại rẽ ra sáu góc, tổng cộng ba tầng, kình trụ sáu cột sơn đỏ thẳng tắp nối lên tận đỉnh, mỗi một tầng đều có một môn bài, mỗi một môn bài đều chỉ có một chữ: Phong, Nhã, Tụng.

Ở tầng thứ nhất tên "Phong", trung tâm là đại sảnh rộng mở sáng ngời, bên tay trái phía cửa là chưởng quầy cùng trướng phòng, còn lại những chỗ tọa khác cho khách nhân được phân tán khắp nơi dùng bình phong ngăn cách, cho nên tuy rằng cùng chung đại sảnh, nhưng lại cảm thụ một ít không gian riêng biệt không quá phiền nhiễu nhau.

Nhược bằng chỉ bàn về độ ồn ào náo nhiệt trong tửu lâu, thì Phượng Tê Ngô nhiều nhất cũng chỉ xứng như tửu lầu bình thường với các mỹ thực bảo cảnh hơn người một chút mà thôi, nhưng xem đến lầu thứ hai, đây quả thật là tuyệt tác dương thế phong thần nhã vận, chứ đừng nói bước chân lên lầu thứ ba, chỉ cần ghé mắt nhìn qua cho dù bất cứ ai thông thiên thuộc địa cũng liền nghẹn họng trân trối, há miệng động khẩu không nói được một câu chữ nào.


Căn lầu thứ nhì Phượng Tê Ngô xưng danh "Nhã" lâu chia làm sáu khu: Cầm, kì, trà, thi, họa, tửu, mỗi một người trong hàng khách nhân không đến đây thưởng thức cầm khúc, thì đề văn kết bạn, hay đối ẩm ngâm trà, đều được đáp ứng trọn vẹn chu toàn, từ minh thính đến nhã gian, hoặc dùng bình phong ngăn phòng cách vách, so với sự huyên náo ở lầu một càng văn nhã, tĩnh tại hơn rất nhiều. Cực thích hợp trở thành điểm hẹn lí tưởng cho quan to quý nhân Cẩm Đô cùng nhóm tài tử học sĩ tề tụ hợp mặt, tuyệt diệu ứng với cái tên "Nhã" vận của nó.

Mà chữ "Tụng" ở ngôi lầu thứ ba, là sự hợp nhất của mấy gian phòng gộp thành, chứa đựng đủ loại kì tàng dị bảo trong thiên hạ, từ tàng thư đơn bản, hay thi họa chưa từng in ấn, hoặc binh khí danh gia đúc luyện, cho đến cổ cầm ngàn năm khó tìm, tất thảy đó dù có thiên kim vạn lượng cũng khó lòng mua hết được chúng, chứ chưa bàn đến việc sưu tầm về rồi mang chất đầy nơi đây. Mỗi một tháng chỉ vào mùng một và mười lăm Phượng Tê Ngô mới mở cửa tầng lầu này, cung nghênh khách quan thưởng thức. Còn lại khách quan đều ở lại lầu hai, nếu muốn dùng loại nhạc cụ nào, chơi bàn cờ gì, có thể trả tiền tìm quán chủ mua về. Nhưng Phượng Tê Ngô lại có một thông lệ khác, nếu cảm thấy khách quan biết hàng hưởng dụng, có thể ngộ ra chân thực ý nhị của vật phẩm, tất sẽ không lấy một xu mà hai tay dâng tặng, ngược lại nếu cảm thấy vị khách ấy chỉ qua loa sử dụng rồi khoe khoan thiên hạ, ắt sẽ nâng giá gấp bội để người đó không dám sử dụng bừa bãi nữa, và mỗi lần như thế đều có khách quan xung quanh làm chứng nên vì vậy chưa từng xuất hiện một tia hiềm khích xung đột nào.


Đổng Thanh Vân tìm chỗ ngồi xuống, ngay lập tức có tiểu nhị cầm thực đơn tiến lại, hai người bọn họ dọc đường kết bạn thượng kinh, ăn mặc chi phí đều là Đổng Thanh Vân an bài, cho nên Đổng Thanh Vân tùy ý chọn vài món ăn, liền xua tay đuổi tiểu nhị đi xuống, cùng Trầm Khinh Sĩ tấm tắc đánh giá tửu lầu đệ nhất kinh thành. Hiện tại chưa phải giờ cơm, nhưng tửu lâu này đã gần chật kín người, thoạt nhìn thực sự có rất nhiều sĩ tử đi thi giống bọn họ, Đổng Thanh Vân tính tình hào sảng thích kết giao bằng hữu, cho nên vừa có người nhìn qua liền gật đầu đáp lễ, chỉ chốc lát, mấy nam tử xấp xỉ tuổi bọn hắn đều tụ lại tiến đến bàn chào hỏi, đơn giản vài câu xã giao, có chút hợp ý, liền hỏi danh tính, nam tử ấy tên là Lang Diễn, từ Thanh Thành đến đây dự thi, cùng tán gẫu với Đổng Thanh Vân thật sự vui vẻ thống khoái. 


Đổng Thanh Vân cùng Lang Diễn đều là con nhà phú hào, khác biệt với Trầm Khinh Sĩ, từ nhỏ tang thân phụ mẫu, gia cảnh bần hàn, nhưng thông minh lanh lợi, thuở bé dự tuyển thần đồng truyền khắp tứ hương bát lý, vừa là đồng hương vừa là người bạn chí thân mà Đổng Thanh Vân hết sức kính nể. Thường xuyên tiếp tế hắn, lần này tới Cẩm Đô cũng đều là Đổng Thanh Vân bỏ tiền ra bạc, mà Đổng gia vốn giàu có quyền khuynh, cho nên mặc nhiên không hề tiếc rẻ, Trầm Khinh Sĩ tính tình thanh cao, xem tiền tài như cỏ rác, cũng không cảm thấy có gì bất ổn, tuy tình tình hai người trái biệt, nhưng tương giao lại vô cùng khăn khít.

Thấy Lang Diễn lại đây tiếp chuyện, Trầm Khinh Sĩ chỉ thản nhiên ứng đối vài câu, càng không nhiệt tình vồ vã như Đổng Thanh Vân, chính Lang Diễn cũng là con nhà có tiếng, nhận ra được người trước mặt khác biệt với mình, cho nên cũng không chấp nhất phiền hà, chỉ chuyên tâm cùng Đổng Thanh Vân nhà nhã tán gẫu.


Lúc này, đặt ngay ngắn chính giữa đại sảnh lầu một là một cái tròn bàn cự lớn, ở cái bàn đấy có một lão nhân râu tóc phai màu đương hoa chân múa tay thư sướng kể chuyện, Đổng Thanh Vân thấy nghe thích thú, quay sang Lang Diễn và Trầm Khinh Sĩ cười nói: "Khó trách tầng này được gọi là 'Phong', thật đúng là nơi thú vị để hứng tai đổi gió."

Lang Diễn vốn đến sớm hơn bọn hắn mấy ngày, cũng lập tức cười đáp: "Đổng huynh mới tới chưa biết, náo nhiệt hôm nay chưa bằng bằng một phần mười ngày trước, ngày mai người kể chuyện đó có thể sẽ đổi thành xướng khúc tấu cầm, hoặc sau đó nữa có khi lại đổi thành luyện võ diễn xiếc nữa không chừng. . . . . . ."

Đổng Thanh Vân tặc lưỡi, huých tay đẩy Trầm Khinh Sĩ: "Trầm huynh, ngươi trước nay nhìn xa trông rộng, không ngại nói Phượng Tê Ngô này, đủ chuẩn lọt vào tầm mắt ngươi chưa?"



Hắn và Trầm Khinh Sĩ cùng nhau lớn lên, nên cực hiểu rõ tính tình lẫn nhau, vì thế vẫn điềm nhiên không lộ chân ý, Trầm Khinh Sĩ cũng chỉ gật đầu cười nhẹ, lặp lại cảm thán ban đầu: "Phượng Tê Ngô quả thật danh bất hư truyền."

Đổng Thanh Vân cảm thấy hắn nói lời vô nghĩa, chê cười một tiếng rồi mặc kệ Trầm Khinh Sĩ lơ đãng sang chỗ khác. Ngược lại, so với Đổng Thanh Vân hắn cẩn trọng rất nhiều, thời điểm vừa mới vào ghi danh đã liền chú ý, người cầm danh sách là một nam hài chưa đến thành niên, nhất bút phiêu dật chữ viết thanh tú vượt trội hơn bao nhiêu sĩ tử không biết xấu hổ nơi đây, người như vậy cư nhiên lại chỉ là một tiểu chưởng quầy nhỏ nhỏ ở Phượng Tê Ngô, vậy thì vị chủ nhân thần bí của Phượng Tê Ngô kia, sẽ là nhân vật lợi hại đến nhường nào nữa.

Đúng vậy, được xưng tụng là Cẩm Đô đệ nhất lâu, chủ nhân là ai, rất nhiều người từng hỏi qua, nhưng đều không nhận được hồi đáp chính xác.



Mọi người chỉ biết quản sự hiện tại của Phượng Tê Ngô là một nam tử thân ngoài ba mươi, gọi là Ngô lão bản, nhưng chính vị lão bản này vẫn một mực thừa nhận, mình chỉ là kẻ làm thuê đi quản các việc cỏn con vặt vãnh, về phần chủ nhân thực sự của Phượng Tê Ngô, Ngô lão bản chỉ cười nhạt đáp rằng: "Lão Ngô cũng thật không biết đâu."

Tuy rằng biết Ngô lão bản khẳng định nói dối, bất quá cũng chẳng ai rảnh hơi tò mò quá sâu mấy chuyện nhỏ nhặt kia, mà ai là lão bản thực sự càng không liên quan đến họ, bọn họ chỉ đến đây rong chơi một hồi ngao du phóng túng, cần chi phải biết rõ căn cơ phiền não.



Sau khi dùng bữa no say, Trầm Khinh Sĩ cùng Đổng Thanh Vân bị Lang Diễn lôi kéo tới lầu hai, vừa đi vừa cười giải thích: "Người ta nói, chưa vào Phượng Tê Ngô, như chưa đến Cẩm Đô, mà không ghé qua Nhã lâu, coi như chưa biết Phượng Tê Ngô, hai ngày trước có mấy vị sĩ tử ở Kì khu uy phong lẫm liệt, tiểu đệ bất tài, thắng không nổi bọn họ, Trầm huynh đi qua xem thử đi, thay tiểu đệ giải giận một chút."

Trầm Khinh Sĩ cười cười không đáp, cũng không nói lời khiêm tốn, theo hắn bước lên tầng hai.




-------------------------

Phương Tê Ngô: là con Phượng hoàng đỏ rực đậu trên cây Ngô đồng vàng óng – ý nghĩa quý phái cốt cách.

Phong – Nhã – Tụng: phong thì mọi người biết rồi, nhã chắc cũng biết nhỉ? Còn "Tụng" có nghĩa là khen ngợt không ngớt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro