lap da 11-15

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

11: ND đgiá tđộng DA-mtrg'  12: ND tchức qtrị DA  13:ND cần ptích khi đgiá tính khả thi tchính  14: ND cần pt khi sthảo DA 15: ND 1 DA đtư theo vbản qlý hiện hành.

Câu 11: Nội dung đánh giá tác động của dự án đến môi trường

-Mô tả hiện trạng của địa điểm XD dự án trước khi xd dự án: Chất lượng nươc mặt, nước ngầm, áo hồ, không khí, hệ sinh thái. Nhận xst tống quát mức độ ô nhiễm tại địa điểm sẽ thực hiện dự án.

-Nhận dạng mọi tác dộng có thể có của dự án  đến môi trường trong mọi giai đoạn của dự án

+Mô tả tóm tắt công nghệ của dwuja sn với sơ đồ dây truyền SX với đầy đủ các công đoạn phụ trợ để phát hiện ra cá tác động xấu của quá trình sản xuất đến MT.

+Nêu danh mục các nguyen liệu, hóa chất sẽ sử dụng cho dự án, phương thức bảo quản, vận chuyển NVL. Để từ đó xem loại nguyên liệu nào, hóa chất nào sẽ tác động không tốt đến MT.

+Mô tả sản phẩm, chất lượng ản phẩm, phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm để xem khâu nào có thể gây ô nhiễm MT.

+Các chất thỉ quá trình SX: Nguồn phát sinh, tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm

Từ đó dự đoán mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra đối với MT.

-Đề xuất các giải pháp khắc phục ản hưởng tiêu cực của dự án đối với MT.

Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố  trong đó có thiết bị, quy trình, hóa chất sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm, dự kiến kinh phí mua thiết bị.

-Đề xuất các giải pháp khắc phục.

Câu 12: Nội dung tổ chức quản trị dự án.

Tổ chức quản trị dự án ở cả 2 giai đoạn chuẩn bị đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Nhưng chủ yếu ở giai đoạn vận hành đầu tư. Tổ chức quản trị dự án được hình thành dần dần trong suốt quá trình hình thành dự án.Nguyên tắc đặt ra đối với tổ chức quản trị dán: tính pháp lý, tính phù hợp, tính gọn nhẹ. Nội dung của tổ chức quản trị dự án gồm:

-Tổ chức quản lý vận hành dự án:

+các hình thức tổ chức doanh nghiệp chủ yếu: Cty nhà nước,Cty TNHH, Cty cổ phần, Cty hợp doanh, cty tư nhân.

+Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án đầu tư: là hình thức tổ chức quá trình quản lý sxkd của dự án được đặc trưng bởi thành phần, số lượng các bộ phận quản lý, hệ thông quy chế và mối lien hệ giữa các bộ phận trong nội bộ cơ cấu tổ chức dự án.

-Vấn đề lao động của dự án:

+Dự kiến nhân lực và cơ cấu lao động ( lao động trực tiếp, gián tiếp, lao động thường xuyên, thời vụ, tỉ lệ nam:nữ) theo từng thời kì cũng như từng bộ phận của dự án.

+Lương, phụ cấp & chế độ làm việc

+Kế hoạch và chi phí tuyển dụng, đào tạo.

Câu 13:  Trình bày tóm tắt những ND cần phân tích khi đánh giá tính khả thi về mặt tài chính. Theo anh, chị  DA khi nào được xem là khả thi về mặt tài chính.

*ND:

1.Nghiên cứu khả năng về vốn: nhằm đánh giá liệu vốn đầu tư có đủ để t.hiện dự án hay không. Để thực hiện được dự án thì nguồn vốn phải đảm bảo 3 yêu cầu: đảm bảo số lượng, đúng hạn bỏ vốn, mức lãi suất có thể chấp nhận được để dự án có thể trả được nợ và có lãi.

+Xác định tổng mức đầu tư của dự án

Tổng VĐT = vốn CĐ + VLĐ = Vốn tự có + Vốn đi vay.

+Xác định nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trên.

2.Thiết lập các báo cáo tài chính dự kiến

+Báo cáo dự kiến chi phí hàng năm

+báo cáo dự kiến doanh thu hàng năm

+Báo cáo dự kiến lãi lỗ hàng năm.

Báo cáo tổng kêt hàng năm.

3.  Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của 1 dự án

NPV, IRR, T, B/C, Điểm hòa vốn, RR

4.Phân tích độ nhạy của dự án: Là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, hệ số hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có lien quan chỉ tiêu đó thay đổi.

5.Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án: Là một căn cứ quan trọng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án.

*DA  được xem là khả thi về  mặt tài chính:

+An toàn về nguồn vốn.

+An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ.

+An toàn cao cho các chỉ tiêu hiệu quả tính toán (tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả).  An toàn về tính vững chắc.

Câu 14: Tóm tắt nội dung cần pt khi soạn thảo DA. Theo a/c 1 dự án khi nào được xem là khả thi.

*Nội dung:

1.Nghiên cứu tình hình KT-XH liên quan đến dự án:

Nghiên cứu tình hình kinh tê vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trương vĩ mô ảnh hưởng đến triển vọng ra đời và quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư.

2.Nghiên cứu thị trường

Nhằm xác định được thị phần mà dự án dựu kiến sẽ chiếm lĩnh trong tương lai và cách thức chiếm lĩnh đoạn thị trường đó.

3.Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án.

Là phân tích lựa chọn phương pháp sản xuất, công nghệ và thiết bị, nguyên liệu, địa điểm…phù hợp với những ràng buộc về vốn, trình độ quản lý và kĩ thuật, quy mô thị trương, yêu cầu của xã hội về việc làm và mức độ ô nhiễm cho phép do dự án tạo ra.

4.Tổ chức quản trị dự án.

Tổ chức quản trị dự án ở cả 2 giai đoạn chuẩn bị đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Nhưng chủ yếu ở trong giai đoạn vận hành . Con người và bộ máy tổ chức hoạt động của nó là những yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh nói chung và đầu tư nói riêng.

5.Phân tích hiệu quả tài chính.

Phân tích tài chính được sử dụng để phân tích các dự án đứn trên góc độ của 1 Dn để hạch toán riêng lẻ dự án đang xem xét, với mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa.

6.Phân tích hiệu quả KT-XH.

Phân tích KT-XH được sử dụng để phân tích các dự án đứng trên góc độ tổng thể nền kinh tế quốc dân với mục tiêu tối đa hóa thu nhập quốc dân.

*Dự án được xem là khả thi khi dự án đó đúng luật pháp, đúng quy hoạch, sản phẩm của dự án có nhu cầu thị trường lớn, công nghệ sản xuất có sẵn trên thị trường trong nước và quốc tê, nguyên liệu phục vụ sản xuất có sẵn, lao động có thể tuyển dụng và đào tạo được, tỉ lệ nguồn vốn tự có và vốn vay phù hợp, các chỉ tiêu hiệu quả tà chính và KT-XH đạt yêu cầu, an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng trả nợ, an toàn về tính vững chắc.

Câu 15: Nội dung 1 dự án đầu tư theo văn bản quản lý hiện hành.

Theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP, nội dung của dự án đầu tư bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:

-Nhưng căn cứ để xác định sự cần thiết phải đàu tư.

-Lựa chọn hình thức đầu tư.

-Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với dự án có sản xuất).

-Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiếu ản hưởng đối vơi môi trường xã hội).

-Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).

-Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có).

-Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiêt kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bao vệ môi trường.

-Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).

-Phương án quản lý khai thác và sử dụng lao động.

-Phân tích hiệu quả đầu tư.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lapda