💌LHMR-Những ngôi sao xa xôi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI VÀ NHỮNG TÁC PHẨM LIÊN HỆ 

Hoàn cảnh sống và chiến đấu

Các cô gái thanh niên xung phong sống và chiến đấu trên 1 cao điểm, trọng điểm ( Ở trong 1 cái hang dưới chân cao điểm, đường bị đánh lở loét...)

Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch (bị bom vùi luôn...)

Sau mỗi trận bom: phải lên ngay trọng điểm để đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu những quả bom chưa nổ, rồi ngay sau đó là nhiệm vụ phá bom. (đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu "thần chết là một tay không thích đùa"...)

Liên hệ với "Cao điểm cuối cùng" của Hữu Mai

Tác phẩm bắt đầu từ những ngày khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt và ông đã thành công dựng lại cuộc chiến đấu trên đồi A1, nơi được quân địch gọi là chiếc chìa khóa sống của Điện Biên Phủ.

Ngay từ Chương 1, phần I, bằng cảm hứng hiện thực và bút lực dồi dào, Hữu Mai đã vẽ ra một khung cảnh khốc liệt của bom đạn để lại ở Điện Biên Phủ: "Những ngôi nhà sàn, quê hương của những điệu xòe và cây đàn tính , những vườn cam bưởi mơ, muỗm trĩu quả đã bị san bằng không còn sót lại một chiếc cột, một thân cây." Đó là chiến trường trên cánh đồng Mường Thanh rộng bao la với con sông Nậm Rốm, vào mùa Xuân lúc này nó vốn dĩ mang trên mình một vẻ đẹp êm đềm, trong xanh nhưng bây giờ lại đen ngòm, gai góc vì phủ đầy dây gai thép và mìn của địch.

Liên hệ với "Ráng đỏ" của Đỗ Chu

Tôi nhảy lên nắm chặt lấy tay lái, cứ thế cho xe lùi thục mạng. Tôi bắt đầu thấy hối hận, phen này mà mất xe thì sống cũng bằng thừa. Quả nhiên tên giặc đã quay lại ngay, nó lượn một vòng hẹp rồi quăng liền hai chùm pháo sáng. Phút chốc, khắp vùng sáng rực như ban ngày. Tôi nhoài người ra khỏi buồng lái, căn được đường, tôi nhả hết phanh cho xe lăn không còn biết trời đất đâu nữa. Địch bắt đầu nhào xuống quăng bom ở ngang dốc, ngay chỗ chúng tôi vừa đứng đôi co với nhau, rồi một loạt bom nữa quăng chệch vào khu rừng trên đỉnh dốc. Tôi lo cho hai chiếc xe kia, không hiểu đã lùi qua dốc chưa hay vẫn nằm quanh đó. Chiếc xe của tôi vẫn chưa ra khỏi quầng ánh sáng của địch nhưng đã nằm hẳn dưới chân dốc, tôi tìm đường cho xe chạy tạt vào một khoảng đất hẹp nhưng bằng phẳng ở ven một vách núi dựng đứng. Xong xuôi tôi nhảy ra khỏi xe, nép mình vào một tảng đá, hồi hộp nhìn lên trên dốc. Tên địch đúng là mù, hai loạt bom vừa rồi xem ra nó cũng chỉ quăng hú họa. Một tiếng "bụp" vỡ ra ở trên đầu, tôi vội nằm ép xuống. Những quả bom bi bay rào rào như một cơn mưa lớn, tiếp đến là những tia chớp nổi lên nhằng nhằng kéo theo những tiếng nổ chói tai.

Liên hệ với "Gửi em cô thanh niên xung phong"

Cạnh giếng nước có bom từ trường

Em không rửa ngủ ngày chân lấm

Ngày em phá nhiều bom nổ chậm

Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy...

ĐỌC THÊM:

Tinh thần trách nhiệm + dũng cảm

3 cô gái này đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gan dạ, không quản ngại hi sinh: "Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể".

Liên hệ với "Sau chiến thắng" của Chế Lan Viên

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông

(Chế Lan Viên)

Liên hệ với "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long

Đoạn văn nói về tinh thần trách nhiệm và quan niệm về công việc của anh thanh niên: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."

Liên hệ với nhân vật Nguyệt trong "Mảnh trăng cuối rừng"

Khi máy bay địch ném bom tọa độ, Nguyệt rất dũng cảm và bình tĩnh. Cô túm lấy Lãm kéo nhanh và khỏe hết sức, đẩy Lãm vào vật gì đó cứng và sâu, hơi thở nhanh và bình tĩnh. Nhưng hành động của Nguyệt càng khẳng định một lòng dũng cảm, gan góc lạ thường. Cô không quản ngại hy sinh thân mình vì đồng đội, sẵn sàng chịu đựng hiểm nguy qua hành động nhường chỗ an toàn cho Lãm.

Liên hệ với "Trở về quê nội" của Lê Anh Xuân

Em lấy tuổi xuân xanh

Em lấy cả thân mình

Phủ lên thân tàu yêu dấu

Em là du kích, em là giao liên

Em chính là quê hương ta đó

Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương

Đêm đầu tiên ta ngủ giữa quê hương

Sao thấy lòng ấm lạ

Dù ngoài trời tầm tã mưa tuôn

Tiếng đại bác gầm rang vách lá

Ôi quê hương ta đẹp quá

Dù trên đường còn những hố bom

Dù áo em vẫn còn mảnh vá

Chỉ có trái tim chung thủy, sắt son

Và khẩu súng trong tay cháy bỏng căm hờn

Tâm hồn thơ mộng trẻ trung

Cảnh Phương Định ngắm mưa, ngồi mơ mộng có thể liên hệ với vẻ đẹp của Nguyệt trong "Mảnh trăng cuối rừng": "Ánh trăng rọi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm khuôn mặt ngời lên vẻ đẹp lạ thường. Dưới ánh trăng, vẻ đẹp của Nguyệt càng tỏa sáng. Nó rực rỡ trong đêm tối, làm choáng ngợp tâm hồn của Lãm. Nguyệt đẹp quá! Hình ảnh người con gái hiện lên trong ánh trăng thật kỳ diệu. Đó là một vẻ đẹp mang đầy chất lãng mạn, trữ tình."

Đoạn Phương Định nhớ về nhà ta có thể liên hệ với người con gái trong "Ráng đỏ" của Đỗ Chu: Mãi về sau này, khi em đã lớn, mẹ vẫn còn nhắc: "Cái đêm ấy sao mà mày ra chậm thế, bố mày chỉ kịp đảo về loáng một cái, xem mặt xong là đi liền. Năm ấy mới rét chứ, cửa ngoài đã che một cái nong nhưng gió cứ thổi tốc từ trên mái xuống". Hai mẹ con quấn quýt với nhau chờ cái ngày cha đánh giặc trở về. Với mẹ, em vừa là con mà cũng vừa là bạn tâm tình, em trở nên một đứa con gái sớm biết quán xuyến việc nhà và giữ lại cho mình không biết bao nhiêu chuyện đời xưa của mẹ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro