1. Cốt truyện căn bản―

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Không có xung đột thì không có cốt truyện,
không có hy vọng thì không có câu chuyện."
-Cassandra Clare-

Đầu tiên các bạn phân biệt:

Một câu chuyện (a story) và một cốt truyện (a plot) là khác nhau.

Theo wikipedia:

Hoặc:

"Câu chuyện là những chuyện xảy ra chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian.

Cốt truyện là những sự kiện mà được đặt nối tiếp nhau bởi người dẫn truyện để đạt được một hiệu ứng kịch tính mong muốn."

Bạn sẽ nghe hoặc đọc ở đâu đó, ở những hướng dẫn viết khác rằng "một câu chuyện phải có plot," Thì đúng rồi, nhưng chưa chính xác. Vì còn tùy vào câu chuyện đó là câu chuyện như thế nào, nó có thể không có cốt truyện.

Bạn còn nhớ ở bài phát triển ý tưởng, nhà văn Iria Lopez Teijeiro đã nói, "ý tưởng của một câu chuyện và ý tưởng của một cuốn tiểu thuyết là khác nhau," chứ? Bạn có thể viết một câu chuyện, một quyển sách phi giả tưởng không có cốt truyện. Gần như nhà văn nào cũng có những câu chuyện và những quyển sách như thế. Phi giả tưởng vẫn được xuất bản, còn câu chuyện không có cốt truyện thì thường là viết tặng, không xuất bản, độ dài từ bán tiểu thuyết trở xuống.

"Không có cốt truyện (A)" trong kỹ thuật viết truyện giả tưởng chỉ là diễn biến không đi theo cấu trúc cốt truyện, chứ nó vẫn phải có đầu đuôi và có diễn biến. Và một câu chuyện không có cốt truyện không phải vô nghĩa, kém thu hút hay nhảm nhí. Câu chuyện trong hang động Cro-Magnon 1.000 chữ mà bạn đã đọc ở phần trước là một câu chuyện không có cốt truyện nhưng nó có đầu đuôi tròn đầy, có chiều sâu và mang lại bài học ý nghĩa.

Một số thông tin gọi A là "cốt truyện dưới mức phức tạp", "cốt truyện thiếu phức tạp", hoặc "cốt truyện phẳng". Các cụm từ này truyền tải ý nghĩa rằng những câu chuyện đó vẫn có cốt truyện, chỉ là bị mất một trong những nguyên lý cơ bản và không đạt được sự giàu có của kỹ thuật kể chuyện(B).

Nhiều nhà văn và độc giả thích, thậm chí say đắm, những tác phẩm như thế. Đó là những tác phẩm có mở đầu, có kết thúc, có diễn biến, có những mâu thuẫn, những thăng trầm mà nhân vật trải qua; nhân vật vẫn được xây dựng kỹ lưỡng về thông tin bề nổi, về nội tâm, nhân cách, thậm chí là quá khứ. Chỉ là cốt truyện thiếu kịch tính, và không phức tạp. Đỉnh điểm là chút hồi hộp, chút đắn đo, hoặc một chút buồn và kết thúc là quyết định của nhân vật cho hành động tiếp theo của mình.

Nhưng B không phải là thông tin, kiến thức chính thức, chỉ là sự lựa chọn cá nhân của tác giả về diễn đạt. Tại cuốn cẩm nang này, tôi gọi là "không có cốt truyện" và tách biệt nó khỏi khái niệm, định nghĩa, và diễn giải của tôi về kỹ thuật cốt truyện chính thức để tránh gây bối rối cho độc giả.

Tham khảo: vắn tiểu thuyết "One of those days" của nhà văn Zathyn Priest; bán tiểu thuyết "Taxi" của Junie Ng.

Sau chuỗi ngày viết cốt truyện miệt mài, một câu chuyện không gây áp lực về cốt truyện hoặc một phần phi giả tưởng là ý hay để thả lỏng, giúp lấy lại hứng khởi, sự thư giãn cho người viết. Và nếu kỹ thuật của bạn tốt, độc giả vẫn yêu thích câu chuyện ngắn không có cốt truyện của bạn.

Nhưng nhân danh tình yêu của đấng tối cao, vì sức khỏe của số lượng lớn độc giả, xin đừng viết truyện nào cũng không có cốt truyện hoặc trên 40,000 chữ mà không có cốt truyện. Độc giả sẽ né bạn như né tà.

lịch/giới thiệu câu chuyện: Đưa độc giả vào thế giới truyện, làm quen với các nhân vật. "Một phần giới thiệu tốt thì tinh tế, độc giả không biết mình đang được giới thiệu, bởi vì phần giới thiệu hòa mình vào câu chuyện."

2. Tình tiết tăng dần. Có một sự biến đổi trong cuộc sống của nhân vật, cái gì đó khác thường xảy ra và ngày càng kịch tính. Độc giả cùng nhân vật trải qua những biến đổi, khám phá điều bất thường. Nhân vật càng tìm hiểu, nó càng hé lộ nhiều thứ (thường là nghiêm trọng hơn); nhân vật càng cố giải quyết, nó càng tệ đi và dẫn đến...

3. Đỉnh điểm: Sự căng thẳng đạt mức cao nhất. Đến mức quyết định sống còn. Tại đây, nhân vật đưa ra cách giải quyết cuối cùng mang tính quyết định.

4. Tình tiết giảm dần/hậu đỉnh điểm: Sau khi giải quyết vấn đề chính, các nhân vật thu dọn tàn tích và các vấn đề bên lề liên quan.

5. Kết truyện: Cho độc giả thấy kết cục thỏa đáng của câu chuyện.

CÁC LƯU Ý KHI LÀM CỐT TRUYỆN "QUẢ NÚI"

1. Về "tình tiết tăng dần", sự khác thường ở đây là đối với cuộc sống và thế giới của nhân vật, không phải đối với lẽ thường. Ví dụ: Trên trái đất, chúng ta có một mặt trời. Một ngày nọ bạn thức dậy và thấy có hai mặt trời là bất thường. Nhưng nếu thế giới của nhân vật có hai mặt trời, thì đây là chuyện bình thường; một ngày nọ nhân vật thức dậy và thấy chỉ còn một mặt trời mới là bất thường.

2. Đỉnh điểm có thể không đầy kịch tính: Không phải cứ đánh nhau hoành tráng như Avenger Endgame thì mới gọi là đỉnh điểm. Đỉnh điểm là lúc mà vấn đề đạt mức căng thẳng nhất và là lúc nhân vật đưa ra lựa chọn mang tính quyết định. Vì vậy, nếu bạn viết chuyện tình cảm, đỉnh điểm có thể là giai đoạn căng thẳng nhất hoặc trọng đại nhất của mối quan hệ.

Trong tiểu thuyết (tình cảm nam giới thành thị) "The Curtis Reincarnation" của nhà văn Zathyn Priest, đỉnh điểm là lúc nam chính bất tỉnh và có nguy cơ không thể thức dậy được nữa. Câu chuyện đạt mức căng thẳng nhất mà không cần xung đột vật lý nào.

3. Đỉnh núi càng cao thì lên núi (và cả xuống núi) càng khó: Đừng xây dựng một đỉnh điểm căng thẳng đến nghẹt thở sau đó tự nhiên giải quyết được thì người đọc sẽ rơi vào trạng thái "Tôi là ai? Đây là đâu? Ủa gì vậy?" Còn truyện của bạn thì trở nên vô lý. Núi không cần cao nếu bạn không giỏi trong việc giải quyết vấn đề, nhưng một khi dám làm núi cao thì phải dám giải quyếtvấn đề hợp lý. Tương tự như vậy cho việc lên núi. Đừng để đỉnh điểm xảy ra vì một lý do vớ vẩn.

4. Cốt truyện con/cốt truyện thứ (subplot): Thường hay bị nhầm với cốt truyện nhiều phần (episodic plot). Ví dụ điển hình nhất, dễ tìm nhất cho cốt truyện con là Harry Potter: Mỗi cuốn sách là một cốt truyện con với đỉnh điểm riêng nhưng tổng thể bảy cuốn sách mới là một "cốt truyện mẹ" với đỉnh điểm nằm ở cuốn bảy. Bạn sẽ hiểu rõ hơn khi học đến bài cốt truyện nâng cao.

5. Hậu đỉnh điểm/tình tiết giảm dần: Cái sơ đồ hình núi có ưu điểm là dễ định hình, dễ nhớ; nhưng có nhược điểm là dễ gây hiểu lầm đối với vị trí của đỉnh điểm và phần hậu đỉnh điểm. Mọi người sẽ có xu hướng nghĩ rằng đỉnh điểm nằm ở giữa hoặc gần ở giữa và chuyện "giải quyết vấn đề" hậu đỉnh điểm phải tương đối dài. Tôi sẽ cho bạn mô hình khác của cấu trúc cốt truyện.

(Đừng bận tâm đến phần chữ, hãy nhìn cái biểu đồ). Đỉnh điểm nằm ở đoạn 90%-95% của cốt truyện, hậu đỉnh điểm ngắn có chút xíu. Điều này không có gì là lạ, bạn xem phim Mỹ, phim Nhật có thể thấy, bộ phim hai tiếng, sau đỉnh điểm thì chỉ còn 5-10 phút là hết. Hoặc trong các cuốn sách, sau đỉnh điểm thì chỉ khoảng nửa chương đến một chương là hết (Harry Potter lên núi sáu cuốn rưỡi, xuống núi một chương rưỡi).

"Thành tích và chiến thắng không nhận được sự chú ý của chúng ta mà là những cuộc đấu tranh để đạt được điều tưởng chừng như không thể. Những cuộc đấu tranh là những thứ khiến chúng ta không thể rời mắt khỏi câu chuyện. Những cuộc đấu tranh đó chính là xung đột. Xung đột là thứ hấp dẫn khó cưỡng hơn sự hài lòng về thành tích. Xung đột là nguyên tắc đầu tiên trong xây dựng cấu trúc cốt truyện, cũng là bí kíp phía sau những nhân vật đáng nhớ."

Một câu chuyện có thể không có cốt truyện, nhưng không thể không có mâu thuẫn. Không có mâu thuẫn thì không gọi là câu chuyện hay cốt truyện gì cả.

Mâu thuẫn/xung đột trong truyện là sự đấu tranh giữa hai yếu tố đối lập. Nó bắt đầu khi một cái gì đó cản trở nhân vật và mục tiêu của nhân vật. Nhân vật phải đối mặt, vượt qua, chiến thắng những thứ cản trở sự phát triển của họ (có thể là phát triển sức mạnh, phát triển năng lực, phát triển kiến thức, phát triển tình cảm, phát triển tư tưởng,... tùy vào chủ đề và cốt truyện). Một truyện thường sẽ có nhiều mâu thuẫn, chúng dẫn dắt nhau giúp cốt truyện tiến triển đến đỉnh điểm.

Mong muốn của nhân vật + một sự cản trở = mâu thuẫn/xung đột.

Những trở ngại cho chúng ta thấy con người thật của nhân vật. Những trở ngại buộc nhân vật phải hành động theo hướng bộc lộ bản chất của anh/cô ta. Ví dụ: Nhân vật A vô tình đâm chết người, anh ta sẽ đi đầu thú hay vì quá sợ hãi mà tìm cách giấu xác nạn nhân?

Mâu thuẫn/xung đột có hai dạng:

• Mâu thuẫn bên trong nhân vật, mâu thuẫn trong tâm, trong suy nghĩ, tư tưởng, mâu thuẫn vô hình;

• Xung đột bên ngoài nhân vật, xung đột vật lý, xung đột hữu hình. Xung đột bên ngoài nhân vật, xung đột vật lý, xung đột hữu hình.

Và do đó, mâu thuẫn/xung đột không phải chỉ là chiến đấu hay đánh nhau, trong hai dạng mâu thuẫn đó, có những trường hợp đáng kể như sau:

Xung đột bên ngoài.

1. Người với người.

Hai (hoặc nhiều hơn hai) người xích mích với nhau, bất đồng nhau về một khía cạnh nào đó mà xung đột. Có thể xung đột cứng (về mặt thể xác) như cãi vả, đánh nhau, chiến đấu lẫn nhau, giết chết kẻ địch; có thể là xung đột mềm (về mặt tinh thần) như giận nhau, bất đồng quan điểm, nghi ngờ, hiểu lầm,... Có thể giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, cũng có thể là giữa những nhân vật chính diện với nhau.

Trong tác phẩm "The Godfather" của nhà văn Mario Puzo, Michael Corleone không muốn tiếp quản việc kinh doanh của gia đình nhưng lại bị gò bó bởi hai chữ "hiếu thảo".

Trong cuốn "Pride and Prejudice" của nhà văn Jane Austen, Fitzwilliam Darcy phát hiện rằng anh ta yêu Elizabeth Bennett, nhưng Elizabeth Bennett lại khinh thường ngoại hình của anh ta.

2. Người với tự nhiên.

Lái xe cố chạy khi cơn sóng thần ập đến, mắc mưa bị sét đánh, nhà cháy phải dập lửa, đi rừng gặp thú dữ,... là ví dụ cho sự xung đột giữa người với tự nhiên.

3. Người với xã hội.

Có thể là chống lại luận điểm, định kiến của xã hội, ví dụ như hai chàng gay chống lại sự kỳ thị để đến với nhau.

Hoặc trong cuốn tiểu thuyết "Great Expectations" của nhà văn Charles Dickens: Pip muốn trở thành một quý ông nhưng giới thượng lưu Anh Quốc lúc bấy giờ luôn dè bĩu những tư tưởng tiến bộ.

4. Người với siêu nhiên.

Ví dụ như chiến đấu với xác sống, ma, quỷ, quái thú, thú khổng lồ (Kaiju, Kong,...),...

5. Người với công nghệ.

Xung đột với người máy, sinh vật sinh học bậc cao; Avengers đối đầu Ultron;...

6. Người với thế lực ngoài vũ trụ.

Người ngoài hành tinh xâm chiếm trái đất, ký sinh trùng ngoài hành tinh,...

Mâu thuẫn bên trong.

Phải nói kẻ địch tệ hại nhất của một người chính là bản thân họ, và mâu thuẫn bên trong mang lại giá trị cực lớn cho nhân vật. Như cái ví dụ nhân vật A đâm chết người ở trên cùng kia là sự đấu tranh với bản thân mình: Nên đầu thú hay vì sợ hãi mà hành động càng sai hơn?

Mâu thuẫn bên trong có thể là sự mất tự tin vào bản thân, nghi ngờ bản thân; có thể là nỗi sợ hãi; có thể là sự thiếu quyết đoán; có thể là một nỗ lực thay đổi khuyết điểm của bản thân (cố gắng không nổi nóng trong một tình huống; bớt sĩ diện; biết nhường nhịn,...). Chống lại số phận, chống lại bệnh tật cũng là mâu thuẫn bên trong.

• Nhân vật không giải quyết mâu thuẫn một cách hoàn hảo, mà giải quyết theo cách bộc lộ bản chất của nhân vật, kể cả đó là một cách giải quyết tồi. Và chính cái cách giải quyết tồi đó sẽ đẩy đưa câu chuyện đến một vấn đề khác to hơn, đến đỉnh điểm.

• Đừng cố nhồi nhét mâu thuẫn vì sợ truyện chán. Mâu thuẫn phải có nguyên nhân thỏa đáng; xung đột phải có ý nghĩa đối với nhân vật, sát với lý tưởng/mục tiêu của nhân vật; xung đột phải mang lại ý nghĩa cho cốt truyện rằng nó phát triển nhân vật.

Để có mâu thuẫn thì không khó, nhưng để có mâu thuẫn tốt, mang lại giá trị và ý nghĩa tiến triển cốt truyện và phát triển nhân vật (cả tâm lý lẫn vật lý) thì không dễ. Ngoài dành thời gian học, và luyện tập về kỹ thuật viết ra, hãy trau dồi thêm về kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội.

Để có ví dụ dễ hiểu cho cốt truyện căn bản và mâu thuẫn, chúng ta xem hai mẩu truyện tốc biến sau.

===

Mẩu truyện 01:

(A-Tôi lo lắng. Tôi sợ. Rất, rất sợ. Ngày hôm nay, có lẽ, tôi sẽ chết.

Anh tôi luôn nói chuyện này rất vui. Ngay lúc này đây, nó không có vẻ gì là vui cả. Nó như một ý tưởng tồi. Tại sao lại nhảy khỏi máy bay? Tại sao phải rơi xuyên bầu trời?

Tại đây, trong văn phòng, mọi người đang vui vẻ. Họ đùa giỡn. Tôi toát mồ hôi. Và bây giờ đã đến lúc.-)

(B-Chúng tôi bước lên máy bay. Tôi ngồi xuống. Người hướng dẫn của tôi hỏi tôi có ổn không. Tôi nói tôi ổn nhưng thật ra là nói dối. Tôi hoang mang, tôi buồn nôn.

Máy bay rời khỏi mặt đất. Chúng tôi càng lên cao dần, tôi càng lo lắng hơn. Ngoài cửa sổ, mặt đất xa xôi.

Người hướng dẫn của tôi vỗ vai tôi. Anh ta nói tới lúc ra cửa rồi. Tôi cố gắng nhưng hai chân tôi đông cứng. Tôi bò ra cửa.

Anh ta kiểm tra an toàn lần cuối. Cửa mở ra, không khí lạnh ùa vào máy bay. Tiếng ồn rất lớn.-)

(C-Người hướng dẫn của tôi phía sau tôi. Tôi dính chặt vào anh ta. Chúng tôi ngồi xuống ở cửa. Rồi chúng tôi di chuyển tới trước, và xa dần về phía trước. Bây giờ tôi đang đu đưa khỏi máy bay. Bụng tôi và đầu óc tôi như hóa điên.-)

(D-Một, hai... và chúng tôi đang rơi... và... tôi thích quá.

Đột nhiên nỗi sợ biến mất. Cảm giác thật tuyệt. Tôi hết sợ, tôi cười ha hả. Sức sống tràn đầy cơ thể, tôi hét lên trong sự hào hứng. Thật không thể tin được.-)

(E-Dù bung mở. Chúng tôi ngừng rơi. Mọi thứ điềm tĩnh lại. Chúng tôi lơ lửng chậm rãi về phía mặt đất. Khung cảnh tuyệt vời. Tầm nhìn thật đẹp. Mặt đất mỗi lúc một gần. Chúng tôi đáp xuống và tôi đã sẵn sàng. Sẵn sàng làm lại lần nữa.-)

A: Giới thiệu vấn đề.

B: Nhân vật ngày càng lo lắng (tình tiết tăng dần).

C: Đỉnh điểm của sự căng thẳng.

D: Nhân vật quyết định nhảy thay vì đổi ý và bỏ cuộc. Vấn đề được giải quyết.

E: Kết.

Mâu thuẫn: Mâu thuẫn bên trong của nhân vật với cảm giác của chính anh ta, và anh ta đã thắng. Anh ta có thể đổi ý nhiều lần trong câu chuyện nhưng anh ta đã không.

===

Mẩu truyện 02:

(A-Thật vậy, cả cuộc đời bạn có thể thay đổi trong tích tắc.

Lúc này đây tôi đang ở nhà ba mẹ tôi. Tôi chỉ gặp ba mẹ mình một lần mỗi năm. Họ sống phía bên kia của đất nước.

Khi ở đây, tôi thích phụ giúp ba mẹ. Đôi khi tôi quét dọn, đôi khi tôi giặt giũ, đôi khi tôi cùng

xem mấy chương trình ti-vi chán òm của họ.

Mẹ tôi thích đọc sách. Bà ấy đọc rất nhiều. Hôm nay tôi giúp bà đem sách trả cho thư viện. Cũng gần thôi, chỉ mười lăm phút đi bộ. Cả một chồng sách, khi đến nơi, tay tôi mỏi nhừ.-)

(B-Tại thư viện, tôi đặt sách lên bàn lễ tân. Tôi nhìn lên và thấy một người đàn ông. Ông ta lớn hơn tôi hai mươi tuổi, nhưng trông ông ra giống y hệt tôi. Giống y như đúc!

Mắt, mũi, miệng, tóc,... sao có thể như thế được? Tôi chỉ có thể nghĩ ra một lý do duy nhất: ông ta mới chính là ba ruột của tôi.

Tôi chạy về nhà. Tôi phải hỏi mẹ. Đầu óc tôi quay cuồng. Thật vậy sao? Đúng vậy sao? Tôi vào nhà. Mẹ tôi đang ở trong bếp. Tôi cố gắng mở lời nhưng tôi không thể. Tôi cần thở.

Bà ấy cười và nói, "ồ, con về rồi đấy à."

Tôi hỏi người đàn ông trong thư viện là ai. Biểu cảm của bà ấy liền thay đổi. Bà ấy sững lại. Mỗi giây dài như một phút.-)

(C-Bà ấy giải thích rằng tôi có mối quan hệ với ông ta. Tôi không thở nổi. Thế giới của tôi tan nát. Tôi hỏi ba có biết không. Bà ấy nói có, và đó là lý do ba không bao giờ đến thư viện.

Tôi lạnh cóng, chẳng nghĩ được gì. Tôi lấy làm tiếc cho ba tôi. Ông ấy là một người đàn ông tốt. Sao mẹ tôi lại có thể làm như vậy?-)

(D-Tôi nói tôi muốn biết mọi thứ về ba ruột của mình.

Mẹ tôi bối rối. "Nhưng con biết tất cả về ba con mà. Ý con là sao?"

"Người đàn ông trong thư viện," tôi đáp.

Bà ấy cười lớn, "gì chứ? Đó đâu phải ba con, đó là chú của con! Ba con không thích chú của con. Đó là lý do ông ấy không đến thư viện. Sao con lại nghĩ ông ta là ba con chứ?"

"Tại con giống ông ta."

"Ừ, dĩ nhiên rồi, hai người là bà con mà."-)

(E-Tôi cười. Thế giới của tôi đã ổn trở lại.

"Mẹ này, chúng ta coi cái gì chán chán trên ti-vi đi. Con cần thư giãn."-)

A: Giới thiệu thế giới của nhân vật.

B: Điều bất thường xảy ra, càng lúc càng tệ.

C: Đỉnh điểm của sự căng thẳng.

D: Nhân vật quyết định chấp nhận và hỏi rõ thay vì âm thầm đau khổ và giận mẹ. Nhưng điều đó lại dẫn đến kết cục tốt đẹp.

E: Kết.

Mâu thuẫn: Mâu thuẫn bên trong của nhân vật với cảm giác của chính anh ta, và mâu thuẫn mềm giữa anh ta và mẹ mình.

===

Trong cuốn cẩm nang kỹ thuật viết nâng cao, chúng ta sẽ học thêm hai cấu trúc cốt truyện nữa là:

CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN THEO THUYẾT CAMPBELL:

Là phương pháp xây dựng "hành trình của người anh hùng" (the hero's Journey) được biên soạn dựa trên "cấu trúc thần thoại" (mythical structure) mà được khám phá bởi Giáo sư Joseph Campbell - nhà thần thoại học nổi tiếng người Mỹ.

Cấu trúc của thuyết Campbell đã được nêu khái quát ở bài năm của phần trước. Thuyết Campbell và cấu trúc quả núi là như nhau 100%, chỉ khác nhau ở cách định hình khi xây dựng câu chuyện. Xin đừng hiểu lầm thành hai loại cốt truyện. Chúng giống như là hai cách để làm ra một cái bánh gato, bạn chọn cách nào thì cuối cùng cũng là sử dụng bấy nhiêu nguyên liệu và cho ra cùng mộtthành phẩm. Vì vậy nếu bạn thạo cấu trúc quả núi và làm nó tốt là rất ổn rồi.

CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN "3-ACT"

Đã được nêu khái quát ở bài năm của phần trước.

Cấu trúc cốt truyện 3-act là một "cách làm bánh gato" khác, cùng nguyên liệu, và cho ra cùng thành phẩm. Cấu trúc này được sử dụng từ năm 335 TCN (đây là niên đại của tác phẩm cổ nhất được tìm thấy chứ không phải tác phẩm đầu tiên sử dụng thuyết 3-act) bởi người Hy Lạp Cổ đại.

Thuyết Campbell và cấu trúc 3-Act dính chặt với các thuyết về xây dựng nhân cách nhân vật chuyên sâu nên tôi quyết định tách nó khỏi quyển cẩm nang cơ sở để tránh gây bội thực kiến thức.

Đăng tải lần đầu: 18.11.2018
Cập nhật lần cuối: 09.11.2020

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro